Mục tiêu cụ thể của đề tài là:Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt cây Lim xanh với các công thức nước ấm khác nhau từ đó tìm ra công thức để hạt nảy mầm với tỷ lệ cao nhất.Nghiêncứu ảnh
Trang 1TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Lâm Nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây Lim
xanh (Erythrophleum fordii Oliver) trong giai đoạn vườn ươm tại
tỉnh Thừa - Thiên Huế
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Việt
Lớp : Quản lý TNR & môi trường 45B
Trang 2Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ tân tình của các cá nhân và tập thể, trong thời gian thực hiện đề tài Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể thầy cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Huế đã tận tình giảng dạy, trang bị những kiến thức cần thiết cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến thầy giáo Th.S Hồ Đăng Nguyên – người đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới lãnh đạo và ban giám đốc Công ty Lâm Nghiệp Đồng Tiến Đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
để tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tôi xin cám ơn đến gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Báo cáo được hoàn thành trong thời gian có hạn, bên cạnh đó thì do trình độ, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên Báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự đóng góp
ý kiến từ thầy cô và các bạn
Xin chân thành cảm ơn !
Huế, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Việt
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Bố trí các công thức thí nghiệm 19
Bảng 3.2 Phân tích phương sai và các biến động 20
Bảng 4.1 Kích thước hạt giống Lim xanh 24
Bảng 4.2 Độ thuần hạt giống 25
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý hạt đến khả năng nảy mầm của hạt giống .26
Bảng 4.4 Phân tích phương sai và các biến động của nhiệt độ xử lý hạt giống 27 Bảng 4.5 Biểu thị tỷ lệ sống của công thức phân chuồng 28
Bảng 4.6 Bảng phân tích phương sai và các biến động đến tỉ lệ sống của hàm lượng phân chuồng hoai 29
Bảng 4.7 Biểu thị đường kính gốc trung bình của hàm lượng phân chuồng 29
Bảng 4.8 Bảng phân tích phương sai và các biến động đến sinh trưởng đường kính gốc hàm lương phân chuồng hoai 30
Bảng 4.9 Bảng biểu thị chiều cao trung bình của hàm lượng phân chuồng hoai .31
Bảng 4.10 Bảng phân tích phương sai và các biến động phân tích phương sai chiều cao hàm lượng phân chuồng 32
Bảng 4.11 Bảng biểu thị số lá trung bình của công thức phân chuồng 32
Bảng 4.12 Bảng phân tích phương sai và các biến động phân tích phương sai số lá hàm lượng phân chuồng 33
Bảng 4.13 Biểu thị ảnh hưởng của hàm lượng super lân tới tỉ lệ sống 33
Bảng 4.14 Bảng phân tích phương sai và các biến động đến tỉ lệ sống của hàm lượng phân super lân 34
Bảng 4.15 Biểu thị đường kính gốc trung bình của hàm lượng phân super lân.35 Bảng 4.16 Bảng phân tích phương sai và loại đường kính gốc hàm lượng phân super lân 36
Bảng 4.17 Bảng biểu thị chiều cao trung bình của hàm lượng phân super lân 37 Bảng 4.18 Bảng phân tích phương sai và các biến động chiều cao công thức phân super lân 37
Trang 4Bảng 4.19 Bảng biểu thị số lá trung bình của hàm lượng phân super lân 38
Bảng 4.20 Bảng phân tích phương sai và các biến động số lá hàm lượng phân super lân 38
Bảng 4.21 Biểu thị tỷ lệ sống của công thức che bóng 39
Bảng 4.22 Bảng phân tích phương sai và các biến động đến tỉ lệ sống chế độ che bóng 40
Bảng 4.23 Bảng biểu thị đường kính gốc trung bình của chế độ che bóng 40
Bảng 4.24 Bảng phân tích phương sai đường kính gốc của chế độ che bóng 41
Bảng 4.25 Bảng biểu thị chiều cao trung bình của chế độ che bóng 41
Bảng 4.26 Bảng phân tích phương sai chiều cao chế độ che bóng 42
Bảng 4.27 Bảng biểu thị số lá trung bình của chế độ che bóng 43
Bảng 4.28 Bảng phân tích phương sai chiều cao chế độ che bóng 43
Trang 5DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Biểu thị ảnh hưởng của nước ấm tới tỉ lệ nảy mầm của hạt giống 26Biểu đồ 4.2 Biểu thị ảnh hưởng của hàm lượng phân chuồng tới sinh trưởngđường kính gốc 30Biểu đồ 4.3 Biểu thị ảnh hưởng hàm lượng phân super lân tới sinh trưởngđường kính gốc 35Biểu đồ 4.4 Biểu thị ảnh hưởng của công thức che bóng tới sinh trưởng chiều cao 42
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Cây Lim xanh và hạt Lim xanh 3Hình 4.1 Thuốc trừ sâu Eagle 50WDG 45
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cây Lim xanh và hệ thống phân loại 3
2.2 Đặc điểm cây Lim xanh 4
2.2.1 Đặc điểm hình thái 4
2.2.2 Đặc điểm sinh thái 5
2.3 Giá trị sử dụng 5
2.4 Cơ sơ lý luận , thực tiễn nghiên cứu cây Lim xanh 6
2.4.1 Trên thế giới 6
2.4.2 Ở Việt Nam 6
2.4.3 Thực trạng những năm gần đây 6
2.5 Cơ sở khoa học của nhân giống từ hạt 8
2.6 Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng và phát triển của hạt giống khi nảy mầm 8
2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân giống từ hạt 10
2.7.1 Nhân tố ngoại sinh 10
2.7.2 Nhân tố nội sinh 11
2.7.2.1 Thành phần các chất có trong hạt 11
2.7.2.2 Khả năng thấm của vỏ hạt 11
2.7.3 Kỹ thuật xử lý hạt giống, gieo ươm cây Lim xanh 11
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Đối tượng nghiên cứu 13
3.2 Phạm vi nghiên cứu 13
3.2.1 Thời gian nghiên cứu 13
3.2.2 Không gian nghiên cứu 13
3.2.3 Giới hạn nghiên cứu 13
Trang 73.3 Mục tiêu 13
3.3.1 Mục tiêu chung 13
3.3.2 Mục tiêu cụ thể 14
3.4 Nội dung 14
3.4.1 Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống 14
3.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm 14
3.5 Phương pháp nghiên cứu 14
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 14
3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 14
3.5.2.1 Phương pháp xác định điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 14
3.5.2.2 Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống 14
3.5.2.3 Phương pháp chuẩn bị giá thể và bố trí thí nghiệm 16
3.5.3 Tiến hành xử lý số liệu 19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu 22
4.1.1 Vị trí địa lý 22
Lịch sử hình thành 22
4.1.3 Vài nét về kinh tế của Thị xã Hương Thủy 22
4.1.4 Địa điểm bố trí thí nghiệm 23
4.1.4.1 Xã Thủy Bằng - Thị xã Hương Thủy thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế 23
4.1.4.2 Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch Vụ và Tư Vấn Nông Lâm Nghiệp Đồng Tiến 23
4.2 Đánh giá phẩm chất gieo ươm của hạt giống cây Lim xanh 24
4.2.1 Kích thước của hạt 24
4.2.2 Độ thuần, khối lượng hạt 24
4.3 Kết quả nghiên cứu về xử lí hạt giống 25
4.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và chế độ che bóng đến sinh trưởng cây Lim xanh giai đoạn vườn ươm 27
Trang 84.4.1 Sự ảnh hưởng của các hàm lượng phân chuồng hoai đến sinh trưởng cây
Lim xanh tại vườn ươm 28
4.4.1.1 Ảnh hưởng của hàm lượng phân chuồng tới tỉ lệ sống 28
4.4.1.3 Ảnh hưởng của hàm lượng phân chuông hoai tới sinh trưởng chiều cao .31
4.4.1.4 Ảnh hưởng của hàm lượng phân chuồng hoai tới sinh trưởng số lá 32
4.4.2 Ảnh hưởng của hàm lượng phân super tới sinh trưởng cây Lim xanh giai đoạn vườn ươm 33
4.4.2.1 Ảnh hưởng của hàm lượng phân super lân tới tỉ lệ sống 33
4.4.2.2 Ảnh hưởng của hàm lượng phân super lân tới sinh trưởng đường kính gốc .34
4.4.2.3 ảnh hưởng của hàm lượng super lân tới sinh trưởng chiều cao 36
4.4.2.4 ảnh hưởng của hàm lượng phân super lân tới sinh trưởng về số lá 37
4.4.3 Ảnh hưởng của chế độ che bóng tới sinh trưởng cây Lim xanh trong giai đoạn vườn ươm 39
4.4.3.1 Ảnh hưởng của chế độ che bóng tới tỉ lệ sống 39
4.4.3.2 Ảnh hưởng của chế độ che bóng đến sinh trưởng đường kính gốc 40
4.4.3.3 Ảnh hưởng của các chế độ che bóng đến sinh trưởng chiều cao 41
4.4.3.4 Ảnh hưởng của các chế độ che bóng tới sinh trưởng số lá 43
4.5 Chăm sóc cây con ở vườn ươm 44
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.2 Tồn tại 46
5.3 Kiến nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 9TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trước những yêu cầu về thực tế, của xã hội và nghành Lâm nghiệp Về việccung cấp nguồn giống, cây giống đặc biệt là cây bản địa ngày càng cao trên địabàn Đề tài nghiên cứu một phần nào đó giúp người dân tìm ra phương thức hiệuquả để nhân giống cây Lim xanh từ hạt Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các hộ giađình, các công ty Lâm Nghiệp.Từ những vấn đề trên tôi đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliver) trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Thừa - Thiên Huế’’.
Đề tài gồm hai mục tiêu chung một là nghiên cứu kỹ thuật nhân giống từhạt cây Lim xanh, hai là những yếu tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng tới sinh
trưởng của con Lim xanh tại giai đoạn vườn ươm Mục tiêu cụ thể của đề tài
là:Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt cây Lim xanh với các công thức nước
ấm khác nhau từ đó tìm ra công thức để hạt nảy mầm với tỷ lệ cao nhất.Nghiêncứu ảnh hưởng của chế độ che bóng (ánh sáng), thành phần phân bón đến sinhtrưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm Từ đó tìm ra công thức để câycon sinh trưởng tốt nhất trong giai đoạn vườn ươm
Phương pháp thu thập số liệu của đề tài là thu thập và kế thừa các tài liệuliên quan đến vấn đề nghiên cứu, các trang mạng, báo khoa học, các nghiên cứubáo cáo có liên quan đến đề tài Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp đo đếmnghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống và chỉ tiêu hạt giống Lim xanh.Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nước ấm tới khả năng nảy mầm của hạtgiống Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che bóng và hàm lượng phân bón đếnsinh trưởng của cây Lim xanh giai đoạn vườn ươm Phương pháp xử lý số liệucủa bài gồm có, tính tổng và tính trung bình tìm ra kích thước bình quân của hạtgiống, phương pháp đo đếm, ghi chép số liệu vào phiếu lập sẵn, tính tổng vàphân tích phương sai một nhân tố đối với các thí nghiệm về nảy mầm của hạt,ảnh hưởng của chế độ che bóng tới sinh trưởng, ảnh hưởng của hàm lượng phântới sinh trưởng, so sánh tiêu chuẩn t (student)
Những kết quả nổi bật trong quá trình nghiên cứu như sau Đã tìm ra kíchthước bình quân, độ thuần của hạt giống Lim xanh, mùa thu hái và bảo quản.Qua nghiên cứu đã tìm ra công thức xử lý nước ấm tốt nhất cho hạt giống nảymầm với tỉ lệ cao nhất Với kết quả của việc nghiên cứu về sinh trưởng của câyLim xanh tại vườn ươm Đã tìm ra công thức phân và chế độ che bóng hợp lý đểcây Lim xanh sinh trưởng và phát triển tốt nhất Bên cạnh đó tìm ra những khókhăn khi gieo ươm và chăm sóc cây con Lim xanh ở giai đoạn vườn ươm
Trang 10Qua những nghiên cứu đề tài có kết luận bám sâu vào thực tế làm đề tài Về
kết luận; Từ việc đo đếm các chỉ tiêu hạt giống ta tìm ra kích thước bình quân
của hạt giống Lim xanh, có chiều dài bình quân là 1,49cm, chiều rộng bìnhquân là 1,11cm và có bề dày bình quân là 0,51cm.Qua đó ta tìm ra công thức xử
lý hạt giống tốt nhất với mức nhiệt độ 550C đến 650C với tỉ lệ nảy mầm là78,67% Thời gian hạt bắt đầu nảy mầm khi ủ hạt là ngày thứ 3, thời gian hạtnảy mầm nhiều nhất ngày thứ 7 đến thứ 8 và thời gian không còn này mầm kể từ
ngày thứ 13 Qua đề tài đã tìm ra công thức phân tốt cho sinh trưởng đường kính
gốc là công thức phân 20% phân chuồng + 80% đất đồi núi, công thức phân 4%super lân + 96% đất đồi núi Ta tìm ra chế độ che bóng tốt nhất cho sinh trưởngchiều cao cây là chế độ che bóng từ 50% - 75%
Qua đó cũng có những kiến nghị những điều không và chưa làm được ở đềtài Đối với các kết quả thí nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, cần làmlại các thí nghiệm này theo hướng mở rộng dung lượng cũng như các khoảngcách giữa các thang công thức thí nghiệm Cần phải nghiên cứu thêm phươngpháp giâm hom chồi ngọn để nâng cao khả năng nhân giống cho cây Lim xanh.Đồng thời nghiên cứu thêm về phương pháp xử lý hạt giống bằng hóa chất làm
cơ sở cho việc xử lý hạt giống tốt hơn, nâng cao tỷ lệ nảy mầm Lim xanh loàicây có giá trị kinh tế rất và rất phù hợp trong quá trình trồng xen canh hay trồngxen dưới tán rừng nghèo Việc này rất tốt cho việc nâng cao giá trị cho các khurừng nghèo Lim xanh là loài cây rất dễ sâu gây hại, nên phải tiến hành theo dõisâu thường xuyên, phòng trừ kịp thời
Trang 11PHẦN 1
MỞ ĐẦU
Cây Lim Xanh còn có tên khoa học là erythrophleum fordii oliver theo
Gane (1908), còn được gọi với tên khác là “Lim hoặc Thiết lim” thuộc phân họVang - Họ vang (ceasalpiniacece) Là cây thân gỗ lớn chiều cao đạt từ 37 - 45m,đường kính thân đạt đạt 200 - 250cm Lá lúc non võ có màu xanh xám bạc vớicác vệt màu nâu nhạt, khi già có màu nâu sẫm, nứt ô vuông bong vẩy, có nhiều
bì không nổi rõ Gốc có bạnh vè nhỏ, tán lá phát triển xanh rậm quanh năm,cành nhánh cong queo có nhiều nhánh mắt Lim xanh có thể tái sinh trong tựnhiên nhưng rất ít và Lim xanh có thể trồng bằng nhiều cách như trồng cây contái sinh trong tự nhiên, bằng cách ươm từ hạt hay trồng cây tái tái sinh cấy vàobầu trong vườn ươm và giâm hom từ hom ngọn của cây Lim xanh [18]
Lim xanh là loài cây gỗ quý là một trong tứ thiết (4 loại gỗ quý của ViệtNam là: Đinh, Lim, Sến, Táu ) gỗ giác của cây Lim xanh khi mới chặt hạ có màuxanh vàng để lâu chuyển dần màu nâu sẫm Gỗ giác của cây Lim xanh rất cứng ít
bị mối mọt nên được sử dụng nhiều trong xây dựng nhà chùa, đền thờ ,võ câyLim xanh còn được coi là giàu tanin chứa khoảng 15,21%, chất tanin có chứcnăng liên kết với các protein làm cho da thú ko bị hỏng và bảo quản được lâu hơn
Rễ cây Lim xanh còn có nốt sần có chức năng cố định đạm tăng dinh dưỡng chođất, ngoài ra khi chết rễ cây Lim xanh phân hủy tạo giá thể tốt cho Nấm Lim xanh
(Ganoderma lucida) một loài nấm thuốc bổ rất quý phát triển Cây Lim xanh có
tán rộng nên rất thích hợp cho việc trồng rừng phòng hộ, rừng bảo về nguồn nước.Ngoài ra theo kinh nghiệm dân gian cho biết, gỗ lim khá độc nên thường khôngdùng làm giường ngủ vì sẽ làm đau mình mẩy Từ những ưu điểm là loài cây bảnđịa có giá trị về gỗ cao, nó còn có giá trị về công nghiệp, giá trị về phòng hộ đadạng thành phần loài và hơn hết là góp phần rất lớn vào xóa đói giảm nghèo chongười dân, bởi giá trị kinh tế nó mang lại là rất lớn
Tuy nhiên việc nhân giống của loài cây này còn gặp rất nhiều khó khăn,nguồn cây giống thông qua tái sinh tự nhiên còn rất ít mà việc gieo ươm từ hạt gặprất nhiều khó khăn và chưa có được kĩ thuật một cách tốt nhất Việc phát triển vàtrồng cây Lim xanh ở các tỉnh miền trung và đặc biệt ở Tỉnh Thừa-Thiên Huế sẽgóp phần rất lớn vào việc xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội ở những khu vực này
và hơn hết nữa là bảo về được giống cây trồng có giá trị cao Nó đòi hỏi số lượngcao về cây giống Lim xanh trên địa bàn tỉnh, và khu vực miền trung
Trang 12kiện tự nhiên ở địa phương Việc gây trồng loài cây này sẽ có nhiều thuận lợi,không mất nhiều thời gian để nghiên cứu mà có thể chỉ qua thực nghiệm để rút
ra biện pháp kỹ thuật phù hợp để phát triển ra quy mô lớn Tuy nhiên đối vớiloài Lim xanh việc gây trồng loài cây này lại gặp nhiều khó khăn từ khâu bảoquản, chọn giống đến khâu tạo cây con , chăm sóc…Đã có nhiêu người quantâm đến vấn đề này nhưng cho đến nay vẫn chưa có một thông tin kỹ thuật nào
về đặc tính sinh học, kỹ thuật cất giữ, xử lý hạt giống, gieo ươm, hay chăm sóccây con…
Cây Lim xanh là một loài cây có giá trị cao nhưng ngày càng khan hiếmtrong tự nhiên, nguồn giống cây con rất khó khăn và đặc biệt là chưa có một quytrình kĩ thuật cụ thể hoặc có thì vẫn chưa rõ về việc gieo trồng cây Lim xanh phùhợp vơi kiều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa-Thiên Huế Với việc nghiên cứu về hạtgiống và sử dụng phương gieo ươm hạt giống của cây Lim xanh ở vườn ươm,tôi hi vọng sẽ đưa ra quy trình kỉ thuật hợp lý cho việc gieo ươm cây Lim xanh.Qua đó sẽ là cơ sở hợp lý và tin cậy cho những hộ nông dân quan tâm tới nguồncây giống Lim xanh Từ đó có thể mở ra bước tiến mới trong việc gieo ươm cây
Lim xanh Qua đây tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng nảy mầm và
sinh trưởng của cây Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliver) trong giai đoạn
vườn ươm tại tỉnh Thừa - Thiên Huế’’ Chúng tôi hy vọng rằng với những kết
quả có được sau khi hoàn thành đề tài sẽ góp một phần nào đó giải quyết vấn đềkhó khăn trong khâu tạo giống loài cây này
Trang 13PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cây Lim xanh và hệ thống phân loại
Cây Lim xanh: Erythrophleum fordii Oliver.
Tên khác: Lim, Thiết Lim
Phân họ vang: Caesalpinioideae
Sự miêu tả và tình trạng của phân họ này hiện đang có sự tranh cãi nhỏ.Mặc dù phân họ này như đã miêu tả ở trên được công nhận khá nhiều, nhưngvẫn có một số chi mà việc đưa chúng vào (phân họ này, hoặc một trong hai phân
họ khác) vẫn chưa có sự thừa nhận chung Trong một số hệ thống phân loại, ví
Trang 14dụ trong hệ thống phân loại thực vật có hoa, phân họ này được công nhận nhưmột họ của họ Vang (Caesalpiniaceae) Các nghiên cứu hệ thống hóa gần đây,
sử dụng các dữ liệu phân tử, đã chỉ ra rằng nhóm này bao gồm nhiều phân họvới nhau khi xem xét trong mối quan hệ với hai phân họ đậu và phân họ Vang.Việc chia tách đang được nghiên cứu [21]
Tổng quan về Bộ đậu (Fabales) là một bộ thực vật có hoa Nó nằm trong nhóm hoa hồng rosids của thực vật hai lá mầm thật sự (eudicots) trong hệ thống
phân loại của APG II Trong hệ thống phân loại này bộ đậu bao gồm các họ như
Fabaceae (bao gồm các phân họ như Caesalpinioideae, Cercideae, Faboideae,
Mimosoideae), họ Polygalaceae (bao gồm các phân họ Carpolobieae,
Moutabeae, Polygaleae-(họ viễn chí) và Xanthophylleae) và họ Surianaceae.Trong hệ thống Cronquist năm 1981 và một số hệ thống phân loại thực vật khác,
bộ Đậu chỉ chứa mỗi họ Đậu (Fabaceae) còn các họ khác mà APG II (hệ thốngphân lại sinh học thực vật hiện đại) xếp vào bộ này được xếp vào các họ khác
nhau, chẳng hạn theo Cronquist đã xếp họ Polygaleae-(họ viễn chí) vào trong
một họ của bộ đậu, còn hai họ Quillajaceae và Surianaceae nằm trong
bộ Rosales (hoa hồng) [21]
Bộ Đậu chiếm khoảng 9,6% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật sự(Magallón và ctv 1999) Wikstrom và ctv (2001) cho rằng bộ này đã xuấthiện khoảng 94 - 89 triệu năm trước, sự đa dạng hóa của bộ bắt đầu khoảng79-74 Ma [21]
2.2 Đặc điểm cây Lim xanh
2.2.1 Đặc điểm hình thái
Lim xanh là một cây gỗ lớn thường xanh, có khả năng đạt chiều cao từ 45m, và đường kính 200-250 cm Gốc có bạnh vè Thân cây tròn với vỏ màunâu đậm, có vết nứt vuông, có nhiều khí khổng dễ thấy và có thể bị bong vảylớn Có tán lá dày và xanh quanh năm
37-Lá của cây Lim xanh là lá kép lông chim hai lần và hình trứng Mặt trêncủa lá là màu xanh đậm, trong khi mặt dưới là màu xanh lá cây nhạt với tĩnhmạch dễ thấy
Hoa của cây Lim xanh là cụm hoa mọc thành chùm ở đỉnh sinh trưởng, dài
20 - 30cm, hoa nhỏ màu trắng nở vào tháng tư
Quả của cây Lim xanh là quả thuỗn dài 20 cm, rộng 3-4 cm, trong đó cóchứa 6 - 12 hạt Hạt dẹt màu nâu đen, xếp lợp lên nhau, có lớp vỏ chất sừng,cứng và đen, bảo vệ chắc nên tồn tại lâu trong đất, dễ bảo quản [8]
Trang 152.2.2 Đặc điểm sinh thái
Lim xanh là loài cây ưa sáng, thường chiếm tầng trên của rừng, lúc còn nhỏchịu bóng Có thể trồng trong các trạng thái tự nhiên có độ tàn che 0,3 - 0,7.Được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc [8]
Lim xanh có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau của đá mẹ như sathạch, đá phiến sét, đá phiến mica và thậm chí đất có thành phần cơ giới khácnhau, từ nhẹ đến nặng Nó có thể chịu được độ ẩm cao, trung bình đến nơi cótính axit cao, và các điều kiện trong đó có một lớp đất ẩm và sâu Nó thườngphát triển với nhiều loài cây lá rộng khác trong một môi trường rừng nhiều tầng,nơi cây cối là giàu (FSIV và JICA 2003) [25]
Lim xanh là cây lá rộng thường xanh, mùa ra hoa vào khoảng tháng 3 tháng 4 và mùa quả chín vào khoảng tháng 12 và tháng 1 hàng năm
-2.3 Giá trị sử dụng
Gỗ lim xanh là một loại gỗ quý, nó có tĩnh mạch tốt, cứng, mạnh, bền, chịuđược thời tiết và ít bị cong hoặc nứt Gỗ có độ bền kết cấu cao và được ưachuộng để sử dụng làm ván sàn và trong xây dựng cũng như cơ sở hạ tầng vàgiao thông vận tải (FSIV và JICA 2003) [25]
Lim xanh được coi là một cây giàu tanin, vỏ cây chứa khoảng 15,21%tanin Trong thời Pháp thuộc đã có xí nghiệp sản xuất tanin ở Yên Cát (ThanhHoá) với nguyên liệu chủ yếu là vỏ lim Sau này vì rừng lim ở vùng Tây Thanhhoá bị suy thoái, không còn vỏ đẻ cung cấp, nên xí nghiệp thiếu nguyên liệu và
đã đóng cửa
Gỗ lim có dác lõi phân biệt, dác màu xám nhạt hay vàng nâu; lõi khi mớichặt màu xanh vàng sau chuyển màu nâu sẫm, rất cứng, thuộc loại tứ thiết; mộttrong những loại gỗ tốt nhất của Việt Nam Gỗ có tỷ trọng 0,94; lực kéo ngangthớ 29 kg/cm2; nén dọc thớ 608 kg/cm2, oằn 1,546 kg/cm2; hệ số co rút 0,47 -0,61 Gỗ lõi không bị mối mọt, rất bền nên được dùng trong các công trình xâydựng lâu dài như đền chùa, nhà thờ , hoặc dùng đóng đồ đạc, làm cửa, ván sàn,
tà vẹt và đồ trang trí trong nhà Nhưng theo kinh nghiệm nhân dân, gỗ lim kháđộc nên thường không dùng làm giường ngủ vì sẽ làm đau mình mẩy Nhiềunguồn tin cho rằng, vùng rừng lim có khí hậu và nguồn nước suối độc (Cần kiểmtra lại các thông tin trên) Rễ cây có nốt sần cố định đạm làm tăng độ phì của đất.Khi cây bị chết, rễ mục là giá thể tốt nhất cho loài nấm linh chi (Ganodermalucida), một loài nấm làm thuốc bổ rất quí phát triển Cây có tán lá dậm nên là đốitượng rất thích hợp trồng ở các khu rừng phòng hộ, bảo vệ đầu nguồn nước
Trang 162.4 Cơ sơ lý luận , thực tiễn nghiên cứu cây Lim xanh
2.4.1 Trên thế giới
(bao gồm cả phía đông Đài Loan), phía bắc của Camphuchia, Lào và phía bắccủa Việt Nam Nó sống độ cao 300 - 900m [25]
Cây Lim xanh là một loài cây bản địa ở khu vực Đông nam á, là loài câycho giá trị sử dụng gỗ cao và đang bị khai thác một cách quá mức Việc khaithác quá mức đang đe dọa tới loài cây này Hiện nay đã có những dự án chútrọng tới việc gieo ươm và trồng cây Lim xanh ở khu vực phân bố Nhữngnghiên cứu của Cộng hòa Liên Bang Đức, của Đại học California của Mĩ [25]
Lim xanh là loài cây đang nằm trong sách đỏ của thế giới, vì việc khaithác một cách quá mức của nhưng khu vực phân bố cây Lim xanh Việc quản lí
và bảo vệ cây Lim xanh ở các nước có phân bố cây Lim xanh đang được chútrọng nhiều Những dự án và nguồn vốn của các nước phát triển cũng đã đầu tưcho việc quản lí, bảo về và phát triển cây Lim xanh ở khu vực bản địa như Lào
và Việt Nam [25]
2.4.2 Ở Việt Nam
Cây Lim xanh là bản địa Việt Nam và được phân bố Bắc Giang, Hà Tây,Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam,Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Thanh Hoá,Tuyên Quang, tỉnh Vĩnh Phúc, Yên Bái, và cũng được tìm thấy ở Hàm Tân (tỉnhBình Thuận) Nó phát triển từ 10 ° 47 'N, 23 ° N, và 102 ° - 108 ° E, nhưng phân
bố tập trung ở 17 ° - 23 ° N (FSIV và JICA 2003) [25]
xanh nói riêng và cây bản địa nói chung đang được chú trọng mạnh mẽ Những
dự án của Bộ nông nghiệ và phát triển nông thôn Việt Nam, của các sở và phòngnông nghiệp và phát triển nông các tỉnh như Phú Thọ, Thừa Thiên Huế đang đầu
tư rất nhiều Các nguồn vốn, các chương trình hỗ trợ ngoài nước từ Cộng HòaLiên Bang Đức, các tổ chức phi chính phủ Đã đua ra các biện pháp kĩ thuật gieoươm và trồng rừng cây Lim xanh ở Việt Nam [11]
Cây Lim xanh là cây gỗ có giá trị cao việc khai thác quá mức cây Limxanh ở Việt Nam đang trở nên là vấn nạn đang đươc báo động Cây Lim xanhđang nằm trong sách đỏ của Việt Nam và là nhóm gỗ thuộc nhóm IIA nhóm gỗnguy cấm cấm khai thác ở Việt Nam
2.4.3 Thực trạng những năm gần đây
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi những điều kiện thuận lợi cho cây trồng
Trang 17sinh trưởng phát triển và nhiều loại cây gỗ rất quý hiếm, có giá trị về mọi mặt.Chính vì thế mà nhiệm vụ của khoa học kỹ thuật trồng rừng là phải nắm vững cácđiều kiện tự nhiên đi sâu vào nghiên cứu đặc tính sinh thái của từng loài cây mớitìm ra hệ thống các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cây trồng cụthể Những cây trồng mục tiêu quan trọng đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
Với xu thế gần đây chiến lược toàn cầu bảo vệ môi trường, tài nguyên, cácchương trình hành động đối với môi trường nhiệt đới, bảo vệ nguồn gen đa dạngsinh học, chiến lược gây trồng cây bản địa được đặt ra cấp bách Để nhằm giảmthiểu những biến động về số lượng cây bản địa trong tự nhiên
Trên quan điểm sinh thái nhân văn và quan điểm kinh tế sinh thái Hiện nayrừng bị tàn phá nặng nề kéo theo đó đa dạng sinh học bị giảm xuống, thảm họa
tự nhiên ngày càng tăng, hơn thế nữa khí hậu toàn cầu đang ngày càng thay đổi.Một sinh vật hay một cây rừng khi phát hiện là quý sẽ được con người chú ýkhai thác và sự tác động đó của con người đến một lúc nào đó nó sẽ rơi vào tìnhtrạng khan hiếm và rồi nó sẽ là đối tượng được con người chú ý hơn Nhằm đểbảo về loài đó trước những mối đe dọa từ con người và thiên nhiên
Giải pháp hiệu quả nhất để bảo tồn một loài khi đáp ứng nhu cầu loài đóthoã mãn nhu cầu con người Giải pháp hữu hiệu là tạo ra thật nhiều sản phẩmcủa loài đó, làm giảm tình trạng khan hiếm thì cân bằng sẽ được lập lại
Với tính chất là tài nguyên sinh vật nếu chúng ta chỉ biết khai thác màkhông chú ý đến tái tạo chúng thì sẽ mất khả năng phục hồi dẫn đến nguồn tàinguyên sẽ mất đi vĩnh viễn Nhưng nếu chúng ta biết nhìn nhận vấn đề đúng lúc,
có kế hoạch và hành động bảo tồn, tái tạo kịp thời vẫn có thể phục hồi và pháttriển các nguồn tài nguyên sinh học này bền vững, đáp ứng nhu cầu của conngười trong tương lai
Ngày nay nhận thức được những lợi ích to lớn mà rừng mang lại, nhu cầutrồng rừng ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu được đáp ứng về giống cây trồngngày càng nhiều Việc nghiên cứu để tạo ra giống cây con đa dạng về chủng loại
và có chất lượng tốt càng trở nên bức thiết
Với việc ngày càng khan hiếm về giống các loài cây bản địa, việc nghiêncứu về khả năng nhân giống từ hạt hay giâm hom là một vấn đề rất bức thiết.Tuy nhiên việc chất lượng của hạt giống, hạt giống nảy mầm một cách tốt cũng
là quá trình ảnh hưởng quan trọng trong khau nhân giống
Trang 18Cây Lim xanh là loài cây bản địa thích nghi rất tốt trong nhiều điều kiện tựnhiên Hơn nữa Lim xanh là loài cây có giá trị cao, việc bị xâm hại nghiêm trọng
tự nhiên Để đáp ứng nhu cầu về giống cây con Lim xanh cho việc trồng rừnghiện nay Cần có nhiều cơ sở nghiên cứu đưa ra quy trình và kĩ thuật nhân giốngcây Lim xanh và hơn nữa là cây bản địa
2.5 Cơ sở khoa học của nhân giống từ hạt
Khái niệm về sự nảy mầm: Theo ASOA (1981) “Sự nảy mầm là hoạt độngtiếp tục sinh trưởng của phôi khi vỏ hạt thoái hoá và cây con nhú lên” Đây làđịnh nghĩa tiếp tục sinh trưởng của hạt đã ngủ nghỉ sau khi hình thành và pháttriển Trong quá trình ngủ nghỉ của hạt không hoạt động trao đổi chất và nănglượng hay hoạt động này diễn ra rất thấp
Các yếu tố bên ngoài cần cho sự nẩy mầm của hạt chủ yếu là nước và nhiệt
độ Hạt muốn nẩy mầm trước hết phải hút nước, đồng thời có nhiệt độ thích hợp,chủ yếu là không được lạnh giá Sau khi hút đủ nước và có nhiệt độ thích hợp,các tế bào chồi mầm và rễ mầm bắt đầu hoạt động và phát triển Như vậy việcngâm ủ hạt giống ở nhiệt độ 60oC - 80oC và việc tác động vào võ hạt là động táckích thích chồi mầm, rễ mầm “thức giấc” hay nói theo thuật ngữ khoa học là đểphá vỡ tính miên trạng của hạt giống Ánh sáng không cần thiết cho sự nẩy mầmcủa hạt, nhưng khi cây đã có lá thật thì cần ánh sáng để quang hợp
Sau khi ngâm ủ hạt giống tức là ta đã cung cấp đủ nước và nhiệt độ chochúng, các phản ứng hóa học trong hạt được tiến hành, từ đó sinh ra cáchormone kích thích các tế bào ở chồi và rễ mầm phát triển Các hornmone là yếu
tố bên trong, bao gồm chất Auxin, Gibberellin, Cytokinin Để giúp hạt mau nảymầm, người ta thường ngâm hạt giống vào trong dung dịch các chất này để bổsung thêm chất kích thích cho hạt [4]
Quá trình hạt nảy mầm mất một khoảng thời gian nhất định đối với câyLim xanh khoảng thời gian đó khoảng bắt đầu ngày thứ 4 và kết thúc ngày thứ
15 Trong quá trình đó chúng ta cần nên tiến hành rửa chua thường xuyên ngày
từ 1 đến 2 lần Hạt nào đã nảy mầm ta tiến hành gieo vào bầu ngay
2.6 Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng và phát triển của hạt giống khi nảy mầm
Trồng cây trong giá thể là kỹ thuật trồng cây không dùng đất, cây đượctrồng trực tiếp trên các giá thể hữu cơ hay giá thể trơ cứng có tưới dung dịchdinh dưỡng Hay nói cách khác giá thể là môi trường rắn cho rễ cây đâm xuống
Trang 19mà không phải là đất Các loại giá thể thường gặp như giá thể hữu cơ tự nhiênbao gồm: than bùn (được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau do quátrình phân hủy yếm khí), mùn cưa (mùn cưa là phế phẩm trong chế biển sản xuấtcác sản phẩm gỗ có khả năng giữ ẩm tốt, thành phần chủ yếu là xenlulo dễ phânhủy, độ thông thoáng khí thấp), vỏ cây, xơ dừa, trấu hun, giá thể trơ cứng baogồm: cát sỏi, pirlite (là dẫn xuất của núi đá lửa chứa silic, có khả năng thôngthoáng, tiêu nước tốt, ổn định về tính chất vật lý và tính trơ về hóa học, giá thểhữu cơ tổng hợp (là những chất liệu hữu cơ nhân tạo có tính trơ hóa học), dungdịch dinh dưỡng và một số giá thể được phối trộn theo các công thức khác nhau.Giá thể được xem như là sự thay thế hoàn hảo cho đất trong phương phápthủy canh Là nơi tạo điều kiện thích hợp cho sự nảy mầm của hạt, là chỗ bámvững chắc cho sự hình thành rễ cây [22].
Ngày nay, việc sử dụng giá thể có sự khác biệt khá nhiều, giá thể đượcdùng phổ biến hơn cho tất cả các phương pháp trồng cây Ở các nước đang pháttriển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá trân châu, than bùn có sẵn ở dạng sử dụng đượccung cấp ngay cho mục đích thay thế cho đất Thực tế, môi trường nhiệt đới córất nhiều vật liệu có thể sử dụng pha chế hỗn hợp bầu trong vườn ươm Hỗn hợpbầu trong vườn ươm cần đảm bảo khả năng giữ nước và làm thoáng khí, khảnăng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, sạch bệnh Hỗn hợp bầu vườn ươmđược sử dụng có rất nhiều công thức phối trộn, dựa vào khả năng có sẵn củanguyên vật liệu có tỷ lệ là 1: 1: 1 là cát rây + đất vườn + phân hữu cơ, đất vườn+ bột xơ dừa + phân hữu cơ hay đất vườn + phân chuồng + bột xơ dừa Nhữngvùng sản xuất chuyên canh, sản xuất cây con trong khay đã góp phần cải tiến kỹthuật vườn ươm, nó trở thành một nghề kinh doanh, một số nông dân sản xuấtcây con với số lượng lớn để bán cho nông dân khác [18]
Và theo kết quả điều tra của Viện thổ nhưỡng Nông hóa (2003), việcnghiên cứu và sử dụng giá thể cho cây con giai đoạn vườn ươm ở Việt Nam trênđối tượng cây lâm nghiệp: tỷ lệ đất là 100%, do vậy độ pH khá thấp và giá thểrất nặng, khả năng giữ ẩm và sức chứa ẩm tối đa không cao, dung trọng lớnnhưng độ trương lại nhỏ, cacbon tổng số (OC) thấp và N-P-K ít [20]
Một số yêu cầu sử dụng giá thể trong ươm cây như sau:
Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ thoáng khí
Hỗ trợ độ pH thay đổi theo thời gian
Trang 20 Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường.
Giá thành hợp lý mà thị trường chấp nhận được
Tính ổn định của các nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà sản xuất để cóthể sản xuất theo hướng công nghiệp
Tính chất vật lý và hóa học của các thành phần nguyên liệu rõ ràng
Phẩm chất vệ sinh tốt, đảm bảo không có tuyến trùng hoặc tác nhân gâybệnh ở rễ khác, không gây bệnh cho người và động vật [6]
Các loại giá thể trên được sử dụng trong trồng cây nông nghiệp, trongươm giống một số cây lâm nghiệp như keo, thông, việc sử dụng các loại giáthể trên để ươm nhân giống cây Lim xanh đỏ ở Việt Nam vẫn chưa được sửdụng, và chưa có nghiên cứu nào về việc nhân giống lim xanh từ hạt trên giá thểvới công thức phối trộn từ đất đồi núi tầng trên, phân chuồng hoai và super lân
để rút ngắn thời gian sinh trưởng cho cây con
2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân giống từ hạt
2.7.1 Nhân tố ngoại sinh
Nhân tố môi trường bên ngoài gồm nhiều yếu tố khác nhau có ảnh hưởngkhông hề nhỏ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con Bởi vậy cầntạo điều kiện thuận lợi, thích hợp nhất để cây con có thể phát triển tốt
Với lượng nước tưới: hàng ngày tưới nước đủ ẩm trên luống gieo cây vàcây con với liều lượng 4 - 5 lít/m2
Nhiệt độ không khí và nhiệt độ giá thể đến hạt giống: Nhiệt độ thích hợpcho nhiều loài cây từ 250 C - 300 C Thường các loài cây nhiệt đới yêu cầu nhiệt
độ không khí cao hơn các loài cây ôn đới
Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể: Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể giữcho hạt giống và chồi cây không bị khô héo và cung cấp nước cho hom quanghợp trong quá trình ra rễ
Và đặc biệt riêng đối với độ ẩm giá thể: Nếu độ ẩm giá thể thấp sẽ làm khôhéo chồi cây, nếu quá cao sẽ làm cho hạt giống,chồi hay rễ cây con bị thối rữa Nên
sử dụng hệ thống phun sương mù để duy trì độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể.Ánh sáng: ánh sáng là nhân tố không thể thiếu được khi gieo hạt, ánh sángtán xạ khoảng 40 - 50%, có những loài từ 50% - 70% của ánh sáng toàn phần sẽthích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của hạt giống khi nảy mầm
Trang 21Các loài cây khác nhau yêu cầu ánh sáng khác nhau: Những cây ưa sángyêu cầu ánh sáng cao hơn những loài cây chịu bóng [9].
2.7.2 Nhân tố nội sinh
2.7.2.1 Thành phần các chất có trong hạt
Sự hấp thụ nước là một quá trình sinh lý không phụ thuộc vào năng lượng traođổi chất mà liên quan đến đặc điểm của tính keo có mặt trong mô hạt Điều này đãđược chứng minh bằng sự hấp thụ nước như nhau của cả hạt sống và hạt chết.Thành phần cơ bản tạo ra sự hút nước của hạt là protein Protein hiện mang
âm và dương có tính hút cao các cực phân tử nước Sự hút nước khác nhau dolượng chứa protein trong hạt so với tinh bột được chứng minh bởi hai loại hạtđậu tương và ngô
Chất khác trong hạt đóng góp vào khả năng nước là chất nhày của nhiềuloại hạt, khi cellulose và pectins cố định trên tế bào
Tinh bột chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến sự hút nước, ngay cả khi số lượng lớn,bởi vì nó có cấu trúc vật không màng nên chỉ hút nước ở độ pH thấp hoặc saukhi xử lý nhiệt độ cao mà điều đó không xảy ra trong tự nhiên [2]
2.7.2.2 Khả năng thấm của vỏ hạt
Nước đi vào hạt bị ảnh hưởng rất lớn của vỏ hạt
Cấu trúc vỏ hạt sự thấm nước tự nhiên rất lớn ở lỗ noãn nơi vỏ hạt khámỏng Rốn của nhiều loại hạt cũng cho phép nước đi vào dễ dàng
Hạt của nhiều loài có mô đặc biệt ngăn cản nước tự nhiên vào hạt, nước điđến phần vỏ cứng gây ngủ cho hạt, một số nước vào hạt có đóng góp vào sựthấm nước của vỏ hạt [2]
2.7.3 Kỹ thuật xử lý hạt giống, gieo ươm cây Lim xanh
Quá trình xử lý hạt giống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nảy mầm củahạt giống nếu trong điều kiện xử lý không phù hợp hạt giống sẽ không nức nanh
và làm cho hạt bị hư và không có khả năng nảy mầm
Muốn nâng cao tỉ lệ nảy mầm và tỉ lệ sống của cây con, cần tạo điều kiệnthuận lợi nhất cho hạt giống nảy mầm và phát triển
Về kỹ thuật xử lý hạt giống: Ngâm hạt trong nước nóng 3 sôi 2 lạnh (nhiệt
độ khoảng 600C), sau đó dùng vật sắc cắt vào cạnh của võ hạt khoảng 1- 2cm,cuối cùng đem ủ hạt giống vào túi vãi, hàng ngày rửa chua bằng nước ấm hoặc
Trang 22nước lã, khi rửa hạt xong phải vớt ra hong khô cho vào lại túi vải (nếu còn nhiềunước trong quá trình ủ hạt sẽ bị chua, nhanh hỏng) Sau 2 - 3 ngày, một số hạt sẽbắt đầu nức nanh (4 - 5%), có thể chọn hạt nứt nanh đem gieo thẳng vào bầu đãđóng sẵn hoặc gieo tập trung trên khay, trên luống đất hoặc trên cát Hạt còn lạitiếp tục ủ [17].
Kỹ thuật chăm sóc: sau khi gieo ươm hạt giống cần tưới nước đủ ẩm để câysinh trưởng và phát triển tốt Có chế độ che bóng phù hợp trong thời kỳ đầu khivừa mới gieo hạt giống
Kỹ thuật che tủ cho cây con: Che tủ mặt đất là biện pháp để giữ ẩm thườngxuyên cho đất sau khi tưới.Với vườn ươm có nhà kính, có trang thiết bị đầy đủ,
có hệ thống phun sương định kỳ thì không cần che tủ mặt đất Tuy nhiên nướcquá nhiều trong đất cũng không tốt, vì sẽ làm cho đất thiếu không khí, hạt giốngphía dưới nền đất dễ bị thối, nước quá nhiều trong đất cũng cản trở việc sinhtrưởng của cây con [9]
Trang 23PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tên khoa học: erythrophleum fordii oliver.
Tên Việt Nam: Lim Xanh
Tên gọi khác : Thiết Lim
Phân họ vang: Caesalpinioideae
3.2.2 Không gian nghiên cứu
Vườn ươm Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch Vụ và Tư Vấn NôngLâm Nghiệp Đồng Tiến
Xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2.3 Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu những ảnh hưởng của phân bón và điều kiện ánh sáng (chebóng) tới phát triển cây Lim xanh trong việc nhân giống từ hạt tại vườn ươm
3.3 Mục tiêu
3.3.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu kỉ thuật nhân giống từ hạt cây Lim xanh
Những yếu tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng tới sinh trưởng của con Limxanh tại giai đoạn vườn ươm
Trang 243.3.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt cây Lim xanh với các công thức thínghiệm khác nhau từ đó tìm ra công thức để hạt nảy mầm với tỷ lệ cao nhất.Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che bóng (ánh sáng), thành phần phânbón đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm Từ đó tìm ra côngthức để cây con sinh trưởng tốt nhất trong giai đoạn vườn ươm
3.4 Nội dung
3.4.1 Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống
Nghiên cứu một số chỉ tiêu về phẩm chất của hạt giống
Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống tương ứng với các biện pháp
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân chuồng hoai đến sinh trưởng của cây con
ở giai đoạn vườn ươm
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thông qua các tài liệu đã sẵn đã có từ trước, thu thập các thông tin thứ cấp vềcác bản báo cáo, văn bản khoa học, các số liệu thống kê liên quan đến vấn đề gieoươm cây Lim xanh từ hạt Đồng thời tìm hiểu về điều kiện tự nhiên ở xã ThũyBằng, thị xã Hương Thủy nơi tiến hành nghiên cứu nhân giống cây Lim xanh
3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
3.5.2.1 Phương pháp xác định điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
3.5.2.2 Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống
Nghiên cứu một số chỉ tiêu về phẩm chất hạt giống:
Trang 25+ Xác định chỉ tiêu độ thuần hạt giống: Trong lô hạt giống, lấy ngẫu nhiên500g hạt giống Tiến hành tách hạt giống khỏi các tạp chất Sau khi tách đượchạt khỏi các tạp chất tiến hành cân lại với độ chính xác 0,01 g Độ thuần của lôhạt giống được tính theo công thức:
+ Xác định chỉ tiêu số hạt trong 1 kg: Từ mẫu cân độ thuần 500 g hạt, ta
có số lượng hạt thuần trong 500 g thì ta tính được hạt trong 1.000g (1kg)theo công thức:
Hạt giống trước khi đem gieo được xử lý bằng biện pháp cơ giới có gianhiệt Dùng kéo sắc, nhọn chặt vào cạnh hạt để làm nứt vỏ, ngâm hạt vào nướcnóng ở các khoảng mức nhiệt khác nhau (350C-450C; 550C-650C; 750C-850C)trong 12 đến 14 giờ Sau đó, rửa hết lớp keo bám quanh hạt, ngâm trong nước lã
14 đến 16 giờ Vớt ra cấy vào bầu để kiểm tra khả năng nảy mầm của hạt giống.Mỗi biện pháp xử lý được thực hiện với 50 hạt giống và lặp lại 3 lần
+ Xác định tỉ lệ nảy mầm (G%):
Tỉ lệ nảy mầm được tính theo công thức:
Trang 26+ Số ngày nảy mầm trung bình (D):
Đây là chỉ tiêu thể hiện số ngày bình quân cần thiết để hạt nảy mầm vàđược tính theo công thức:
Giàn che bóng được tính theo công thức
Khi đó ta tính được kích thước các ô trong các công thức che bóng là:
Trang 27kính cổ rể cây con Kết quả đo đếm ghi vào phiếu lập sẵn để xử lý, so sánh vàđánh giá.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân super lân đến sinh trưởng của cây con
ở giai đoạn vườn ươm.
Ảnh hưởng của super lân (16,5% P2O5) đến sinh trưởng của cây Lim xanh
ở giai đoạn vườn ươm được nghiên cứu trên 5 công thức: (1) đối chứng (khôngbón super lân); (2) bón 1% super lân so với trọng lượng bầu; (3) bón 2% superlân so với trọng lượng bầu; (4) bón 3% super lân so với trọng lượng bầu; (5) bón4% super lân so với trọng lượng bầu Đất làm ruột bầu được lấy từ tầng đất mặtcủa đất rừng Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫunhiên 1 yếu tố với 3 lần lặp lại Mỗi công thức được tiến hành trên 40 cây Thờigian theo dõi và đánh giá được tiến hành trong 3 tháng từ tháng 2 đến tháng 4.Thời gian theo dõi và đánh giá được tiến hành trong 3 tháng từ tháng 2 đếntháng 4 Sử dụng thước kẻ đơn vị milimet để đo chiều cao vút ngọn, thước kẹpkính banme để đo đường kính cổ rể cây con Kết quả đo đếm ghi vào phiếu lậpsẵn để xử lý, so sánh và đánh giá
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân chuồng hoai đến sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm.
Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của phân chuồng hoai (phân bò hoai) đếnsinh trưởng của cây Lim xanh ở giai đoạn vườn ươm được nghiên cứu trên 4công thức: (1) đối chứng (không bón phân chuồng hoai); (2) bón 10% phânchuồng hoai so với trọng lượng bầu; (3) bón 20% phân chuồng hoai so với trọnglượng bầu; (4) bón 30% phân chuồng hoai so với trọng lượng bầu; Đất làm ruộtbầu được lấy từ tầng đất mặt của đất rừng Thí nghiệm được bố trí theo kiểukhối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3 lần lặp lại Mỗi công thức đượctiến hành trên 35 cây Thời gian theo dõi và đánh giá được tiến hành trong 3tháng từ tháng 2 đến tháng 4 Thời gian theo dõi và đánh giá được tiến hànhtrong 3 tháng từ tháng 2 đến tháng 4 Sử dụng thước kẻ đơn vị milimet để đochiều cao vút ngọn, thước kẹp kính banme để đo đường kính cổ rể cây con Kếtquả đo đếm ghi vào phiếu lập sẵn để xử lý, so sánh và đánh giá
Chuẩn bị bầu để gieo hạt: cần xác định kích thước,thành phần cơ giới của đất làm ruột bầu.
Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần lặp 8 công thức giá thể
và 4 công thức che bóng khác nhau Các công thức bố trí thí nghiệm lần lượt:
Trang 28 Công thức ruột bầu (đất rừng và phân chuồng) CT1: 90% đất + 10%phân chuồng hoai.
phân chuồng hoai
phân chuồng hoai
phân super lân
Công thức ruột bầu đối chứng CT8: 100% đất rừng
Che bóng cho cây con với 4 độ tàn che khác nhau Vì là thí nghiệm tiếnhành song song nên ta chon công thức 6 làm công thức che bóng và lấy côngthức 6 trong bố trí thí nghiệp làm bố trí thí nghiệp che bóng 0% Bố trí thêm 3công thức che bóng nữa là 25%, 50% và 75%
Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ của Bảng 3.1 Sử dụng thước kẻ để đochiều cao vút ngọn, thước kẹp kính panme để đo đường kính cổ rể cây con.Theo dõi từ lúc gieo ươm đến cây con 3 tháng tuổi Tiến hành đo đếm các chỉtiêu sinh trưởng (chiều cao vút ngọn, đường kính cổ rễ và phẩm chất cây con) từ05/01/2015 đến 05/05/2015 Kết quả đo đếm ghi vào phiếu lập sẵn để xử lý, sosánh và đánh giá Thời gian đo đếm là 1 tháng sau khi gieo ươm, 20 ngày saukhi đo lần 1 và 20 ngày sau khi đo lần 2
Trang 29Bảng 3.1 Bố trí các công thức thí nghiệm
Che bóng 25% lần lặp 1 Che bóng 25% lần lặp 2 Che bóng 25% lần lặp 3Che bóng 50% lần lặp 1 Che bóng 50% lần lặp 2 Che bóng 50% lần lặp 3Che bóng 75% lần lặp 1 Che bóng 75% lần lặp 2 Che bóng 75% lần lặp 3
(Nguồn, kết quả nghiên cứu 2015)
CT1: Công thức phân super lân 1%
CT2: Công thức phân super lân 2%
CT3: Công thức phân super lân 3% + Chế độ che bóng 0%
CT4: Công thức phân super lân 4%
CT5: Công thức phân chuồng 10%
CT6: Công thức phân chuồng 20%
CT7: Công thức phân chuồng 30%
Phân tích thống kê thí nghiệm xử lý hạt giống và tỉ lệ sống của cây con giaiđoạn vườn ươm Ta tiến hành phân tích phương sai một nhân tố xác định tiêuchuẩn (Fisher) F05 để đánh giá khác biệt giữa các công thức xử lý hạt giống.Đánh giá sinh trưởng theo phương pháp phân tích phương sai: Tiến hành
Trang 30phân tích phương sai 1 nhân tố để xác định tiêu chuẩn Fisher F05 để đánh giákhác biệt của công thức thí nghiệm, xử lý hạt giống nảy mầm.
Công thức tính như sau:
Phân tích thống kê xử lý thí nghiệm ảnh hưởng của hàm lượng phân chuồnghoai, phân super lân và chế độ che bóng đến sinh trưởng của cây con Cả ba nhân
tố trên ta đều sử dụng phân tích phương sai một nhân tố để tiến hành xử lý
c x
i
m
k ik
V
1 ( )
2
1
S: tổng giá trị quan sát của toàn thí nghiệm
Biến động ngẫu nhiên:
m a
) 1 (
) 1 (
Bảng 3.2 Phân tích phương sai và các biến động
Nguồn biến động Tổng biến động F tính F 05
Sử sụng hàm Fisher để phân tích Kết quả xác định Ftính sau đó so sánh với
F tra bảng có bậc tự do k = a-1 và k = n-a
Trang 31 Nếu Ft F05: Công thức giá thể và công thức che bóng tác động đồng đềulên kết quả thí nghiệm với độ tin cậy 95%.
Nếu Ft F05: Công thức giá thể và công thức che bóng không tác độngđồng đều lên kết quả thí nghiệm với độ tin cậy 95%
Tìm công thức có hiệu quả nhất: Việc tìm công thức hiệu quả nhất dựa vàoviệc so sánh 2 giá trị trung bình lớn nhất thứ nhất và lớn nhất thứ hai thông quatiêu chuẩn t (Student):
n n
SN tính
X X t
2 1
2 1
1 1
Trang 324.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã Hương Thủy nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, phíaĐông Nam thành phố Huế, không tiếp giáp với biển Đông
Địa giới hành chính:
Phía Đông giáp huyện Phú Lộc
Phía Tây giáp thị xã Hương Trà và huyện A Lưới
Phía Bắc giáp thành phố Huế và huyện Phú Vang
Lịch sử hình thành
Năm 1989, tỉnh Thừa Thiên - Huế được tái lập, tách từ tỉnh Bình Trị Thiên.Tỉnh Thừa Thiên-Huế lúc đó có thành phố Huế và các huyện Hương Phú,Hương Điền, Phú Lộc và A Lưới Hương Thủy là một phần huyện Hương Phú.Tháng 9 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng quyết định chia huyện Hương Phúthành hai huyện Hương Thủy và Phú Vang Hương Thủy có 11 xã và 01 thị trấn,bao gồm thị trấn Phú Bài và các xã Thủy Lương, Thủy Châu, Thủy Phương,Thủy Dương, Thủy Bằng, Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân, DươngHòa, Phú Sơn
Năm 2010, thị trấn Phú Bài thuộc huyện Hương Thủy được công nhận là
đô thị loại IV Ngày 09/02/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 08/NQ-CPthành lập thị xã Hương Thủy thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế trên cơ sở toàn bộhuyện Hương Thủy, đồng thời thành lập các phường thuộc thị xã Hương Thủy
4.1.3 Vài nét về kinh tế của Thị xã Hương Thủy
quốc tế Phú Bài
Nông nghiệp: Cây trồng chủ yếu là lúa, sắn, rau, màu, cây ăn quả, câycông nghiệp (cao su, cà phê)
Chăn nuôi: gia súc, gia cầm
Lâm nghiệp: Trồng rừng, khai thác đặc sản rừng, gia công đồ gỗ
Ngư nghiệp: Đánh bắt thủy sản, nuôi tôm, cá
Thương mại, dịch vụ, du lịch: Hoạt động du lịch chủ yếu là các tuyến dulịch đến các di tích lịch sử như: cầu ngói Thanh Toàn, lăng Thiệu Trị, lăng KhảiĐịnh
4.1.4 Địa điểm bố trí thí nghiệm
Trang 33Vườn ươm Công ty Lâm Nghiệp Đồng Tiến, xã Thủy Bằng, Thị xã HươngThủy, tỉnh Thừa - Thiên Huế.
4.1.4.1 Xã Thủy Bằng - Thị xã Hương Thủy thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
* Điều kiên tự nhiên - xã hội
Diện tích tự nhiên 2293 ha
Vườn ươm xung quanh được che bằng lưới sắt có chiều cao ngăn ko chođộng vật vào phá hoại, bên trong được bố trí các luống giâm hom, giữa cácluống cách nhau 0,5 mét làm đường đi lại
Luống giâm hom có dạng luống nổi cao 15cm, rộng 1,2m Nền được trảimột lớp cát để thoát nước dễ dàng Xung quanh thành luống được có khungbằng bê tông cao 20cm
Trang 34Ở giữa các luống dọc theo chiều dài được bố trí các vòi phun sương tựđộng, các vòi cao 35cm đặt cách nhau 1 mét.
Vườn ươm đáp ứng được những yêu cầu kĩ thuật của việc nhân giống câyLim xanh từ hạt
4.2 Đánh giá phẩm chất gieo ươm của hạt giống cây Lim xanh
4.2.1 Kích thước của hạt
Sử dụng phương pháp lấy ngẫu nhiên 3 lần lặp từ lô hạt giống sau đó dùngthước kẹp để xác định chiều dài, chiều rộng và độ dày của hạt Mẫu hạt đem đikiểm nghiệm có số lượng 150 hạt với 3 lần lặp Kết quả số liệu nghiên cứu ởbảng 4.1, cho thấy hạt giống Lim xanh có kích thước bình quân
Bảng 4.1 Kích thước hạt giống Lim xanh
Chỉ tiêu Lớn nhất (cm) Nhỏ nhất (cm) Bình quân (cm)
(Nguồn: Theo kết quả nghiên cứu, 2015)
Qua bảng 4.1 có thể thấy, hạt lim có chiều dài chiều dài bình quân là1,49cm trong đó hạt có chiều dài lớn nhất là 1,8cm và nhỏ nhất là 1,2cm; hạt limchiều rộng bình quân là 1,11cm trong đó hạt có chiều rộng lớn nhất 1,5cm và hạtnhỏ nhất là 0,8cm; hạt lim có độ dày bình quân là 0,51cm trong đó dày nhất là0,7cm và nhỏ nhất là 0,3cm
4.2.2 Độ thuần, khối lượng hạt
Tính toán độ thuần nhằm làm cơ sở cho việc quyết định số lượng hạt giốngđem gieo Nếu độ thuần thấp tức là tạp vật nhiều, hạt tinh khiết ít, giá trị của lôhạt kém Nếu độ thuần quá thấp thì không thể đem gieo được, cần phải tiếp tụcsàng, sẩy, lọc bỏ tạp vật rồi mới đem gieo hoặc bảo quản Khối lượng hạt trongđiều kiện khô thông thường đánh giá mức độ tốt xấu của lô hạt giống Kết quả
đo đếm và phân tích về các chỉ tiêu được nêu rõ ở bảng 4.2
Trang 35Bảng 4.2 Độ thuần hạt giống
(Nguồn: Theo kết quả nghiên cứu, 2015)
Số liệu ở bảng 4.2 cho thấy rằng lô hạt giống Lim xanh tốt có độ thuần bìnhquân trên 93.4 % Điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tác mua bán hạt giống.Những lô hạt giống có độ thuần thấp hơn 93.4% cần phải xem xét và kiểm trathêm các chỉ tiêu khác để đánh giá đúng phẩm chất lô hạt giống Khối lượng1000g hạt giống lim xanh có 828 hạt, số liệu chứng tỏ rằng hạt Lim xanh thuộcloại hạt giống có kích thước tương đối trung bình
4.3 Kết quả nghiên cứu về xử lí hạt giống
Hạt giống được ngâm trong nước từ 1 đến 2 ngày, sau đó đem rửa sạchchất nhầy trên hạt Dùng kìm có đầu nhọn hoặc máy mài để cắt hoặc mài vỏ hạtkhoảng 2 đến 4 mm Tiếp theo đem ngâm hạt giống vào nước với các công thứcnước ấm khác nhau trong 8 đến 10 tiếng Cuối cùng là cho vào túi vải đem ủ hạt
ở nhiệt độ phòng, hằng ngày rửa chua 1 đến 2 lần Hoạt động được tiến hànhtheo các bước sau:
+ Bước 1: Ngâm hạt giống vào nước lạnh trong 2 ngày.
+ Bước 2: Rửa sạch chất nhầy dính trên võ hạt và phơi khô.
+ Bước 3: Dùng kìm cắt cạnh vỏ hạt giống 2mm.
+ Bước 4: Đem hạt giống vào nước với nhiệt độ khác nhau và ngâm từ 8
đến 10 tiếng
+ Bước 5: Vớt hạt ra đưa vào túi vải sạch ủ hạt, mỗi ngày rửa chua 2 lần
vào buổi sáng và buổi chiều
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các công thức xử lý khác nhau đến khảnăng nảy mầm của hạt giống lim xanh, được thể hiện ở bảng 4.3
Trang 36Bảng 4.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý hạt đến khả năng nảy mầm của hạt giống
Nhiệt độ ( 0 C)
Kết quả quan sát
Số hạt thí nghiệm (hạt)
Tỉ lệ hạt nảy mầm (%)
Hạt nảy mầm (hạt)
Hạt không nảy mầm (hạt)
Biểu đồ 4.1 Biểu thị ảnh hưởng của nước ấm tới tỉ lệ nảy mầm của hạt giống
Từ kết quả trên ta sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố
Đặt giả thuyết H0: Các loại công thức xử lý nước ấm khác nhau ảnhhưởng không rõ rệt đến khả năng nảy mầm của hạt giống
Đối thuyết H1: Các loại công thức xử lý nước ấm khác nhau ảnh hưởng
rõ rệt đến khả năng nảy mầm của hạt giống
Dựa vào bảng 4.3 và phụ lục bảng 01 dùng các công thức tính của phươngpháp phân tích phương sai ta có bảng kết quả phân tích phương sai sau:
Bảng 4.4 Phân tích phương sai và các biến động của nhiệt độ xử lý hạt giống
Trang 370 1
1
2 1
SN
X X t
Vì vậy có thể chọn cả hai công thức nước ấm để xử lý hạt giống
Số ngày nảy mầm trung bình (D):
Theo bảng phụ lục 02 ngày bắt đầu nảy mầm là ngày thứ 4 hạt bắt đầu nảymầm và kết thúc ngày thứ 16 của quá trình xử lý hạt giống
Kết quả công thức cho thấy số ngày nảy mầm trung bình của hạt giống câyLim xanh là: (D) = 7,65 ngày
Nhận xét
Từ thí nghiệm xử lý hạt giống ta tìm thấy tỉ lệ hạt giống nảy mầm cao nhất là
ở nhiệt độ 55 - 650C và số ngày trung bình hạt nảy mầm nhiều nhất là 7 đến 8 ngày
4.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và chế độ che bóng đến sinh trưởng cây Lim xanh giai đoạn vườn ươm
Để xác định được ảnh hưởng của giá thể và công thức che bóng đến sinhtrưởng của cây Lim xanh giai đoạn vườn ươm, đề tài đã tiến hành thí nghiệmtrên 2 loại phân với 7 công thức phân khác nhau và 4 công thức che bóng khácnhau với mỗi công thức 3 lần lặp
4.4.1 Sự ảnh hưởng của các hàm lượng phân chuồng hoai đến sinh trưởng