1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY BẰNG LĂNG NƯỚC Lagerstroemia speciosa(L.)pers. TẠI TRẢNG BOM ĐỒNG NAI VÀ THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH

63 209 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 42,97 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY BẰNG LĂNG NƯỚC Lagerstroemia speciosaL.p

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU HẠI

CHÍNH TRÊN CÂY BẰNG LĂNG NƯỚC Lagerstroemia speciosa(L.)pers TẠI TRẢNG BOM - ĐỒNG NAI VÀ THỦ

ĐỨC - TP HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: NGUYỄN THỊ LÃNH Ngành: LÂM NGHIỆP

Niên khoá: 2005 - 2009

Tháng 7/2009

Trang 2

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU HẠI CHÍNH

TRÊN CÂY BẰNG LĂNG NƯỚC Lagerstroemia speciosa(L.)pers

TẠI TRẢNG BOM - ĐỒNG NAI VÀ THỦ ĐỨC - TP HỒ CHÍ MINH

Tác giả

NGUYỄN THỊ LÃNH

Khóa luận được đệ trình đề đẻ đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn

TS VŨ THỊ NGA

Tháng 7 năm 2009

Trang 3

Xin tri ân cô Vũ Thị Nga đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp

Xin cảm ơn anh, chị, em và các bạn đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành đề tài

Chân thành cảm ơn các hộ làm vườn ươm tại Trảng Bom và các chú bảo vệ trường đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện

đề tài này

Tp Hồ Chí Minh tháng 07/2009

Nguyễn Thị Lãnh

Trang 4

2 Một trưởng thành của rệp muội bông Aphis gossypii Glover đẻ 37,00 - 47,00 rệp

non/trưởng thành, và đẻ trung bình trong một ngày là 3,62 - 3,83 rệp non Rệp non có

4 tuổi, tuổi 1 là 1,12 ± 0,12 ngày, tuổi 2 là 1,05 ± 0,11 ngày, tuổi 3 là 1,27 ± 0,13 ngày, tuổi 4 là 1,38 ± 0,1 ngày, trước đẻ con là 0,44 ± 0,04 ngày Tuổi thọ trung bình của trưởng thành từ 7,67 - 8,83 ngày, cả vòng đời là 5,26 ± 0,16 ngày

3 Một trưởng thành cái bọ rùa chữ nhân trung Coccinella transversalis Fabr bình

đẻ 526 ± 10 con, mỗi con đẻ 27,35 con/ ngày Thời gian phát dục của sâu non: tuổi 1 là 0,92 ± 07 ngày, tuổi 2 là 1,24 ± 0,05 ngày, tuổi 3 là 1,24 ± 0,04 ngày, tuổi 4 là 2,06 ± 0,08 ngày, nhộng là 2,34 ± 0,08 ngày, vòng đời 10,5 ± 15,83 ngày

4 Tại Thủ Đức - Tp Hồ Chí Minh, tỷ lệ cây bằng lăng nước bị rệp muội bông A

gossypii gây hại biến động từ 32,08 - 52,36% Tỷ lệ cây bằng lăng nước bị bọ cánh

cứng màu đen gây hại biến động từ 51,67 - 100% Tại Trảng Bom - Đồng Nai, tỷ lệ bằng lăng nước bị bọ xít muỗi gây hại biến động từ 18,89 - 100%

5 Tỷ lệ xuất hiện thiên địch ít (5 - 10%) như : bọ xít đỏ, kỳ nhông, rệp sáp mềm ,

bọ ngựa nâu, bọ ngựa xanh, ong ký sinh nhỏ, ong vằn vàng đen,ong đùi to, bọ rùa 4 chấm, bọ rùa vàng cam, bọ rùa đen, bọ rùa hai chấm tròn; xuất hiện trung bình (11 -

35%) như: rệp lưới, bọ rùa 6 chấm Menochilus sexmaculatus, bọ rùa chữ nhân C

transversalis; xuất hiện nhiều (36 - 50%) như : bọ rùa hai chấm loang Crytolaemus sp;

xuất hiện rất nhiều (>50%) như: ruồi ăn rệp Allgrapta sp, kiến vàng

6 Sâu non bọ rùa chữ nhân tuổi 1 ăn ít nhất, trung bình ăn 15 con rệp/ngày Ở tuổi

2 ăn trung bình 29,5 con rệp/ngày

Trang 5

Khả năng ăn mồi của trưởng thành bọ rùa chữ nhân trong phòng thí nghiệm

(104,14 con) nhỏ hơn so với ngoài tự nhiên (126,55 ÷ 116,10)

7 Trong điều kiện phòng thí nghiệm: Các loại thuốc cho hiệu lực tốt đối với bọ cánh cứng màu đen là thiamethoxam 0,0031 % 1 ngày sau phun, bementent 0,166% ở

6 ngày sau phun

Ở ngoài vườn cây: Các loại thuốc cho hiệu lực tối đa đới với rệp muội bông thiamethoxam 0,0031 ở 1 ngày sau phun; abamectin 0,004 %, rotenone 0,02 % ở 5 ngày sau phun, bementent WP 0,166% ở 6 ngày sau phun

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN……….……ii

TÓM TẮT……… ….…… iii

MỤC LỤC……… ….…v

DANH SÁCH CÁC BẢNG……… ……… … vii

DANH CÁCH CÁC ĐỒ THỊ ……… viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH………ix

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT……….……… x

Chương 1.MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích của đề tài 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Đặc điểm của cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa pers 3

2.1.1 Nguồn gốc và phân bố 3

2.1.2 Đặc điểm hình thái và cách trồng 3

2.2 Thành phần sâu hại và tác hại của chúng 4

2.2.1 Rệp muội bông Aphis gossypii Glover 4

2.2.2 Bọ trĩ Thrips sp 4

2.3 Thành phần thiên địch 5

2.3.1 Ở nước ngoài 5

2.3.2 Trong nước: 6

2.4 Đặc điểm của một số loại thuốc hóa học 7

2.4.1 Actara 25 WC 7

2.4.2 Vertimec 1,8 EC/ND 8

2.4.3 Bementent WP 8

2.4.4 Rễ cây dây mật (thuốc cá): 8

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 3.1 Nội dung nghiên cứu: 10

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 10

3.3 Điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu tại vùng nghiên cứu 10

3.3.1 Vị trí địa lý 10

Trang 7

3.3.2 Điều kiện tự nhiên 11

3.3.3 Điều kiện thời tiết, khí hậu: 12

3.4 Phương tiện và phương pháp ngiên cứu: 14

3.4.1 Phương tiện nghiên cứu: 14

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 14

3.4.3 Khảo sát hiệu quả phòng trị sâu hại chính bằng thuốc hóa học và sinh học: 17

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20 4.1 Hiện trạng ươm cây bằng lăng nước tại Trảng Bom - Đồng Nai: 20

4.2 Xác định được thành phần sâu hại và thiên địch của sâu hại chính trên cây bằng lăng ở giai đoạn vườn ươm và cây trồng đường phố: 21

4.3 Đặc điểm hình thái, sinh vật học của một số loài sâu hại và thiên địch của sâu hại chính

28

4.3.1 Hình thái và đặc điểm 31

4.3.2 Đặc điểm hình thái của một số loài sâu hại và thiên địch trên cây bằng lăng nước 35

