Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não cấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai

136 317 1
Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não cấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Tai biến mạch máu não (TBMMN) luôn là một vấn đề thời sự của y học và ngày càng được quan tâm rộng rãi ở các nước đã và đang phát triển, vì tai biến mạch máu não có tỉ lệ mắc, tỉ lệ tử vong và tàn phế rất cao, ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, tâm lý của gia đình và toàn xã hội [11]. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, tai biến mạch máu não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh tim mạch và ung thư và đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh tử vong và di chứng. Hàng năm có trên 700.000 trường hợp đột quỵ [60]. Ở Việt Nam, tuy chưa có thống kê toàn quốc, nhưng tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Theo Hoàng Khánh, Huỳnh Văn Minh và cs (1994), tỷ lệ hiện mắc tai biến mạch máu não là 288/100.000 dân, tăng lên rõ rệt theo tuổi [11]. Trong thực hành lâm sàng, tai biến mạch máu não được phân chia thành hai nhóm chính là xuất huyết não và nhồi máu não (NMN), trong đó nhồi máu não chiếm khoảng 80%, và là nhóm bệnh gây tàn phế từ nhẹ đến nặng hàng đầu ở nhiều quốc gia, làm tiêu tốn nhiều công sức, chi phí điều trị và chăm sóc của gia đình và xã hội trong việc phục hồi chức năng [60]. Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị nhồi máu não cấp như tiêu huyết khối bằng đường tĩnh mạch, đường động mạch, can thiệp nội mạch đặt stent.Tuy nhiên để được tiếp cận điều trị với những phương pháp này còn phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan như: thời gian nhập viện phải đủ sớm, bệnh nhân phải được thực hiện nghiêm ngặt các chỉ định và chống chỉ định, đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên y tế đủ tay nghề để thực hiện, chi phí điều trị còn cao [39]. Ở tuyến bệnh viện đa khoa tỉnh, đặc biệt là các tỉnh vùng Tây Nguyên chưa có khoa thần kinh, chưa có đơn vị đột quỵ, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh còn rất ít.Việc tiếp cận chẩn đoán, và điều trị còn nhiều hạn chế dẫn đến có một tỉ lệ đáng kể bệnh nhân có kết cục mất chức năng, mất sức lao động nặng nề sau đột quỵ nhồi máu não. Do đó cần thiết phải có một nghiên cứu khảo sát một cách hệ thống các đặc điểm bệnh, từ lâm sàng, mức độ tổn thương trên hình ảnh học đến kết cục của bệnh với điều trị nội khoa, cũng như tìm các yếu tố có thể tiên đoán được các kết cục này. Nếu bệnh cảnh thực sự cấp tính và trong điều kiện cho phép, việc xúc tiến các biện pháp can thiệp tái thông khẩn như tiêu sợi huyết tại y tế địa phương là vô cùng cấp thiết. Đồng thời nếu tìm được các yếu tố tiên lượng kết cục sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong điều trị và chọn lựa những bệnh nhân nguy cơ cao để có thể chuyển lên tuyến trên có điều kiện triển khai những kỹ thuật cao hơn góp phần cải thiện kết cục sống và hồi phục chức năng cho người bệnh. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não cấp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai” với các mục tiêu sau: 1. Xác định một số yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp. 2. Đánh giá khả năng hồi phục chức năng của bệnh nhân bằng thang điểm RANKIN hiệu chỉnh tại thời điểm 30 ngày.

Ngày đăng: 07/09/2018, 08:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ 1

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

  • 1.1. Tổng quan về Nhồi máu não 3

  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

  • 2.1. Đối tượng nghiên cứu 23

  • 2.2. Phương pháp nghiên cứu 25

  • 2.3. Đạo đức nghiên cứu 41

  • Chương 3: KẾT QUẢ 43

    • 2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

    • 50. Chen R, Ovbiagele B & Feng W (2016), “Diabetes and troke: Epidemiology, Pathophysiology, Pharmaceuticals and Outcomes”, Am J Med Sci, 351(4),pp. 380-386.

    • 55. Frank H. N, Hansen J.T et al (2014), “Head and neck”, Atlas of human anatomy, Elsevier Inc, USA, pp.139.

    • 56. Gajurel B.P, Dhungana K. (2014), “The National Institute of Health Stroke Scale Score and Outcome in Acute Ischemic Stroke”, Journal of Institute of Medicine, 36 (3), pp. 9 - 13.

    • 57. Go A.S. et al (2014), “Heart disease and stroke statistics - 2014 update: a report from the American Heart Association”, Circulation, 129 (3).

    • 74. Saunder D.E (1995) Measurement of Infarct Size Using MRI Predicts Prognosis in Middle Cerebral Artery Infarction, Stroke, 26(12), pp. 2272-2276.

    • 75. Schiemanck S.K, Post M. W. M, Witkamp D et al (2005), Relationship between Ischemic Lesion Volume and Functional Status in the 2nd Week after Middle Cerebral Artery Stroke, Neurorehabilitation and Neural Repair, 19(2), pp.133-138.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan