1. Tên chuyên đề : CHUYÊN ĐỀ 10. VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM. Chuyên đề này gồm các bài Bài 29 : Cấu trúc các loại virut. Bài 30 : Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ Bài 31 : Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn. Bài 32 : Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Bài 33: Bài tập. Ôn tập phần sinh học vi sinh vật. Kiểm tra học kì II. Trả và sửa bài kiểm tra học kì II. Hệ thống hóa kiến thức. 2. Mục tiêu chuyên đề a. Kiến thức: Nêu được khái niệm virut, trình bày được tóm tắt các đặc điểm cấu tạo, hình thái của virut , biết phân loại virut. Giải thích được các thuật ngữ : capsome, capsit, nucleocapsit…….. Tóm tắt 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ Phân biệt được chu trình tiềm tan và sinh tan. Hiểu được HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch và chính do suy giảm miễn dịch mà xuất hiện các bệnh cơ hội. Nắm được thế nào là vi rút gây bệnh cho VSV, TV và côn trùng để thấy được mối nguy hiểm của chúng, không những gây hại đối với sức khỏe con người mà còn gây hại cho nền kinh tế quốc dân. Hiểu được nguyên lí của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ, từ đó hiểu được nguyên tắc sản xuất một số sản phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp. Nắm được các khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh để qua đó nâng cao ý thức phòng tránh, giứ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. Nắm được các khái niệm cơ bản về miễn dịch. Phân biệt được các loại miễn dịch. b.Kỹ năng : Hiểu được bản chất cơ bản của virut và vi khuẩn. Phát hiện kiến thức từ thông tin Phân tích, tổng hợp khái quát kiến thức. Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thức tế bằng cơ sở khoa học. c. Thái độ: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ, tránh các bệnh truyền nhiễm. Ham hiểu biết và say mê khoa học. Tìm hiểu được ứng dụng của virut trong thực tiễn đời sống. 3. Xác định nội dung trọng tâm của chuyên đề : Cấu trúc các loại virut. Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch 4. Phương tiện, thiết bị sử dụng, phương pháp Tranh phóng to hình 29.1, 29.2, 29.3 SGK. Tranh phóng to hình 30 SGK “Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ Tranh hình SGK phóng to quá trình xâm nhập của vi rút vào tế bào bạch cầu. Tranh phóng to hình 30 SGK “Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ”. Các thông tin tuyên truyền về đại dịch AIDS. Phiếu học tập 1 : Hoàn thành bảng sau Điểm phân biệt Đặc điểm Tác dụng Miễn dịch dịch thể Miễn dịch tế bào Phiếu học tập 2 : Hoàn thành bảng sau Tên bệnh VSV gây bệnh Phương thức lây truyền Cách phòng tránh Đáp án phiếu học tập 1: Điểm phân biệt Đặc điểm Tác dụng Miễn dịch dịch thể Sản xuất ra kháng thể nằm trong dịch thể(máu, sữa, dịch hạch bạch huyết) Làm nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các độc tố do chúng tiết ra Miễn dịch tế bào Có sự tham gia của các tế bào T độc Tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc và ngăn cản sự nhân lên của virut Đáp án phiếu học tập 2: Tên bệnh VSV gây bệnh Phương thức lây truyền Cách phòng tránh Tả, lị Vi khuẩn Qua ăn uống (tiêu hoá) Vệ sinh ăn uống HIVAIDS VR HIV 3 cách: qua máu; quan hệ tình dục; mẹ sang con An toàn trong truyền máu và tình dục Cúm VR cúm Hô hấp Cách li nguồn bệnh Lao Vi khuẩn lao Hô hấp Cách li bệnh Vệ sinh môi trường Tranh, ảnh sưu tầm được Thảo luận, vấn đáp. Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình. 5. Định hướng phát triển năng lực : a. Năng lực chung Năng lực tự học : Học sinh tự xác định mục tiêu của chuyên đề Năng lực giải quyết vấn đề : Hiểu được nguyên lí của kỹ thuật di truyền có sử dụng phagơ, từ đó hiểu được nguyên tắc sản xuất một số sản phẩm thế hệ mới dùng trong y học và nông nghiệp. Năng lực tư duy sáng tạo: Nắm được các khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh để qua đó nâng cao ý thức phòng tránh, giứ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. Năng lực tự quản lý : Quản lý thời gian, làm chủ bản thân Năng lực giao tiếp : Có hình thức, ngôn ngữ phù hợp, lịch sự nhã nhặn, tôn trọng, lắng nghe, phản ứng tích cực trong hoạt động nhóm. Năng lực hợp tác : Phân công trách nhiệm, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm, đồng thời mỗi cá nhân tự ý thức về trách nhiệm của mình trong nhóm. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) : Tra Google xác định các nội dung của bài học. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Sử dụng hợp lý từ vựng và mẫu câu trong giao tiếp, ghi chép và thuyết trình. b. Năng lực chuyên biệt : Kĩ năng quan sát: + Quan sát các đặc điểm cấu tạo, hình thái của virut, biết phân loại virut. + Quan sát 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ Năng lực phân loại: capsome, capsit, nucleocapsit, chu trình tiềm tan và sinh tan. Năng lực nghiên cứu khoa học : + Hiểu được HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch và chính do suy giảm miễn dịch mà xuất hiện các bệnh cơ hội. + Nắm được thế nào là vi rút gây bệnh cho VSV, TV và côn trùng để thấy được mối nguy hiểm của chúng, không những gây hại đối với sức khỏe con người mà còn gây hại cho nền kinh tế quốc dân. Năng lực xác định mối liên hệ : Thấy rõ được mối lên hệ giữa vệ sinh thân thể và sự lây lan dịch bệnh. 6. Tiến trình dạy học : Nội dung 1 : Cấu trúc các loại virut. (Thời lượng : 45 phút) a. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh : Sách giáo viên, sách giáo khoa. Hình 29.1 ; 29.2 ; 29.3 sách giáo khoa trang 115, 116. b. Hoạt động thầy – trò : Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm virut, cấu tạo virut, hình thái virut Bước 1. GV nêu câu hỏi (cá nhân) Đọc SGK và nêu khái niệm virut? Cấu tạo virut gồm những thành phần nào? Điểm khác biệt giữa hệ gen virut và hệ gen tế bào? Thế nào là capsome, capsit, nucleocapsit? Đặc điểm vỏ ngoài của một số virut? Nếu virut không có vỏ ngoài thì gọi là gì? Đọc SGK và tìm hiểu xem hình thái virut có gì đặc biệt? Yêu cầu học sinh đọc lại thí nghiệm của Franken và Conrat. Hãy giải thích tại sao virut phân lập được không phải là chủng B? Virut có là thể vô sinh không? Có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như vi khuẩn được không? Bước 2. (3 phút) HS nghiên cứu SGK, độc lập trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3. GV gọi HS báo cáo kết quả. GV yêu cầu các HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. I. Cấu trúc các loại virut . 1.Khái niệm virut . Là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (tính bằng nm) Cấu tạo rất đơn giản. Sống kí sinh nội bào bắt buộc. Gồm 2 nhóm lớn : + Virut ADN : virut đậu mùa, viêm gan B… + Virut ARN : virut cúm, virut sốt xuất huyết, virut viêm não Nhật Bản. 2.Cấu tạo virut Gồm 2 thành phần cơ bản : Lõi là axit nuclêit (hệ gen): có thể là AND (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép). Vỏ là prôtêin (capsit) : bao bọc bên ngoài để bảo vệ lõi axit nuclêit. Hệ gen tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép. Nhiều đơn vị prôtêin là capsome tạo nên capsit, phức hợp gồm axit nuclêit và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit. Vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin , trên mặt vỏ có các gai glicoprotêin làm nhiệm vụ kháng nguyên giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vỏ ngoài là virut trần. 3.Hình thái virut Mỗi virut thường được gọi là hạt, hạt virut có 3 loại cấu trúc :xoắn, khối và hỗn hợp. Cấu trúc xoắn : capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêit. Ví dụ :virut khảm thuốc lá, virut dại. Cấu trúc khối : capsome sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều. Ví dụ :virut bại liệt, virut mụn cơm. Cấu trúc hỗn hợp :cấu tạo phức tạp, đầu có cấu trúc khối, đuôi có cấu trúc xoắn. Ví dụ :virut đậu mùa, Phagơ. Các năng lực được hình thành: Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực tư duy, năng lực so sánh, liệt kê. Nội dung 2 : Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ. (Thời lượng : 45 phút) a. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh : Hình 30 sgk trang 119 Vở ghi, vở soạn. Phiếu học tập b. Hoạt động thầy – trò : Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1. Tìm hiểu chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ. Bước 1. GV nêu câu hỏi (cá nhân) Trình bày từng giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut? Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số tế bào nhất định? Bước 2. (3 phút) HS nghiên cứu SGK, độc lập trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3. GV gọi HS báo cáo kết quả. GV yêu cầu các HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Hoạt động 2. Tìm hiểu về HIV AIDS Bước 1. GV chia nhóm hoạt động Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm HIVAIDS? Tại sao HIV gây nên hội chứng suy giảm miễm dịch ở người? Nhóm 2: Tìm hiểu 3 con đường lây truyền bệnh ? Thế nào là bệnh cơ hội? Nhóm 3: Tìm hiểu 3 giai đoạn phát triển bệnh AIDS ? Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao? Nhóm 4 Tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa bệnh AIDS? Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIVAIDS? Bước 2. HS tách nhóm theo hướng dẫn của GV. Tiến hành thảo luận theo sự phân công. Bước 3. Nhóm 1 và 2 thảo luận, ghi và dán kết quả lên bảng. Nhóm 3, 4 tiến hành thảo luận, ghi và dán kết quả lên bảng. Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề. GV: Tại sao nhiều người không hề hay biết mình bị nhiễm HIVAIDS. Điều đó nguy hiểm thế nào đối với toàn xã hội? HS: Thời gian ủ bệnh HIVAIDS rất lâu, khi còn chưa biểu hiện triệu chứng thì người bệnh không biết mình bị nhiễm HIV nên không có biện pháp phòng ngừa, để lây nhiễm cho người thân và cộng đồng. I. Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ. Hấp phụ : Virut dùng gai glicôprôtêin để bám vào bề mặt tế bào chủ Xâm nhập :Virut động vật đưa cả vỏ và lõi vào trong sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêit. Phagơ dùng ezim lizôzim phá huỷ màng tế bào để bơm axit nuclêit vào tế bào chất, vỏ nằm bên ngoài Sinh tổng hợp : Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêit và prôtêin cho mình Lắp ráp : Lắp axit nuclêit vào prôtêin để tạo thành virut hoàn chỉnh Phóng thích : Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài (khi virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan). II. HIV AIDS a.Khái niệm : HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người vì chúng có khả năng gây nhiễm và phá huỷ một số tế bào của hệ thống miễn dịch. b.3 con đường lây truyền HIV Đường máu Đường tình dục Mẹ truyền sang con. c.3 giai đoạn phát triển của bệnh. Giai đoạn sơ nhiễm (cửa sổ) : kéo dài 2 tuần – 3 tháng, thường không biểu hiện triệu chứng. Giai đoạn không triệu chứng : kéo dài 110 năm. Số lượng tế bào limphô TCD4 giảm dần. Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS : xuất hiện các bệnh cơ hội tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, mất trí, sút cân, sốt cao chết. d. Biện pháp phòng ngừa. Hiểu biết vế HIVAIDS Sống lành mạnh Vệ sinh y tế Bài trừ tệ nạn xã hội.