Thực trạng áp dụng các phương pháp thẩm định giá trị máy móc thiết bị tại trung tâm thẩm định giá thương tín

86 1.3K 5
Thực trạng áp dụng các phương pháp thẩm định giá trị máy móc thiết bị tại trung tâm thẩm định giá thương tín

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Cơ sở lý luận thẩm định giá trị máy móc thiết bị 4 1.1 Tổng quan về thẩm định giá và thẩm định giá trị MMTB 4 1.1 Tổng quan về thẩm định giá 4 1.1.1 Tổng quan về thẩm định giá trị máy móc thiết bị 6 1.1 Quy trình thẩm định giá trị MMTB: 9 1.2.1. Khái niệm: 9 1.2.2. Quy trình thẩm định: 10 1.2.3 Các phương pháp thẩm định giá trị MMTB 13 1.2.4 Khấu hao máy móc thiết bị 13 Chương 2: Thực trạng vận dụng các phương pháp thẩm định giá trị MMTB tại Trung tâm thẩm định giá Thương tín – chi nhánh Nha Trang, Khánh Hòa 17 2.1. Giới thiệu trung tâm thẩm định giá Thương Tín-chi nhánh Nha Trang 17 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ 17 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý 19 2.1.3. Kết quả hoạt động của chi nhánh 21 2.1.4. Phương hướng phát triển 23 2.2. Thực trạng thẩm định giá MMTB tại TT Thẩm định giá Thương Tín 24 2.2.1. Quy trình thẩm định giá MMTB tại trung tâm 24 2.2.2. Thực trạng thẩm định giá MMTB tại trung tâm 26 2.2.2.1. Phương pháp so sánh trực tiếp 26 2.2.2.1.1 Báo cáo thẩm định minh họa cho phương pháp so sánh 31 2.2.2.2 Phương pháp chi phí 40 2.2.2.2.1 Minh họa thẩm định giá phương pháp chi phí 43 2.2.2.3 Phương pháp đầu tư 50 2.2.2.2.3.1 Minh họa phương pháp đầu tư 56 2.3. Các giấy tờ pháp lý liên quan đến Thẩm định giá trị MMTB 59 ii 2.4. Nhận xét chương 2: 76 3.1 Quan điểm 79 3.2. Ý kiến của bản thân 80 3.3. Bài học kinh nghiệm: 82 Kết luận 84 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.2: đặc điểm máy móc thiết bị cần thẩm định 33 Bảng 2.3: thông tin MMTB so sánh đơn vị 1 cung cấp 36 Bảng 2.4: thông tin MMTB so sánh đơn vị 2 cung cấp 37 Bảng 2.5: thông tin MMTB so sánh đơn vị 3 cung cấp 38 Bảng 2.6: kết quả chi tiết MMTB cần thẩm định 39 Bảng 2.7: Đặc điểm kỹ thuật của MMTB cần thẩm định 45 Bảng 2.8: tình hình khấu hao của máy DK7732 48 Bảng 2.9: số liệu đơn vị 1 cung cấp 57 Bảng 2.10: số liệu đơn vị 2 cung cấp 57 Bảng 2.11: số liệu ước tính của MMTB cần thẩm định 58 DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 1.1: Quy trình thẩm định giá MMTB 10 Hình 2.1: hình ảnh VPĐD tại Nha Trang 18 Sơ đồ 2.1: cơ cấu tổ chức 21 Hình 2.2: máy bơm nước thải chìm 34 Hình 2.3: Máy Bơm bùn chìm 34 Hình 2.4: Máy Thổi khí 35 Hình 2.5: Máy Bơm định lượng hóa chất 35 Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định phương pháp chi phí 41 Hình 2.6: máy cắt dây DK7732 46 Sơ đồ 2.3: quy trình thẩm định MMTB phương pháp đầu tư 51 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trên thế giới, nghề thẩm định giá đã được hình thành và phát triển từ lâu, nhưng ở Việt Nam đây còn là một nghề rất non trẻ. Với pháp lệnh giá được ban hành và thực tiễn hoạt động thẩm định giá trong nước thời gian qua đã khẳng định: thẩm định giá là một nghề cần thiết tồn tại khách quan, phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, nhất là những nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta. Một trong những nội dung quan trọng của thẩm định giá là Thẩm định giá trị máy móc thiết bị (MMTB). Như chúng ta đều biết, MMTB là một trong những sản không thể thiếu đối với bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Vì vậy, để các doanh nghiệp có thể quản lý được MMTB của mình một cách hợp lý và hiệu quả nhất, đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá đúng được giá trị của MMTB đó trong những trường hợp cần xác định giá trị của nó. Cho nên, thẩm định giá trị MMTB có vai trò hết sức cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Hơn nữa cùng với sự vận động và phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay, hoạt động: mua bán, chuyển nhượng, cầm cố thế chấp, thanh lý… máy móc thiết bị; hay góp vốn bằng máy móc thiết bị ngày càng đa dạng và xảy ra thường xuyên hơn. Bởi vậy, việc xác định đúng, chính xác tại thời điểm của máy móc thiết bị đang ngày càng được quan tâm. Công việc xác định đúng giá trị máy móc thiết bị không chỉ là công việc của những thẩm định viên, mà trong những trường hợp nhất định, cụ thể thì người kế toán trong một đơn vị kinh tế liên quan cũng cần phải hiểu biết và nắm bắt thông tin đó. 2 Vì vậy mà mặc dù là một sinh viên ngành kế toán nhưng em đã chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng áp dụng các phương pháp Thẩm định giá trị máy móc thiết bị tại trung tâm Thẩm định giá Thương tín” để có thể học hỏi thêm kiến thức cần thiết cho công việc của một nhân viên kế toán. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu để có thêm kiến thức về thẩm định giá nói chung, thẩm định giá trị máy móc thiết bị nói riêng; nhằm bổ trợ thêm những kiến thức cần thiết cho một nhân viên kế toán. Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến thẩm định giá nói chung, thẩm định giá trị máy móc thiết bị nói riêng. Phân tích thực trạng cụ thể thẩm định giá trị máy móc thiết bị tại trung tâm thẩm định giá Thương tín. Học hỏi kinh nghiệm thực tế trong việc thẩm định giá trị máy móc thiết bị. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Các phương pháp thẩm định giá trị MMTB Quy trình thẩm định giá trị MMTB Một vài ví dụ thực tế công việc thẩm định giá trị MMTB b. Phạm vi nghiên cứu Đề tài đề cập chủ yếu tới phương pháp thẩm định giá trị MMTB được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp so sánh trực tiếp. 3 Đề tài nghiên cứu thẩm định giá trị MMTB chủ yếu phục vụ cho việc mua bán, chuyển nhượng và thanh lý TSCĐ Thực tiễn hoạt động thẩm định giá trị MMTB của Trung tâm Thẩm định giá Thương tín tại Nha Trang. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thu thập thông tin. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp phỏng vấn…. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Thẩm định giá trị MMTB. Chương 2: Thực trạng vận dụng các phương pháp thẩm định giá trị MMTB tại trung tâm thẩm định giá Thương tín – chi nhánh Nha Trang, Khánh Hòa. Chương 3: Một số ý kiến của bản thân và bài học kinh nghiệm sau thời gian thực tập. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ MÁY MÓC THIẾT BỊ 1. Tổng quan về thẩm định giá và thẩm định giá trị MMTB 1.1.Tổng quan về thẩm định giá a. Khái niệm Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về thẩm định giá, nhưng dưới đây xin đề cập đến ba định nghĩa về thẩm định giá như sau: Thẩm định giá là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác đinh.(giáo sư W.Seabrooke – Viện đại học Portsmouth, Vương quốc Anh) Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản và cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thi trường, bao gồm các loại đầu tư lựa chọn (Giáo sư Lim Lan Yuan – Trường xây dựng và bất động sản – Đại học quốc gia Singapore). Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế (Căn cứ theo điều 4, pháp lệnh số 40 về giá quy định). b. Sự phát triển thẩm định giá tại Việt Nam: Trên thế giới, nghề thẩm định giá đã xuất hiện từ những năm 1940 và được thừa nhận là một nghề có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó phục vụ nhu cầu xác định giá trị thị trường một các khoa học, tại thời điểm, địa điểm cụ thể cho các giao dịch cần đến tính độc lập, khách quan không chịu 5 ảnh hưởng của bên bán hoặc bên mua trong các lĩnh vực về xác định quyền sở hữu, quản lý, mua bán, tính thuế, bảo hiểm, cho thuê, cầm cố, thế chấp…. Thẩm định giá có mặt ở nước ta từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, khi mà nền kinh tế bắt đầu chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Trong thời kỳ đầu, thẩm định giá ở nước ta chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của ngân sách như đấu thầu, mua sắm và đặc biệt là phục vụ cổ phần hoá các doanh nghiệp NN. Nghề thẩm định giá ra đời có ảnh hưởng lớn, thay đổi về bản chất khi nó đưa giá trị của các tài sản được thẩm định gần sát hơn với thực tế và đảm bảo phục vụ các nhu cầu khác nhau về giá mà trước đây phải phụ thuộc nặng nề vào Nhà nước dưới hình thức áp đặt đối tượng, trường hợp cụ thể. Hiện nay, nghề Thẩm định giá tại Việt Nam đã dần đi vào cuộc sống, dịch vụ thẩm định giá đã được mọi thành phần kinh tế trong xã hội quan tâm, sử dụng như một công cụ tài chính phục vụ cho các hoạt động giao dịch về dân sự, kinh tế, tư pháp, tài chính, ngân hàng … nó đã và đang đem lại nhiều tiện ích, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của các thành phần trong xã hội trong thời kỳ hội nhập Quốc tế. c. Vai trò của thẩm định giá: Là công cụ cơ bản trong quản lý giá của nhà nước Tạo điều kiện để nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Chống độc quyền giá cả hàng hóa, phá giá hàng hóa, góp phần xậy dựng một thị trường cạnh tranh lành mạnh 6 Hỗ trợ qua lại và kích thích sự phát triển của thị trường dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường bất động sản và các thị trường khác. Tạo điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế về giá cả nhằm đáp ứng xu thế toàn cầu hóa khu vực và thế giới. 1.1.1 Tổng quan về thẩm định giá trị máy móc thiết bị a. Khái niệm thẩm định giá trị máy móc thiết bị Thẩm định giá trị máy móc thiết bị là quá trình ước tính giá trị máy móc thiết bị phù hợp với thị trường tại thời điểm, địa điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế. b. Khái niệm máy móc thiết bị: Là các máy riêng lẻ hay dây chuyền sản xuất. Máy móc là một loại thiết bị có sử dụng các lực cơ khí, cấu tạo từ nhiều bộ phận và có chức năng nhất định, dùng để thực hiện những công việc nào đó. Thông thường máy móc bao gồm các bộ phận sau:  Bộ phận động lực.  Bộ phận truyền dẫn.  Bộ phận chức năng.  Ngoài ra một số máy còn có bộn phận điện và điều khiển. Thiết bị: là những tài sản phụ trợ được sử dụng để trợ giúp cho hoạt động của máy móc. Xu thế phát triển của thiết bị là ngày càng nhỏ gọn và có thể liên kết với nhiều thiết bị khác. c. Bản chất và đặc điểm máy móc thiết bị: Có thể di dời được. 7 Có tính phổ biến không hạn chế về số lượng. Đa dạng, phong phú. Chất lượng, độ tin cậy, tuổi thọ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuổi thọ có giới hạn. Thời gian khai thác hiệu quả còn phụ thuộc vào sự tuân thủ các hướng dẫn vận hành cảu nhà sản xuất trong quá trình khai thác của người sử dụng. Có thể chuyển nhượng, thay đổi chủ sở hữu dễ dàng. d. Cơ sở và nguyên tắc thẩm định giá trị MMTB: Cơ sở thẩm định giá trị MMTB: cũng giống như việc thẩm định giá trị tài sản, thẩm định giá trị MMTB dựa trên hai cơ sở sau:  Cơ sở giá trị thị trường (theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế số 1): “ giá trị thị trường là tổng số tiền trao đổi ước tính về tài sản giữa một bên là người bán, sẵn sang bán tài sản với một bên là người mua, sẵn sàng mua tài sản, vào thời điểm thẩm định giá, sau quá trình tiếp thị công khai mà tại đó bên bán và bên mua đều hành động một cách tự nguyện, thiện chí và hiểu biết lẫn nhau, trên một thị trường trao đổi khách quan và độc lập”.  Cơ sở giá trị phi thị trường: giá trị phi thị trường của tài sản là mức giá ước tính được xác định theo những căn cứ khác với giá trị thị trường hoặc có thể được mua bán, trao đổi với mức giá không phản ánh giá thị trường. Nguyên tắc thẩm định giá trị MMTB:  Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất: việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của MMTB là đạt được mức hữu dụng tối đa trong 8 những hoàn cảnh kinh tế - xã hội thích hợp, có thể cho phép về mặt tự nhiên, mặt pháp lý, về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất cho MMTB.  Nguyên tắc thay thế: khi hai MMTB có tính hữu ích như nhau, MMTB nào chào bán ở mức giá thấp nhất MMTB đó sẽ được bán trước.  Nguyên tắc cung cầu: giá trị của một tài sản nói chung, MMTB nói riêng được xác định bởi mối quan hệ cung cầu về nó trên thị trường. Giá trị MMTB thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung.  Nguyên tắc đóng góp: giá trị của một MMTB hay một bộ phận cấu thành lên MMTB phụ thuộc vào sự vắng mặt của MMTB, bộ phận đó làm giảm đi bao nhiêu giá trị của toàn bộ MMTB, có nghĩa là lượng giá trị nó đóng góp vào giá trị toàn bộ là bao nhiêu.  Nguyên tắc phù hợp: MMTB cần phải phù hợp với môi trường của nó nhằm đạt được mức sinh lời cao nhất.  Nguyên tắc thay đổi: giá trị của MMTB thay đổi theo sự thay đổi của những giá trị hình thành nên giá trị của nó.  Nguyên tắc dự báo: với nguyên tắc này, trong thẩm định giá MMTB cần dự báo trước các tình huống về kinh tế, chính trị, môi trường… có thể xảy ra trong tương lai có tác động đến giá trị của MMTB thẩm định giá.  Nguyên tắc dự tính lợi ích trong tương lai: giá trị của MMTB có thể được xác định bằng việc dự tính lợi ích của nó trong tương lai. Do đó, việc thẩm định MMTB dựa trên các triển vọng tương lai, lợi ích dự kiến nhận được từ quyển sự dụng MMTB của người mua. e. Mục đích thẩm định giá trị máy móc thiết bị [...]... số của dãy số thứ tự Trên đây là các phương pháp tính khấu hao và công thức tính khấu hao theo mỗi phương pháp để làm cơ sở cho các phương pháp thẩm định giá MMTB cần sử dụng đến 17 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ MMTB TẠI TRUNG TÂM THẨM ĐỊNH GIÁ THƢƠNG TÍN- CHI NHÁNH NHA TRANG, KHÁNH HÒA 2.1 Giới thiệu trung tâm thẩm định giá Thƣơng Tín- chi nhánh Nha Trang 2.1.1 Quá... công việc thẩm định giá Mục đích của công việc thẩm định giá: mua bán, cho thuê, tính thuế, để bảo hiểm hay để đầu tư mới, … Các phương pháp thẩm định giá máy móc, thiết bị được đề cập đến trong báo cáo này bao gồm: Phương pháp so sánh trực tiếp Phương pháp chi phí Phương pháp đầu tư Chủ yếu đi vào phân tích và làm mẫu của thẩm định giá trị máy móc thiết bị theo phương pháp đang được sử dụng phổ biến... chứng thư thẩm định giá 13 1.2.3 Các phƣơng pháp thẩm định giá trị MMTB Việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá là vấn đề quan trọng trong thực hành thẩm định giá trị MMTB Để lựa chọn được phương pháp thẩm định giá phù hợp, phải căn cứ các yếu tố sau đây: Loại thiết bị, máy móc cần thẩm định Nguồn thông tin liên quan thu thập được cũng như mức độ tin cậy của nguồn thông tin, và khả năng sử dụng các tài...9 Mục đích của việc thẩm định giá có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn cơ sở thẩm định giá Xác định chính xác mục đích thẩm định giá giúp thẩm định viên tránh được việc lựa chọn cơ sở thẩm định giá không đúng, qua đó áp dụng phương pháp thẩm định giá không thích hợp, dẫn đến việc thẩm định giá không đúng với mục đích yêu cầu Những mục đích thẩm định giá máy móc thiết bị chủ yếu: - Mua bán thông... pháp so sánh trực tiếp Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp thẩm định được sử dụng nhiều nhất trong công việc thẩm định giá trị MMTB Tại sao phương 27 pháp này lại được sử dụng nhiều như vậy, bởi nó có những đặc điểm riêng biệt dưới đây a Khái niệm Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các MMTB tương tự với MMTB cần thẩm định giá đã giao dịch thành... pháp lý làm nền tảng thẩm định giá - Căn cứ Hợp đồng Dịch vụ Thẩm định giá số 98/SCRV-TVDV ngày 28/03/2011 của Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thương Tín với Sở y tế Bình Định - Căn cứ việc thẩm định hiện trạng thực tế và khảo sát thị trường tại thời điểm thẩm định giá - Căn cứ vào ngày cung cấp đủ hồ sơ - Căn cứ vào pháp lệnh giá, các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh giá và các tiêu chuẩn thẩm định. .. hoạch thẩm định giá Thu thập số liệu thực tế Vận dụng số liệu thực tế và phân tích Xác định giá trị MMTB thảm định giá Lập báo cáo và chứng thư thẩm định giá Sơ đồ 1.1: Quy trình thẩm định giá MMTB a Bước 1: Xác định vấn đề: Nghiên cứu khảo sát thực tế MMTB, qua đó ghi nhận các đặc trưng kỹ thuật, công dụng, đặc điểm pháp lý của MMTB Xác định mục đích thẩm định giá và các nguồn tài liệu cần thiết nào... quả thẩm định giá MMTB một cách hợp lý nhất: Căn cứ mục đích, loại MMTB và thông tin thu thập được, lựa chọn phương pháp thẩm định giá phù hợp Tính toán và dự kiến kết quả thẩm định giá f Bước 6: Lập báo cáo và chứng thư thẩm định giá Nội dung của báo cáo thẩm định giá phụ thuộc vào bản chất và mục đích của công việc thẩm định giá Báo cáo thẩm định giá là sản phẩm của toàn bộ công việc thẩm định giá, ... vào thời điểm thẩm định giá hoặc gần với thời điểm thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của MMTB cần thẩm định giá b Điều kiện áp dụng Phương pháp so sánh thường được sử dụng để thẩm định giá trị MMTB mà có giao dịch phổ biến trên thị trường và tương tự MMTB cần thẩm định Vì vậy điều kiện để thực hiện được phương pháp này là : Phải thu thập được những thông tin liên quan của các MMTB tương... móc thiết bị theo phương pháp đang được sử dụng phổ biến nhất trong việc thẩm định giá trị máy móc thiết bị đó là phương pháp so sánh trực tiếp 1.2.4 Khấu hao máy móc thiết bị Trước khi đi vào nghiên cứu kỹ về các phương pháp thẩm định giá trị MMTB chúng ta cần hiểu rõ về khấu hao MMTB làm cơ sở nghiên cứu phương pháp thẩm định giá Như chúng ta đã biết trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất MMTB . quan đến thẩm định giá nói chung, thẩm định giá trị máy móc thiết bị nói riêng. Phân tích thực trạng cụ thể thẩm định giá trị máy móc thiết bị tại trung tâm thẩm định giá Thương tín. Học. luận thẩm định giá trị máy móc thiết bị 4 1.1 Tổng quan về thẩm định giá và thẩm định giá trị MMTB 4 1.1 Tổng quan về thẩm định giá 4 1.1.1 Tổng quan về thẩm định giá trị máy móc thiết bị 6. chọn nghiên cứu đề tài Thực trạng áp dụng các phương pháp Thẩm định giá trị máy móc thiết bị tại trung tâm Thẩm định giá Thương tín để có thể học hỏi thêm kiến thức cần thiết cho công việc của

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan