CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 2.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp
2.2 Thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích sự biến động và kết cấu Tài sản
Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu tài sản trong giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị: đồng Việt Nam
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản qua giai đoạn 2013 - 2016
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
2014 -2015
Số tiền %
A. Tài sản ngắn hạn 6.831.839.120 10.254.751.883 13.609.375.202 3.422.912.763 50 I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
897.528.520 1.629.553.081 1.392.535.612 732.024.561 82 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 3.475.245.545 3.805.610.496 6.812.811.579 330.364.951 10 Phải thu khách hàng 3.475.245.545 3.773.042.666 6.812.811.579 297.797.121 8
Phải thu nội bộ ngắn hạn - 32.567.830 - 32.567.830 -
III. Hàng tồn kho 2.371.516.531 4.725.718.422 5.119.478.797 2.354.201.891 99 IV. Tài sản ngắn hạn khác 87.548.524 93.869.884 284.549.214 6.321.360 7 Thuế GTGT được khấu trừ 87.548.524 93.869.884 284.549.214 6.321.360 7 B. Tài sản dài hạn 2.217.874.577 2.137.844.222 1.714.253.867 (80.030.355) (4) I. TSCĐ hữu hình 2.217.874.577 2.137.844.222 1.714.253.867 (80.030.355) (4)
Nguyên giá 2.321.176.357 2.664.736.357 2.664.736.357 343.560.000 15
Giá trị hao mòn lũy kế (103.301.780) (526.892.135) (950.482.490) (423.590.355) (410) Tổng Tài sản 9.049.713.697 12.392.596.105 15.323.629.069 3.342.882.408 37
2014 2015
2016
TS ngắn hạn TS dài hạn hạn
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản giai đoạn 2014 - 2016
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy được quy mô tài sản biến động qua 3 năm như sau:
Trong giai đoạn 2014 – 2016, ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp tăng dần qua các năm, doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào TSNH và không đầu tư thêm vào TSDH.
Nguyên nhân tổng tài sản tăng là do doanh nghiệp tăng đầu tư vào TSNH, cụ thể năm 2015 tổng tài sản tăng 3.342.882.408 đồng với tỷ lệ 37% so với năm 2014.
Năm 2016tăng nhẹ hơn,2.931.032.964 đồng tương đương với 19% so với năm 2015. Doanh nghiệp đang áp dụng chính sách quản lý TSNH theo trường phái thận trọng, nghĩa là doanh nghiệp tập trung đầu tư vào TSNH nhiều hơn TSDH, ta cũng thấy được điều này qua biểu đồ 2.1. Điều này giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao, rủi ro thấp nhưng cũng làm tăng chi phí của việc nắm giữ tiền và chi phí lưu kho.
Ngược lại với TSNH thì TSDH giảm dần qua các năm, cụ thể là năm 2015 giảm 80.030.355 đồng (4%) so với năm 2014 và năm 2016 TSDH tiếp tục
11
%
89
% 25
%
75
%
17
%
83
%
giảm423.590.355 đồng tương đương với 25% so với năm 2015, nguyên nhân là do doanh nghiệp không đầu tư thêm vào TSDH và bị giảm do hao mòn lũy kế của TSCĐ.
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2015 tiền và các khoản tương đương tiền tăng 732.024.561 đồng so với năm 2014 tương đương tăng 82%. Nguyên nhân của việc tăng dự trữ tiền mặt này là để chi tiêu tại chỗ, nhằm tránh rủi ro, tăng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp từ đó kéo theo thuận lợi trong việc thanh toán với các bạn hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên kiểm soát, quản lý và cân đối các khoản thu chi vì nếu lượng tồn quỹ quá lớn sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn, giảm khả năng sinh lời.
