1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN vận dụng phương pháp trò chơi vào tiết tiếng việt ngữ văn THPT

17 674 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 143,5 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp trò chơi vào đổi mới tiết ngữ văn thpt nhằm nâng cao hiệu quả, hứng thú cho học sinh trong các tiết học. Đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học SKKN vận dụng phương pháp trò chơi vào tiết tiếng việt ngữ văn THPTSKKN vận dụng phương pháp trò chơi vào tiết tiếng việt ngữ văn THPTSKKN vận dụng phương pháp trò chơi vào tiết tiếng việt ngữ văn THPTSKKN vận dụng phương pháp trò chơi vào tiết tiếng việt ngữ văn THPTSKKN vận dụng phương pháp trò chơi vào tiết tiếng việt ngữ văn THPT

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LAI CHÂU

TRƯỜNG THPT THAN UYÊN

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN

Vận dụng phương pháp trò chơi tạo hứng thú cho học sinh trường Trung học phổ thông Than Uyên trong các tiết Tiếng Việt môn Ngữ văn

Tác giả/đồng tác giả: Hoàng Thị Quyên

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn Chức vụ: Giáo viên

Nơi công tác: trường THPT Than Uyên

Than Uyên, ngày tháng năm 2018

Trang 2

I THÔNG TIN CHUNG

1 Tên sáng kiến: “Vận dụng phương pháp trò chơi tạo hứng thú cho học sinh trường THPT Than Uyên trong các tiết tiếng Việt môn Ngữ văn.

Họ và tên: Hoàng Thị Quyên

Năm sinh: 1989

Nơi thường trú: Khu 6, thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Văn - GDCD

Chức vụ công tác: Giáo viên

Nơi làm việc: Trường Trung học phổ thông Than Uyên

Điện thoại: 0943236503

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn

3 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 09 năm 2016 đến

ngày 05 tháng 04 năm 2018

4 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường Trung học phổ thông Than Uyên

Địa chỉ: Khu 6 TT Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

Điện thoại: 02313 784 826

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến

1.1 Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến

Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học được xem là một phương châm quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục Chính vì thế xuất hiện rất nhiều phương pháp dạy học mới Một vấn đề đặt ra hiện nay là giáo viên

ôm đồm nhiều phương pháp dạy học khiến cho bài dạy phân tán Vậy để dạy học văn có hiệu quả giáo viên nên chọn phương pháp thích hợp cho từng kiểu bài Một trong số những biện pháp để đạt được mục đích trên đó là sử dụng trò chơi.Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết

Trang 3

hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay

Đối với học sinh trung học phổ thông thì hoạt động vui chơi là nhu cầu không thể thiếu và giữ vai trò quan trọng đối với các em Nếu giáo viên biết tổ chức cho học sinh chơi một cách hợp lí, khoa học trong giờ học sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao Chính vì vậy việc vận dụng trò chơi trong giờ học môn Văn ở THPT đặc biệt là các tiết tiếng Việt sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong tổng hợp, tái hiện kiến thức, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo,… Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Văn

Qua nhiều năm dạy học, được giảng dạy ở tất cả các khối lớp bậc THPT chúng tôi luôn mong muốn làm thế nào để học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, hứng thú trong học tập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực

Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp chúng tôi mạnh dạn áp dụng tổ chức một số trò chơi trong giờ dạy môn Văn trong hai năm học liên tiếp và thấy không khí của mỗi tiết học sôi nổi hẳn lên, đến giờ học các

em không còn cảm thấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi, học sinh trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạn trình bày ý kiến, nêu thắc mắc,…từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững hơn

Do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao Đặc biệt trong các tiết tiếng Việt

Vì vậy, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Vận dụng phương pháp trò chơi tạo hứng thú cho học sinh trường THPT Than Uyên trong các tiết tiếng Việt môn Ngữ văn.” Kính mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, Ban giám

hiệu, tổ chuyên môn để đề tài phát huy hiệu quả cao hơn

1.2 Mục đích của việc thực hiện sáng kiến “Vận dụng phương pháp trò chơi tạo hứng thú cho học sinh trường THPT Than Uyên trong các tiết ôn tập môn Ngữ văn.”

Người viết chọn đề tài “Vận dụng phương pháp trò chơi tạo hứng thú

Trang 4

cho học sinh trường THPT Than Uyên trong các tiết ôn tập môn Ngữ văn.”

để nghiên cứu nhằm tìm ra hướng đi cho các tiết tiếng Việt nhằm tạo hứng thú cho học sinh chứ không áp dụng đại trà cho tất cả các tiết học khác của bộ môn như: lí luận văn học, văn học sử, làm văn Vì mỗi tiết dạy có những yêu cầu khác nhau về phương pháp để phù hợp với đặc trưng kiểu bài

2 Phạm vi triển khai thực hiện sáng kiến

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi môn Ngữ văn lớp 10,11,12 cụ thể là các lớp 11A4, 10A6, 12A6 (năm học 2017- 2018) trường Trung học phổ thông Than Uyên

3 Mô tả sáng kiến

3.1 Thực trạng trước khi có sáng kiến

3.1.1 Thực trạng học tiết tiếng Việt của học sinh hiện nay

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn được đánh giá là một trong những môn khó Môn học này không chỉ phong phú về nội dung mà còn đa dạng về hình thức Ngữ văn có những đặc trưng riêng biệt lại được phân chia thành nhiều phân môn khác nhau Đặc thù bộ môn không chỉ là môn khoa học mà còn liên quan tới lĩnh vực nghệ thuật nên việc phát huy tính chủ động, sáng tạo khi tiếp cận là vô cùng cần thiết Những ai đã từng cắp sách đến trường

và yêu quý môn Văn đều nhận thấy những chức năng đặc thù của văn học trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách học sinh Đặc biệt phân môn tiếng Việt còn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, cách thức tạo lập các loại văn bản phục vụ cho quá trình giao tiếp trên mọi lĩnh vực của mỗi người trong cuộc sống Mặc dầu có vị trí, chức năng quan trọng đặc biệt như vậy nhưng hiện nay đang xuất hiện tình trạng nhiều học sinh

không mấy hứng thú khi học môn học này Nhiều em học sinh, đặc biệt các em

theo ban Khoa học Tự nhiên cảm thấy áp lực, chưa phát huy cao độ sự sáng tạo khi học môn Ngữ văn, còn thụ động, chưa tích cực trong lĩnh hội kiến thức Phần lớn các em học sinh không hứng thú với bộ môn cho rằng môn Văn là không cần thiết, nhàm chán

Vậy do đâu mà có tình trạng trên?

Trang 5

Trước hết là do chính bản thân học sinh lười học, lười đọc sách báo, thiếu

ý thức rèn luyện nên không có hứng thú với bộ môn Đặc biệt bản thân các em

bị rỗng kiến thức nên mang tâm lí ngại ngần, không tích cực Học sinh thụ động trong việc tiếp nhận và tổng hợp kiến thức

Mặt khác, do phương pháp dạy của một số thầy cô giáo chưa thu hút được học trò yêu thích đối với bộ môn của mình giảng dạy Thực tế cho thấy phương pháp giảng dạy của một bộ phận giáo viên Văn còn bộc lộ nhiều hạn chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Văn chưa thực sự phổ biến, bên cạnh đó trong mỗi tiết học vẫn còn tình trạng “đọc-chép” và “chiếu-chép” dẫn đến sự nhàm chán ở học sinh, nhiều giáo viên còn sa vào “độc thoại”,

“độc diễn” trên bục giảng do bài dài nên giáo viên cố gắng làm sao để truyền đạt

đủ, kịp kiến thức cho các em mà ngại tìm tòi đổi mới vận dụng phương pháp, hình thức dạy học mới như sử dụng các phương tiện dạy học, các biện pháp hỗ trợ như: thảo luận nhóm, nêu tình huống có vấn đề, sử dụng tư liệu, hình ảnh hay chiếu phim văn học, vận dụng trò chơi vào tiết học lại càng hiếm hoi hơn Hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng dẫn đến một số giờ học văn trở nên đơn điệu, căng thẳng dẫn đến việc nhận thức của học sinh bị hạn chế

Một nguyên nhân cũng cần đề cập tới là do cơ sở vật chất, tài liệu minh hoạ, đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy và bổ sung kiến thức cho học tập môn văn còn nghèo nàn, đơn điệu; Do kiến thức quá nhiều, quá nặng dẫn đến

các em mệt mỏi, giảm hứng thú;

3.1.2 Thực trạng tiếp cận kiến thức tiếng Việt của học sinh trường Trung

học phổ thông Than Uyên.

Do đặc thù môn học, phân môn tiếng Việt đòi hỏi học sinh phải có những

kĩ năng nhất định về ngôn ngữ mẹ đẻ… và phải tuân theo những chuẩn mực cụ thể khi sử dụng tiếng Việt Vì vậy, đây là thách thức lớn đối với các em Để có thêm cơ sở thực tiễn khi triển khai đề tài, người viết tiến hành khảo sát thực tế

Trang 6

tiết học của học sinh lớp 12ª6, 11A4, 10A6 (tổng số 85 học sinh ), kết quả đạt được như sau:

1 Anh/ chị cho biết vai tro

của phân môn tiếng Việt

trong chương trình Ngư

văn THPT?

A Quan trọng

B Bình thường

C Không quan trọng

D Ý kiến khác

2 Anh/ chị có cảm thấy

hứng thú với các tiết

tiếng Việt không?

A Hứng thú

B Bình thường

C Không hứng thú

3 Anh/ chị có hay phát

biểu ý kiến trong các

tiết tiếng Việt không?

A Rất ít

B Thỉnh thoảng

C Phát biểu nhiều

4 Nếu giáo viên lồng

ghép tro chơi vào tiết

học anh/ chị có hưởng

ứng không?

A Rất hứng thú

B Bình thường

C Chưa rõ lắm về hình thức này

D Không hứng thú

5 Kết quả khảo sát đầu

năm của học sinh.

A Giỏi

B Khá

C Trung bình

D Yếu Kết quả trên cho thấy số học sinh yêu thích giờ học Văn rất ít chưa đến

… còn lại là các em không thích giờ học Văn, điều đó cũng có nghĩa là các em không yêu thích môn Văn Điều này không chỉ gây bi quan đối với dư luận xã hội mà còn tác động tiêu cực đến người dạy Nhiều thầy cô giáo dạy Văn đã xuất hiện tâm lí chán nản, buông xuôi, không có động lực để trau dồi chuyên môn, tạo sức ỳ lớn trong tư duy đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy học

3.2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

3.2.1 Tính mới của sáng kiến, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ

Một là, giải pháp không hoàn toàn áp đặt mà phần lớn là dựa trên cơ sở tự nguyện, tự giác của học sinh Giúp giáo viên và học sinh phát huy vai trò của mình

Trang 7

trong mỗi tiết học theo đúng phương châm của đổi mới phương pháp dạy học: Thầy chỉ đạo, trò chủ động tiếp cận kiến thức Từ đó, yêu cầu người học phải tích cực, chủ động thay đổi chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ đối với việc học nói chung, học môn Ngữ văn nói riêng đặc biệt là các tiết tiếng Việt

Hai là, giải pháp coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học, nhằm rèn luyện để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Qua đó, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, kĩ năng và phẩm chất cho bản thân

Ba là, giải pháp chú trọng hình thành cho học sinh các năng lực: sáng tạo, hợp tác… giúp học sinh hiểu rõ hơn về ngôn ngữ mẹ đẻ, thấy gắn bó và yêu quý tiếng Việt, khôi phục động lực học tập, khơi dậy niềm say mê, tình yêu ngôn ngữ dân tộc của học sinh, phát huy tính năng động, gây hứng thú với học sinh bằng những giờ dạy thực sự hấp dẫn, lôi cuốn

3.2.2 Triển khai các giải pháp của sáng kiến

Phương pháp và hình thức dạy học môn Văn rất phong phú, đa dạng bao gồm các phương pháp hiện đại: hoạt động nhóm, đóng vai, đặt và giải quyết vấn

đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi, và các phương pháp truyền thống: thuyết trình, đàm thoại, kể chuyện…Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng Vì vậy, giáo viên không nên phủ định hoặc lạm dụng phương pháp nào Điều quan trọng là căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và

sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lý Trong dạy học môn Ngữ văn cụ thể là phân môn tiếng Việt có thể vận dụng phương pháp “Trò chơi” nhằm: Hình thành tri thức mới, hình thành kỹ năng, củng cố tri thức

3.2.2.1 Nguyên tắc áp dụng phương pháp tro chơi

Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của phân môn tiếng Việt; lưu ý mối quan

hệ giữa trò chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và

Trang 8

đúng lúc để không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc; trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế nhị)

3.2.2.2 Lựa chọn thời gian vận dụng tro chơi.

Khi áp dụng phương pháp trò chơi vào trong giờ học, giáo viên phải biết lựa chọn thời điểm nội dung bài cần áp dụng trò chơi cho thích hợp, cụ thể là:

Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi, đồng thời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học Bên cạnh đó, còn tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, học sinh hào hứng học tập hơn, giải tỏa tâm lý mệt mỏi, căng thẳng tinh thần do giờ học trước hoặc mệt mỏi do hoàn cảnh xung quanh gây ra

Sử dụng trò chơi nhằm hình thành tri thức mới , giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh khám phá, phát hiện ra tri thức mới, tri thức đó nằm ngay trong nội dung bài học

Sử dụng trò chơi để hình thành kỹ năng: Xác định mục đích của việc tổ chức trò chơi nhằm hình thành kỹ năng cho các em, chúng ta tổ chức trò chơi trên cơ

sở vận dụng những tri thức của bài vừa học Từ đó, giúp học sinh hình thành được những kỹ năng lựa chọn, cách giải quyết khi gặp những tình huống trong cuộc sống cũng như một số kỹ năng quan trọng khi làm bài

Sử dụng trò chơi nhằm củng cố tri thức, hình thành thái độ khác với việc tổ chức trò chơi vào các thời điểm và mục đích khác nhau như trên, ở thời điểm tổ chức trò chơi để củng cố tri thức, hình thành thái độ có mục đích khác đó là: để học sinh thâu tóm được nội dung bài học, giúp khắc sâu, nhớ rõ hơn nội dung vừa học xong Thời điểm tổ chức trò chơi với mục đích này thiết nghĩ vào cuối giờ học là hợp lý nhất

3.2.2.3 Chọn cách tổ chức tro chơi có hiệu quả.

Trò chơi có thể tổ chức theo các bước sau:

Trang 9

Bước phổ biến trò chơi:

+ Giáo viên giúp học sinh nắm vững trò chơi như: Tên trò chơi, nội dung, cách chơi, cách phân thắng bại…

+ Giáo viên chọn một số học sinh tham gia trò chơi, bảo đảm qua các giờ học, lần lượt học sinh được tham gia tất cả, đặc biệt chú ý những học sinh nhút nhát, ít phát biểu

Bước học sinh thực hiện trò chơi:

+ Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trò chơi

+ Một nhóm học sinh thực hiện trò chơi trước lớp, cả lớp theo dõi

+ Những em khác, nhóm khác có thể tiếp tục thực hiện trò chơi (đối với trò chơi sắm vai thì có cách giải quyết khác)

Bước tổng kết, đánh giá:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trò chơi: trò chơi có được thực hiện đúng quy tắc không, có phù hợp với nội dung bài học không, có thể rút ra bài học gì qua trò chơi này? Giáo viên nhận xét, đánh giá chung và tuyên bố nhóm (hay cá nhân) thắng cuộc (nếu có)

- Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách:

+ Tặng một tràng pháo tay cùng với những lời động viên khen ngợi

+ Ghi điểm các thành viên trong nhóm

+ Trao thẻ đỏ cho nhóm thực hiện tốt, thẻ xanh cho nhóm chưa tốt

Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng vào từng thời điểm, mục đích, nội dung khác nhau thật sự phát huy tác dụng, giờ dạy học thực sự là giờ “vừa học, vừa chơi”, hấp dẫn học sinh và gây sự chú ý học hơn nhiều

3.2.2.4 Một số tro chơi đã áp dụng trong tiết tiếng Việt tại trường THPT Than Uyên nhằm tạo hứng thú cho học sinh.

3.2.2.4.1 Tro chơi sắm vai

Sắm vai” là phương pháp học sinh thực hành,“ làm thử”, diễn thử một

đoạn hội thoại nào đó hay đóng vai một nhân vật trong một đoạn hội thoại, đoạn trích nào đó

Trang 10

Mục đích: Sắm vai nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, nhận ra vấn đề, giúp buổi học sinh động, có kết quả hơn… Giúp chính học sinh đóng vai cảm nghiệm được tâm lý, thái độ, hành vi của đối tượng mình đóng vai, khắc sâu kiến thức cần đạt Giúp học sinh tự nhận ra những thế mạnh, hạn chế của chính mình khi rơi vào tình huống của vai đã đóng

Cách tiến hành trò chơi:

+ Dựa vào nội dung từng bài học, giáo viên đưa ra tình huống là một đoạn hội thoại Người sắm vai là những học sinh xung phong, tình nguyện Giáo viên đến từng nơi để góp ý cho từng nhóm: như ngôn ngữ của nhân vật, cách thể hiện tâm trạng sau đó cho các nhóm lên diễn

+ Cả lớp và giáo viên nhận xét

+ Tổng kết khen thưởng

Ví dụ khi dạy bài “ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” Ngữ văn 10- tập 1 giáo viên có thể cho học sinh thực hiện trò chơi sắm vai Các em học sinh sẽ sắm vai các nhân vật trong đoạn hội thoại (Sách giáo khoa) Qua đó học sinh sẽ

dễ dàng nhận ra các đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt như: giọng nói, ngữ điệu,

cử chỉ, nét mặt…

Hoặc khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” tiết 2 giáo viên cũng

có thể cho học sinh thực hành sắm vai với đoạn hội thoại khác Chẳng hạn khi dạy đặc trưng “Tính cá thể” , “Tính cảm xúc” có thể cho các em sắm vai Tấm, Cám, mụ dì ghẻ để thấy rõ hai đặc trưng này, vừa khơi gợi hứng thú cho học sinh vừa kết hợp liên phân môn với phần văn học dân gian

3.2.2.4.2 Tro chơi tiếp sức

Mục đích: Áp dụng trò chơi này nhằm huy động tính tích cực của tất cả học sinh trong lớp, em nào cũng phải động não và hoạt động kể cả học sinh yếu kém Trò chơi này áp dụng khi giáo viên yêu cầu học sinh tìm những biểu hiện của một nội dung, khái niệm của một bài học nào đó các em có thể thảo luận, phát hiện và nêu ra những biểu hiện đó

Cách tiến hành trò chơi:

+ Chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập cá nhân

+ Trên lớp giáo viên treo bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi

Ngày đăng: 12/09/2018, 12:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w