VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Địa điểm: Hộ ông Hà Văn Dền, ấp Bầu Trăn, xã Nhuận Đức – Huyện Củ Chi – TP HCM
Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2/2009 – tháng 4/2009 Ngày gieo: 20/2/2009
Ngày bắt đầu thu hoạch : 25/3/2009 Ngày kết thúc thu hoạch: 17/4/2009
3.2 Điều kiện chung trong thời gian làm thí nghiệm 3.2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết
Theo websibe Tp. Hồ Chí Minh (http://www.hochiminhcity.gov.vn), Tp. Hồ Chí Minh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, mỗi năm có hai mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 trong năm và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 27,550 C, không có mùa đông. Đề tài đã được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2009, tức là tiến hành vào cuối mùa khô của năm.
Bảng 3.1: Thời tiết thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2 tới tháng 4 năm 2009
Tháng Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Lượng mưa (mm)
2 27,7 73 13,2
3 29,3 72 57,8
4 29,4 76 187,0
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Tp Hồ Chí Minh)
Theo số liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Tp. Hồ Chí Minh (bảng 3.1) vào tháng 2, 3, và tháng 4 năm 2009, ta thấy nhiệt độ và ẩm độ trung bình các tháng không có biến động lớn thuận lợi cho dưa leo sinh trưởng và phát triển.
Lượng mưa trung bình của các tháng tăng dần và cao nhất vào tháng 4 (187,4 mm), thời gian này là lúc đang thu hoạch rộ của ruộng dưa nên thời tiết ảnh hưởng rất nhiều. Lượng mưa lớn cung cấp đầy đủ nước tưới cho cây dưa nhưng bên cạnh đó cũng ảnh hưởng tới khả năng thụ phấn cũng như sâu bệnh sẽ phát triển mạnh hơn.
3.2.2 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm
Bảng 3.2: Một số tính chất đất của khu thí nghiệm
Số TT Chỉ tiêu Phương pháp thử Đất thí nghiệm 1
2 3 4 5 6 7
pH KCl OC (%) N (%) P2O5 ts(%) K2O (%) P2O5 dt mg/100g
CEC (meq/100g đất)
10 TCN 381-99 10TCN 378-99 10TCN 377-99 10 TCN 373-99 10TCN 371-99 10TCN 374-99 10 TCN 369-99
4,42 0,73 0,04 0,03 0,02 2,51 7,00 (Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bón và Môi trường phía Nam) 3.3 Vật liệu thí nghiệm
Cây trồng: Sử dụng giống dưa leo Hai mũi tên đỏ của công ty Đông Tây( F1) Bốn loại phân bón lá của công ty Bình Điền
1 - Agro Power (nhập khẩu từ Nhật) 2 - Đầu trâu - Chín Đỏ
3 - Đầu Trâu - Thần Nông 4 - Đầu trâu 10 – 8 - 6 3.4 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD – Randomized Complete Block Design) 1 yếu tố, 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức:
- Nghiệm thức 1: Nền + phun nước lã (đối chứng) - Nghiệm thức 2: Nền + phun Agro Power
- Nghiệm thức 3: Nền + phun Đầu Trâu - Chín Đỏ - Nghiệm thức 4: Nền + phun Đầu Trâu - Thần Nông - Nghiệm thức 5: Nền + phun Đầu Trâu - 10-8-6
Các nghiệm thức được phun định kỳ 7 ngày/1 lần, lượng dung dịch phân bón lá/ha là 320 lít nước, phun vào các ngày 17 NSG, 24 NSG, 31 NSG.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
LLL I LLL II LLL III
NT 4 NT 2 NT 3
NT 1 NT 5 NT 2
NT 2 NT 3 NT 5
NT 3 NT 4 NT 1
NT 5 NT 1 NT 4
Hướng mương nước
Quy mô thí nghiệm:
- Diện tích ô thí nghiệm: 20 m2 - Số ô thí nghiệm: 5 x 3 = 15 - Diện tích bảo vệ: 75 m2
- Diện tích thí nghiệm: 20 x 5 x 3 = 300 m2 - Tổng diện tích thí nghiệm:375 m2
3.5 Quy trình kĩ thuật 3.5.1 Chuẩn bị đất trồng
Đất được dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật, cày lật và phơi ải 10 ngày.
Lên luống cao 25 cm, mặt luống rộng 80 cm. Trong thời gian lên liếp đồng thời với việc bón lót, lên liếp xong phủ bạt PE, đục lỗ để gieo hạt.
Tại mỗi hốc bỏ 6-7 hạt Furadan để ngăn ngừa côn trùng gây hại cho hạt giống.
