Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng và một số phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó trên bệnh nhân có bệnh đường thở trong phẫu thuật Tai mũi họng (FULL TEXT)

157 356 2
Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng và một số phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó trên bệnh nhân có bệnh đường thở trong phẫu thuật Tai mũi họng (FULL TEXT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Hen phế quản (HPQ) là một bệnh gặp khá phổ biến trong cộng đồng. Bệnh do nhiều yếu tố gây nên, gặp ở cả người lớn và trẻ em. Do đặc tính diễn biến mạn tính nên bệnh ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt, học tập, lao động, kinh tế, sức khỏe của người bệnh, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh [1]. Hiện nay, HPQ có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam do hậu quả của ô nhiễm môi trường, sử dụng thuốc hóa chất, nhịp sống căng thẳng... Bệnh ít gặp hơn ở những vùng khí hậu trong lành như: đồi núi, nông thôn; nhưng tăng theo quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với khí hậu nóng ẩm và gần biển. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), các nước đang phát triển có 100 triệu đến 200 triệu người mắc, 40 đến 50 nghìn trường hợp tử vong hàng năm. Còn ở các nước phát triển tỷ lệ tử vong do HPQ thấp hơn, vào khoảng 1/100.000 dân [1],[40]. Chương trình phòng chống hen phế quản toàn cầu (Global Initiative For Asthma) GINA, đã khẳng định hiệu quả trong điều trị kiểm soát hen phế quản, nhấn mạnh việc điều trị dự phòng, người bệnh (NB) có lối sống sinh hoạt hợp lý thì hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh. Những năm gần đây chương trình phòng chống HPQ được triển khai ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, với mục tiêu là áp dụng rộng rãi liệu pháp điều trị kiểm soát HPQ triệt để và nó được xem như giải pháp hữu hiệu cho NB [1]. Tuy nhiên biện pháp điều trị này chưa thật phổ biến rộng rãi ở nhiều cộng đồng, ngay cả ở các nước phát triển với nhiều lý do khác nhau [108]. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu điều tra tổng thể nào về bệnh HPQ trên phạm vi cả nước, qua một số nghiên cứu ở các địa phương của một số tác giả, ước tính tỷ lệ (TL) mắc HPQ người trưởng thành khoảng 2-6% [1]. Các huyện ngoại thành Hải Phòng, trong đó có các huyện An Dương, An Lão; việc chuyển dịch các nhà máy ra vùng ngoại thành, sử dụng hóa chất trong công nghiệp, nông nghiệp kéo theo tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Điều đó làm cho tình trạng bệnh tật, bệnh HPQ tại đây thay đổi theo [2],[6]. Chương trình phòng chống hen theo GINA bước đầu triển khai ở nước ta và thực tế điều trị HPQ tại cộng đồng ở Hải Phòng ra sao, nhận thức của người dân và thầy thuốc như thế nào về bệnh nói chung, việc điều trị kiểm soát HPQ thực tế ra sao? Đây là những câu hỏi đặt ra nhưng vẫn còn ít được nghiên cứu đánh giá [3]. Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) với các phương pháp truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp sẽ cung cấp kiến thức, thay đổi thái độ, hướng dẫn người bệnh thực hành chăm sóc điều trị đúng bệnh HPQ, từ đó cải thiện tình trạng điều trị kiểm soát HPQ. Với tỷ lệ (TL) mắc bệnh cao trong cộng đồng, HPQ cần được nghiên cứu can thiệp [6],[31]. Trong những nghiên cứu gần đây của một số tác giả trong và ngoài nước, chủ yếu ứng dụng điều trị kiểm soát HPQ tại bệnh viện (BV), trường học. Thực sự việc kiểm soát HPQ tại cộng đồng ra sao? Cộng đồng và người bệnh đã được truyền thông giáo dục sức khỏe như thế nào để kiểm soát HPQ (KSH). Cán bộ y tế (CBYT) địa phương cần triển khai những hoạt động gì để kiểm soát bệnh?, đây là các vấn đề đang đặt ra yêu cầu cấp thiết, cần được giải đáp. Rất cần thiết triển khai một mô hình Câu lạc bộ (CLB) tại cộng đồng để TT-GDSK với mục đích tác động đến người bệnh nhằm cung cấp thông tin, thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) để đạt hiểu biết, duy trì hành vi sức khỏe tốt, kiểm soát HPQ [22]. Một số nghiên cứu (NC) đã chứng tỏ, ở nước ta tỉ lệ được dự phòng HPQ của người bệnh rất thấp [6],[31], số liệu điều tra dịch tễ học bệnh hen ở người trưởng thành vẫn chưa đầy đủ và chúng ta cũng thiếu những NC đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp kiểm soát HPQ cho người trưởng thành tại cộng đồng. Như vậy việc tiến hành các NC can thiệp (CT) về bệnh HPQ thực sự trở nên cấp thiết [19]. Góp phần trả lời các câu hỏi đặt ra trên đây, chúng tôi tiến hành đề tài: ―Nghiên cứu thực trạng và giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong kiểm soát bệnh hen phế quản ở người trưởng thành tại huyện An Dương, Hải Phòng‖. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh hen phế quản tại hai xã thuộc hai huyện An Dương và An Lão, thành phố Hải Phòng năm 2013. 2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong kiểm soát bệnh hen phế quản tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng năm 2014.

... Nghiên cứu yếu tố tiên lượng số phương pháp xử trí đặt nội khí quản khó bệnh nhân có bệnh đường thở phẫu thuật Tai Mũi Họng. ” Với mục tiêu: Nghiên cứu yếu tố thông thường tiên lượng đặt ống nội. .. nội khí quản khó bệnh nhân có bệnh lý đường thở Đánh giá mối liên quan yếu tố bệnh lý tiên lượng đặt ống NKQ khó bệnh nhân có bệnh lý đường thở Đánh giá kết phương pháp đặt ống NKQ để gây mê phẫu. .. ống NKQ bệnh nhân có bệnh lý đường thở Ở Việt Nam, chúng tơi chưa thấy có nghiên cứu đầy đủ tiên lượng đường thở khó phương pháp xử trí đặt ống NKQ khó bệnh nhân có bệnh lý đường thở 11 Chính

Ngày đăng: 12/07/2018, 14:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hình 1.7. Phổi(a) và cây phế quản(b) [15]

  • 1.1.7. Giải phẫu vi thể đường thở

  • 1.2. Chức năng hô hấp

  • 1.3.1. Tiền sử

  • 1.3.2.1. Thông khí bằng Mask khó

  • 1.3.2.2. Soi thanh quản khó và đặt ống NKQ khó

  • Thang điểm LEMON

  • Những đặc điểm giải phẫu và bệnh lý khác

  • Test cắn môi trên

  • Tiêu chuẩn X-Quang

    • Hình 1.12. Hình ảnh X-Quang cổ bên [38]

    • Bộc lộ thanh quản theo Cormack-Lehane

    • 2.2.3. Các tiêu chí đánh giá chủ yếu trong nghiên cứu

    • 2.2.3.1. Tiêu chí đánh giá các yếu tố thông thường tiên lượng đặt ống nội khí quản khó (mục tiêu 1)

    • 2.2.3.2. Tiêu chí đánh giá các đặc điểm bệnh lý liên quan đến đặt nội khí quản khó (mục tiêu 2)

    • 2.2.3.3. Tiêu chí đánh giá kết quả đặt ống NKQ (mục tiêu 3)

    • 2.2.3.4. Các tiêu chí đánh giá khác

    • 2.2.3.5. Một số định nghĩa và tiêu chuẩn khác sử dụng trong nghiên cứu

    • 2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu

    • 2.2.4.1. Bước 1: Chuẩn bị các phương tiện nghiên cứu

    • 2.2.4.2. Bước 2: Thăm khám trước gây mê

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan