HCM KHOA THỦY SẢN ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIỐNG LOÀI CÁ BẢN ĐỊA LÀM CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: THỦY SẢN... TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA THỦY SẢN
-o0o -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIỐNG LOÀI CÁ
BẢN ĐỊA LÀM CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: THỦY SẢN
Trang 2TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIỐNG LOÀI CÁ BẢN ĐỊA LÀM
CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 3CẢM TẠ
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm và Quí Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt khóa học
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Vũ Cẩm Lương, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, cùng những lời khuyên quí báu trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
Anh Cường, chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM Anh Thiện, công ty cổ phần Sài Gòn cá kiểng, Củ Chi – TP.HCM
Chị Uyên, trại cá Ưu Mỹ, Hóc Môn – TP.HCM
Chú Châu, trại cá Châu Tống, Quận 12 – TP.HCM
Chú Ba Sanh, trại cá Ba Sanh, Quận Bình Thạnh – TP.HCM
Anh Tươi, trại cá Xanh Tươi, Quận 8 – TP HCM
Đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên Nuôi Trồng Thủy Sản 31 đã động viên giúp đỡ chúng tôi trong những năm học vừa qua và trong thời gian thực hiện đề tài
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức chuyên môn nên quyển luận văn này không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí Thầy Cô và các bạn
Trang 4Nguồn cá tự nhiên bản địa cung cấp cho làm cảnh chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tiền Giang, An Giang, Huế, Quảng Bình, Thanh Hóa
Trang 52.1 Khái niệm về cá bản địa làm cảnh 3
2.2 Tình hình kinh doanh cá cảnh 3
2.2.1 Trên thế giới 3
2.2.3 Tình hình kinh doanh cá bản địa làm cảnh ở Tp HCM 5
2.3 Những loài cá bản địa làm cảnh phổ biến trên thị trường Tp HCM 8
2.3.1 Cá chim dơi bạc 8
2.3.3 Cá hắc bạc 9
Trang 62.3.11 Cá tỳ bà 13
2.3.12 Cá tỳ bà bướm đốm 13
2.4 Hình một số loài cá bản địa làm cảnh tiêu biểu trên thị trường 14
2.5 Một số giống loài cá bản địa làm cảnh mới 15
2.3.10 Cá sặc vện 24 2.3.11 Cá thằn lằn 25 2.3.12 Cá trắng 26
3.1 Thời gian và địa điểm 27
3.1.2 Địa điểm 27 3.2 Đối tượng nghiên cứu 27
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 28
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 28
Trang 74.2 Hoạt động thuần dưỡng và phát triển cá bản địa làm cảnh
ở một số trại cá cảnh tiêu biểu ở Tp HCM 32
4.2.1 Khảo sát ở công ty cổ phần Sài Gòn cá kiểng 32
4.2.2 Khảo sát ở trại cá Ưu Mỹ 38
4.2.3 Khảo sát ở cơ sở cá cảnh Châu Tống 40
4.2.5 Khảo sát ở cơ sở cá cảnh Xanh Tươi 44
4.3 Một số loài cá cá bản địa làm cảnh mới phát triển 46
4.3.10 Cá sặc vện 55 4.3.11 Cá thắn lằn 56 4.3.12 Cá trắng 57
5.1 Kết Luận 58 5.2 Đề Nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu Tên đầy đủ
QLCL Quản lý chất lượng BVNL Bảo vệ nguồn lợi
PTNT Phát triển Nông Thôn
KHKT Khoa học kỹ thuật
VND Việt Nam Đồng
USD United States Dollar (đồng đô la Mỹ)
PVC Poly Vinyl Clorua
Trang 9Hình 4.1 Trụ sở chính của công ty cổ phần Sài Gòn cá kiểng 32
Hình 4.2 Đóng gói xuất khẩu cá cảnh tự nhiên bản địa ở công ty cổ phần
Hình 4.3 Hệ thống bể kiếng thuần dưỡng cá ở trại cá Ưu Mỹ 38
Hình 4.4 Hồ kiếng trưng bày cá cảnh ở trại cá Châu Tống 40
Hình 4.5 Bể bạt lưu trữ cá cảnh tại trại cá Ba Sanh 42
Hình 4.6 Bể bạt nuôi dưỡng cá cảnh ở trại cá Xanh Tươi 44
Trang 10Hình 4.16 Cá sặc vện 55
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số liệu xuất khẩu cá cảnh bản địa qua cửa khẩu sân bay TSN 5
Bảng 2.2 Danh sách xuất khẩu một số loài cá bản địa làm cảnh chủ lực 7
