1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI TRÊN CÂY DẦU RÁI (Dipterocarpus alatus Roxb.) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CHÍNH TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

85 423 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Mục đích là nghiên cứu, điều tra thành phần sâu hại trên cây dầu rái phát hiện ra loài sâu hại chính và thử nghiệm một số loại thuốc trừ sâu đối với sâu hại chính mà những loại thuốc đó

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ËËËËËËËËËËËËËËËË

NGUYỄN THỊ MINH THU

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI TRÊN CÂY DẦU RÁI (Dipterocarpus alatus Roxb.) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM VÀ

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CHÍNH TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LÂM NGHIỆP

TP Hồ Chí Minh Tháng 07/2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ËËËËËËËËËËËËËËËË

NGUYỄN THỊ MINH THU

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI TRÊN CÂY DẦU RÁI (Dipterocarpus alatus Roxb.) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM VÀ

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CHÍNH TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS VŨ THỊ NGA

TP Hồ Chí Minh Tháng 07 năm 2011

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Xin ghi nhớ mãi:

Công lao của Cha Mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ và cũng là điểm tựa cho con lớn khôn

Luôn nhớ ơn Anh Chị đã không ngừng động viên và giúp đỡ em

Xin chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp

Cùng toàn thể quý thầy cô đã hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập

Xin cảm ơn:

Những lời dạy quí báu và sự chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian thực tập làm đề tài của cô Vũ Thị Nga

Chân thành biết ơn:

Gia đình ông Lê Xuân Trường và các cô chú làm vườn tại Trảng Bom, Đồng Nai đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập

Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thành viên lớp DH07QR và luôn nhớ mãi những kỉ niệm vui buồn

Trang 4

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm sâu hại trên cây dầu rái

(Dipterocarpus alatus Roxb.) trong giai đoạn vườn ươm và biện pháp phòng

trừ sâu hại chính tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” được tiến hành tại các

vườn ươm ấp Quảng Phát, xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, thời gian từ 02/2011 đến 07/2011 Mục đích là nghiên cứu, điều tra thành phần sâu hại trên cây dầu rái phát hiện ra loài sâu hại chính và thử nghiệm một số loại thuốc trừ sâu đối với sâu hại chính mà những loại thuốc đó ít ảnh hưởng đến sức khỏe người

sử dụng, thiên địch cũng như môi trường Thí nghiệm trừ sâu được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 1 yếu tố, 7 nghiệm thức và 3 lần lặp lại

Phương pháp điều tra thành phần sâu hại và biến động tác hại của sâu hại chính thực hiện theo phương pháp của viện Bảo Vệ Thực Vật (1997)

Kết quả thu được như sau:

Đã điều tra 30 hộ nông dân canh tác dầu rái tại Trảng Bom, trong đó có 50 %

số hộ trong tổng số hộ có diện tích từ 1000 - 5000 m2; chỉ có 3,3 % số hộ có diện tích trồng dầu rái trên 1 ha Qua khảo sát thấy được dầu rái là loài cây được trồng nhiều ở đây chiếm khoảng 60 % diện tích Cây giống được trồng bằng hạt và đều lấy giống từ Trà Vinh Các hộ đều rất quan tâm đến kĩ thuật chăm sóc dầu rái Nhất

là trong việc đóng bầu, bón phân, làm cỏ và phòng trừ sâu hại Có 98,33 % số hộ phun thuốc diệt cỏ, 100 % tưới nước vào mùa khô, 43,33 % hộ bón phân 1 tháng/lần đối với cây con Đất bầu cũng có nhiều loại Có 50 % loại đất bầu gồm 50% đất + 30% sơ dừa + 20% phân bò, 26,66% đất bầu gồm 80% đất + 20% (1/2 phân bò + 1/2 sơ dừa) và 23,33 % đất bầu gồm 80 % đất + 10% sơ dừa + 10%(phân

bò + phân vi sinh) Phân thường dùng để bón là DAP, tổng hợp 3 màu, đầu trâu, phân bón lá, NPK, đạm , vi sinh 100% các hộ đều sử dụng thuốc trừ sâu trong phòng trừ sâu hại, có 66,67 % số hộ dùng thuốc cao hơn liều lượng khuyến cáo; 93,33 % khi được phỏng vấn có bị ảnh hưởng tới sức khỏe bởi thuốc trừ sâu và

Trang 5

Tại khu vực điều tra, chúng tôi ghi nhận được 53 loài gây hại và 6 loài thiên địch thuộc 29 họ và 8 bộ Trong đó bao gồm các bộ: bộ cánh thẳng (Orthoptera), bộ cánh đều (Homoptera), bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh nửa (Hemiptera), bộ cánh vảy (Lepidoptera) Trong 47 loài gây hại thì có 5 loài gây hại chính, trong đó

loài gây hại nặng nhất là rầy đốm (Menosoma sp.) và bọ đầu dài (Apoderus notatus Fabricius), 3 loài gây hại tương đối cao là bọ xít nâu xanh (Tessaratoma sp.), sâu cuốn lá (Archips micaceana Walker) và sâu ăn lá (Picrostomastis inductalis Walker) Thiên địch xuất hiện nhiều là kiến lửa ( Solenopsis geminate Fabricius)

Tỷ lệ bị hại của rầy đốm Menosoma sp trên lá dầu rái non trung bình là

66,69 %, chỉ số bị hại trung bình là 42,73 %

Rầy đốm Menosoma sp có 4 tuổi ấu trùng, thời gian hoàn thành vòng đời

trong phòng biến động từ 19,29 - 31,87 ngày, ngoài vườn cây biến động từ 19,65 - 26,27 ngày Tuổi thọ trưởng thành kéo dài trung bình 21,22 ± 0,39 ngày Khả năng sinh sản đợt 1 trung bình 67,17 ± 0,548 trứng, đợt 2 trung bình 80,91 ± 0,36 trứng.Số trứng nở đợt 1 trung bình đạt 58,05 ±0,578 trứng, đợt 2 trung bình đạt 76,73 ± 0,36 trứng

Sau 7 ngày phun thuốc, hiệu lực trừ rầy đốm Menosoma sp trong phòng thí

nghiệm cao hơn ngoài vườn cây Các nghiệm thức thiamethoxam, PSO, abamectin,

Rotenone, Emamectin benzoate đều có hiệu quả đối với rầy đốm Menosoma sp.,

riêng thiamethoxam có hiệu lực tuyệt đối Bementent có hiệu quả rất thấp khi phun ngoài vườn cây 5.240 % sau 7 ngày phun

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM TẠ i

TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Giới thiệu sơ lược về cây dầu rái: 3

2.1.1 Đặc tính sinh thái 3

2.1.2 Đặc điểm sinh học 3

2.1.3 Đặc điểm phân bố 4

2.1.4 Công dụng 4

2.1.5 Kĩ thuật tạo cây con và trồng rừng 4

2.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài sâu hại chính 5

2.3 Đặc điểm và tác dụng của một số loại thuốc trừ sâu dùng trong phòng thí nghiệm và ngoài vườn 9

