Kiến nghị đối với trường:

Một phần của tài liệu ĐGN CẦU DIỄN (Trang 25)

Tham mưu với cấp trên để có đủ cơ cấu giáo viên trực tiếp giảng dạy, không còn hiện tượng giáo viên dạy chéo ban.

Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục

1.Tiêu chí 1: Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền.

a) Thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo quy định.

b) Thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định. c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập.

Điểm mạnh

Nhà trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch về thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập của từng môn theo quy định. Việc thực hiện kế hoạch về thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập của từng môn được kiểm tra rà soát định kỳ.

- Nhà trường tiếp tục thực hiện nghiêm túc kế hoạch về thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định.

Kết quả đánh giá tiêu chí: Đạt.

2.Tiêu chí 2: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

a) Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy / giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy / giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường.

b) Hằng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cấp huyện); trong 04 năm liên tiếp tính từ năm được đánh giá trở về trước, có ít nhất 30% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên và không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

c) Định kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

Điểm mạnh:

Cán bộ, giáo viên thực hiện đầy đủ kế hoạch dự giờ theo quy định. Giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng. Nhà trường đã tổ chức tốt hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp đạt kết quả cao.

Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục:

- Sắp xếp thời gian dự giờ chưa thật hợp lý, thường tập trung vào các đợt do trường hoặc tổ chuyên môn tổ chức.

- Sắp xếp thời gian dự giờ hợp lý, giáo viên phải chủ động hơn trong việc dự giờ. Bổ sung thêm vật tư đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên.

Kết quả đánh giá tiêu chí: Không đạt.

3. Tiêu chí 3: Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh giá, vân dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.

a) Giáo viên thực hiện đầy đủ và có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường trong hoạt động dạy học.

b) Viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên.

Điểm mạnh:

Giáo viên đã sử dụng thiết bị thường xuyên và có hiệu quả cao thiết bị hiện có.

Phong trào tự làm đồ dùng và sử dụng vào giờ dạy được đẩy mạnh. Việc viết, đánh giá, vận dụng SKKN được triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhiều SKKN được xếp loại cấp Huyện và Thành phố.

Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục:

-Giáo viên phụ trách thiết bị còn hạn chế về năng lực.

- Triển khai hội thảo hoặc chuyên đề về viết SKKN để các đồng chí giáo viên trẻ học tập, vận dụng có hiệu quả hơn. Nâng cao trình độ ứng dụng CNTT vào dạy học cho cán bộ, giáo viên.

Kết quả đánh giá tiêu chí: Đạt.

4. Tiêu chí 4: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

b) Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Điểm mạnh:

Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có nhận thức sâu sắc về vấn đề HĐGDNGLL. Các cấp lãnh đạo nhà trường quan tâm, chỉ đạo các

HĐGDNGLL.Nội dung HĐGDNGLL của từng tháng thiết thực, đúng quy định phù hợp với thời điểm, học sinh hứng thú tham gia hoạt động.

Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục:

Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm chuẩn bị nội dung và hình thức tổ chức hoạt HĐGDNGLL theo từng chủ đề của tháng.

Kết quả đánh giá tiêu chí: Đạt.

5.Tiêu chí 5: Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

a) Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công, theo quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định khác.

b) Mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm được lãnh đạo nhà trường đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

c) Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm tự rà soát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp; có báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác chủ nhiệm lớp với Hiệu trưởng nhà trường.

Điểm mạnh:

Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có đủ sổ chủ nhiệm và kế hoạch chủ nhiệm; đa số là những người giàu tâm huyết với nghề, say mê trong công tác, nắm vững đối tượng học sinh; vững vàng chuyên môn.

Một số giáo viên trẻ kinh nghiệm chưa nhiều, nên việc nắm bắt các xử lý thông

tin, sự việc đôi khi chưa kịp thời.

Nhà trường tăng cường bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên chủ nhiệm qua các cuộc hội thảo, sinh hoạt của trường, ngành.Tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm thâm nhập thực tế địa phương. Tăng cường mối quan hệ gia đình- nhà trường.

Kết quả đánh giá tiêu chí: Đạt.

6. Tiêu chí 6: Hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém đạt hiệu quả theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Đầu năm học, rà soát, phân loại học sinh học lực yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập.

b) Đáp ứng được nhu cầu học tập văn hoá với các hình thức khác nhau của học sinh học lực yếu, kém.

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém.

Điểm mạnh:

- Nhà trường đã quan tâm về nhân lực, thời gian và CSVC đồng thời có kế hoạch phân loại, phụ đạo học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học. Phần lớn số học sinh yếu kém sau khi được các giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm giúp đỡ, phụ đạo đã tiến bộ; đa số các em được chuyển từ loại yếu lên trung bình.

Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục:

Một số học sinh chưa chăm học, chưa được gia đình quan tâm sát sao nên kết quả còn hạn chế.

Các giải pháp, biện pháp cải tiến chất lượng của trường: (lưu ý: không chỉ tăng cường kiểm tra bài cũ mà phải có những bài kiểm tra 15, 30, 45 phút)

Nhà trường cần luôn luôn chú ý kèm cặp học sinh yếu kém để các em tiến bộ hơn. Kết hợp với gia đình đôn đốc, rèn luyện để các em học tập tốt hơn. Tăng cường kiểm

tra học sinh trong các giờ học trên lớp và các buổi phụ đạo để giúp các em nhanh tiến bộ.

Kết quả đánh giá tiêu chí: Đạt.

7. Tiêu chí 7: Hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường, địa phương theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định khác của cấp có thẩm quyền.

a) Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của Điều lệ trường trung học.

b) Giữ gìn, phát huy truyền thống địa phương theo kế hoạch của nhà trường và các quy định khác của cấp có thẩm quyền.

c) Hằng năm, rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường và địa phương.

Điểm mạnh:

Trường có triển khai kế hoạch cho CBGV thực hiện việc giữ gìn và phát huy truyền

thống của nhà trường, truyền thống của nhà trường địa phương. Xác định rõ giá trị truyền thống trong công tác giáo dục các thế hệ học sinh. Nhà trường đã cụ thể hoá việc giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường, truyền thống của địa phương để học sinh thực hiện có hiệu quả.

Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục:

Việc sưu tầm và trưng bày hình ảnh các thế hệ học sinh thành đạt nhằm giáo dục truyền thống chưa đầy đủ, vì vậy cũng ảnh hưởng đến việc giáo dục truyền thống cho học sinh.

Tham mưu với các cấp chính quyền có kế hoạch phối hợp phát huy giá trị di tích lịch sử địa phương. Tăng cường giáo dục truyền thống nhà trường. Tích cực sưu tầm, tuyên truyền về những thế hệ học sinh thành đạt để làm gương cho học sinh noi theo.

8. Tiêu chí 8: Nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác của cấp có thẩm quyền.

a) Thực hiện đầy đủ các hình thức hoạt động giáo dục thể chất và các nội dung hoạt động y tế trường học.

b) Đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất và y tế trường học.

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học.

Điểm mạnh:

Nhà trường có phòng y tế đảm bảo vệ sinh, đủ trang thiết bị tối thiểu, lượng thuốc câng thiết phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ hằng ngày của học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên có nước sạch phục vụ học sinh. Có nhân viên y tế. Có sự phối hợp với trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã trong việc chăm sóc sức khoẻ học sinh. Sân chơi bãi tập đủ diện tích phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất.

Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục:

CSVC chưa đáp ứng theo yêu cầu về giáo dục thể chất và y tế học đường Các giải pháp, biện pháp cải tiến chất lượng của trường:

Tham mưu với các cấp chính quyền để có CSVC đáp ứng yêu cầu giáo dục thể chất và y tế trường học cho học sinh đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định.

Kết quả đánh giá tiêu chí: Đạt.

9. Tiêu chí 9: Nhà trường thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu môn học và gắn lý luận với thực tiễn.

b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Mỗi năm học, rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.

Điểm mạnh:

Nhà trường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục địa phương ở các khối lớp, các bộ môn quy định. Hầu hết giáo viên trong trường là người trong huyện nên thuân lợi cho việc tìm hiểu truyền thống quê hương. Các ban ngành đoàn thể trong huyện và nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thu thập tài liệu của địa phương để cập nhật chương trình. Nhà trường chú ý kiểm tra rà soát các nội dung và cập nhật tài liệu giáo dục địa phương.

Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục:

Việc rà soát điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương chưa thường xuyên. Giáo viên tích cực tìm hiểu tư liệu, soạn và truyền đạt kiến thức cho học sinh .Tổ chức cho học sinh tham quan một số công trình kiến trúc, di tích lịch sử vào các dịp 26/3, 20/11, 22/12, 19/5. Hàng năm, nhà trường bổ sung tư liệu giáo dục địa phương trong thư viện và thông báo cho CBGV và học sinh tìm hiểu, sử dụng.

Kết quả đánh giá tiêu chí: Đạt.

10. Tiêu chí 10: Hoạt động dạy thêm, học thêm của nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cấp có thẩm quyền.

a) Các văn bản quy định việc dạy thêm, học thêm được phổ biến công khai đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh.

b) Hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện theo quy định.

c) Định kỳ, báo cáo tình hình hoạt động dạy thêm, học thêm của nhà trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.

Điểm mạnh:

Nhà trường có các văn bản về tổ chức dạy thêm, học thêm tại trường, theo đúng hướng dẫn của cấp trên và đã công khai hoá đầy đủ, tạo sự đồng thuận cao trong trường cũng như trong cha mẹ học sinh. Việc báo cáo tình hình dạy thêm, học thêm

với cơ quan các cấp đúng quy định. Hoạt động dạy thêm, học thêm được thực hiện đúng quy định, có hiệu quả.

Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục:

Vẫn còn một số gia đình chưa quan tâm đúng mực tới việc học tập của con em

mình nên kết quả đạt được còn hạn chế ở một số học sinh.

Nhà trường xây dựng kế hoạch dạy thêm, học thêm phù hợp với đối tượng học sinh để việc thực hiện và kết quả đạt được sẽ có hiệu quả cao hơn. Tăng cường phối kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc giúp đỡ học sinh học tập.

Kết quả đánh giá tiêu chí: Đạt.

11.Tiêu chí 11: Hằng năm, nhà trường thực hiện tốt chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động.

a) Có kế hoạch thực hiện chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua.

b) Thực hiện tốt các nhiệm vụ của chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua.

c) Định kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến việc thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua.

Điểm mạnh:

Lãnh đạo nhà trường nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nội dung các chủ đề năm học, các cuộc vận động, phong trào thi đua được triển khai tới từng cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh trong nhà trường, từ đó xây dựng kế hoạch, có biện pháp tổ chức tốt các phong trào thi đua nhằm thực hiện có hiệu quả chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội và trong nhân dân

Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục:

Một phần của tài liệu ĐGN CẦU DIỄN (Trang 25)