Bảng 4.1 Các loài cá bản địa xuất hiện ở một số cửa hàng ở Tp HCM 31
Bảng 4.2 Các loài cá cảnh bản địa ở công ty cổ phần Sài Gòn cá kiểng 34
Bảng 4.3 Đối tượng cá bản địa làm cảnh phổ biến ở công ty cổ phần
Sài Gòn cá kiểng 36 Bảng 4.4 Các loài bản địa làm cảnh mới ở công ty cổ phần Sài Gòn cá kiểng 37
Bảng 4.5 Danh sách cá bản địa làm cảnh ở trại cá Ưu Mỹ 39
Bảng 4.6 Danh sách cá bản địa làm cảnh xuất hiện ở trại cá Châu Tống 41
Bảng 4.7 Một số loài cá cảnh bản địa ở trại cá Ba Sanh 43
Bảng 4.8 Danh sách cá bản địa làm cảnh ở trại cá Xanh Tươi 45
Trang 12Ở Việt Nam, thú nuôi chơi cá cảnh đã trở nên phổ biến trong khoảng một trăm năm trở lại đây Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh được coi là trung tâm cá cảnh của Việt Nam Tuy nhiên, chỉ những năm gần đây mới thực sự phát triển mạnh với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các cửa hàng kinh doanh và người nuôi chơi cá cảnh Kim ngạch xuất khẩu đạt 3 – 5 triệu USD/ năm trong giai đoạn 2002 – 2008 Trong đó
cá nước ngọt chiếm khoảng 90% giá trị kim ngạch, và cá tự nhiên chiếm khoảng 15% trong tổng cá nước ngọt
Nguồn cá cảnh tự nhiên bản địa hiện đang thu hút các nhà kinh doanh cá cảnh trong và ngoài nước Tuy nhiên, việc kinh doanh cá tự nhiên bản địa cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn do:
- Môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm, nguồn lợi tự nhiên suy giảm, cùng với đó là việc khai thác bừa bãi làm tỷ lệ sát thương cao
- Cá tự nhiên không được thuần dưỡng tốt, chưa thích nghi tốt với môi trường
Trang 13Một số tài liệu cá cảnh có đề cập đến cá tự nhiên bản địa như: Võ Văn Chi (1993), Lê Thị Thanh Muốn và Nguyễn Khoa Diệu Thu (1997), Nguyễn Thành Tiến (2006) và Vũ Cẩm Lương (2008) Tuy nhiên, các giống loài cá cảnh tự nhiên bản địa luôn được phát triển và có nhiều biến động trong nuôi cảnh, do đặc thù về sở thích, thị hiếu thị trường và sự phong phú các giống loài cá tự nhiên ở các thủy vực Việt Nam Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tình hình phát triển một số giống loài cá bản địa làm cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
- Khảo sát thành phần giống loài cá bản địa làm cảnh ở cửa hàng và trại cá cảnh tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Tìm hiểu một số giống loài cá cảnh tự nhiên bản địa mới
- Tìm hiểu hoạt động khai thác, thuần dưỡng cá bản địa làm cảnh
Trang 14Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái Niệm Cá Bản Địa Làm Cảnh
Cá bản địa làm cảnh là những loài cá phân bố trong tự nhiên trên các lưu vực sông, suối, kênh rạch, ao, hồ nội địa của Việt Nam, được khai thác và thuần dưỡng để thích nghi với môi trường nhân tạo nuôi cảnh
Hiện nay, khi thú chơi hồ thủy sinh ngày càng trở nên phổ biến thì cá cảnh tự nhiên cũng ngày càng được ưa chuộng, do hầu hết những loài cá bản địa thuần dưỡng làm cảnh đều có kích thước nhỏ, màu sắc tự nhiên, phù hợp khi nuôi trong hồ thủy sinh Đặc biệt đối với một số loài có đặc tính ẩn nấp trong đám cây thủy sinh hay những khe đá, hốc cây sẽ góp phần làm tăng vẻ đẹp tự nhiên của hồ thủy sinh
2.2 Tình Hình Kinh Doanh Cá Cảnh
2.2.1 Trên thế giới
Thị trường cá cảnh thế giới có thể chia thành 4 mảng: các loài cá nước ngọt nhiệt đới (chiếm tới 80 – 90% giá trị), các loài cá nước mặn và nước lợ nhiệt đới, các loài cá nước ngọt ôn đới, chủ yếu là cá bảy màu (cá khổng tước) và cá chép Nhật Bản (Koi) và các loài cá nước mặn và nước lợ ôn đới Tổng cộng có khoảng 1.600 loài được bán buôn quốc tế, trong đó 750 loài cá nước ngọt Khoảng 90% số loài có nguồn gốc nuôi, còn lại là đánh bắt từ tự nhiên Với các tiến bộ trong việc sinh sản nhân tạo,