4.4 Biến động tác hại của các loài sâu hại chính trên bằng lăng nuớc tại Thủ Đức - Tp Hồ Chí Minh và Trảng Bom - Đồng Nai………40

4.4.1 Diễn biến tỷ lệ ngọn non bị hại, chỉ số ngọn non bị hại do bọ xít muỗi trên bằng lăng nước tại Trảng Bom - Đồng Nai 39

4.4.2 Biến động tác hại của rệp muội bông A gossypii trên bằng lăng nước tại Thủ Đức Tp Hồ Chí Minh 40

4.4.3 Biến động tác hại của bọ cánh cứng màu đen trên bằng lăng nước tai Thủ Đức - Tp Hồ Chí Minh: 41

4.5 Nghiên cứu khả năng sử dụng bọ rùa chữ nhân để hạn chế số lượng rệp muội bông A gossypii 42

4.5.1 Trong phòng thí nghiệm 42

4.5.2 Ngoài vườn cây 43

4.6 Hiệu lực phòng trừ một số sâu hại trên bằng lăng nước bằng thuốc hoá học và biện pháp sinh học 45

4.6.1 Trong phòng thí nghiệm 45

4.6.2 Ngoài vườn cây 46

Chương 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49 5.1 Kết luận 49

5.2 Đề nghị 49

Trang 8

TÀI LIỆU THAM

KHẢO……….Error! Bookmark not

Chí Minh và Trảng Bom - Đồng Nai 22

Bảng 4.3: Các loài thiên địch của sâu hại chính trên bằng lăng nước tại Thủ Đức -

Tp Hồ Chí Minh và Trảng Bom - Đồng Nai 26

Bảng 4.4: Thời gian phát dục của rệp muội bông A gossypii 32

Bảng 4.5: Khả năng sinh sản của rệp muội bông A gossypii 32 Bảng 4.6: Thời gian phát dục của pha trứng, pha sâu non và pha nhộng của bọ

rùa chữ nhân 34

Bảng 4.7: Khả năng đẻ trứng của bọ rùa chữ nhân 35 Bảng 4.8: Tỷ lệ ngọn, chỉ số ngọn bằng lăng nước bị hại do bọ cánh cứng màu đen

tại Thủ Đức - Tp Hồ Chí Minh 41

Bảng 4.9: Khả năng ăn rệp muội bông A gossypii của bọ rùa chữ nhân C

transversalis trong phòng thí nghiệm 42

Bảng 4.10: Khả năng ăn mồi A gossypii của thành trùng bọ rùa chữ nhân C

ransversalis Fabr trên cây bằng lăng nước trên đường phố 43

Bảng 4.11: Khả năng ăn mồi của bọ rùa chữ nhân C transversalis trong nhà lưới 43 Bảng 4.12 Khả năng ăn rệp muội vàng A gossypii của bọ rùa chữ nhân C

transversalis trên cây bằng lăng trồng trong bầu đất 44

Bảng 4.13: Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ cánh cứng

màu đen (tại trường ĐH Nông Lâm Tp HCM) 45

Bảng 4.14: Hiệu lực phòng trừ rệp muội bông A gossypii của một số loại thuốc trừ sâu

(tại trường đại học Nông Lâm Tp HCM)……….46

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang Hình 3.1: Theo dõi khả năng ăn mồi của bọ rùa chữ nhân 16

Hình 4.1: Quần thể rệp muội bông A gossypii ……… 28

Hình 4.2: Trưởng thành có cánh A gossypii 28

Hình 4.3 : Theo dõi phát dục của A gossypii 28

Hình 4.4: Trứng bọ rùa chữ nhân C transversalis 28

Hình 4.5: Bọ rùa chữ nhân tuổi 3 .28

Hình 4.6: Nhộng bọ rùa chữ nhân 28

Hình 4.7: Bọ cánh cứng màu đen Apteropeda sp … 28

Hình 4.8: Thành trùng bọ xít muỗi Helopeltis theivora Waterhouse 28

Hình 4.9: Rệp sáp giả cam Planococcus citri Risso 28

Hình 4.10: Sâu ngài đen trắng Lymantria monacha L 28

Hình 4.11: Trưởng thành Lymantria monacha L……… … 28

Hình 4.12: Sâu nhộng lông Lymantria dispar L 28

Hình 4.13: Sâu ngài zích zắc Lymantria nephrographa Turner 29

Hình 4.14: Sâu lông vàng Calliteara pudibunda L 29

Hình 4.15: Trưởng thành sâu lông vàng Calliteara pudibunda L .29

Hình 4.16: Rệp sáp đen Saisetia nirga Neitn 29

Hình 4.17: Sâu vàng gùi vàng Orgyia sp 29

Hình 4.18: Sâu nâu gùi Dasychira sp 29

Hình 4.19: Sâu dẹt xanh Lampides sp 29

Hình 4.20: Sâu dẹt nâu Quercusia sp 29

Hình 4.21: Sâu kèn bao cành lá Eumeta variegata Snell 29

Hình 4.22: Sâu trơn cuốn lá Autoba sp .29

Hình 4.23: Sâu đục thân 29

Hình 4.24: Cào cào lá Penthimiola bella Stal .29

Trang 10

Hình 4.25: Trưởng thành sâu đo xanh 30

Hình 4.26: Rệp vảy mềm vàng nâu Coccus hesperidum L 30

Hình 4.27: Rệp muội bột Aphis sp 30

Hình 4.28: Rệp sáp tua dài Icerya cagiptiaca .30

Hình 4.29: Rệp sáp giả một cặp tua dài Paracoccus comstocki Kuwana 30

Hình 4.30: Bọ hung đốm Protaetia fusca Herbst 30

Hình 4.31: Trưởng thành chuồn chuồn cỏ xanh Mallada signata Schneider 30

Hình 4.32: Trưởng thành Ischiodon sp 30

Hình 4.33: Ruồi vàng cánh đen Dideopsis aegrotus Fabr 30

Hình 4.34: Bọ rùa 4 chấm Scymnus sp.2 30

Hình 4.35: Bọ rùa 2 chấm Olla sp 30

Hình 4.36:Bọ rùa chóp cánh vàng Cryptolaemus sp 30

Trang 11

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Trang

Đồ thị 4.1: Diễn biến tỷ lệ, chỉ số cành bị hại do bọ xít muỗi trên bằng lăng nước tại

Trảng Bom - Đồng Nai ……….40

Đồ thị 4.2: Diễn biến tỷ lệ cành bị hại, chỉ số cành bị hại do rệp muội bông A gossypii

trên bằng lăng nước tại Thủ Đức Tp Hồ Chí Minh ……….41

Đồ thị 4.3: Diễn biến tỷ lệ cành bị hại, chỉ số bị cành hại do bọ cánh cứng màu đen

trên bằng lăng nước ……… 42

Trang 12

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh NSP : Ngày sau phun

NST : Ngày sau thả

MĐXH : Mức độ xuất hiện

Trang 13

Chương 1

MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Bằng lăng nước Lagerstroemia speciosa Pers là một dược liệu được sử dụng

rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới trong điều trị bệnh như: tiêu chảy, mụn nhọt, đặc biệt là trong phòng và điều trị đái tháo đường Cao chiết lá bằng lăng nước với liều tương đương 18,2 g dược liệu khô/kg có tác dụng ức chế tăng glucose huyết bởi các tác nhân như glucose, adren-alin, streptozocin Tác dụng này tương đương với tác dụng của insulin (0,6 Ul/kg) và metformin (200 mg/kg), mạnh hơn gliclazid (40 mg/kg) Các chất ly trích từ cây băng lăng nước (trừ rễ) có tác dụng chống siêu vi khuẩn và giảm huyết áp Y học truyền thống châu Á dùng lá bằng lăng nước làm nước trà để trị đau bao tử Các chất ly trích đôi khi cũng được dùng làm giảm béo phì.(Phùng Thanh Hương và ctv, 2007)

Gỗ bằng lăng nước được dùng lấy gỗ làm nhà, đồ mộc gia dụng.

Bên cạnh đó, do bằng lăng có hoa tím đẹp nên hiện nay được trồng nhiều trên đường phố Một số nơi sử dụng bằng lăng nước trong công tác trồng rừng

Để thực hiện tốt công tác trồng rừng và cung cấp cây xanh đường phố cần phải thực hiện tốt công tác gieo ươm và chăm sóc cây con trong vườn ươm để có giống cây khỏe mạnh, chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt ngoài thực địa

Tuy nhiên, cây con trong vườn ươm thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: giống, bệnh, sâu hại, chăm sóc không đúng kỹ thuật Trong đó, sâu hại là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây giống Đặc biệt với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như nước ta hiện nay, cộng thêm sự biến động khá mạnh về thời tiết và nhiệt độ trong những năm gần đây là điều kiện khá thuận lợi cho sâu hại phát triển Sâu gây hại nhẹ thì làm cây suy yếu, giảm sức đề kháng, nặng thì cây bị trụi lá và có thể bị chết Từ đó, dẫn đến số lượng cũng như chất lượng cây con cung cấp cho công tác gieo trồng giảm sút nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến

Trang 14

công tác tái tạo, phủ xanh đất trống đồi trọc Cây xanh đường phố bị sâu phá hại làm mất thẩm mỹ

Hiện nay, hầu như tất cả các loài cây rừng trong vườn ươm và cây bằng lăng trên đường phố đều bị một số loài sâu hại gây hại nặng Vì vậy việc điều tra thành phần sâu hại, điều tra biến động mật độ, khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học của một số sâu hại làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp phòng chống sâu hại chính, nhằm đảm bảo cung cấp nguồn cây giống có năng suất, chất lượng cho các dự án trồng rừng tại tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung và công tác chăm sóc cây xanh đường phố là cần thiết

Với những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài:

Nghiên cứu sâu hại và thiên địch của sâu hại chính trên cây bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa pers) tại Trảng Bom - Đồng Nai và Thủ Đức - Tp Hồ Chí Minh

1.2 Mục đích của đề tài

Xác định thành phần sâu hại và thiên địch chính trên cây bằng lăng, biến động tác hại của loài sâu hại chính Trên cơ sở đó tiến hành khảo nghiệm biện pháp phòng trừ sâu hại chính

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Cây bằng lăng trong giai đoạn gieo ươm ở vườn ươm Trảng Bom, Đồng Nai Cây bằng lăng được trồng làm cây xanh đường phố và cây che bóng mát tại Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh

Trang 15

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm của cây bằng lăng Lagerstroemia speciosa pers

Họ Tử Vi : Lythraceae, Bộ sim: Myrtales

2.1.1 Nguồn gốc và phân bố

Theo Lê Thị Mộng Chi (2007), Banaba là tên gọi theo tiếng Tagalog (dân tộc lớn nhất Philippines) của loài cây bằng lăng Ở nước ta, cây này được gọi là bằng lăng

nước Tông chi thực vật bằng lăng Lagerstroemia là một tông chi lớn thảo mộc nước

to, mọc nhiều nhất ở các rừng vùng Đông Nam bộ Ngoài ra, còn có ở Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng

Theo Trần Hợp, 1998 bằng lăng nước L speciosa có nguồn gốc từ Ấn Độ đến

Australia

2.1.2 Đặc điểm hình thái và cách trồng

Đặc điểm hình thái: Bằng lăng nước L speciosa là cây gỗ lớn, thân cao từ 10 -

15 m, phân cành cao, tán dày, cao, cây mọc khỏe, thân thẳng, vỏ nứt màu nâu đen, tán

lá rậm (cành dài mềm, hơi rũ xuống) Lá màu xanh lục, hình bầu dục, cứng, nhẵn, dài

từ 8 đến 15 cm, rộng từ 3 đến 7 cm, cuống to dài 0,5 - 0,7 cm, tròn ở gốc, nhọn ở đỉnh hình oval hoặc elip, rụng theo mùa Hoa chùm cụm hoa hình tháp ở ngọn các cành, mọc thẳng, nụ hoa hình cầu Hoa rất đẹp có 5 - 6 đài chính, cánh hoa màu hồng nhạt gồm 5 - 6 cánh nhăn nheo, mỗi cánh dài chừng 2 - 3,5 cm Nhị nhiều Quả nang nứt vách hơi tròn dạng trứng Lá đài còn lại xòe ra Quả dài 1,5 - 2 cm, rộng 1 - 1,5 cm Quả lúc tươi màu tím nhạt pha xanh lục, mềm, bên ngoài hơi nhám, hạt có cánh mỏng

Lá, quả làm thuốc, vỏ quả nhiều tanin, (Trần Hợp, 1998)

Cách trồng: Đất trồng cây bằng lăng phải có tầng đất mặt tơi xốp, dễ thoát

nước, nếu đất có độ pH thấp, cần bón vôi thêm Trước khi trồng tiến hành đào hố trước

ít nhất 1 tháng, kích thước hố và lượng phân bón lót tùy thuộc vào đất giàu hoặc nghèo dinh dưỡng, thông thường 50 x 50 x 50 cm, trộn đều lớp đất mặt với phân hữu cơ, NPK, phân bón lót, phân lân, vôi Sau đó dồn hỗn hợp đất phân cho xuống hố

Trang 16

Công việc trên cần thực hiện trước khi trồng cây ít nhất là ½ tháng Cây được trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5,6) và được trồng dặm trước tháng 9 hàng năm Mật độ trồng thích hợp từ 500 đến 834 cây/ha Cây cách cây 3 m, hàng cách hàng 4 m, hoặc cây cách cây 4 m, hàng cách hàng 5 m

Sau khi trồng cần làm cỏ, xới đất kết hợp tủ gốc giữ ẩm cho cây 4 - 5 lần/năm Trong 3 năm đầu, khi cây chưa khép tán cần trồng thêm cây che bóng giữa các hàng để bảo vệ đất, nhằm tăng cường chất hữu cơ và giảm công làm cỏ Lượng phân bón trong 3 năm đầu như sau: phân chuồng 5-10 kg, phân NPK 150 g/gốc/năm Các năm sau tăng dần lượng phân lên, nên bón phân vào lúc làm cỏ và vun gốc vào đầu, giữa và cuối mùa mưa (Nguyễn Thành, 2007)

2.2 Thành phần sâu hại và tác hại của chúng

2.2.1 Rệp muội bông Aphis gossypii Glover

Trên cây bông trồng tại Ninh Thuận và Bình Thuận, rệp muội bông phát sinh, phát triển mạnh quanh năm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất bông Rệp muội bông trực tiếp hút dịch cây, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây Cây bông bị hại sẽ phát triển chậm, sinh trưởng kém và thậm chí sẽ bị chết Ngoài ra, rệp muội bông là mô gới truyền bệnh do các vius cho cây bông (bệnh xanh lùn, bệnh đỏ lá, bệnh xoắn lá) Chất thải của rệp muội bông chứa lượng đường cao, là môi trường thích hợp cho nấm bồ hóng phát triển Nấm bồ hóng phát triển mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây bông.(Trần Thế Lâm, Phạm Văn Lầm, 2008) Rệp muội bông cũng gây hại nặng trên cây bằng lăng nước

2.2.2 Bọ trĩ Thrips sp

Theo Nguyễn Quang Cường và ctv (2008), có hai loại bọ trĩ gây hại trên đậu đũa: một loại màu vàng nhạt, 4 cánh dài và hẹp, thân dài khoảng 1 mm, chích hút ở lá non để lại những đốm hình vuông, lúc đầu màu vàng trắng, sau biến thành màu nâu đen Một loài khác thân màu đen, dài 1 - 2 mm, trên thân có những đốm vàng, cánh rất ngắn, gây hại trên hoa, quả non, sau khi chích hút để lại tiệu chứng là những đốm tròn trong như những giọt dầu, ở giữa có một chấm vàng, khi gây hại làm hoa bị méo mó biến dạng và trên hoa có những đường sọc màu trắng, làm quả non chảy nhựa tạo các vết sẹo nhỏ trên vỏ quả làm giảm chất lượng và giá trị thương phẩm

Bọ trĩ cũng gây hại trên cây bằng lăng nước

Trang 17

Theo Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Chắt (2005), phần lớn những loài côn trùng ghi nhận được trên cây mãng cầu xiêm ở Bình Chánh (Tp.HCM) đều rất ít xuất hiện, với tần số bắt gặp chỉ dưới 5% Một số loài thường xuất hiện với tần suất bắt gặp là 5 -

10%, gây hại không rõ ràng Đó là các loài Ferrisia virgata, Iceya aegyptica,

Crystallotesta sp., Saissetia coffea, Toxoptera auranti, Jalisus sp., Phaneroptera sp., Zeuzera cofeae, Archips micaceana, Autoba abrupta Có 8 loài thường xuất hiện nhiều

hoặc rất nhiều với tần xuất bắt gặp từ 36% trở lên Những loài này thường gây hại rõ

ràng, đôi khi gây hại nặng Các loài thuộc nhóm này là: Squamura disciplaga,

Ceroplastes rusci, Dysmicoccus brevipes, Planococcus lilacinus, Oeiketicus sp., Pulvinaria sp1., Aphis gossypii Những loài xuất hiện trung bình, gây hại cục bộ, tần

suất bắt gặp 11 – 35% là Anonaepestis bengalella, Graphium agamemnon Các loài: A

gossypii, I aegyptica, T auranti, Oeiketicus sp., Pulvinaria sp., S disciplaga, cũng

gây hại trên bằng lăng nước

2.3 Thành phần thiên địch

2.3.1 Ở nước ngoài

Chuồn chuồn cỏ màu xanh Chrysopa rufilabris

Ấu trùng chuồn chuồn cỏ màu xanh C rufilabris có thể ăn 200 aphids trong

một tuần và được sử dụng như một tác nhân của biện pháp sinh học phổ biến ở nhiều bang tại Mỹ

Theo ghi nhận của Balasubramimi và ctv (1994), trong suốt quá trình phát

triển, một ấu trùng chuồn chuồn cỏ có thể ăn trung bình 419 con rệp muội A gossipi

(dẫn theo Nguyễn Thị Thu Cúc; Phạm Hoàng Oanh, 2002)

Ong ký sinh rệp muội:

Lysiphlebus testaceipes Cresson ( Hymenoptera: Apidiinae)

Đặc điểm hình thái và sinh học : Con cái L.testaceipes dài 2 mm, đầu và

ngực đen, bụng màu nâu hoặc màu tối, phần đầu tiên của đốt bụng thứ hai màu vàng nhạt, chân mầu nâu gạch hoặc nâu nhạt Ký sinh đẻ trứng vào cơ thể rệp, khoảng 10 ngày thì vũ hóa, trưởng thành cắt một vòng tròn không đứt ở phía lưng rệp muội và chui ra ngoài Một ký sinh có khả năng đẻ 400 - 500 trứng, mỗi trứng trên một con rệp muội Loài ký sinh này ngủ đông ở giai đoạn ấu trùng hoặc nhộng trong cơ thể đã chất của rệp mềm

Trang 18

Đặc điểm ký sinh: L testaceipes Cresson (Hymenoptera: Apidiinae) là

ký sinh quan trọng nhất của rầy mềm cam ở California Do đẻ nhiều và mỗi rệp chỉ đẻ một trứng nên khả năng tiêu diệt rệp muội của loài này rất lớn Ký sinh không làm chất

ký chủ cho đến khi ký sinh trưởng thành

Một số nước EPPO: Đan Mạch, Ý, Tây Ban Nha đã sử dụng L

testaceipes trừ Aphis gossypii trong nhà lưới Nơi phân phối L testaceipes gốc là

Nearctic và Mỹ, EPPO Mediterannae (EEPO, 2002), (Vũ Thị Nga, 2004)

Anaphius colemani( Hymenoptera: Braconidae)

Ong Anaphius colemani ký sinh Aphids Nơi phân phối gốc là Bắc Phi,

Trung Đông Phân phối ở EPPO là Ấn Độ và Địa Trung Hải Có nhiều nước ở EPPO

đã sử dụng A colemani để trừ aphids (Aphids gossypii, Myrus persicae, M

nicotianae) trong nhà lưới ở Australia, Bỉ, Czechia, Hy Lạp, Finland, Pháp, Đức, Đan

Mạch, Hungary, Iseland, Ý, Jordan, Lithuania, Malta, Morocco, Natherlands, Norway,

Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thúy Sĩ, Tunisia, UK (EPPO, 2001)

Trên rệp muội bông chúng tôi cũng phát hiện một loài ong ký sinh

2.3.2 Trong nước

Theo Quách Thị Ngọ, Nguyễn Thị Hoa (2005), ruồi Episyrpus balteatus Deg là

loài ruồi ăn rệp phổ biến và đa thực nhất trong các loài ở đồng bằng sông Hồng và

miền núi phía Bắc Ruồi này có nhiều trong quần thể rệp xám B brassicae hại rau họ

thập tự từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với mật độ khá cao ở vườn ít dùng thuốc: mật

độ dòi 5 - 10 con/cây bắp cải, cá biệt có thể tới 15 con/cây Dòi của loài E balteatus còn có trên quần thể rệp ngô R maidis, rệp đậu màu đen hại đậu xanh, đậu đũa, lạc vào tháng 4 - 5 và tháng 10 - 11, trên rệp đào hại thuốc lá M persicae hại rau họ hoa thập tự trong mùa hè, rệp đào M varian hại đào Khi trên đồng ruộng không có hoặc có

ít rệp muội hại cây, có thể tìm thấy chúng trên cây mò hoa trắng, cây hoa cứt lợn ở ven

bờ ruộng, ven đường quốc lộ

Theo Phạm Văn Lầm (2005), các loài thiên địch rêp muội đã được thu thập và định danh thuộc 4 bộ côn trùng Số loài đã thu được tập trung nhiều nhất ở bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ hai cánh (Diptera), bộ cánh mạch (Neuroptera), bộ cánh màng (Hymenoptera)

Trang 19

Theo Vũ Thị Nga và ctv (2008), trong quần thể rệp muội hại mãng cầu xiêm ở Bình Chánh có sự hiện diện của khá nhiều thiên địch Đã ghi nhận được 8 loài bọ rùa:

bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis Fabr., bọ rùa chóp cánh vàng Cryptolaemus sp., bọ rùa chữ X Lemnia melanota Muls., bọ rùa 6 vệt đen Menochilus sexmaculatus,

bọ rùa hai chấm vàng cam Olla sp., bọ rùa hai chấm vàng Scymnus sp.1, bọ rùa 4 chấm vàng đỏ Scymnus sp.2, bọ rùa khổng lồ Synonycha grandis Thumb Ngoài ra còn

có chuồn chuồn cỏ Hemerobius sp (Neuroptera: Hemerobidae), ong đen vệt trắng

Aphidius sp (Hymenoptera: Aphidiidae), ruồi ăn rệp Allograpta sp., và Didoopsis sp.,

( Diptera: Syrphidae) Trong số này ruồi ăn rệp Allograpta sp., xuất hiện với tần số bắt gặp cao (36 - 50%); bọ rùa 6 vẹt đen M sexmaculatus, bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus sp., chuồn chuồn cỏ Hemerobius sp Và ruồi ăn rệp cánh đen Didoopsis sp., có tần suất bắt gặp trung bình (11 - 35%); các loài bọ rùa chữ nhân C transversalis, bọ rùa chóp cánh vàng Cryptolaemus sp., bọ rùa hai chấm vàng cam Olla sp., bọ rùa 4 chấm vàng đỏ Scymnus sp.2, có tần suất bắt gặp ít (5 - 10%); các loài còn lại như bọ rùa chữ

X L menalota và bọ rùa khổng lồ S grandis, ong đen vẹt trắng Aphidius sp Có tần

suất bắt gặp rất ít (<5%)

Trên cây bằng lăng nước, thiên địch của rệp muội bông cũng rất phong phú

như: bọ rùa chữ nhân C transversalis Fabr., bọ rùa chóp cánh vàng Cryptolaemus sp., bọ rùa 6 vệt đen M sexmaculatus, bọ rùa hai chấm vàng cam Olla sp., bọ rùa hai chấm vàng Scymnus sp.1, bọ rùa 4 chấm vàng đỏ Scymnus sp., chuồn chuồn cỏ xanh

Hemerobius sp và ruồi ăn rệp cánh đen Didoopsis sp.,

2.4 Đặc điểm của một số loại thuốc hóa học

2.4.1 Actara 25 WC

Hoạt chất chứa 250 g Thiamethoxam/kg thuốc

Công dụng: trừ rầy nâu, bọ trĩ/lúa, rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít muỗi/chè, rầy chổng cánh/cây có múi, rầy bong xoài, bọ phấn/cà chua

Liều lượng sử dụng: lượng nước phun 500 - 600 l/ha, rầy nâu, bọ trĩ/lúa: 1 g/bình 8 l, 25 - 80 g/ha, để trừ côn trùng chích hút/rau và cây ăn quả: 8 g/bình 8 l (0,06

- 0,17%) , 300 - 500 g/ha Thời gian cách ly 7 ngày

Trang 20

2.4.2 Vertimec 1,8 EC/ND

Tên hóa học : Abamectin vertimec là hỗn hợp của hai loại hợp chất

Avermectin B1a (80%) và B1b (20%)

Tính chất: Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm

Streptomyces avermitilis, nhóm độc II, thời gian cách ly 14 ngày

Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc Phổ tác dụng tương đối hẹp

Sử dụng: chủ yếu dùng trừ các loại rầy, rệp, bọ phấn và nhện hại cà chua, các loại rau, cam, quýt và các loại cây ăn quả khác

Liều lượng sử dụng trừ sâu 10 - 20 g ai/ha Chế phẩm vertimec 1,8 EC dùng

từ 0,6 - 1,2 l/ha, phun nước với nồng độ 0,15 - 0,3% phun đẫm lên cây

Thuốc ít dộc với người, động vật máu nóng, ong mật, cá tôm và thiên địch

2.4.4 Rễ cây dây mật (thuốc cá)

Hoạt chất Rotenone 0,02%

Tính chất: Rất dễ bị phân hủy dưới tác động của ánh sang, nhất là ánh sáng

trực xạ mặt trời

Rotenone có nhiều trong rễ dây mật (còn gọi là dây duốc cá, cây thuốc cá,

tên khoa học là Deris elliptica, họ đậu Fabaceae) Trong rễ dây mật khô, hàm lượng

rotenone từ 5 - 15% tùy theo giống cây (giống có nhiều lá chét hàm lượng rotenone càng cao)

Rotenone thuộc nhóm độc III, ít độc với người và động vật máu nóng LD50qua miệng 132 - 1500 mg/kg (liều gây chết cho người là 0,3 - 0,5 g/kg) Nếu thuốc trực tiếp xâm nhập vào máu (qua viết da bị xây xát) thì độ độc tăng lên gấp nhiều lần (8500 lần qua thí nghiệm ở chuột )

Rất độc với cá (cá chết ở nồng độ 2 - 10-8), không độc với tôm và ong mật

Trang 21

Tác động tiếp xúc, vị độc Phổ tác dụng rộng

Sử dụng: phòng trừ nhiều loài sâu hại cây trồng như sâu tơ, sâu xanh, bọ

nhảy, rầy xanh, rệp, bọ trĩ, bọ xít, nhện hại rau, đậu, bông, thuốc lá, chè, cây hoa cảnh

Rotenone còn dùng trừ cá dữ cho các ao nuôi tôm với liều lượng 13 - 20 ga.i./100 m3 nước Có thể xử lý 2 lần vào trước khi thả tôm và sau khi thả tôm nếu thấy cá xuất hiện

Có thể chế biến thuốc rotenone từ rễ dây mật theo cách thủ công Chọn giống cây dây mật có hàm lượng rotenone cao, (loài có từ 7 lá chét trở lên được 18 -

20 tháng tuổi) Ngâm 400 - 500 g rễ tươi đã đập nát với 40 - 50 lít nước trong 4 - 6 giờ (mùa hè) hoặc 8 - 12 giờ (mùa đông), vắt lấy nước, cho thêm 1 ít xà phòng (%) rồi đem phun trừ sâu cho 1000 m2 ruộng

Khả năng hỗn hợp: Khi sử dụng có thể pha chung với các thuốc Pyrethroid,

thuốc lân hữu cơ, hoặc các thuốc trừ sau bệnh khác Không pha chung với các thuốc có tính kiềm như thuốc Bordeaux (Phạm Văn Biên và ctv, 2000)

Trang 22

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của sâu hại chính trên cây bằng lăng nước

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh vật học của sâu hại và thiên địch chính

- Nghiên cứu diễn biến tỷ lệ bị hại và tỷ số bị hại của sâu hại chính

- Sử dụng bọ rùa chữ nhân để hạn chế số lượng rệp muội trong nhà lưới

- Khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu hại chính

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Đề tài đã được tiến hành nghiên cứu từ tháng 2 đến tháng 6 năm

Vị trí của Tp Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' - 10°38' Bắc và 106°22' - 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh thuộc miền Đông Nam bộ

Trang 23

3.3.2 Điều kiện tự nhiên

3.3.2.1 Điều kiện tự nhiên của Trảng Bom - Đồng Nai

Đất đai: Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu Có 10 nhóm đất chính Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:

- Các loại đất hình thành trên đá bazan : Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía bắc và đông bắc của tỉnh Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu…

- Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phí nam, đông nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch) Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ…một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều…

- Các loại đất hình thành trên phù sa mới như đất phù sa, đất cát Phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…

- Tổng diện tích toàn tỉnh có : 589.473 ha

Bao gồm :

+ Diện tích đất nông nghiệp : 302.845 ha

+ Diện tích đất lâm nghiệp : 179.807 ha

+ Diện tích đất chuyên dùng : 68.018 ha

+ Diện tích đất ở : 10.546 ha

+ Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối , núi đá: 28.255 ha

Đất của tỉnh Đồng Nai có 10 nhóm đất chính như:Đất xám chiếm 40,05% diện tích tự nhiên (DTTN), thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cho xây dựng

 Đất đen chiếm 22,44% DTTN, thích hợp trồng các loại cây hằng năm

 Đất đỏ chiếm 19,27% DTTN, rất thích hợp trồng các cây công nghiệp dài ngày

 Ngoài ra là các nhóm đất như đất phù sa (4,76%) có thể trồng lúa và hoa mầu

 Đất Gley (4,56%) chủ yếu dùng cho trồng lúa, và các loại khác

Trang 24

3.3.2.2 Điều kiện tự nhiên của Tp Hồ Chí Minh

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 m Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9 Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới

10 m

Đất đai: Tiềm năng đất đai trên phạm vi địa bàn thành phố có nhiều hạn chế về diện tích và phẩm chất Ngoại trừ phần nội thành, phần ngoại thành có thể chia thành các nhóm đất chính sau đây: nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều (chiếm 27,5% tổng số diện tích - loại đất phèn trung bình đang phát triển cây lúa, còn loại phèn nhiều hay phèn mặn tuỳ theo mức độ cải tạo đang phát triển các loại cây mía, thơm, lác); nhóm đất phù sa không hoặc ít bị nhiễm phèn (chiếm 12,6% - đây là nhóm đất thuận lợi cho phát triển cây lúa, trong đó loại đất phù sa ngọt có 5.200 ha cho năng suất lúa rất cao); nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ (chiếm khoảng 19,3% - nhóm đất này thích hợp cho phát triển cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày và rau đậu ); nhóm đất mặn (chiếm 12,2% phân bố ở Cần Giờ, chủ yếu dùng cho việc trồng rừng, đặc biệt là cây đước)

Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất đỏ vàng chiếm 1,5% phân bố trên vùng đồi gò ở Củ Chi và Thủ Đức dùng cho xây dựng cơ bản, nhóm đất cồn cát, đất cát biển chiếm 3,2% và các loại đất khác, sông suối chiếm 23,7%

3.3.3 Điều kiện thời tiết, khí hậu

3.3.3.1 Điều kiện thời tiết khí hậu của Trảng Bom - Đồng nai

Khí hậu của Đồng Nai thuộc miền nhiệt đới nóng ẩm đươc chia ra làm hai mùa khá rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng

4 Nắng đủ, mưa nhiều, ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 - 2000 mm

Trang 25

3.3.3.2 Điều kiện thời tiết khí hậu của Tp Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết Tp Hồ Chí Minh là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:

- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm Số giờ nắng trung bình/tháng 160 - 270 giờ Nhiệt độ không khí trung bình 27oC Nhiệt độ cao tuyệt đối 40oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8oC Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất

là tháng 4 (28,8oC), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,7oC) Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25 - 28oC Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu

cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị

- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm Năm cao nhất 2.718 mm (1908)

và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958) Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam

- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%

-Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển

Trang 26

Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng

5 tốc độ trung bình 3,7 m/s Về cơ bản Tp Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão (www.dongnai.gov.vn, 2009; www.hochiminhcity.gov.vn, 2009)

3.4 Phương tiện và phương pháp ngiên cứu

3.4.1 Phương tiện nghiên cứu

- Vườn ươm cây ở Trảng Bom - Đồng Nai

- Cây xanh đường phố ở quận Thủ Đức - Tp Hồ Chí Minh

- Vật liệu bắt mẫu côn trùng: vợt, kéo cắt cành, dao, bao nylon, dây thun, kính lúp cầm tay, lọ thủy tinh, hộp đựng,…

- Vật liệu nuôi côn trùng: keo thủy tinh, đĩa Petri, hộp nhựa, bông thấm nước,…

- Vật liệu bảo quản và đo mẫu: kính lúp cầm tay, kính soi nổi, kính hiển vi, lọ ngâm mẫu, dung dịch ngâm mẫu, kim giải phẩu, lame, lamella,…

- Máy chụp hình

- Một số thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm: Actara 25 WC , Vertimec 1,8 EC/ND, Bementent WP, Rotenone

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu

3.4.2.1 Điều tra hiện trạng ươm bằng lăng nước tại Trảng Bom - Đồng nai

Điều tra phỏng vấn trực tiếp nông dân 20 hộ, theo phiếu điều tra

Chỉ tiêu ghi nhận: diện tích gieo ươm, thời gian xuất vườn, sâu hại chính, tình hình sử dụng thuốc, sức khoẻ của nông dân sau khi phun thuốc

3.4.2.2 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của sâu hại chính: theo

phương pháp của viện bảo vệ thực vật (1997)

Điều tra thành phần: Để thực hiện các yêu cầu của điều tra thành phần loài

sâu hại cần tiến hành hai loại điều tra: Điều tra tại một số vùng cố định và điều tra bổ sung theo tuyến

Điều tra tại một điểm cố định: điểm điều tra phải mang tính chất đại diện Tiến hành điều tra ở các điểm điều tra theo yếu tố (giống, kỹ thuật lâm sinh, tuổi cây,…)

Trang 27

Điều tra ở vườn ươm: Tiến hành điều tra 3 - 5 vườn, mỗi điểm điều tra (ô dạng bản) là 1m2 với cây sau gieo 1 tháng tuổi (bầu đất nhỏ 10 x 5 cm) hoặc 100 cây với cây sau gieo 2 - 6 tháng trở lên, vườn có diện tích 2000 m2 lấy 5 điểm

Đối với cây xanh đường phố: Tổng số cây điều tra là 500 cây, điều tra theo phương pháp cuốn chiếu, mỗi lần điều tra quan sát 20 - 30 cây Trên cây điều tra quan sát cả 4 hướng để phát hiện các loại sâu hại, theo dõi các hoạt động sống của chúng (ăn mồi, đẻ trứng,…) sau đó mới thu bắt chúng Ghi nhận các triệu chứng (bộ phận) bị hại Việc thu bắt có thể bằng vợt (những đối tượng biết bay), hoặc bằng tay (những đối tượng không biết bay) Thu tất cả các loại sâu hại đem về phòng theo dõi tiếp Nếu mẫu vật thu được là các pha trước trưởng thành thì nuôi chúng đến khi hóa trưởng thành thì làm mẫu để xác định tên khoa học Mẫu vật được làm và bảo quản theo phương pháp chung trong nghiên cứu côn trùng

Định danh dựa theo tài liệu chính của Hoàng Đức Nhuận, (1983); Borror D J., Delong D M., Triplehorn C A., (1981); Tổ chức nghiên cứu khoa học côn trùng của Australia (1991)

Điều tra bổ sung theo tuyến: Để phát hiện đầy đủ thành phần sâu hại ngoài việc điều tra thường xuyên tại các điểm quy định đã tiến hành điều tra bổ sung thêm ở các địa điểm khác nhau vào lúc cây ra lộc, ra hoa, hoặc theo mùa vụ khi sâu đang phất triển và phá hại nhiều

Chỉ tiêu theo dõi:

- Thành phần sâu hại trên lá, hoa, quả, cành và thân

- Mức độ xuất hiện của các loài sâu hại

Mức độ xuất hiện được đánh giá theo các cấp sau:

- : Xuất hiện rất ít, tần suất bắt gặp < 5%

+ : Xuất hiện ít, tần suất bắt gặp 5 – 10 %

++ : Xuất hiện trung bình, tần suất bắt gặp 11 – 35 %

+++: Xuất hiện nhiều, tần suất bắt gặp 36 – 50 %

++++: Xuất hiện rất nhiều, tần suất bắt gặp > 50 %

Tần suất bắt gặp được tính theo công thức

Tần suất bắt gặp ( %) = số cây điều tra bắt gặp loài sâu hại x 100 / tổng số cây điều tra

Trang 28

3.4.2.3 Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh vật học của sâu hại và thiên địch chính

- Nuôi rệp muội bông A gossypii trên cây bằng lăng nước ươm trong bầu đất

trong điều kiện nhà lưới

- Nuôi bọ rùa chữ nhân C transversalis trong các lọ nhựa tròn ф 20 x 10 cm,

trong phòng thí nghiệm Thức ăn của bọ rùa là rệp muội bông

- Chỉ tiêu theo dõi bọ rùa chữ nhân: đặc điểm sinh vật học, khả năng sinh sản, thời gian phát dục các pha, khả năng ăn mồi

Hình 3.1: Theo dõi khả năng ăn mồi của bọ rùa chữ nhân 3.4.2.4 Điều tra biến động tác hại của một số sâu hại chính

Để điều tra biến động tác hại của sâu hại chính: cố định vườn ươm (sử dụng vườn trồng hay vườn ươm điều tra thành phần) Cố định số cây đối với cây bằng lăng trồng ven đường (20 cây) Tiến hành điều tra biến động tác hại của sâu hại chính qua các tháng

Tùy theo từng loài sâu hại mà lấy đơn vị điều tra là lá, cành, ngọn,… Ví dụ như sâu ăn lá: điều tra tỷ lệ lá bị hại hoặc mật độ sâu/100 lá, sâu đục cành (thân): tỷ lệ cành (thân) bị đục, rầy hay bọ trĩ : số con/100 lá, bọ xít: tỷ lệ ngọn (lá) bị hại

Lịch điều tra: 1 lần/tuần

Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ bị hại, chỉ số bị hại

Tỷ lệ bị hại dược tính theo công thức:

Tỷ lệ bị nhiễm (bị hại) (%) = số cây bị hại x 100/tổng số cây điều tra

Ghi chú: Tùy theo loài và đặc điểm gây hại có thể tính tỷ lệ hại lá , búp, ngọn,

hoa, quả hay cành bị hại hoặc có thể tính mật độ sâu/100 lá (búp, ngọn, hoa, quả hay cành)

Chỉ số bị nhiễm sâu hại ( chỉ số bị hại) được tính theo công thức:

Trang 29

Chỉ số bị nhiễm( bị hại) (%) = [ ∑( ni x vi)] x 100/ ( I x n)

Trong đó:

ni: Số cành, lá, quả ở cấp hại thứ i

vi: Giá trị cấp hại thứ i

n: Giá trị cấp hại cao nhất

I: Tổng số cành lá, quả điều tra

Cấp bị nhiễm sâu hại (cấp hại) trên lá do sâu ăn lá:

Cấp 0: lá không bị sâu hại

Cấp I :5% diện tích lá bị hại

Cấp II: 6 - 25 % diện tích lá bị hại

Cấp III: 26 - 50 % diện tích lá bị hại

Cấp IV: 51 - 75 % diện tích lá bị hại

Cấp V:  75% diện tích lá bị hại

Mức độ bị nhiễm sâu hại (cấp hại do sâu hại) là rệp được tiến hành theo Makarova

Và Poliakov (1975), cụ thể như sau:

Cấp bị nhiễm sâu hại (cấp hại) trên lá (cành):

Cấp I : Diện tích lá bị sâu hại bám  5% diện tích lá (cành) bị hại

Cấp II: Diện tích lá sâu hại bám 6 - 25 % diện tích lá (cành) bị hại

Cấp III: Diện tích lá sâu hại bám 26 - 50 % diện tích lá (cành) bị hại

Cấp IV: Diện tích lá sâu hại bám 51 - 75 % diện tích lá (cành) bị hại

Cấp V: Diện tích lá sâu hại bám  75 % diện tích lá (cành) bị hại

Lịch điều tra: 2 tuần/1 lần, 1 tuần/1 lần đối với rệp muội, bọ phấn, rầy

3.4.3 Khảo sát hiệu quả phòng trị sâu hại chính bằng thuốc hóa học và sinh học

3.4.3.1 Biện pháp hoá học

Trong phòng thí nghiệm: Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hoá học

và sinh học với bọ cánh cứng đen ăn lá bằng lăng nước

Bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên

Số nghiệm thức: 5 nghiệm thức thí nghiệm (5 công thức), mỗi công thức là hai ngọn và số sâu hại là 20 con

Số lần lặp lại : 3 lần

Trang 30

Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của thuốc gồm các công thức sau:

Công thức 1: Thiamethoxam 0,0031 %

Công thức 2: Rotenone 0,02 %

Công thức 3: Abamectin 1,8 %

Công thức 4: Bementent WP 0,166 %

Công thức 5: Đối chứng - nước lã

Vườn ươm: Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hoá học và sinh học với rệp muội bông hại cành bằng lăng nước

Bố trí thí nghiệm theo khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên

Thí nghiệm được thực hiện với 5 công thức, mỗi công thức là một cây

Công thức 5: Đối chứng - nước lã

Chỉ tiêu theo dõi:

Đếm số sâu hại cần xử lý trên cành (lá, ngọn) đã đánh dấu trước và sau khi phun thuốc

Tính hiệu lực của thuốc (%) sau khi phun thuốc

Lịch theo dõi: 1, 3,5 7 ngày đối với bọ cánh cứng đen và theo dõi từng

ngày đối với rệp muội

Hiệu lực của thuốc (%) sau khi thí nghiệm được tính theo công thức Henderson - Tiltion:

Hiệu lực (%) = 1Ta*Cb/Tb*Ca *100

Trong đó:

Ta: Số lượng cá thể sống trong công thức phun thuốc sau xử lý

Tb : Số lượng các thể sống trong công thức phun thuốc trước xử lý

Ca: Số lượng cá thể sống trong công thức đối chứng sau xử lý

Cb : Số lượng cá thể sống trong công thức đối chứng trước xử lý

Trang 31

Nếu Tb = Cb công thức trên được rút gọn và chuyển thành công thức Abbott:

Hiệu lực (%) = 1Ta/Ca *100 =  Ca  Ta/ Ca*100

Phân tích số liệu bằng các phần mền excel, MSTATC

3.4.3.2 Biện pháp sinh học

Trong phòng thí nghiệm:

Nuôi bọ rùa trong các lọ nhựa ф20 x 10 cm, cho ăn rệp muội bông A gossypii để theo

dõi khả năng ăn mồi và thời gian phát dục của chúng

Thời gian theo dõi: 1lần/ngày đối với khả năng ăn mồi và 3 lần/ngày để theo dõi khả năng phát dục

Vườn cây:

Thí nghiệm 1: Theo dõi khả năng hạn chế số lượng rệp muội bông A

gossypii của bọ rùa chữ nhân C transversalis trong nhà lưới

Thí nghiệm được tiến hành với 30 cây bằng lăng nước 6 tháng tuổi (cao khoảng nửa mét), cây bị nhiễm rệp ở cấp 5 (tuơng đương 506 ± 59)

- Thả 35 bọ rùa trưởng thành lên cây trong nhà lưới

- Chỉ tiêu theo dõi :

+ Số lượng bọ rùa sau thả

+ Cấp hại (số lượng) rệp muội sau khi thả bọ rùa

- Thời gian theo dõi: 1,3,5 ngày sau thả

Thí nghiệm 2: Theo dõi khả năng hạn chế số lượng rệp muội bông A

gossypii của bọ rùa chữ nhân C transversalis bằng cách bọc túi vải lưới nylon trên cây

bên đường

Thí nghiệm được lặp lại 4 lần, mỗi lần lặp lại là 1 cành bằng lăng nước bị nhiễm rệp ở cấp 5 Thả 3 bọ rùa trưởng thành lên cành nhiêm rệp và bao lại và vải lưới nylon

- Chỉ tiêu theo dõi: thời gian hết rệp muội bông, số lượng bị rùa sau thả

- Thời gian theo dõi: 1lần/ngày

Ngày đăng: 13/09/2018, 08:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Quang Cường và ctv, 2008. Diễn biến mật độ của một số loài côn trùng gây hại và vai trò của một số loại thiên địch đối với sự phát triển của quần thể rệp muội trên cây đậu đũa, báo cáo khoa học hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 6, Hà Nội, ngày 9 - 10 tháng 5 năm 2008. NXB Nông Nghiệp, 501 - 511 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến mật độ của một số loài côn trùng gây hại và vai trò của một số loại thiên địch đối với sự phát triển của quần thể rệp muội trên cây đậu đũa
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
3. Nguyễn Đức Khiêm, 2005. Diễn biến mật độ một số loài rệp hại chính trên cây bưởi và thiên địch của chúng tại Gia Lâm - Hà Nội vụ xuân 2004 - Báo cáo khoa học hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5 - Hà Nội 11 – 12/04/2005.NXB Nông Nghiệp, 399 - 403 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn biến mật độ một số loài rệp hại chính trên cây bưởi và thiên địch của chúng tại Gia Lâm - Hà Nội vụ xuân 2004
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
4. Nguyễn Đức khiêm, 2005. Thành phần rệp và vị trí gây hại của chúng trên cây bưởi tại Gia Lâm - Hà Nội, Báo cáo khoa học hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5 - Hà Nội 11 - 12/04/2005. NXB Nông Nghiệp, 404 - 408 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần rệp và vị trí gây hại của chúng trên cây bưởi tại Gia Lâm - Hà Nội
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
5. Trần Thế Lâm, Phạm Văn Lầm, 2008. Một số đặc điểm sinh vật học của rệp muội bông Aphis gossypii Glover ( Hom.: Aphididae) hại bông, Báo cáo khoa học hội nghị côn trùng toàn quốc làn thứ 6, Hà Nội, ngày 9 - 10 tháng 5 năm 2008. NXB Nông Nghiệp, 169 - 175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm sinh vật học của rệp muội bông Aphis gossypii Glover ( Hom.: Aphididae) hại bông
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
6. Nguyễn Thành Manh, Mai Phú Quý, 2008. Ảnh hưởng của thức ăn đến một số đặc điểm sinh học của bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis Fabr. (Col.:Coccinellidae) và vai trò của nó trong phòng trừ rệp muội hại rau, Báo cáo khoa học hội nghị côn trùng toàn quốc làn thứ 6, Hà Nội, ngày 9 - 10 tháng 5 năm 2008. NXB Nông Nghiệp, 213 - 219 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của thức ăn đến một số đặc điểm sinh học của bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis Fabr. (Col.: "Coccinellidae) và vai trò của nó trong phòng trừ rệp muội hại rau
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
7. Paul Van Mele &amp; Nguyễn Thị Cúc, 2005. Kiến là bạn - hãy cải thiện cây trồng của bạn với kiến dệt tơ. NXB Nông Nghiệp, 67 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến là bạn - hãy cải thiện cây trồng của bạn với kiến dệt tơ
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
8. Vũ Thị Nga và ctv, 2005. Thành phần sâu hại mãng cầu xiêm (Annona muricata L.) tại Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh - Báo cáo khoa học hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 5 - Hà Nội, 11 - 12 tháng 4 năm 2005. NXB Nông Nghiệp, 441 - 444 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần sâu hại mãng cầu xiêm (Annona muricata L.) tại Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
9. Vũ Thị Nga và ctv, 2006. Một số dẫn liệu về thiên địch của sâu hại cây mãng cầu xiêm (Annona Muricata L.) ở Bình Chánh (TP. HCM), Tạp chí bảo vệ thực vật, số 1 (205), 24 - 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Annona Muricata "L.) ở Bình Chánh (TP. HCM), "Tạp chí bảo vệ thực vật
10. Vũ Thị Nga và ctv, 2007. Nghiên cứu rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes cockerel (Homoptera: Pseudococcidae): một trong những loài sâu hại chính trên cây mãng cầu xiêm (Annona muricata L.) tại Tp. Hồ Chí Minh, Hội nghị khoa học các biện pháp phòng trừ sâu bệnh không gây ô nhiễm môi sinh. NXB Nông nghiệp, 128 - 136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes cockerel (Homoptera: Pseudococcidae): một trong những loài sâu hại chính trên cây mãng cầu xiêm (Annona muricata L.) tại Tp. Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
11. Hoàng Đức Nhuận, 1983. Bọ rùa (Coleoptera: Coccinellidae) ở Việt Nam, Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bọ rùa "(Coleoptera: Coccinellidae)" ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
12. Nguyễn Thi Thanh, Trần Thị Hoài Phương, 2008. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis Fabricius (Col.:Coccinellidae), Báo cáo khoa học hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 6, Hà Nội, ngày 9 - 10 tháng 5 năm 2008. NXB Nông Nghiệp , 276 - 280 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis Fabricius (Col.: "Coccinellidae)
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
13. Borror D. J., Delong D. M., Triplehorn C. A., 1981. An Introduction to the Study of Insects. Sauders College Publishing, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Introduction to the Study of Insects
14. Division of Entomology Commonwelth Scientific and Industrial Research Organization, 1991. The Insects of Australia, Second Edition Volum I, II. Melbourne University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Insects of Australia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w