Logistics có lẽ là thuật ngữ vẫn còn xa lạ với rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam, tuy vậy thuật ngữ này đã xuất hiện và có ứng dụng rất to lớn từ vài trăm năm nay. Cách đây vài thế kỉ, Logistics đã được sử dụng trong quân đội và được hoàng đế Napoleon của nước Pháp đề cập đến trong câu nói nổi tiếng : “ kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về Logistcs”. Câu nói này đã nói lên phần nào sự quan trọng của logistics. Ngày nay, thuật ngữ logistics được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế như một ngành mang lại lợi nhuận to lớn cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc dân. Logistics là lĩnh vực xuyên suốt quá trình sản xuất phân phối hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế. Đây là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh trong thương trường. Với vai trò quan trọng của nó mà ngày nay trên thế giới dịch vụ logistics đã trở lên hết sức phổ biến và phát triển, các doanh nghiệp coi nó là vũ khí quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế , hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế phát triển đã kéo theo sự bùng nổ mạnh mẽ của dịch vụ logistics. Tuy nhiên sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty cung cấp dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam đã đem lại những khó khăn và thách thức rất lớn bởi lẽ các doạnh nghiệp Việt Nam phần lớn đều có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực về kinh tế còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thương trường… dẫn đến sự thua thiệt trong cung cấp dịch vụ logistics quốc tế. Nhận thấy logistics là ngành dịch vụ khá mới mẻ và có tiềm năng cạnh tranh trên thị trường Việt Nam và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới đây nên em đã chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp nhằm đóng góp một chút hiểu biết về dịch vụ logistics và sự phát triển của dịch vụ logistics tại Việt Nam trong thời kì hội nhập từ đó đưa ra 1 số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam.
Trang 1SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản chuyên đề thực tập này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân , được thực hiện trên cơ sở
nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn
tại Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Hà Nội và dưới
dự hướng dẫn khoa học của:
ThS Tô Xuân Cường Các số liệu và kết quả có được là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và mọi kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Thương mại và Kinh tế quốc tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã truyền đạt những kiến thức quý báu để từ đó tôi có thể vận dụng những kiến thức ấy vào chuyên đề của mình.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy ThS Tô Xuân Cường đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc giúp tôi hoàn thành chuyên đề một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, xin cảm ơn anh Nguyễn Ngọc Tiệp-Phòng Đô thị Viên Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên đề được hoàn thành.
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU 10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 12
1.1 THUẬT NGỮ LOGISTICS, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .12 1.1.1 Thuật ngữ Logistics 12
1.1.2 Sự hình thành dịch vụ Logistics trên thế giới 12
1.1.3 Sự hình thành dịch vụ Logistics tại Việt Nam 14
1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 14
1.2.1 Vai trò của Logistic 14
1.2.1.1 Đối với nền kinh tế 14
1.2.1.2 Đối với doanh nghiệp 15
1.2.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh dịch vụ Logistics 16
1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 16
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc: 16
1.3.2 Bài học kinh nghiệm từ Singapore 19
1.3.3 Bài học cho Việt Nam 21
1.3.3.1 Về phía các cơ quan quản lý nhà nước 21
1.3.3.2 Về phía doanh nghiệp 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP TẠI VIỆT NAM 22
2.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM 22
2.1.1 Sự phát triển của các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam 22
2.1.1.1 Sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế quốc tế 22
SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
Trang 42.1.1.2 Sự phát triển của các hoạt động kinh tế quốc tế 22
2.1.2 Sự biến đổi trong nội bộ nền kinh tế 24
2.1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 24
2.1.2.2 Các yếu tố về luật pháp 26
2.1.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực 27
2.1.3 Khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ Logistics 29
2.1.3.1 Những quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Logistics 29
2.1.3.2 Khuôn khổ pháp lý của dịch vụ Logistics trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO 30
2.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam 31
2.1.4.1 Vị trí địa lý Việt Nam 31
2.1.4.2 Hệ thống cảng biển 32
2.1.4.3 Hệ thống đường sông 33
2.1.4.4 Hệ thống đường bộ (đường sắt và ô tô) 34
2.1.4.5 Hệ thống cảng hàng không 35
2.1.4.6 Cơ sở hạ tầng thông tin, viễn thông 35
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 37
2.2.1 Các loại hình dịch vụ Logistics tại Việt Nam 37
2.2.2 Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics tại Việt Nam hiện nay 40 2.2.3 Năng lực Logistics Việt Nam so với các nước trên thế giới 44
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP: 47
2.3.1 Ưu điểm 47
2.3.2 Nhược điểm 47
2.3.3 Nguyên nhân 48
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP: 50 3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
Trang 53.1.1 Xu hướng phát triển dịch vụ Logistics trên thế giới 50
3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ Logistics đến năm 2020 51
3.1.2.1 Định hướng phát triển dịch vụ Logistics đến năm 2020 51
3.1.2.2 Mục tiêu phát triển dịch vụ Logistics đến năm 2020 52
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM 52
3.2.1 Về phía nhà nước 52
3.2.1.1 Phát huy mạnh mẽ vai trò định hướng và hỗ trợ của nhà nước 52
3.2.1.2 Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý hỗ trợ phát triển dịch vụ Logistics 53
3.2.1.3 Thực hiện tự do hóa hoạt động Logistics 54
3.2.1.4 Phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam 55
3.2.1.5 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 58
3.2.1.6 Tăng cường vai trò và sự cộng tác chặt chẽ giữa các hiệp hội ngành nghề liên quan 58
3.2.2 Về phía thị trường 59
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp cung ứng Logistics 59
3.2.2.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 59
3.2.2.3 Tích cực tăng cường khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics 60
3.2.2.4 Xây dựng thương hiệu và chiến lược marketing nhằm khẳng định vị trí 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT THAM KHẢO 63
DANH MỤC WEBSITE THAM KHẢO 64
SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TẮT
NGHĨA ĐẦY ĐỦ
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
Freight
Hiệp hội tín dụng nông nghiệp nông thôn châu ÁThái Bình Dương
Trang 7Telecommunication Union
Hiệp định về các Khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sởhữu trí tuệ
Forwarders Assocication
Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam
and Brokers Association
Hiệp hội Đại lý-Môi giớihàng hải Việt Nam
Organization
Tổ chức thương mại thế giới
SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
Trang 8DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
2.7 Xếp hạng LPI củaViệt Nam so với các quốc gia có điều kiện
tương đương
45
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
2.4 Thiếu hụt lao động có kỹ năng –Việt Nam so với các nước
ASEAN
29
DANH MỤC SƠ ĐỒ
SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
Trang 10LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Logistics có lẽ là thuật ngữ vẫn còn xa lạ với rất nhiều doanh nghiệp ViệtNam, tuy vậy thuật ngữ này đã xuất hiện và có ứng dụng rất to lớn từ vài trămnăm nay Cách đây vài thế kỉ, Logistics đã được sử dụng trong quân đội và đượchoàng đế Napoleon của nước Pháp đề cập đến trong câu nói nổi tiếng : “ kẻnghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về Logistcs” Câu nóinày đã nói lên phần nào sự quan trọng của logistics Ngày nay, thuật ngữlogistics được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế như một ngành mang lại lợi nhuận
to lớn cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc dân
Logistics là lĩnh vực xuyên suốt quá trình sản xuất phân phối hàng hóa dịch
vụ của nền kinh tế Đây là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho các doanh nghiệpsản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh trong thương trường.Với vai trò quan trọng của nó mà ngày nay trên thế giới dịch vụ logistics đã trởlên hết sức phổ biến và phát triển, các doanh nghiệp coi nó là vũ khí quan trọng
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế , hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế phát triển đã kéo theo sựbùng nổ mạnh mẽ của dịch vụ logistics Tuy nhiên sự cạnh tranh khốc liệt củacác công ty cung cấp dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam đã đem lạinhững khó khăn và thách thức rất lớn bởi lẽ các doạnh nghiệp Việt Nam phầnlớn đều có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực về kinh tế còn hạn chế, thiếu kinhnghiệm thương trường… dẫn đến sự thua thiệt trong cung cấp dịch vụ logisticsquốc tế
Nhận thấy logistics là ngành dịch vụ khá mới mẻ và có tiềm năng cạnhtranh trên thị trường Việt Nam và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời
gian tới đây nên em đã chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp phát triển dịch
vụ Logistics trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam” làm đề
tài cho chuyên đề tốt nghiệp nhằm đóng góp một chút hiểu biết về dịch vụlogistics và sự phát triển của dịch vụ logistics tại Việt Nam trong thời kì hộinhập từ đó đưa ra 1 số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam
2 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích thực trạng hình thành và phát triển dịch vụ logistics tạiViệt Nam tìm ra những thuận lợi và khó khăn từ đó đề xuất 1 số định hướng vàgiải pháp phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
Trang 11Đối tượng : sự phát triển của dịch vụ logistics trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế tại Việt Nam trong thời gian qua
Phạm vi nghiên cứu của đề tài : chuyên đề tập trung nghiên cứu quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế cùng sự phát triển của dịch vụ logistics tại Việt Nam từ
2005 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu.:
Chuyên đề sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, …làm phương thức nghiên cứu
5 Kết cấu đề tài :
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ logistics
Chương 2 : Thực trạng phát triển dịch vụ logistics trong điều kiện hội nhập
tại Việt Nam
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp để phát triển dịch vụ logistics
trong điều kiện hội nhập
SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
Trang 12CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ
LOGISTICS1.1 THUẬT NGỮ LOGISTICS, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.1.1 Thuật ngữ Logistics
Hiện nay thuật ngữ Logistics được sử dụng rất nhiều trong đời sống, trở lênquen thuộc với không ít cá nhân, tổ chức kinh tế khác nhau Tuy vậy nhưngkhông phải ai cũng có sự hiểu biết đúng đắn về khái niệm Logicstics, gây rấtnhiều khó khăn trong quá trình học tập, làm việc
Trên thực tế, “Logistics” theo nghĩa đang sử dụng bắt nguồn từ
“Logistique” trong tiếng Pháp, có liên quan mật thiết với từ “Lodge” – nghĩa lànơi đóng quân Mặt khác, Napoleon cũng đã từng định nghĩa: “Logistics là hoạtđộng để duy trì lực lượng quân đội” Có thể hiểu, từ lúc xuất phát, Logisticsđược gắn liền với các hoạt động đảm bảo các nhu cầu cần thiết của quân đội Hiện nay Logistics đã phát triển hết sức nhanh chóng, được ghi nhận nhưmột công cụ kinh tế chủ yếu, mang lại thành công cho các doanh nghiệp trong
cả sản xuất lẫn các doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ Do đó thuật ngữLogistics ngày càng được mở rộng , các khái niệm mới liên tục xuất hiện, song
có thể hiểu “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận
chuyển và sự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng qua các khâu sản xuất và phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua các hoạt động về kinh tế”
1.1.2 Sự hình thành dịch vụ Logistics trên thế giới
Khoảng 2700 năm trước công nguyên, những thành tựu về hoạt động vận
