sáng kiến kinh nghiệm tin học một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phần mềm logo

16 1.5K 18
sáng kiến kinh nghiệm tin học một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phần mềm logo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhận xét đánh giá của HĐKHGD Nhà trường:Tác dụng của SKKN:Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học :Hiệu quả:Xếp loại:Kiến Tường, ngày . . . . tháng . . . năm 2015CT.HĐKHGD  Nhận xét đánh giá của HĐKHGD Phòng Giáo dục và Đào tạo:Tác dụng của SKKN:Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học :Hiệu quả:Xếp loại:Kiến Tường, ngày . . . . tháng . . . năm 2015CT.HĐKHGD MỤC LỤCI Lý do chọn đề tài:31 Đặt vấn đề:32 Mục đích đề tài:53 Lịch sử đề tài:54 Phạm vi đề tài:5II Nội dung giải quyết:61 Thực trạng đề tài:62 Nội dung cần giải quyết:63 Biện pháp giải quyết:64 Kết quả chuyển biến của đối tượng:12III Kết luận:131 Tóm lượt giải pháp:132 Phạm vi, đối tượng áp dụng:143 Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện:14 I Lý do chọn đề tài:1 Đặt vấn đề:Logo là một ngôn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ máy tính, xuất phát từ ngôn ngữ LISP, ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Logo là ngôn ngữ để học. Để hỗ trợ thực hiện quá trình học và suy nghĩ bằng cách khuyến khích học sinh tìm tòi khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và khá chặt chẽ.Ở lớp 4 và lớp 5 học sinh mới được làm quen với phần mềm này và đây cũng là lần đầu tiên học sinh được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Đặc biêt, năm học lớp Năm là năm học mà các em được học những từ khóa, cú pháp nâng cao mở rộng hơn nhiều so với năm học lớp Bốn. Bởi vậy, việc dạy như thế nào để học sinh lớp Năm phát triển tư duy suy nghĩ, đồng thời khuyến khích các em tự tìm tòi khám phá, từ đó tạo tiền đề để giúp các em học tốt lập trình cho các cấp học sau này là vấn đề mà tôi luôn quan tâm. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm học tốt phần mềm Logo”.2 Mục đích đề tài:Ở năm học lớp Năm, các em bắt đầu được học những kến thức mở rộng, nâng cao hơn của phần mềm Logo. Bởi đây là những kiến thức tiền đề để các em tiếp tục học tốt ngôn ngữ lập trình, và nó cũng giúp các em phát triển khả năng tư duy sáng tạo, tìm tòi khám phá trong học tập. Chính vì sự quan trọng của các nội dung kiến thức này mà tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm học tốt phần mềm Logo” để giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận những kiến thức từ đó học tốt phần mềm Logo.3 Lịch sử đề tài:Đây là một đề tài mới, do kinh nghiệm của bản thân và thực tế giảng dạy mà tôi nghiên cứu nhằm giúp học sinh lớp Năm học tốt phần mềm Logo.4 Phạm vi đề tài:Đề tài này được áp dụng trên đối tượng học sinh lớp Năm của trường Tiểu học Nguyễn Tấn Kiều do tôi phụ trách giảng dạy.II Nội dung giải quyết:1 Thực trạng đề tài:Năm học 2014 – 2015 tôi được phân công giảng dạy môn Tin học cho học sinh khối Năm của trường Tiểu học Nguyễn Tấn Kiều. Trường có 5 lớp khối Năm với 17076 học sinh nữ. Qua khảo sát kiến thức phần mềm Logo đã học ở lớp Bốn, tôi nhận kết quả cụ thể như sau:Học sinhLớpĐạtChưa đạtSố lượngTỉ lệ %Số lượngTỉ lệ %5Đ1103627,78133631,115Đ2173548,572135605Đ343511,43735205Đ432910,3472924,145Đ583522,86123534,292 Nội dung cần giải quyết:Lớp Năm là năm học thứ hai mà các em học phần mềm Logo. Từ kinh nghiệm của bản thân và qua học tập bạn bè, đồng nghiệp tôi xin đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh lớp Năm học tốt phần mềm Logo như sau:1 Nhắc lại một số kiến thức quan trọng đã học ở lớp Bốn.2 Giúp học sinh sử dụng tốt câu lệnh lặp lồng nhau.3 Cho học sinh hiểu thế nào là “Thủ tục” trong logo.4 Giúp học sinh làm tốt các bài tập phức tạp.3 Biện pháp giải quyết:a Nhắc lại một số kiến thức quan trọng đã học ở lớp Bốn:Một số lệnh đã họcChú thíchFD nRùa đi thẳng vẽ ra một đoạn n.BK nRùa đi lùi vẽ ra một đoạn n.RT xRùa quay phải một gốc x độ.LT xRùa quay trái một gốc x độ.PURùa nhấc bút.PDRùa hạ bút.CSXóa màn hình, rùa quay về vị trí xuất phát.REPEAT nCâu lệnh cần lặp lạiLặp lại câu lệnh n lần.Ta nhận thấy khi bắt đầu một chương học mới mà kiến thức tiếp tục kiến thức cũ đã học thì bài học đầu tiên của chương luôn là bài “Bài 1: Những gì em đã biết”. Tuy nhiên đối với phần mềm Logo thì bài đầu tiên lại là “Bài 1: Tiếp tục câu lệnh lặp” cho nên theo tôi việc tính toán thời gian, lồng ghép cho các em nhắc lại các câu lệnh đã học là hết sức cần thiết để các em dễ dàng tiếp thu kiến thức mới.Cùng với việc nhắc lại các câu lệnh thì khi giới thiệu lệnh quay cho học sinh, chúng ta cũng nên nhắc lại khái niệm về độ lớn của góc quay.Ví dụ một số hình và góc mà các em thường gặp như sau:Góc bẹt: 180o Góc vuông: 90o Số đo mỗi góc của tam giác đều: 60o Số mỗi góc của lục giác đều: 120o Cách xác định số đo một góc từ góc đã biết (với hình mũi tên là hướng của Rùa) Việc tính toán, lồng ghép nhắc lại các câu lệnh và số đo của một góc sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức mới.b Giúp học sinh sử dụng tốt câu lệnh lặp lồng nhau:Để bắt đầu giới thiệu câu lệnh lặp lồng nhau, tôi cho học sinh nhắc lại cấu trúc của lệnh lặp.Repeat nCâu lệnh cần lặp lạiTrong đó n là số lần lặp.Sau đó tôi giới thiệu câu lệnh lặp lồng nhau từ đơn giản đến phức tạp.Đầu tiên tôi giới thiệu câu lệnh lặp lồng nhau bằng cách bao thêm một lệnh REPEAT ra bên ngoài một lệnh REPEAT đã quen thuộc để đổi hướng vẽ của Rùa.Ví dụ học sinh đã quen với lệnh vẽ lục giác REPEAT 6 FD 30 RT 60 thì lệnh lặp lồng nhau được giới thiệu theo dạng:REPEAT n REPEAT 6 FD 30 RT 60 (...) Trong đó n là số lần lặp mới và phần (…) là câu lệnh nhằm xác định hướng của mỗi lần lặp. Với n = 5 và (...) là câu lệnh quay trái 72o (RT 72) để đổi hướng vẽ. Ta được câu lệnh và hình vẽ sau:REPEAT 5 REPEAT 6 FD 30 RT 60 RT 72 Rùa đổi hướng trước mỗi lần vẽ lại ngũ giác (RT 72)Sau đó tôi yêu cầu học sinh thay đổi phần lệnh (…) để không phải là đổi hướng vẽ mà đổi vị trí vẽ. Ví dụ: Dùng nhóm lệnh LT 90 PU FD 60 RT 90 PD để dịch sang trái 60 bước của Rùa.Ta được câu lệnh và hình vẽ sau:REPEAT 5 REPEAT 6 FD 30 RT 60 LT 90 PU FD 60 RT 90 PD Rùa đổi vị trí trước mỗi lần vẽ lại ngũ giác (LT 90 PU FD 60 RT 90 PD)Với việc giới thiệu câu lệnh lặp lồng nhau bằng cách nhắc lại cấu trúc của lệnh lặp và giới thiệu từ đơn giản đến phức tạp sẽ giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, phát triển tư duy và tiếp thu kiến thức tốt hơn.c Cho học sinh hiểu thế nào là “Thủ tục” trong logo:Trước hết, tôi cho học sinh làm quen với khái niệm thủ tục thông qua ví dụ cụ thể trong đời sống hàng ngày các em thường gặp để các em dễ hình dung về khái niệm thủ tục.Có rất nhiều thủ tục trong đời sống hiểu theo nghĩa tập hợp các thao tác đơn giản, các công việc đơn lẻ trong một tên gọi mà khi nhắc đến tên thủ tục đại đa số đều hiểu một cách thống nhất về nội dung, cách thức thực hiện và kết cục của nó. Giáo viên có thể tùy tình hình thực tế, truyền thống văn hoá, tập tục của địa phương mà chọn lựa ví dụ để giới thiệu. Tôi luôn cố gắng chọn ví dụ về thủ tục sao cho đơn giản, không phải giải thích nhiều về các thao tác trong thân thủ tục và dễ dàng đi dến ý niệm chung:Một số ví dụ có thể sử dụng:Ví dụ: Thủ tục công việc buổi sáng của em, mỗi sáng thức dậy công việc được bắt đầu với các thao tác có thứ tự, tương tự như sau:1.Thức dậy.2.Gấp chăn màn.3.Rửa mặt, đánh răng.4.Ăn sáng.5.Mặc bộ đồng phục học sinh.6. Đi học.(Trong ví dụ này nên hiểu công việc buổi sáng của một ngày đi học, có tính phổ biến trong tuần).Như vậy chỉ cần nói công việc buổi sáng của em thì các em tự sẽ biết là thức dậy, gấp chăn màn, ..., đi học. Cho nên thủ tục là một dãy các thao tác được thực hiện theo thứ tự để hoàn thành một công việc nào đó. Vậy công việc buổi sáng của em chính là một thủ tục.Hoặc ví dụ thủ tục Chào cờ đầu tuần ở trường học. Chúng ta để ý, vào sáng thứ hai, đúng giờ đã định, thủ tục chào cờ được bắt đầu với các thao tác có thứ tự, tương tự như sau:1.Người chỉ huy hô Nghiêm, chào cờ. Chào2.Mọi người đứng nghiêm trang, ngẩng cao đầu, mắt nhìn lá cờ tổ quốc.3.Ban đồng ca hát bài Quốc ca.4.Vừa hết bài hát, người chỉ huy hô ThôiThủ tục Chào cờ kết thúc, mọi hoạt động trở lại bình thường.Sau khi học sinh đã hiểu khái niệm thủ tục thông qua ví dụ cụ thể trong đời sống hàng ngày, tôi bắt đầu giới thiệu cho học sinh thế nào là thủ tục trong Logo thông qua ví dụ bài tập sau:Ví dụ: Viết chương trình để tạo ra hình theo mẫu sau: Đối với bài tập này đa sô học sinh sẽ giải quyết bằng cách gõ câu lệnh vẽ hình vuông, quay hướng rùa, nhấc bút, rùa đi thằng một đoạn, hạ bút, quay hướng rùa rồi lại gõ lệnh hình vuông, cứ tiếp tục như thế cho đến khi vẽ xong hinh. Như vây các em phải gõ những lệnh vẽ hình vuông lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Thay vì như thế các em có thể viết một thủ tục vẽ hình vuông. Cho đến khi cần vẽ hình vuông thì các em chỉ cần gọi lại thủ tục thì ta sẽ có một hình vuông mà không cần phải gõ lại các lệnh vẽ hình vuông.Khi đã hiểu được khái niệm thủ tục thì các em sẽ hiểu và vận dụng tốt để biết khi gọi lại thủ tục. Từ đó giúp các em biết vận dụng để gọi lại thủ tục con sau này.d Giúp học sinh học làm tốt các bài tập phức tạp:Đứng trước mỗi bài tập, bài thực hành, tôi luôn luôn yêu cầu học sinh chia công việc được giao thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và cuối cùng dùng những lệnh cơ bản của Logo để thực hiện. Sau khi chia nhỏ và phân tích bài toán, cần rèn luyện cho học sinh cách nhìn tổng hợp bài toán. Đồng thời tôi khuyến khích học sinh làm việc tập thể, làm việc theo nhóm.Ví dụ: B2123 SGK . Viết chương trình gồm một số thủ tục để tạo ra hình trang trí theo mẫu. Để vẽ được hình trên ta cần phân chia hình thành nhiều hình nhỏ với các thủ tục con như sau:Thủ tụcNội dung thủ tụcHình vẽ của thủ tụcVẽ hình vuôngTO hinhvuongRepeat 4fd 30 rt 90END Vẽ hình tam giácTO TamgiacRepeat 3fd 30 rt 120END Sau khi chia nhỏ và phân tích bài toán, tôi cho học sinh tổng hợp các thủ tục để tạo nên hình vẽ:Thủ tụcNội dung thủ tụcHình vẽ của thủ tụcVẽ ngôi nhà bằng hình vuông và hình tam giácTO NgoinhahinhvuongFd 30 rt 30tamgiacEND Vẽ vành bánh xe bằng 12 ngôi nhàTO banhxeRepeat 12ngoinhaEND Để làm được bài tập này, tôi hướng dẫn và cho học sinh thảo luận nhóm 4 và chia việc cho từng nhóm học sinh cụ thể như sau:Thủ tục 1: Vẽ hình vuông với câu lệnh Repeat 4FD 50 T 90.Thủ tục 2: Vẽ tam giác với câu lệnh Repeat 3 FD 50 RT 120.Thủ tục 3: Vẽ ngôi nhà: dùng hai thủ tục 1 và 2 trong thân thủ tục 3.Thủ tục 4: Vẽ vành bánh xe (lặp 12 lần thủ tục 3).Với việc phân chia công việc được giao thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và dùng những lệnh cơ bản của Logo để thực hiện, sau đó tổng hợp những nhiệm vụ để hoàn thành bài tập, đổng thời khuyến khích học sinh làm việc tập thể, làm việc theo nhóm sẽ giúp các em hoàn thành bài tập thật tốt mà không cảm thấy bài tập quá phức tạp và quá sức đối với mình.4 Kết quả chuyển biến của đối tượng:Bằng những kinh nghiệm của mình và học hỏi kinh nghiệm, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm nêu trên trong quá trình dạy học và tôi nhận thấy học sinh đã học tốt phần mềm Logo với tinh thần suy nghĩ, tự học, phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình tìm tòi khám phá kiến thức. Cụ thể, kết quả như sau:Học sinhLớpHọc tốt LogoHọc chưa được tốt LogoSố lượngTỉ lệ %Số lượngTỉ lệ %5Đ13890,4849,525Đ238 92,6837,325Đ33485616,675Đ43788,1511,95Đ53587,5512,5III Kết luận:1 Tóm lượt giải pháp:a Nhắc lại một số kiến thức quan trọng đã học ở lớp Bốn:Tính toán thời gian, lồng ghép cho các em nhắc lại:Các câu lệnh đã học.Độ lớn của một số góc quay thường gặp.Từ đó các em sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức mớib Giúp học sinh sử dụng tốt câu lệnh lặp lồng nhau:Nhắc lại cấu trúc của lệnh lặp.Repeat nCâu lệnh cần lặp lạiTrong đó n là số lần lặp.Giới thiệu câu lệnh lặp lồng nhau từ đơn giản đến phức tạp.+ Đầu tiên tôi giới thiệu câu lệnh lặp lồng nhau bằng cách bao thêm một lệnh REPEAT ra bên ngoài một lệnh REPEAT đã quen thuộc để đổi hướng vẽ của Rùa.+ Sau đó thay đổi phần câu lệnh để không phải là đổi hướng vẽ mà đổi vị trí vẽ. c Cho học sinh hiểu thế nào là “Thủ tục” trong logo:Để giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức, tôi đã có những cách phân tích khác nhau để chia hình cần vẽ thành các phần nhỏ hơn rồi từng bước thực hiện vẽ hình. Tôi cho học sinh thực hành từ hình đơn giản đến các hình phức tạp.d Giúp học sinh học làm tốt các bài tập phức tạp:Phân chia công việc được giao thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và cuối cùng dùng những lệnh cơ bản của Logo để thực hiện.Sau khi chia nhỏ và phân tích công việc, cần nhìn tổng hợp công việc. Khuyến khích học sinh làm việc tập thể, làm việc theo nhóm.2 Phạm vi, đối tượng áp dụng:Áp dụng cho học sinh lớp Năm của trường tôi đang dạy và có thể áp dụng cho tất cả khối lớp Bốn các trường khác cũng có điều kiện như trường tôi.3 Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện:Nhà trường tham mưu với cấp lãnh đạo Phòng Giáo dục trang bị thêm máy tính mới thay thế cho những máy đã xuống cấp và đảm bảo 2 học sinhmột máy tính nhằm giúp học sinh có điều kiện thực hành tốt hơn.Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi. Tuy đã cố gắng rất nhiều song vẫn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Mong Hội đồng khoa học trường và Hội đồng khoa học ngành góp ý. Tôi chân thành biết ơn.Người thực hiệnPhạm Thị Cẩm Linh

... kiến thức mà định chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm Phạm Thị Cẩm Linh Trường Tiểu học Nguyễn Tấn Kiều Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm học tốt phần mềm Logo học. .. Tiểu học Nguyễn Tấn Kiều Đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp Năm học tốt phần mềm Logo 2/ Nội dung cần giải quyết: Lớp Năm năm học thứ hai mà em học phần mềm Logo Từ kinh nghiệm thân qua học. .. nghiệp xin đưa số biện pháp để giúp học sinh lớp Năm học tốt phần mềm Logo sau: 1/ Nhắc lại số kiến thức quan trọng học lớp Bốn 2/ Giúp học sinh sử dụng tốt câu lệnh lặp lồng 3/ Cho học sinh hiểu

Ngày đăng: 13/09/2018, 15:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I/ Lý do chọn đề tài:

    • 1/ Đặt vấn đề:

    • 2/ Mục đích đề tài:

    • 3/ Lịch sử đề tài:

    • 4/ Phạm vi đề tài:

  • II/ Nội dung giải quyết:

    • 1/ Thực trạng đề tài:

    • 2/ Nội dung cần giải quyết:

    • 3/ Biện pháp giải quyết:

    • 4/ Kết quả chuyển biến của đối tượng:

  • III/ Kết luận:

    • 1/ Tóm lượt giải pháp:

    • 2/ Phạm vi, đối tượng áp dụng:

    • 3/ Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan