- Tăng cường phối kết hợp trong ban đại diện cha mẹ học sinh, tăng cường mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh học sinh.
• Kết quả đánh giá tiêu chí: Đạt.
2.Tiêu chí 2: Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.
a) Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.
b) Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục.
c) Hằng năm, tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.
• Điểm mạnh:
Nhà trường đã phối hợp tốt với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, động viên kịp thời học sinh và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn cả vật chất và tinh thần.
•Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục:
Phương tiện, hình thức, thời gian phối hợp còn hạn chế.
Tăng cường sắp xếp thời gian hợp lý, khoa học, có nhiều hình thức tốt để việc phối hợp đạt hiệu quả cao.
• Kết quả đánh giá tiêu chí: Đạt. * Đánh giá chung về tiêu chuẩn 6:
• Điểm mạnh:
Nhà trường thực hiện tốt việc phối hợp với phụ huynh học sinh theo đúng điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường có hiệu quả. • Điểm yếu:
Nhà trường phối hợp và tác động tới nhận thức của một số PHHS chưa quan tâm tới học sinh hoặc có học sinh hư.
Bố trí thời gian hoạt động của các tổ chức đoàn thể nhiều hơn và phong phú nội dung, hình thức.
• Kiến nghị đối với trường:
- Cần có sổ sách theo dõi công tác xã hội hoá giáo dục.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp....
• Kết quả đánh giá tiêu chí: Đạt.
Tiêu chuẩn 7: Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh
1.Tiêu chí 1: Kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp trung học cơ sở.
a) Học sinh khối lớp 6, 7 và 8 có học lực từ trung bình đạt ít nhất 80% trở lên, trong đó xếp loại khá, giỏi từ 30% trở lên, loại yếu và kém không quá 20%, học sinh phải ở lại lớp không quá 10% (được tính sau khi học sinh yếu về học lực đã thi lại) và tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 1%.
b) Học sinh khối lớp 9 đạt ít nhất 80% có học lực đủ điều kiện xét tốt nghiệp trung học cơ sở.
c) Có đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường và có học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện trở lên.
• Điểm mạnh:
- Kết quả học lực đạt tỉ lệ cao, tỉ lệ học sinh yếu kém và bỏ học ít; học sinh khối 9 đủ điều kiện xét tốt nghiệp và được công nhận cao đạt 100%.
- Có đội tuyển học sinh giỏi nhà trường, đạt thành tích cao được cấp trên ghi nhận.
• Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục: