Thế giới nhân vật trong Truyện cổ GrimThế giới nhân vật trong Truyện cổ GrimThế giới nhân vật trong Truyện cổ GrimThế giới nhân vật trong Truyện cổ GrimThế giới nhân vật trong Truyện cổ GrimThế giới nhân vật trong Truyện cổ GrimThế giới nhân vật trong Truyện cổ GrimThế giới nhân vật trong Truyện cổ GrimThế giới nhân vật trong Truyện cổ GrimThế giới nhân vật trong Truyện cổ GrimThế giới nhân vật trong Truyện cổ GrimThế giới nhân vật trong Truyện cổ GrimThế giới nhân vật trong Truyện cổ GrimThế giới nhân vật trong Truyện cổ Grim
Trang 11
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì đề tài nào khác
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Trang 22
Lêi c¶m ¬n
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo, đặc biệt
là ThS Trần Thị Mỹ Hồng, người đã tận tình hướng dẫn đầy hiệu quả, thường xuyên dành cho tôi sự chỉ bảo, giúp đỡ và động viên giúp tôi hoàn thành khóa luận này Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non trường Đại học Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và hoàn thành khoá luận
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, ngày 15 tháng 05 năm 2018
Tác giả
Trang 33
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đềtài 1
2.Lịch sử vấn đề 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1.Đối tượng nghiêncứu 4
3.2.Phạm vi nghiên cứu 4
4.Phương pháp nghiêncứu 4
4.1 Phương pháp thống kê - phân loại 4
4.2 Phương pháp phântích - tổng hợp 4
4.3 Phương pháp đối chiếu - sosánh 5
5.Đóng gópcủa đề tài 5
6.Cấu trúc của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I:: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀTRUYỆN CỔ GRIM 6
1.1 Tác giả 6
1.2.Quá trình hình thành Truyện cổGrim 7
1.3 Ý nghĩa giáo dục của Truyện cổ Grim 10
CHƯƠNG II:CÁC LOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ GRIM 13
2.1.Nhân vật là con người 13
2.1.1.Nhân vật cung đình 14
2.1.2.Nhân vật bình dân 17
2.2.Nhân vật siêu nhiên 21
2.3.Nhân vật là con vật, đồ vật 23
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬTTRONG TRUYỆN CỔ GRIM 29
3.1 Nghệ thuậtmiêu tả ngoạihình nhân vật 29
Trang 44
3.2 Nghệ thuật sử dụng ngônngữ 32
3.2.1 Ngôn ngữ đốithoại 32
3.2.2.Ngôn ngữ độc thoại nộitâm 37
3.3.Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhânvật 40
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO` 45
PHỤ LỤC 45
Trang 51
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đềtài
Truyện cổ Grim của hai anh em nhà ngôn ngữ học người Đức Jacob và Wilhem
Grimm đượccoilàmộttrongcácnềntảngcủavănhóahiệnđại phương Tây đã làm lay động hàng triệu trái tim những độc giả nhỏ tuổi trên khắp thế giới Hơn 200 năm đã qua kể
từ khi Truyện cổ Grimlần đầu tiên được xuất bản (20/12/1812) và thật khó tưởng tượng
tới nay đã có bao nhiêu thế hệ trẻ em gắn bó với những câu chuyện tuyệt vời như thế này Mỗi câu chuyện mở ra cho trẻ bao điều thú vị về thế giới cổ tích diệu kỳ, đồng thời cũng trao cho trẻ những bài học cuộc sống ý nghĩa
Đặc biệt thế giới nhân vật trong Truyện cổ Grim đã đem đến cho trẻ những người
bạn mới, đồng hành cùng tuổi thơ của các em Đó làNàng Bạch Tuyết xinh đẹp,Cô Lọ Lem hiền lành, tốt bụng, cô bé chănngỗng đáng yêu, Chú bé tí hon thông minh, Cô bé quàng khăn đỏ vì la cà, ham chơi nên bị sói hãm hại, hay câu chuyện về ông lão đánh
cá và con cá vàng…Mỗi câu chuyện sẽ kể cho trẻ bao điều thú vị về thế giới cổ tích diệu kỳ Trong thế giới muôn màu ấy, các nhân vật rất đa dạng từ nhà vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử đến cô bé, cậu bé, lão nông và cả những loài vật quen thuộc Trongnhàtrường,ngườigiáoviênkhôngchỉcónhiệmvụcung cấp những tri thức cơ bản mà còn phải hướng các em biết yêu cái đẹp, cái thiện, căm ghét cái ác, say mê tìm
hiểu thế giới muôn sắc màu Những câu chuyện trong Truyện cổ Grim được tuyển
chọn trong chương trình sáchgiáo khoa Tiếng Việt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn thơ trẻ.Là một giáo viên Tiểu học tương lai, nhiệm vụ không chỉ cung cấp những trí thức sơ đẳng cho các em mà còn giúp giáo dục các em phát
triển toàn diện nhân cách Các bài học rút ra từ Truyện cổ Grim là những công cụ sắc
bén, giúp trẻ thơ hiểu được những giá trị đích thực mà tập truyện mang lại Từ những nhân vật trong tác phẩm đã giúp chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về con người, cuộc sống và tình cảm trong xã hội Đó chính là cơ sở vững chắc góp phần vào công tác giáo dục trẻ phát triển mọi mặt cho các em
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn: “Thế giới nhân vật trong
Truyện cổ Grim” để làm đề tài nghiên cứu
Trang 62
2.Lịch sử vấnđề
Ảnh hưởng của Truyện cổ Grim rất sâu rộng, được coi là một trong các nền tảng
của văn hóa hiện đại phương Tây Kỉ niệm 200 năm ngày đầu tiên được xuất bản
(20/12/1812) Truyện cổ Grim đã được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn
hóa thế giới Từng được dịch ra 160 thứ tiếng, tác phẩm này vẫn là một nguồn cảm hứng dồi dào cho các nhà nghiên cứu Hiện nay đã có rất nhiều công trình, bài viết
nghiên cứu về Truyện cổ Grim Sau đây chúng tôi xin điểm qua những công trình, bài
viết trong phạm vi bao quát được
Anh em nhà Grimm là những đại diện lớn cho nền văn hoá Đức và là
nhữngngườiđặtnềnxâymóngchonềnvănhoáấy TruyệncổGrimgópphần bảo tồn niềm tin tín ngưỡng và bảo tồn các di sản văn hoá tinh thần của Đức Thông qua Truyện cổ Grim, Robert Laffont đã nhận xét: “Ít có tác phẩm nào giúp chúng ta mất ít công phu
mà cảm thông được cái thầm kín sâu sắc và huyền bí của tâm hồn Đức như tập Truyện
cổ Grim.” (dẫn theo Truyện cổ Grim - Hữu Ngọc dịch- NXB Văn học -2012)
Truyện cổ Grim được góp nhặt từ rất nhiều các truyện cổ truyền miệngđược anh
em Grimchọn lọc và hiệu đính công phu Các câu chuyện được tạo dựng lại bằng thứ ngôn ngữ tự nhiên, giàu tính sáng tạo của dângian bằng cách dựng truyện giàu cá tính, giàu chất lãng mạn và phù hợp với trí óc hồn nhiên, ngây thơ của trẻ nhỏ, nhưng cũng rất phù hợp với trí tuệ hồn nhiên của nhân dân: “Trong kho báu của thế giới trẻ em Đức này, đúng là lời ăn tiếng nói của nhân dân được thể hiện một cách tuyệt vời,
không cần hoa hòe hoa sói gì cả.” (G Kles - dẫn theo Truyện cổ Grim - Hữu Ngọc dịch - NXB Văn học -2012)
Truyện cổ tích đã lớn lên cùng bao thế hệ trẻ em Việt Nam Truyện cổ tích gắn liền với hình ảnh người bà, người mẹ từ khi mỗi chúng ta còn nhỏ mang lại những tác
dụng không nhỏ và ăn sâu vào tâm trí người đọc Và Truyện cổ Grim là một trong những người bạn thân thiết với trẻ em Việt Nam như thế “Truyện cổ Grim ư? Đó là
sự hấp dẫn đầy thú vị, đó là một món ăn không thể thiếu được với mọi tuổi trẻ trên
hành tinh xanh của chúng ta.” (Phạm Hổ - dẫn theoTruyện cổ Grim - Hữu Ngọc dịch - NXB Văn học -2012)
Trang 73
Trong phần giới thiệu về tác giả và tác phẩm Truyện cổ Grim - Hữu NXBPhươngĐông-2008),dịchgiảMạnhChươngcóđoạnnói: “Cuốn truyện không có gì là
Ngọcdịch-ma thuật, mà chỉ là một cuốn truyện dùng để răn đời, để truyền lại kinh nghiệm và đạo
lý sống của cha ông họ từ đời này sang đời khác, và cũng chính vì thế mà ngày nay chúng ta ai cũng thấy cuốn hút khi đọc chúng Hầu hết các truyện đều mang lại cho người đọc một điều rằng còn có bao điều trong cuộc sống đáng sống, việc ngày xửa ngày xưa của các câu chuyện làm sống lại lòng mong mỏi ước ao có phần không tưởng về một thế giới tốt đẹp hơn được tạo ra từ những giấc mơ và hành động của chúng ta” Tác giả Hữu Ngọc cũng từng giới thiệu: “Gần hai thế kỷ sắp qua kể từ ngày tập
Truyện cổ Grim ra đời, tác phẩm này vẫn là một nguồn cảm hứng nghệ thuật dồi dào,
mang lại cho mọi người một đạo lý nhân bản”
Trong bài báo Nghiên cứu Truyện cổ Grim từ lý thuyết đến hiện đại (đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn học số 3 năm 2011) tác giả Đào Duy Hiệp giúptathấyđượccấutrúccủa TruyệncổGrim,vàcũngtrêntạpchíấyôngđã chọn truyện Chim ưng thần để phân tích và làm nổi bật các lớp cấu trúc của truyện
PGS-TS Lê Nguyên Cẩn trong Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường: Anh em nhà Grimm, đã đi sâu tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của anh em nhà Grimm, khái quá chung về Truyện cổ Grim Ông đưa ra một vài môtip tiêu biểu trong Truyện cổ Grim như mồ côi, dì ghẻ, con chồng, chàng ngốc, tham thì thâm…
Cũng trong tuyển tập này tác giả đề cập đến tác phẩm của Grimm được giảng dạy
trong nhà trường đó là truyện: Chú bé tí hon Qua việc phân tích truyện, tác giả muốn
nhấn mạnh sự biểu trưng đối lập giữa một bên là các thế lực thống trị áp bức còn bên kia là những con người đói khổ, những người bị áp bức Thế giới của bọn thống trị đầy rẫy những thói tật thối nát, bệnh hoạn gắn liền với mọi sinh hoạt ăn chơi phè phỡn, còn thế giới của những con người lao động là thế giới của những con người bị
áp bức với những phẩm hạnh cao quý, những đức tính tốt lành Kiểu hình tượng tí hon tạo ra một thế giớikhác thể hiện những ước mong, hạnh phúc của những con người thấp cổ, bé họng trong xã hội có giai cấp Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra một số ý kiến
đánh giá về anh em Grimm và Truyện cổ Grim, niên biểu Grimm, một số truyện và bài
nghiên cứu tiêu biểu
Với hơn hai trăm truyện được sưu tầm tập hợp từ nguồn phônclo Đức, các tác giả
Trang 84
đã dày công sáng tạo để từ đó tạo ra được sức hấp dẫn mới cho các truyện kể Nhưng hai anh em Grimm đã nỗ lực nâng cao tác phẩm của mình để trở thành một công trình thu hút được tinh túy của thi ca dân gian, chọn lựa từ chính nhân dân, những câu truyện vẫn tồn tại trong suốt thời kì trung cổ Đức Nguồn tư liệu đầu tiên của họ chính
là những kỉ niệm sâu sắc của tuổi nhỏ, những chuyện mà họ được nghe từ những con người giản dị trong nhân gian kể lại, và khi dựng thành truyện, họ vẫn cố gắng duy trì ngay cả giọng điệu cũng như cách diễn tả của người kể
Như vậy, cáccông trình, bài viết nghiên cứu về Truyện cổ Grim đã đánh giá,
khẳngđịnhgiátrịtolớnvềmặtvănhoácũngnhưgiáodụccủatácphẩm.Tuy nhiên, về phần thế giới nhân vật, các bài viết chỉ đưa ra những ý kiến khái quát trong những bình luận, đánh giá tổng hợp về tác giả mà chưa có một bài viết cụ thể Chính vì vậy, ở đề tài nghiên cứu này, trên cơ sở tiếp thu học hỏi và phát hiện ra những nét khác biệt, chúng tôi mong sẽ đóng góp thêm được những ý kiến mới về thế giới nhân vật vô cùng phong phú và đa dạng qua những chuyện kể của an hem nhà Grimm Chúng tôi cho rằng,
việc khai thác Truyện cổ Grim ở khía cạnh thế giới nhân vậtlà việc làm cần thiết, góp
phần khẳng định giá trị và ý nghĩa giáo dục của tác phẩm
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiêncứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới nhân vật trong Truyện cổ Grim
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu về thế giới nhân vật truyện
cổ Grim Đề tài giới hạn ở những truyện kể của ông và khảo sát ở tậpTruyện cổ Grim -
Nhà xuất bản Văn học - 2012 - do Hữu Ngọc dịch
4 Phương pháp nghiêncứu
4.1 Phương pháp thống kê - phân loại
Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo sát văn bản, giúp thống kê phân loại một cách cụ thể, đầy đủ các loại nhân vật, những biện pháp xây dựng nhân vật tiêu
biểu trong Truyện cổ Grim
4.2 Phương pháp phântích- tổng hợp
Trang 95
Qua việc phân tích những tác phẩm tiêu biểu trong Truyện cổ Grimđể thấy được
cái hay, cái đẹp về nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện trong tác phẩm, các loại nhân vật và những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm
4.3 Phương pháp so sánh - đối chiếu
Đối chiếu hệ thống nhân vật trong Truyện cổ Grimvà một số tác phẩm khác để
thấy được nét đặc sắc của tác phẩm ở phương diện nhân vật
5.Đóng gópcủa đề tài
- Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu một cách cụ thể, hệ thống, toàn diện và đầyđủ
về thế giới nhân vật trong Truyện cổ Grim Từ đó khẳng định giá trị nhân văn sâu sắc của Truyện cổ Grim thông qua thế giới nhân vật đa dạng, phong phú và sinh động, góp
phầngiáo dục đối với các thế hệ học sinh Tiểu học
- Về mặt thực tiễn, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo quý cho sinh viên học tập, nghiên cứu và giúp cho giáo viên Tiểu học vận dụng vào giảng dạy
6.Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính của khóa luận được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Truyện cổ Grim
Chương 2: Các loại nhân vật trong Truyện cổ Grim
Chương3:Một số biện pháp xây dựng nhân vật trong Truyện cổ Grim
Trang 106
NỘI DUNG CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀTRUYỆN CỔ GRIM
1.1 Tác giả
Tác giả của Truyện cổ Grim là hai anh em nhà Grimm người Đức - Jacob
Ludwig Karl(1785 - 1863) và Wilhelm Karl Grimm (1786 -1859) Hai anh em
Grimm là những nhà ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học dân gian, họ được biết tới nhiều nhất với việc xuất bản các bộ sưu tập truyện dângian và truyện cổtích
NgườianhJacobLudwigKarlGrimmsinhngày4tháng1năm1785còn
ngườiemtraiWilhelmKarlGrimmsinhngày24tháng2năm1786tạiHanau, một thành phố nhỏ thuộc bang Hessen, gần thành phố FrankfurtamMain Họ là hai trong số 9 người con của ông Philipp Wilhelm Grimm Năm Jacob lên 11 tuổi thì cha qua đời, cả gia đình phải chuyển từ vùng làng quê yên bình lên một căn hộ chật hẹp ở thành phố Hai năm sau gia đình Grimm lại càng lâm vào cảnh khốn khó Hoàn cảnh sống này đã ít nhiều ảnh hưởng tới những câu chuyện cổ tích của anh em Grimm
Hai anh em Grimm theo học phổ thông Gymnasium Friedrichs ở Kassel, sau đó
cả hai cùng theo học luật tại Đại học Marburg Khi Jacob và Wilhelm bướcsangtuổi20,haianhembắtđầunghiêncứungônngữhọcmàthànhquả lớn nhất sau này
là Luật Grimm trong ngành ngôn ngữ do hai người phát triển Mặc dù việc nghiên cứu ngôn ngữ là công việc chính của anh em nhà Grimm nhưng họ lại được biết tới rộng rãi hơn nhờ những câu chuyện cổ tích và dân gian được hai người sưu tập lại
Năm 1837, anh em nhà Grimm cùng với các giáo sư đồng nghiệp tại Đạihọc Göttingen đã tham gia cuộc phản đối sự hủy bỏhiến pháp tự do củabang Hannover do vua Ernst August I tiến hành Nhóm phản đối này được biết tới ở khắp nước Đức với
cái tên Nhóm bảy người Göttingen (Die Göttinger Sieben) Tất cả thành viên của nhóm
sau đó đều bị sa thải khỏi trường đại học, ba trong số đó bị trục xuất khỏi Hannover bao gồm cả JacobGrimm Jacob và Wilhelm trở về sống với anh trai Ludwig được khoảng một năm thì lên Berlin theo lời mời của vuaPhổ
Trang 11Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full