BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY SAO ĐEN Hopea odorata Roxb TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM VÀ BIỆN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY SAO ĐEN Hopea
odorata Roxb TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM VÀ BIỆN
PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CHÍNH TẠI
Trang 2NGHIÊN CỨU SÂU HẠI TRÊN CÂY SAO ĐEN Hopea odorata Roxb
TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
SÂU HẠI CHÍNH TẠI TRẢNG BOM
Tác giả
LÊ THỊ HOA
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm Nghiệp
Gíao viên hướng dẫn:
TS VŨ THỊ NGA
Tháng 7 nă m 2009
i
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Xuyên suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi vô cùng biết
ơn công sinh thành và dưỡng dục của ba mẹ, ơn dạy dỗ của thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự quan tâm giúp đõ của những người thân trong gia đình
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Nga đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này
Xin cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Quản lí Tài nguyên Rừng đã có những ý kiến đóng góp cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Cảm ơn gia đình chú Nguyễn Văn Nhạc, ấp Quảng Tiến, xã Quảng Tiến, Trảng Bom đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình phun thuốc ngoài vườn cây cũng như thu thập số liệu
Chân thành cảm ơn các chú, các cô ở ấp Quảng Tiến, xã Quảng Tiến, Trảng Bom
đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài Các bạn bè và tập thể lớp Quản lí Tài nguyên Rừng niên khóa 2005 - 2009, đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận
Lê Thị Hoa
ii
Trang 4Đề tài điều tra hiện trạng canh tác sao đen của các nông hộ, điều tra thành phần sâu hại, biến động tác hại, nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu hại chính và khảo sát hiệu lực trừ của một số loại thuốc trừ sâu trên cây sao đen tại huyện Trảng Bom
Phương pháp điều tra thành phần sâu hại và biến động tác hại của sâu hại chính thực hiện theo phương pháp của Viện Bảo Vệ Thực Vật
1 Kết quả điều tra cho thấy ở xã Quản Tiến 100% các hộ đều quan tâm tới các hình thức canh tác và có áp dụng các tiến bộ khoa học trong canh tác sao đen, 100% giống cây lấy từ địa phương và được trồng bằng hạt, 100% các hộ quan tâm đến việc làm cỏ trong đó 93,33% hộ dùng thuốc diệt cỏ Đất gieo cũng đa dạng, loại đất bầu gieo ươm gồm 50% đất + 50% [3/4 sơ dừa +1/4 (phân hữu cơ )] chiếm 73,33% còn lại 33,66% là đất + tro, trấu, phân vi sinh Có tới 100% các hộ tưới nước cho cây trong vườn của mình vào mùa khô, phân bón người dân hay sử dụng bón cho cây sao đen là phân đầu trâu + phân bón lá, chiếm 40% số hộ, sau đó đến NPK + Đạm + Vi sinh chiếm 26,66%, tiếp theo đến phân tổng hợp 3 màu chiếm 16, 66%, còn lại là phân DAP + Phân các loại Hầu hết các hộ đều sử dụng thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu hại (100%), 30% số hộ sử dụng thuốc trừ sâu với liều lượng cao hơn khuyến cáo
2 Tại khu vực điều tra chúng tôi đã ghi nhận được 23 loài sâu hại và 4 loài thiên địch thuộc 18 họ và 8 bộ Trong đó gồm bộ cánh thẳng (Othoptera), bộ cánh đều (Homoptera), bộ cánh nửa (Hemiptera), bộ cánh tơ (Thysanoptera), bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh vẩy (Lepidoptera), bộ cánh mạch (Neuroptera), bộ cánh màng (Hymenoptera) Trong 23 loài sâu hại có 4 loài sâu hại chính, trong đó có 2 loài gây
hại nặng nhất là Trioza sp., bọ cắt lá Pachylobius sp., 2 loài gây hại tương đối cao là rệp muội nâu Toxoptera aurantii Boy, sâu dẹt xanh Lampides sp và 2 loài thiên địch
ăn rầy psyllid
iii
Trang 53 Tỉ lệ bị hại của Trioza sp trên lá sao đen trung bình 96,40%, chỉ số bị hại là
45,30%
4 Loài rầy Psyllid Trioza sp có 5 tuổi ấu trùng, thời gian hoàn thành vòng đời
trong phòng là 12,40 - 13,62 ngày, ngoài vườn cây là 13,53 - 13,63 ngày, khả năng đẻ trứng đợt 1 trung bình là 68,75 ± 42,78 trứng/trưởng thành cái, đợt 2 là 123,00 ± 14,85 trứng/trưởng thành cái, đợt 3 là 148,00 ± 18,10 trứng/trưởng thành cái, tuổi thọ trung bình của trưởng thành trong phòng là 7,35 ± 0,51 ngày
5 Thiamethoxam 0,003%, PSO 0,495%, abamectin 0,004%, rotenone 0,020%, bemetent WP 0,166% sau 5 ngày đều có hiệu lực cao đối cới Trioza sp trong phòng
thí nghiệm, tỉ lệ chết đạt 100%
Ở vườn cây đối với rầy Trioza sp thiamethoxam 0,003%, PSO 0,495%, bemetent
WP 0,166% đạt hiệu lực cao nhất ở 7 ngày sau phun là 97,57%, 96,73% và 86,57 tương ứng, abamectin 0,004%, rotenone 0,020% có hiệu lực của thuốc cao nhất vào ngày thứ 5 sau phun là 93,01% và 61,44% tương ứng
iv
Trang 6MỤC LỤC Trang
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục v
Danh sách các chữ viết tắt viii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các hình x
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây sao đen (Hopea odorata Roxb) 3
2.1.1 Đặc tính sinh thái 3
2.1.2 Đặc điểm sinh học 3
2.1.3 Phân bố tự nhiên 3
2.1.4 Công dụng 4
2.1.5 Kỹ thuật tạo cây con và trồng rừng 4
2.2 Các sâu hại chính trên cây sao đen 5
2.3 Đặc điểm và tác dụng của một số loại thuốc trừ sâu dùng trong phòng thí nghiệm và ngoài vườn 11
2.3.1 SK En sparay 99EC 11
2.3.2 Thuốc trừ sâu sinh học cao cấp vibamec 12
2.3.3 Thuốc trừ sâu actara 12
2.3.4 Thuốc trừ sâu vi sinh bemetent WP 13
2.3.5 Thuốc thảo mộc rotenone 13
v
Trang 7Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Nội dung nghiên cứu 14
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 14
3.2.2 Thời gian nghiên cứu 14
3.3 Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu 14
3.3.1.Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình 14
3.3.2 Khí tượng thủy văn 15
3.3.3 Tài nguyên rừng của tỉnh Đồng Nai 16
3.4 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1 Vật liệu nghiên cứu 16
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác cây sao đen ở vườn ươm của nông dân 16
3.4.2.2 Điều tra thành phần sâu hại chính trên cây sao đen tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai 17
3.4.2.3 Điều tra biến động tác hại của một số sâu hại chính 18
3.4.2.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của rầy hại sao đen 19
3.4.2.5 Khảo sát hiệu lực trừ rầy Trioza sp (Homoptera: Psyllidae) của một số loại thuốc trừ sâu 20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Hiện trạng canh tác cây sao đen của các hộ nông dân tại Huyện Trảng Bom - Đồng Nai 22
4.2 Thành phần sâu hại chính trên cây sao đen 26
4.3 Biến động tác hại của sâu hại chính trên cây sao đen tại huyện Trảng Bom năm 2009 36
4.4 Đặc điểm sinh vật học rầy Psyllid Trioza sp 37
4.4.1 Đặc điểm gây hại 37
4.4.2 Đặc điểm hình thái 39
4.4.3 Đặc điểm sinh vật học 40
4.4.4 Khả năng sinh sản 42
4.5 Khảo sát hiệu lực trừ rầy Psyllid Trioza sp tại Trảng Bom, năm 2009 44
vi
Trang 84.5.1 Hiệu lực trừ rầy Trioza sp trong phòng thí nghiệm tại phòng thí nghiệm
khoa Lâm Nghiệp đại học Nông Lâm 44
4.5.2 Hiệu lực trừ rầy Trioza sp ở ngoài vườn cây tại huyện Trảng Bom 45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC 49
vii
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng Trang Bảng 4.1: Hiện trạng canh tác sao đen của các hộ nông dân tại huyện Trảng Bom,
Đồng Nai 22
Bảng 4.2: Các loài côn trùng gây hại cây sao đen (từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2009
tại Trảng Bom, Đồng Nai 26
Bảng 4.3: Số lượng loài côn trùng gây hại và thiên địch thu thập được trên cây
sao đen tại Trảng Bom, Đồng Nai 28
Bảng 4.4: Các loài thiên địch của sâu hại chính trên cây sao đen tại Trảng Bom, Đồng
Nai và Thủ Đức TP Hồ Chí Minh 30
Bảng 4.5: Tỷ lệ lá non bị hại và chỉ số lá non bị hại của rầy trioza sp trên cây sao đen
tại Trảng Bom, 2009 36
Bảng 4.6: Kích thước u sưng trên lá già do rầy Trioza sp gây hại trên cây sao đen 38
Bảng 4.7:Kích thước u sưng trên lá non do rầy Trioza sp gây hại trên cây sao đen 39
Bảng 4.8: Kích thước của rầy Trioza sp 39
Bảng 4.9: Thời gian phát dục các pha và vòng đời của rầy Trioza sp trong phòng thí
nghiệm (Khoa Lâm Nghiệp, Đại Học Nông Lâm) 40
Bảng 4.10: Vòng đời của rầy Trioza sp ngoài vườn cây 41
Bảng 4.11: Khả năng đẻ trứng của rầy Trioza sp khi nuôi trên cành và trên cây 43
Bảng 4.12: Hiệu lực trừ rầy Trioza sp của các loại thuốc hóa học
trên cây sao đen,năm 2009 44
Bảng 4.13: Hiệu lực trừ rầy Trioza sp của các loại thuốc hóa học trên cây sao đen ở
vườn cây tại huyện Trảng Bom 45
ix
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 4.1: Tỷ lệ loài côn trùng gây hại và thiên địch thu thập được trên cây sao đen tại
Trảng Bom, năm 2009 28
Hình 4.2: Cào cào lớn (Cyrtacanthacris tatarica L 32
Hình 4.3: Rệp sáp giả cam (Planococcus citri Risso) 32
Hình 4.4: Rệp sáp giả tua dài (Pseudococcus longispinus) 32
Hình 4.5: Rệp vảy (Pinnaspis aspidistrae) 32
Hình 4.6: Bọ xít hôi (Leptocorisa oratorius Fabricius) 32
Hình 4.7: Bọ cắt lá (Pachylobius sp.) 32
Hình 4.8: Ấu trùng sâu đo xanh (Chrysodeixis chalcites) 32
Hình 4.9: Thành trùng của sâu đo xanh (Chrysodeixis chalcites) 32
Hình 4.10: Thành trùng của sâu đo nâu (Hyposidra talaca Walker) 33
Hình 4.11: Ấu trùng sâu dẹt xanh (Lampides sp.) 33
Hình 4.12: Ấu trùng của sâu dẹt nâu (Quercusia sp.) 33
Hình 4.13: Thành trùng của sâu dẹt nâu (Quercusia sp.) 33
Hình 4.14: Sâu nâu gùi vàng (Dasychira sp.) 33
Hình 4.15: Sâu vàng gùi vàng (Orgyia sp.) 33
Hình 4.16: Sâu bao cành lá (Eumeta variegata Snell.) 33
Hình 4.17: Sâu kèn (Oeiketicus kirbyi Guilding) 33
Hình 4.18: Sâu bao lá (Thyridopteryx sp.) 34
Hình 4.19: Triệu trứng gây hại của rầy (Trioza sp.) 34
Hình 4.20: Ấu trùng tuổi cuối của rầy (Trioza sp.) 34
Hình 4.21: Thành trùng của rầy (Trioza sp.) 34
Hình 4.22: Nuôi rầy Trioza sp 34
Hình 4.23: Xác ấu trùng của rầy Trioza sp 34
Hình 4.24: Rệp sáp bông tua dài (Icerya aegyptiaca) 34
Hình 4.25: Sâu xanh lớn (Anthraea yamamai) 34
Hình 4.26: Rệp muội nâu (Toxoptera aurantii Boy) 35
x
Trang 12Hình 4.27: Ấu trùng bọ rùa (chưa định danh) 35
Trang 13Tuy giá trị về gỗ của rừng chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ, người ta tính toán thấy rằng giá trị về gỗ của rừng chỉ 10 - 20% giá trị của rừng, còn lại 80 - 90% là giá trị phòng
hộ, nuôi dưỡng nguồn nước, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường sống cho con người và các loài động vật hoang dã, hấp thụ lượng lớn khí CO2 thải ra từ các khu công nghiệp, nhà máy,một trong những chất gây ra hiệu ứng nhà kính và đang là vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu
Rừng không chỉ đóng vai trò to lớn về mặt kinh tế, hình thành môi trường, xã hội, rừng còn có tác dụng đối với quốc phòng Rừng còn là đề tài của nhiều nhà thơ, nhà văn và điều này được nhà thơ Tố Hữu viết hết sức đầy đủ và sâu sắc “ rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” Trải qua nhiều năm dưới chế độ phong kiến, thuộc địa và qua nhiều năm chiến tranh ác liệt, nạn phá rừng bừa bãi…Rừng đã bị tàn phá quá nhiều Hiện nay cả nước có 10 triệu ha đất trống đồi núi trọc, tỉ lệ che phủ của rừng trong toàn quốc thấp lại phân bố không đều, diện tích rừng ngày càng thu hẹp Vì vậy việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phục hồi rừng bị tàn phá rất cần thiết và việc cung cấp cây con cho công tác trồng rừng đang là nhiệm vụ cấp bách hiện nay
Trong những năm gần đây do điều kiện khí hậu thay đổi thất thường nên sâu hại cũng phát sinh mạnh Đặc biệt là sâu hại trên loài cây sao đen trong giai đoạn vườn ươm ngày một nhiều hơn, làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng cây con trong vườn ươm, đây cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng rừng
1
Trang 14trồng Vì thế nghiên cứu sâu hại trên cây sao đen Hopea odorata Roxb trong giai đoạn
vườn ươm và biện pháp phòng trừ sâu hại chính là rất cần thiết
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Phát hiện sâu hại trên cây sao đen (odorata) ở giai đoạn vườn ươm
- Điều tra biến động tỉ lệ cây bị nhiểm, chỉ số bị nhiểm của một số sâu hại chính
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu hại chính
- Phòng trừ sâu hại chính hiệu quả và an toàn, góp phần sản xuất cây con trong giai đoạn vườn ươm đạt năng suất và chất lượng cao
1.3 Giới hạn đề tài
- Đề tài tiến hành nghiên cứu sâu hại trên cây sao đen trong giai đoạn vườn ươm tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai
2
Trang 15Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây sao đen (Hopea odorata Roxb)
Bộ: Theales
Họ: Dipterocarpaceae
Giống: Hopea Loài: odorata
Tên Việt Nam: Sao đen
2.1.1 Đặc tính sinh thái
Sao đen phân bố ở nơi có lượng mưa từ 1500 - 2000 mm/năm, độ cao 100 - 800
m so với mực nước biển, mọc tốt trên đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mi ca, tầng đất dày, độ PH 4 - 5
Sao đen lúc còn nhỏ (trong 2 - 3 năm đầu) ưa che bóng, độ che thích hợp từ 50 - 75% ánh sáng, về sau chuyển sang hoàn toàn sáng Là loài cây chịu nhiệt kém thoát hơi nước mạnh, có thể trồng được cả ở vùng khô hạn
2.1.2 Đặc điểm sinh học
Cây gỗ cao 30 - 40 m, chu vi có thể đạt trên 3,5 m, thân thẳng tròn với tỉ lệ khúc thân dưới cành thường trên 70 - 80%, vỏ màu xẫm đen, thường có vết nứt dọc, lá rộng Mùa ra hoa tháng 2, quả chín tháng 4 - 5, quả có 2 cánh dài 4 - 6 cm khi rụng có thể phát tán xa cây mẹ hàng trăm mét, nhiều quả
2.1.3 Phân bố tự nhiên
Cây mọc tự nhiên ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, là loài cây ưu thế cùng với các loài khác thuộc họ dầu phân bố mạnh ở rừng mưa nhiệt đới Đông Dương như Campuchia, Lào, Việt Nam Ở nước ta, sao đen tập trung nhiều nhất ở tây nguyên và các tỉnh Nam Trung bộ, Đông Nam bộ
3
Trang 162.1.4 Công dụng
Là loài cây gỗ lớn thường xanh thuộc họ sao dầu, sao đen được xem là loại thiết mộc cùng với các loài đinh, lim, sến, táu rất được thị trường ưa chuộng do đặc tính chịu lực cao, dễ cưa xẻ, được sử dụng trong đóng tàu thuyền, xây dựng dân dụng và đồ mộc, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam Tại Bình Thuận, gỗ sao đen rất thông dụng trong công nghiệp đóng tàu, làm nhà ở và nhiều việc khác với nhu cầu khoảng hàng ngàn mét khối mỗi năm
Do có hình dáng đẹp, cây sao đen còn được dùng làm cây cảnh quan, trồng làm bóng mát 2 bên đường, trong công viên, nhà ở, …
2.1.5 Kỹ thuật tạo cây con và trồng rừng
Sao đen có thể trồng bằng cây con gieo từ hạt hoặc bằng hom cành theo phương thức vô tính
Trước khi gieo ngâm hạt trong nước lã 8h Sau đó vớt ra cho vào túi vải ủ trong bao tải, rửa chua mỗi ngày 1 lần đến khi hạt nút nanh, gieo vào túi bầu 18 x 25 cm Thành phần đất bầu: 80% đất thịt nhẹ + 20% phân chuồng hoại hoặc 60% đất thịt nhẹ + 25% đất cát sông +5% phân vi sinh
Tưới nước trong quá trình chăm sóc 3 - 4 lít/m2 trong 2 - 3 tháng, ngày tưới 1 lần Phòng trừ sâu bệnh cho cây bằng các loại thuốc thích hợp
Để sản xuất cây con vô tính (hom) phải xây dựng vườn giống gốc để cắt hom Hom được tạo từ giống của các cây mẹ ưu việt tuyển chọn trong rừng tự nhiên được xác định xuất xứ rõ ràng bằng phương pháp hữu tính hoặc vô tính
Hom được cắt dài 10 - 15 cm có giữ lại một đốt lá nguyên và ngâm trong Benlate
để diệt nấm, sau đó nhúng vào IBA 100 - 500 ppm Cắt hom vào túi bầu 6 x 10 cm chứa cám xơ dừa xay và cát sông theo tỉ lệ 3:1 sau đó tưới thật ẩm đến bão hòa, đặt cây vào nhà dâm hom Sau 3 tuần hom sẽ bắt đầu ra rễ Sau 12 tuần chuyển cây ra vườn huấn luyện, có thể chuyển sang túi bầu lớn 18 x 25 cm với hỗn hợp đát thịt nhẹ, đất cát và phân vi sinh như tạo cây con từ hạt để tiếp tục chăm sóc cho đến khi hạt tới xuất vườn theo quy định
4
Trang 17Trong kỹ thuât trồng rừng gỗ lớn, sao thường được trồng với mật độ từ 400 - 625 cây/ha theo băng, rạch trong rừng tự nhiên hay trên đất đã được trồng cây tiên phong che bóng như keo lá tràm, keo lai, muồng đen…
2.2 Các sâu hại chính trên cây sao đen
Những tài liệu nghiên cứu về loài trong các đề tài chưa nhiều kể cả trên thể giới cũng như ở Việt Nam nên việc tham khảo các kết quả nghiên cứu là rất ít
Thành phần sâu hại trên cây sao đen khá nhiều, những đối tượng thường xuyên xuất hiện và gây hại là:
a Rầy Trioza sp (Homoptera: Psyllidae)
• Kí chủ: trên cây cam., quít Loài rầy này xuất hiện trên cây sao đen ở Trảng
Bom, Đồng Nai rất nhiều
• Một số đặc điểm hình thái: Rầy Trioza sp có 5 giai đoạn ấu trùng, sự phát
triển từ trứng đến trưởng thành trong phòng khoảng (12,40 -13,62) ngày, con đực lớn hơn con cái, từ lúc bắt đầu trưởng thành sau (1 - 2) ngày có hiện tượng giao phối giữa con đực với con cái
• Đặc điểm gây hại: Trưởng thành chích hút toàn bộ lá non của cây, các tuổi ấu
trùng đều chích hút mạnh tạo ra các u sưng nổi trên mặt lá, làm cho lá nhanh già, dị dạng, giảm hiệu quả kinh tế
• Biện pháp phòng trị: Tận dụng các thiên địch trong thiên nhiên, khi mật số cao
có thể sử dụng các thuốc hóa học để phòng trừ
b Sâu ăn lá Archips micaceana Walker (Lepidoptera: Tortricidae)
• Kí chủ: kí chủ chính gồm cây ổi, chôm chôm, ngoài ra còn gặp loài sâu ăn lá
này gây hại trên cây sao đen ở Trảng Bom, Đồng Nai và Thủ Đức TP Hồ Chí Minh
• Một số đặc điểm hình thái: Thành trùng thuộc nhóm sâu cuốn lá Tortricidae,
có sự khác biệt giữa con đực và con cái, con cái có kích thước lớn hơn con đực Con cái có chiều dài sải cánh 23 - 24 mm, chiều dài thân 9 - 10 mm Cơ thể màu vàng nâu, cánh trước có màu nâu vàng, ngay sát rìa cánh trước gần về phía đuôi cánh có một đốm nâu dẹp dài khoảng 3 mm Cánh sau màu vàng rơm, trên rìa trước của cánh sau, gần sát gốc cánh có một vết màu đen
5
Trang 18Con đực chiều dài sải cánh 19 - 20 mm, chiều dài thân 8 - 8,5 mm, cánh trước có pha nhiều vết vàng, nâu, đen rực rỡ Rìa ngoài của cánh có màu sáng hơn phía trong cánh, cánh sau màu vàng rơm Ấu trùng phát triển đầy đủ cơ thể có màu xanh, trong suốt, đầu màu đen Nhộng khi sắp vũ hóa có màu nâu xanh, dài khoản 14,5 - 15 mm (♀) và 13 - 14 mm (♂)
• Đặc điểm gây hại: Sâu gây hại bằng cách nhả tơ xếp lá lại và ăn phá bên trong
các lá xếp, khi mật số cao sâu có thể ăn rụi lá
• Biện pháp phòng trị: Khi mật số cao sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông
thường để phòng trị, cần chú ý khi sử dụng luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau để tránh hiện tượng sâu quen thuốc
c Rệp sáp bông tua dài Icerya aegyptiaca Doug (Homoptera: Margarodidae)
• Kí chủ: Icerya aegyptiaca là loài đa thực Ở New Zealand ký chủ quan trọng
gồm: cây có múi, tiêu, cây lê tàu, măng tây, táo, hoa hồng, ngô, cà chua Ký chủ chính gồm: mãng cầu xiêm, ổi, xoài, cây hồng xiêm Ngoài ra còn gây hại trên: chuối, dừa, khoai sọ, cây keo xanh, cây gỗ Trung Quốc, cây đậu heo, cà phê, cây chàm… Theo
Clausen (1978), Icerya aegyptiaca là dịch hại nghiêm trọng của cây có múi, cây sung
ở Hy Lạp TheoSiddpapaji và cvt (1984), I aegiptiaca là dịch hại của cây mãng cầu,
mít, hồng xiêm, ổi (Trích dẫn từ Vũ Thị Nga, 2004)
Loài này cũng gây hại trên cây sao đen ở Trảng Bom, Đồng Nai, Thủ Đức - TP
Hồ Chí Minh
• Đặc điểm sinh học: Rệp bông tua dài có 3 giai đoạn ấu trùng Sự phát triển từ
trứng đến trưởng thành thường chiếm khoảng 3 tháng Con đực chưa được biết và con cái tái sản xuất không cần con đực (MAF, 2004.)
• Đặc điểm gây hại: I aegyptiaca gây hại trên tất cả các bộn phận của cây: lá,
thân, cành, quả I aegiptiaca hút dinh dưỡng của cây, làm cành khô và chết, làm rụng
lá Chất bài tiết của rệp có vị ngọt là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển trên bề
mặt của lá, làm giảm hoạt động quang hợp của lá Theo Waterhouse (1991), I
aegiptiaca đôi khi làm thất thu mùa vụ trên 50% (dẫn theo CPCI, 2004)
6
Trang 19• Biện pháp phòng trị: khi phát hiện có sự hiện diện của rệp sáp, có thể sử dụng
dầu khoáng DC-Tron plus (C24) (nồng độ 0,5%), hoặc các loại như Ofen, Supracide, Trebon, Saglex… để phòng trị Cần lưu ý sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học khác nhau để tránh tình trạng rệp sáp quen thuốc (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)
d Sâu bao Eumeta variegata Snellen (Lepidoptera: Psychidae)
• Ký chủ: gây hại trên lá sa bô non, cây cam, cây quít, cây mận, cây ổi Loài
này cũng ăn lá cây sao đen ở Trảng Bom, Đồng Nai, Thành Phố Hồ Chí Minh
• Đặc điểm sinh học: Sâu tiết tơ kết những chất dư thừa thực vật như cành nhỏ,
lá khô thành một cái bao và sinh sống trong bao Tuy nhiên sự thiệt hại do sâu này trên
lá không cao do sâu thường bị ký sinh trong điều kiện tự nhiên và do khả năng phát tán thấp, sự phát tán chỉ mang tính chất cục bộ, không rộng Ấu trùng vừa nở ra đã bắt đầu tạo bao và ẩn trong bao trong suốt giai đoạn ấu trùng, trong quá trình phát triển sinh sống, ấu trùng thò đầu ra ngoài bao để di chuyển và ăn phá Khi phát triển đầy đủ, ấu trùng kết dính bao tại một vị trí trên lá, cành và hóa nhộng trong bao Bao của con đực thường có kích thước nhỏ hơn bao của con cái Thành trùng con đực có cánh rất phát triển, trái lại con cái hoàn toàn không có cánh Con cái không bao giờ rời bao đẻ ngay trong bao Con đực sau khi vũ hóa sẽ bay đến chỗ con cái và bắt cặp ngay tại bao của con cái Trưởng thành đực là một loài bướm có chiều dài thân 11 mm, chiều dài sải cánh 24 mm, cơ thể có màu nâu, râu đầu hình lông chim rất đặc biệt, trên phần ngực
và bụng, nhất là phần ngực có rất nhiều lông tơ màu nâu
• Đặc điểm gây hại: Ấu trùng tuổi nhỏ ăn phá chủ yếu trên lá non, ấu trùng tuổi
cuối tấn công trên cả lá già, khi mật độ cao có thể ăn trụi lá trong giai đoạn ngắn
• Biện pháp phòng trị: trong tự nhiên loài này bị ký sinh rất cao, tỷ lệ ký sinh có
lúc đạt đến 65% vì vậy không cần phải phòng trị, khi mật số cao có thể sử dụng thuốc các loại thuốc trừ sâu thông thường gốc Lân, hoặc Cúc tổng hợp để phòng trị (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)
e Sâu lá Homona dificilis Meyrick (Lepidoptera: Tortricidae)
• Ký chủ: gây hại chủ yếu ở cây dâu, và cũng gây hại trên cây sao đen ở Trảng
Bom, Đồng Nai, Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh
7
Trang 20• Đặc điểm sinh học: Thành trùng là một loài ngài (bướm đêm) màu nâu nhạt,
chiều dài thân là 8 mm, chiều dài sải cánh 17 - 18 mm Góc trên của rìa cánh trước lõm, tạo thành một góc tròn Trong có một đốm nâu đen nhỏ đặc trưng Trên cánh trước có một số vân và đốm nhỏ rải rác Ấu trùng cơ thể có màu xanh vàng, trong suốt, bóng, trên cơ thể có một số lông tơ nhỏ Đầu và ngực trước đen, trước khi hóa nhộng dài khoảng 15 mm Sau khi phát triển đầy đủ, sâu hóa nhộng trong các lá đã xếp lại
• Đặc điểm gây hại: sâu gây hại bằng cách nhả tơ, xếp lá lại và ăn phá bên trong
các phần lá xếp, trong quá trình phát triển sâu có thể ăn toàn bộ lá, chỉ gây hại chủ yếu vào mùa nắng
• Biện pháp phòng trị: khi mật số cao dễ phòng trị bằng các thuốc trừ sâu thông
thường ( Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)
g Rệp muội Toxoptera aurantii Boyer (Homoptera: Aphididae)
• Ký chủ: gây hại chủ yếu ở cam, quít, chanh, cà phê, trà, ca cao, xoài, loài này
cũng gây hại trên cây sao đen ở Trảng Bom, Đồng Nai, Thủ Đức TP Hồ Chí Minh
• Đặc điểm sinh học: Rệp muội có hình bầu dục, màu nâu đen hoặc nâu đỏ,
bóng Kích thước của thành trùng cái (không cánh - dạng phổ biến) dài khoảng 1,7 -
2,1 mm Thành trùng cái cái có cánh dài 1,7 - 1,8 mm Có thể phân biệt loài Toxoptera
aurantii và Toxoptera citricidus trên kính phóng đại, phần đuôi của Toxoptera aurantii
có 8 - 19 lông nhỏ, Toxoptera citricidus có đến 25 - 40 lông nhỏ, râu đầu của
Toxoptera aurantii có nhiều dãy nối giữa các đốt, trái lại Toxoptera citricidus chỉ có
duy nhất một dãy lồi ở giữa chiều dài của đốt râu
• Đặc điểm gây hại: gây hại bằng cách chích hút chồi non, tập trung chủ yếu ở
mặt dưới lá, làm chồi biến dạng, lá cong queo, còi cọc, không phát triển, ngoài ra rầy mềm còn tiết mật ngọt làm nấm bồ hóng phát triển ảnh hưởng tới sự quang hợp
• Biện pháp phòng trị: dùng thiên địch trong tự nhiên đê phòng trừ, sử dụng các
loại thuốc trừ sâu phổ biến hiện nay như Sagomycin, Trebon, Decis, Bassa… để phòng trị (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)
8
Trang 21h Sâu ăn lá Acrocercops sp (Lepidoptera: Gracillariidae)
• Ký chủ: gây hại chủ yếu ở cây xoài, cam, quít, bưởi…
• Đặc điểm sinh học: Thành trùng là một loài ngài có kích thước rất nhỏ, chiều
dài sải cánh khoảng 12 mm, chiều dài thân 5 mm, màu nâu, hai cánh hẹp, đặc biệt là cánh sau rất hẹp Rìa cánh trước và cánh sau có hàng lông dài, rất mịn Râu đầu hình sợi chỉ dài Chân dài mỏng mảnh
• Đặc điểm gây hại: gây hại chủ yếu trên lá non, ấu trùng cắt lá thành những
vòng tròn rất đặc trưng để tạo thành cái phao, sau đó sẽ chui ra khỏi phao để gây hại, làm nhộng trong phao
• Biện pháp phòng trị: khi mật số sâu cao có thể sử dụng các thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân và cúc tổng hợp
Trên cây sao đen cũng gặp một số loài bọ cánh cứng này cũng ăn lá sao đen
i Câu cấu xanh Hypomeces squamosus Fabricius (Coleoptera: Curculinidae)
• Ký chủ: Câu cấu xanh thuộc nhóm đa tạp, ấu trùng có thể tấn công rễ của nhiều
loại cây trồng như lúa rẫy, bắp, mía, thuốc lá và các nhóm cây thuộc nhóm cây có múi, thành trùng gây hại trên xoài, cam, quít, bưởi, ổi và nhiều loại cây ăn trái khác Câu cấu xanh còn tấn công trên cả cây sao đen ở Trảng Bom, Đồng Nai, và Thủ Đức TP
Hồ Chí Minh
• Đặc điểm sinh học: Thành trùng là loại bọ cánh cứng, hình bầu dục dà, biểu bì
da mầu đen, cơ thể được phủ đầy những vẩy màu xanh kim loại óng ánh nên có mầu xanh lá cây rất đẹp, dài khoảng 14 - 16 mm, mắt lồi, miệng với một cái vòi nhai phát triển Ấu trùng thuộc dạng sùng, đầu phát triển, màu vàng Khi phát triển đầy đủ ấu trùng dài khoảng 18 - 20 mm, phần bụng thon lại về cuối bụng Được ghi nhận hiện diện suốt năm, mật số thường không cao, nhưng do khả năng ăn phá cao nên có thể gây hại đáng kể cho cây trồng Giai đoạn trứng kéo dài khoảng 11 - 12 ngày, giai đoạn
ấu trùng có thể kéo dài trong nhiều tháng và giai đoạn nhộng khoảng 15 ngày
• Đặc điểm gây hại: Thành trùng chủ yếu tấn công trên các lá xoài non, có thể ăn
trụi lá làm ảnh hưởng đến sự quang hợp và sức sống của cây Ấu trùng tấn công rễ cây của nhiều loại cây trồng , gây hại chủ yếu trong đất khô hạn
9
Trang 22• Biện pháp phòng trị: Nếu mật số cao có thể rung cây để thành trùng rơi xuống
đất xong tiêu diệt Ở vùng thường xuyên bị nhiễm nặng có thể sử dụng thuốc trừ sâu (gốc Cúc và Lân tổng hợp) để phun thuốc trên lá non và cây xới đất để diệt ấu trùng sống trong đất…
k Rệp sáp giả cam Planococcus citri Risso (Homopoptera: Pseudococcidae)
• Kí chủ: P Citri là loài sâu hại đa ký chủ như: cây có múi, cà phê, ca cao, bông
vải, mãng cầu xiêm, na, ổi, xoài, nho (MAF, 2004)
• Đặc điểm sinh học: Rệp đẻ trứng trong một khối bông xốp, số lượng trứng 300
- 600 trứng/ổ và thời gian đẻ 1 - 2 tuần Vào mùa hè ở Nam California, sau 6 - 10 ngày trứng nở Ấu trùng mới nở dạng trứng, màu vàng sáng chưa có sáp phủ, sau khi rệp bắt đầu ăn một thời gian ngắn, chúng bắt đầu tiết lớp sáp trắng phủ lên cơ thể Sau khi bắt đầu đẻ trứng rệp cái thường không di chuyển Con cái trải qua 3 lần lột xác Con đực
có 4 lần lột xác Vòng đời có thể từ một tháng đến một năm tùy theo điều kiện nhiệt độ (MAF, 2004)
• Đặc điểm gây hại: Rệp sáp giả cam có thể gây hại cho cây trồng trực tiếp hoặc
gián tiếp Gây hại trực tiếp là: lá cây bị nhiễm rệp bị vàng và biến dạng, đôi khi làm rụng lá Nếu hoa hoặc quả bị nhiễm rệp thường bị rụng Gây hại gián tiếp là chất bài tiết của rệp có vị ngọt là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển, nếu nấm bồ hóng phát triển ở mật độ cao sẽ hạn chế khả năng quang hợp của cây, rệp còn là vector truyền lan bệnh virus hại cây Ở Bắc Sumatra, rệp sáp giả cam là vector của bệnh
khảm lá; là véc tơ truyền bệnh virus DaBV trên Dioscorea sp ở Tây Phi, Caribea,
châu Á và Nam Mỹ; là vector truyền nhiều loài virus gây bệnh trên cây ca cao ở Tây Phi Rệp sáp giả cam cũng là vector truyền bệnh khảm lá, quả bị mất màu, nứt quả, và đốm quả
• Biện pháp phòng trị: sau khi thi hoạch, xén tỉa cành cho vườn thật thông
thoáng đồng thời loại bỏ những cành đã bị nhiễm rệp sáp Các nước tiên tiến trên thế giới thường sử dụng các biện pháp sinh học để phòng trị rệp sáp, nhiều loài Bọ rùa và Ong ký sinh đã được nuôi nhân, sau đó phóng thích để phòng trừ rệp sáp, biện pháp náy tỏ ra rất cao, ở nước ta biện pháp này gần như chưa được nghiên cứu đến Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu ít tổn hại đến thiên địch (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)
10
Trang 23n Bọ cắt lá Deporraus marginatus (Coleoptera : Curculionidae)
• Ký chủ: ngoài xoài là ký chủ chính, bưởi, Gupta và Singh (1986) ghi nhận
Deporraus marginatus cũng có thể gây hại trên cây vải tại Ấn Độ
• Đặc điểm sinh học: Thành trùng cái có kích thước lớn hơn thành trùng đực,
con cái có chiều dài thân từ 4,5 - 5 mm, miệng là một vòi khoảng 1,2 - 1,5 mm, cánh cứng, màu đen sậm có nhiều lông Con đực có vòi ngắn hơn vòi con cái, hai cặp mắt màu đen và to, cánh màu nâu vàng, viền cánh màu đen Thời gian đẻ trứng của bọ cắt
lá kéo dài từ 30 - 60 ngày, trong thời gian này một con cái có thể để từ 222 - 445 trứng
và cắt từ 80 - 145 lá Sau khi vũ hóa 2 - 3 ngày, thành trùng bắt cặp và đẻ trứng vào phần mô lá dọc gân chính
• Đặc điểm gây hại: Thành trùng thường thích để trứng dọc theo gân chính của
lá và cắt những lá còn non (chưa chuyển sang màu bánh tẻ), đa số cắt vào vị trí 1/3 - 1/4 của lá, kể từ cuống lá Sau khi đẻ trứng xong, thành trùng cắt ngang lá ngay trên vị trí đẻ trứng, phần lá bị cắt màn theo trứng rơi xuống đất Sau khi hoàn thành giai đoạn phát triển, ấu trùng chui xuống đất để làm nhộng trong đất
• Biện pháp phòng trị: nếu bị nhiễm nặng nên cày đất ở phía dưới tán lá cây bị
nhiễm, để diệt nhộng trong đất và phun thuốc trên lá non, có thể sử dụng các loại thuốc gốc Cúc hoặc gốc Lân (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)
Trên cây sao đen cũng có một loài bọ cắt lá nhưng thuộc giống khác
2.3 Đặc điểm và tác dụng của một số loại thuốc trừ sâu dùng trong phòng thí nghiệm và ngoài vườn
Theo Phạm Văn Biên và ctv (2002) và Công ty bảo vệ thực vật Sài Gòn (2004) Đặc điểm của các loại thuốc như sau:
2.3.1 SK En sparay 99EC
Thành phần: Petroleum spray oil 99% ww
SK Ensparay 99EC là dầu khoáng được chưng cất và tinh chế theo một quy trình công nghệ đặc biệt để sử dụng phòng trừ dịch hại cây trồng có tác dụng như thuốc trừ sâu phổ rộng Phun phủ lên cây, xua đuổi sâu trưởng thành không đến đẻ trứng và gây hại SK En sparay 99EC đặc trị nhện đỏ Sử dụng cho cây trồng có múi
Cách dùng: pha 40 - 60 ml/ bình 8 lít, 600 - 800 lít/ha
11
Trang 24Thời gian cách ly: sau khi sử dụng thuốc không cần thời gian cách ly trước thu hoạch mùa vụ
2.3.2 Thuốc trừ sâu sinh học cao cấp vibamec
Cách dùng: pha 4 ml/bình 10 lit hoặc pha 80 ml cho một phuy 200 lit, lượng thuốc dùng 0,2 - 0,3 lít/ha, lượng nước dùng 400 - 500 lít nước cho 1 ha, phun khi sâu non mới xuất hiện, phun ước đều lá
Thời gian cách ly: 14 ngày
2.3.3 Thuốc trừ sâu actara
Thành phần: chứa 250g thiamethoxam/kg thuốc
Nhóm độc III
Cơ chế tác động: tiếp xúc vị độc tác động đến hệ thần kinh côn trùng
Thuốc trừ sâu actara dùng để trừ rầy nâu, bọ trĩ hại lúa, rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít, rệp muội hại chè, rệp sáp hại cây có múi, rệp hại dưa chuột, rau cải, mía, bọ phấn hại
cà chua, bọ cánh cứng hại dừa
Cách dùng: lượng nước phun 500 - 600 lit/ha, rầy nâu, bọ trĩ/lúa 1g/bình 8 lit, 25
- 80 g/ha các dịch hại khác 25 - 30 g/ha, xử lý đất để trừ côn trùng chích hút rau và cây
ăn quả 8 g/bình 8 lit (0,06 - 0,17%), 300 - 500 g/ha
Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày
12
Trang 252.3.4 Thuốc trừ sâu vi sinh bemetent WP
Thành phần: beauveria, metarhizium, entomophthora 2 tỷ tế bào/g
Thuốc trừ sâu vi sinh bemetent WP là loài thuốc vi nấm trừ sâu phổ thông rộng dạng bột thấm ướt thuận tiện cho việc sử dụng trên diện tích đất canh tác lớn, có hiệu lực với hầu hết các loại sâu, rầy, gây hại cây trồng đã kháng thuốc trừ sâu hóa học, hiệu lực lan truyền rộng và kéo dài Đặc biệt có hiệu lực cao với sâu đục thân, rầy nâu, rệp, các loại bọ cánh cứng Thuốc rất ít độc đối với người, động vật nuôi và hệ thiên địch ngoài đồng rộng, thích hợp cho các mô hình xen canh lúa - cá, lúa - tôm, canh tác rau, màu, hoa…
Cách dùng: pha 25g/15lit, phun cho 300 lit/ha khi có 2 - 3 con rầy trưởng thành/1tép lúa, có thể dùng để phòng định kỳ 15 ngày
Hạn sử dụng 2 năm
2.3.5 Thuốc thảo mộc rotenone
Tính chất: Thuốc nguyên chất dạng kết tinh, điểm nóng chảy 165 - 1660C, không tan trong nước Tan trong nhiều dung môi hữu cơ như aceton, benzene… Rất dễ bị phân hủy dưới tác động của ánh sáng, nhất là ánh sáng trực xạ mặt trời
rotenone có nhiều trong rễ cây dây mật (còn gọi là cây duốc cá, cây thuốc cá tên
khoa học là Deris elliptica, họ đậu Fabaceae) Trong rễ dây mật khô, hàm lượng
rotenone từ 5 - 15% tùy theo giống cây (giống có nhiều lá chét hàm lượng rotenone càng cao)
Nhóm thuốc III, ít độc với người và động vật máu nóng LD50 qua miệng 132 -
1500 m/kg (liều gây chết người là 0,3 - 0,5g/kg) Nếu thuốc trực tiếp xâm nhập vào máu (qua vết da bị xây xát) độ độc tăng lên gấp nhiều lần (8500 lần qua thí nghiệm ở chuột) Rất độc đối với cá (cá chết ở nồng độ 2 - 10-8), không độc với tôm và ong mật Thuốc thảo mộc rotenone dùng để phòng trừ nhiều loại sâu hại cây trồng như sâu
tơ, sâu xanh, bọ nhảy, rầy xanh, rệp, bọ trĩ, bọ xít, nhện hại rau, chè, cây hoa cảnh, ngoài ra còn dùng để trừ cá dữ cho các ao nuôi tôm
Cách dùng: Liều lượng sử dụng từ 100 - 200 g/ha, chế phẩm 5% hoạt chất dùng 2
- 4 kg/ha pha với nước nồng độ 0,5 - 1% phun ước đều lên cây
Thời gian cách ly: không qui định
13
Trang 26Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng canh tác cây sao đen ở vườn ươm của nông dân
- Điều tra thành phần sâu hại trên cây sao đen trong giai đoạn gieo ươm tại huyện Trảng Bom
- Biến động tác hại của sâu hại chính
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của Trioza sp
- Khảo sát hiệu lực trừ rầy Trioza sp bằng một số chế phẩm hóa học và sinh học
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu
- Các nghiên cứu ngoài đồng về điều tra thành phần, diễn biến, tỷ lệ kí sinh, sử dụng một số loại thuốc hóa học để phòng trừ dịch hại được thực hiện tại các vườn ươm cây giống của huyện Trảng Bom, Đồng Nai
- Các thí nghiệm nghiên cứu trong phòng về nuôi cấy côn trùng, thử nghiệm thuốc, tiến hành tại Phòng Thí nghiệm khoa Lâm Nghiệp, trường đại học Nông Lâm
3.2.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài bắt đầu thực hiện từ tháng 3/2009 và kết thúc vào cuối tháng 6/2009
3.3 Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu
3.3.1.Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
Trảng Bom là một huyện trung du miền núi
+ Phía Nam giáp huyện Long Thành
+ Phía Đông giáp huyện Thống Nhất
Tổng diện tích tự nhiên: 326.13 km2, chiếm 5,554% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đồng Nai
14
Trang 27Những lợi thế của huyện:
- Về đất nông nghiệp: 26.445ha, chiếm 81,08% đất tự nhiên của huyện Nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu, diện tích sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên nhờ chú trọng mở rộng diện tích, khai hoang phục hóa
- Ưu thế về đặc thù tự nhiên là nhân tố quan trọng định hướng phát triển cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như: cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông và các loại đỗ, lúa
- Tiềm năng du lịch: Thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, có lợi thế
về điều kiện tự nhiên, môi trường sự kết hợp hài hòa giữa rừng trồng và mặt nước ao
hồ, thác gềnh tự nhiên
3.3.2 Khí tượng thủy văn
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa,
ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa)
- Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao
- Nhiệt độ bình quân năm 2005 là: 26,30C chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,20C
- Số giờ nắng trung bình trong năm 2005 là: 2.243 giờ
- Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.065,7 mm phân bố theo vùng và theo vụ
- Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng,…cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển
- Độ ẩm trung bình năm 2005 là 80%
- Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2005 là: 109,24 m
- Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2005 là: 113,12 m
15
Trang 283.3.3 Tài nguyên rừng của tỉnh Đồng Nai
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên Năm 1976, tỷ lệ che phủ của rừng còn 47,8% diện tích tự nhiên, năm1981 còn 21,5%
Năm 2004 độ che phủ của rừng là 26,5% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45 - 50% trong thời kỳ đến năm 2010 Tổng diện tích rừng tự nhiên hiện nay là 153.586 ha, tổng diện tích rừng trồng là 43.292,4 ha
3.4 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Vật liệu nghiên cứu
- Các vườn ươm canh tác tự nhiên của nông dân
- Vật liệu điều tra, thu mẫu ngoài đồng: hộp nhựa, túi nylon, kéo, sổ ghi chép, kính lúp
- Vật liệu nuôi côn trùng: cây con được trồng trong túi nilon đen, hộp nhựa, khay nhựa, vải lưới, nylon, giấy thấm, phấn kiến
- Vật liệu dùng để thí nghiệm: cây con, cành non, giấy thấm, thuốc trừ sâu, kính lúp, kính hiển vi, kính soi nỗi, băng keo, máy chụp hình kỹ thuật số
- Vật dụng phun thuốc: bình phun 1,5 lit và bình 0,5 lit
- Các loại thuốc thí nghiệm: Dầu SK Ensparay 99 EC, thuốc trừ sâu actara, thuốc trừ sâu sinh học vibamec…
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác cây sao đen ở vườn ươm của nông dân
Phương pháp điều tra:
Dùng phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nông dân trồng cây sao đen ở Huyện Trảng Bom
16
Trang 29Chỉ tiêu ghi nhận:
- Diện tích canh tác, hình thức nhân giống, khoảng cách gieo trồng
- Kỹ thuật canh tác: làm cỏ, tưới nước, bón phân
- Tình hình sâu hại và biện pháp phòng trừ sâu hại chính
Lịch điều tra: Tập trung điều tra trong tháng đầu tiên thực hiện đề tài
3.4.2.2 Điều tra thành phần sâu hại chính trên cây sao đen tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Để thực hiện được các yêu cầu của điều tra thành phần loài sâu hại cần tiến hành hai loại điều tra: điều tra tại một số vùng cố định và điều tra bổ sung theo tuyến
¾ Điều tra tại một địa điểm cố định:
Phương pháp điều tra:
Tiến hành điều tra 3 - 5 vườn điển hình, diện tích > 2000 m2, mỗi vườn lấy 5 điểm, mỗi điểm điều tra (ô dạng bản) là 1 m2 khi cây con ở giai đoạn sau gieo 1 tháng, còn trong bịch nhỏ (10 x 5 cm) hoặc 100 cây khi cây ở giai đoạn sau trồng 1- 6 tháng Điểm điều tra phải mang tính chất đại diện Tiến hành điều tra ở các điểm điều tra theo yếu tố (giống, kỹ thuật lâm sinh, tuổi cây,…) Trên cây điều tra tiến hành quan sát cả 4 hướng để phát hiện các loại sâu hại, theo dõi các hoạt động sống của chúng (ăn mồi,
đẻ trứng…) sau đó mới bắt chúng, việc thu bắt có thể bằng vợt hoặc bằng tay (đối với những đối tượng không biết bay) Thu tất cả các loại sâu hại đem về phòng và theo dõi tiếp Nếu mẫu vật thu được là các pha trước trưởng thành thì nuôi chúng đến khi hóa trưởng thành để xác định tên khoa học Mẫu vật được làm và bảo quản theo phương pháp chung trong nghiên cứu côn trùng
Phân loại mẫu vật theo đặc điểm hình thái pha trưởng thành, chủ yếu dựa vào các tài liệu hướng dẫn phân loại và định danh của Phạm Văn Lầm và VBVTV (1997); Borror và ctv (1981); Tài liệu phân loại côn trùng của tổ chức nghiên cứu công nghiệp
và khoa học côn trùng Australia
17
Trang 30Chỉ tiêu ghi nhận:
Triệu trứng cây (bộ phận) bị hại, thành phần sâu hại, mức độ xuất hiện của các
loài sâu hại
Lịch điều tra: 10 ngày/lần
¾ Điều tra bổ sung theo tuyến
Phương pháp điều tra: để phát hiện đầy đủ thành phần sâu hại ngoài việc điều
tra thường xuyên tại các điểm quy định đã tiến hành điều tra bổ sung thêm ở các vườn
ươm khác nhau trong khu vực vào lúc cây ra lộc, hoặc theo mùa vụ khi sâu hại đang
phát triển và phá hại nhiều
Chỉ tiêu ghi nhận:
- Thành phần sâu hại trên lá, hoa, quả, cành và vị trí xuất hiện
- Mức độ xuất hiện của các loài sâu hại
Mức độ xuất hiện của sâu hại được ghi nhận theo mức sau:
-: Xuất hiện rất ít, tần suất bắt gặp < 5%
+: Xuất hiện ít, tần suất bắt gặp 5 - 10%
++: Xuất hiện trung bình, tần suất bắt gặp 11 - 35%
+++: Xuất hiện nhiều, tần xuất bắt gặp 36 - 50%
++++: Xuất hiện rất nhiều, tần suẩt bắt gặp > 50%
Tần suất bắt gặp được tính theo công thức
Tần suất bắt gặp (%) = Số cây điều tra bắt gặp loài sâu hại x 100/Tổng số cây điều tra
Lịch điều tra: 10 ngày/lần
3.4.2.3 Điều tra biến động tác hại của một số sâu hại chính
Phương pháp điều tra: cố định một số vườn ươm để điều tra (sử dụng vườn
ươm điều tra thành phần) Dựa vào kết quả điều tra sơ bộ hoặc những kết quả nghiên
cứu trước đó (nếu có) để xác định những loài sâu hại chính Tiến hành điều tra biến
động tác hại của chúng qua các tháng
Theo dõi và ghi chép chi tiết những đặc điểm sinh học và sinh thái của chúng
Tùy theo từng loài sâu hại mà lấy đơn vị điều tra là lá, cành, ngọn,…Ví dụ sâu ăn lá:
điều tra tỷ lệ lá bị hại hoặc mật độ sâu/100 lá, sâu đục cành (thân): tỷ lệ cành (thân) bị
đục, rầy hay bọ trĩ: số con/100 lá, bọ xít: tỷ lệ ngọn (lá) bị hại
18
Trang 31Chỉ tiêu ghi nhận:
Tỷ lệ bị hại
- Tỷ lệ cây bị hại được tính theo công thức
Tỷ lệ cây bị nhiễm (bị hại) (%) = Số cây bị nhiễm (bị hại) x 100/Tổng số cây điều
tra
Tùy theo loài sâu hại và đặc điểm gây hại có thể tính tỷ lệ lá, búp, ngọn, hoa, quả
hay cành bị hại hoặc có thể tính mật độ sâu/100 lá (búp, ngọn, hoa, quả hay cành)
n : Gía trị cấp hại cao nhất
I : Tổng số lá non điều tra
Cấp bị nhiễm sâu hại (cấp hại) trên lá
Cấp 0 : lá không bị sâu hại Cấp I : ≤5% diện tích lá bị bứu Cấp II : 6 - 25% diện tích lá bị bứu Cấp III : 26 - 50% diện tích lá bị bứu Cấp IV : 51 - 75% diện tích lá bị bứu Cấp V : > 75% diện tích lá bị bứu
Lịch điều tra: 10 ngày/ lần
3.4.2.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của rầy hại sao đen
a Theo dõi vòng đời ngoài cây (từ trứng đến trưởng thành)
Phương pháp điều tra: Thu bắt trưởng thành từ vườn cây về thả lên cây, sau 4
tiếng chuyển trưởng thành sang cây khác và theo dõi quá trình từ lúc có trứng đến khi
có trưởng thành bay ra Cây sao đen trồng trong bầu đất cao 20 - 25 cm được sử dụng
để nuôi rầy Sau khi thả rầy lên cây thì sử dụng túi vải lưới nylon bao lại Túi được bao
trong suốt quá trình theo dõi
19
Trang 32Chỉ tiêu ghi nhận:
- Số trứng trưởng thành đã đẻ trên cây
- Thời gian từ trứng đến vũ hóa và thời gian sống của trưởng thành
b Nghiên cứu các pha phát dục trong phòng thí nghiệm
Phương pháp điều tra: Thu bắt trưởng thành từ ngoài vườn cây về thả lên cây
sau 4 tiếng bắt trưởng thành ra, đếm số lượng trứng trên ngọn non, cây có trứng được đặt trong khay đựng nước và đặt trong phòng, để tránh kiến, hay các côn trùng khác vào ăn rầy Các cành có rầy được quan sát trên kính lúp soi nỗi và quan sát ít nhất 3 lần trong một ngày
Chỉ tiêu ghi nhận:
- Thời gian phát dục của pha trứng, pha ấu trùng (các tuổi) và của từng tuổi ấu trùng bắt đầu từ lúc trứng nở cho đến pha trưởng thành
- Ghi nhiệt độ theo dõi hàng ngày
Lịch điều tra: 3 lần/ngày
3.4.2.5 Khảo sát hiệu lực trừ rầy Trioza sp (Homoptera: Psyllidae) của một số
loại thuốc trừ sâu
Thí nghiệm: Khảo sát hiệu lực phòng trừ rầy Trioza sp Trên cành cây sao đen,
cành được cắm trong bình nước để giữ ẩm cho cành tươi lâu, với các công thức thuốc như sau:
Trang 33Chỉ tiêu gh nhận: Đếm số lượng rầy sống trước khi phun thuốc và sau khi xử lý
1 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày
b Ngoài vườn cây:
Thí nghiệm được bố trí trên vườn cây của ông Nguyễn Văn Nhạc ở ấp Quảng Phát, xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom
+ Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên
+ Số nghiệm thức bố trí: 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 5 cây
Công thức 6: Đối chứng - nước lã
Chỉ tiêu ghi nhận: Đếm số lượng rầy sống trước khi phun thuốc và sau xử lý
thuốc 1, 3, 5, 7 ngày sau phun
Hiệu lực thuốc trong phòng thí nghiệm, ngoài đồng được tính theo công thức của Hendenson - Tilton (Lê Tường, 1997):
Hiệu lực (%) = [1-(Ta x Cb/Tb x Ca)] x 100
Trong đó :
Ta: số lượng cá thể sống trong công thức phun thuốc sau xử lý
Tb: số lượng cá thể sống trong công thức phun thuốc trước xử lý
Ca : só lượng cá thể sống trong công thức đối trứng sau xử lý
Cb: số lượng cá thể sống trong công thức đối trứng trước xử lý
- Tính toán số liệu, vẽ đồ thị bằng phần mềm Excel
- Xử lý số liệu: Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp ANOVA 1, ANOVA 2 và trắc nghiệm LSD của chương trình xử lý số liệu MSTATC
21
Trang 34Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng canh tác cây sao đen của các hộ nông dân tại Huyện Trảng Bom -
50% đất + 50% (tro, trấu + phân vi sinh) 8 26,66
50% đất + 50% (3/4 sơ dừa + 1/4 phân hữu cơ) 22 73,33
6 Chăm sóc
Tưới nước
22
Trang 35(supercide, Fatox, Suprathion)
- Thời điểm phun
23
Trang 36(phun khi thấy sâu xuất hiện)
- Liều lượng phun thuốc:
9 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu
đến người phun thuốc
(mệt, đau đầu, nhức mũi, chóng mặt, rát họng)
Kết quả điều tra hiện trạng canh tác sao đen ở Trảng Bom, Đồng Nai cho thấy
diện tích trồng sao đen của các nông hộ không lớn, diện tích 500 - 2.000 m2 chiếm
50%, các hộ trồng với diện tích < 500 m2 chiếm 10%, các hộ trồng trồng với diện tích
từ 2.000 - 10.000 m2 chiếm 33,33%, còn lại là các hộ có diện tích lớn hơn 10.000 m2
Tuổi sao đen đang canh tác tại các nông hộ biến động từ 6 tháng đến 3 năm, có
43,33% hộ trồng từ 6 - 1 năm, các hộ trồng từ 1- 2 năm chiếm 33,66%, các hộ trồng từ
2 - 3 năm chiếm 20% Những giống có độ tuổi 2 - 3 năm đa số là giống không xuất
vườn được, bà con ít chăm sóc, một số hộ trồng để lấy gỗ Giống hiện đang canh tác
100% là giống địa phương và 100% được trồng bằng hạt Loại đất bầu trồng gồm
50% đất + 50% [3/4 sơ dừa +1/4( phân hữu cơ)] chiếm 73,33% còn lại 33,66% là đất +
tro, trấu, phân vi sinh
Nông dân ở các vườn ươm Trảng Bom đều chú ý, quan tâm tưới nước vào mùa
khô có tới 100% các hộ tưới nước cho cây trong vườn của mình vào mùa khô, 100%
các hộ không tưới nước vào những ngày có mưa trong mùa mưa, những ngày không
mưa nông dân vẫn quan tâm tưới nước cho cây
Có 100% số hộ quan tâm đến việc làm cỏ, có tới 93,33% số hộ dùng thuốc diệt
cỏ, các hộ làm bằng tay chiếm 6,66% nằm trong các hộ có diện tích ít (200 - 400 m2)
24
Trang 37Phân bón người dân hay sử dụng là phân đầu trâu + phân bón lá, chiếm 40% số
hộ, sau đó đến NPK + Đạm + Vi sinh chiếm 26,66%, tiếp theo đến phân tổng hợp 3 màu chiếm 16, 66%, còn lại phân DAP + Phân các loại đa số các hộ bón phân khi có điều kiện chiếm 63,33% các hộ, còn lại các hộ bón mỗi tháng một lần
Về sâu hại nông dân quan tâm đến 4 loại sâu hại chính, trong đó rầy chiếm 100%
số hộ ghi nhận là loài sâu hại nguy hiểm nhất, tiếp theo là rệp sáp cũng gây hại tương đối cao là 66,66%, sâu ăn lá 30%, sâu đục thân không đáng kể chiếm 13,33%
Có 100% số hộ nông dân sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu hại trên cây sao đen Các nhóm thuốc hay được người dân sử dụng như supercide, fatox, suprathion là nhóm thuốc loại một, gây độc tới người sử dụng và môi trường rất cao Có 70% số hộ phun thuốc theo nồng độ hướng dẫn của nhà sản xuất, 30% số hộ phun thuốc với liều lượng cao hơn khuyến cáo Điều này chứng tỏ các hộ nông dân sử dụng thuốc trừ sâu mang tính tự phát và không để ý đến hiệu lực phòng trừ
Hầu hết nông dân sau khi phun thuốc đều có hiện tượng mệt, chóng mặt, đau đầu, nhức mũi, rát họng và nhiều hiện tượng khác chiếm khoảng 86,66% số hộ điều tra, chứng tỏ khi người dân sử dụng nhóm thuốc độc loại 1 để phun cho vườn của mình với liều lượng cao hơn khuyến cáo, không những gây tác hại làm ô nhiễm môi trường sống, hạn chế sự phát triển của các loài thiên địch có ích trong tự nhiên cho các vườn, mà còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của người phun thuốc: như gây
ra các bệnh tim mạch, đau đầu, suy nhược cơ thể về sau Số còn lại không bị ảnh hưởng gì thường là người có sức khỏe tốt
Tất cả các hộ điều tra cho rằng sau khi phun thuốc, sâu hại có ít hơn, cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn
25