chuyển và xử lý nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng các công trình xâydựng xuất hiện – các kim tự tháp Ai Cập với những khối đá hàng tấn được vậnchuyển và lặp ghép ngay tại công trường một cách hoàn hảo với độ chính xáckinh ngạc, mà đến nay loài người vẫn chưa thể tái hiện lại trong hiện tại
Khoảng 200 năm trước công nguyên, Alexander Đại Đế là minh chứng rõ
rệt về thành công của việc quản trị Logistics trong quân đội Với ông, Logisticsđóng vai trò hết sức quan trọng, ông đã từng tuyên bố trong bất kì thất bại nàocủa ông thì những người phụ trách hậu cần sẽ bị hỏi tội đầu tiên Trước mỗichiến dịch, ông đều tính toán rất kĩ bài toán về Logistics, cả về thời gian lẫn địađiểm Địa điểm hạ trại thường nằm ven song hoặc biển, để đoàn tàu thủy tiếp tếlương thảo làm việc hiệu quả, hoặc ở vùng dồi dào lương thực để có thể thugom, huy động tại chỗ Nhờ đánh giá cao vai trò của Logistics, nên đạo quan của
Trang 13Năm 1188, nghiệp đoàn Hanseatic (Hansa), tổ chức liên kết các nhà vận tải
đầu tiên trên thế giới, được thành lập tại Hamburg, Đức Sự phối hợp của cácphương thức vận tải khác nhau đã đem lại thành công cho nghiệp đoàn trongnhiều thế kỉ, trên một phạm vi rộng lớn, kéo dài từ biên Baltic đến biển Bắc, trởthành nghiệp đoàn thống trị việc buôn bán tại các vùng bờ biển này trong mộtthời gian dài
Khoảng năm 1500, dịch vụ bưu chính cam kết giao hàng đúng hạn do Franz
Von Taxis tổ chức lần đầu tiên đã xuất hiện tại Châu Âu Những bức thư, nhữngbưu phẩm được giao tận tay người nhận đúng hạn trong điều kiện cơ sở hạ tầngcòn hạn chế, các phương tiện giao thông còn kém phát triển là cả một sự cố gắngphi thường Năm 1522, hang giao nhận đầu tiên trên thế giới đã được ra đời tạiThụy Sỹ với tên gọi E Vansai
Năm 1956, thuật ngữ “container” với kích cỡ tiêu chuẩn ,
“containerization” và quá trình vận tải container đường biển do Malcom P.McLean phát minh ra đã trở lên quen thuộc và được áp dụng rộng rãi trong cuộcsống đời thường, mở ra kỉ nguyên mới trong quá trình vận tải hàng hóa, rút ngắnthời gian cũng như hao hụt khi vận chuyển, thúc đẩy mạnh mẽ thương mại quốc
tế trên thế giới
Vào thập niên 1970-1980, mô hình Jist – in – Time (JIT) được người Nhật
phát kiến Mô hình này dựa trên nguyên tắc cơ bản là chưa vận chuyển hàng hóakhi chưa có đơn đặt hàng, do đó cung ững vật tư, hàng hóa theo nhu cầu thật sựcủa khách hàng trong thời gian ngắn nhất, giảm thiểu chi phí lưu kho Trongthập niên này, Taichi Ohno (CEO của Toyota và các cộng sự đã cho ra đời môhình Toyota Production System – TPS (hệ thống sản xuất Toyota) theo đó tậptrung sản xuất liên tục 1 sản phẩm, giảm chi phí trong từng công đoạn để cắtgiảm chi phí, đem lại sản phẩm với chất lượng tốt nhất trên cơ sở tinh thần làmviệc cùng sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban
Thập niên 1990, các mô hình QR (Quick Response – đáp ứng nhanh) và
ECR (Efficient Consumer Response – đáp ứng người tiêu dung hiệu năng ) làcác giải pháp được ứng dụng hết sức rộng rãi QR là chiến lược được các nhàbán lẻ, nhà sản xuất áp dụng thông qua việc dự pháp nhu cầu tiêu dùng thôngqua phân tích những dự liệu thực tế lấy từ các đại lý nhằm giảm tình trạng hếthàng hóa, tình trạng giảm giá bắt buộc và những chi phí khaii thác khác Nhữngmục tiêu này được thực hiện bằng cách chính xác trong vận chuyển và thời gianđáp ứng nhanh ECR là hệ thống bổ sung hàng hóa trên cơ sở cầu kéo dựa trênthông tin về người tiêu dùng và các địa điểm bán hàng.Các mô hình này đã tácđộng mạnh đến hoạt động của các công ty cung cấp dịch vụ Logistics, giúp cáccông ty phản ứng nhanh hơn với những biến đổi của thị trường và xây dựng hệthống cung ứng một cách hiệu quả nhất
SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
Trang 14Ngày nay, trải qua 5000 năm phát triển, Logistics đã phát triển đến bậc
thang cao hơn – quản trị chuỗi cung ứng (SCM) Chuỗi cung ứng bao gồm tất cảcác doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứngnhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quátrình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.Bên trong mỗi tổ chức,chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quanđến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng, không bị hạn chế trong việc pháttriển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ kháchhàng Mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhucầu khách hàng, trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp Chính
vì thế, việc quản trị tốt chuỗi cung ứng sẽ làm cho quá trình sản xuất và cungứng hàng hóa được vận hành một cách hiệu quả nhất, với chất lượng tốt nhất,chi phí rẻ nhất và thời gian nhanh nhất
1.1.3 Sự hình thành dịch vụ Logistics tại Việt Nam
Năm 1789, hoàng đế Quang Trung đem quân ra bắc, lập lên chiến thắng Kỷ
Dậu nổi tiếng, đập tan quân Thanh trong 6 ngày, đây không chỉ là minh chứng
rõ nét cho ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta mà còn thểhiện vai trò hết sức quan trọng của Logistics Nếu không có những phương ánđáp ứng đầy đủ những nhu cầu của quân đội, chắc hẳn Nguyễn Huệ đã khôngthể lập lên chiến thắng lẫy lừng và nhanh chóng đến thế
Thế kỉ 20, một thế kỉ thấm đẫm máu và nước mắt của dân tộc Việt Nam, thế
kỉ đã đưa một dấu mốc Logistics trở thành huyền thoại: con đường Hồ Chí Minhlịch sử Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bác Hồ đã dạy : “công tác hậu cầncũng quan trọng như công tác chiến đấu ngoài mặt trận” Làm theo lời Bác, quân
và dân Việt Nam đã hết sức chú trọng đến công tác hậu cần, xây duwngk lênđường mòn Hồ Chí Minh với nhứng con số hết sức ấn tượng : đường chuyênqua 21 tỉnh trên lãnh thổ 3 nước, tổng chiều dài gần 20000 km, gồm 9 cụm căn
cứ Toàn tuyến có 1.350 km đường ống xăng dầu, 600km đường sông, 1.500kmđường dây thông tin Trong chiến tranh chống Mỹ, 1,3 triệu tấn vũ khí, đạndược, thuốc men , lương thực thực phẩm, hơn 2 triệu lượt bộ đội đã được đưavào chiến trường miền Nam
1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.2.1 Vai trò của Logistic
1.2.1.1 Đối với nền kinh tế
Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tuc, có liên hệ mật thiết và có
Trang 15chuỗi có vị trí và chi phí nhất định Vì thế, nếu nâng cao hiệu quả của hoạt
động Logistics sẽ góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.
Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế, nền kinh tế
chỉ có thể phát triển một cách nhịp nhàng, nhanh chóng, đồng bộ thông qua hoạtđộng Logistics Bởi lẽ Logistics sẽ góp phần dự đoán và đáp ứng nhu cầu cả vềsản xuất cũng như tiêu dùng, từ đó giúp doanh nghiệp có một kế hoạch sản xuấthiệu quả, giảm thời gian chờ đợi nguyên vật liệu, thời gian chờ đáp ứng nhu cầucho khách hàng, giảm chi phí lưu kho, rút ngắn chu kỳ vốn của doanh nghiệp…
từ đó giúp nền kinh tế phát triển nhịp nhàng, đạt hiệu quả cao nhất
Logistics tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh của các quốc gia Trước đây, khi khoa học kĩ thuật còn chưa phát triển,
thương mại quốc tế giữa các quốc gia phụ thuộc rất lớn vào khoảng cách địa lý,
về hạ tầng giao thông… Tuy nhiên trong thời đại hiện nay, thế giới đang
“phẳng” hơn, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia dần dần được thay thế bằngkhoảng cách về kinh tế Trình độ phát triển và chi phí Logistics của một quốcgia được xem là căn cứ quan trọng các tập đoàn đa quốc gia xây dựng chiếnlược đầu tư cũng như xây dựng các chiến lược phát triển ngành hàng, xâm nhập
và phát triển thị trường Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệthống cảng biển tốt, sẽ thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn, từ đó nhậnđược sự đầu tư từ khắp nơi trên thế giới Sự phát triển vượt bậc ngày nay củaSingapore, Trung Quốc, Ấn Độ là minh chứng rõ rệt cho việc thu hút đầu tưnước ngoài, phát triển thương mại quốc tế thông qua việc phát triển cơ sở hạtầng và dịch vụ Logistics
1.2.1.2 Đối với doanh nghiệp
Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch
vụ, sử dụng nguồn tài nguyên đầu vào một cách hợp lý… Logistics giúp giảmchi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Tuy nhiên không phảidoanh nghiệp nào cũng thành công khi áp dụng các chiến lược Logistics, cónhiều doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thể duy trì hoạtđộng sản xuất kinh doanh vì những quyết định sai lầm như dự trữ không phùhợp, quá trình luân chuyển hàng hóa không hiệu quả….Ngày nay, các công typhải mở rộng mạng lưới tìm kiếm ra toàn cầu để tìm được nguồn nguyên liệu,nhân công, vốn, thị trường tiêu thụ, bí quyết kinh doanh…tốt nhất, điều nàycũng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của dịch vụ Logistics toàn cầu
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thông qua áp dụng các biện
pháp Logistics vào công tác cung cấp nguyên nhiên vật liệu, công nghệ sản xuất,
SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
Trang 16thiết kế mẫu mã, … mà doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất, quản lýhàng tồn kho , giao hàng cũng như phân phối một cách tối ưu nhất, từ đó nângcao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Logistics còn góp phần giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chúng.
Hiện nay, giấy tờ rườm ra đang chiếm một phần không nhỏ trong thương mạiquốc tế va vận chuyển Thông qua dịch vụ Logistics, các công ty Logistics sẽđứng ra đảm nhiệm việc kí hợp đồng duy nhất để sử dụng cho mọi loại hình vậntải để đưa hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi cuối cùng Mặt khác, việc tiêuchuẩn hóa các phương thức, giấy tờ vận tải sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểmtra, đóng gói và vận chuyển hàng hóa, từ đó cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp
Ngoài ra, Logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là
marketing hỗn hợp (4R- Right Product, Right Price, Proper Promotion, RightPlace) Thông qua chính dịch vụ Logistics mà sản phẩm được đưa đến đúng nơicần đến, đáp ứng đúng thời gian, thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu của kháchhàng, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing của doanh nghiệp
1.2.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh dịch vụ Logistics
Có thể nói, hiện nay Logistics đóng một vai trò hết sức quan trọng đối vớicác doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất, phân phối , bán lẻ…Tuy những năm gần đây dịch vụ Logistics Việt Nam đã có những bước chuyểnbiến đáng kể nhưng còn chưa xứng với tiềm năng vốn có của Việt Nam Chính
vì thế, việc nhà nước, các bộ, ban ngành cũng như các cơ quan liên quan phải cónhững biện pháp phù hợp để đẩy mạnh dịch vụ Logistics là hết sức cần thiết
1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Trung Quốc hiện nay đang có những bước tiến hết sức mạnh mẽ trong tăngtrưởng và phát triển kinh tế, luôn là đầu tàu tăng trưởng của thế giới trong nhữngnăm qua Góp phần vào những thành quả hết sức ấn tượng đó là sự phát triểncủa dịch vụ Logistics với những bước tiến như vũ bão:
Trang 17Nguồn: ResearchInChina
Theo hiệp hội Logistics và mua hàng Trung Quốc, doanh thu từ dịch vụLogistics của Trung Quốc năm 2005 đạt 48 nghìn tỷ nhân dân tệ, nhưng đếnnăm 2011 đạt 143, 6 tỷ nhân dân tệ ( tăng 14.88% so với năm 2010) Tính chung
từ 2005 đến năm 2011, doanh thu từ dịch vụ Logistics của Trung Quốc đã tăngtới 199% , tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20.9%, đây là minh chứng rõ nétcho sự phát triển dịch vụ Logistics tại Trung Quốc trong thời gian qua
Mặt khác, so với các nước có cùng mức thu nhập, năng lực Logistics củaTrung Quốc được đánh giá khá cao thông qua chỉ số LPI1:
Bảng 1.1 Năng lực Logistics của 1 số quốc gia có thu nhập trung bình thấp
Cơ sở hạ tầng
vận tải biển quốc tế
Năng lực Logistics năng Khả
truy xuất
Thời gian thông quan
Nguồn : World Bank
1 LPI: (Logistics Performance Index- chỉ số năng lực Logistics) là chỉ số đa chiều đánh giá năng lực Logistics của các quốc gia do Wordbank cung cấp thông qua các chỉ tiêu về hải quan, cơ sở hạ tầng, khả năng vận chuyển….
SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
Trang 18Trong số các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Theo Wordbank thìhiện nay Trung Quốc đang là nước có chỉ số LPI cao nhất, được đánh giá khácao trong Năng lực của các công ty Logistics, cơ sở hạ tầng cũng như thời gianthông quan
Có thể nói, logistics Trung Quốc trong thời gian qua đã có những bướcphát triển nhanh chóng, càng ngày càng thu hút các tập đoàn đa quốc gia đếnđầu tư, phát triển dịch vụ Ngành Logistics đang đóng vai trò ngày càng quantrọng trong sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, những thành công đó bắtnguồn từ:
Thứ nhất, chính phủ Trung Quốc đã tích cực hoàn thiện về mặt thủ tục hành chính, luật pháp Trong thời gian vừa qua, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc
trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) năm
2001, chỉnh phủ Trung Quốc đã tích cực hoàn thiện hệ thống luật pháp theohướng phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như ban hành những chính sách hỗtrợ cho các ngành kinh tế phát triển Trong bối cảnh đó, luật pháp áp dụng choLogistics, đặc biệt là những luật liên quan đến dịch vụ kho bãi và trung tâmLogistics được cải cách theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, tăngcường quy mô vốn, thị trường cũng như các hoạt động, góp phần quan trọngthúc đẩy dịch vụ Logistics tại thị trường Trung Quốc
Thứ hai, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đem lại những bước tiến mạnh
mẽ cho ngành Logistics tại Trung Quốc Nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn
định của dịch vụ Logistics tại Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã tập trungxây sựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hoàn thiện và đồng bộ, đảmbảo khả năng chuyên chở cho đường sông, đường hàng không, đường biển,đường bộ, đường sắt, đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến , tiêu biểu làEDI, ERP, MRP, GPS…
Thứ ba,sự chuyển hướng trong phương thức sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc Hiện nay, có ngày càng nhiều các doanh nghiệp Trung
Quốc hướng đến tối ưu chi phí và thời gian sản xuất bằng cách áp dụng cácphương pháp mới, đặc biệt là Outsourcing – thuê ngoài, điều này được coi làmột trong những tác nhân quan trọng
Thứ tư, xu hướng toàn cầu hóa đã tác động mạnh đến ngành dịch vụ Logistics Trung Quốc, các hoạt động mua bán, sáp nhập, liên doanh, hợp tác với
Trang 19nước ngoài đã biến Trung Quốc trở thành một mảnh đất ngày càng màu mỡ hơnđối với ngành dịch vụ Logistics tại Trung Quốc.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm từ Singapore
Singgapore là một hòn đảo nhỏ, diện tích khoảng 692 km2, nghèo tàinguyên, lượng nước sạch không đủ dùng, phải liên tục nhập khẩu nước ngọt từMalaysia, nhập khẩu đất để lấn biển từ các nước xung quanh Nhưng bằng tinhthần cũng như nhận thức được sức mạnh đặc biệt của ngành dịch vụ hàng hàicũng như ý nghĩa sống còn của Logistics với sự phát triển của dịch vụ hàng hải
quốc tế, chính phủ Singapore đã có nhiều chính sách thông thoáng, kịp thời để
tạo động lực cho sự phát triển của loại hình dịch vụ này.
Cùng với việc không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính phủ Singapore cũng rất chú trọng đến việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Hiện nay
hệ thống cảng tại Singapore được đánh giá là cảng thu hút tàu thuyền qua lạinhất trong khu vực châu Á, được liên kết với hơn 700 cảng biển trên khắp thếgiới Singapore cũng có cảng hàng không được xem là một trong những sân bayhiện đại nhất trên thế giới – Changi Airport, có đường bay tới hơn 150 thànhphố thuộc hơn 50 quốc gia trên thế giới Bên cạnh đó không thể nhắc đến E –Logistics, dịch vụ được đầu tư trang bị hiện đại, cùng hệ thống kho bãi lập lêntrục E – Logistics hàng đầu thế giới
Bên cạnh đó, các hiệp hội Logistics cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển dich vụ Logistics của Singapore.Cơ quan đóng vai trò lớn
nhất đối với sự phát triển của Logistics và mang sứ mạng đưa Singapore trởthành trung tâm Logistics hàng đầu thế giới là SLA- Singgapore LogisticsAssociation (hiệp hội Logistics Singapore), có tiền thân là Hiệp hội các nhà giaonhận Singapore (SFFA) được thành lập từ năm 1973 Song song với hỗ trợ ,cung cấp những điều kiện tốt nhất để dịch vụ Logistics phát triển, SLA còn đẩymạnh phát triển nguồn nhân lực cho dịch vụ Logistics thông qua quá trình đạotạo, huấn luyện nhằm phát triển ngành dịch vụ Logistics một cách nhanh chóng
Trang 20như đều đặt văn phòng tại Singapore: DHL Logistics, Schenker, KeppelLogistics, APL Logistics, Maersk Logistics, Exel Logistics, UPS Logistics…
Thứ 2, Singapore là một trong những nước có môi trường cho dịch vụ Logistics đứng đầu thế giới
Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá môi trường
Logistics của Singapore
Singapore Bình quân các
nước có thu nhập cao
Thời gian kiểm tra vật lý/ Tổng thời gian vận chuyển
Thời gian giải quyết thủ xuất khẩu bình quân (ngày) 2.17 2.53
Thời gian giải quyết thủ nhập khẩu bình quân (ngày) 1.78 3.86
Bảng 1.3 Năng lực Logistics của một số nước phát triển hàng đầu
Cơ sở
hạ tầng
vận tải biển quốc tế
Năng lực Logistics
Khả năng truy xuất
Thời gian thông quan
Trang 21Trong báo cáo “Năng lực quốc gia về Logistics” của WorldBank năm
2007, Singgapore đã trở thành quốc gia có năng lực Logistics đứng đầu thế giới.Tuy năm 2010 chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế, Singaporevẫn giữ được vi trí thứ hai, sau Đức, được đánh giá cao ở nhiều mặt, đặc biệt là
cơ sở hạ tầng và năng lực , thời gian thông quan
1.3.3 Bài học cho Việt Nam
1.3.3.1 Về phía các cơ quan quản lý nhà nước
nay, từ đó xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ Logistics trong trung hạn và
dài hạn, đồng thời xây dựng lô trình chi tiết thực hiện cho các cơ quan quản lý
nhà nước cũng như doanh nghiệp
Từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động Logistics Việt
Nam đang trong quá trình thực hiện các cam kết khi tham gia WTO Bên cạnhviệc sửa đổi, cải cách luật pháp theo những cam kết, chúng ta cần có nhữngchính sách , chế độ phù hợp để hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tưvào kinh doanh Logistics
Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống
thông tin kho bãi, các trang thiết bị vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗtrợ khác Tuy nhiên, việc xây dựng đồng bộ và có hệ thống cũng là một ưu tiênquan trọng, tránh gây thất thoát lãng phí
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực có kinh nghiệm và được trang bị đầy
đủ các hiểu biết về luật pháp trong nước và quốc tế
Tăng cường nhận thức về tác dụng của dịch vụ Logistics, từ đó lựa chọn
những dich vụ phù hợp với mục tiêu cũng như khả năng của doanh nghiệp.Từ đóchọn được những đối tác Logistics phù hợp nhất với doanh nghiệp
SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
Trang 22Tích cực thực hiện các hoạt động liên doanh, liên kết với các đối tác ngoài
nước để nâng cao hiệu quả của hoạt động Logistics, tăng cường tính cạnh tranh.Ngoài ra việc tiếp thu công nghệ, kĩ thuật, trình độ quản lý Logistics, kinhnghiệm cũng là vấn đề cần được chú ý đến để phát triển bền vững
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
LOGISTICS TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP TẠI VIỆT NAM2.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ
LOGISTICS TẠI VIỆT NAM
2.1.1 Sự phát triển của các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt
Nam
2.1.1.1 Sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế quốc
tế
Hiện nay toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế tất
yếu trên thế giới Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam trong thời gian qua đã
tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế:
Ngày 17/10/1994, Việt Nam chính thức gửi đơn xin gia nhập Hiệp hội cácQuốc gia Đông Nam Á (ASEAN), từ 25/7/1995 đã chính thức tham gia tổ chứcnày và từ 1/1/1996 bắt đầu thi hành nghĩa vụ thành viên AFTA;
Tháng 3/1996, nước ta đã tham gia với tư cách thành viên sáng lập Diễn đànHợp tác Á - Âu (ASEM);
Tháng 11/1998 đã chính thức được công nhận là thành viên của nhập Diễnđàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
Sau 11 năm đàm phán với quyết tâm và nỗ lực rất lớn, Việt Nam đã trởthành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/11/2006
2.1.1.2 Sự phát triển của các hoạt động kinh tế quốc tế
Qua hơn20 năm đổi mới, diện mạo kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổikhi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Đồng thời, Việt Nam cũng tích cực giao thươngbuôn bán với nhiều nước, tham gia các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế Nhờvậy,mà Việt Nam đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận trong con đườngphát triển kinh tế Trong đó góp phần không nhỏ là nhờ nền thương mại quốc tếcủa Việt Nam, đặc biệt là ở hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư quốc tế:
Trang 23Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế càng diễn ra nhanh chóng thì việcgiao thương buôn bán giữa các quốc gia càng có những thay đổi to lớn Trongthời gian qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng mộtcách nhanh chóng, tuy chịu ảnh hưởng của hai cuộc khủng hoảng kinh tế năm
1998 và 2008-2009 nhưng sau đó hoạt động xuất nhập khẩu đã hồi phục mạnh
Nguồn: UNCTAD- đơn vị triệu USD 2.1.1.2.2 Hoạt động đầu tư quốc tế
Trong thời gian qua, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài cũng đã đem lạimột số vốn không nhỏ đóng góp vào tổng nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế,trong vài năm qua, năm 2008 là năm Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tưnước ngoài nhất:
SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
Trang 24Nguồn WorldBank
2.1.2 Sự biến đổi trong nội bộ nền kinh tế
2.1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1.1.1 Chuyển dịch cơ cấu theo ngành:
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấutheo ngành Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI vào công nghiệp và xâydựng tăng mạnh đã nâng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ trong FDI ,đặc biệt là dịch vụ tăng liên tục từ 33% năm 1986 đến 38% năm 2005, đặc biệtnăm 2011 vừa qua, tỉ trọng dịch vụ đã lên tới 38.9% Với chính sách mở cửangày càng sâu rộng, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành dịch
vụ, tỉ trọng dịch vụ trong GDP ngày càng tăng trong những năm qua, dần trởthành ngành đóng góp nhiều nhất trong GDP
Bảng 2.1 Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế
Đơn vị: Tỉ đồng
Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng
Trang 252010 1980914 100 407647 20.6 814065 41.1 759202 38.3
Nguồn: Tổng cục thống kê
Như vậy, trong những năm qua, cơ cấu kinh tế quốc dân của Việt Nam đã
có những bước chuyển biến theo hướng tích cực Tỉ trọng khu vực nông nămthủy sản trong 7 năm đã giảm từ 21% năm 2005 còn 20,2%, trung bình mỗi nămgiảm 0.11% Tương tự là khu vực công nghiệp, tuy vẫn giữ được vị thế là ngànhđóng góp nhiều nhất vào GDP của Việt Nam những tỉ trọng đã giảm từ 41%xuống còn 40.9%, bình quân mỗi năm giảm 0.014% Bên cạnh đó, tỉ trọng đónggóp vào GDP của ngành dịch vụ lại có xu hướng gia tăng, từ 38% năm 2005 lênmức 38.9% năm 2011, bình quân tăng 0.13% Nếu như năm 2004 ngành dịch vụchỉ đóng góp 43% vào tăng trưởng GDP thì năm 2011 vừa qua, ngành dịch vụ
đã đóng góp tới 50% vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, cho thấy tầm quantrọng ngày càng lớn của ngành dịch vụ đối với tăng trưởng phát triển kinh tế
Biểu đồ 2.3 Tỉ lệ đóng góp vào tăng trưởng GDP
theo ngành kinh tế
Nguồn: Tổng cục thống kê 2.1.1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ:
Bảng 2.2 Cơ cấu GDP của 1 số ngành dịch vụ theo giá thực tế
SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
Trang 26Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3.93 3.84 4.06 4.08
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 1.41 1.42 1.48 1.46
Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 1.48 1.45 1.46 1.44
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0.45 0.43 0.43 0.43
Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính
trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc
phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc
tư vấn… còn chiếm tỉ trọng nhỏ Điều này không chỉ cho thấy nền kinh tế ViệtNam còn ở giai đoạn phát triển thấp, trình độ phát triển trung bình mà còn chothấy được tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới làrất lớn, các cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian tới cần tiếp tục có những
sự điều chỉnh để tạo điều kiện tốt nhất cho ngành dịch vụ phát triển cả về giá trị
mà còn dịch chuyển cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng hiện đại, có giá trị giatăng lớn
2.1.2.2 Các yếu tố về luật pháp.
Trong kinh doanh ngày nay, các yếu tố về chính trị, pháp luật ngày càng cóảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam đang trên
Trang 27tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, muốn thành công thì các doanhnghiệp không những phải nắm rõ pháp luật trong nước mà còn phải nắm vữngpháp luật khu vực kinh doanh, các yếu tố về chính trị.
Năm 2007, Việt Nam mới chính thức là thành viên của WTO, nhưng ngaytrong Luật Đầu tư 2005 và luật Doanh Nghiệp có hiệu lực ngày 01/7/2006,chúng ta bước đầu chuẩn bị các quy chế pháp lý hướng theo những quy địnhchung với thế giới : thống nhất quy chế pháp lý cho mọi loại hình doanh nghiệp,các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nướcngoài, chính thức xóa bỏ việc dùng trợ cấp để khuyến khích đầu tư Bên cạnh đótoàn bộ các trợ cấp bị cấm (tức là trợ cấp căn cứ vào thành tích xuất khẩu hoặckhuyến khích sử dụng hàng trong nước thay thế nhập khẩu) dành cho ngành dệtmay bị xóa bỏ Kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta phải xóa bỏ các trợcấp xuất khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam Các yêu cầu về nộiđịa hóa cũng được bãi bỏ trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập
Các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian trước đây thường có những ưuthế về luật pháp nhất định trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp nướcngoài Tuy vậy với sự xuất hiện của Luật doanh nghiệp 2005 cùng Luật Đầu tư2005,các doanh nghiệp trong nước không còn được Nhà nước hỗ trợ để cạnhtranh lại với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, trước đâycác tỉnh thành đều có những ưu đãi theo chính sách của mình để thu hút sự đầu
tư của các doanh nghiệp để tăng nguồn thu ngân sách cũng như giải quyết tìnhtrạng dư thừa lao động của địa phương Tuy nhiên cũng đã có không ít trườnghợp các tỉnh đưa ra những ưu đãi quá mức với các doanh nghiệp để tăng khảnăng cạnh tranh Từ khi có Luật Đầu tư, việc ưu đãi cho các doanh nghiệp đãđược thống nhất từ trung ương đến địa phương, tránh tình trạng thiệt hại do ưuđãi quá mức
Việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua cũng đã và đangđem đến những khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp Một trong số những khókhăn đó là việc các doanh nghiệp bị siết chặt về “Sở hữu trí tuệ” Từ trước đếnnay, Việt Nam luôn là một trong những nước có tỉ lệ vi phạm quyền sở hữu trítuệ cao nhất trên thế giới Việc Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Việt Nam tham giaHiệp định về các Khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ(TRIPS) được ban hành cũng đã cải thiện khá đáng kể tình hình vi phạm bảnquyền sở hữu trí tuệ trong nước tuy vậy tỉ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ởViệt Nam hiện nay còn khá phổ biến, do trong đó có cán bộ tư pháp còn thiếu về
SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
Trang 28số lượng và yếu về chuyên môn; do quen bao cấp nên việc áp dụng các chế tài
về dân sự còn kém, nhưng lại quá lạm dụng các chế tài về hành chính…
Với ngành dịch vụ nói chung, ngoài Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu
tư 2005, trong bản cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO, Việt Nam đã camkết mở cửa 11 ngành dịch vụ ở các lĩnh vực : kinh doanh, thông tin, xây dựng,phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế xã hội, du lịch, văn hóa giải trí
và thể thao, vận tải với các mức độ mở cửa thị trường, quy định hình thức doanhnghiệp, tỷ lệ vốn góp cũng như thời hạn thực hiện các cam kết khác nhau
2.1.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực.
Gần đây nhiều chương trình và các cơ sở giáo dục đào tạo mới được mở
ra, nhưng chất lượng và tính phù hợp của giáo dục nói chung còn đáng quan ngại
Tính đến tháng 9/2011, cả nước có 414 trường đại học (ĐH) và cao đẳng(CĐ), trong đó có 80 trường ngoài công lập Tổng quy mô đào tạo ĐH, CĐ năm
học 2011-2012 là 2162100 sinh viên (SV), tăng 15 lần so với năm 1987; tỷ lệ
SV/số dân năm 1997 là 80 SV/1vạn dân thì đến năm 2010 là 195 SV/1 vạn dân,
và năm 2011 đạt 200 SV/1 vạn dân Đặc biệt chỉ trong năm năm gần đây(2007-2011), đã có tới 195 trường ĐH, CĐ được thành lập và nâng cấp, trong đó
có 139 trường công lập và 56 trường ngoài công lập Trong số đó, chỉ có 4trường ĐH, CĐ có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập và mới có1trường đã đi vào hoạt động
Bảng 2.3 Tình hình giáo dục đại học cao đẳng 2009-2011
Số lượng
Tỉ lệ tăng
Số lượng
Tỉ lệ tăng
Số lượng
Tỉ lệ tăng
Số giáo viên (**) (Nghìn người) 60.7 8.2 69.6 14.7 74.6 7.2
Phân theo loại hình
Số sinh viên (Nghìn sinh viên) 1719.5 7.2 1956.2 13.8 2162.1 10.5
Phân theo loại hình
Trang 29đó tỷ lệ sinh viên/giáo viên quá cao so với quy định (trong năm học 2011 - 2012
là 28 sinh viên/giáo viên) Nhiều giáo viên dạy tới 1000 tiết/năm trong khi quyđịnh là 260 tiết/năm Do đó chất lượng dạy và học khó được đảm bảo
Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua, tỉ lệ thiếu hụt lao động có kĩ năng ngày càng trở thành vấn đề đáng lo ngại
Biểu đồ 2.4 Thiếu hụt lao động có kỹ năng – Việt Nam so với các nước ASEAN
SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
Trang 302.1.3 Khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ Logistics
2.1.3.1 Những quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Logistics
Trước năm 2005, luật pháp Việt Nam chưa hề có những văn bản quy phạmpháp luật quy định về việc kinh doanh dịch vụ Logistics cũng như các hình thứcdịch vụ Logistics Dịch vụ Logistics chỉ chính thức trở thành một ngành dịch vụ
được pháp luật Việt Nam quy định khi chính phủ ban hành Luật Thương mại
2005 và nghị định 140/2007/NĐ-CP Trong Luật Thương mại 2005, Logistics và
các vấn đề liên quan được quy định tại các điều khoản :
Điều 233: Dịch vụ Logistics
Điều 234: Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics
Điều 235: Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ
Logistics
Điều 236: Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
Điều 237: Các trường hợp miễn trách nhiêm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics
Điều 238: Giới hạn trách nhiệm
Điều 239: Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa
Điều 240 : Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics khi cầmgiữ hàng hóa
2.1.3.2 Khuôn khổ pháp lý của dịch vụ Logistics trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO
Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết mở cửa các dịch vụ vận tải :
Đối với vận tải biển, vận tải đường thủy nội địa, đường sắt và đường bộ:Việt Nam cam kết mở cửa đối với các dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa( trừ vận tải ven bờ)
Đối với vận tải hàng không: Việt Nam cam kết mở cửa đổi với các dịch vụbán và tiếp thị các sản phẩm hàng không, dịch vụ giữ chỗ bằng máy tính, dịch
vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy bay
Trang 31mở cửa 1 số dịch vụ Logistics thông qua các đàm phán về phân ngành dịch vụ
hỗ trợ vận tải, thuộc dịch vụ vận tải:
Dịch vụ xếp dỡ container
Dịch vụ thông quan
Dịch vụ kho bãi
Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa
Các dịch vụ thực hiện thay chủ hàng : Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giớihàng hóa, giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng, giámđịnh hàng hóa, dịch vụ nhận hàng, dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải
Đối với thủ tục thành lập doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài tại Việt Nam với các hình thức : doanh nghiệp vận tải biển quốc tế ( ápdụng từ ngày 11/1/2012), doanh nghiệp làm dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãicontainer, dịch vụ kho bãi ( bắt đầu từ ngày 11/1/2014), dịch vụ kho ngoại quan(bắt đầu từ ngày 11/1/2014), đại lý vận tải hàng hóa( áp dụng từ 11/1/2014), cácdịch vụ thay mặt chủ hàng ( từ 11/1/2014), bán và tiếp thị sản phẩm hàng không,đặt chỗ,bảo dưỡng sửa chữa máy bay
Doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp với tỉ lệ vốngóp không quá 51% với hình thức vận tải đường bộ khi có giấy phép của cơquan có thẩm quyền, lái xe là công dân Việt Nam, dịch vụ kho bãi container,dịch vụ cung cấp kho ngoại quan, đại lý vận tải hàng hóa, các dịch vụ thay mặtchủ hàng
Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập doanh nghiệp liên doanh với tỉ lệvốn góp không quá 49% với các hình thức: Dịch vụ xếp dỡ contrainer( khôngbao gồm cảng hàng không ), dịch vụ vận tải biển quốc tế treo cờ Việt Nam, dịch
vụ vận tải thủy nội địa, dịch vụ vận tải đường sắt, dịch vụ vận tải biển
2.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam
2.1.4.1 Vị trí địa lý Việt Nam
Sơ đồ 2.1 Vị trí địa lý Việt Nam
SV: Võ Sơn Tùng Lớp: Kinh tế quốc tế
Trang 32Về diện tích, Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327480
km² đất liền và hơn 4200 km² biển nội thủy, với hơn 2800 hòn đảo, bãi đá ngầmlớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên
bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lụcđịa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảngtrên 1 triệu km²
Về vị trí địa lý, Việt Nam phía bắc giáp Trung Quốc (biên giới dài 1.281
km), phía tây giáp Lào Lào (2130 km) và Campuchia(1228 km), phía tây namgiáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông với đường bờ biểndài 3444km và có hơn 4000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ Việtnam nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền Ấn Độ Dương với TháiBình Dương, đây là một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất trên thế