sáng kiến kinh nghiệm tin học giúp học sinh luyện gõ 10 ngón tốt

11 567 3
sáng kiến kinh nghiệm tin học giúp học sinh luyện gõ 10 ngón tốt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhận xét đánh giá của HĐKHGD Nhà trường :  Tác dụng của SKKN:  Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học :  Hiệu quả:  Xếp loại: Mộc Hóa, ngày . . . . tháng . . . năm 2011 CT.HĐKHGD  Nhận xét đánh giá của HĐKHGD Phòng Giáo dục và Đào tạo:  Tác dụng của SKKN:  Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học :  Hiệu quả:  Xếp loại: Mộc Hóa, ngày . . . . tháng . . . năm 2011 CT.HĐKHGD  Nhận xét đánh giá của HĐKHGD Sở Giáo dục và Đào tạo:  Tác dụng của SKKN:  Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học :  Hiệu quả:  Xếp loại: Mộc Hóa, ngày . . . . tháng . . . năm 2011 CT.HĐKHGD MỤC LỤC  I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 4 1 Đặt vấn đề 4 2 Mục đích đề tài 4 3 Lịch sử đề tài 5 4 Phạm vi đề tài 5 II NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM: 5 1 Thực trạng đề tài 5 2 Nội dung cần giải quyết 5 3 Biện pháp giải quyết 6 4 Kết quả chuyển biến của đối tượng 9 III KẾT LUẬN: 10 1 Tóm lược giải quyết 10 2 Phạm vi, đối tượng áp dụng 10 3 Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện 11 I Lý do chọn đề tài: 1 Đặt vấn đề: Ngày nay, ta có thể xếp công nghệ thông tin vào hệ thống các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật mũi nhọn hoặc then chốt có tốc độ phát triển nhanh, khả năng vận dụng vào thực tiễn hết sức nhanh chóng, do đó khả năng bộc lộ hiệu quảhậu quả cũng nhanh chóng và khá rõ ràng. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin trải rộng trên toàn cầu, trong mọi hoạt động của xã hội và thâm nhập khá sâu vào các ngành khác và dần dần tri thức về công nghệ thông tin có thể trở thành thước đo năng lực sử dụng cho con người hiện đại. Với thế hệ đang là học sinh tiểu học thì môn Tin học bước đầu giúp các học sinh làm quen với máy tính, biết sử dụng máy tính. Dần dần, máy tính sẽ là công cụ học tập, làm việc, giải trí và là người bạn luôn gắn bó trong suốt cuộc đời của các em. Trong tương lai, hình thù, kích thước, tính năng và cách sử dụng máy tính sẽ còn nhiều thay đổi nhưng những kĩ năng và tư thế làm việc với chiếc máy tính lúc này là hết sức quan trọng. Nếu không được đặt vào khuôn phép đúng, để mặc học sinh tiểu học phát triển một cách tùy tiện, đến khi trở thành một tật xấu sẽ khó sửa chữa, ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng học tập, làm việc sau này của các em. Do vậy, ngay từ những buổi đầu tiếp xúc với máy tính, tôi luôn lưu tâm tới cách đặt máy, tư thế ngồi đúng, gõ phím đúng, cầm chuột đúng,… Một trong những kĩ năng cần rèn luyện trong giai đoạn này là kĩ năng gõ bàn phím bằng mười ngón tay. Hiện nay, nhiều người không gõ được bàn phím bằng mười ngón tay nên tốc độ gõ chậm và rất mau mỏi các khớp ngón tay. Chúng ta không đồng nhất việc học tin học với khả năng gõ nhanh bằng mười ngón tay, nhưng việc học sinh gõ bằng mười ngón ngay từ buổi đầu làm quen với máy tính cũng rất quan trọng trong việc rèn luyện tư thế làm việc đúng đắn, khoa học. Là giáo viên tin học, tôi thật sự trăn trở với vấn đề: Dạy như thế nào để học sinh luyện gõ mười ngón tốt ở trường tiểu học. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba luyện gõ tốt 10 ngón”. 2 Mục đích đề tài: Viêc học sinh gõ bàn phím bằng 10 ngón tay đúng qui tắc sẽ giúp tăng tốc độ gõ, các khớp tay sẽ không bị mỏi. Đồng thời, việc học sinh gõ bằng mười ngón ngay từ buổi đầu làm quen với máy tính sẽ giúp các em rèn luyện tư thế làm việc đúng đắn, khoa học tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng học tập, làm việc sau này của các em. Do vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba luyện gõ tốt 10 ngón”. 3 Lịch sử đề tài: Đề tài này có thể quen thuộc với nhiều giáo viên Tin học. Tuy nhiên, với tôi một giáo viên mới thì đây là lần đầu tiên tôi thực hiện đề tài này. Năm học 2010 – 2011 là năm thứ 2 tôi được phân công dạy môn Tin học lớp 3 ở trường Tiểu học Thị trấn Mộc Hóa. Qua quá trình giảng dạy trong năm học 2009 – 2010, tôi nhận thấy học sinh còn vấp phải nhiều lỗi khi gõ bàn phím. Việc sửa sai cho học sinh đòi hỏi phải có thời gian lâu dài. Bằng những kinh nghiệm của mình qua một năm giảng dạy, những kinh nghiệm học hỏi từ đồng nghiệp, nghiên cứu sách vở, học hỏi qua internet,…, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba luyện gõ tốt 10 ngón”. 4 Phạm vi đề tài: Đề tài này tôi thực hiện trên đối tượng học sinh khối Ba của trường Tiểu học Thị trấn Mộc Hóa do tôi phụ trách. II Nội dung giải quyết: 1 Thực trạng đề tài: Năm học 2010 – 2011 tôi được phân công giảng dạy môn Tin học cho học sinh khối Ba của trường. Trường có 5 lớp khối Ba với 17076 học sinh. Qua tìm hiểu, tôi biết được các em có hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập khác nhau. Do môn Tin học, là một môn học còn khá mới mẻ và việc học tập phụ thuộc nhiều vào điều kiện học tập (máy tính) nên việc tìm hiểu kĩ năng sử dụng máy tính và điều kiện học tập là hết sức quan trọng. Qua khảo đầu năm về việc gõ bàn phím, tôi nhận kết quả cụ thể như sau: Học sinh Lớp Có máy tính Đã sử dụng bàn phím Gõ đúng qui tắc Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 3C1 1036 27,78 1336 31,11 0 0 3C2 1735 48,57 2135 60 0 0 3C3 435 11,43 735 20 0 0 3C4 329 10,34 729 24,14 0 0 3C5 835 22,86 1235 34,29 0 0 2 Nội dung cần giải quyết: Để học sinh có thể gõ bàn phím tốt bằng 10 ngón tay theo đúng qui tắc thì phải giải quyết 2 nội dung sau: a Cách đặt tay trên bàn phím. b Quy tắc gõ. 3 Biện pháp giải quyết:  Đối với giáo viên: a Cách đặt tay trên bàn phím: Để học sinh có thể đặt tay trên bàn phím việc đầu tiên tôi làm là giới thiệu cho học sinh các ngón tay trên bàn tay. Việc giới thiệu cho học sinh các ngón tay trên bàn tay sẽ giúp cho học sinh học tốt cách đặt tay trên bàn phím và qui tắc gõ. Muốn đặt tay đúng trên bàn phím thì việc nhắc lại 2 phím có gai F và J là việc tiếp theo phải làm vì đây là vị trí đặt 2 ngón trỏ. Đây là bước quan trọng, bởi lẽ học sinh có đặt đúng 2 ngón trỏ thì mới có thể đặt tay trên bàn phím đúng. Do 2 phím có gai là 2 phím không có trong bảng chữ cái tiếng Việt nên khi nhắc lại 2 phím này, chúng ta lưu ý cho học sinh nhắc lại nhiều lần để các em khắc sâu. Sau khi học sinh đã đặt được 2 ngón trỏ thì bước tiếp theo là không quá khó. Tôi chỉ cần lưu ý học sinh là sau khi đặt 2 ngón trỏ lên 2 phím có gai rồi thì các ngón còn lại đặt bên cạnh, còn 2 ngón cái đặt trên phím cách. Tôi sử dụng hình ảnh để giới thiệu cách đặt tay trên bàn phím cho học sinh. Với hình ảnh trực quan thì học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu bài tốt hơn. Hình 1: Cách đặt tay trên bàn phím Ở mỗi bài học sau, tôi luôn hỏi học sinh cách đặt tay trên bàn phím, bởi đây là phần quan trọng, học sinh phải đặt tay đúng trên bàn phím thì mới có thể gõ bàn phím đúng qui tắc bằng 10 ngón tay. b Quy tắc gõ: Trong bài 1, bước đầu chỉ nên yêu cầu học sinh gõ tám phím xuất phát, sau đó mở rộng ra phím cách và cuối cùng mới thực hành đến các phím G và H. Khi tập gõ các phím G và H, tôi luôn lưu ý các em vươn ngón tay trỏ ra để gõ, nhưng khi gõ xong phải đưa ngay các ngón tay về các phím F và J. Hình 2: Cách gõ các phím ở hàng cơ sở Với các bài 2, 3 và 4, trước khi giới thiệu cách gõ các phím ở hàng trong bài học mới (hàng trên, hàng dưới và phím số) nên bắt đầu bằng cách ôn luyện gõ các phím trên các hàng đã học. Tiếp theo là luyện gõ chỉ các phím trong bài học mới và cuối cùng mới kết hợp các phím ở các hàng đã học. Tôi luôn lưu ý các em gõ xong phải đưa các ngón tay về các phím xuất phát tương ứng. Tôi sử dụng các hình ảnh để giới thiệu các phím tương ứng với các ngón tay cho học sinh. Với hình ảnh trực quan thì học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu bài tốt hơn. Hình 3: Cách gõ các phím ở hàng trên Hình 4: Cách gõ các phím ở hàng dưới Hình 5: Cách gõ các phím ở hàng phím số Hình 6: Cách gõ các phím ở các hàng Ở mỗi bài học, tôi trình bày ngắn gọn cách đặt tay trên bàn phím, bởi đây là phần quan trọng, học sinh phải đặt tay đúng trên bàn phím thì mới có thể gõ bàn phím đúng qui tắc bằng 10 ngón tay. Sau khi học sinh đã đặt tay đúng trên bàn phím, tôi cho học sinh luyện gõ bằng phần mềm soạn thảo. Có thể dùng một trong các phần mềm WordPad, NotePad hoặc Word, tuy nhiên tôi sử dụng phần mềm Word vì sau này các em sẽ học soạn thảo văn bản bằng Word. Trước hết tôi để học sinh làm quen với màn hình soạn thảo của Word và gõ tự do. Sau đó tôi đưa ra các nhóm chữ kết hợp với dấu cách đã chuẩn bị sẵn để các em gõ theo yêu cầu. Lưu ý rằng các từ trong bài 1 chỉ nên bao gồm các chữ gõ được bằng các phím trên hàng cơ sở và phím cách.Với bài 2 các từ chỉ bao gồm các chữ gõ được từ các phím ở hàng cơ sở và hàng trên, với bài 3 mở rộng thêm hàng dưới và với bài 4 bao gồm cả bốn hàng phím. Có thể chưa đặt ra yêu cầu các em xóa khi gõ sai, nếu học sinh phát hiện đã gõ sai chỉ yêu cầu các em gõ dấu cách và gõ cho đến khi được nhóm chữ đúng. Bên cạnh việc cho học sinh luyện gõ bằng phần mềm soạn thảo, tôi cho học sinh luyện gõ theo phần mềm Mario Teaches Typing (Mario dạy gõ phím, gọi tắt là Mario). Phần mềm được viết dựa trên hình ảnh của Mario, một nhân vật nổi tiếng trong trò chơi điện tử và phim hoạt hình của hãng sản xuất trò chơi Nintendo (Nhật Bản). Với những hình ảnh trực quan, phần mềm sẽ hướng dẫn cho các em cách gõ đúng ngón tay và làm tăng sự hứng thú trong học tập. Lưu ý chúng ta không yêu cầu học sinh gõ nhanh, nhưng phải gõ chính xác các phím ứng với từng ngón tay. Tại bước này chúng ta không để học sinh vì muốn nhanh mà dùng ngón tay khác để gõ phím. Chúng ta cần lưu ý các em rằng nếu chưa gõ kịp, các phím sẽ dừng lại. Vì vậy không nên vội vàng gõ làm tăng số phím gõ sai mà cần bình tĩnh dùng ngón tay tương ứng để gõ chính xác các phím trên bàn phím. Trong chương trình Tin học cấp Tiểu học, phần luyện gõ bàn phím sẽ được học trong suốt ba năm học. Đây chỉ là phần đầu tiên, yêu cầu đối với học sinh mới ở mức nhận biết và bước đầu có ý thức cần luyện tập gõ phím bằng mười ngón tay. Yêu cầu gõ phím chính xác đặt cao hơn yêu cầu gõ nhanh. Để đạt được kết quả tốt nhất, tôi luôn yêu cầu các em phải thường xuyên luyện tập.  Đối với học sinh: a Cách đặt tay trên bàn phím: Để đặt tay đúng trên bàn phím thì học sinh phải biết được các ngón tay trên bàn tay và nhớ được 2 phím có gai F và J. Sau khi biết được các ngón tay trên bàn tay và nhớ được 2 phím có gai F và J thì học sinh phải nhớ được cách đặt tay trên bàn phím. b Quy tắc gõ: Khi đã đặt tay trên bàn phím thì học sinh phải nắm được qui tắc gõ và khi gõ xong phải đưa các ngón tay về các phím xuất phát tương ứng. Học sinh phải thường xuyên luyện tập để có hiệu quả cao. Học sinh không được nôn nóng, vội vàng trong bước đầu luyện tập mà cần bình tĩnh dùng ngón tay tương ứng để gõ chính xác các phím trên bàn phím. 4 Kết quả chuyển biến của đối tượng: Bằng những kinh nghiệm của mình qua một năm giảng dạy, những kinh nghiệm học hỏi từ đồng nghiệp, nghiên cứu sách vở, học hỏi qua internet,…, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm nêu trên trong quá trình dạy học và tôi nhận thấy học sinh đã đặt tay đúng trên bàn phím và gõ đúng qui tắc bằng 10 ngón tay. Cụ thể, kết quả như sau: Học sinh Lớp Luyện gõ tốt Luyện gõ chưa được tốt Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 3C1 32 88,89 4 11,11 3C2 30 85,71 5 14,29 3C3 30 85,71 5 14,29 3C4 25 86,21 4 13,79 3C5 29 82,86 6 17,14 III Kết luận: 1 Tóm lượt giải pháp:  Đối với giáo viên: a Cách đặt tay trên bàn phím:  Giới thiệu cho học sinh các ngón tay trên bàn tay.  Nhắc lại 2 phím có gai.  Đặt 2 ngón trỏ lên 2 phím có gai trước rồi các ngón còn lại đặt bên cạnh.  Sử dụng hình ảnh để giới thiệu cách đặt tay trên bàn phím cho học sinh.  Nhắc lại cách đặt tay trên bàn phím ở mỗi bài học sau. b Quy tắc gõ:  Trong bài 1, bước đầu chỉ nên yêu cầu học sinh gõ tám phím xuất phát, sau đó mở rộng ra phím cách và cuối cùng mới thực hành đến các phím G và H.  Với các bài 2, 3 và 4, trước khi giới thiệu cách gõ các phím ở hàng trong bài học mới nên bắt đầu bằng cách ôn luyện gõ các phím trên các hàng đã học. Tiếp theo là luyện gõ chỉ các phím trong bài học mới và cuối cùng mới kết hợp các phím ở các hàng đã học. Luôn luôn lưu ý các em gõ xong phải đưa các ngón tay về các phím xuất phát tương ứng.  Sử dụng các hình ảnh để giới thiệu các phím tương ứng với các ngón tay cho học sinh.  Trình bày ngắn gọn cách đặt tay trên bàn phím ở mỗi tiết học.  Cho học sinh luyện gõ bằng phần mềm soạn thảo Word.  Cho học sinh luyện gõ theo phần mềm Mario Teaches Typing (gọi tắt là Mario).  Yêu cầu gõ phím chính xác đặt cao hơn yêu cầu gõ nhanh.  Yêu cầu các em phải thường xuyên luyện tập.  Đối với học sinh: a Cách đặt tay trên bàn phím:  Biết được các ngón tay trên bàn tay và nhớ được 2 phím có gai F và J.  Phải nhớ được cách đặt tay trên bàn phím. b Quy tắc gõ:  Phải nắm được qui tắc gõ và khi gõ xong phải đưa các ngón tay về các phím xuất phát tương ứng.  Phải thường xuyên luyện tập.  Không được nôn nóng, vội vàng trong bước đầu luyện tập. 2 Phạm vi, đối tượng áp dụng: Áp dụng cho học sinh khối Ba của trường tôi đang dạy và có thể áp dụng cho tất cả khối lớp Ba ở các trường khác cũng có điều kiện như trường tôi. 3 Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện: Nhà trường tham mưu với cấp lãnh đạo Phòng Giáo dục trang bị thêm máy tính mới thay thế cho những máy đã xuống cấp và đảm bảo 2 học sinhmột máy tính. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi. Mong Hội đồng khoa học trường và Hội đồng khoa học ngành góp ý. Người thực hiện Phạm Thị Cẩm Linh

... để học sinh luyện gõ mười ngón tốt trường tiểu học Vì vậy, định chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba luyện gõ tốt 10 ngón 2/ Mục đích đề tài: Viêc học sinh gõ bàn phím 10 ngón. .. cách gõ ngón tay làm tăng hứng thú học tập Lưu ý không yêu Phạm Thị Cẩm Linh Trường Tiểu học Thị Trấn Mộc Hóa Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba luyện gõ tốt 10 ngón cầu học sinh gõ. .. phím: Để học sinh đặt tay bàn phím việc làm giới thiệu cho học sinh ngón tay bàn tay Việc giới thiệu cho học sinh ngón tay bàn tay giúp cho học sinh học tốt cách đặt tay bàn phím qui tắc gõ Muốn

Ngày đăng: 13/09/2018, 14:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan