1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ RỪNG NHẰM PHỤC VỤ CHO MỤC ĐÍCH QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

90 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 816,72 KB

Nội dung

Với tình hình và nguyên nhân như đã phân tích trên cùng sự phát triển mạnh mẽ của ngành thẩm định giá, gần đây chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản pháp quy về thẩm định giá rừng n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

Y›Z

VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ RỪNG NHẰM PHỤC VỤ CHO MỤC ĐÍCH QUY HOẠCH

VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH

THUẬN

NGUYỄN THỊ LY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 08/2009

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ RỪNG NHẦM PHỤC VỤ CHO MỤC ĐÍCH QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

BÌNH THUẬN” do NGUYỄN THỊ LY sinh viên khóa 31, ngành Kinh tế nông

lâm,đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

LÊ VĂN LẠNG Giảng viên hướng dẫn

Trang 3

Cuối cùng, tôi xin chúc Quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khoẻ để góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục ngày càng vững mạnh và phát triển hơn Đồng thời tôi kính chúc toàn thể Công ty Thông Tin và Thẩm Định Giá Miền Nam ngày một thịnh vượng và phát triển cao hơn nữa trong nghề nghiệp của mình

Thủ Đức, Ngày 31 tháng 05 năm 2009

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ly

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Danh mục viết tắt viii

Danh mục các hình ix

Danh mục các bảng x

Chương I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặc vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chính: 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Không gian: 2

1.3.2 Thời gian 2

1.3.3 Đối tượng áp dụng 2

1.4 Nội dung nghiên cứu: 3

1.5 Cấu trúc luận văn 3

Chương II: TỔNG QUAN 4

2.1 Tổng quan về thẩm định giá 4

2.1.1 Tổng quan về thẩm định giá 4

2.1.2 Tình hình thực tế của ngành thẩm định giá 6

Trang 5

2.2 Tổng quan về rừng 7

2.2.1 Định nghĩa và phân loại 7

2.2.1.1 Định nghĩa 7

2.2.1.2 Phân loại rừng 7

2.2.1.3 Vai trò của rừng 8

2.2.2 Tổng quan tình hình rừng hiện nay 10

2.2.2.1 Rừng thế giới 10

2.2.2.2 Rừng Việt Nam 12

2.2.2.3 Rừng Bình Thuận 13

2.3 Các nguyên nhân mất rừng 15

Chương III: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Cơ sở lý luận 18

3.1.1 Sơ lược về Tỉnh Bình Thuận 18

3.1.1.1 đặc điểm tự nhiên 19

3.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 20

3.1.1.3 Dân tộc, tôn giáo 21

3.1.1.4 Giao thông 21

3.1.2 Các định nghĩa trong bài luận 21

Trang 6

3.1.2.1 Định nghĩa thẩm định giá 21

3.1.2.2 Định nghĩa rừng 21

3.1.3 Các định nghĩa khác 22

3.1.4 Cơ sở lý luận của thẩm định giá rừng 24

3.1.4.1 Nguyên tắc và căn cứ xác định các loại giá rừng 24

3.1.4.2 Cơ sở của việc xác định giá rừng 24

3.2 Phương pháp nghiên cứu: 25

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung 25

3.2.2 Phương pháp xác định giá các loại rừng: 25

3.2.2.1 Phương pháp thu nhập 26

3.2.2.2 Phương pháp chi phí: 32

Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

4.1 Các văn bản pháp lý làm cơ sở thẩm định giá rừng 35

4.2 Cơ sở giá trị và các phương pháp định giá rừng 36

4.2.1 Cơ sở giá trị của việc định giá rừng: 36

4.2.2 Các phương pháp xác định giá rừng 38

4.3 Danh mục các loại rừng được định giá 43

4.3.1 Rừng tự nhiên 43

4.3.2 Rừng trồng 44

4.4 Tính toán định giá rừng 45

Trang 7

4.4.1 Ứng dụng vào việc tính toán các mô hình cụ thể: 45

4.4.2 Tính toán 46

4.4.2.1 Rừng tự nhiên 46

4.4.2.2 Rừng trồng 67

Chương V: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 77

5.1 Nhận xét 77

5.2 Kiến nghị 78

Trang 8

FAO: Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc

QĐ- BNN- KL: Quyết định- Bộ nông nghiệp- Khuyến lâm

TK: Tiểu khu

GDP: Thu nhập quốc dân

VNĐ: Việt Nam đồng

PTNT: Phát triển nông thôn

KL-BV&PCCCR: Khuyến lâm- Bảo vệ và phòng cháy chủa cháy TTLT-BNN-BTC:thông tư liên tịch-Bộ nông nghiệp- Bộ tài chính LĐTL:Lao động tiền lương

TT-BLĐTBXH : Thông tư- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ĐVT: Đơn vị tính

BHXH:Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

KPCĐ: Kinh phí chính phủ

MMTB: Máy móc thiết bị

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Bảng đồ 2.1: Bảng đồ phân bổ rừng thế giới

Bảng đồ 3.1: Bảng đồ Tỉnh Bình Thuận

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1:Bảng diện tích rừng ở từng khu vực

Bảng 2.2: Bảng diện tích rừng phân theo từng tỉnh

Bảng 4.1: Trữ lượng bình quân các loại rừng của từng huyện

Bảng 4.2: Trữ lượng bình quân rừng trồng cho toàn tỉnh theo loài cây và cấp tuổi:Bảng 4.3 Bảng định giá tổng hợp rừng tự nhiên trạng thái A3 trữ lượng 228 m3Bảng 4.4: Bảng thông tin tính toán khai thác 1 ha rừng IIIA3

Bảng 4.5: Biểu tính toán công đầu tư khai thác 1 ha rừng IIIA3

Bảng 4.6: Biểu tính toán giá thành khai thác 1 ha rừng IIIA3

Bảng 4.7: Kết quá tính toán giá thành 1 ha rừng IIIA3

Bảng 4.8: Bảng định giá tổng hợp rừng tự nhiên trạng thái A2 trữ lượng 171 m3Bảng 4.9: Bảng tính toán lượng gỗ khai thác 1 ha rừng IIIA2

Bảng 4.10: Bảng tính toán công đầu tư khai thác 1 ha rừng IIIA2

Bảng 4.11: Bảng tính toán giá thành khai thác 1 ha rừng IIIA2

Bảng 4.12: Kết quá tính toán giá thành 1 ha rừng IIIA2

Bảng 4.13: Bảng định giá tổng hợp rừng tự nhiên trạng thái A1 trữ lượng 70 m3 Bảng 4.14: Bảng tính toán lượng gỗ khai thác 1 ha rừng IIIA1