2.3.1.Thuốc hóa học: 9

2.3.1.1 Dầu phun Caltex D-C-Tron Plus 98,8 EC 9

2.3.1.2 Thuốc trừ sâu sinh học cao cấp Vibamec 1,8 EC 10

2.3.1.3 Thuốc trừ sâu Actara 25 WG 11

2.3.1.4 Thuốc trừ sâu vi sinh Bemetent WP 11

2.3.1.5 Thuốc thảo mộc Rotenone 5 EC 11

Trang 7

2.4 Đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu 12

2.4.1 Vị trí địa lí 12

2.4.2 Khí tượng thuỷ văn 13

2.4.3 Tài nguyên rừng của tỉnh Đồng Nai 14

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Nội dung nghiên cứu 15

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu 15

3.2.2 Thời gian nghiên cứu 15

3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 15

3.3.1 Vật liệu nghiên cứu 15

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 16

3.3.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác cây dầu rái ở vườn ươm của nông dân 16

3.3.2.2 Điều tra thành phần sâu hại chính trên cây dầu rái trong giai đoạn vườn ươm tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai 16

3.3.2.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, hình thái của rầy đốm trong phòng thí nghiệm 17

3.3.2.4 Điều tra biến động tác hại của một số loài sâu hại chính 18

3.3.2.5 Khảo sát hiệu lực trừ sâu của một số loại thuốc trừ sâu 19

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21

4.1 Hiện trạng canh tác cây dầu rái của các hộ nông dân tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 21

4.2 Thành phần sâu hại chính trên cây dầu rái 25

4.3 Đặc điểm hình thái, sinh thái và đặc điểm gây hại của rầy đốm (Menosoma sp.) 33

4.3.1 Đặc điểm gây hại và tập tính sống 33

4.3.2 Đặc điểm hình thái 34

4.3.3 Đặc điểm sinh vật học 37

4.4 Biến động tác hại của rầy đốm (Menosoma sp.) trên cây dầu rái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2011 40

Trang 8

4.5 Kết quả thử nghiệm hiệu lực phòng trừ rầy đốm Menosoma sp của một số loại

thuốc trừ sâu 41

4.5.1 Hiệu lực trừ rầy đốm Menosoma sp trong phòng thí nghiệm 41

4.5.2 Hiệu lực trừ rầy đốm Menosoma sp ngoài vườn cây 43

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45

5.1 Kết luận 45

5.2 Kiến nghị 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang Bảng 4.1: Hiện trạng canh tác cây dầu rái (tại Trảng Bom, Đồng Nai, năm 2011) 21 Bảng 4.2: Số lượng loài côn trùng gây hại và thiên địch thu thập được trên cây dầu rái (tại Trảng Bom, Đồng Nai, năm 2011) 25 Bảng 4.3: Các loài côn trùng gây hại trên cây dầu rái (từ tháng 3 đến tháng 5 năm

2011 tại Trảng Bom , Đồng Nai) 26 Bảng 4.4: Các loài thiên địch của sâu hại trên cây dầu rái (tại Trảng Bom, Đồng Nai

và Thủ Đức TP Hồ Chí Minh) 31

Bảng 4.5: Kích thước của rầy đốm Menosoma sp 37 Bảng 4.6: Thời gian phát dục các pha và vòng đời của rầy(Menosoma sp.) trong

phòng thí nghiệm tại Khoa Lâm Nghiệp, Đại học Nông Lâm TP HCM 38

Bảng 4.7: Vòng đời của rầy đốm (Menosoma sp.) trên cây dầu rái tại Trảng Bom,

Đồng Nai 39

Bảng 4.8: Số trứng đẻ của rầy đốm Menosoma sp trên cây dầu rái trong vườn ươm

tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 39

Bảng 4.9: Hiệu lực trừ rầy đốm Menosoma sp của các loại thuốc trừ sâu trên cây

dầu rái trong phòng thí nghiệm Đại Học Nông Lâm TP.HCM 41

Bảng 4.10: Hiệu lực trừ rầy đốm Menosoma sp của các loại thuốc trừ sâu trên cây

dầu rái ngoài vườn cây tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, năm 2011 43

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Biểu đồ lượng mưa ở Đồng Nai năm 2008, 2009, 2010 14

Hình 4.1: Tỷ lệ loài côn trùng trên cây dầu rái theo bộ 25

Hình 4.2: Trưởng thành bọ xít nâu xanh đực và cái ((Tessaratoma sp.) 30

Hình 4.3: Tổ bọ đầu dài (Apoderus notatus Fabricius) 30

Hình 4.4: Chuồn chuồn cỏ Mallanda basalis Walker hút dịch rầy đốm (Menosoma sp.) 32

Hình 4.5: Bọ ngựa Hierodula patellifera Serville 32

Hình 4.6: Kén chuồn chuồn cỏ dưới kính hiển vi 32

Hình 4.7: chuồn chuồn cỏ trưởng thành dưới kính hiển vi 32

Hình 4.8: Bọ cánh ngắn Paederus littoralis Gravenhorst 32

Hình 4.9: Bọ rùa thập tự Propylea japonica Thunberg 32

Hình 4.10: Triệu chứng gây hại của rầy đốm (Menosoma sp.) 33

Hình 4.11: Lá kèm dầu rái bị rầy chích hút 34

Hình 4.12: Lá dầu rái bị rầy bám 34

Hình 4.13: Xác rầy qua các tuổi trong pha ấu trùng 35

Hình 4.14: Mặt dưới của rầy trưởng thành đực và rầy trưởng thành cái 35

Hình 4.15: Vòng đời của rầy đốm (Menosoma sp.) 36

Hình 4.16: Diễn biến tỷ lệ lá non bị hại và chỉ số lá non bị hại của rầy đốm 40

Trang 12

Với thảm thực vật đa dạng và phong phú, rừng đem lại cho con người và các loài động vật một môi trường trong lành Rừng như một chiếc máy lọc không khí khổng lồ có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người Rừng cung cấp những nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu của con người hàng ngày như cung cấp

gỗ để sản xuất giấy, xây dựng, mỹ nghệ Cung cấp nhiều loài động thực vật quí hiếm, có giá trị kinh tế cũng như thẩm mỹ và chữa bệnh

Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển kéo theo hậu quả rừng bị khai thác nghiêm trọng đến mức cạn kiệt Việc cung cấp cây con cho công tác trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phục hồi rừng bị tàn phá đang là nhiệm vụ cấp bách hiện nay Vì thế, công tác bảo vệ và phát triển rừng đang được quan tâm chú ý nhiều Đặc biệt, việc chăm sóc, nuôi dưỡng cây rừng trong giai đoạn còn non cũng

rất cần thiết Sâu bệnh chính là vấn đề cần được quan tâm Gần đây, nhiều loại sâu,

bệnh hại nguy hiểm đang có chiều hướng phát sinh mạnh trên diện tích rừng trồng như: nhiễm sâu róm, sâu ăn lá và các loại bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn tấn công với tỷ lệ gây hại khá cao Tuy nhiên, vấn đề phòng trừ sâu, bệnh vẫn chưa được các địa phương quan tâm đúng mức

Các loài cây đang được dùng để trồng rừng hiện nay rất nhiều Dầu rái được trồng phổ biến ở nhiều nơi, trong đó có Trảng Bom, Đồng Nai và TP.HCM Cây dầu rái cũng là một trong những đối tượng có nhiều sâu hại tấn công và là đối tượng

Trang 13

trừ sâu để trừ sâu hại Họ thường dùng thuốc với liều lượng cao, số lần phun từ 1 - 2 lần/tuần gây ra nhiều hậu quả xấu cho môi trường Do thiếu hiểu biết hoặc không để

ý đến tác hại của thuốc trừ sâu, việc sử dụng thuốc đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh và mặt khác làm cho sâu bị kháng thuốc và

có hiện tượng bùng phát thành dịch hại lớn

Dầu rái là loài cây trồng sinh trưởng nhanh, có khả năng giữ đất cũng như thích nghi tốt Bởi vậy, số lượng cây dầu rái được trồng ngày một tăng lên Sự hình thành rừng dầu rái thuần loài đã tạo điều kiện cho các loài sâu hại phát triển, đặc biệt là rầy Một số loài sâu hại đã phát dịch và gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng cho các nhà doanh nghiệp lâm nghiệp Sản xuất ra cây con có năng suất xuất vuờn tốt

Để đạt được mục đích này, ngoài việc phải chăm sóc bón phân thì vấn đề quản lý sâu hại vườn ươm cũng là một vấn đề rất quan trọng để nâng cao năng suất vườn

Để giảm thiểu các tác hại cho rừng dầu rái, việc nghiên cứu sâu hại , nắm rõ những đặc tính sinh học của các loài sâu để có biện pháp phòng trừ thích hợp và có hiệu quả

Với những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sâu hại trên cây

dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) trong giai đoạn vườn ươm và biện pháp phòng

trừ sâu hại chính tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”

1.2 Mục tiêu đề tài

- Phát hiện thành phần sâu hại trên cây dầu rái trong giai đoạn vườn ươm

- Điều tra biến động tỉ lệ cây bị nhiễm, chỉ số bị nhiễm của một số sâu hại chính

- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu hại chính

- Thí nghiệm biện pháp phòng trừ sâu hại chính bằng thuốc hóa học hiệu quả

và an toàn, góp phần sản xuất cây giống trong giai đoạn vườn ươm đạt năng suất và chất lượng cao

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Do hạn chế về thời gian và điều kiện nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu sâu hại trên cây dầu rái trong giai đoạn vườn ươm tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu sơ lược về cây dầu rái:

Tên khoa học: Dipterocarpus alatus Roxb

Dầu rái thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Độ cao dưới 100 - 200

m so với mực nước biển Độ dốc dưới 10o - 15o Dầu rái thích nghi tốt với đất sâu dày, ẩm mát, thoát nước, thành phần cơ giới trung bình, pH 4,5 - 5,5 đất đỏ nâu trên

đá badan, đất xám trên đá granit và phù sa cổ dưới rừng thứ sinh nghèo kiệt

2.1.2 Đặc điểm sinh học

Theo Trần Hợp (2002), dầu rái là cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, cao 40 - 50 m, chiều cao dưới cành 25 - 30 m, đường kính 70 - 80 m Vỏ màu xám nâu bong thành những mảnh nhỏ,vỏ lúc còn non dày, khi cây lớn vỏ mỏng màu xám vàng Cành có đường kính lớn Cành non, cuống và mặt trên lá phủ lông hình sao Tán hình nón, khá dày

Lá đơn, mọc cách hình trứng hay hình xoan thuôn, dài 25 - 30 cm, rộng 8 -

15 cm Gân bên 15 - 20 đôi Lá kèm lớn tạo thành các búp màu đỏ dài 5 - 6 cm hay hơn Cuống dài 3 - 4 cm

Cụm hoa dài 12 cm, hoa gần như không cuống, ống dài có 5 cánh, 2 cánh đài

to hơn các cánh đài khác Nhị đực nhiều 28 - 32, đính thành 2 vòng

Trang 15

Qủa lớn, đường kính 2 - 4 cm, có 5 gờ phát triển, có 2 cánh do đài phát triển dài 11 - 15 cm, rộng 2 - 4 cm, có 3 - 5 gân, 3 gân dài tới đỉnh

2.1.5 Kĩ thuật tạo cây con và trồng rừng

Theo Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia (2011) dầu rái ra hoa vào tháng 12 đến tháng 2, quả chín tập trung vào tháng 4 Hạt giống lấy từ cây mẹ chưa khai thác nhựa Thu hái khi quả bắt đầu rụng, cánh quả chuyển màu sẫm, hạt có nội nhũ chắc, trắng Có thể cắt bỏ cánh quả, 1 kg hạt có khoảng 425 hạt Hạt có hàm lượng nước ban đầu khoảng 23% Để bảo quản, có thể phơi hạt trong nắng nhẹ cho tới hàm lượng nước 14% Hạt bảo quản trong cát ẩm ở nơi mát mẻ Thời hạn bảo quản ngắn, dưới 3 tháng

Hạt giống:

Ngâm hạt trong nước ẩm 6 giờ trước khi gieo Hạt có tỷ lệ nảy mầm ban đầu đạt 48% do có nhiều hạt hỏng ngay khi còn ở trên cây Hạt nảy mầm nhanh trong 9 – 30 ngày Cắt cánh, ủ rơm rạ lên luống gieo và tưới đủ nước, hạt nứt rạn hoặc cây mầm không quá 5 ngày, đem gieo hoặc cấy vào bầu Ruột bầu là đất tầng mặt dưới rừng lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá, trộn với 10 - 15% phân chuồng hoai và

1 - 2% supper lân, nếu ít phân chuồng có thể tăng 0,1 - 0,5% đạm urê

Trang 16

Đặt hạt nằm ngang hoặc nghiêng 45o,lấp đất dày 2 cm, dùng trấu hoặc vỏ cà phê đốt để nguội rắc kín mặt bầu để chống cỏ dại, tưới đủ ẩm cho cây Giàn che bằng tre nứa có tỷ lệ che bóng 50% từ lúc gieo đến khi cây được 3 - 4 tháng tuổi Tiêu chuẩn cây giống: Cao 25 - 30 cm, đường kính cổ rễ trên 0,4 cm nếu trồng bằng cây con 3 tháng tuổi Cao 50 - 60 cm, đường kính cổ rễ trên 0,6 cm nếu trồng bằng cây con 14 tháng tuổi

Thời vụ gieo từ 15 tháng 4 đến 15 tháng 5 ngay sau khi quả chín

Trồng cây con 14 tháng tuổi phải áp dụng trồng theo rạch Chặt bỏ tầng trên, tận dụng củi và dọn thực bì tuỳ theo băng, giữ lại lớp thảm tươi cao không quá 4 - 5

m Mở rạch có chiều rộng bằng chiều cao lớp thảm tươi Kích thước hố 40 x 40 x 40

cm Mật độ trồng 500 - 800 cây/ha Trồng thích hợp nhất là vào tháng 5 và tháng 6 Khi trồng phải xé bỏ bầu và thực hiện đúng kĩ thuật đặt cây, lấp hố, nén đất theo quy định

Chăm sóc và bảo vệ:

Sau khi trồng, rừng non cần chăm sóc ít nhất 3 năm đầu

Phải có biện pháp phòng chống cháy rừng vào mùa khô Sau 8-10 năm, tỉa thưa lần đầu để mở tán cho cây sinh trưởng thuận lợi

2.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài sâu hại chính

Rệp sáp bông hình túi Icerya purchasi (Homoptera: Margarodidae)

Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2002), rệp cái trưởng thành chưa đẻ trứng có

Trang 17

phẳng có màu da cam loang lổ xen với nhiều màu khác Trên mặt lưng có các lông cứng dễ gãy, vào thời gian đẻ trứng còn có các sợi sáp trắng như bông Mặt dưới cơ thể có màu vàng hơi đỏ, chân màu đen Rệp đực trưởng thành cơ thể dài 2 mm, có một đôi cánh màu tối, sải cánh rộng 6 mm, râu đầu dài, cuối mỗi đốt râu có nhiều lông cứng

Rệp non lột xác 2 lần, trước khi lột xác bất động và phủ đầy sáp trắng Ngay sau khi lột xác, rệp non có thể di chuyển được

Trứng màu đỏ nhạt, hình ovan, dài tới 3 mm Trứng được đẻ trong bọc tạo từ các sợi sáp trắng do rệp cái tiết ra Bọc trứng có màu trắng như bông nên còn gọi là rệp sáp bông

Rầy non mới nở có chân, di chuyển đến mặt dưới của lá cây và sống ổn định dọc theo các gân lá Chúng tập trung thành từng đám có tới hàng trăm con Rất ít khi thấy rệp đực xuất hiện trong các đám rệp

Rệp cái sinh sản không cần giao phối Một rệp cái có thể đẻ 50-1000 trứng,

đặc biệt đẻ nhiều khi sống trên cây keo Châu Úc (Acacia dealbata)

Rệp sáp bông hình túi là loài đa thực nhưng chủ yếu trên các cây họ cam quýt Phân bố rộng rãi trên thế giới và các vùng trồng cam quýt nước ta Chúng tôi

đã phát hiện loài rệp sáp bông hình túi cũng gây hại trên cây dầu rái ở Trảng Bom

Rệp sáp nâu mềm Coscus hesperidum (Homoptera: Coccidae)

Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2002) rệp trưởng thành cái cơ thể dài 3-4 mm, dẹt hoặc hơi nhô lên, hình trứng không đều (phần đầu hẹp hơn phần đuôi), màu xanh lá cây nhạt, nâu vàng hoặc nâu có những chấm nhỏ màu tối

Rệp sáp nâu mềm sinh sống trên nhiều loài cây, thường thấy trên nhãn, vải, sapoche Rệp sáp nâu mềm cũng gây hại trên cây dầu rái ở Trảng Bom

Rệp sáp bông tua dài Icerya aegyptiaca Doug (Homoptera: Margarodidae)

Icerya aegyptiaca là loài đa thực Ở New Zealand ký chủ quan trọng gồm:

cây có múi, tiêu, cây lê tàu, măng tây, táo, hoa hồng, ngô, cà chua Ký chủ chính gồm: mãng cầu xiêm, ổi, xoài, cây hồng xiêm Ngoài ra còn gây hại trên: chuối, dừa, khoai sọ, cây keo xanh, cây gỗ Trung Quốc, cây đậu heo, cà phê, cây chàm…

Trang 18

Theo Clausen (1978), Icerya aegyptiaca là dịch hại nghiêm trọng của cây có múi, cây sung ở Hy Lạp Theo Siddpapaji và cvt (1984), I aegiptiaca là dịch hại của cây

mãng cầu, mít, hồng xiêm, ổi (Trích dẫn từ Vũ Thị Nga, 2004) Chúng tôi đã phát hiện rệp sáp bông cúc gây hại trên cây dầu rái tại Trảng Bom

Rệp sáp bông tua dài có 3 giai đoạn ấu trùng Sự phát triển từ trứng đến trưởng thành thường chiếm khoảng 3 tháng Con đực chưa được biết và con cái tái sản xuất không cần con đực (MAF, 2004)

Icerya aegyptiaca gây hại trên tất cả các bộn phận của cây: lá, thân, cành, quả I aegiptiaca hút dinh dưỡng của cây, làm cành khô và chết, làm rụng lá Chất

bài tiết của rệp có vị ngọt là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển trên bề mặt của

lá, làm giảm hoạt động quang hợp của lá Theo Waterhouse (1991), Icerya aegiptiaca đôi khi làm thất thu mùa vụ trên 50% (dẫn theo CPCI, 2004) Rệp sáp

bông tua dài cũng gây hại trên cây dầu rái ở Trảng Bom

Biện pháp phòng trị:

Khi phát hiện có sự hiện diện của rệp sáp, có thể sử dụng dầu khoáng Tron plus (C24) (nồng độ 0,5%), hoặc các loại như Ofen, Supracide, Trebon, Saglex… để phòng trị Cần lưu ý sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học khác nhau để tránh tình trạng rệp sáp quen thuốc (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)

DC-Sâu bao Eumeta variegata Snellen (Lepidoptera, Psychidae)

Sâu tiết tơ kết những chất dư thừa thực vật như cành nhỏ, lá khô thành một cái bao và sinh sống trong bao Ấu trùng vừa nở ra đã bắt đầu tạo bao và ẩn trong bao trong suốt giai đoạn ấu trùng, trong quá trình phát triển sinh sống, ấu trùng thò đầu ra ngoài bao để di chuyển và ăn phá Khi phát triển đầy đủ, ấu trùng kết dính bao tại một vị trí trên lá, cành và hóa nhộng trong bao Bao của con đực thường có kích thước nhỏ hơn bao của con cái Trưởng thành con đực có cánh rất phát triển, trái lại con cái hoàn toàn không có cánh Con cái không bao giờ rời bao đẻ ngay trong bao Con đực sau khi vũ hóa sẽ bay đến chỗ con cái và bắt cặp ngay tại bao của con cái Trưởng thành đực là một loài bướm có chiều dài thân 11 mm, chiều dài

Trang 19

sải cánh 24 mm, cơ thể có màu nâu, râu đầu hình lông chim rất đặc biệt, trên phần ngực và bụng, nhất là phần ngực có rất nhiều lông tơ màu nâu

Ấu trùng tuổi nhỏ ăn phá chủ yếu trên lá non, ấu trùng tuổi cuối tấn công trên

cả lá già, khi mật độ cao có thể ăn trụi lá trong giai đoạn ngắn Tuy nhiên sự thiệt hại do sâu này trên lá không cao do sâu thường bị ký sinh trong điều kiện tự nhiên

và do khả năng phát tán thấp, sự phát tán chỉ mang tính chất cục bộ, không rộng Biện pháp phòng trị:

Trong tự nhiên loài này bị ký sinh rất cao, tỷ lệ ký sinh có lúc đạt đến 65% vì vậy không cần phải phòng trị, khi mật số cao có thể sử dụng thuốc các loại thuốc trừ sâu thông thường gốc Lân hoặc Cúc tổng hợp để phòng trị (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000)

Câu cấu xanh Hypomeces squamosus Fabricius (Coleoptera, Curculinidae)

Trưởng thành là loại bọ cánh cứng, hình bầu dục dài, biểu bì da màu đen, cơ thể được phủ đầy những vảy màu xanh óng ánh nên có màu xanh lá cây rất đẹp, dài khoảng 14 - 16 mm, mắt lồi, miệng với một cái vòi nhai phát triển Ấu trùng thuộc dạng sùng, đầu phát triển, màu vàng Khi phát triển đầy đủ ấu trùng dài khoảng 18 -

20 mm, phần bụng thon lại về cuối bụng Được ghi nhận hiện diện suốt năm, mật số thường không cao, nhưng do khả năng ăn phá cao nên có thể gây hại đáng kể cho cây trồng Giai đoạn trứng kéo dài khoảng 11 - 12 ngày, giai đoạn ấu trùng có thể kéo dài trong nhiều tháng và giai đoạn nhộng khoảng 15 ngày

Trưởng thành chủ yếu tấn công trên các lá xoài non, có thể ăn trụi lá làm ảnh hưởng đến sự quang hợp và sức sống của cây Ấu trùng tấn công rễ cây của nhiều loại cây trồng, gây hại chủ yếu trong đất khô hạn Chúng tôi đã phát hiện câu cấu xanh gây hại trên cây dầu rái tại Trảng Bom, Đồng Nai

Biện pháp phòng trị:

Nếu mật số cao có thể rung cây để trưởng thành rơi xuống đất xong tiêu diệt

Ở vùng thường xuyên bị nhiễm nặng có thể sử dụng thuốc trừ sâu (gốc Cúc và Lân tổng hợp) để phun thuốc trên lá non và cây xới đất để diệt ấu trùng sống trong đất…

Bọ xít muỗi Helopeltis theivora waterhouse (Hemiptera: Miridae)

Trang 20

Theo Lê Xuân Thiệu và Hà Quang Trung (2004), bọ xít muỗi thường dùng vòi châm hút nhựa búp chè gây nên các vết chấm lúc đầu có màu chì xung quanh màu nhạt, các vết châm này dần dần biến thành màu nâu đậm Vết châm thường có nhiều hình góc cạnh Số lượng và kích thước vết châm thay đổi theo tuổi sâu, thời tiết và thức ăn Vết châm của sâu non nhỏ Chúng tôi đã phát hiện bọ xít muỗi gây hại trên cây dầu rái tại Trảng Bom, Đồng Nai

Bọ xít muỗi trưởng thành dài 4 - 7 mm, rất giống con muỗi nhà, con cái có màu xanh lá mạ, con đực có màu xanh lơ Râu đầu 4 đốt, đốt cuống râu to và dài hơn đốt roi râu Đầu màu nâu, mắt màu đen, cổ thắt lại có khoang vàng óng Bàn chân có 3 đốt, đốt chày có 2 hàng gai Trứng bọ xít muỗi có hình bầu dục màu trắng, phía đầu có 2 sợi lông dài không bằng nhau Trứng được đẻ trong mô cây, chỉ

để lộ 2 sợi lông ra ngoài Ấu trùng bọ xít muỗi có 5 tuổi Bọ xít non có hình dạng giống bọ xít trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn Sang tuổi 3, bọ xít non mới xuất hiện mầm cánh Tuổi 5 mầm cánh có màu vàng xanh và phủ hết đốt bụng thứ

4 Con cái sau khi hóa trưởng thành trải qua 2-6 ngày ăn thêm sau đó mới bắt cặp, giao phối và đẻ trứng Một con cái có thể đẻ 12-75 trứng Giai đoạn ủ trứng kéo dài

5 - 10 ngày Ấu trùng trải qua 5 tuổi kéo dài 9 - 19 ngày Bọ xít trưởng thành có thể sống được từ 2 - 3 tuần Điều kiện thuận lợi cho bọ xít muỗi phát triển: nhiệt độ 20 -

29oC, ẩm độ trên 90% đặc biệt trong mùa bóng râm ít ánh sáng Chính vì thế, bọ xít muỗi phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ không khí cao, thời gian chiếu sáng ít

2.3.1.1 Dầu phun Caltex D-C-Tron Plus 98,8 EC

Thành phần: dầu mỏ chưng cất và tinh lọc

Trang 21

Gây chết ngạt, làm rối loạn trao đổi chất, xua đuổi, làm rối loạn tập tính đẻ trứng, gây ngán ăn và làm thối trứng

ƒ Độ an toàn

Đối với cây trồng: Sự hiện diện của dầu trong mô cây không làm chết tế bào

mô lá bởi tế bào cây sống khá lâu trong parafin là thành phần chủ yếu của dầu phun Đối với thiên địch: ảnh hưởng rất nhẹ hoặc không làm ảnh hưởng đến quần thể thiên địch

An toàn với người và môi trường

ƒ Đối tượng phòng trừ: dầu phun Caltex D-C-Tron Plus có thể phòng trừ được bọ trĩ, nhện đỏ, rầy xanh, rệp sáp, dòi đục lá, bọ xít muỗi…

ƒ Cách sử dụng: pha nước theo nồng độ 0,5 - 0,75% (50-75 ml trong 10l nước) Lượng phun từ 600-1200l/ha, tùy theo cây nhỏ hay lớn, đảm bảo ướt đều tán lá đến mức chảy tràn Lượng nước phun càng nhiều hiệu quả càng cao và càng kéo dài

ƒ Thời điểm phun: khi sâu bệnh mới phát sinh

2.3.1.2 Thuốc trừ sâu sinh học cao cấp Vibamec 1,8 EC

Trang 22

Thời gian cách ly: 14 ngày

2.3.1.3 Thuốc trừ sâu Actara 25 WG

Thành phần: chứa 250g thiamethoxam/kg thuốc Nhóm độc III

Cơ chế tác động: tiếp xúc vị độc tác động đến hệ thần kinh côn trùng Thuốc trừ sâu actara dùng để trừ rầy nâu, bọ trĩ hại lúa, rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít, rệp muội hại chè, rệp sáp hại cây có múi, rệp hại dưa chuột, rau cải, mía, bọ phấn hại cà chua, bọ cánh cứng hại dừa

Cách dùng: lượng nước phun 500 - 600 lit/ha, rầy nâu, bọ trĩ/lúa 1g/bình 8 lit, 25 - 80 g/ha các dịch hại khác 25 - 30 g/ha, xử lý đất để trừ côn trùng chích hút rau và cây ăn quả 8 g/bình 8 lit (0,06 - 0,17%), 300 - 500 g/ha

Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày

2.3.1.4 Thuốc trừ sâu vi sinh Bemetent WP

Thành phần: Beauveria, Metarhizium, Entomophthora 2 tỷ tế bào/g

Tác dụng: Thuốc trừ sâu vi sinh bemetent WP là loài thuốc vi nấm trừ sâu phổ thông rộng dạng bột thấm ướt thuận tiện cho việc sử dụng trên diện tích đất canh tác lớn, có hiệu lực với hầu hết các loại sâu, rầy, gây hại cây trồng đã kháng thuốc trừ sâu hóa học, hiệu lực lan truyền rộng và kéo dài Đặc biệt có hiệu lực cao với sâu đục thân, rầy nâu, rệp, các loại bọ cánh cứng Thuốc rất ít độc đối với người, động vật nuôi và hệ thiên địch ngoài đồng rộng, thích hợp cho các mô hình xen canh lúa - cá, lúa - tôm, canh tác rau, màu, hoa…

Cách dùng: pha 25g/15lit, phun cho 300 lit/ha khi có 2 - 3 con rầy trưởng thành/1tép lúa, có thể dùng để phòng định kỳ 15 ngày

Hạn sử dụng: 2 năm

2.3.1.5 Thuốc thảo mộc Rotenone 5 EC

Rotenone có nhiều trong rễ cây dây mật (còn gọi là cây duốc cá, cây thuốc

cá tên khoa học là Deris elliptica, họ đậu Fabaceae) Trong rễ dây mật khô, hàm

lượng rotenone từ 5 - 15% tùy theo giống cây (giống có nhiều lá chét hàm lượng Rotenone càng cao)

Trang 23

Nhóm thuốc III, ít độc với người và động vật máu nóng LD50 qua miệng

132 - 1500 m/kg (liều gây chết người là 0,3 - 0,5g/kg) Nếu thuốc trực tiếp xâm nhập vào máu (qua vết da bị xây xát) độ độc tăng lên gấp nhiều lần (8500 lần qua thí nghiệm ở chuột) Rất độc đối với cá (cá chết ở nồng độ 2 - 10-8), không độc với tôm và ong mật

Tác dụng: Thuốc thảo mộc rotenone dùng để phòng trừ nhiều loại sâu hại cây trồng như sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, rầy xanh, rệp, bọ trĩ, bọ xít, nhện hại rau, chè, cây hoa cảnh, ngoài ra còn dùng để trừ cá dữ cho các ao nuôi tôm

2.3.1.6 Thuốc trừ sâu sinh học Tasieu 1,9 WP

Hoạt chất: Emamectin Benzoate

Cách sử dụng: pha 3-5 ml cho 10 lít nước, lượng thuốc dùng 0,2-0,3 lít thuốc/ha lượng nước dùng 500-600 lít/ha phun khi sâu nhện mới xuất hiện, phun ướt đều trên dưới mặt lá cây trồng Thời gian cách ly: 7 ngày

2.4 Đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu

2.4.1 Vị trí địa lí

Trảng Bom là một huyện trung du

+ Phía Nam giáp huyện Long Thành

+ Phía Đông giáp huyện Thống Nhất

+ Phía Tây giáp thành phố Biên Hòa

+ Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu

Tổng diện tích tự nhiên: là 326,14 km2, chiếm 5,54% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đồng Nai

Dân số năm 2007: 197.510 người, mật độ dân số 0,610 người/km2

Những lợi thế của huyện:

+ Về đất nông nghiệp là 26.445ha, chiếm 81,08% đất tự nhiên của huyện Nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu, diện tích sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên nhờ chú trọng mở rộng diện tích, khai hoang, phục hóa

+ Ưu thế về đặc thù tự nhiên là nhân tố quan trọng trong định hướng phát triển các loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như: cao su, cà phê,

Trang 24

tiêu; cây ăn quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông, các loại đổ và lúa nước.

+ Tài nguyên khoáng sản có Puzlan làm nguyên liệu phụ gia xi măng, trữ lượng 20 triệu tấn, một số mỏ đá quí, mỏ đá Bazan, than bùn, cuội sỏi làm nguyên liệu chế biến phân bón và vật liệu xây dựng

+ Tiềm năng du lịch: thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, có lợi thế

về điều kiện tự nhiên, môi trường, sự kết hợp hài hòa giữa rừng trồng và mặt nước

ao hồ, thác ghềnh tự nhiên

Huyện có 03 khu công nghiệp là Sông Mây, Hố Nai và Bàu Xéo Huyện với lợi thế cách Tp.HCM 50 km và Tp Biên Hòa 30 km về phía đông, dọc theo Quốc lộ 1A là địa bàn khuyến khích thu hút đầu tư của các doanh nghiệp

2.4.2 Khí tượng thuỷ văn

Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa)

- Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao

- Nhiệt độ bình quân năm 2005 là: 26,30C chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,20C

- Số giờ nắng trung bình trong năm 2005 là: 2.243 giờ

- Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.065,7 mm phân bố theo vùng và theo vụ

- Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển

Trang 25

Hình 2.1: Biểu đồ lượng mưa ở Đồng Nai năm 2008, 2009, 2010

2.4.3 Tài nguyên rừng của tỉnh Đồng Nai

Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là Vườn Quốc gia Cát Tiên Năm 1976, tỷ lệ che phủ của rừng còn 47,8% diện tích tự nhiên Năm 1981, tỷ lệ che phủ của rừng chỉ còn 21,5% diện tích tự nhiên

Năm 2004 độ che phủ của rừng là 26,5% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45 - 50% trong thời kỳ đến năm 2010 Tổng diện tích rừng tự nhiên hiện nay là 153.586 ha, tổng diện tích rừng trồng là 43.292,4 ha (Ủy ban Nhân dân huyện Trảng Bom, 2011)

Trang 26

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra hiện trạng canh tác cây ngoài vườn ươm của hộ nông dân tại Trảng Bom

- Điều tra thành phần sâu hại trên cây trong giai đoạn gieo ươm tại Trảng Bom

- Biến động tác hại của sâu hại chính

- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu hại chính

- Khảo sát hiệu lực trừ sâu hại chính bằng thuốc hóa học và sinh học

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu ngoài vườn về điều tra hiện trạng canh tác; thành phần, biến động, tác hại của sâu hại chính; sử dụng một số loại thuốc hóa học để phòng trừ côn trùng gây hại được thực hiện tại các vườn ươm cây giống tại ấp Quảng Phát, xả Quảng Tiến, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai

- Nghiên cứu về nuôi côn trùng, thử nghiệm thuốc tiến hành tại phòng thí nghiệm Khoa Lâm Nghiệp, Đại Học Nông Lâm TP.HCM

3.2.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011

3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Vật liệu nghiên cứu

- Các vườn ươm canh tác tự nhiên của nông dân

- Vật liệu điều tra, thu mẫu ngoài vườn ươm: hộp nhựa, túi nilon, kính lúp, kéo, sổ ghi chép, bút, máy chụp hình

Trang 27

- Vật liệu nuôi và quan sát côn trùng: cây con trong bầu, vải lưới, nhíp, kim, cồn, đĩa thủy tinh, kính hiển vi, kính lúp, máy chụp hình

- Vật liệu dùng để thí nghiệm: cây con, cành non, thuốc trừ sâu, kính lúp, kính hiển vi, băng keo, máy chụp hình kĩ thuật số, các loại thuốc thí nghiệm, bình phun 2 lít và 8 lít

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác cây dầu rái ở vườn ươm của nông dân

Dùng phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nông dân trồng dầu rái ở huyện Trảng Bom

Chỉ tiêu ghi nhận:

- Diện tích canh tác, hình thức nhân giống, đất trồng

- Kĩ thuật chăm sóc: làm cỏ, tưới nước, bón phân

- Tình hình sâu hại và biện pháp phòng trừ sâu hại chính

Lịch điều tra: tập trung điều tra vào tháng đầu tiên thực hiện đề tài

3.3.2.2 Điều tra thành phần sâu hại chính trên cây dầu rái trong giai đoạn vườn ươm tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Điều tra theo phương pháp của Viện Bảo Vệ Thực Vật (1997) tiến hành hai loại điều tra: điều tra tại một số điểm cố định và điều tra bổ sung theo tuyến

™ Điều tra tại một điểm cố định

Tiến hành điều tra 3-5 vườn điển hình, diện tích lớn hơn 2000 m2, mỗi vườn lấy 5 điểm, mỗi điểm điều tra (ô dạng bản) là 1m2 khi cây con ở giai đoạn sau gieo 1 tháng, còn trong bịch nhỏ (10 x 5 cm) hoặc 100 cây khi cây ở giai đoạn sau trồng 1-

6 tháng

Tiến hành điều tra các yếu tố (giống, kĩ thuật lâm sinh, tuổi cây,…) Trên cây điều tra tiến hành quan sát cả 4 hướng để phát hiện các loài sâu hại, theo dõi các hoạt động sống của chúng (ăn mồi, đẻ trứng, ) sau đó mới bắt chúng Việc thu bắt

có thể bằng vợt hoặc bằng tay (đối với những đối tượng không biết bay) Thu tất cả các loại sâu hại về phòng và theo dõi tiếp Nếu mẫu vật là các pha trước trưởng

Trang 28

thành thì nuôi chúng đến khi trưởng thành để xác định tên khoa học Mẫu vật được làm và bảo quản theo phương pháp chung trong nghiên cứu côn trùng

Phân loại mẫu vật theo đặc điểm hình thái pha trưởng thành, chủ yếu dựa vào các tài liệu hướng dẫn phân loại và định danh của Phạm Văn Lầm và VBVTV (1997) Borror và ctv (1981); Tài liệu phân loại côn trùng của Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Côn trùng Australia

™ Điều tra bổ sung theo tuyến

Để xác định đầy đủ thành phần sâu hại, ngoài việc điều tra thường xuyên tại các điểm cố định, cần điều tra bổ sung thêm ở các vườn ươm khác nhau trong khu vực vào lúc cây ra lộc, hoặc theo mùa vụ khi sâu hại đang phát triển và phá hại nhiều

Chỉ tiêu ghi nhận:

- Triệu chứng (bộ phận) cây bị hại, thành phần sâu hại

- Mức độ xuất hiện của các loài sâu hại

Mức độ xuất hiện của các loài sâu hại được xác định theo các mức độ sau: -: xuất hiện rất ít, tần suất bắt gặp < 5 %

+ : xuất hiện ít, tần suất bắt gặp 5 – 10 %

++: xuất hiện trung bình, tần suất bắt gặp 11 – 35 %

+++: xuất hiện nhiều, tần suất bắt gặp 36 – 50 %

++++: xuất hiện rất nhiều, tần suất bắt gặp > 50 %

Tần suất bắt gặp được tính theo công thức:

Tần suất bắt gặp (%) = số cây điều tra bắt gặp loài sâu hại x 100 / tổng số cây điều tra

Lịch điều tra: 10 ngày/lần

3.3.2.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, hình thái của rầy đốm trong phòng thí nghiệm

Phương pháp nghiên cứu:

Trang 29

Thu bắt tất cả các pha trước trưởng thành về phòng thí nghiệm nuôi tiếp cho

đến khi phát dục thành trưởng thành và đẻ trứng, đếm số lượng trứng trên ngọn non

và theo dõi thời gian trứng nở

Thu thập những cây con có trứng của rầy mới đẻ ở vườn cây đem về phòng

thí nghiệm theo dõi để tránh việc rầy bị chết đi do thiếu thức ăn Dùng túi vải lưới

bao lại để rầy không di chuyển đi nơi khác Quan sát ít nhất 3 lần trong ngày

Chỉ tiêu ghi nhận:

- Mô tả về hình thái, đo kích thước

- Thời gian phát dục của pha trứng, pha ấu trùng (các tuổi)

- Ghi nhiệt độ theo dõi hàng ngày (3 lần/ngày)

3.3.2.4 Điều tra biến động tác hại của một số loài sâu hại chính

Phương pháp điều tra:

Cố định một số vườn ươm để điều tra (sử dụng vườn ươm điều tra thành

phần) Dựa vào kết quả điều tra sơ bộ để xác định các loài sâu hại chính Tiến hành

điều tra biến động tác hại của chúng qua các tháng

Tùy theo từng loại sâu hại mà lấy đơn vị điều tra là lá, cành hay ngọn

Chỉ tiêu ghi nhận:

™ Tỉ lệ bị hại:

Tỉ lệ cây bị hại được tính theo công thức:

Tỉ lệ cây bị nhiễm (bị hại) (%) = số cây bị nhiễm (bị hại) x 100/ tổng số cây điều tra

Tùy theo loài sâu hại và đặc điểm gây hại có thể tính tỉ lệ búp, lá, ngọn,

cành…hoặc có thể tính mật độ sâu/100 lá (búp, ngọn, cành…)

™ Chỉ số bị hại:

Chỉ số bị nhiễm (bị hại) được tính theo công thức:

Chỉ số bị nhiễm (bị hại)(%) = [ ∑ (ni x vi) ] x 100/(I x n)

Trong đó:

ni : số lá non ở cấp hại thứ i

vi : giá trị ở cấp hại thứ i

Trang 30

n : giá trị cấp hại cao nhất

I : tổng số lá non điều tra

™ Cấp bị nhiễm sâu hại trên lá (cấp hại):

Cấp 0: lá không bị sâu hại

Cấp I: ≤ 5% diện tích lá bị hại

Cấp II: 6 - 25% diện tích lá bị hai

Cấp III: 26 - 50% diện tích lá bị hai

Cấp IV: 51 - 75% diện tích lá bị hai

Cấp V: > 75% diện tích lá bị hại

Lịch điều tra: 10 ngày/lần

3.3.2.5 Khảo sát hiệu lực trừ sâu của một số loại thuốc trừ sâu

Công thức 7: Đối chứng - nước lã

Chỉ tiêu ghi nhận: Hiệu lực của thuốc sau khi phun 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày

b Ngoài vườn cây:

Thí nghiệm được bố trí tại vườn cây nhà ông Lê Xuân Trường, ấp Quảng

Trang 31

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên

Số nghiệm thức bố trí: 7 nghiệm thức mỗi nghiệm thức 5 cây

Lần lặp lại: 3 lần

Chỉ tiêu ghi nhận: Hiệu lực của thuốc sau khi phun 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày

Hiệu lực thuốc trong phòng thí nghiệm và ngoài vườn ươm được tính theo công thức của Hedenson - Tilton

Hiệu lực(%) = [1-(ta x cb / tb x ca)] x 100

Trong đó:

Ta: số lượng cá thể sống trong công thức phun thuốc sau xử lí

Tb: số lượng cá thể sống trong công thức phun thuốc trước xử lí

Ca: số lượng cá thể sống trong công thức đối chứng sau xử lí

Cb: số lượng cá thể sống trong công thức đối chứng trước xử lí

- Tính toán số liệu, vẽ đồ thị bằng phần mềm Excel

- Xử lí số liệu: kết quả thí nghiệm được xử lí bằng phương pháp ANOVA 1

và trắc nghiệm LSD của chương trình xử lí số liệu MSTATC

Trang 32

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Hiện trạng canh tác cây dầu rái của các hộ nông dân tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Bảng 4.1: Hiện trạng canh tác cây dầu rái (tại Trảng Bom, Đồng Nai, năm

80% đất + 20% (1/2 phân bò + 1/2 sơ dừa) 8 26,66

80 % đất + 10% sơ dừa + 10%(phân bò + phân vi sinh) 7 23,33

Trang 33

50% đất + 30% sơ dừa + 20% phân bò 15 50

Đối với cây lớn ( h ≥ 50 cm)

Trang 34

9 Phòng trừ sâu hại

Các loại thuốc trừ sâu hoá học: Basudin, Suprathion, Supraxit

- Thời điểm phun

(phun khi thấy sâu xuất hiện)

- Liều lượng phun thuốc:

- Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến người phun thuốc

(mệt, đau đầu, nhức mũi, chóng mặt, rát họng)

- Bảo hộ lao động (kính, khẩu trang, áo khoác, găng tay )

+ Số hộ có dùng 22 73,33

+ Số hộ không dùng 8 26,67

Kết quả điều tra tình hình sản xuất dầu rái tại Trảng Bom, Đồng Nai cho thấy

đa số các hộ đều trồng dầu rái, diện tích trồng dầu rái lớn, chiếm đa phần diện tích

trong diện tích vườn mỗi hộ Có thể thấy được cây dầu rái là loài cây mang lại

nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân ở đây Diện tích dầu rái < 1000 m2 chiếm

20%, diện tích 1000 - 5000 m2 chiếm 50%, 5000 - 10000 chiếm 26,7% và trên 1 ha

chiếm 3,3% Việc dầu rái chiếm diện tích nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào tổng diện

tích mỗi vườn

Tính chất đất trong khu vực này đều là đất pha cát, rất thích hợp với đặc tính

sinh thái của cây dầu rái

Tuổi dầu rái đang được canh tác tại các vườn hộ dao động từ lúc mới trồng

Trang 35

hạt trồng cây con Có 30% hộ mới gieo Cây được 1 - 2 năm chiếm 53,33% Lúc này, cây đã cao trên 1 m và có thể bán được, giá thành khoảng 10.000 đồng/cây Một số vườn vẫn còn tồn đọng lại những cây có độ tuổi từ 2 - 3 năm Số cây này chiếm 16,67% Cây cao khoảng 2,5 m giá thành khoảng 30.000 đồng/cây Những giống có độ tuổi này có thể chưa xuất vườn được, bà con ít chăm sóc, một số hộ trồng để lấy gỗ Mỗi vườn đều có sự đa dạng về tuổi cây

Giống được mua từ Trà Vinh và đều trồng bằng hạt

Thành phần đất bầu: Có 50% số hộ chọn đất bầu theo tỷ lệ 50% đất + 30%

sơ dừa + 20% phân bò; 26,66% hộ theo tỷ lệ 80% đất + 20% (1/2 phân bò + 1/2 sơ dừa); còn lại 23.33% theo tỷ lệ 80 % đất + 10% sơ dừa + 10% (phân bò + phân vi sinh)

Về kĩ thuật chăm sóc:

100% nông hộ đều quan tâm tưới nước vào mùa khô 100% nông hộ không tưới nước váo những ngày có mưa trong mùa mưa Những ngày không mưa nông dân vẫn quan tâm tưới nước cho cây, nhất là những cây trồng dưới 1 năm tuổi

Có 100% hộ quan tam đến việc làm cỏ Trong đó có tới 98,33% số hộ dùng thuốc diệt cỏ, chỉ có 1,67% hộ làm cỏ bằng tay, trường hợp này nằm trong các hộ

có diện tích đất ít ( < 1000 m2) và các hộ có cây mới trồng , sức đề kháng của cây còn yếu

Phân bón hay sử dụng là phân DAP, phân các loại chiếm 33,33% số hộ, tiếp đến là NPK, đạm và vi sinh chiếm 30%, tổng hợp 3 màu chiếm 26,67%, cuối cùng

là đầu trâu và phân bón lá chiếm 10% số hộ Đa số các hộ chờ đến khi cây thiếu hoặc có điều kiên mới bón Cây nhỏ được ưu tiên hơn cây lớn 1 tháng/lần Cây lớn

2 tháng/lần

Người nông dân quan tâm đến 5 loài sâu chính Thứ nhất là rầy, được ghi nhận là có mức độ nguy hiềm cao chiếm 100% số hộ Kế đến là bọ đầu dài 96,67%, sâu ăn lá 83,33%, rệp sáp 60% và cuối cùng bọ xít chiếm 33,33%

Có 100% hộ sử dụng thuốc hoá học Các loại thuốc thường được kể đến là Basudin, Suprathion, Supraxit Có 20% số hộ phun theo định kì, còn lại 80% thì

Trang 36

phun khi thấy sâu hại vừa mới xuất hiện Hiệu quả đạt được khoảng 90% sâu hại

chết Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả đó thì sức khoẻ của người nông dân cũng bị ảnh

hưởng nghiêm trọng Cụ thể có 93,33% người bị có cảm giác đau đầu, chóng mặt,

hoa mắt sau khi sử dụng thuốc.Một số hộ không sử dụng các vật dụng bảo hộ hoặc

dùng thuốc quá liều lượng quy định Số người không bị ảnh hưởng đến sức khỏe khi

phun thuốc chiếm tỷ lê thấp 6,67% vì họ có sức khỏe tốt

4.2 Thành phần sâu hại chính trên cây dầu rái

Bảng 4.2: Số lượng loài côn trùng gây hại và thiên địch thu thập được trên

cây dầu rái (tại Trảng Bom, Đồng Nai, năm 2011)

Trang 37

(tại Trảng Bom, Đồng Nai, năm 2011)

Bảng 4.3: Các loài côn trùng gây hại trên cây dầu rái (từ tháng 3 đến tháng 5

năm 2011 tại Trảng Bom , Đồng Nai)

Cicadellidae Họ rầy xanh

Coccidae Họ rệp mềm

Diaspididae Họ rệp vảy

Flatidae Họ ve sầu bướm

10 Geisha distinctissima Walker Ve sầu bướm xanh Cành, lá -

11 Lawana conspersa Walker Ve sầu bướm trắng Cành, lá +

Margarodidae Họ rệp lớn

12 Icerya aegyptiaca Doug Rệp sáp bông tua dài Lá +

13 Icerya seychellarum Westwood Rệp sáp bông Lá -

Trang 38

23 Hotea curculionoides

Trang 39

26 Hypomeces squamosus Fabricius Câu cấu xanh Lá ++

32 Paratalanta hyalinalis Hubner Ngài zíc zắc vàng Lá -

Geometridae Họ sâu đo

33 Ascotis selenaria cretacea

-

35 Ornithospila lineata Moore Sâu đo xanh vàng Lá -

Lasiocampidae Họ ngài khô

Limacodidae Họ sâu nái

Lymantriidae Họ ngài độc

40 Calliteara grotei horishanella

Matsumura Sâu bụi cỏ vàng nhọn

Lá -

Notodontidae

Noctuidae Họ ngài đêm

Trang 40

44 Targalla spp Ngài nâu đen Lá +

Nymphalidae Họ bướm giáp

Psychidae Họ ngài sâu kèn

Pyralidae Họ ngài sáng

Saturnidae

49 Antheraea frithi pedunculata

Sphingidae Họ ngài trời

Thyrididae

51 Picrostomastis inductalis

Tortricidae Họ ngài cuốn lá

53 Choristoneura fumiferana

Ghi chú:

- : Rất ít, tần suất bắt gặp < 5%

+ : Ít, gây hại không đáng kể, tần suất bắt gặp 5-10%

++ : Trung bình, gây hại cục bộ, tần suất bắt gặp 11-35%

+++ : Nhiều, gây hại rõ ràng, tần suất bắt gặp 36-50%

++++: Rất nhiều, đôi khi gây hại nặng, tần suất bắt gặp > 50%

Kết quả điều tra ghi nhận thành phần sâu hại trên cây dầu rái từ tháng 3 đến

tháng 5 năm 2011 tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai được trình bày ở bảng 4.2,

bảng 4.3 và hình 4.1

Ngày đăng: 11/06/2018, 19:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w