3.5.2 Mật độ trồng Trồng hàng đôi
Cây cách cây: 0,55 m Hàng cách hàng: 1,4 m
3.5.3 Bón phân và phương pháp bón
Lượng phân bón (tính trên 10.000 m2 cho đất trồng dưa leo) Phân bò: 10 tấn
Phân hóa học: Sử dụng công thức phân 160 kg N – 100 kg P2O5 – 120 kgK2O Phân bón lá: Phun 320 lít nước/ha
Lượng pha phân: 30 ml/8 lít nước(với công thức 3, 4, 5) 50 ml/8 lít nước(với công thức 2) Phương pháp bón
Bón lót: Bón toàn bộ lượng phân hữu cơ và 40 kg N - 100 kg P - 30 kg K2O Bón thúc: Chia làm 3 lần bón
Bón thúc lần 1: 50 kg N khi cây ra tay cuốn
Bón thúc lần 2: 40 kg N - 50 kg K2O khi cây hình thành trái Bón thúc lần 3: 30 kg N - 40 kg K2O khi thu trái đợt 1
Phân được bón bằng cách chọc lỗ bón phân và lấp đất lại. Mỗi lần bón thúc đều phải làm cỏ bồi gốc cho dưa leo.
Phân bón lá được phun vào các ngày 17 NSG, 24 NSG, 31 NSG.
Các đợt bón được tiến hành vào buổi chiều 3.5.4 Chuẩn bị hạt giống
Lượng hạt giống: 1 kg/ha
Xử lý hạt: Sau khi mở gói, ngâm vào nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong vòng 1 giờ, sau đó vớt ra đem ủ vào khăn ấm, sau 24 h vẩy thêm nước rồi ủ lại cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
Đồng thời với việc gieo hạt vào hốc thì gieo hạt trong vườn ươm để dùng trồng dặm sau này
3.5.5 Chăm sóc, làm giàn
Tưới nước: Phương pháp tưới chủ yếu là tưới rãnh. Ngày tưới 1 - 2 lần tuỳ theo tình hình.
Làm giàn: giàn được làm khi dưa có tua cuốn đầu tiên (khoảng 5 - 6 lá thật)
3.6. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu theo dõi 3.6.1. Phương pháp lấy mẫu
- Chọn 5 cây/ô thí nghiệm theo đường chéo góc, cột dây để đánh dấu các cây quan sát.
- 7 ngày lấy số liệu 1 lần 3.6.2 Các chỉ têu theo dõi 3.6.2.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng
- Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây: được đo từ vết sẹo của 2 lá mầm tới đỉnh sinh trưởng.
- Số lá và tốc độ ra lá trên thân chính: quy ước lá chỉ tính khi đã thấy rõ cuống lá và phiến lá.
- Khả năng phân cành cấp 1:cành cấp 1 là những cành xuất phát từ nách lá trên thân chính.
3.6.2.2. Chỉ tiêu phát dục Thời gian phát dục
Ngày đầu ra hoa (50% số cây ra hoa) Ngày ra quả (50% số cây ra trái) Ngày bắt đầu và kết thúc thu hoạch
Tỉ lệ đậu trái/cây (%)= 100 * (số trái trung bình/cây)/ (số hoa cái trung bình/cây) Tình hình sâu bệnh: Ghi nhận tình hình sâu bệnh hại và tính tỉ lệ sâu hại
Tỉ lệ cây bị sâu hại (%) = (Số cây bị sâu hại/ Tổng số cây điều tra) * 100 Tỉ lệ cây bị bệnh (%) = (Số cây bị bệnh hại/ Tổng số cây điều tra) * 100 3.6.2.3. Yếu tố cấu thành năng suất
Số quả trung bình/ cây: số quả trung bình của các cây theo dõi của mỗi nghiệm.
Trọng lượng trái/cây: là trọng lượng trái của các cây theo dõi qua các đợt thu hoạch.
Trọng lượng trung bình 1 trái = (trọng lượng trái/cây) * (số trái/cây)
Năng suất ô thí nghiệm = tổng khối lượng trái thu được trên mỗi ô thí nghiệm qua các lần thu.
Năng suất thực tế = (năng suất ô thí nghiệm/diện tích ô thí nghiệm) * 10.000
Năng suất lí thuyết = (trọng lượng trái/cây) * (số trái/cây) * (số cây/ha) 3.6.2.4. Phẩm chất trái
Mỗi ô lấy 2 trái để đo
* Kích thước trái * Đường kính ruột * Bề dày thịt trái
* Thời gian bảo quản: lấy 5 trái/nghiệm thức bảo quản ở nhiệt độ phòng đến khi có 50% số trái bị chuyển màu, vỏ nhăn nheo thì tiến hành ghi nhận số ngày bảo quản.
3.6.2.5 Hiệu quả kinh tế
Tính mức đầu tư chung cho các nghiệm thức (phân bón) Lợi nhuận = tổng thu – tổng chi
3.7. Phương pháp xử lí số liệu:
Dùng phần mềm Exel và MSTATC