1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Thực trạng tài chính doanh nghiệp tại công ty TNHH sản xuất kính Mạnh Toàn năm 2015 2017

68 297 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 335,93 KB
File đính kèm TCDN.rar (1 MB)

Nội dung

Thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp tại công ty TNHH sản xuất kính Mạnh Toàn năm 2015 2017 Số liệu mới update, bài viết sâu sắc, đúng và đầy đủ nội dung cần thiết1. Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp2. Tình hình tài chính doanh nghiệp tại công ty Mạnh Toàn3. Kiến nghị và hoàn thiện công tác tài chính doanh nghiệp tại công ty

Trang 1

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu tài sản trong giai đoạn 2014 – 2016

Bảng 2.2 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2014 - 2016

Bảng 2.3 Nhu cầu VLĐròng trong giai đoạn 2014 – 2016

Bảng 2.4 Tình hình VLĐròng trong giai đoạn 2014 – 2016

Bảng 2.5 So sánh VLĐ ròng với nhu cầu VLĐ ròng

Bảng 2.6 Bảng diễn biến nguồn vốn và sử dụng trong giai đoạn 2014 – 2016

Bảng 2.7 Bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2014 –2016

Bảng 2.8 Tình hình lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn

Bảng 2.13 Các tỷ số về khả năng sinh lời

Bảng 2.14 Các chỉ tiêu tính điểm hòa vốn

Bảng 3.1 Bảng lưu chuyển tiền tệ dự kiến

Bảng 3.2 Phân loại hàng tồn kho

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới dần sa sút và có dấu hiệu phục hồichậm.Tại Việt Nam, kinh tế tăng trưởng chậm lại cùng với tình hình tranh chấp trênbiển Đông diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới động thái phát triểnkinh tế - xã hội và đời sống của người dân Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệptrong nước cũng gặp không ít khó khăn, đã có nhiều doanh nghiệp phải giải thể, một

số doanh nghiệp khác thì tốc độ tăng trưởng không cao Để có thể đứng vững vàphát triển trong giai đoạn khó khăn này các doanh nghiệp cần phải tìm ra giải phápcho mình để kinh doanh có hiệu quả hơn Phân tích tình hình tài chính của doanhnghiệp là một bước quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm

rõ tình hình tài chính của mình từ đó có những bước đi phù hợp để phát triển vànâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tình hình tàichính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cần thiết vềdoanh nghiệp cho nhà quản trị và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như: cácnhà đầu tư, chủ nợ, người cho vay,…Vì thế việc phân tích báo cáo tài chính tại công

ty cổ phần sản xuất kính mạnh toàn là để đánh giá tình hình tài chính và hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có những quyết định phù hợp cho việc pháttriển trong tương lai

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của doanhnghiệp như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyểntiền tệ

Phương pháp xử lý số liệu: tính toán dựa trên các số liệu đã thu thập được từ báocáo tài chính để phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá các tỷ số tài chính để thấyđược thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó có những quyết định thích hợpcho việc sản xuất kinh doanh

Trang 5

Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHTẠI CÔNG TY

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm BCTC

Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tình hình tài chính vàhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đưa ra kế hoạch và biện pháp quản lýphù hợp Cơ sở để phân tích là thông tin, số liệu, các chỉ tiêu thể hiện tình hình vàkết quả tài chính của doanh nghiệp được tổng hợp trên báo cáo tài chính cũng nhưcác số liệu được tập hợp trong hệ thống kế toán quản trị của doanh nghiệp Báo cáotài chính là nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp.Báo cáo tài chính là các số liệu tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn,doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tạimột thời điểm hay thời kỳ

Báo cáo tài chính thường được trình bày theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toánquy định Để đảm bảo yêu cầu chính xác và hợp lý, các báo cáo tài chính phải đượclập và trình bày theo quy định của Bộ tài chính

1.1.2 Vai trò của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích tài chínhdoanh nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính giữ một vai trò quan trọng trong phân tíchhoạt động tài chính của doanh nghiệp và công tác quản lý doanh nghiệp

Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế - tài chính, giúpphân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích thực trạngtài chính của doanh nghiệp trong kỳ Từ đó, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tìnhhình sử dụng vốn và khả năng huy động các nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, đánh giá tình hình chấp hành và thực hiện các chính sáchkinh tế tài chính của doanh nghiệp

Những thông tin trên báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng trong việc phântích, phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế Trên cơ sở đó, dự đoán tìnhhình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xu hướng phát triển của doanh

Trang 7

nghiệp Đó là những căn cứ quan trọng, giúp cho việc đưa ra những quyết định choquản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị doanhnghiệp, hoặc là những quyết định của các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cổ đông tươnglai của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin giúp cho việc phân tích tình hình tàisản, nguồn vốn, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhấtđịnh, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp như: phân tích tình hình biếnđộng về quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn, về tình hình thanh toán và khả năngthanh toán, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, tình hình phânphối lợi nhuận của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu, số liệu trên các báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng để tính racác chỉ tiêu kinh tế khác, giúp cho việc đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn,hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời, cũng

là những căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp

1.1.3 Hệ thống báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính được trình bày theo các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quy định

và theo quy định của Bộ tài chính Doanh nghiệp phải lập các báo cáo tài chính theođịnh kỳ có thể là tháng, quý hoặc năm Một bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp

ở Việt Nam bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh các báo cáo tài chính

1.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Trang 8

Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và làkết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.

Điều kiện so sánh

Phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phân tích và các chỉ tiêu dùng làm cơ sở

so sánh phải có những điều kiện sau:

Phải thống nhất nhau về nội dung phản ánh và phương pháp tính toán

Phải được xác định trong cùng độ dài thời gian hoặc những thời điểm tương ứng.Phải có cùng đơn vị tính

- So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với

kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc

độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế

- So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối,biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểmchung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung, có cùng một tínhchất

Hình thức so sánh

Trang 9

Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo bahình thức:

- So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệtương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán-tài chính, nó còn gọi làphân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo)

- So sánh chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướngbiến động các kỳ trên báo cáo kế toán tài chính, nó còn gọi là phân tích theo chiềungang (cùng hàng trên báo cáo)

- So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêngbiệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối quan hệ với các chỉtiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 nămhoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh trên thường được phân tích trong các phântích báo cáo tài chính - kế toán, nhất là bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,bảng cân đối kế toán và bảng lưu chuyển tiền tệ là các báo cáo tài chính định kỳ củadoanh nghiệp

1.2.2 Phương pháp phân tích tỷ số tài chính

Phương pháp phân tích tỷ số tài chính sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường, đánhgiá tình hình và hoạt động tài chính của doanh nghiệp Phân tích tỷ số tài chính là

kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính

Các tỷ số tài chính thường được chia làm 4 nhóm:

- Tỷ số về khả năng thanh toán: là nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng đáp ứng cáckhoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

- Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: là nhóm chỉ tiêu phản ánhmức độ ổn định, tự chủ tài chính và khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp

- Tỷ số về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh việc sử dụng tàinguyên, nguồn lực của doanh nghiệp

- Tỷ số về khả năng sinh lời: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất –kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp

Trang 10

Trong các hoạt động phân tích, tùy theo mục tiêu phân tích mà các tỷ số được lựachọn để sử dụng.

ROA = (Lãi gộp) x (Vòng quay tổng tài sản)

Nhìn vào biểu thức trên ta sẽ thấy ROA sẽ chịu tác động của 2 yếu tố:Tỷ suất sinhlời trên doanh thu và Hệ số sử dụng tài sản

Như vậy để tăng ROA doanh ngiệp có thể tăng ROS hoặc tăng số vòng quay tài sản:

ROE = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn cổ phần

Biểu thức trên cho ta thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lãigộp, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuấtkinh doanh

Doanh nghiệp có thể là tăng một trong ba yếu tố trên để tăng ROE Doanh nghiệp

có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảmchi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên

Doanh nghiệp cũng có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơncác tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản Nói cách khác làdoanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có Và doanhnghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chínhhay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư Nếu mức lợi nhuận trên tổng tàisản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư củadoanh nghiệp là hiệu quả

1.3 Nội dung phân tích

1.3.1 Phân tích Kết quả kinh doanh

Bình quân tổng tài sản

= Lợi nhuận ròng

Doanh thu

Trang 11

Phân tích kết quả kinh doanh nhằm xem xét sự thay đổi doanh thu bán hàng củadoanh nghiệp để thấy được khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước những thayđổi của môi trường kinh doanh, thị hiếu và nhu cầu của thị trường Không chỉ thế,phân tích kết quả kinh doanh còn xem xét sự biến động của doanh thu do tác độngcủa lượng bán hay giá bán Mức tăng trưởng doanh thu do tác động của lượng bánthường được đánh giá cao hơn sự tăng lên của giá bán sản phẩm vì sự tăng trưởngcủa lượng bán cải thiện kết quả tài chính và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Từ việc phân tích kết quả kinh doanh ta còn thấy được sự biến động của từng bộphận lợi nhuận đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đưa ra những dựbáo về xu hướng phát triển trong hoạt động kinh doanh và những rủi ro có thể xảy

ra với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Hiệu quả tiết kiệm chi phí củadoanh nghiệp có được cải thiện không hay lợi nhuận tạo ra có đủ để trả lãi vay chocác chủ nợ không

Phân tích Kết quả kinh doanh:

Phương pháp chủ yếu sử dụng để đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp là phương pháp so sánh, việc so sánh được thực hiện theo chiềungang và chiều dọc

- Phân tích theo chiều ngang: So sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ trước ởtất cả các chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo kết quả kinh doanh từ đó đánh giá xu hướngthay đổi của các chỉ tiêu này thông qua mức tăng giảm và tỷ lệ tăng giảm của từngchỉ tiêu

Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trước

Tỷ lệ tăng giảm = 100% x Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trước

Chỉ tiêu kỳ trước

- Phân tích theo chiều dọc: Phân tích theo chiều dọc là phương pháp phân tíchdựa vào sự biến động của các chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuậntrên doanh thu

Trang 12

Phân tích theo chiều dọc sẽ cho thấy sự biến động của tỷ lệ chi phí (hoặc lợi nhuận)trên doanh thu, từ đó đánh giá được hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí hoạt độngkinh doanh chính cũng như mức độ đóng góp của các bộ phận lợi nhuận vào tỷ suấtlợi nhuận trên doanh thu chung của doanh nghiệp.

1.3.2 Phân tích tình hình Tài sản – Nguồn vốn

Phân tích quy mô Tài sản – Nguồn vốn Phân tích quy mô Tài sản

Xem xét từng khoản mục tài sản của doanh nghiệp trong tổng số để thấy được mức

độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuỳ từng loại hìnhkinh doanh để xem xét tỷ trọng của từng tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp.Đồng thời với việc phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét tình hình biến động của cáckhoản mục tài sản cụ thể Qua đó, đánh giá sự hợp lý của sự biến động

Phân tích quy mô Nguồn vốn

Cơ cấu vốn là thuật ngữ phản ánh việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khácnhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi nguồn tài trợ cho tổng số tài sản

Chi phí vốn là chi phí trả cho việc huy động và sử dụng vốn Nói cách khác, chi phívốn là giá của việc sử dụng vốn

Đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, cũng như mức độ tựchủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đươngđầu

Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng

số cũng như xu hướng biến động của chúng Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷtrọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm vềmặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ (ngân hàng, nhàcung cấp ) cao Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồnvốn (kể cả về số tương đối và số tuyệt đối) thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính sẽthấp

Phân tích cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn Phân tích cơ cấu tài sản

Doanh thu thuần

Trang 13

Phân tích cơ cấu tài sản giúp các nhà quản lý nắm được tình hình đầu tư (sử dụng)

số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnhvực kinh doành có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp haykhông

Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và sosánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phậntài sản trong tổng số tài sản Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng sốtài sản được xác định bằng công thức:

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản = 100 x Giá trị của từng bộ phận tài sản

Tổng tài sản

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trongtổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dù cho phép các nhà quản lýđánh giá được khái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhưng lại không cho biếtcác nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Vì vậy, để biếtchính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnhhưởng của cá nhân đến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phận tích còn kếthợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳgốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số tài sản cũng như theo từng loạitài sản

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tàisản Trước hết, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳphân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng sốnguồn vốn Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn được xác định bằng công thức:

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn = 100 x Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

Tổng nguồn vốn

Cũng như việc phân tích cơ cấu tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn chỉ cho các nhàquản lý đánh giá được cơ cấu vốn huy động nhưng lại không biết các nhân tố tác

Trang 14

động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động Để biết chínhxác tình hình huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởngcủa các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích còn kếthợp cả việc phân tích ngang – so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả

về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số nguồn vốn cũng như theo từng loạinguồn vốn

Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tàisản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mối quan

hệ cân đối này phần nào chỉ ra được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huyđộng và việc sử dụng chúng có hiệu quả hay không

Doanh nghiệp cần có hai loại tài sản là TSNH và TSDH để tiến hành sản xuất kinhdoanh, để hình thành nên hai loại tài sản này doanh nghiệp cần có nguồn vốn tài trợtương ứng là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn

Phân tích tạo vốn – sử dụng vốn

Mục đích phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ) là xem xét

sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp trongmột thời kỳ

Phương pháp:

Liệt kê sự thay đổi các yếu tố tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán rút gọngiữa hai thời điểm của kỳ nghiên cứu (cuối kỳ và đầu kỳ) Số chênh lệch cuối kỳ sovới đầu kỳ được ghi vào một trong hai tạo vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc:

- Nếu tăng tài sản, giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn

- Nếu giảm tài sản, tăng nguồn vốn thì ghi vào cột tạo vốn

Các bước phân tích:

- Rút gọn bảng cân đối kế toán: gộp chung những chi tiết tài sản hoặc nguồnvốn có cùng tính chất hoặc giá trị nhỏ, không cần thiết phải nghiên cứu riêng

- Lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn

Trang 15

- Lập bảng phân tích

1.3.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ

Tiền giúp cho doanh nghiệp hoạt động, thiếu tiền doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn Vìvậy nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà tài trợ đều quan tâm đến tình hìnhlưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp

Nội dung phân tích

So sánh theo chiều ngang: So sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ trước thôngqua mức tăng giảm và tỷ lệ tăng giảm của từng chỉ tiêu

Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trước

Tỷ lệ tăng giảm = 100% x Chỉ tiêu kỳ này – Chỉ tiêu kỳ trước

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư + Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính, trong đó:

Lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động = Tổng số tiền thu vào của từng hoạt động – Tổng số tiền chi ra của từng hoạt động

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ > 0: doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán nhất làcác khoản nợ ngắn hạn và đầu tư vào sản xuất kinh doanh

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ < 0: trong trường hợp này doanh nghiệp không thểhuy động được các nguồn tiền từ bên ngoài hoặc huy động không đủ đáp ứng, cácnhà quản lý cần phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư và các kế hoạch kinh doanh khác

Trang 16

Đây là điều cần thiết để tránh cho doanh nghiệp không bị rơi vào tình trạng phá sản

do mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả

Cuối cùng xác định tỷ trọng của từng dòng tiền ra, vào (CFout,CFin) của từng hoạtđộng với tổng dòng tiền ra, vào

1.3.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Tỷ số về khả năng thanh toán:

Tỷ số về khả năng thanh toán là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạncủa công ty, gồm có: Tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio) và tỷ số thanhkhoản nhanh (quick ratio)

Tỷ số thanh khoản hiện thời(current ratio):cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trảcủa doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán

Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từtài sản ngắn hạn Để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn hệ số này phải lớn hơn

1 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành càng cao thì khả năng thanh toán cao nhưngkhả năng linh hoạt về nguồn vốn bị hạn chế

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thể hiện sự mất cân bằng trong cơcấu tài chính, rủi ro thanh toán cao, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn

để đầu tư vào tài sản dài hạn Để cải thiện chỉ tiêu này doanh nghiệp phải gia tăngnguồn vốn ổn định (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) thay cho các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành chỉ phản ánh khái quát khả năng thanh toán nợngắn hạn của doanh nghiệp

Tỷ số thanh khoản nhanh (quick ratio): cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của

doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanhtoán

Tỷ trọng CF out từng hoạt động = CF out từng hoạt động

Trang 17

Tỷ số thanh khoản nhanh = Tài sản ngắn hạn – Giá trị hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này không cần phải lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn có nhữngkhoản đã và sẽ đến hạn thanh toán ngay thì mới có nhu cầu thanh toán, nhữngkhoản chưa đến hạn chưa có nhu cầu phải thanh toán ngay

Hệ số khả năng thanh toán tức thời: cho biết với lượng tiền và tương đương tiền

hiện có doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là

Tỷ số về khả năng quản lý nợ

Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn đo lường phần vốn góp của các chủ

sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ với doanh nghiệp

Tỷ số nợ trên tổng tài sản: thường gọi là tỷ số nợ, được sử dụng để xác định nghĩa

vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn Các chủ nợ thườngthích doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp vì như vậy doanh nghiệp có khả năng trả nợ caohơn

Ngược lại, các chủ doanh nghiệp thích tỷ số nợ cao vì họ muốn lợi nhuận tăngnhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp Nhưng nếu tỷ số nợ quá caodoanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán

Tỷ số khả năng trả lãi (Ability to pay interest) hay tỷ số trang trải lãi vay:

Tổng tài sản

Trang 18

Tỷ số này phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạtđộng sản xuất kinh doanh, cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuậncủa doanh nghiệp qua đó đánh giá khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp.

Tỷ số khả năng trả nợ

Tỷ số khả năng trả nợ phản ánh khả năng thanh toán nợ nói chung của doanhnghiệp Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ cả gốc và lãi của doanh nghiệp từ cácnguồn như doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế Tỷ số này cho biết mỗiđồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả nợ

Tỷ số khả năng trả nợ = GVHB + Khấu Hao + EBIT

Nợ gốc + Chi phí lãi vay

Tỷ số lợi nhuận giữ lại

Tỷ số lợi nhuận giữ lại đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, do

đó nó cho thấy triển vọng phát triển của công ty trong tương lai

Tỷ số lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận giữ lại

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ số về khả năng hoạt động:

Tỷ số về khả năng hoạt động đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Tỷ số hoạt động tồn kho (Inventory activity):

Giá trị hàng tồn kho

Tỷ số hoạt động tồn kho đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của doanh nghiệp Chỉtiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêuvòng trong kỳ để tạo ra doanh thu và bình quân tồn kho của doanh nghiệp hết baonhiêu ngày

Số ngày tồn kho bình quân: Số ngày tồn kho bình quân cho biết bình quân tồn kho

của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày

Tỷ số khả năng trả lãi

=

EBIT Chi phí lãi vay

Trang 19

Số ngày tồn kho bình quân = 360

Vòng quay hàng tồn kho

Chu kỳ kinh doanh (Operating Cycle – OC):

Công thức này thể hiện thời gian từ khi đầu tư tiền vào hàng tồn kho cho đến khithu được tiền về

Công thức này cũng thể hiện một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp mất baonhiêu ngày

Chu kỳ kinh doanh = Số ngày tồn kho bình quân + Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân (Average collection period - ACP):

Tỷ số này đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu, bình quân mấtbao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu Vòng quay khoảnphải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngược lại

Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu (Receivables turnover):

nợ Chỉ tiêu này cũng thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh tốc

độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt

Chỉ tiêu này cao thể hiện rằng doanh nghiệp đang kinh doanh dựa trên tiền mặt khánhiều, hoặc doanh nghiệp đang cấp tín dụng thương mại quá nhiều cũng như khảnăng thu hồi nợ thấp Nếu chỉ tiêu này quá thấp sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, doanhnghiệp cần phải đánh giá lại chính sách tín dụng của mình và tìm kiếm các giải phápthu hồi nợ có hiệu quả hơn

Thời gian luân chuyển tiền:

Trang 20

Thời gian luân chuyển tiền cho biết khoảng thời gian từ kucs doanh nghiệp chi tiềncho các hoạt động cho đến lúc doanh nghiệp thu được tiền về.

Thời gian luân chuyển tiền = Thời gian thu tiền trung bình + Thời gian quay vònghàng lưu kho – Số ngày của khoản phải trả

Vòng quay tài sản ngắn hạn (Current assets turnover ratio):

Vòng quay tài sản ngắn hạn phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanhnghiệp Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tạo ra đượcbao nhiêu đồng doanh thu

Tài sản ngắn hạn

Vòng quay tài sản dài hạn (Fixed assets turnover ratio):

Vòng quay tài sản cố định đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc,thiết bị và nhà xưởng Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệptạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu

Tài sản dài hạn

Vòng quay tổng tài sản (Total assets turnover ratio):

Vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phânbiệt là tài sản ngắn hạn hay tài sản cố định

Tổng tài sản

Tỷ số vòng quay tổng tài sản cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu

Tỷ số về khả năng sinh lời:

Tỷ số về khả năng sinh lời đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp theo từnggóc độ khác nhau tùy vào mục tiêu của nhà phân tích

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:

Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ mỗi 100đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Trang 21

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x Lợi nhuận sau

thuế Doanh thu

Tỷ số sức sinh lời căn bản (Basic earning power ratio):

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trước thuế và lãi của doanh nghiệp Tỷ số chobiết bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận trước thuế và lãi

Tổng tài sản

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets):

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sảncủa doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông

Tổng tài sản

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equity):

Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là quan trọngnhất Tỷ số này cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệptạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông

Vốn chủ sở hữu

Tỷ số tăng trưởng bền vững:

Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợinhuận và cho biết tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạtđược nếu không tăng vốn chủ sở hữu

Tỷ số M/B

Tỷ số tăng trưởng bền vững = Lợi nhuận giữ lại

Vốn chủ sở hữu

Trang 22

Tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị sổ sách của công ty Tỷ

số này lớn hơn 1 và càng cao thì càng cho thấy thị trường đánh giá cao triển vọngcủa công ty và ngược lại

Tỷ số M/B = Giá thị trường của cổ phiếu

Giá trị sổ sách của cổ phiếu

Hệ số giá thị trường so với giá sổ sách (P/B)

Giá trị sổ sách một cổ phiếu

Chỉ số này cho biết giá thị trường một cổ phiếu bằng bao nhiêu lần giá trị trên sổsách của một cổ phiếu Gia tăng chỉ số giá thị trường so với giá sổ sách thể hiện sựthành công của công ty trong việc gia tăng tài sản cho các chủ sở hữu và tối đa giáthị trường của công ty Hệ số P/B cao có thể là dấu hiệu công ty đang được định giáquá cao đối với các nhà đầu tư tiềm năng

1.3.5 Phân tích điểm hòa vốn Khái niệm điểm hòa vốn:

Điểm hòa vốn (Break Even Point) là mức sản lượng hoặc doanh thu mà tại đódoanh nghiệp có lợi nhuận hoạt động bằng 0 hay doanh thu bằng chi phí hoạt động

Phương pháp xác định:

Xác định sản lương hòa vốn (QBE ):

Về mặt toán học, điểm hòa vốn là điểm giao nhau của đường biểu diễn doanh thuvới đường biểu diễn tổng chi phí Do đó, sản lượng hòa vốn chính là ẩn của haiphương trình biểu diễn hai đường thẳng đó

Tại điểm hòa vốn : Tổng doanh thu = Tổng chi phí

↔ P x QBE = F + V x QBE

↔ P x QBE – V x QBE = F

↔ QBE ( P – V ) = FHay:

Q BE = F

P - V

Trang 23

Sản lượng hòa vốn: là sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất ra để khi bán trên thịtrường với giá cả dự kiến có thể bù đắp được chi phí kinh doanh.

Xác định doanh thu hòa vốn ( SBE ):

Doanh thu hòa vốn là doanh số mà doanh nghiệp thu được chỉ đủ bù đắp chi phí sảnxuất kinh doanh

Doanh thu hòa vốn được xác định theo công thức:

Tỷ lệ 1 – V/P được gọi là tỷ lệ lãi trên biến phí Khi tỷ lệ này càng lớn thì doanh thuhòa vốn càng nhỏ Hiệu số (P - V) được gọi là lãi trên biến phí

Hình 1.1: Đồ thị điểm hòa vốn

M là điểm cắt nhau của 2 đường tổng chi phí Y1 = F + V x QBE và đường doanh thuY2 = P x QBE M được gọi là điểm hòa vốn, Q0 là sản lượng hòa vốn Những giá trị

Trang 24

Q > Q0 phản ánh phạm vi sản lượng có lãi và Q < Q0 là phạm vi sản lượng không cólãi.

Ý nghĩa:

- Phân tích điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp lựa chọn quy mô đầu tư phù hợpvới quy mô thị trường đồng thời lựa chọn hình thức đầu tư nhằm giảm rủi ro do sựbiến động sản lượng tiêu thụ sản phẩm

- Đối với một công ty đang hoạt động, phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp công tythấy được tác động của chi phí cố định và doanh thu tối thiểu mà công ty cần đạtđược để duy trì lợi nhuận hoạt động Một công ty có rủi ro hoạt động cao khi doanhthu hòa vốn cao Điểm hòa vốn cho thấy mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố địnhcủa công ty hay mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động của công ty

Trang 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 2.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên công ty: Công ty Cổ phần Sản xuất kính Mạnh Toàn

Tên giao dịch quốc tế: Safety Glass Production Joint Stock Company

Giám đốc điều hành: Phan Trọng Tuyển

Điện thoại: 0439581535

Địa chỉ: Xã Bắc Hồng, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty:

và không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho người lao động

Doanh nghiệp được thành lập ngày 8 tháng 4 năm 2013.Sau 4 năm hoạt động,doanh nghiệp cũng đã dần tạo được chỗ đứng trong thị trường, tình hình kinh doanhngày một ổn định

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để

quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyềncủa Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: Quyếtđịnh chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng nămcủa công ty; Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của

Trang 26

từng loại; Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyềnchào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyếtđịnh giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; Quyết định phương án đầu tư

và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật hoặc Điều lệcông ty; Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý kháctrong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty…

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất kính mạnh toàn

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)

Giám đốc: là người đại diện pháp lý của doanh nghiệp, điều hành mọi hoạt động

hàng ngày của doanh nghiệp, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu tráchnhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền vànhiệm vụ được giao, giám sát các phòng ban và chịu trách nhiệm về kết quả sảnxuất kinh doanh

Phó giám đốc: là người chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và nhân sự toàn công

ty, quản trị và xây dựng cán bộ, văn thư hành chính, thực hiện chế độ chính sách tiềnlương và công tác đời sống cho nhân viên, công tác bảo vệ nội bộ và an ninh quốcphòng tại địa phương nơi công ty đóng trụ sở, tổ chức thanh tra, tổng hợp báo cáotình hình tổ chức bộ máy nhân sự, quản trị hành chính

Phòng kế toán: có 2 chức năng chính là quản lý tài chính và quản lý kế toán Về

quản lý tài chính: phòng kế toán tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh

Phòng kinh doanh

Phòng kỹthuậtPhòng hành chính

tổng hợpPhòng kế toán

Phó giám đốc

Giám đốcHội đồng quản trị

Trang 27

vực quản lý tài chính theo chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước và theocác quy định của doanh nghiệp.Phân bổ, quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn vốn,doanh thu, chi phí.Huy động vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.Về chức năng quản lý kế toán: Tổ chức thống nhất công tác kế toántrong doanh nghiệp đúng các quy định của luật kế toán hiện hành, các chuẩn mực kếtoán Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc

kế toán, theo chuẩn mực và nguyên tắc kế toán Kiểm tra, giám sát các khoản thu,chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụngtài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạmpháp luật về tài chính kế toán Phân tích các thông tin số liệu, kế toán, cung cấpthông tin, số liệu kế toán, các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật vàdoanh nghiệp, giúp Giám đốc doanh nghiệp có căn cứ để đưa ra các quyết địnhngắn và dài hạn cho doanh nghiệp.Thực hiện các công việc do lãnh đạo giao phó

Phòng hành chính tổng hợp: Thực hiện công tác tổng hợp, hành chính, văn thư, lưu

trữ Tiếp nhận, phân loại văn bản đi và đến, tham mưu cho Giám đốc xử lý các vănbản hành chính nhanh chóng, kịp thời Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định Cấpgiấy công tác, giấy giới thiệu, sao lục các văn bản do doanh nghiệp ban hành và vănbản của cấp trên theo quy định của Giám đốc Cấp phát văn phòng phẩm cho cácphòng ban trong doanh nghiệp

Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật gồm các nhân viên kỹ thuật có nhiệm vụ quan trọng

nhất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Phòng kỹ thuật có nhiệm vụquản lý kho, nhận, giao, lắp đặt và sửa chữa hàng hóa

Phòng kinh doanh: Gồm nhân viên bán hàng, marketing dưới sự kiểm soát của

trưởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ bán hàng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm,dịch vụ cung cấp những thông tin có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ tới kháchhàng Đây chính là khâu quan trọng thúc đẩy sự tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đượcnhanh chóng

2.2 Thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp

2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Trang 28

Phân tích sự biến động và kết cấu Tài sản

Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu tài sản trong giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị: đồng Việt Nam

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản qua giai đoạn 2013 - 2016

Trang 29

2014 2015

2016

TS ngắn hạn

TS dài hạn hạnBiểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản giai đoạn 2014 - 2016

Từ bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy được quy mô tài sản biến động qua 3 nămnhư sau:

Trong giai đoạn 2014 – 2016, ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp tăng dần quacác năm, doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào TSNH và không đầu tư thêm vào TSDH.Nguyên nhân tổng tài sản tăng là do doanh nghiệp tăng đầu tư vào TSNH, cụ thểnăm 2015 tổng tài sản tăng 3.342.882.408 đồng với tỷ lệ 37% so với năm 2014.Năm 2016tăng nhẹ hơn,2.931.032.964 đồng tương đương với 19% so với năm

2015 Doanh nghiệp đang áp dụng chính sách quản lý TSNH theo trường phái thậntrọng, nghĩa là doanh nghiệp tập trung đầu tư vào TSNH nhiều hơn TSDH, ta cũngthấy được điều này qua biểu đồ 2.1 Điều này giúp cho khả năng thanh toán củadoanh nghiệp cao, rủi ro thấp nhưng cũng làm tăng chi phí của việc nắm giữ tiền vàchi phí lưu kho

Ngược lại với TSNH thì TSDH giảm dần qua các năm, cụ thể là năm 2015 giảm80.030.355 đồng (4%) so với năm 2014 và năm 2016 TSDH tiếp tục

Trang 30

giảm423.590.355 đồng tương đương với 25% so với năm 2015, nguyên nhân là dodoanh nghiệp không đầu tư thêm vào TSDH và bị giảm do hao mòn lũy kế củaTSCĐ.