Bảng 4.16: Biểu tính toán giá thành khai thác 1 ha rừng IIIA1

Bảng 4.17: Kết quá tính toán giá thành 1 ha rừng IIIA1

Bảng 4.18: Bảng tính định mức công gieo tạo xoan ( Tính cho 1000 cây tiêu chuẩn)

Bảng 4.19: Bảng dự toán giá thành gieo tạo cây con xoan chịu hạn

Bảng 4.20: Bảng tính định mức công gieo tạo cây con keo lai

Bảng 4.21: Bảng tính dự toán giá thành gieo tạo cây con keo lai 3 tháng tuối Bảng 4.22: Bảng tổng hợp chi phí trồng 1 ha rừng

Trang 11

Bảng 4.23: Bảng tổng hợp giá thành chăm sóc 1 ha rừng năm 1 và 2

Bảng 4.24: Bảng tổng hợp giá thành chăm sóc 1 ha rừng năm 3 và sau năm 3 Bảng4.25: Bảng định giá quyền sở hữu 1 ha rừng trồng là rừng sản xuất

Trang 12

Việt Nam nằm trong khu vực có tỉ lệ rừng bị tàn phá hàng năm cao trên thế giới (100,000 ha/năm) Trong đó Bình Thuận là một trong những tỉnh có diện tích và tốc độ phá rừng cao nhất nước Nạn phá rừng ở Việt Nam nói chung, Bình Thuận nói riêng tựu trung ở những lý do như phá rừng lấy đất làm rẫy, khai thác gỗ trái phép, và nạn cháy rừng Đi đôi với việc phá rừng là những hậu quả nghiêm trọng mà hiện nay chúng ta phải gánh chịu: ô nhiễm không khí, xói mòn, rữa trôi gây ra các hiện tượng lũ lụt, hạn hán thay đổi khí hậu,…mặt khác còn ảnh hưởng đến người dân ven và trong vùng như nguồn thức ăn, dược liệu, đất bị thái hóa, canh tác cho năng xuất thấp Như vậy, có thể nói nguyên nhân chủ yếu của việc phá rừng là do thiếu hiểu biết đầy đủ về giá trị của rừng dẫn đến không quan tâm đến công tác quản lý và bảo vệ rừng chặc chẽ

Với tình hình và nguyên nhân như đã phân tích trên cùng sự phát triển mạnh mẽ của ngành thẩm định giá, gần đây chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản pháp quy về thẩm định giá rừng nhằm đánh giá hợp lý giá trị của các khu rừng từ đó có các chính sách bảo vệ, khai thác thích hợp: “Nghị định 48/2007/ND-CP ngày 28/03/2007

Trang 13

quy định về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng”, “Thông tư liên tịch 65/2008/TTLT-BNN-BTC Ngày 26/05/2008 hướng dẫn thực hiện nghị định số 48/2007/ND-CP Ngày 28/03/2007”…

Trong bối cảnh hiện nay thì thẩm định giá cho nguồn “vàng” của chúng ta là việc làm mới mẽ nhưng hết sức quan trọng và mang ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lý nhất trên khía cạnh kinh tế Chính vì vậy, trong khóa luận tốt nghiệp của mình tôi đã chọn đề tài “VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ RỪNG NHẰM PHỤC VỤ CHO MỤC ĐÍCH QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN” nhằm nâng cao kiến thức thực tế về tài chính, thẩm định giá và cũng để phục vụ cho việc quy hoạch, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ngày một tốt hơn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 14

Nhưng trong đề tài nay tôi tiến hành nghiên cứu về giá trị kinh tế đặc biệt là giá trị khai thác gỗ của rừng

1.4 Nội dung nghiên cứu:

Bước đầu tìm hiểu,nắm bắt được thực trạng về công tác quản lý, sử dụng các loại

rừng ở đìa phương Rồi tiến hành điều tra đánh giá giá trị kinh tế (chủ yếu là giá trị về khai thác gỗ).cuối cùng đưa ra đề xuất, giải pháp phục vụ cho công tác quản lý rừng tai Tỉnh Bình Thuận`

1.5 Cấu trúc luận văn

Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Giới thiệu địa bàn nghiên cứu: các điều kiện tự nhiên, tổng diện tich rùng và các loại rừng tại Tỉnh Bình Thuận

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Phân tích tất cả các vấn đề đã đưa ra trong phần mục tiêu nghiên cứu, qua đó đưa

ra một số nhận xét, đánh giá

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Đưa ra kết quả, nhận xét chung đối với vấn đề nghiên cứu, kết quả mà đề tài đã thực hiện đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của rùng và puong phap phòng chông và bảo vệ rùng

Trang 15

Chương II TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về thẩm định giá

2.1.1 Tổng quan về thẩm định giá

a) Sơ lược về thẩm định giá

Theo giáo sư W.Seabrooke- Viện đại học Portsmouth, Vương quốc Anh thì “Thẩm định giá là sự ước tính về giá trị của quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định” Như vậy, Thẩm định giá là sự ước tính giá trị của một tài sản gắn liền với một quyền sở hữu nhất định và song song đó gía trị thẩm định trên chỉ phục vụ cho một mục đích nhất định mà chủ thể yêu cầu thẩm định giá đưa ra

Theo giáo sư Lim Lan Yuan- Trường xây dựng và bất động sản- Đại học quốc gia Singapore thì “Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắt đến tất cả các đặt điểm của tài sản và cũng như xem xét tất cả những đặt điểm của tài sản và cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường, bao gồm các loại đầu tư lựa chọn” Như vậy, một tài sản sẽ gắn kết với các loại điều kiện khác nhau xung quanh nó để tạo nên giá trị của nó Người thẩm định giá cần phải có con mắt chuyên nghiệp cộng với chuyên môn nghiệp vụ của mình mới có thể đưa ra một thứơc

đo giá trị hợp lý cho tài sản cần thẩm định

Trong quá trình phát triên kinh tế ngày nay, thẩm định giá là một công cụ hổ trợ đắt lực cho các cơ quan ban nghành trong việc quản lý các vấn dề về giá Thẩm định giá đưa ra thước đo giá trị biểu hiện đúng giá trị của tài sản trên thị trường tránh tình trạng giá cả của hàng hoá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị của hàng hoá

b) Ngành thẩm định gía Việt Nam – qúa trình hình thành và phát triển

Trang 16

Nghề thẩm định giá Việt Nam phát triển cùng với cơ chế thị trường từ những năm

90 Tại kỳ họp thứ 2, quốc hội kháo IX, Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải trình bày

một trong những biện pháp tiết kiệm ngân sách là “Thực hiện quy chế thẩm định giá

và đấu thầu trong việc dùng ngân sách mua sắm các thiết bị, vật tư có giá trị cao, khối lượng lớn” Sự ra đời Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH 26/04/2002 của Uỷ Ban

Thường Vụ Quốc Hội đánh dấu một bước chuyển lớn trong công tác thẩm định giá Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 9/3/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 170/2003/NĐ-CP là văn bản pháp luật quy định cụ thể về công tác thẩm định giá, về tài sản phải thẩm định giá,

về doanh nghiệp, cơ quan ban ngành có chức năng thẩm định giá

Đánh dấu quan trọng cho việc phát triển hành lang pháp lý cho giai đoạn này là sự

ra đời của Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 08 năm 2005 của Chính Phủ về Thẩm định gía Nghị định này đã quy định cụ thể về nguyên tắc, phương pháp thẩm định giá, tài sản thẩm định gía, doanh nghiệp thẩm định giá…Đây là văn bản quy phạm Pháp luật về thẩm định giá đầu tiên mang tính Pháp lý hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay Song song đó, Bộ Tài Chính đã ra các Quyết định ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, các Quy chế về cấp, sử dụng và quản lý thẻ thẩm định viên về giá…Có thể nói đây là những hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển cho ngành thẩm định giá Việt Nam đi vào quỹ đạo phát triển

c) Định nghĩa thẩm định giá

Theo giáo sư Lim Lan Yuan- Trường xây dựng và bất động sản- Đại học quốc gia Singapore thì “hẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả đặc điểm của tài sản và cũng như xem xét đến tất cả những yếu tố kinh tế cơ bản của thị trường”

Theo điều 4, Pháp lệnh giá của Việt nam: “Thẩm định giá là việc đánh giá là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt nam hoặc theo thông lệ quốc tế”

Trang 17

2.1.2 Tình hình thực tế của ngành thẩm định giá

a) Cơ hội

Đất dụng võ cho nghề này rất rộng: DN kinh doanh bất động sản, ngân hàng, Cty chứng khoán, cấp quản lý từ trung ương đến địa phương đều có trung tâm-bộ phận thẩm định giá nên rất cần cử nhân có chuyên môn về ngành này

Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa DN cũng cần rất nhiều những người làm thẩm định giá Hiện tại, cả nước mới chỉ có khoảng 200 người được cấp thẻ thẩm định viên

Đây được coi là những "của quý" đối với các DN, đặc biệt là những DN muốn hành nghề TĐG Và theo báo cáo của Bộ Tài chính, dự kiến đến năm 2010, VN cần thêm 500 thẩm định viên về giá (tốc độ tăng 20%)

Mặt khác, chúng ta vẫn chỉ quen với việc thẩm định những giá trị hữu hình như nhà xưởng, đất đai hay máy móc mà quên đi một: thẩm định những giá trị vô hình-thương hiệu của các DN

Tuy nhiên để làm được điều đó đòi hỏi người làm nghề cần phải có một trình độ chuyên môn cao Hiện nay, ở VN, để thẩm định giá của thương hiệu, các DN phải thuê Cty nước ngoài

Đây quả là một điều lãng phí vì trong thời gian tới sẽ có rất nhiều DN VN cần thẩm định thương hiệu của mình

b) Thách thức

Thẩm định là một công việc rất cụ thể, đòi hỏi tính kiên trì và cẩn thận trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu Ngoài việc xem xét những đặc điểm riêng biệt của từng tài sản, người thẩm định còn phải xem xét các yếu tố rủi ro vô hình và những yếu

tố luật pháp ảnh hưởng đến giá trị tài sản

Do tính chất đặc biệt, thẩm định viên còn phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù: kỷ luật và trung thực Đây là nghề đòi hỏi trách nhiệm trước pháp luật rất cao

Trang 18

Sự trung thực của người làm nghề ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả công việc Thẩm định viên không được nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc các lợi ích nào khác từ

tổ chức, cá nhân có nhu cầu TĐG ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng; thẩm định không đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá

Cũng như những kiểm toán viên, thẩm định viên cũng cần phải có thẻ hành nghề

do Bộ Tài chính cấp sau khi thi sát hạch 8 môn (gồm chuyên ngành, tiếng Anh và tin học)

Tuy nhiên, chỉ có các DN hành nghề TĐG mới cần đến thẻ hành nghề, còn lại đa

số những người làm công việc này tại ngân hàng hay Cty chứng khoán làm việc theo kiểu tích lũy kinh nghiệm vì theo họ thẻ không cần thiết

a) Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,

chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo

vệ môi trường, bao gồm:

− Rừng phòng hộ đầu nguồn;

− Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;

Trang 19

− Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;

− Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường;

b) Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ

sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng

hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:

− Vườn quốc gia;

− Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

− Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;

− Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

c) Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản

ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:

− Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

− Rừng sản xuất là rừng trồng;

− Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận

2.2.1.3 Vai trò của rừng

Vai trò quan trọng nhất của rừng đối với khí quyển là sự cung cấp oxy, oxy là nhân

tố đặc biệt quan trọng cho sự tồn tại của sinh vật, ngoài vai trò cung cấp oxy cho khí quyển, rừng còn là màng lọc không khí trong lành như cản khói bụi, hạn chế nhiều loại

vi khuẩn và siêu vi khu còn có vai trò quan trọng trong sự điều hoà khí hậu của quả

đất Vì vậy, rừng được xem là lá phổi xanh của quả đất

Rừng còn có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, giữ nước, chống xói mòn đất, chống lũ lụt, chống sa mạc hoá, chắn gió và bảo vệ mùa màng Vì rừng là một hệ thống phức tạp bao gồm các yếu tố lí học, hoá học và sinh học tác động qua lại với nhau, là một tổng thể của khí hậu, đất đai, động vật, thực vật và vi sinh vật; đó là

Trang 20

một siêu cơ thể tiến hoá tương đối chậm chạp, tham gia vào các chương trình C,O2,

N2, H2O và nhiều loại chất khoáng khác

Rừng và Đất có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện bởi rừng tham gia vào quá trình hình thành và phát triển đất, ngược lại đất là cơ sở duy trì sự tồn tại và phát triển của rừng Hệ thống đất rừng thể hiện chức năng quan trọng là yếu tố cần thiết cho sự sống của con người và cho các động vật khác