Nhưng trong năm 2016 tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp lại giảm 237.017.469 đồng so với năm 2015 tương đương với giảm 17%.Sở dĩ tiền giảm như vậy là do doanh nghiệp đã đặt hàng với nhà cung cấp. Việc dự trữ tiền ở mức thấp có thể làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.Khi phát sinh mua hàng với chi phí cao phục vụ sản xuất, lượng tiền dự trữ không đủ sẽ phải huy động thêm vốn từ các nguồn tín dụng khác sẽ làm phát sinh khoản chi phí sử dụng vốn, thời gian huy động vốn lâu.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2015 tăng 330.364.951 đồng so với năm 2014 tương đương với 10%, năm 2016 tăng mạnh hơn 3.007.201.083 đồng tương đương với 44% so với năm 2015. Nhìn chung qua 3 năm các khoản phải thu ngắn hạn đều tăng do doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng, thu hút nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp hơn nhưng đồng thời cũng làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp.
Phải thu khách hàng: trong năm 2015 tăng 297.797.121 đồng tương đương với 8%
so với năm 2014. Do năm 2015doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng cho khách hàng để bán được nhiều hàng hơn tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên xem xét vì cho khách hàng nợ nhiều quá sẽ tăng rủi ro cho doanh nghiệp nhất là thời kì kinh tế khó khăn như hiện nay khi mà rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản kể cả những doanh nghiệp lớn.
Năm 2016 phải thu khách hàng tiếp tục tăng mạnh 3.039.768.913 đồng tương đương 80% so với năm 2015.
Phải thu nội bộ ngắn hạn: chỉ phát sinh trong năm 2015 là 32.567.830 đồng do doanh nghiệp thu tiền từ bộ phận kỹ thuật
Hàng tồn kho: tăng 2.354.201.891 đồng trong năm 2015 tương đương với 99% so với năm 2014. Năm 2016 hàng tồn kho tiếp tục tăng nhẹ 3.354.623.319 đồng (8%) so với năm trước.
Do nhu cầu kho tăng, năm 2015 doanh nghiệp đã nhập kho rất nhiều hàng hóa đẩy mức dự trữ kho lên cao. Lượng hàng tồn kho tăng, doanh nghiệp phải thuê thêm nhân viên để trông kho làm cho chi phí quản lí hàng tồn kho tăng. Nhưng đây cũng là một chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đang hướng đến thị trường tiêu thụ rộng hơn, ước tính nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn. Năm 2016 hàng tồn kho của doanh nghiệp chỉ tăng nhẹ là do doanh nghiệp đã có chính sách quản lý tốt hơn và nới lỏng chính sách tín dụng với khách hàng giúp lượng hàng tồn của năm 2015 giảm bớt.
Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm thuế GTGT được khấu trừ,tăng 6.321.360 đồng trong năm 2015 tương đương với 7% so với năm 2014.Nguyên nhân là do doanh nghiệp mua nhiều nguyên vật liệu để sản xuất nhưng sản phẩm bán ra không cao.
Năm 2016 tiếp tục tăng cao 190.679.330 đồng tương đương với 67%.
Tài sản dài hạn:
TSDH của doanh nghiệp chỉ bao gồm tài sản cố định hữu hình,năm 2015 TSCĐ hữu hình giảm 80.030.355 đồng tương đương với 4% so với năm 2014, năm 2016 doanh nghiệp đã trích hết khấu hao cho TSCĐ,tổng TSDH tiếp tục giảm 423.590.355 đồng tương đương với 25%. Nguyên nhân của mức giảm đó là do khấu hao luỹ kế của tài sản cố định qua các năm và doanh nghiệp đã không đầu tư thêm một tài sản cố định mới nào cũng như không đầu tư thêm vào bất động sản hay tài chính dài hạn. Do tình hình kinh doanh có gặp chút khó khăn vậy nên để giải quyết tình hình doanh nghiệp đã không đầu tư nhiều vào TSDH mà đầu tư nhiều sang TSNH để có thể quay vòng vốn nhanh.
2.2.1.1 Phân tích sự biến động và kết cấu Nguồn vốn
Bảng 2.2 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
2014 - 2015
Số tiền
A. Nợ phải trả 4.258.752.300 5.552.308.060 8.679.724.611 1.293.555.760 I. Nợ ngắn hạn 4.258.752.300 5.552.308.060 8.679.724.611 1.293.555.760
1. Vay và nợ ngắn hạn - - 7.818.050.971 -
2. Phải trả người bán 4.258.752.300 5.153.742.629 861.673.640 894.990.329 3. Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước
- 398.565.431 - 398.565.431
B. Vốn chủ sở hữu 4.790.961.397 6.840.288.045 6.643.904.458 2.049.326.648 I. Vốn chủ sở hữu 4.790.961.397 6.840.288.045 6.643.904.458 2.049.326.648 1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
2.000.000.000 2.000.000.000 5.000.000.000 0 2. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
2.790.961.397 4.840.288.045 1.643.904.458 2.049.326.648 Tổng nguồn vốn 9.049.713.697 12.392.596.105 15.323.629.069 3.342.882.408
Từ bảng số liệu trên ta thấy được quy mô nguồn vốn biến động qua 3 năm như sau:
Trong năm 2015 nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 1.293.555.760 đồng tương đương với 30% so với năm 2014. Sang năm 2016 nợ phải trả tiếp tục tăng 3.127.416.551 đồng tương đương với 56% so với năm 2015. Sở dĩ nợ ngắn hạn tăng qua từng năm là do doanh nghiệp đã vay một khoản để đầu tư cho sản xuất kinh doanh và một phần dùng để trả nợ cho kỳ trước nên đã khiến cho nợ ngắn hạn tăng thêm.
VCSH trong năm 2015 tăng 2.049.326.648 đồng tương đương với 43% so với năm 2014 và giảm nhẹ 196.383.587 đồng trong năm 2016 tương đương với 3% so với năm 2015. Trong năm 2015 VCSH tăng là do doanh nghiệp dự kiến giữ lại nguồn lợi nhuận đạt được của mình nhiều hơn để đảm bảo cho những kế hoạch lớn trong thời gian tới. Còn trong năm 2016 VCSH giảm nhẹ do doanh nghiệp giữ lại nguồn lợi nhuận đạt được ít hơn so với năm trước và chủ doanh nghiệp có tăng thêm 3.000.000.000 đồng vốn góp nên VCSH chỉ giảm nhẹ.
Nợ phải trả:
Vay và nợ ngắn hạn: chỉ phát sinh trong năm 2016 là 7.818.050.971 đồng do nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng thêm và để chi trả cho các khoản nợ, đặc biệt là khoản phải trả người bán. Doanh nghiệp không thể bổ sung bằng nguồn vốn tự có vì thế đã phải đi vay từ các nguồn bên ngoài.
Phải trả người bán:là khoản mục chiếm chủ yếu trong nợ phải trả của doanh nghiệp. Năm 2015 khoản mục này tăng 894.990.329 đồng tương đương với 21% so với năm 2014. Khoản phải trả người bán tăng là do doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, việc tăng cường vốn từ khoản chiếm dụng này giúp doanh nghiệp hạn chế được các khoản vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nhưngdoanh nghiệp chiếm dụng vốn của người bán quá lâu sẽ dẫn đến việc làm giảm uy tín với các nhà cung cấp, doanh nghiệp nên cân nhắc. Năm 2016 khoản phải trả người bán giảm mạnh 4.292.068.989 đồng tương đương với 83% so với năm 2015.Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do doanh nghiệp đã thanh toán một phần nợ cho người bán.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: chỉ phát sinh trong năm 2015 là 398.565.431 đồng do doanh thu bán hàng tăng lên, lượng hàng doanh nghiệp mua vào cũng tăng lên. Điều này dẫn đến thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng.
VSCH:
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: trong năm 2015 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh với số vốn bằng với năm 2014 là 2.000.000.000 đồng, năm 2016 doanh nghiệp đã bổ sung thêm 3.000.000.000 đồng (150%) so với hai năm trước do năm 2015 doanh nghiệp kinh doanh có lời, một phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được chủ doanh nghiệp bổ sung vào nguồn vốn tự chủ.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: năm 2015 tăng 2.049.326.648 đồng tương đương với 73% so với năm 2014, doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận cho những kế hoạch lớn trong thời gian tới, chia cổ tức cho các cổ đông, đầu tư, trích lập các quỹ dự phòng, … Năm 2016 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp giảm mạnh 3.196.383.587 đồng (66%) so với năm 2015. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do chi phí vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ tăng lên, chi phí cho các đồ dùng văn phòng, khấu hao,… và chi phí lãi vay tăng lên so với năm trước làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn: Cân đối Tài sản – Nguồn vốn trong ngắn hạn:
Nhu cầu VLĐròng là lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần phải tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSNH không phải là tiền). Xác định được nhu cầu VLĐròng giúp cho doanh nghiệp xác định được nhu cầu về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra quyết định thu – chi, quản lý các khoản phải thu, hàng lưu kho, …
Bảng 2.3 Nhu cầu VLĐròng trong giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Hàng tồn kho 2.371.516.531 4.725.718.422 5.119.478.797 Phải thu khách hàng 3.475.245.545 3.773.042.666 6.812.811.579
Nợ phải trả ngắn hạn 4.258.752.300 5.552.308.060 8.679.724.611 Nhu cầu VLĐròng 1.588.009.776 2.946.453.028 3.252.565.765 Qua giai đoạn 2014 – 2016 ta thấy được nhu cầu VLĐròng của doanh nghiệp luôn dương, tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 tăng lên 1.358.443.252 đồng so với năm 2014 và tiếp tục tăng thêm 306.112.737 đồng trong năm 2016. Từ đó ta thấydoanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài , doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Nhu cầu VLĐròng tăng đều qua các năm là do doanh nghiệp tăng đầu tư vào hàng tồn kho, thay đổi chính sách bán hàng, chiết khấu cho khách hàng.
Cân đối Tài sản – Nguồn vốn trong dài hạn:
VLĐròng phản ánh khả năng đảm bảo chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng TSNH. Trong giai đoạn 2014 – 2016 VLĐròng thay đổi như sau:
Bảng 2.4 Tình hình VLĐròng trong giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tài sản ngắn hạn 6.831.839.120 10.254.751.883 13.609.375.202 Nợ ngắn hạn 4.258.752.300 5.552.308.060 8.679.724.611 VLĐròng 2.573.086.820 4.702.443.823 4.929.650.591
Năm 2015 VLĐròng tăng 2.129.357.003 đồng so với năm 2014, năm 2016 tăng 227.206.768đồng so với năm 2015. Qua 3 năm VLĐròng đều dương và tăng đều qua các năm,điều này cho thấy doanh nghiệp đảm bảo cân đối giữa tài sản với nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một phần TSNH luôn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Qua 3 năm, ta cũng thấy được khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng TSNH luôn được đảm bảo, doanh nghiệp không phải huy động nguồn tài trợ từ bên ngoài.
So sánh nhu cầu vốn lưu động ròng với VLĐròng: Bảng 2.5 So sánh VLĐ ròng với nhu cầu VLĐ ròng Đơn vị: đồng Việt nam
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 VLĐròng (1) 2.573.086.820 4.702.443.823 4.929.650.591 Nhu cầu VLĐròng (2) 1.588.009.776 2.946.453.028 3.252.565.765 Chênh lệch (1) – (2) 985.077.044 1.755.990.795 1.677.084.826 Trong giai đoạn 2014 – 2016, chênh lệch giữa VLĐròng và Nhu cầu VLĐròngđều lớn hơn 0. Điều này cho thấy nguồn VLĐròng đủ để tài trợ cho nhu cầu VLĐròng. Đây là cân bằng tài chính tốt và có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên VLĐròng lớn cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tìm kiếm và phát triển hết các cơ hội tiềm năng của mình.
Phân tích tạo vốn – sử dụng vốn:
Bảng 2.6 Bảng diễn biến nguồn vốn và sử dụng trong giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị: đồng Việt Nam
Diễn giải
2014 - 2015 2015 - 2016
Tạo vốn Sử dụng vốn Tạo vốn Sử dụng vốn Tài Sản
2. Tiền 732.024.561 237.017.469
3. Phải thu khách hàng 297.797.121 3.039.768.913
4. Phải thu nội bộ ngắn hạn
32.567.830 32.567.830 -
5. Hàng tồn kho 2.354.201.891 393.760.375
6. Thuế GTGT được khấu trừ
6.321.360 190.679.330
7. TSCĐ 80.030.355 423.590.355 -
Nguồn vốn
8. Vay và nợ ngắn hạn - - 7.818.050.971
9. Phải trả người bán 894.990.329 4.292.068.989
10. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
398.565.431 - - 398.565.431
11. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
- - 3.000.000.000 -
12. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
2.049.326.648 3.196.383.587
Tổng cộng 3.422.912.763 3.422.912.763 11.511.226.625 11.511.226.625 Trong giai đoạn 2014 - 2015 diễn biến nguồn vốn của doanh nghiệp như sau
Tạo vốn:
Doanh nghiệp đã tạo vốn chủ yếu từ việc tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 2.049.326.648 đồng chiếm 60%, ngoài ra còn tập trung vào tăng khoản phải trả người bán chiếm 26%, tăng thuế và các khoản phải nộp nhà nước 398.565.431 đồng chiếm 12% và giảm TSCĐ do khấu hao lũy kế của tài sản.
Sử dụng vốn:
Doanh nghiệp đã sử dụng vốn tạo được vào các khoản mục sau: khoản phải thu khách hàng 297.797.121đồng chiếm 9% tổng vốn sử dụng trong kỳ, tiền mặt tăng 732.024.561 đồng chiếm 21%, khoản phải thu nội bộ ngắn hạn 32.567.830 đồng (1%), dự trữ thêm hàng tồn kho là 2.354.201.891 đồng (69%), thuế GTGT được khấu trừ 6.321.360 đồng chiếm 0,18%.
Như vậy doanh nghiệp đầu tư vốn để mở rộng sản xuất (tăng mức dự trữ hàng tồn kho), ngoài ra còn tăng việc nắm giữ tiền mặt đảm bảo cho việc thanh toán và tự chủ tài chính của doanh nghiệp.Để tài trợ cho đầu tư doanh nghiệp đã huy động nguồn vốn từ bên ngoài, như chiếm dụng vốn của người bán hay sử dụng nguồn vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh như lợi nhuận sau thuế chưa phân phối… Sở dĩ doanh nghiệp phải huy động vốn từ bên ngoài là do doanh nghiệp không tăng thêm VSCH dẫn đến không đủ để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp nên chú ý khi chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp, vì nếu thời gian chiếm dụng quá lâu sẽ khiến doanh nghiệp bị giảm uy tín.
Trong giai đoạn 2015 - 2016 nguồn vốn của doanh nghiệp có diễn biến như sau:
Tạo vốn:
Doanh nghiệp tiếp tục tạo vốn bằng việc tăng dự trữ tiền mặt là 237.017.469 đồng, tăng khoản phải thu nội bộ ngắn hạn, giảm TSCĐ, tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu đồng thời vay nợ ngắn hạn từ bên ngoài.
