Chương này tập trung vào các nội dung chính: - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; - Phân tích tình hình lao động của Công ty; - Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ; - Phân tíc
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN” do
Nguyễn Văn Vũ, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng ngày
TIÊU NGUYÊN THẢO Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Anh Chị trong Công Ty Phân Bón Bình Điền đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại công ty
Tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã động viên tôi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tâp tại trường
Và trên tất cả đó là sự tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình Gia đình là nguồn động lực vô cùng to lớn luôn bên cạnh và hỗ trợ cho tôi những lúc tôi cần
Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2009
Sinh viên: Nguyễn Văn Vũ
Trang 4Kết quả phân tích cho thấy tình hình cơ sở vật chất của công ty được trang bị khá đầy đủ Năm 2008 công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, phương tiện, dụng cụ
vì vậy đã góp phần nâng cao năng suất lao động, sản lượng sản xuất tăng hơn so với năm 2007 Sản lượng tiêu thụ của công ty năm 2008 có tăng, bên cạnh đó cũng có một vài sản phẩm giảm do thị trường phân bón ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, thêm vào đó là tình trạng phân bón giả gây khó khăn cho thị trường phân bón trong nước, nhưng sản lượng tiêu thụ tương đối tốt cho thấy sản phẩm của công ty được sự tín nhiệm của người tiêu dùng
Trang 5MỤC LỤC
Trang Danh mục các chữ viết tắt viii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 2
1.4 Cấu trúc của khóa luận 2
2.1 Lịch sử hình thành của Công ty phân bón Bình Điền
2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty 5
2.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 9
2.2 Tình hình hoạt động và sản xuât kinh doanh tại Công ty 12
2.2.1 Công tác nghiên cứu thị trường và tiếp cân thi trường của Công ty 12
2.2.2 Phương hướng hoạt động của Công ty 13
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu 18
3.1.1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh 18 3.1.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 18
3.1.1.4 Nhiệm vụ 20
Trang 63.1.2 Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của 20 doanh nghiệp
3.1.2.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 20
3.1.2.3 Phân tích hiệu quả sản xuất vốn 23 3.1.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ 26 3.1.2.5 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vật tư và nguyên liệu 26 3.1.2.6 Phân tích tình hình lợi nhuận 27 3.1.2.7 Phân tích tình hình tiêu thụ 28
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 28
3.2.5 Phương pháp cân đối 30 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 31 4.2 Phân tích tình hình lao động của Công ty 32
4.4 Phân tích tình hình doanh thu của doanh nghiệp 41
Trang 74.9.3 Biện pháp định hướng cho thị trường xuất khẩu 54 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QLDN Quản lý doanh nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
LN Lợi nhuận
VKD Vốn kinh doanh
CSH Chủ sở hữu
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Doanh Thu và Sản Lượng Công Ty Phân Bón Bình Điền
Bảng 4.1 Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Qua 2 Năm 2007 - 2008 31
Bảng 4.2 Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 33
Bảng 4.3 Tình Hình Biến Động NSLĐ Qua 2 Năm 34 Bảng 4.4 Tình Hình Biến Động Tiền Lương Bình Quân Một Năm Trong
Bảng 4.5 Phân Tích Ảnh Hưởng của Tổng Số Công Nhân Sản Xuất và
Tiền Lương Bình Quân Đến Tổng Tiền Lương Trực Công Nhân Tiếp 36
Bảng 4.6 Tình hình trang bị TSCĐ trong 2 năm 2007 – 2008 39
Bảng 4.7 Tình hình biến động cơ cấu TSCĐ 40 Bảng 4.8 Tình hình doanh thu của công ty qua 2 năm 2007 -2008 41
Bảng 4.9 phân tích tình hình lợi nhuận qua 2 năm 2007 – 2008 42
Bảng 4.10 Các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận 43
Bảng 4.11 Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua hai năm 2007 - 2008 44