Đối với mùa màng, rừng có vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất của cây trồng và vật nuôi Rừng có tác động che chắn gió, cường độ mưa rơi, cường độ dòng chảy… nên hạn chế xói mòn đất, bảo toàn được chất dinh dưỡng trong đất cung cấp cho cây trồng Ngoài ra rừng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất làm tăng độ phì của đất giúp cho cây trồng phát triển Rừng giữ nhiệt độ cho tầng đất mặt, điều hòa khí hậu giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi Bên cạnh đó rừng còn điều hoà nhiệt độ nên làm giảm sự thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của đất và giữ lại nước trong đất giúp cho sự hoà tan chất dinh dưỡng, nhờ đó mà rễ cây được hấp thụ dễ dàng, rừng ngăn chặn được các vùng gió mạnh, chắn rét cho đàn gia súc, tránh cho cây trồng tránh được sự gãy đổ, rừng còn cung cấp chất đốt cho việc sấy hoa màu, lương thực chế biến thực phẩm

Rừng là nguồn cung cấp gỗ và các sản phẩm của gỗ được sử dụng làm vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí Đồng thời là nguồn nhiên liệu cho các ngành công nghiệp hoá học, dệt, bột giấy, nhuộm… Rừng là nguồn cung cấp và điều hoà nguồn nước ngọt Ở những vùng có lượng mưa nhiều vào mùa mưa, nước mưa được giữ lại trong thảm lá mục và trong lớp đất tươi xốp và trực đi xuống các tầng đất sâu hơn hình thành nên những mạch nước ngầm, nên ta có thể xem rừng là kho dự trữ nước và điều phối nguồn nước ngọt cho nhu cầu sinh hoạt và các hoạt động nông nghiệp của con người vào mùa khô hạn Rừng là kho thực phẩm, rừng là nơi cung cấp những loài động vật

và thực vật có thể sử dụng làm nguồn lương thực và thực phẩm cho con người Rừng

có tác dụng chống sự bồi lấp, rừng giúp cho đất chống lại sự xói mòn, gián tiếp chống

sự bồi lấp lòng sông, hồ, các công trình thuỷ điện và các công trình thuỷ lợi Rừng còn

là kho thuốc vô giá, có rất nhiều loại thực vật và động vật có dược tính được sử dụng làm thuốc phục vụ sức khoẻ của con người

Trang 21

2.2.2 Tổng quan tình hình rừng hiện nay

Trang 22

Dương 206 Nam Mỹ 832

Tổng diện tích thế giới 3,952

Nguồn:Cục thống kê

b) Tình hình rừng thế giới hiện nay

Hiện nay rừng thế giới khoang 4 tỷ ha chu yếu tập trung ở Brazil,Canada, Trung quốc,Nga và Mỹ.nhưng diện tích này còn ngay còn giảm.Trong tình hình hiện nay cho thấy việc bảo vệ tài nguyên rừng và việc khôi phục tài nguyên này để bảo cho sự cân bằng sinh thái đồng thời bảo tồn tính đa dạng sinh học, giảm thiểu sự diệt vong của các loài nhất là các loài quý hiếm là một việ làm hết sức cấp bách

Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng trên thế giới tập trung vào các vấn đề chính như ngăn chặn nạn phá rừng nhất là rừng nhiệt đới Các nước đang phát sử dụng đến 80% lượng gỗ củi trên thế giới, bình quân đầu người sử dụng 0,2-0,3m3 gỗ/năm để đun nấu, chiếm gấp 10 lần số lượng gỗ dùng trong xây dựng,vật dụng trang trí và làm giấy

Khuyến khích người dân sử dụng phương pháp Nông-Lâm kết hợp và Nông kết hợp trong phương pháp Nông-Lâm kết hợp thì sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu, việc trồng xen các cây thân gỗ lâu năm nhằm mục đích phòng chống gió bão, chống xói mòn, giữ ẩm và giữ nước…tạo điều kiện làm tăng sản lượng nông nghiệp

Trang 23

Lâm-Trong phương pháp Lâm-Nông kết hợp thì sản lượng cây lâm nghiệp là chính, việc trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp nhằm hạn chế cỏ dại chống xói mòn đồng thời làm tăng số lượng sản phẩm nông nghiệp Ngoài ra người ta còn có thể kết hợp giữa Nông nghiệp, Lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, thuỷ sản

Xây dựng và bảo vệ các khu rừng quốc gia, đối với nước ta hiện nay có khoảng

10 vườn quốc gia (khoảng 254800ha), 18 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 22 khu bảo vệ cảnh quan và khoảng 16 khu bảo tồn biển Việt Nam

2.2.2.2 Rừng Việt Nam

a) Đặc điểm chung

Theo thống kê của các địa phương trong cả nước, đến năm 2008, toàn quốc có trên 12,9 triệu hécta rừng, bao gồm: 10,35 triệu hécta rừng tự nhiên và trên 2,55 triệu hécta rừng trồng; độ che phủ đạt 38,27%

b) Tình hình rừng Việt Nam

Thống kê từ năm 1991 đến tháng 10/2008, tổng diện tích rừng bị mất là 399.118ha, bình quân 57.019ha/năm Trong đó, diện tích được Nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng là 168.634ha; khai thác trắng rừng (chủ yếu

là rừng trồng) theo kế hoạch hàng năm được duyệt là 135.175ha; rừng bị chặt phá trái phép là 68.662ha; thiệt hại do cháy rừng 25.393ha; thiệt hại do sinh vật hại rừng gây thiệt hại 828ha

Như vậy, diện tích mất chủ yếu do được phép chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác theo kế hoạch chiếm 76%; diện tích rừng bị thiệt hại do các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao làm mất 94.055ha rừng, chiếm 23,5% trong tổng diện tích rừng mất trong 7 năm qua, bình quân thiệt hại 13.436ha/năm

Trước tình hình đó ngày 26 tháng 10 năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn số 2963/BNN- KL đề nghị các địa phương tổ chức triển khai thực hiện ngay hai Đề án “Giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007- 2010” tại Quyết định số 2740/QĐ-BNN- KL ngày 20/9/2007 và “Hỗ trợ người dân vùng cao canh tác

Trang 24

nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy giai đoạn 2008- 2012” tại Quyết định số 2945/QĐ- BNN- KL ngày 05/10/2007

Đến nay cả nước đã giao 9,999,892ha rừng, trong đó giao cho các doanh nghiệp nhà nước 2,291,904ha, Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ quản lý 3,981,858ha;

hộ gia đình, cá nhân 2,806,357ha; Cộng đồng dân cư 70,730ha; các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang 228,512ha Cho thuê 75,191ha, trong đó cho các tổ chức kinh tế thuê 69,270ha; cho hộ gia đình, cá nhân thuê 1,709ha; cho tổ chức nước ngoài thuê 4,212ha Như vậy, về cơ bản Việt Nam đã chuyển đổi căn bản cơ chế rừng tập trung vào Nhà nước trước đây sang cơ chế quản lý mới đa dạng về chủ rừng, đặc biệt là khẳng định chủ trương tiếp tục giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cá nhân; đã thể chế hóa quy định pháp luật và triển khai trên thực tiễn việc công nhận hình thức quản

lý rừng của cộng đồng dân cư Cùng với đẩy mạnh công tác giao rừng và đất lâm nghiệp, hiện nay ngành lâm nghiệp đang giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và tổ chức bảo vệ gần 2,45 triệu hécta rừng, trong đó: rừng đặc dụng 285 nghìn hécta, rừng phòng hộ 2 triệu hécta, rừng sản xuất 215 nghìn hécta Thực tiễn khẳng định đây là quan điểm phát triển lâm nghiệp đúng đắn trong nền kinh tế thị trường, nhờ đó huy động được các nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong những năm qua

2.2.2.3 Rừng Bình Thuận

a) Đặc điểm chung

Bình Thuận là một trong những tỉnh có diện tích rừng lớn nhất nước, rừng bình thuận là rừng nhiệt đới Nam Tây Nguyên phong phú về chuẩn loại gỗ có giá trị kinh tế dung để chế biến gỗ mộc cao cấp đồ mỹ nghẹ xuất khẩu như cẩm lai, dầu, sao, sến Rừng Bình Thuận còn được đánh giá là giàu trữ lượng và phong phú về chủng loại Theo số liệu thống kê năm 2001, diện tích rừng và đất bình thuận chiếm 547.476 ha Hiện bình thuận còn 343.509 ha rừng tự nhiên, 43.714 ha rừng trồng với trữ lượng 23 triệu m3 gỗ, trên 25 triệu tre nứa và nhiều lâm sản dược liệu quý hiếm, rừng hỗn giao

lá kim tre nứa thuần có 32.913 ha và 23.934 ha diện tích rừng trồng…Ngoài ra, rừng Bình Thuận còn tập hợp nhiều chủng loại động thực vật phong phú, rừng nguyên sinh

và nhất là rừng kết hợp thác, suối, sông, hồ, hoa cỏ lạ Đã có một số khu rừng được quy hoạch và đầu tư khai thác du lịch như khu vực rừng nguyên sinh Núi Tà Cú (Hàm

Trang 25

Thuận Nam); khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông (Tánh Linh), các dãi rừng dương ven biển từ Phan Thiết đến huyện Bắc Bình, các cánh rừng ở Hàm Thuận Bắc, Đức Linh…với mỗi nơi ẩn chứa mỗi vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú khác nhau

b)Quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2000-2010

Quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp ổn định giai đoạn 2000-2010: 409.143 ha (chiếm 52,12 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh)

i) Theo hiện trạng đất đai :

ƒ Rừng phòng hộ xung yếu quốc gia: 152.041 ha

ƒ Rừng phòng hộ xung yếu cục bộ : 75.667 ha

+ Theo cấp độ xung yếu

ƒ Rất xung yếu : 36.262 ha

ƒ Xung yếu : 191.446 ha

- Rừng đặc dụng : 36.900 ha ( 9,02% )

iii) Theo hệ thống tiểu khu

Tổng số tiểu khu: 397 Tiểu khu

- Rừng sản xuất: 143 TK

- Rừng phòng hộ: 221 TK

+ Rất xung yếu: 35 TK

Trang 26

+ Xung yếu: 186 TK

- Rừng đặc dụng: 33 TK

2.3 Các nguyên nhân mất rừng

a) Nguyên nhân khách quan

Áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh do tăng cơ học, di cư tự do từ nơi khác, đòi hỏi cao về đất ở và đất canh tác, những đối tượng này chủ yếu là những hộ nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng Nhận thức về bảo vệ rừng còn hạn chế, do đó vẫn tiếp tục phá rừng kiếm kế sinh nhai, lấy đất canh tác hoặc làm thuê cho bọn đầu nậu, kẻ có tiền để phá rừng hoặc khai

thác gỗ, lâm sản trái phép

Do cơ chế thị trường, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao, nhu cầu về đất canh tác các mặt hàng này cũng tăng theo, nên đã kích thích người dân phá rừng để lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao hoặc buôn bán đất, sang nhượng trái phép

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới, nhiều công trình xây dựng, đường xá và cơ sở hạ tầng khác được xây dựng gây áp lực lớn đối với rừng

và đất lâm nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép

Tình hình thời tiết diễn biễn ngày càng phức tạp, khô hạn kéo dài, bão lũ xảy ra thường xuyên gây thiệt hại không nhỏ tới tài nguyên rừng Diện tích rừng khoanh nuôi phục hồi và rừng trồng tăng lên, dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng và sinh vật hại rừng cao hơn

b) Nguyên nhân chủ quan

Một là, công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính sách về lâm nghiệp chưa được thực hiện có hiệu quả Người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa chưa nhận thức đầy đủ tính cấp thiết của việc bảo vệ và phát triển rừng, nên vẫn tiếp tục phá rừng, có nơi còn tiếp tay, làm thuê cho bọn đầu nậu, kẻ có tiền

Hai là, các ngành, các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã nhận thức chưa đầy đủ,

Trang 27

nghiệp ở những điểm nóng phá rừng, do lợi ích cục bộ, đã làm ngơ, thậm chí có biểu hiện tiếp tay cho các hành vi phá rừng, khai thác, tiêu thụ lâm sản, sang nhượng đất đai trái phép, nhưng không bị xử lý nghiêm túc Sau một thời gian thực hiện các biện pháp kiên quyết ngăn chặn tình trạng phá rừng theo chỉ đạo của Thủ tướng, một số nơi có biểu hiện thỏa mãn với thành tích, không duy trì hoạt động thường xuyên, do vậy tình trạng phá rừng và các hành vi vi phạm pháp luật tiếp tục tái xuất hiện

Ba là, chủ rừng là các lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng không đủ năng lực để quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao Một số đơn

vị có biểu hiện thiếu trách nhiệm, thông đồng, tiếp tay cho hành vi phá rừng (Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Bình Thuận, ) Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và các

tổ chức khác có diện tích quy mô nhỏ nên không thể tự tổ chức lực lượng bảo vệ rừng được giao, vì vậy Nhà nước đang phải hỗ trợ bảo vệ rừng cho những đối tượng này Gần 3 triệu hécta rừng chưa có chủ, thuộc trách nhiệm quản lý của Uỷ ban nhân dân

xã, nhưng chưa có cơ chế để chính quyền cấp xã thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả

Bốn là, cơ chế chính sách chậm đổi mới chưa tạo động lực thu hút các nguồn lực cho bảo vệ rừng Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng thiếu rõ ràng, khi rừng bị mất, chủ rừng (nhất là các chủ rừng thuộc Nhà nước) không phải chịu trách nhiệm trực tiếp Chính sách quyền hưởng lợi từ rừng chưa phù hợp với thực tiễn, lại chưa được các địa phương thực hiện nghiêm túc Công tác quy hoạch, kế hoạch thiếu tính khoa học, chưa đồng bộ với các quy hoạch khác như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, sử dụng đất đai, nên quy hoạch không được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên bị phá vỡ Công tác giao, cho thuê rừng, đất rừng, khoán bảo vệ rừng đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất chậm, theo dõi việc sử dụng đất rừng sau khi giao, cho thuê chưa thường xuyên Thiếu sự đồng bộ, gắn kết trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án (chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo; các chương trình 135; 132 và 134; 120; 661)

Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật chậm, chưa kịp thời quy định các biện pháp phối hợp để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của lâm tặc và người có trách nhiệm quản lý Nhà nước Chưa có chiến lược hoàn thiện

Trang 28

hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, do vậy việc ban hành các văn bản đơn hành còn mang tính giải quyết tình thế cấp thiết

Năm là, chưa huy động được các lực lượng của xã hội cho bảo vệ rừng Phối hợp giữa các lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm lâm ở nhiều địa phương chưa thật sự có hiệu quả, còn mang tính hình thức, nhiều tụ điểm phá rừng trái phép chưa có phương

án giải quyết của liên ngành

Việc xử lý các vi phạm chưa kịp thời, thiếu kiên quyết, còn có những quan điểm khác nhau của các cơ quan chức năng ở một số địa phương Trong khi lâm tặc phá rừng, khai thác gỗ trái phép với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt; chống trả người thi hành công vụ ngày càng hung hãn; không xử lý kiên quyết, nghiêm minh, lâm tặc

sẽ coi thường pháp luật và tiếp tục chống người thi hành công vụ với mức độ phổ biến hơn

Sáu là, lực lượng kiểm lâm mỏng, địa vị pháp lý chưa rõ ràng, trang thiết bị, phương tiện thiếu thốn, lạc hậu Chế độ chính sách cho lực lượng kiểm lâm chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao Vì vậy, ở những vùng trọng điểm phá rừng nếu chỉ có lực lượng kiểm lâm không thể giải quyết dứt điểm Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế (nhất là nghiệp vụ vận động quần chúng), một số công chức kiểm lâm dao động trước khó khăn, thậm chí có biểu hiện tiêu cực

Công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, giáo dục đạo đức phẩm chất cho đội ngũ bảo vệ rừng nhất là kiểm lâm chưa được coi trọng đúng mức, nên chưa có cơ sở vật chất cho việc đào tạo, huấn luyện

Bảy là, cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng hết sức khó khăn Những năm qua nguồn đầu tư cho bảo vệ rừng chủ yếu từ chương trình 661, nhưng chỉ được 5% cho xây dựng cơ sở hạ tầng, vì vậy các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, công trình nghiệp vụ khác được xây dựng không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ rừng bền vững Tỷ trọng vốn đầu tư của xã hội cho công tác bảo vệ rừng không đáng kể

Trang 29

Ranh giới địa lý Tỉnh Bình Thuận thuộc về miền đông nam bộ

- Phía bắc giáp với Tỉnh Ninh Thuận

- Phía tây giáp với Tỉnh Lâm Đồng

- Tây giáp với Tỉnh Đồng Nai,

- Đông giáp với Biển Đông

Tọa độ địa lý;

Trang 30

10035/ - 11038/ vĩ độ Bắc

107024/ - 108059/ Kinh độ Đông

b) Địa hình

Tỉnh Bình Thuận có 4 dạng địa hình cơ bảng là núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát

và các ven biển ngoài khơi có một số đảo tronh đó có 10 đảo của Huyện Đảo Phú Qúy Trên địa bản Tỉnh có một số núi cao như: Đa My, Núi Ông…

c) Đặc điểm thời tiết khí hậu

Bình Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất Đông Nam Bộ, đặc biệt là khu vực huyện Tuy Phong, Bắc Bình… với các đặc trưng là mưa, nắng gió nhiều bốc hơi nhanh

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5- 10 mùa khô từ tháng 11-4 năm sau Các sốliệu thống kê như sau

− Là lượng mưa trung bình hằng năm là 1024mm

− Nhiệt độ trung khoảng 270C

− Nhiệt độ cao nhất 320C

− Nhiệt độ thấp nhất 220C

− Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10

− Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

− Nhiệt độ trung bình: 27,00CLượng mưa trung bình năm: 1.024 mm

Trang 31

d) Thủy văn sông ngòi

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 6 con sông chính trong đó có Sông Lũy, sông Cái, Sông Dinh, Sông Lòng, sông bắt nguồn dãy núi cao chảy về hướng Đông ra Biển, ngoài ra trên địa bản tỉnh còn có các đập, các hồ để phục vụ về công tác thủy lợi tưới nướctreen địa bàn Tỉnh

Bảng 1: Các Hệ Thống Sông Chính Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Thuận

3.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội

- Dân số năm 2005: 1.157.000 người

- Lao động trong độ tuổi: 676.000 người

- Lao động qua đào tạo: 14,6%

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là: 424 USD

- Tốc độ tăng trưởng GDP (2001-2005) là 16,7%

- Cơ cấu kinh tế năm 2005 (tính cả thủy điện):

+ Công nghiệp và Xây dựng: 32,17%

+ Nông, lâm thủy sản: 30,7%

+ Dịch vụ: 37,2%

- Độ che phủ rừng: 48%

- Kim ngạch xuất khẩu (năm 2005): 95,161 triệu USD

- Thu ngân sách trên địa bàn (không kể dầu khí): 1.200 tỷ

- Chi đầu tư phát triển: 4.000 tỷ đồng

- Tỷ lệ hộ nghèo: 14,24% (chuẩn mới)

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,39%

Trang 32

- Số doanh nghiệp tư nhân toàn tỉnh: 1.700 doanh nghiệp, vốn đăng ký kinh doanh: 6.300 tỷ đồng

- Dự án đầu tư nước ngoài: 44 dự án, vốn đăng ký: 181,6 triệu USD

3.1.1.3 Dân tộc, tôn giáo

Bình Thuận có một nền văn hóa đa dạng và lâu đời của nhiều dân tộc Toàn tỉnh có hơn 30 dân tộc chung sống, trong đó 6 dân tộc đông nhất là: Việt (Kinh), Chăm, Hoa,

Ra Glai, Cơ Ho và Tày

3.1.1.4 Giao thông

Thành phố Phan Thiết cách Tp Hồ Chí Minh 200km, cách Hà Nội 1.518km Bình Thuận có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam đi qua tỉnh, có quốc lộ 28 nối sang Lâm Đồng

3.1.2 Các định nghĩa trong bài luận

3.1.2.1 Định nghĩa thẩm định giá

Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả đặc điểm của tài sản và cũng như xem xét đến tất cả những yếu tố kinh tế cơ bản của thị trường

3.1.2.2 Định nghĩa rừng

Rừng là một tài nguyên kinh tế Chúng ta có thể sử dụng rừng để sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ phục vụ người tiêu dùng Rừng có thể dược sử dụng cho nhiều mục đích

khác nhau:

- Sử dụng làm gỗ ván, giấy, nhiên liệu

- Giữ gìn để làm địa điểm nghỉ ngơi, giải trí bảo tồn

- Phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau như: chăn nuôi, bảo tồn các loại hoang dã, cung cấp nước

Trang 33

3.1.3 Các định nghĩa khác

™ Giá quyền sử dụng rừng

Là giá trị mà chủ rừng có thể được hưởng từ rừng trong khoảng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một héc ta (ha) rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành

™ Giá quyền sở hữu rừng trồng

Là giá trị mà chủ rừng có thể được hưởng từ rừng trong khoảng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một héc ta (ha) rừng sản xuất là rừng trồng

theo quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành

™ Giá chuyển nhượng quyền sở hữu rừng trồng, quyền sử dụng rừng sản

xuất là rừng tự nhiên thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường

Là số tiền tính trên một héc ta rừng sản xuất là rừng trồng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được hình thành từ kết quả giao dịch thực tế mang tính phổ biến trên thị trường giữa người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tăng hoặc giảm giá do đầu cơ, thay đổi quy hoạch, chuyển nhượng trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyết thống

™ Giá cho thuê quyền sử dụng rừng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường

Là số tiền tính trên một héc ta rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được hình thành từ kết quả giao dịch thực tế mang tính phổ biến trên thị trường giữa người cho thuê và người thuê trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tăng hoặc giảm giá do đầu cơ, thay đổi quy hoạch, cho thuê trong tình trạng bị

ép buộc, quan hệ huyết thống

Trang 34

™ Thu nhập thuần tuý từ rừng

Là số tiền mà chủ rừng thu được từ hoạt động khai thác lâm sản; kinh doanh

cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có) sau khi trừ chi phí đầu

tư tạo rừng, thuế và các khoản chi phí hợp lý khác

™ Tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng

Là số tiền mà chủ rừng phải trả để được sử dụng rừng vào mục đích khai thác

lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có) theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành

™ Tiền bồi thường cho chủ rừng khi Nhà nước thu hồi rừng

Là số tiền mà Nhà nước phải trả cho chủ rừng tương xứng với các khoản thu nhập chủ rừng có thể được hưởng từ rừng trong khoảng thời gian được giao, được thuê còn lại từ khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có) theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành

™ Tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật

gây thiệt hại về rừng

Là số tiền mà người có hành vi vi phạm gây thiệt hại về rừng phải bồi thường cho Nhà nước, bao gồm giá trị về lâm sản và giá trị về môi trường của rừng bị thiệt hại

™ Giá trị về lâm sản

Là giá trị của toàn bộ gỗ, lâm sản ngoài gỗ trên diện tích rừng bị phá

™ Giá trị về môi trường: Là giá trị của rừng cung cấp môi trường hàng năm và được tính bằng thương số giữa thu nhập thuần tuý của giá trị môi trường hàng năm trên lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm của loại tiền VNĐ tại ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn ở thời điểm định giá hoặc được tính

bằng giá trị của rừng về lâm sản nhân với hệ số k từ 2 đến 5 (tuỳ theo từng loại rừng) (Theo nghị định Số: 48/2007/NĐ-CP)

Trang 35

3.1.4 Cơ sở lý luận của thẩm định giá rừng

3.1.4.1 Nguyên tắc và căn cứ xác định các loại giá rừng

1) Đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và khoa học

2) Sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng, giá cho thuê quyền sử dụng rừng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi giá quyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng thực tế trên thị trường có biến động lớn thì phải điều chỉnh cho phù hợp

3) Căn cứ vào vị trí khu rừng, trạng thái rừng; trữ lượng, chất lượng lâm sản tại thời điểm định giá

4) Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; chế độ quản lý và sử dụng của từng loại rừng; tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban hành

5) Các khu rừng cùng loại, cùng chức năng, tương đương về vị trí khu rừng, có trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản như nhau thì có cùng mức giá

(Theo nghị định Số: 48/2007/NĐ-CP) 3.1.4.2 Cơ sở của việc xác định giá rừng

a)Các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Quyết định số 2740/QĐ-BNN- KL ngày 20/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt đề án: Giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007- 2010

- Quyết định số 2945/QĐ-BNN- KL ngày 05/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp

& PTNT phê duyệt đề án: Hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông – lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy giai đoạn 2008-2012

- Văn bản số 2963/BNN-KL ngày 26/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai đề án giao rừng, cho thuê rừng và đề án nương rẫy

- Văn bản số 3450/BNN-KL ngày 14/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Thống kê nhu cầu kinh phí và gạo hỗ trợ trồng rừng trên đất nương rẫy

Trang 36

- Văn bản số 3595/BNN-KL ngày 28/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường tổ chức triển khai thực hiện giao rừng, cho thuê rừng và quản lý nương rẫy

- Văn bản số 2818/BNN-KL ngày 9/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng và quản lý nương rẫy

- Quyết định Số: 112 /2008/QĐ-BNN, ngày 19 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp & PTNT Về việc ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng

b)Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Kiểm lâm:

- Văn bản số 505/KL-BV&PCCCR ngày 9/5/2007 về việc thực hiện Chỉ thị số 15/2007/CT-BNN về việc tăng cường quản lý canh tác nương rẫy

- Văn bản số 610/KL-BV&PCCCR ngày 31/5/2007 về báo cáo kết quả công tác giao đất khoán rừng, quản lý canh tác nương rẫy

- Văn bản số 1371/KL-BV&PCCCR ngày 26/11/2007 về việc rà soát thống kê tình hình giao rừng, cho thuê rừng và nương rẫy

3.2 Phương Phương pháp nghiên cứu:

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Dùng phương pháp thống kê mô tả

- Thu thập số liệu thứ cấp từ chương trình huy hoạch và phát triển rừng tai Tỉnh

Bình Thuận

- Tiến hành khảo sát thực tế tại các khu rừng ở Tỉnh Bình Thuận

3.2.2 Phương pháp xác định giá các loại rừng:

Căn cứ theo nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng

Có 3 phương pháp xác định giá các loại rừng:

− Phương pháp thu nhập

− Phương pháp chi phí

Trang 37

− Phương pháp so sánh

3.2.2.1 Phương pháp thu nhập

a) Định nghĩa phương pháp thu nhập

Phương pháp thu nhập là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ thể căn cứ vào thu nhập thuần tuý thu được từ rừng quy về thời điểm định giá với lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm của loại tiền VNĐ tại Ngân hàng Thương mại

có mức lãi suất trung bình trên địa bàn ở thời điểm định giá

b) Điều kiện áp dụng phương pháp thu nhập

Áp dụng phương pháp thu nhập khi có đủ thông tin để xác định được các khoản

thu nhập thuần tuý mang lại cho chủ rừng từ diện tích rừng cần định giá

c) Các bước thực hiện định giá bằng phương pháp thu nhập

1 Khảo sát, thu thập thông tin về diện tích rừng cần định giá gồm loại rừng theo mục đích sử dụng rừng, trạng thái rừng, trữ lượng rừng, chất lượng lâm sản và các quy định về quản lý và sử dụng rừng

2 Xác định các nguồn thu và chi phí đối với hoạt động khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học (nếu có) trên diện tích rừng cần định giá

3 Tính thu nhập thuần tuý trong các năm còn lại của chu kỳ sản xuất (đối với rừng sản xuất là rừng trồng); thu nhập thuần tuý trong các năm của thời hạn sử dụng rừng (đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên)

hoặc thu nhập thuần tuý hàng năm bình quân (nếu có) đối với rừng tự nhiên

4 Xác định mức lãi suất tiền gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này

5 Xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên; giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

d) Phương pháp xác định giá các loại rừng bằng phương pháp thu nhập

Việc xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng

tự nhiên; giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với diện tích rừng cần định giá bằng phương pháp thu nhập được thực hiện như sau:

Trang 38

™ Đối với rừng đặc dụng

• Việc xác định giá quyền sử dụng rừng đặc dụng đối với diện tích rừng đã có hoạt động kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí (sau đây gọi chung là kinh doanh cảnh quan), nghiên cứu khoa học và các giá trị dịch vụ khác của rừng mà chủ rừng thu được (nếu có) như sau:

− Tính tổng doanh thu bình quân 01 năm cho tối đa 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, gồm:

+ Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái (tiền bán

vé của phần cảnh quan môi trường), nghỉ dưỡng, giải trí (nếu có);

+ Doanh thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học (nếu có);

+ Doanh thu từ các dịch vụ khác của rừng mà chủ rừng thu được (nếu có)

− Tính tổng chi phí bình quân 01 năm cho tối đa 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, gồm:

+ Chi phí đối với hoạt động kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: in vé, quảng cáo, nhân công, chi phí quản lý, trồng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng và duy tu bảo dưỡng công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh cảnh quan;

+ Chi phí đối với nghiên cứu khoa học (nếu có);

+ Thuế, phí và các chi phí hợp lý khác (nếu có)

Các khoản chi phí trên được tính theo các quy định của Nhà nước, mức nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra, giá nhân công tính theo giá trị tại thời điểm định giá; các khoản chi phí nào không có quy định của Nhà nước thì tính theo giá thực

tế tại thị trường địa phương tương ứng với khoảng thời gian trên (theo từng năm)

− Xác định lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất trung bình trên địa bàn ở thời điểm định giá được tính bằng cách lấy trung bình của lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một năm tại Ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao nhất và Ngân hàng thương mại có mức lãi suất thấp nhất trên địa bàn ở thời điểm định giá

− Tính giá quyền sử dụng rừng đặc dụng đối với diện tích rừng cần định giá theo công thức sau:

C

B

Trang 39

+ S là tiền cho thuê rừng đặc dụng trong thời gian t năm;

+ Glà giá quyền sử dụng rừng đặc dụng đối với diện tích rừng cần định giá; + t là khoảng thời gian cho thuê rừng (tính theo năm);

+ Vị trí địa lý, địa hình, địa vật của khu rừng;

+ Tài nguyên rừng, trạng thái rừng, chất lượng rừng;

+ Công trình kết cấu hạ tầng gắn liền với mục đích bảo vệ, phát triển rừng đã được đầu tư; hệ số sử dụng đất để xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động kinh doanh cảnh quan;

+ Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, hệ thống giao thông, các di tích văn hoá, lịch sử và các điều kiện khác trong vùng có diện tích rừng cho thuê;

) ) 1 (

1 1

r G

S

+

=

Trang 40

+ Tham khảo giá đã cho thuê rừng vào mục đích kinh doanh cảnh quan, nghiên cứu khoa học ở những vùng có điều kiện tương tự

™ Đối với rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên của diện tích cần định giá bao gồm giá quyền sử dụng rừng đối với gỗ, củi (nếu có), lâm sản ngoài gỗ và giá quyền sử dụng rừng đối với cảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị dịch vụ khác của rừng mà chủ rừng thu được (nếu có)

Việc xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, giá quyền sử dụng rừng sản xuất

là rừng tự nhiên đối với gỗ, củi (nếu có) và lâm sản ngoài gỗ được xác định như sau:

− Thông số cần xác định

+ Trữ lượng gỗ của rừng tại thời điểm định giá;

+ Tăng trưởng bình quân năm của rừng tính từ thời điểm định giá đến năm được khai thác theo quy trình;

+ Số năm cần để đạt được trữ lượng khai thác;

+ Cường độ được phép khai thác;

+ Trữ lượng, sản lượng gỗ, củi (nếu có) tại năm được khai thác theo quy trình Việc xác định trữ lượng, sản lượng gỗ khai thác dựa trên lượng tăng trưởng bình quân năm của rừng hoặc trên cơ sở so sánh với một khu rừng tương tự trên địa bàn đã khai thác;

+ Giá các loại sản phẩm gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trên thị trường tại bãi giao ở thời điểm định giá;

+ Doanh thu từ việc bán gỗ, củi (nếu có), lâm sản ngoài gỗ khai thác tại năm được khai thác theo quy trình (mức giá được tính ở thời điểm định giá tại bãi giao);

− Cách tính toán như sau:

+ Tính tổng doanh thu hàng năm từ việc bán gỗ, củi (nếu có), lâm sản ngoài

gỗ tại bãi giao tính từ năm định giá đến năm kết thúc cho thuê/ giao rừng;

+ Tính tổng chi phí bao gồm:

9 Chi phí hàng năm về khai thác, vận suất, vận chuyển gỗ, củi (nếu có), lâm sản ngoài gỗ đến bãi giao tính từ năm định giá đến năm kết thúc cho thuê/giao rừng;

Ngày đăng: 12/09/2018, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w