Tài sản ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2015 tiền và các khoản tương đương tiền

tăng 732.024.561 đồng so với năm 2014 tương đương tăng 82% Nguyên nhân củaviệc tăng dự trữ tiền mặt này là để chi tiêu tại chỗ, nhằm tránh rủi ro, tăng khả năngthanh toán nhanh của doanh nghiệp từ đó kéo theo thuận lợi trong việc thanh toánvới các bạn hàng Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên kiểm soát, quản

lý và cân đối các khoản thu chi vì nếu lượng tồn quỹ quá lớn sẽ gây tình trạng ứđọng vốn, giảm khả năng sinh lời

Nhưng trong năm 2016 tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp lạigiảm 237.017.469 đồng so với năm 2015 tương đương với giảm 17%.Sở dĩ tiền giảmnhư vậy là do doanh nghiệp đã đặt hàng với nhà cung cấp Việc dự trữ tiền ở mứcthấp có thể làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.Khiphát sinh mua hàng với chi phí cao phục vụ sản xuất, lượng tiền dự trữ không đủ sẽphải huy động thêm vốn từ các nguồn tín dụng khác sẽ làm phát sinh khoản chi phí

sử dụng vốn, thời gian huy động vốn lâu

Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2015 tăng 330.364.951 đồng so với năm 2014

tương đương với 10%, năm 2016 tăng mạnh hơn 3.007.201.083 đồng tương đươngvới 44% so với năm 2015 Nhìn chung qua 3 năm các khoản phải thu ngắn hạn đềutăng do doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng, thu hút nhiều khách hàng đếnvới doanh nghiệp hơn nhưng đồng thời cũng làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp

Phải thu khách hàng: trong năm 2015 tăng 297.797.121 đồng tương đương với 8%

so với năm 2014 Do năm 2015doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng chokhách hàng để bán được nhiều hàng hơn tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên xem xét

vì cho khách hàng nợ nhiều quá sẽ tăng rủi ro cho doanh nghiệp nhất là thời kì kinh

tế khó khăn như hiện nay khi mà rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản kể cả nhữngdoanh nghiệp lớn

Trang 31

Năm 2016 phải thu khách hàng tiếp tục tăng mạnh 3.039.768.913 đồng tương đương80% so với năm 2015.

Phải thu nội bộ ngắn hạn: chỉ phát sinh trong năm 2015 là 32.567.830 đồng do

doanh nghiệp thu tiền từ bộ phận kỹ thuật

Hàng tồn kho: tăng 2.354.201.891 đồng trong năm 2015 tương đương với 99% so

với năm 2014 Năm 2016 hàng tồn kho tiếp tục tăng nhẹ 3.354.623.319 đồng (8%)

so với năm trước

Do nhu cầu kho tăng, năm 2015 doanh nghiệp đã nhập kho rất nhiều hàng hóa đẩymức dự trữ kho lên cao Lượng hàng tồn kho tăng, doanh nghiệp phải thuê thêmnhân viên để trông kho làm cho chi phí quản lí hàng tồn kho tăng Nhưng đây cũng

là một chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đang hướng đến thịtrường tiêu thụ rộng hơn, ước tính nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn Năm 2016hàng tồn kho của doanh nghiệp chỉ tăng nhẹ là do doanh nghiệp đã có chính sáchquản lý tốt hơn và nới lỏng chính sách tín dụng với khách hàng giúp lượng hàng tồncủa năm 2015 giảm bớt

Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm thuế GTGT được khấu trừ,tăng 6.321.360 đồng

trong năm 2015 tương đương với 7% so với năm 2014.Nguyên nhân là do doanhnghiệp mua nhiều nguyên vật liệu để sản xuất nhưng sản phẩm bán ra không cao.Năm 2016 tiếp tục tăng cao 190.679.330 đồng tương đương với 67%

Tài sản dài hạn:

TSDH của doanh nghiệp chỉ bao gồm tài sản cố định hữu hình,năm 2015 TSCĐ hữuhình giảm 80.030.355 đồng tương đương với 4% so với năm 2014, năm 2016 doanhnghiệp đã trích hết khấu hao cho TSCĐ,tổng TSDH tiếp tục giảm 423.590.355 đồngtương đương với 25% Nguyên nhân của mức giảm đó là do khấu hao luỹ kế của tàisản cố định qua các năm và doanh nghiệp đã không đầu tư thêm một tài sản cố địnhmới nào cũng như không đầu tư thêm vào bất động sản hay tài chính dài hạn Dotình hình kinh doanh có gặp chút khó khăn vậy nên để giải quyết tình hình doanhnghiệp đã không đầu tư nhiều vào TSDH mà đầu tư nhiều sang TSNH để có thểquay vòng vốn nhanh

Trang 32

2.2.1.1 Phân tích sự biến động và kết cấu Nguồn vốn

Bảng 2.2 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: đồng Việt Nam

2 Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối

2.790.961.397 4.840.288.045 1.643.904.458 2.049.326.648

Tổng nguồn vốn 9.049.713.697 12.392.596.105 15.323.629.069 3.342.882.408

Trang 33

Từ bảng số liệu trên ta thấy được quy mô nguồn vốn biến động qua 3 năm như sau:Trong năm 2015 nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 1.293.555.760 đồng tươngđương với 30% so với năm 2014 Sang năm 2016 nợ phải trả tiếp tục tăng3.127.416.551 đồng tương đương với 56% so với năm 2015 Sở dĩ nợ ngắn hạn tăngqua từng năm là do doanh nghiệp đã vay một khoản để đầu tư cho sản xuất kinhdoanh và một phần dùng để trả nợ cho kỳ trước nên đã khiến cho nợ ngắn hạn tăngthêm.

VCSH trong năm 2015 tăng 2.049.326.648 đồng tương đương với 43% so với năm

2014 và giảm nhẹ 196.383.587 đồng trong năm 2016 tương đương với 3% so vớinăm 2015 Trong năm 2015 VCSH tăng là do doanh nghiệp dự kiến giữ lại nguồnlợi nhuận đạt được của mình nhiều hơn để đảm bảo cho những kế hoạch lớn trongthời gian tới Còn trong năm 2016 VCSH giảm nhẹ do doanh nghiệp giữ lại nguồnlợi nhuận đạt được ít hơn so với năm trước và chủ doanh nghiệp có tăng thêm3.000.000.000 đồng vốn góp nên VCSH chỉ giảm nhẹ

Nợ phải trả:

Vay và nợ ngắn hạn: chỉ phát sinh trong năm 2016 là 7.818.050.971 đồng do nhu

cầu vốn của doanh nghiệp tăng thêm và để chi trả cho các khoản nợ, đặc biệt làkhoản phải trả người bán Doanh nghiệp không thể bổ sung bằng nguồn vốn tự có vìthế đã phải đi vay từ các nguồn bên ngoài

Phải trả người bán:là khoản mục chiếm chủ yếu trong nợ phải trả của doanh

nghiệp Năm 2015 khoản mục này tăng 894.990.329 đồng tương đương với 21% sovới năm 2014 Khoản phải trả người bán tăng là do doanh nghiệp chiếm dụng vốncủa nhà cung cấp, việc tăng cường vốn từ khoản chiếm dụng này giúp doanh nghiệphạn chế được các khoản vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nhưngdoanhnghiệp chiếm dụng vốn của người bán quá lâu sẽ dẫn đến việc làm giảm uy tín vớicác nhà cung cấp, doanh nghiệp nên cân nhắc Năm 2016 khoản phải trả người bángiảm mạnh 4.292.068.989 đồng tương đương với 83% so với năm 2015.Nguyênnhân của sự sụt giảm này là do doanh nghiệp đã thanh toán một phần nợ cho ngườibán

Trang 34

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: chỉ phát sinh trong năm 2015 là

398.565.431 đồng do doanh thu bán hàng tăng lên, lượng hàng doanh nghiệp muavào cũng tăng lên Điều này dẫn đến thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng

VSCH:

Vốn đầu tư của chủ sở hữu: trong năm 2015 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh

doanh với số vốn bằng với năm 2014 là 2.000.000.000 đồng, năm 2016 doanhnghiệp đã bổ sung thêm 3.000.000.000 đồng (150%) so với hai năm trước do năm

2015 doanh nghiệp kinh doanh có lời, một phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phốiđược chủ doanh nghiệp bổ sung vào nguồn vốn tự chủ

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: năm 2015 tăng 2.049.326.648 đồng tương

đương với 73% so với năm 2014, doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận cho những kếhoạch lớn trong thời gian tới, chia cổ tức cho các cổ đông, đầu tư, trích lập các quỹ

dự phòng, … Năm 2016 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp giảmmạnh 3.196.383.587 đồng (66%) so với năm 2015 Nguyên nhân của sự sụt giảmnày là do chi phí vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ tăng lên, chi phí cho các đồ dùngvăn phòng, khấu hao,… và chi phí lãi vay tăng lên so với năm trước làm ảnh hưởngtới lợi nhuận của doanh nghiệp

Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn: Cân đối Tài sản – Nguồn vốn trong ngắn hạn:

Nhu cầu VLĐròng là lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần phải tài trợ cho mộtphần tài sản ngắn hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSNH không phải

là tiền) Xác định được nhu cầu VLĐròng giúp cho doanh nghiệp xác định được nhucầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra quyết định thu – chi, quản

lý các khoản phải thu, hàng lưu kho, …

Bảng 2.3 Nhu cầu VLĐ ròng trong giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị: VNĐ

Hàng tồn kho 2.371.516.531 4.725.718.422 5.119.478.797Phải thu khách hàng 3.475.245.545 3.773.042.666 6.812.811.579

Ngày đăng: 17/09/2018, 13:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phân tích tài chính doanh nghiệp của ThS. Ngô Kim Phượng, TS. Lê Thị Thanh Hà, ThS. Lê Mạnh Hưng, ThS. Lê Hoàng Vinh – Trường đại học ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Khác
2. Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính năm 2011 của PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
3. Tài chính doanh nghiệp 2014 – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
4. Tài chính doanh nghiệp căn bản 1 (Lý thuyết, bài tập và bài giải) của TS.Nguyễn Minh Kiều – Trường Đại học Mở TP. HCM và chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Khác
5. Các trang báo mạng: Cafebiz, CafeF, VieGlass, Thời báo tài chính Việt Nam, Tạp chí tài chính Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w