Bảng 4.12 Sản lượng tiêu thụ và doanh số qua 2 năm 2007 - 2008 45
Bảng 4.13 Tình hình thực hiện chi phí qua hai năm 2007 - 2008 46
Bảng 4.14 Tỷ suất phí của công ty qua hai năm 2007- 2008 48
Bảng 4.15 Tình hình sử dụng vốn SXKD qua 2 năm 2007 – 2008 49
Bảng 4.16 Các chỉ tiêu đánh giá lực sản xuất của Công ty 51
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1.Tổng Quan về Công Ty Bình Điền 5
Hình 2.2 Sơ đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty Phân Bón Bình Điền 8
Hình 2.3.Đồ thị biểu diễn tốc độ phát triển doanh số của công ty qua các năm 15
Hình 2.4 Đồ Thị Biểu Diễn Sản Lượng Tiêu Thụ Sản Lượng Công Ty
Qua Các Năm 15
Hình 4.1: biểu đồ thể hiện thi phần của công ty so với các đối thủ 46
Trang 11Đất nước ta đã và đang hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, Nhà nước đã ban hành những chính sách mới để áp dụng cho nền kinh tế mở Tuy nhiên trong quá trình ban hành những chính sách và quyết định chưa đầy đủ, chưa nhất quán, chưa thật sự thích hợp cho từng ngành, từng địa phương, gây ra những thiệt hại đáng kể cho hoạt động sản xuất kinh doanh Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo quy chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lãi Muốn vậy yêu cầu doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá đúng đắn mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và lựa chọn đưa ra những quyết định tối ưu
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Vì vậy đề tài, luận văn: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN”
với mong muốn phần nào phản ánh được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đưa ra biện pháp khắc phục khó khăn, phát huy mặt tích cực với mong
Trang 12muốn hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày càng được nâng cao góp phần làm giàu đẹp cho Đất nước
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
phân bón Bình Điền
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty
-
- Phân tích các yếu tố tác động đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty
- Nhận diện các cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu trong môi trường kinh doanh của Công ty
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vị thế của Công ty
1.4.3 Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Tổng quát các phương pháp nghiên cứu, các khái niệm cơ bản về phân tích hoạt động SXKD và sự cần thiết của việc phân tích hoạt động SXKD, trình bày các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hoạt động SXKD
1.4.4 Chương 4 Kết quả và thảo luận
Thông qua việc phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, xác định những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, thông qua kết quả từ việc vận dụng một số công cụ hoạch định chiến lược nhằm đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD cho Công ty
Trang 13Chương này tập trung vào các nội dung chính:
- Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Phân tích tình hình lao động của Công ty;
- Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ;
- Phân tích tình hình doanh thu của doanh nghiệp;
- Phân tích tình hình lợi nhuận;
- Phân tích tình hình tiêu thụ;
- Phân tích tình hình chi phí của Công ty;
- Phân tích tình hình sử dụng vốn;
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty
1.4.5 Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung cho toàn khóa luận và đề xuất kiến nghị đối với các đối tượng liên quan
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Lịch sử hình thành của Công ty phân bón Bình Điền
2.1.1 Thông tin về Công Ty
Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): CÔNG TY PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN
Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): BINH DIEN FERTILIZER COMPANY
Tên giao dịch (viết tắt): BFC
Địa chỉ: C12/21 QUỐC LỘ 1A, TÂN KIÊN, BÌNH CHÁNH, TPHCM
Email: phanbon@binhdien.com website: www.binhdien.com
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước
Sản xuất kinh doanh các loại phân bón vô cơ, vi sinh, vi lượng, các chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng, vật nuôi
Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm phân bón, các thiết bị và công nghệ sản xuất phân bón, công cụ máy nông nghiệp, giống, cây trồng và các loại nông sản
Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm phân bón Thiết kế các thiết bị, công nghệ sản xuất phân bón Thực hiện các dịch vụ có liên quan
Liên kết, liên doanh sản xuất phân bón với các đối tác trong và ngoài nước Sản xuất kinh doanh và dịch vụ những ngành nghề khác theo qui định của pháp luật
Các công ty con và chi nhánh trực thuộc
Xí nghiệp Trung tâm
Địa chỉ: C12/21 Quốc lộ 1A, Tân Kiên, Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 7561191- 7560110 Fax: (84-8) 7560686
Công Ty Cổ Phần Bình Điền - Lâm Đồng
Địa chỉ: Phú Thạnh, Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng
Điện thoại: (84-63) 840416 Fax: (84-63) 840304
Trang 15 Nhà máy Phân bón Bình Điền - Long An
Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Điện thoại: (84-72) 725566 Fax: (84-72) 725566
Công ty Cổ phần Bình Điền Mêkông
Địa chỉ: C12/21 Tân Kiên, Bình Chánh, TP HCM
Điện thoại: (08) 7561191 - số máy nhánh 24 - Fax: (08) 7561798
Công Ty Cổ Phần Bình Điền Quảng Trị
Địa chỉ: Km8 Quốc lộ 9, P.4, TX Đông Hà, Quảng Trị
Điện thoại: (053) 581378 - Fax: (053) 581368
Cửa hàng quận 7
Địa chỉ: 276/8 Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7, Tp Hồ Chí Minh Điện thoại: (84-8) 7714249 Fax: (84-8) 7717319
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty phân bón Bình Điền là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Công ty hoá chất Việt Nam, Bộ Công nghiệp Tiền thân là Công ty Thataco được thành lập
năm1973 Sau giải phóng Miền Nam, Thataco được chuyển cho nhà nước
Hình 2.1.Tổng Quan về Công Ty Bình Điền
Năm1976 được đổi tên thành xí nghiệp Phân bón Bình Điền II trực thuộc Công
ty phân bón Miền Nam
Trang 16Trong những năm1976 – 1990, hoạt động trong cơ chế tập trung bao cấp, xí nghiệp Phân bón Bình Điền II chỉ là một đơn vị sản xuất phân bón nhỏ với số lượng sản ph
thành tựu đáng kể: có một hệ thống phân phối rộng
Từ những đối mới và phương hướng hoạt động phù hợp với mục tiêu chung của ngành đó Công ty đã đạt những
khắp trên toàn quốc và một vài nước lân cận cùng với sự nỗ lực của trên 350 các bộ công nhân và hội đồng tư vấn kỹ thuật, xí nghiệp Phân bón Bình Điền từ một xí nghiệp nhỏ bé ngày nay đã trở thành một trong những Công ty sản xuất phân bón NPK lớn của Việt Nam Và thương hiệu “Đầu Trâu” được rộng rãi bà con nông dân biết đến
Ngày 6 tháng 5 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thừa uỷ quyền của Thủ Tướng Chính phủ đã ký quyết định chuyển xí nghiệp Phân bón Bình Điền II
Công ty Phân bón Bình Điền với thương hiệu “Đầu Trâu” riêng nhưng vẫn thuộc Tổng Công ty Hoá Chất Việt Nam Với quyết định này Công ty có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tăng cường đầu tư cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mở rộng hợp tác, gia tăng năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập và đồng thời có đủ thực lực để tham gia vào thị trường quốc tế
Cùng với những nỗ lực và phương châm hoạt động phù hợp, ngày nay, Công ty Phân bón Bình Điền đã mở rộng hợp tác liên doanh với Công ty Phân
mở rộng thị trường phân bón sang Lào, Campuchia, đến ngày nay, Bình Điền đã tạo
dựng cho mình một thương hiệu “Đầu Trâu” nổi tiếng không chỉ thị trường trong
nước và cả nước ngoài
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
- Sản xuất kinh d
các chất kích thích tăng trưởng cho các loại câ
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm phân bón, các thiết bị và công nghệ sản xuất phân bón, công cụ máy nông nghiệp, giống, cây trồng v
Trang 17- Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm phân bón Thiết kế các thiết bị, công nghệ sản xuất phân bón Thực hiện các dịch vụ có liên quan;
- Liên kết, liên doanh sản xuất phân bón với các đối tác trong và ngoài nước;
- Sản xuất kinh doanh và dịch vụ những ngành nghề khác theo quy định của pháp lu
2.1.3
đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón nông nghiệp trong nước cũng như xu
ng ty đã không ngừng đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất của mì
í nghiệp Phân bón Bình Điền – TP Hồ Chí Minh: 350.000 tấn/năm
ấn/năm
(thời gian xây dựng
- Công Ty Cổ Phần Bình Điền – Lâm Đồng: 100.000 t
- Nhà Máy Phân bón Bình Điền – Long An: 600.000 tấn/năm
- Công Ty Cổ Phần Bình Điền Mêkông : 150.000 tấn/năm
- Công Ty Cổ Phần Bình Điền Quảng Trị: 150.000 tấn/năm
- Công ty Liên doanh Phân bón Việt Nhật: 350.000 tấn/năm
2004- 2006, đây là một dây chuyền tạo hạt hiện đại 100
uất sản phẩm dạng một hạt 250 tấn/năm, công suất sản phẩm dạng ba màu là 350 tấn/năm, tổng đầu tư 260 tỷ đồng với nguồn vốn vay thương mại)
Trang 18P.GIÁM ĐỐC KINH DOANH& MARKETING
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
NM PB BÌNH ĐIỀN LONG AN
CTY CP BÌNH ĐIỀN MÊKÔNG
CÔNG TY CP BÌNH ĐIỀN QUẢNG TRỊ
P K Ế TOÁN
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
LIÊN DOANH PB VIỆT NHẬT
Trang 192.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban Giám Đốc: Giám Đốc và Phó Giám Đốc kinh doanh – Marketing, Phó
Giám Đốc vật tư và xuất nhập khẩu, Phó Giám Đốc kỹ thuật sản xuất Chịu trách nhiệm cơ quan chủ quản về hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ Công ty Trực tiếp điều hành các phòng ban, giải quyết các ý kiến và kiến nghị của các phòng ban
Các phòng ban có chức năng, chế độ hoạt động và quyền hạng rõ ràng
Phòng vật tư xuất nhập khẩu
- Có nhiệm vụ nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất
- Phụ trách các vấn đề xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài
Trang 20- Lên kế hoạch xây dựng và thực thi các chiến lược quảng cáo, hội chợ, hội thảo, xúc tiến bán hàng, khuyến mãi và xây dựng, phát triển thương hiệu … cho Công
ty Bên cạnh đó phòng marketing kết hợp với phòng kinh doanh đề xuất cơ chế bán hàng, đối tượng khách hàng và phối hợp với các phòng chức năng, các xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc Công ty trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược hoạt động của Công ty
Có nhiệm vụ nghiên cứu đặc điểm từng vùng đất và đặc tính của cây trồng để từ
đó cho ra sản phẩm phân bón cho phù hợp và không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng các loại phân bón
Phòng tài chính kế toán
- Quản lý theo dõi tình hình tài chính của Công ty
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, phản ánh và báo cáo chính xác đầy đủ các hoạt động kinh tế phát sinh, lập báo cáo kế toán, báo cáo tài chính theo từng thời kỳ nhất định…
Ban quản lý xí nghiệp trung tâm
- Phó Giám Đốc kỹ thuật sản xuất kiêm phụ trách xí nghiệp thông tin và bên dưới sẽ có: 01 Quản Đốc xí nghiệp, 01 Phó Giám Đốc và 02 Đốc Công
- Xí nghiệp được chia thành 11 tổ với chức năng riêng biệt:
Trang 21Hình 2.3 Tổng Quan về Xí Nghiệp Trung Tâm
2.1.5 Tình hình nhân sự Của Công ty
Qua hơn 32 năm hoạt động, ban lãnh đạo Công ty luôn xác định nguồn nhân lực chủ yếu là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mình, chính vì thế bằng nguồn
tự đào tạo, cử cán bộ đi học và tuyển mới, từ chổ chỉ có 3 cán bộ đạt trình độ đại học năm 1990, đến nay trong số gần 1000 cán bộ công nhân viên, Công ty đã có: 01 tiến sĩ,
06 thạc sỹ, 72 kĩ sư và cử nhân cùng hàng trăm công nhân kỹ thuật lành nghề Cán bộ công nhân viên Công ty luôn được đào tạo để cập nhật các kiến thức mới và những kỹ năng trong mỗi lĩnh vực chuyên môn
Trang 222.2 Tình hình hoạt động và sản xuât kinh doanh tại Công ty
2.2.1 Công tác nghiên cứu thị trường và tiếp c ận thị trường của Công ty
Trước năm 1986 trong cơ chế bao cấp Bình Điền là một xí nghiệp trực thuộc mọi hoạt động sản xuất theo kế hoạch nhà nuớc và mọi kế hoạch và tiêu thụ sản phẩm do Công ty Phân bón Miền Nam đảm trách Từ năm1991 trở đi với cơ chế mở rộng quyền làm chủ, Bình Điền đã phát huy được tính chủ động, năng động sáng tạo trong việc sản xuất kinh doanh Trong thời gian đầu Bình Điền gặp không ít khó khăn từ việc nghiên cứu tìm tòi cho ra những sản phầm mới, phải đi tìm thị truờng tiêu thụ sản phẩm, thuyết phục bà con nông dân trong việc tin dùng sử dụng sản phẩm Công ty cho các loại cây trồng của mình Trước sự cạnh tranh gay gắt và trước sự biến động của thị trường, Bình Điền vẫn đứng vững, vẫn duy trì tiếp tục sản xuất, phát triển mạnh mẽ đến ngày nay Không những thế, thành công lớn nhất Bình Điền hiện nay là sản phẩm
“Đầu Trâu” với thương hiệu nỗi tiếng, sản phẩm chất lượng tốt luôn được bà con biết, nhắc đến và tin dùng, tin vào thương hiệu này Kết quả đạt được như ngày hôm nay là nhờ vào những nỗ lực của toàn thể Công ty và một phần không thể thiếu là do vai trò marketing
Đối với Bình Điền, chiến lược marketing đã từng bước hình thành thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh thực tiễn của Công ty Từ việc Công ty nghiên cứu thị trường, khách hàng để cho ra thị trường từng loại phân bón phù hợp với từng loại cây trồng của từng vùng Bên cạnh đó Công ty còn nghiên cứu tìm hiểu các hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất khác Và Công ty sử dụng các phối thức Marketing như phân phối, giá, quảng cáo, khuyến mãi… để có thể đưa sản phẩm của Công ty đến tay bà con nông dân một cách nhanh chóng và kịp thời với mức giá phù hợp Ngoài ra Công ty thực hiện một số chương trình nhằm cung cấp những thông tin mới về sản phẩm và kết hợp thực hiện các trương trình hoạt động nhằm hổ trợ phục vụ
bà con nông dân
Để hỗ trợ cho việc phát triển thương hiệu cũng như việc cung cấp cho bà con nông dân sản phẩm phù hợp với nhu cầu, cho ra thị trường các loại phân bón phù hợp với từng loại cây trồng của từng vùng từng miền Bình Điền đã tiến hàng nghiên cứu thị trường và khách hàng: để cạnh tranh trên thị trường và cạnh tranh với hàng phân bón ngoại nhập và sản xuất trong nước, Công ty đã tiến hàng nghiên cứu thị trường người
Trang 23oạt động Marketing phù hợp
Đầu tiên Bình Điền tiến hành nghiên cứu những điều kiện về đất đai thổ nhưỡng, cây trồng từng vùng miền, khu vực, công ty còn kết hợp với các trường đại học, các trung tâm khuyến nông, viện nghiên cứu các địa phương để cùng phân tích về các hàm lượng các chất NPK cho từng loại đất, từng cây trồng từng vùng Sau khi nghiên cứu thiết kế công thức cho sản phẩm mới, Công ty tiến hành sản xuất thử và thử nghiệm với một lựong nhất định Nếu việc thử nghiệm đạt tiêu chuẩn, chất lượng
và độ an toàn so với các sản phẩm cùng loại với các đơn vị khác, so với các sản phẩm phân bón ngoại nhập và so sánh các phân bón hỗn hợp dạng hạt với cách bón phân đơn chất bằng kinh nghiệm của nông dân địa phương
Sau khi đạt thử nghiệm Công ty sẽ kết hợp với các trung tâm khuyến nông tổ chức các buổi trình diễn hay hội nghị đầu bờ, mời một số bà con canh tác giỏi đến dự
để phổ biến các sản phẩm mới, hướng dẫn kỹ thuật bón phân mới
Cùng với việc nghiên cứu đó Công ty tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu khách hàng để thiết kế bao bì mẫu mã cho phù hợp, đẹp, bắt mắt Do phân bón là hỗn hợp ba chất NPK nên hạt của từng loại chất cũng được quan tâm đến màu sắc, kích cỡ,
để tạo sự thu hút khách hàng
Công ty tiến hành tổ chức các hội nghị khách hàng không những đối với các đại
lý mà cả hách hàng trực tiếp sử dụng sản phẩm, tổ chức các cuộc hội thảo phân bón nhằm trao đổi thông tin hai chiều giữa Công ty và khách hàng như thông qua các hội nghị đầu bờ, hội nghị nhà nông đua tài Hiện nay với năng lực sản xuất tại riêng Công
ty m là 600000 - tấn / năm Phân bón Bình Điền đứng đầu về năng lực sản xuẹ ất về thị phần Bình Điền dẫn đầu trong các Công ty phân bón ở Việt Nam về mặt hàng phân bón NPK và là Công ty đạt được nhiều giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao
2.2.2 Phương hướng hoạt động của Công ty
Mục tiêu tổng quát Công ty đề ra là “ Tăng trưởng bền vững gắn với mục tiêu
bảo đảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi ích của người lao động, góp phần tích cựa trong việc bình ổn giá phân bón và phục vụ bà con nông dân ngày càng tốt hơn”
Trang 24Phải đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ tại các công ty Bình Điền –
Lâm Đồng và Công ty cổ phần Bình Điền – Mêkông
Ngoài việc đảm bảo lợi nhuận của Công ty, Bình Điền nâng cao chất lượng sản
phẩm để phục vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn đối với bà con nông dân Sản
phẩm Bình Điền gắn bó ngày càng mật thiết với bà con nông dân dung với câu: “Đầu
Trâu - Bạn đồng hành của nhà nông”
Bình Điền sẽ nâng cao chất luợng và nội dung và hiệu quả hoạt động quảng cáo,
tài trợ để giữ vững và nâng cao uy tín thương hiệu tại tất cả thị trường
Mục tiêu quan trọng Công ty phấn đấu đến năm 2010 Bình Điền sẽ đi vào hoạt
động với mô hình Công ty cổ phần mẹ con
2.2.3 Những thành tựu đạt được
Doanh thu và sản lượng
Bảng 2.1: Doanh Thu và Sản Lượng Công Ty Phân Bón Bình Điền Từ
Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động động kinh doanh của Công ty
Doanh thu Công ty tăng đều qua các năm Tuy nhiên từ năm 2005 đến năm 2006 doanh
thu Công ty tăng rất thấp, doanh thu tăng chỉ gần bằng 1/4 so với năm 2006 và 2007
Trong khoảng năm 2005 đến 2006 doanh thu Công ty tăng chậm do một số yếu tố: giá
nông sản xuống mức thấp khiến bà con nông dân không đủ sức đầu tư phân bón,
nguyên nhân thứ hai do Công ty mới bước đầu xâm nhập vào thị trường nước ngoài,
trong thời điểm đó doanh thu ở thị trường những nước này chưa ổn nên mức doanh thu
tăng chậm Từ năm 2006- 2007 mức doanh thu Công ty tăng cao do việc xâm nhập
sang thị trường nước ngoài của Công ty đã bình ổn có lượng khách hàng ổn định
Công ty trong năm 2008 Công ty đạt mức doanh thu là 3011 tỷ
Trang 25Hình 2.4 Đồ Thị Biểu Diễn Tốc Độ Phát Triển Của Công Ty Qua Các Năm
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN DOANH SỐ QUA CÁC NĂM (%)
1.12
1.54
1.34
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8
2006 2007 2008
NĂM
%
TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN
Hình 2.4: Đồ Thị Biểu Diễn Sản Lượng Tiêu Thụ Sản Lượng Công Ty Qua Các Năm
297 346
437
500
0100200300400500
Trang 26Nhìn chung qua các năm sản lượng Công ty cung ứng ra thị trường tăng đều, từ năm 2006 đến năm 2007 sản lượng tăng là 91 ngàn tấn nhưng từ năm 2005 đến 2006 sản lượng chỉ tăng 49 ngàn tấn phân bón nguyên nhân dẫn đến năm 2006 – 2007 tăng
là do lúc này thị trường của Bình Điền ở các nước như Lào, Campuchia đã ổn định người dân ở những nước này đã tin dùng sản phân bón Bình Điền với thương hiệu
“Đầu Trâu” và năm 2008 Bình Điền tiêu thụ được 500 ngàn tấn phân bón
thương hiệu đầu trâu của Công ty
Sao Vàng Đất Việt và lần thứ hai liên tiếp được trao Cúp Vàng Thương Hiệu Việt
Tháng 03 năm 2009 Công ty Phân bón Bình Điền nhận "Huân Chương Lao Động hạng
Công nhân có tay nghề cao
- Sản phẩm đa dạng, mẫu mã bao bì đẹp
Là Công ty Việt Nam đầu tiên xuất khẩu phân bón ra thị trường nước ngoài
-
- Vừa là Công ty riêng vừa liên doanh nước ngoài
- Nhu cầu thị trường phân bón ngày càng tăng
- Năm 2008 thành lập Công ty cổ phần
Trang 27- Do tính năng công dụng phân NPK nên tương lai phân NPK sẽ dần dần thay thế cho các loại phân đơn
Năm nay khu vực phía Bắc sẽ đi vào vụ cấy Đông Xuân đại trà nên mứ
thụ phân bón NPK và các loại phân khác sẽ tăng cao
- Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho đối thủ xâm nhập thị trường, đó
là cơ hội để Bình Điền thể hiện hết khả năng của Công ty trong việc cạnh tranh đối thủ
để tăng và giữ chiếc bánh thị phần
- Đối với việc hoạt động nông nghiệp của nông dân: Nông dân thuờng xuyên thay đổi cây trồng, và cũng thay đổi khuynh hướng sử dụng phân bón
b) Khó khăn
Bộ phận Marketing hầu hết là các kỹ sư,
nhiều với chuyên môn
Đội ngũ chuyên trách Marketing còn thiếu và chưa thật sự đồng bộ
-
- Công ty đi vào hoạt động từ lâu, nhưng chiến lược xây dựng thương hiệu mới
được quan tâm trong vài năm ngần đây
- Việc thực hiện chương trình khuyến mãi chưa nhiều còn ở mức thấp
- Tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ chưa đáp ứng kịp thới sự phát triển của
ngoài thị trường khi đó cung sẽ nhỏ hơn cầu)
Việt Nam gia nhập WTO sẽ có nhiều Công ty phân bón nướ
trường Việt Nam
- Lượng phân nhập khẩu vào thị trường Việt Nam càng tăng lại chất lượng cao
sẽ gây nhiều khó khăn trong việc sản xuất cũng như việc tiêu thụ
Giá nguyên liệu đầu vào tăng
-
Trang 28CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh
Sản xuất là cơ sở tồn tại và phát triển của loài người Cùng với sự phát triển của
xã hội, các hình thái sản xuất cũng biến đổi theo Mặc dù đặc điểm kinh tế cũng như phát triển sản xuất xã hội ở mọi thời đại, mỗi khu vực khác nhưng con người luôn luôn tìm kiếm một phương thức hoạt động có trí tuệ hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn nhằm hướng tới một đời sống vật chất tinh thần ngày càng tốt hơn Từ nhu cầu đó, con người trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phải quan sát thực tế, tư duy tổng hợp và phân tích các mặt hoạt động của mình Mặt khác, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi con người cần có một nhận thức đầy đủ
và chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế hơn
3.1.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh mang nhiều tính chất khác nhau và phụ thuộc vào đối tượng cũng như giải pháp quản lý mà ta áp dụng Có nhiều loại hình phân tích kinh tế nhưng chúng đều có một cơ sở chung và phụ thuộc vào đối tượng phân tích Các phương pháp phân tích kinh tế quốc dân, phân tích kinh tế của ngành, xí nghiệp, Công ty…được gọi là phân tích hoạt động kinh doanh
3.1.1.2 Ý nghĩa
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh
Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nửa cũng còn nhiều tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để
Trang 29Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp Chính trên cơ
sở này, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là
cơ sở cho việc ra hoạt động đúng đắn trong chức năng quản lý nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt được các mục tiêu kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro
3.1.1.3 Nội dung
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp Đánh giá quá trình hướng tới kết quả hoạt động kinh doanh với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế Kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được, và như vậy kết quả hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng của phân tích Kết quả hoạt động bao gồm tổng hợp cả quá trình hình thành, do đó kết quả phải là những kết quả riêng biệt và trong từng thời gian nhất định chứ không thể là kết quả chung chung
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu
Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cần định lượng tát cả các chỉ tiêu biểu diễn kết quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ở những trị số xác định cùng với độ biến xác định Vậy muốn phân tích hoạt động kinh doanh trước hết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân
tố tác động đến chỉ tiêu Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh được tính phức tạp của nội dung phân tích
Trang 303.1.1.4 Nhiệm vụ
Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức hoạt động kinh
doanh ở danh nghiệp và là cở sở cho việc ra quyết định đúng đắn, phân tích hoạt động
kinh doanh có những nhiệm vụ sau:
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh
tế đã xây dựng
Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân gây nên
các mức độ ảnh hưởng đó Biến động của các chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các
nhân tố gây nên do đó ta phải xác định trị số của các nhân tố gây nên biến động của trị
số nhân tố đó
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng và khắc phục những tồn tại
yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định
3.1.2 Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu
và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh bằng
phương pháp khoa học nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất
tiềm tàng, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp khai thác có hiệu quả Do vậy, để phân
tích hoạt động sản xuất kinh doanh cần tiến hành phân tích sau:
3.1.2.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh năng lực sản
xuất của doanh nghiệp Khi kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, điều đó chứng
tỏ trình độ quản lý lao động, vốn, khả năng tận dụng máy móc thiết bị của doanh
nghiệp cao hơn trước
Hiệu quả sản xuất kinh doanh tính theo dạng hiệu số
Tính theo cách này, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tính
bằng cách lấy tổng giá trị đầu ra trừ đi chi phí đầu vào:
Cách tính này tuy đơn giản những không phản ánh hết chất lượng sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp,cũng không thể so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các
Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào
Trang 31 Hiệu quả sản xuất kinh doanh tính theo dạng tỉ lệ
Kết quả đầu ra Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Chi phí đầu vào Hoặc:
Hàng hóa tiêu thụ Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Tổng giá thành hàng hóa Hoặc:
Tổng mức lợi nhuận của hàng hóa tiêu thụ Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Giá trị vốn sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng đạt được trên một đồng chi phí bỏ ra Cách tính này khắc phục được nhược điểm của cách thứ nhất, và tạo điều kiện nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách toàn diện hơn Qua đó, phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ chi phí đã sinh ra, cả chi phí lao động sống và lao động vật hóa, để đạt được kết quả cuối cùng là lợi nhuận của quá trình sản xuất kinh doanh
Tỷ lệ nhân viện kỹ thuật Số nhân viện kỹ thuật
so với công nhân sản xuất = x 100%
Số công nhân sản xuất
Trang 32Tỷ lệ nhân viên quản lý kinh Số nhân viên quản lý kinh tế
tế so với công nhân sản xuất = x 100%
Số công nhân sản xuất
Tỷ lệ nhân viên quản lý hành Số nhân viên quản lý hành chính
Số công nhân sản xuất
Tỷ lệ tổng số nhân viên Tổng số nhân viên
so với công nhân sản xuất = x 100%
Số công nhân sản xuất
a Năng suất lao động
Năng suất lao động là chi tiêu chất lượng lao động biểu hiện hiệu quả có ích của người lao động được đo bằng số lượng hay giá trị làm ra trong một thời gian hoặc lượng thới gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Năng suất lao động tính bằng hiện vật ( W hv ):
T = Số công nhân sản xuất trực tiếp
Qhv = Tổng sản lượng bằng hiện vật
Qhv
Whv :
T
Năng suất lao động tính bằng giá trị (W gt):
T = Số công nhân sản xuất trực tiếp
Trang 33b Chỉ tiêu hiệu quả của việc sử dụng lao động trong quá trình sản xuất
Giá trị tổng sản lượng tăng thêm Sức sản xuất lao động tăng thêm =
Số lao động tăng thêm Chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ năng lực sản xuất của doanh nghiệp càng đạt, mức độ sản xuất quy mô hơn
Lợi nhuận Sức sinh lợi của một lao động
hay đơn vị tiền lương = x 100%
Số lượng lao động (tiền lương, đơn vị tiền lương)
Lợi nhuận tăng thêm Sức sinh lợi của một lao động
hoặc tiền lương tăng thêm =
Số lao động hoặc tiền lương tăng lên
3.1.2.3 Phân tích hiệu quả sản xuất vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gằn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh, trên cơ sỏ đó nhằm năng cao chất lượng kết quả sản xuất kinh doanh
a Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất
Hiệu suất đồng vốn sản xuất
Trang 34Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn trên đây mang tính chất chung cho tổng vốn sản xuất gồm vốn cố định và vốn lưu động Nó cho biết một đơn vị vốn bỏ ra thì làm được bao nhiêu đơn vị sản lượng
Vốn lao động bình quân
Doanh thu – Thuế doanh thu
Số vòng luân chuyển =
Vốn luân chuyển bình quân
Số ngày lưu trong kỳ
Số ngày luân chuyển =
Số vòng luân chuyển
Lợi nhuận
Vốn lưu động sử dụng bình quân Chỉ tiêu số vòng luân chuyển và số ngày luân chuyển của vốn lưu động nói lên vòng quay của vốn lưu động Nó phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra thì sẽ thu bao nhiêu lợi nhuận Số vòng quay vốn lưu động càng cao chứng tỏ vốn lưu động càng nhiều, doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, tình hình tài chính tốt