Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của dưa leo.31

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC 4 LOẠI PHÂN BÓN LÁ: AGRO POWER; ĐẦU TRÂU – CHÍN ĐỎ; ĐẦU TRÂU – THẦN NÔNG; ĐẦU TRÂU 10 – 8 – 6 TRÊN CÂY DƯA LEO (Cucumis savitus L.) TRỒNG Ở VÙNG ĐẤT XÁM CỦ CHI – TP HỒ CHÍ MINH (Trang 42 - 45)

Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của dưa leo.31

đất đai, khí hậu, thời tiết,v.v…thì liều lượng phân bón cũng như kỹ thuật bón phân ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn sinh trưởng của cây, tác động đến hoạt động trao đổi chất của cây, làm cho cây lớn lên thực hiện các chức năng như nâng đỡ, dẫn truyền và vận chuyển dinh dưỡng trong cây, nó là tiền đề cho sự phát dục về sau.

4.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao của cây (cm)

Sự tăng trưởng chiều cao cây là quá trình hoạt động phân chia của mô phân sinh tạo ra tế bào mới làm tế bào lớn lên và kéo dài ra giúp cây tăng trưởng về kích thước và trọng lượng. Do vậy yếu tố phân bón là yếu tố tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao cây.

Chiều cao dưa leo của 05 nghiệm thức thí nghiệm được ghi nhận ở bảng 4.1

Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức (cm) NSG

NT

10 17 24 31 38 45 52

- Đối chứng (phun nước lã)

9,43 13,71 59,27 127,71 150,81 169,81 173,21 B

- Agro Power 9,79 14,06 80,87 163,97 189,63 208,00 214,70 A

- Đầu Trâu - Chín Đỏ

9,77 13,83 80,17 162,73 188,10 207,60 212,10 A

- Đầu Trâu - Thần Nông

9,90 14,20 82,90 169,80 193,30 212,30 219,50 A

- Đầu Trâu 10-8-6

9,86 14,16 81,73 168,60 191,93 211,80 216,90 A

CV (%) 7,79

LSD (0,05) 30,5

* Ghi chú: Trong cùng một cột, những giá trị trung bình nào có ít nhất một kí tự giống nhau thì sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê theo trắc nghiệm LSD ở mức độ 0,05.

Nhìn vào số liệu bảng 4.1 nhận thấy

Thân dưa leo luôn dài ra trong suốt quá trình sinh trưởng. Trước khi sử dụng phân bón lá (17 NSG) chiều cao thân chính của dưa leo ở các nghiệm thức tương đương nhau biến động từ 13,71 - 14,20 cm. Sau khi sử dụng phân bón lá thì thân chính của dưa leo ở các nghiệm thức có sự khác biệt về chiều cao trong suốt quá trình sinh trưởng.

Qua xử lý thống kê và trắc nghiệm phân hạng ở 52 NSG kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê về chiều cao giữa các nghiệm thức. NT1 (đ/c) (B) có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với các nghiệm thức còn lại (A). Nghiệm thức đạt chiều cao lớn nhất là nghiệm thức sử dụng phân bón lá Đầu Trâu – Thần Nông (219 cm), và NT1 (phun nước lã) đạt chiều cao nhỏ nhất (173,21cm).

Các nghiệm thức có sử dụng các loại phân bón lá thí nghiệm đều cho kết quả chiều cao cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Trong các loại phân bón lá thí nghiệm có chứa các yếu tố dinh dưỡng đa trung vi lượng ở các hàm lượng khác nhau, do đó sự ảnh hưởng

của các loại phân bón này lên sự sinh trưởng của dưa leo, cụ thể là chiều cao cây cũng khác nhau. Trong đó công thức NT4 (Đầu Trâu - Thần Nông) có hàm lượng NPK ở mức khá, cân đối, ngoài ra còn có bổ sung thêm các yếu tố dinh dưỡng trung lượng là Ca, Mg và một số các nguyên tố vi lượng, do đó bổ sung được nhu cầu dinh dưỡng cho cây dưa leo trong thời kỳ phát triển chiều cao.

Như vậy, nguồn dinh dưỡng cung cấp thêm cho cây dưa leo trực tiếp qua lá có ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây, cụ thể là sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức có sử dụng phân bón lá, trong đó nghiệm thức đối chứng chỉ sử dụng phân khoáng làm nền và phun nước lã thì khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây rất hạn chế, vì một phần trên đất xám khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất kém, lượng phân bón gốc không cung cấp đủ cho cây trồng, đặc biệt là ở các giai đoạn cần nhu cầu dinh dưỡng cao. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các nghiệm thức sử dụng phân bón lá làm cho cây trồng cao hơn nghiệm thức không sử dụng phân bón lá, trong đó đạt cao nhất là NT 4, sử dụng phân bón lá Đầu Trâu – Thần Nông.

4.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/7 ngày) NSG

NT

10-17 17-24 24-31 31-38 38-45 45-52

- Đối chứng (phun nước lã)

4,28 45,56 68,44 23,10 19,00 3,40

- Agro Power 4,27 66,81 83,10 25,66 18,37 6,70

- Đầu Trâu - Chín Đỏ

4,06 66,34 82,56 25,37 19,50 4,50

- Đầu Trâu - Thần Nông

4,30 68,70 86,90 23,30 19,00 7,20

- Đầu Trâu - 10-8-6

4,30 67,57 86,87 23,33 19,87 5,10

Qua số liệu bảng 4.2 nhận thấy

Giai đoạn 10 – 17 NSG khi chưa phun thuốc thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Sau 17 NSG tốc độ tăng chiều cao cây ở các nghiệm thức có sử dụng phân bón lá đều tăng mạnh hơn so với đối chứng. Giai đoạn này dưa leo bắt đầu tăng trưởng mạnh về chiều cao cây, các nghiệm thức có phân bón lá cây được cung cấp dinh dưỡng kịp thời giúp cây phát huy hết tiềm năng của giống về chiều cao cây.và đạt đỉnh cao nhất vào giai đoạn 24 – 31 NSG (66,34 – 68,70 cm/7 ngày). Nghiệm thức NT4 (86,90 cm/7 ngày) đạt tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất.

Từ giai đoạn 31 – 38 NSG cây chuyển sang giai đoạn ra hoa, ra trái nên tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm dần ở các nghiệm thức.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC 4 LOẠI PHÂN BÓN LÁ: AGRO POWER; ĐẦU TRÂU – CHÍN ĐỎ; ĐẦU TRÂU – THẦN NÔNG; ĐẦU TRÂU 10 – 8 – 6 TRÊN CÂY DƯA LEO (Cucumis savitus L.) TRỒNG Ở VÙNG ĐẤT XÁM CỦ CHI – TP HỒ CHÍ MINH (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)