Sử dụng vốn:
Doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn vốn tạo được để tài trợ cho các mục sau: thay đổi chính sách tín dụng với khách hàng khiến cho khoản phải thu khách hàng tăng lên, dự trữ kho nhiều hơn, thuế GTGT được khấu trừ tăng, mua chịu hàng hóa, trả nợ thuế cho Nhà nước và giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Như vậy trong năm 2016 doanh nghiệp đã sử dụng vốn để nới lỏng tín dụng cho khách hàng, thu hút thêm khách hàng đến với doanh nghiệp nhưng lại khiến vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng dẫn đến mất cơ hội đầu tư. Không chỉ vậy doanh nghiệp còn tăng đầu tư vào kho, giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng nhưng cũng làm tăng chi phí dự trữ cho hàng tồn kho. Doanh nghiệp cũng sử dụng vốn để trả một phần nợ cho người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Để tài trợ cho những điều trên thì doanh nghiệp đã tăng VCSH, vay vốn từ bên ngoài. Nhưng vốn vay từ bên ngoài chiếm tỷ trọng nhiều hơn VCSH khiến cho doanh nghiệp tăng các khoản nợ ngắn hạn, việc nắm giữ tiền lại giảm xuống, các TSNH cũng giảm khiến cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.7 Bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
2014 - 2015 Số tiền 1. Doanh thu thuần 26.458.142.085 26.952.356.600 36.613.354.080 494.214.515 2. Giá vốn hàng bán 20.788.524.572 21.565.792.526 29.667.442.072 777.267.954 3. Lợi nhuận gộp 5.669.617.513 5.386.564.074 6.945.912.008 (283.053.439) 4. Doanh thu hoạt động tài
chính 81.457.520 10.346.721 - (71.110.799)
5. Chi phí tài chính - 83.426.733 808.608.565 -
6. Chi phí bán hàng 987.520.001 1.056.720.546 2.277.158.832 69.200.545 7. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 1.245.714.122 1.524.327.985 1.672.812.000 278.613.863
8. Lợi nhuận thuần từ hđkd 3.517.840.910 2.732.435.531 2.187.332.611 (785.405.379)
9. Thu nhập khác 203.440.952 - 4.540.000 -
10. Chi phí khác - - - -
11. Tổng lợi nhuận trước thuế
3.721.281.862 2.732.435.531 2.191.872.611 (988.846.331) 12. Thuế TNDN 930.320.466 683.108.883 547.968.153 (247.211.583) 13. Lợi nhuận sau thuế 2.790.961.396 2.049.326.648 1.643.904.458 (741.634.748)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Trong năm 2015, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 494.214.515 đồng tương ứng tăng với tỷ lệ 2% so với năm 2014. Năm 2016 tăng mạnh lên 9.660.997.480 đồng tương đương với 36% so với năm 2015.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nguyên nhân chính là do doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng, tăng cường chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán với khách hàng khiến cho lượng hàng bán ra tăng lên, thu hút nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tăng cường kí kết các hợp đồng thi công cho các công trình xây dựng.
Năm 2015 chỉ tăng nhẹ so với năm trước là do doanh nghiệp vẫn còn hạn chế các chính sách tín dụng đối với khách hàng, năm 2016 doanh thu đã tăng lên đáng kể do doanh nghiệp đã cải thiện chất lượng và tăng cường dịch vụ cũng như thay đổi các chính sách với khách hàng.
Giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán năm 2015 tăng 777.267.954 đồng tương đương với 4% so với năm 2014 và năm 2016 tăng 8.101.649.546 đồng tương đương với 38% so với năm 2015. Năm 2015 tăng nhẹ so với 2014 do một lượng hàng hóa bị trả lại do kém chất lượng. Năm 2016 giá vốn tăng lên đáng kể do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tăng làm cho sản lượng hàng hóa bán ra tăng nên giá vốn hàng bán cũng vì thế mà tăng lên. Mặt khác do giá hàng hóa thu mua đầu vào tăng cũng đẩy giá vốn hàng hóa doanh nghiệp tăng một lượng lớn so với năm trước.
Lợi nhuận gộp:
Lợi nhuận gộp trong năm 2015 giảm so với năm 2014. Lợi nhuận gộp năm 2015 giảm283.053.439 đồng so với năm 2014 tương ứng với mức giảm 5% do trong năm 2015. Do một phần nhỏ số lượng hàng bán bị trả lại làm tăng giá vốn đã khiến cho doanh thucủa doanh nghiệp giảm xuống một lượng tương ứng. Để tránh tình trạng này doanh nghiệp nên chú ý tới việc tìm nhà cung cấp các sản phẩmchất lượng hơn với giá cả phải chăng và tăng cường đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, cũng như kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi đưa đến tay khách hàng. Năm