Trang 15Các loại cá cảnh nước ngọt buôn bán chính trên thị trường là cá bảy màu, cá neon, hoàng đế, cá mún, cá kiếm, cá thần tiên, cá vàng, cá ngựa vằn và cá dĩa, … Các loại cá cảnh nước mặn quan trọng là cá rô biển, cá cờ, cá lon mây, cá mó, cá nàng đào,
cá thia, cá bướm mỏm, cá chim, cá mặt quỷ, cá ong, cá nóc gai và cá ngựa (Trung Tâm Khuyến Nông Tp HCM, 2005)
Kim ngạch xuất khẩu cá cảnh thế giới tăng từ 44,5 triệu USD năm 1982 lên cao nhất 204,8 triệu USD năm 1996, năm 1998 giảm còn 159,2 triệu USD do khủng hoảng kinh tế thế giới, sau đó lại tăng lên 189,5 triệu USD vào năm 2002 Trong đó các nước Châu Á chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, Singapore chiếm 22%, Malaysia (9%), Indonesia (7%), Philippin (3%), Xrilanca (3%), … Các nước xuất khẩu lớn khác
là Cộng hòa Séc (7%), Trung Quốc (chủ yếu là Hồng Kông: 5%), Mỹ (4%), Nhật Bản (4%), … Các nước nhập khẩu chính là Mỹ (16,9%), Nhật Bản (10,9%), Đức (10,4%), Anh (10,1%), Pháp (8,8%), Singapore (4,8%), Italia (4,4%) Bỉ (4,3%) Hà Lan (4,3%), Trung Quốc (4,1%) và Canada (2,8%) (Trung Tâm Khuyến Nông Tp HCM, 2005)
2.2.2 Ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi được coi là trung tâm cá cảnh của thế giới Mặc dù chỉ chiếm khoảng 1/9 số lượng loài cá cảnh xuất xứ bản địa trong tổng số hơn 7000 loài trên thế giới nhưng khu vực này lại có kim ngạch xuất khẩu cá cảnh chiếm hơn 50% của thế giới
Việt Nam có rất nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển ngành cá cảnh như khí hậu, nhiệt độ ôn hòa cùng với đó là môi trường nước phong phú và đa dạng như mặn,
lợ, ngọt phù hợp với nhiều loại cá cảnh Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
Trang 16rất đa dạng với hơn 20 quốc gia, trong đó thị trường chính bao gồm EU, Mỹ, Nhật,
Singapore
2.2.3 Tình hình kinh doanh cá cảnh ở thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố hiện có trên 300 cơ sở sản xuất cá cảnh, tổng diện tích mặt nước sản
xuất 75,11 ha và trên 90.000 m3 thể tích bể thủy tinh, xi măng nuôi cá cảnh, sản xuất
trên 60 triệu con cá cảnh với tổng giá trị trên 220 tỷ đồng/năm (Sở NN và PTNT
thành phố Hồ Chí Minh, 2008)
Theo thống kê kim ngạch xuất khẩu cá cảnh của thành phố Hồ Chí Minh đạt từ
3 – 5 triệu USD/năm trong giai đoạn từ năm 2002 – 2008 với lượng cá xuất khẩu từ
2,4 – 4,2 triệu con/năm bao gồm cả cá cảnh nước ngọt và cá cảnh nước mặn Trong đó
cá nước ngọt chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu, các đối tượng cá cảnh nước
ngọt xuất khẩu chính như cá bảy màu, hắc kim, trân châu, hồng kim, neon, cá dĩa, cá
vàng, ông tiên, chép nhật Trong đó một số loài cá cảnh bản địa như: cá chạch, cá nóc,
cá sặc, thủy tinh, cá sơn, thái hổ, cá nâu, … Chiếm khoảng 30% sản lượng và khoảng
12% giá trị kim ngạch xuất khẩu (Chi cục QLCL và BVNL thủy sản TPHCM, 2006)
Bảng 2.1 Số liệu xuất khẩu cá bản địa làm cảnh qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất
Tên loài cá cảnh xuất khẩu Số lượng (con) STT
Bống chấm
14863 1664 5975 9749
3 Acanthorhodeus daycus Bướm bầu 45103 64420 81581 46994
Trang 1714 Cynoglossus lingua Lưỡi trâu 1528 2995 1547 280
15 Batrachus grunniens Mang ếch 2411 2027 2868 1510
16 Brachygobius sua Mắt tre 57041 32240 26090 10.300
22 Periophthalmus schlosseri Thòi lòi 8952 8329 6604 4.121
23 Clarias batrachus Cá trê 283 120
24 Toxotes jaculata Cao xạ pháo 10570 10695 8772 11.509
25 Kryptopterus sp Trèn đá, thủy tinh 120208 162657 108322 60.054
26 Mastacembelus circumceintus Cá khoang Tây Ninh 944 1673 25465 29.700
27 Sewellia sp Tỳ bà 153837 144688 271204 192.846
28 Hasemania nana Lận cấn 6741 18300 7350 6.490
29 Lepicephalichthys birmanicus Cá nhét 2.105
Trang 18Bảng 2.2 Danh sách xuất khẩu một số loài cá bản địa làm cảnh chủ lực
Tên loài cá cảnh xuất khẩu chủ lực Số lượng (con)
STT Tên khoa học Tên tiếng việt 2006 2007 2008 7/2009
Trang 192.3 Những Loài Cá Bản Địa Làm Cảnh Phổ Biến trên Thị Trường TP.HCM 2.3.1 Cá chim dơi bạc
Bộ: Perciformes (Bộ cá vược)
Họ: Monodactylidae (Họ cá chim dơi bạc)
Tên khoa học: Monodactylus argenteus (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Anh: Silver moonfish; Silver mono; Diamond moonfish; Fingerfish Chim dơi bạc là loài cá tự nhiên bản địa phân bố ở vùng hạ lưu và cửa sông ở vịnh Bắc bộ, miền Trung và Nam bộ Cá có thân cao dạng đĩa, màu trắng bạc, có hai sọc đen qua mắt và qua nắp mang Mức độ phổ biến ít, mức độ ưa chuộng trung bình
2.3.2 Cá chuột thái
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
Tên khoa học: Epalzeorhynchos frenatum (Fowler, 1934)
Tên tiếng Anh: Green fringelip labeo; Redfin shark
Chuột thái là loài cá tự nhiên bản địa phân bố với số lượng ít trong các sông suối vùng Sa Bình, Easup, Lak, Dak Rlap ở Tây Nguyên (Nguyễn Văn Hảo, 2001) Nhưng hiện nay, nguồn cá trên thị trường chủ yếu nhập từ Thái Lan Cá có thân màu xám nâu đến đen, các vây màu cam đến đỏ, cuống đuôi có một chấm đen lớn, mức độ phổ biến trung bình, mức độ ưa chuộng trung bình
Trang 202.3.3 Cá hắc bạc
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
Tên khoa học: Crossocheilus siamensis (Smith, 1931)
Tên tiếng Anh: Siamese flying fox; Siamese algae – eating shark
Cá hắc bạc phân bố ở Việt Nam trên các lưu vực sông Mêkông Cá được khai thác trong tự nhiên và thuần dưỡng làm cảnh từ những thập niên 60 Cá có thân tròn, thon dài, mõm đầu nhọn, dọc thân có một sọc đen nổi bật chạy từ đầu miệng đến hết tia vây đuôi, mặt lưng xám đen, mặt bụng trắng bạc Mức độ phổ biến trung bình, mức
độ ưa chuộng trung bình
2.3.4 Cá heo xanh
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Cobitidae (họ cá chạch)
Tên khoa học: Yasuhikotakia modesta (Bleeker, 1864)
Tên tiếng Anh: Redtail botia; Orange – fin loach; Red – finned loach
Cá heo xanh phân bố ở Thái Lan, Camphuchia và Việt Nam, cá phân bố trên các lưu vực sông Mêkong, Chao phraya và Mae Khlong Ở Việt Nam, nguồn cá khai thác chủ yếu cho xuất khẩu, mùa vụ khai thác cá trong tự nhiên chủ yếu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau Cá có thân màu xanh xám, các vây màu đỏ cam Mức độ phổ biến trung bình, mức ưa thích trung bình
Trang 212.3.5 Cá hỏa tiễn
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
Tên khoa học: Balantiocheilos melanopterus (Bleeker, 1851)
Tên tiếng Anh: Bala shark; Tricolor sharkminnow
Cá phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, trên các lưu vực sông Mêkong và Chao Phraya Ngoài ra, cá còn phân bố ở Indonesia, Malaysia Nguồn cá
tự nhiên hiện rất hiếm, hiện chủ yếu được nhập từ Thái Lan Cá có thân hình thon dài hình mũi tên, cá có màu trắng bạc, vây ngực màu trắng, các vây còn lại màu trắng pha vàng điểm viền đen nổi bật Mức độ phổ biến nhiều, mức độ ưa chuộng trung bình
2.3.6 Cá kim sơn
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
Tên khoa học: Barbonymus schwanenfeldii (Bleeker, 1853)
Tên tiếng Anh: Goldfoil barb
Cá kim sơn phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á Ở Việt Nam, cá phân bố ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cá được khai thác trong tự nhiên phục vụ nuôi cảnh trong nước và xuất khẩu Cá có thân hình thoi, màu thân trắng bạc với các vây màu đỏ hay cam, riêng rìa ngoài hai thùy vây đuôi có viền đen Mức độ phổ biến trung bình, mức độ ưa chuộng ít Hiện nay, ngoài nguồn khai thác tự nhiên, cá đã được cho sinh sản nhân tạo thành công
Trang 222.3.7 Cá mang rổ
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Toxotidae (họ cá mang rổ)
Tên khoa học: Toxotes chatareus (Hamilton, 1822)
Tên tiếng Anh: Largescale archerfish; Seven – spot archerfish; Giant archerfish
Cá mang rổ là loài cá có vùng phân bố rất rộng bao gồm: Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Lào, Campuchia, Tân Guinea, Úc châu và Việt Nam Ở thành phố Hồ Chí Minh, nguồn cá khai thác tự nhiên được thuần dưỡng phục vụ nuôi cảnh và xuất khẩu chủ yếu từ Cần Giờ Cá có thân màu trắng bạc, nửa trên thân có 6 – 8 đốm hay vệt màu đen có hình dạng khác nhau ở mỗi cá thể Mức độ phổ biến trong nước trung bình, mức độ ưa chuộng ít
2.3.8 Cá nâu
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Scatophagidae (họ cá nâu)
Tên khoa học: Scatophagus argus (Linnaeus, 1776)
Tên tiếng Anh: Butter fish; Spotted butterfish; Leopard scat
Cá nâu phân bố phân bố ở Ấn Độ - Thái Bình Dương và Đông Nam Á Ở Việt Nam, cá phân bố vùng cửa sông ven biển từ Bắc vào Nam Cá nâu là loài cá tự nhiên bản địa được khai thác và thuần dưỡng thích nghi với nuôi cảnh nước ngọt Cá có thân hình dạng đĩa, thân có màu xám nâu đến vàng nâu với các chấm đen hoặc nâu sẫm phân bố ngẫu nhiên trên thân, kích thước các chấm rất đa dạng về kích cỡ Cá phổ biến trên thị trường, mức độ ưa chuộng trung bình
Trang 232.3.9 Nóc Beo
Bộ: Tetraodontiformes (bộ cá nóc)
Họ: Tetraodontidae (họ cá nóc)
Tên khoa học: Tetraodon fluviatilis (Hamilton, 1822)
Tên tiếng Anh: Common puffer; Tidal pufferfish
Cá nóc beo phân bố ở Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Camphuchia Ở Việt Nam, cá nóc beo phân bố ở các con sông lớn và cửa sông ven biển miền Nam Nguồn cá chủ yếu được khai thác từ tự nhiên và thuần dưỡng thích nghi với môi trường nước ngọt, phục vụ nhu cầu nuôi cảnh trong nước và xuất khẩu Cá có hình bầu dục với tiết diện tròn, lỗ mang lõm hình bán nguyện Nửa thân trên có nhiều đốm đen phủ trên nền vàng đến xanh xám tựa da beo, mặt bụng màu trắng sữa Đây là một trong những loài cá xuất khẩu chủ lực trong nhóm cá nóc Mức
độ phổ biến nhiều, mức độ ưa chuộng trung bình
10 Cá sơn xiêm
Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
Họ: Ambassidae (họ cá sơn)
Tên khoa học: Parambassis siamensis (Fowler, 1937)
Tên tiếng Anh: Glass fish
Cá sơn xiêm phân bố ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Lào Campuchia, Việt Nam Hiện nay, trên thị trường TP.HCM, nguồn cá cung cấp cho làm cảnh chủ yếu được khai thác tự nhiên ở các hồ chứa như: hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng và các sông ngòi
Trang 242.3.11 Cá tỳ bà
Bộ: Siluriformes (Bộ cá da trơn)
Họ: Loricariidae (Họ cá tỳ bà)
Tên khoa học: Hypostomus plecostomus (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Anh: Suckermouth catfish, Spotted pleco, Plecostomus
Cá phân bố ở Nam Mỹ, được nhập nội từ thập niên 80 Hiện nay, cá tỳ bà đang phát tán và sinh sản mạnh ở nhiều hồ chứa, sông, rạch và ao đầm nội địa gây ảnh hưởng đến cấu trúc quần đàn các loại bản địa Cá có thân hình cao được phủ bởi các phiến xương, nền thân có màu xám đen hoặc màu vàng với nhiều đốm và vệt rải đều trên thân và các vây, miệng tròn có tác dụng như giác bám hút, mặt bụng bằng phẳng Mức độ phổ biến nhiều, mức độ ưa chuộng trung bình
2.3.12 Tỳ bà bướm đốm
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Balitoridae (họ cá chạch vây bằng)
Tên khoa học: Sewellia speciosa (Roberts, 1998)
Tên tiếng Anh: Spotted butterfly loach; Hillstream loach
Cá tỳ bà bướm đốm phân bố trên những nhánh sông ở Huế và nhánh sông Mêkong ở Lào (sông Sêkong) Cá được khai thác trong tự nhiên và xuất khẩu từ năm
2006 Cá có các vây chẵn xòe ngang tưa như cánh bướm, mặt bụng trắng hồng và bằng phẳng tạo thành bàn hút, miệng dưới nhỏ hình vòng cung Thân và các tia vây có nhiều đốm vàng trên nền nâu sẫm Mức độ phổ biến ít, mức độ ưa chuộng trung bình
Trang 252.4 Hình Ảnh Một Số Loài Cá Bản Địa Làm Cảnh Phổ Biến Trên Thị Trường
Hình 2.1 Cá chim dơi bạc Hình 2.2 Cá chuột thái Hình 2.3 Cá hắc bạc
Hình 2.4 Cá heo xanh Hình 2.5 Cá hỏa tiễn Hình 2.6 Cá kim sơn
Hình 2.7 Cá mang rổ Hình 2.8 Cá nâu Hình 2.9 Cá nóc beo
Trang 262.5 Một số giống loài cá bản địa mới làm cảnh
Loài: Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1851)
Tên tiếng Anh: Smooth-scaled Gudgeon
b Mô tả hình thái
Cá bống dừa có đầu dẹp bên, mõm tù hướng lên Miệng rộng, không có râu Mắt tròn, nhỏ Cuống đuôi thon dài Vẩy rất nhỏ phủ khắp cơ thể, nhiều vẩy nhỏ phủ lên gốc vi ngực và quá một nữa gốc vi đuôi Cá có màu nâu đỏ đến nâu tối, có khi đen bóng, bụng cá nhiều đốm đen nhỏ li ti hoặc trắng Kích thước cá làm cảnh 5 – 10 cm, kích thước tối đa 28 cm
c Phân bố
Cá bống dừa là loài cá đặc trưng của vùng nhiệt đới, tập trung ở vùng Đông Nam
Á như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam Ở nước ta, cá sinh sống nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Bến Tre, Tiền Giang
d Đặc điểm sinh học
Môi trường sống thích hợp cho cá bống dừa là nước ngọt và nước lợ Trong tự
Trang 27Cá bống dừa ăn động vật chủ yếu là côn trùng, giáp xác, phiêu sinh vật, cá con, tép,… Cá sinh sản quanh năm, đẻ trứng dính, bãi đẻ của cá nằm ở ven bờ, nơi có cây
cỏ thủy sinh và gốc thân cây chìm trong nước…
Loài: Terapon jarbua (Forsskal,1775)
Tên đồng danh: Sciaena jarbua, Holocentrus jarbua, Holocentrus servus
Tên tiếng Anh: Cresent grunter, Threestripe tigerfish, Thornfish
b Mô tả hình thái
Cá căng sọc cong có màu trắng bạc, trên thân có 3 đường sọc cong màu đen Sọc dài nhất chạy dọc thân kéo dài từ đầu xuống tận cuối vây đuôi, vây đuôi cũng có những sọc đen Thân phù vảy lược nhỏ mịn Vây lưng chia làm hai nhưng dính liền, nắp mang có răng cưa, vây ngực và vây hậu môn có màu vàng cam Kích thước làm cảnh 5 – 10 cm, kích thước tối đa 36 cm
c Phân bố
Cá căng sọc cong có vùng phân bố rộng bao gồm: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, biển Đỏ, phía đông Châu Phi, từ Bắc đến Nam Nhật Bản, Australia, đảo Lord
Trang 28có khả năng chịu đựng nhiệt độ thấp tốt, nhiệt độ thích hợp 26 – 29oC, pH 7,8 – 8,2, độ cứng (dH) 8 – 12 Cá Căng sọc cong là loài ăn tạp thiên về động vật, thức ăn chính bao gồm cá con, giáp xác (tôm, tép), côn trùng và một số loài tảo Cá sinh sản trong nước
lợ, hơi mặn, sau đó thời ấu niên có thể đi sâu vào thủy vực nước ngọt sinh sống
Tên đồng danh: Capoeta semifasciolata, Puntius semifasciolata, Barbus hainani
Tên tiếng Anh: Green barb, Half-stripes barb
b Mô tả hình thái
Cá cấn có thân hình thoi Thân được phân chia thành 3 dải màu rõ rệt Phần lưng
có màu xanh rêu, phần bên có dải màu vàng, phần bụng có màu cam Mắt cá tròn to,
có 2 vết đỏ Khi có ánh sáng phản chiếu cá có màu sắc lóng lánh rất bắt mắt Kích thước làm cảnh từ 2 – 5 cm, kích thước tối đa 7 cm
c Phân bố
Cá phân bố từ Tây Nam của Trung Quốc tới Việt Nam Ở Việt Nam, cá phân bố rải rác ở miền Bắc, một số tỉnh Bắc Trung bộ
Trang 29Loài: Misgurnus anguillicaudatus (Cantor, 1842)
Tên đồng danh: Cobitis anguillicaudata, Misgurnus fossilis anguillicaudatus
Tên tiếng Anh: Pond Loach, Loche asiatique
b Mô tả hình thái
Thân tròn dài Đuôi dẹp bên, nếp da trên cuống đuôi ít phát triển Đầu nhọn, nhỏ, hơi tròn, miệng có râu ngắn Mắt bé ở hai bên đầu Toàn thân cá có màu vàng nhạt, trên thân có nhiều chấm đen nhỏ, phần lưng sậm màu hơn, phần cuống đuôi có 1 chấm đen đậm hơn Kích thước làm cảnh từ 5 – 12 cm, kích thước tối đa 28 cm
Trang 30Loài: Mystus cavasius (Hamilton, 1822)
Tên đồng danh: Pimelodus cavasius, Aoria cavasius, Bagrus cavasius…
Tên tiếng Anh: Gangatic mystus
b Mô tả hình thái
Thân dài và dẹp bên Đầu nhỏ, dẹp bằng, có râu quanh miệng Toàn thân cá có màu trắng xám, phần lưng sậm hơn phần bụng Dọc đường bên có một sọc trắng Vây lưng, vây đuôi, vây mỡ có màu xanh xám Vây ngực, vây bụng, vây hậu môn phần ngọn sậm hơn Kích thước làm cảnh từ 5 – 10 cm, kích thước tối đa 40 cm
c Phân bố
Cá chốt nam phân bố trên lưu vực sông Mêkông và Chao Phraya của Thái Lan, Lào, Campuchia Ở Việt Nam, cá phân bố ở khu vực phía Nam, chủ yếu là vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trang 31Loài: Nemacheilus fasciatus (Valenciennes, 1846)
Tên đồng danh: Cobitis fasciata, Homaloptera fasciatus, Noemacheilus fasciatus
Tên tiếng Anh: Stream loach
b Mô tả hình thái
Thân hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi Đầu hơi nhọn, miệng có râu Nếp gấp mõm có hai lá bên nhỏ Thân phủ vảy tròn rất nhỏ, thân màu hơi xám vàng, trên thân
có những vạch đen tạo thành sọc khoang Vây lưng và vây bụng màu trắng, vây đuôi
và vây hậu môn màu vàng Có một sọc rất đậm ở cuống đuôi Kích thước làm cảnh từ
3 – 7 cm, kích thước tối đa 7,4 cm
c Phân bố
Cá khoang phân bố ở Sumatra và Java của Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam
Ở Việt Nam, cá phân bố ở vùng Nam bộ
d Đặc điểm sinh học
Cá khoang sống trong môi trường nước ngọt trong sạch, nền cát sỏi, ở các lưu
Trang 32Loài: Monopterus albus (Zuiew, 1793)
Tên đồng danh: Muraena alba, Fluta alba, Apterigia immaculata
Tên tiếng Anh: Rice field eel, Rice paddy eel
b Mô tả hình thái
Thân tròn kéo dài, về gần cuối đuôi dẹp bên Đầu tròn tương đối lớn, cao hơn thân Mõm ngắn Miệng bé, rạch miệng hơi cong Da trần, trơn, không có vảy Thân màu nâu vàng đen thẫm, vàng da cam hoặc vàng nhạt; phần lưng thường đậm hơn; bụng trắng nhạt Một số cá thể bụng có nhiều chấm đen phân bố loang lổ Kích thước làm cảnh từ 15 – 30 cm, kích thước tối đa 100 cm
c Phân bố
Theo Fishbase.org, lươn đồng (Monopterus albus) đã được tìm thấy ở Úc,
Campuchia, Trung Quốc, Hawaii, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillippine, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam
d Đặc điểm sinh học
Lươn sống chủ yếu ở đáy của các lưu vực nước đứng như kênh, rạch, ao, hồ,
Trang 33Loài: Rhodeus sericeus (Pallas, 1776)
Tên đồng danh: Cyprinus sericeus, Rhodeus amarus sericeus, Rhodeus sericeus
c Phân bố
Cá phân bố ở cả Châu Âu và Châu Á Ở Việt Nam, cá phân bố ở lưu vực nước ngọt của lưu vực Sông Hồng và một số tỉnh Bắc Trung bộ
d Đặc điểm sinh học
Trang 34Loài: Lepidocephalichthys birmanicus (Rendahl, 1948)
Tên đồng danh: Lepidocephalus guntea birmanicus, Lepidocephalus birmanicus
Tên tiếng Anh: Sekavec barmsky
b Mô tả hình thái
Cá nhét có thân màu vàng, trên thân có những đốm xám đen nhỏ, có một vạch đen kéo dài từ nắp mang xuống cuống đuôi Bụng màu trắng hồng, trên vây lưng và vây đuôi có những đường viền đen cong Trên má có một vạch đen kéo dài từ miệng lên đỉnh đầu Kích thước làm cảnh 4 – 10 cm, kích thước tối đa 11 cm
Trang 35Loài: Nandus nandus (Hamilton, 1822)
Tên đồng danh: Coius nandus, Bedula hamiltonii, Nandus marmoratus
Tên tiếng Anh: Gangetic leaffish
b Mô tả hình thái
Cá có thân cao, ngắn và dẹp bên Đầu cá ngắn và thon Toàn thân loang lổ các mảng vàng nâu và đen Các vây của cá đều có màu xám đen đồng nhất Kích thước làm cảnh từ 5 – 12 cm, kích thước tối đa 20 cm
c Phân bố
Cá sặc vện phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á như: Thái Lan, Malaixia, Lào, Campuchia và Việt Nam, ngoài ra còn có ở Ấn Độ Ở Việt Nam cá chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long
d Đặc điểm sinh học
Cá sặc vện là loài cá rộng muối Chúng sống trong cả môi trường nước ngọt và nước lợ, nơi có dòng chảy chậm hoặc đứng như kênh rạch, hồ Nhiệt độ thích hợp
Trang 36Loài: Homaloptera zollingeri (Bleeker, 1853)
Tên tiếng Anh: Zollinger hillsteram loach
b Mô tả hình thái
Thân thuôn dài, phần lưng bao gồm những vạch màu đen lẫn vàng nhạt, bụng màu vàng nhạt Cá có hai cặp vây ngực và vây hậu môn nằm sát phần bụng xòe ra hai bên tạo thành những giác bám giúp cá có thể bám vào giá thể Kích thước làm cảnh từ
3 – 7 cm, kích thước tối đa 10 cm
c Phân bố
Cá thằn lằn phân bố trên lưu vực sông Mêkông và Chao Phraya, bán đảo Mã Lai, Indonexia và Việt Nam (Võ Văn Chi, 1993)
d Đặc điểm sinh học
Cá sống trong môi trường nước ngọt, bám trên bề mặt đá ở đáy của các con suối,
là loài điển hình ở lưu vực nước chảy mạnh do có khả năng bám tốt Nhiệt độ thích hợp từ 23 – 26 oC, pH từ 6,5 – 7,5, dH 6 – 16 Thức ăn chủ yếu là ấu trùng côn trùng
Trang 37Loài: Zacco platipus (Temminck & Schlegel, 1846)
Tên đồng danh: Leuciscus platypus, Leuciscus macropus, Leuciscus minor
Tên tiếng Anh: Parmicka hongkongska
b Mô tả hình thái
Thân dài thuôn dần về phía đuôi, phần lưng có màu xanh rêu, hai bên mình và phần bụng có màu trắng bạc Thân cá trắng dẹp ngang, mỏng, được bao phủ bởi vảy tròn Kích thước làm cảnh thường từ 4 – 10 cm, kích thước tôi đa 20 cm
c Phân bố
Cá trắng phân bố trong nước ngọt từ bắc Trung Quốc đến Việt Nam.Ở Việt Nam,
cá chủ yếu phân bố ở miền Bắc và Bắc Trung bộ
d Đặc điểm sinh học
Cá trắng sống trong môi trường nước ngọt, sống nổi và sống đáy Cá trưởng thành thường thấy trên những con sông có dòng chảy nhẹ nhưng không quá sâu Nhiệt
Trang 38Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Địa điểm
3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2009
3.1.2 Địa điểm
Địa điểm thực hiện đề tài ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm:
Công ty cổ phần Sài Gòn cá kiểng (Saigon Aquarium, Củ Chi)
Trại cá Ưu Mỹ, Hóc Môn
Cơ sở cá cảnh chú Ba Sanh, Quận Bình Thạnh
Cơ sở cá cảnh Châu Tống, Quận 12
Cơ sở cá cảnh Xanh Tươi, Quận 8
Một số cửa hàng kinh doanh cá cảnh nước ngọt khác trên địa bàn TP.HCM, thuộc khu vực đường Lưu Xuân Tín, Quận 5 và đường Nguyễn Thông, Quận 3
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số giống loài cá cảnh tự nhiên của Việt Nam có mặt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đây là những loài cá có ngoại hình đẹp, màu sắc hấp dẫn, hình dáng lạ mắt, được khai thác và thuần dưỡng phục vụ nhu cầu nuôi chơi
Trang 393.3 Phương Pháp Nghiên Cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập từ Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ tháng 11/ 2005 đến tháng 6/2009, bao gồm các thông tin:
- Số liệu xuất khẩu cá cảnh tự nhiên bản địa qua các năm 2005, 2006, 2007,
2008 và 6 tháng đầu năm 2009
- Danh sách một số cở sở kinh doanh cá cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Phần đặc điểm sinh học tham khảo từ Võ Văn Chi (1993), Lê Thị Thanh Muốn
và Nguyễn Khoa Diệu Thu (1997) Phần phân loại dựa vào tài liệu của Mai Đình Yên,
Vũ Trung Tạng, Bùi Lai và Trần Mai Thiên (1979), dựa vào trang Web liên quan đến phân loại
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập ở một số cửa hàng và các cơ sở cá cảnh tự nhiên bản địa chính ở thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm các thông tin (Phụ lục 1):
3.3.2.1 Ở cửa hàng
- Quan sát các loài cá cảnh tự nhiên bản địa ở cửa hàng, điều tra giá của từng loài
cá, chụp hình
3.3.2.2 Ở các cơ sở cá cảnh