Câu 1: Khái niệm logistics và đặc điểm logistics Khái niệm : Có nhiều định nghĩa khác nhau . Định nghĩa sau đây dc coi là đầy đủ và đc sử dụng rộng rãi nhất. Theo Hội đồng quản lí Logistics của Hoa Kì :”Logistics là quá trình lập kế hoạch , tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa , dịch vụ và những thông tin liên quan từ diểm xuất phát đầu tiên đến nới tiêu thụ cuối cùng sao ch hieuj quả và phù hợp với yêu cầu cua khách hàng” khái niệm logistics đã mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, mau chóng phát triển và mang lại thành công cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới Logistics hiện đại (modern business logistics) là một môn khoa học tư¬ơng đối trẻ so với những ngành chức năng truyền thống nh¬ư marketing, tài chính, hay sản xuất
Chương 1. Logistics và Chuỗi cung ứng Câu 1 : Khái niệm logistics và đặc điểm logistics Khái niệm : Có nhiều định nghĩa khác nhau . Định nghĩa sau đây dc coi là đầy đủ và đc sử dụng rộng rãi nhất. Theo Hội đồng quản lí Logistics của Hoa Kì :”Logistics là quá trình lập kế hoạch , tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa , dịch vụ và những thông tin liên quan từ diểm xuất phát đầu tiên đến nới tiêu thụ cuối cùng sao ch hieuj quả và phù hợp với yêu cầu cua khách hàng” khái niệm logistics đã mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, mau chóng phát triển và mang lại thành công cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới Logistics hiện đại (modern business logistics) là một môn khoa học tương đối trẻ so với những ngành chức năng truyền thống như marketing, tài chính, hay sản xuất Đặc điểm : + Là 1 quá trình : Không phải là 1 hoạt động đơn lẻ mà là 1 chuỗi các hoạt động liên tục , liên quan mật thiết và tác động qua lại với nhau , đc thực hiện 1 cách khoa học và có hệ thống qua các bước : Nghiên cứu , hoạch định , tổ chức , quản lí , thực hiên, kiểm tra kiểm soát và hoàn thiện . Do vậy logistic xuyên suốt mọi giai đoan,từ giai đoạn đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. + Liên quan đến tất cả các nguồn tài nguyên / các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có dịch vụ , thông tin , bí quyết , công nghệ…. + Logistics tồn tại ở cả hai cấp độ : Hoạch định và tổ chức Hoạch định : Vấn đề đặt ra là phải lấy nguyên vật liệu , thành phẩm hay dịch vụ ở đâu? Khi nào ? và vận chuyển chúng đi đâu ? Vấn đề vị trí Tổ chức : Quan tâm đến việc làm thế nào để đưa các nguồn tài nguyên / các yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng , Nảy sinh vấn đề vận chuyển và lưu trữ. Câu 2: Vai trò của logistics đối với nền kinh tế quốc dân Quan trọng thể hiện ở hai mặt : 1. Đây là 1 khoản chi phí lớn cho kinh doanh do vậy nó tác động và chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố bởi các hoạt động kinh tế khác. Trung bình nó chiểm từ 10 -15 % trong GDP của 1 quốc gia. 2. Nó hỗ trợ cho dòng luân chuyển của nhiều giao dịch kinh tế , một hoạt động quan trọng tạo thuận lợi cho việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ. Đáp ưng nhu cầu của khách hàng .Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng , đồng bộ 1 khi các dây chuyển logistics hoạt động liên tục và nhịp nhàng , nếu mà có ắc tắc ở 1 khâu nào đó thì sẽ gây thiệt hại cho L nói riêng và nền kinh tế nói chung • Logistic tạo ra giá trị thặng dư bằng các tiện ích : + Hình dáng , mẫu mã : Đúng sản phẩm + Về sở hữu : + Thời gian : đúng thời gian: Giá trị gia tăng khi có dc 1 sản phẩm nào đó vào đúng lúc nó cần. + Địa điểm : đúng địa điểm “ 5 đúng “ Thêm 2 cái nữa : Đúng điều kiên, Giá cả Câu 3: Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp : Vai trò to lớn 1. Giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của các doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên đầu vào hoạc tối đa hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu hàng hóa, dịch vụ 2. Giúp giảm bớt chi phí , khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Do các quyết định đúng đắn hay sai lầm trong các hoạt động L có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với thành công hay thất bại của 1 DN 3. Hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động Marketing đặc biệt là M Mix ( 4 p). L đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến nói đúng cần đến và đúng thời điểm thích hợp đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Câu 4: Phân loại logistics Theo hình thức : - Logistics bên thứ nhất (1PL- First Party Logistics): là hoạt động logistics do người chủ sở hữu sản phẩm/ hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện để đáp ứng nhu cầu của bản thân doanh nghiệp.: Đầu tư vào phương tiện vận tải , kho bãi nhân công .Nó sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của phần lơn doanh nghiệp vì họ sẽ không có đủ kỹ năng kinh nghiệm chuyên môn để vẫn hành hệ thống. - Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): chỉ hoạt động logistics do người cung cấp dịch vụ logistics cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi cung ứng như vận tải , lưu kho bãi , thanh toán , mua bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng.Nó chưa tích hợp các hoạt động đơn lẻ thành 1 chuỗi cung ứng thống nhất. - Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics): người cung cấp dịch vụ sẽ thay mặt chủ hàng quản lí và thực hiên các dịch vụ L cho từng bộ phần. Nó bao gồm nhiều cacsd dịch vụ khác nhau kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển , tồn trữ hàng hía , xử lí thông . và có tích hợp dây chuyên cung ứng của khách hàng. - Logistics bên thứ ba ($PL – Four Party Logistics):Người cung cấp dịch vụ là người tích hợp gắn kết các nguồn lực , tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kĩ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế , xây dựng và vận hành các giải pháp cho chuỗi cung ứng hướng đến quản lí cả quá trình L. Theo quá trình: - Logistic đầu vào ( Inbound logistics) : Dịch vụ đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào một cách tối ưu cả về vị trí , thời gian và chi phí cho quá trình sản xuât - Logistic đầu ra ( Outbound logistics) : Là các dịch vụ đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu về cả thời gian , vị trí, chi phí nhắm đem lại lợi nhuận tối đa cho DN - Logistic ngược ( Logistics reverse) : Là các dịch vụ đc cung ứng đảm bảo quá trình thu hồi phế phẩm … các yếu tố ảnh hưởng đến môi trg phát sinh từ quá trình sản xuất , phân phối và tiêu dùng trở lại để tái chế hoặc xử lí. Câu 5: Nội dung hoạt động logistics : Logistics hợp nhất : Bao gồm các yếu tố + Vận tải: Chính là cách chuyên chở những nguồn nguyên liêuh từ nguồn cung cấp tới doanh nghiệp. rồi qua quá trình chuyển đổi , chế tạo thành phẩm và vận tải đóng vài trò phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Đó là mạch máu lưu thông trong DN, Dn cần xây dựng chiến lược vẫn tải thích hợp, xúc tiến , đôn đốc , và kiểm soát hàng hóa trong quá trình vận chuyển , khiếu nại khi hàng hòa bị hư hỏng mất mát +Lưu khi , dự trữ : Bộ phận quan trong Cần tích lũy một lượng nhất định nguyến nhiên liệu, bán thành phẩm. qua nhiều hay quá ít đều làm giảm hiệu quả hay tăng chí phí DN. Do vậy cần quan tâm đến mức dự trữ tối ưu: tối thiểu hóa chi phí nhưng vẫn giữ chân dc khách hàng chất lượng tốt , thu hút thêm nhiều KH mới. +Bộ phận sửa chữa và dự phòng : một trong những Hoạt đọng chính và coi là hoạt động dự trù .Bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến sản phẩm để có thể sửa chữa hay thay thế khi có nhu cầu.Gồm có : • Xác định nhu cầu sửa chữa thay thê • Xác định các bộ phận sửa chữa thay thế • Tiến hành sửa chữa thay thế • Bàn giao lại cho khách hàng. Hai yếu tố ảnh hưởng nhiều: Khả năng xảy ra hư hỏng cần sửa chữa, thay thế Hậu quả của việc hư hỏng đó. Ngoài ra : yếu tố khác “ mức độ sẵn có của các bộ phận dự trù , môi trường hoạt động sản xuất, chi phí dự trù trong mối tương quan với chi phí sản xuất. + Nhân sự và đào tạo: Đây coi là thành phần tốn kém chi phí nhất của L phải thiết kế phù hợp với sản phẩm cung cấp , phù hợp với tài liệu kĩ thuật dc sử dụng, hướng dẫn thiết bị hỗ trợ kiểm tra Ngoài ra đào tạo trong L là chương trình mà các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng của mình nội dung thường liên quan đến sản phẩm do chính bộ phận này sản xuất ra. + Tài liệu kí thuật: tồn tại là để thực hiện chức năng thông tin. Người viết cần đánh giả trình độ độc giả mà tài liệu hướng tới Do các nhân viên kĩ thuật soạn thảo : + Thiết bị hỗ trợ và kiểm tra :cần kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa máy móc định kì( Dù là 1 bộ phận của quá trình sản xuất hay là thành phẩm ) + Cơ sở vật chất :Gồm có : Tại nhà cung cấp để lưu trữ nguyên vật liệu , trước khi vận chuyển đến DN Tại Doanh nghiệp : để lưu trữ nguyên vật liệu vận chuyển từ nhà cung cấp đến cho khi các nguyên vật liệu này cần cho sản xuất. Cơ sở vật chất để lưu trữ để lưu trữ thành phẩm trc khi phân phối CSVC để phục vụ quá trình bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm sau khi bán hàng. Câu 6: Mối liên hệ giữa logistics với vận tải và giao nhận Có 5 quan điểm về mối quan hệ giữa logistics và quản trị chuỗi cung ứng: SCM là 1 phần của Logistics Logistics là 1 phần của SCM Logistics chỉ là 1 bộ phận nhỏ của SCM Logistics cũng là SCM và ngược lại Giữa SCM và Logistics có phần chung, cụ thể trong SCM có logistics và ngược lại. Theo quan điểm của em thì em ủng hộ trường phái thứ 5 Như định nghĩa thì ‘Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng cho đến tay ng tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế’.Logistics bao gồm mọi hoạt động kinh doanh liên quan đến vận tải, lưu kho, lưu bãi, sx hàng hóa sẵn sàng cho quá trình vận tải, bao bì đóng gói, ghi kí mã hiệu, nhãn hiệu và phân phối đi các nơi the yêu cầu của ng tiêu dùng. Logistics tối ưu hóa các hoạt động trên nhằm giúp cho quá trình thực hiện một các hiệu quả. Chuỗi cung ứng là nghệ thuật và khoa học của sự cộng tác nhằm đem lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho NTD. Cụ thể hơn chuỗi cung ứng là mạng lưới các tổ chức tham gia vào dòng vận động của nguồn tài nguyên đầu vào và thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên đến NTD cuối cùng và các hoạt động của những tổ chức đó. Trong chuỗi cung ứng, hoạt động logistics của mỗi mắt xích là quá trình hoạch định, triển khai và kiểm tra kiểm soát 1 cách có hiệu lực và hiệu quả dòng hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm đầu vào của mắt xích này đến đầu vào của mắt xích kế tiếp và của toàn chuỗi. Do vậy chuỗi cung ứng là chuỗi của các hoạt động logistics-hoạt động tối ưu hóa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của chuỗi và các doanh nghiệp trong chuỗi. Ngày nay để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NTD, hầu như ko còn sp công nghiệp nào được sản xuất hoàn toàn trong 1 quốc gia. Chuỗi cung ứng được thiết kế để có thể cắt ra các công đoạn nhỏ và chuyển đến thực hiện ở những nơi có CP thấp nhất. Quản trị chuỗi cung ứng là 1 khoa học và nghệ thuật cung cấp giải pháp cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tất cả các khâu từ tìm kiếm những nguồn tài nguyên đầu vào cho đến sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ và phân phối tới tay NTD cuối cùng. Như vậy so với khái niệm quản trị chuỗi cung ứng thì khái niệm logistics theo nghĩa rộng gần như tương đương nhưng chú ý Logistics nhấn mạnh đến tính tối ưu hóa quá trình, còn chuỗi cung ứng chỉ nói đến quá trình, đến các mối liên kết. Còn nếu xét riêng từng doanh nghiệp, logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của quá trình cung ứng cho đến tay NTD, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Còn quản trị chuỗi cung ứng gồm cả quá trình logistics bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm cả khách hàng và các nhà cung cấp cấp 1, cấp2, .do đó quản trị chuỗi cung ứng là khái niệm rộng hơn logistics của 1 doanh nghiệp. Ngược lại trong điều kiện toàn cầu hóa, để thực hiện thành công hoạt động logistics, các doanh nghiệp cần liên kết lại xây dựng các chuỗi cung ứng nội địa và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Tóm lại logistics có 1 phần nằm trong quản trị chuỗi cung ứng và ngược lại, quản trị chuỗi cung ứng cũng có 1 phần nằm trong logistics vì không ai có thể làm logistics hết tất cả các khâu mà phải kết hợp với người khác tạo thành chuỗi, trong chuỗi phải có logistics vì mỗi chuỗi muốn thành chuỗi bền vững hiệu quả thì phải tối ưu ở tất cả các mắt xích thì mới đủ sức cạnh tranh trên thế giới và tiêu chuẩn quan trọng nhất là tiêu chuẩn hóa của chuỗi đó. . hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm đầu vào của mắt xích này đến đầu vào của mắt xích kế tiếp và của toàn chuỗi. Do vậy chuỗi cung ứng là chuỗi của. trị chuỗi cung ứng gồm cả quá trình logistics bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm cả khách hàng và các nhà cung cấp cấp 1, cấp2,...do đó quản trị chuỗi cung ứng