Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
113,48 KB
Nội dung
Giải pháp 2: Hoàn thiện và nâng cao vai trò của hiệp hội giao nhận kho vận tải Việt Nam Hiệp hội là tổ chức đại diện các thành viên trong cùng ngành nghề nhằm bảo vệ quyền lợi của họ trước các thế lực cạnh tranh của các đối thủ cũng như những biến động kinh tế có ảnh hưởng đến ngành. Hiệp hội còn giúp cho nhà nước nắm bắt được những yêu cầu cũng như nguyện vọng của các doanh nghiệp. Từ đó có những chính sách và giải pháp thích hợp để điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển trong khuôn khổ pháp luật quy đònh. Thông qua tổ chức hoạt động của Hiệp Hội ở những nước có ngành giao nhận vận tải phát triển, ngoài những phòng ban hiện có, Hiệp Hội giao nhận vận tải Việt Nam nên thành lập thêm các ban chuyên trách như sau: Ban đối ngoại: Có nhiệm vụ kết nạp và khai trừ thành viên; Tổng kết hoạt động chung hàng năm; Tổ chức giao lưu nhằm học hỏi kinh nghiệm và trao đổi các vấn đề có liên quan giữa các thành viên và những người quan tâm đến hoạt động của hội; Thực hiện công tác quảng bá và thu thập những thông tin có liên quan. Ban giao nhận vận tải quốc tế: Có nhiệm vụ tìm hiểu và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các mẫu chứng từ do FIATA soạn thảo và những quy chế áp dụng trong vận tải đa phương thức; Tổ chức hội thảo về những vấn đề pháp lý trong giao nhận có liên quan đến thương mại, ngân hàng, bảo hiểm…; Nghiên cứu những hoạt động mới trong lónh vực giao nhận cũng như những kỹ thuật tiên tiến để vận dụng vào hoạt động thực tiễn tại Việt Nam. Ban huấn luyện và đào tạo nhân lực: Phối hợp với các tổ chức quốc tế trong ngành giao nhận vận tải để mời những chuyên gia có kinh nghiệm tham gia và khóa đào tạo; tổ chức các đội ngũ giảng viên gồm những người có trình độ và kinh nghiệm tại các công ty thành viên để nâng cao trình độ cho đội ngũ đang công tác trong Hiệp hội. Ban giao nhận vận tải nội đòa: Phụ trách các vấn đề giao nhận nội đòa, phối hợp với các bộ có liên quan nhằm phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam; Xem xét và kiến nghò những vấn đề bất hợp lý trong các quy đònh của đòa phương hay chính phủ để có sự điều chỉnh hợp lý… Ban phụ trách tài chính: Đảm bảo tài chính cho việc duy trì hoạt động của Hiệp hội; Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của các thành viên thông qua các báo cáo hàng năm. Ban liên lạc: Làm cầu nối liên lạc giữa Hiệp hội và các bộ ngành có liên quan; Tổ chức các cuộc họp để phổ biến những quy đònh mới có liên quan đến giao nhận vận tải, ngoại thương… Các ban này hoạt động độc lập nhưng quan hệ chặt chẽ và chòu sự điều hành trực tiếp của Chủ tòch Hiệp Hội thông qua Phó Chủ tòch. Giải pháp 3: Hiện đại hóa ngành Hải Quan Thực hiện hiện đại hóa hải quan sẽ tạo ra hệ thống khuôn khổ pháp luật hải quan hoàn thiện, minh bạch, mang tính dự đoán. Quy trình thủ tục hải quan được đơn giản, hài hòa theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tiên tiến, thời gian thông quan hàng hóa sẽ được giảm đáng kể do tiến hành khai báo, nộp chứng từ, xử lý thông tin và thông báo kết quả thông quan hoàn toàn qua mạng điện tử. Xây dựng được đội ngũ công chức hải quan tinh thông nghiệp vụ, tận tụy và lấy phương châm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, qua đó sẽ giảm phiền hà, tiêu cực, đặt biệt là chi phí cho các doanh nghiệp. Tuy ngành Hải quan đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý những hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Ngành: có tính chất cục bộ, khả năng kết nối, trao đổi thông tin giữa các đầu mối quan trọng chưa được thiết lập, hoặc đã có thì rất hạn chế và không đảm bảo ổn đònh an toàn về mặt thông tin; chưa có kết nối mạng diện rộng, chưa có “bức tường lửa” để bảo vệ mạng và an toàn dữ liệu; các hệ thống tin học hóa triển khai chưa đồng bộ và thống nhất trong quy trình thủ tục hải quan tại các đơn vò. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cải cách và đưa vào áp dụng thực tế, ngành Hải quan cần phải: Thống nhất nhận thức về yêu cầu của hiện đại hóa, nghiên cứu kinh nghiệm để triển khai rộng rãi trong toàn ngành. Nghiên cứu tổng hợp những vướng mắc về tư tưởng, nghiệp vụ trong toàn ngành khi tiến hành hiện đại hóa để đề ra các biện pháp khắc phục; Đồng thời tiến hành các bước chuẩn bò cho việc thực hiện các dự án về hiện đại hóa. Về cơ sở công nghệ thông tin: cần phối hợp chặt chẽ với các bên tư vấn để thiết lập kế hoạch, tư vấn khả thi, thiết kế hệ thống phần mềm, kiên quyết đưa vào sử dụng đầy đủ các hệ thống thông tin, rút kinh nghiệm, nâng cấp, tích hợp để sẵn sàn chuyển sang các chương trình mới. Về hoàn thiện cơ sở pháp lý: Rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan để dự thảo Luật Hải quan sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành; ban hành những văn bản quy phạm pháp luật liên quan phục vụ cho khai báo điện tử. Về thực hiện cải cách hành chính, nghiên cứu chuẩn hóa quy trình thủ tục hải quan theo mô hình quản lý mới. Về đào tạo cán bộ, chuyên gia chuẩn bò ứng dụng công nghệ quản lý theo mô hình mới, phục vụ trực tiếp cho việc triển khai các dự án hiện đại hóa; xây dựng chuẩn hóa về nội dung và phương thức đào tạo; tiến hành các biện pháp cần thiết xây dựng mô hình tổ chức đào tạo và nghiên cứu phù hợp với yêu cầu hoạt động nghiệp vụ. Về đầu tư cơ sở vật chất, rà soát và xây dựng quy chuẩn về: trụ sở, phương tiện đi lại, phương tiện kiểm tra giám sát, kiểm soát. Đầu tư xây dựng theo đònh mức đã quy chuẩn trên cơ sở hạn mức kinh phí cho phép. Tất cả các đơn vò hải quan trong toàn ngành vừa có kế hoạch duy trì, sử dụng có hiệu quả các hệ thống ứng dựng CNTT hiện có trong công tác nghiệp vụ tại đơn vò mình, vừa chủ động lập kế hoạch chi tiết và triển khai chương trình CNTT. Cần có chế độ đãi ngộ, khuyến khích, động viên cán bộ công chức học tập, say mê ứng dụng CNTT, phục vụ thiết thực cho nghiệp vụ hải quan cũng như công việc hành chính hàng ngày của mình. 3.3. Kiến nghò đối với nhà nước và các ban ngành liên quan 3.3.1. Nhóm chính sách về đầu tư phát triển đội tàu Nhà nước cần hình thành “quỹ hỗ trợ phát triển vận tải biển” riêng biệt để đầu tư cho việc đóng mới và mua tàu đã qua sử dụng. Quỹ này có thể được hình thành từ nguồn thu của các hoạt động hàng hải nói chung và huy động các nguồn thu của ngân sách. Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích đầu tư đóng mới tàu biển trong nước, nhưng cũng không nên hạn chế việc mua kại tàu của nước ngoài đã qua sử dụng để khai thác, tạo ra sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp vận tải biển và doanh nghiệp đóng tàu biển 3.3.2. Nhóm chính sách về giá, thuế, phí và lệ phí Giảm thuế tàu biển đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển khi họ có nhu cầu thuê tàu, vì hiện tại thuế tàu quá cao. Điều chỉnh những bất hợp lý, quy đònh không rõ ràng về biểu cước, phí Đặc biệt chú trọng đến việc giảm phí cho các liên doanh vận tải biển để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lónh vực này. Qui đònh cụ thể việc giảm thuế VAT, giải quyết thủ tục hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp vận tải biển khi: mua sắm tư trang thiết bò và nhiên liệu trong nước để thực hiện vận tải hàng hóa chạy tuyến nước ngoài. Có chính sách miễn, giảm thuế NK linh kiện, vật tư, phụ kiện… phục vụ cho công việc sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên các tàu đi biển để khuyến khích việc đóng mới và sửa chữa tàu biển trong nước. 3.3.3. Nhóm chính sách, quy chế đào tạo nguồn nhân lực Cần có chính sách hỗ trợ các trường trong việc đào tạo lực lượng lao động cho ngành giao nhận vận tải phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Cần có cơ chế, chính sách thỏa đáng để các doanh nghiệp vận tải biển có thể tuyển đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý đi đào tạo ở nước ngoài, đặc biệt đối với doanh nghiệp là công ty cổ phần, TNHH và tư nhân. Cần sớm ban hành chính sách, cơ chế về đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hàng hải, đặc biệt đối với các cán bộ ở các đại diện hàng hải tại nước ngoài. Đội ngũ này phải có trình độ, năng lực, sâu về chuyên môn, giỏi ngoại ngữ… để đối phó với xu thế áp đặt các chế đònh quá khắc khe của một số nước lớn hoặc bên vực quyền lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế. Kết luận chương III: Cùng với xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới nói chung và ngành giao nhận vận tải nói riêng, các doanh nghiệp và nhà nước cùng nhau thực hiện những giải pháp đẩy mạnh hoạt động GNHH XNK, tạo một vò thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành trên thò trường trong nước cũng như thế giới. Trên cơ sở phân tích những thực trạng hoạt động GNHH XNK tại Tp.HCM, đề tài đã đưa ra 3 nhóm giải pháp nhằm phát triển hoạt động GNHH XNK tại đòa bàn này: Nhóm giải pháp 1: Hoàn thiện công tác xây dựng CSHT và tăng năng lực chuyên chở của đội tàu Nhóm giải pháp 2: Hoàn thiện và phát triển hoạt động GNHH XNK Nhóm giải pháp 3: Hoàn thiện cơ chế quản lý hàng hải và hoạt động của ngành hàng hải và các ngành có liên quan Để thực hiện được những giải pháp trên, nhà nước phải có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về đầu tư đội tàu biển Việt Nam, chính sách về giá, thuế, phí… Bên cạnh đó, cũng cần có các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành để các giải pháp trên có khả năng thực thi. KẾT LUẬN ] E ^ Đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển dòch vụ GNHH XNK tại Tp.HCM” nhằm khái quát một số vần đề lý thuyết về hoạt động giao nhận hàng hóa ngoại thương, đồng thời nêu lên thực trạng hoạt động của ngành trên đòa bàn, từ đó đánh giá những kết quả và tồn tại nhằm đưa ra các giải pháp phát triển trong thời gian tới. Mặc dù dòch vụ GNHH XNK đã hình thành và phát triển khá lâu trên thế giới, nhưng ở nước ta, do hoàn cảnh chiến tranh, dòch vụ này chỉ thực sự phát triển trong vài năm trở lại đây, cho nên dù đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, nó cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, bất cập cần giải quyết. Hoạt động GNHH XNK tại Tp.HCM cũng phát triển với những đặc thù chung của ngành trên phạm vi cả nước. Nhưng do vò thế của thành phố như là một trung tâm kinh tế, văn hóa, một đầu mối XNK và đầu mối giao lưu quốc tế năng động, nên hoạt động giao nhận tại đây có điều kiện phát triển với tốc độ nhanh hơn, quy mô lớn hơn và có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động XNK cũng như nền kinh tế nói chung. Với những phân tích về thực trạng GNHH XNK tại Tp.HCM, đề tài đã đưa ra các giải pháp và kiến nghò phù hợp để phát triển loại hình dòch vụ này. Tuy nhiên, do mẫu khảo sát con nhỏ, cộng với những nhận đònh còn mang tính chủ quan, do vậy đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất đònh. Do vậy, sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô, bạn bè sẽ giúp đề tài được hoàn thiện hơn. o0o TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Giao thông Vận tải (2000), Chiến lược phát triển GTVT đến 2010 2. Bộ Thương mại – Viện nghiên cứu thương mại(1998), Những điều cần biết về tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tiến trình gia nhập của Việt Nam, NXB Chính trò quốc gia Hà Nội 3. Triệu Hồng Cẩm (1997), Nghiệp vụ vận tải bảo hiểm ngoại thương, NXB TKê 4. PGS.TS Hoàng Văn Châu (1999), Vận tải – giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, NXB Khoa học và Kỹ thuật 5. Hà Văn Chiến (2004), “Giao nhận hàng hóa trong xu thế cạnh tranh” Tạp chí ngoại thương, 05/2004, Tr. 14-15 6. Cục Hàng hải VN (1997), Đònh hướng chiến lược phát triển ngành đến 2010, 7. Nguyễn HoàngDung (2004) “Những giải pháp phát triển giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu” Vietnam Shipper, 03/2004, Tr. 10- 16 8. Dương Hữu Hạnh (2004), Vận tải – giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hải, NXB Thống Kê 9. Dương Hữu Hạnh (2005), Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Thống Kê 10. Phạm Mạnh Hiền (2005), Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Thống Kê 11. KurtBinh (2004) “Giao nhận quốc tế và hướng phát triển”, Vietnam Shipper, 09/2004, Tr. 18- 20 12. Nguyễn Hồng Đàm (2003), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, NXB Giao thông vận tải 13. Ngô Ngọc Đoan (2005), “Giao nhận quốc tế – những điểm cần lưu ý”, Thời báo Kinh tế Sài gòn, 42/2005, Tr. 15 14. Trần Công Sáng (2004), “Quy hoạch cảng biển phục vụ giao nhận xuất nhập khẩu trong tình hình mới”, Thời báo Kinh tế Sài gòn, 18/2004, Tr. 18- 20 15. Nguyễn Công Sinh (2005), “Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ ngoại thương”, Tạp chí Ngoại Thương,10/2005, Tr. 12- 13 16. GS.TS Võ Thanh Thu (2005), Kỹ thuật kinh doanh XNK, NXB Thống Kê 17. Nguyễn Tương (1999), Hiệp hội cảng biển Việt Nam trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới 18. PGS.TS Đoàn Thò Hồng Vân (2005), Giáo trình Kỹ thuật ngoại thương, NXB Thống kê 19. GS.TS Võ Thanh Thu, PGS.TS Đoàn Thò Hồng Vân (2000), Incoterms 2000 và hỏi đáp về Incoterms, NXB Thống Kê 20. PGS.TS Đoàn Thò HồngVân (2002),Logistics Những vấn đề cơn bản,NXB TKâ 21. Thái VănVinh (2005), “Từ giao nhận đến tiếp vận Bước chuyển tiếp thiết yếu”, Vietnam Shipper, 10/2005, Tr. 10-14 22. Các trangWeb: www.visabatimes.com.vn, www.mofa.gov.vn, www.vpa.org.vn, www.custom.gov.vn Tiếng Anh 1. IATA (1991), International Air Cargo Training Programme – Book 1 2. IATA (1991), International Air Cargo Training Programme – Book 2 3. IATA (1991), International Air Cargo Training Programme – Book 3 4. IATA (1991), International Air Cargo Training Programme – Book 4 5. Jonh Been (1996), Factor Determining the Failer of global suystems in air cargo community 6. James Jixian Wang (2003), China:Physical and nonphysical barriers in northeast Asian shipping and international transportation 7. Ronald M.Lee (1994), Case/EDI: EDI Modeling 8. Djoko Sasono (2003), Multimodal transport Development in Indonesia, United Nation Conference on Trade Development (Indonesia) 9. Banomyong R, Nair, Beresford AKC (1999), Managing “Demand amplication” in the supply chain: The Thai forarders’ experience, Dept. of Maritime Study and International Transport Cardiff University 10. ESCAP (1992), Manual on Freight forwarder Phụ lục 1 BẢNG CÂU HỎI (Mẫu dành cho Công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu) Kính gởi: Quý Công ty Tôi tên là Trần Thò Trang, học viên lớp Cao học 12 ngành Kinh doanh Ngoại thương của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. Tôi đang thực hiện luận án tốt nghiệp: “ Thực trạng và giải pháp phát triển dòch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tp.HCM”. Để tiếp cận với thực tiễn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, tôi thực hiện điều tra với bảng câu hỏi gồm 16 câu sau. Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý Công ty. Kính mong Quý Anh/Chò vui lòng trả lời bảng câu hỏi và gởi lại cho tôi. Xin cảm ơn. Để chọn câu trả lời, xin Anh/ Chò khoanh tròn hay đánh dấu X vào câu trả lời mình đã lựa chọn. Với câu hỏi có thang đo từ 1 đến 5, nếu chọn câu trả lời nào đánh dấu X vào ô tương ứng. Xin hãy xem ví dụ sau đây, sự lựa chọn là số 5 (hoàn toàn đồng ý) Ý kiến 1 2 3 4 5 Dòch vụ khách hàng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cty X 1. Phần 1: Thông tin về quý công ty Tên công ty: Đòa chỉ: Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phần Công ty TNHH Công ty liên doanh Công ty 100% vốn nước ngoài Văn phòng đại diện Loại hình khác, xin nêu rõ loại hình Quy mô vốn (VNĐ) Dưới 1 tỷ đồng Từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ Từ 10 tỷ đến dưới 100 tỷ từ 100 tỷ trở lên Dòch vụ cung cấp: Giao nhận Vận chuyển nội đòa Vận chuyển quốc tế Dòch vụ CFS Dòch vụ khác, xin nêu rõ Số lao động hiện tại: Sản lượng vận chuyển qua các năm: Năm Sản lượng (teu) Sản lượng hảng lẽ (tấn/m 3 ) 2004 2003 2002 2001 2. Phần 2: Câu hỏi về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu: Câu 1 : Xin cho biết quan niệm về hoạt động GNHH XNK của Công ty: Giao nhận là thực hiện từng công đoạn như khai báo hải quan, vận chuyển hàng hóa, xếp dỡ, nhận hàng… Giao nhận là thực hiện toàn bộ quá trình từ khâu nhận hàng từ người bán, làm mọi thủ tục để xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa và nhập khẩu hàng để giao cho người mua. Giao nhận là việc thực hiện toàn bộ quá trình từ khâu tham gia tìm kiếm khách hàng cho người xuất khẩu; nhà cung cấp cho người nhập khẩu, tư vấn ký kết hợp đồng và thay mặt cho người xuất khẩu/ nhập khẩu thực hiện mọi thụ tục để xuất hàng/ nhận hàng. Quan niệm khác, xin nêu cụ thể: Câu 2 : Xin cho biết Công ty tổ chức hoạt động GNHH XNK như thế nào: a. Bao gồm từng khâu riêng lẽ (có thể chọn nhiều đáp án): Bao bì, đóng gói Dòch vụ CFS Vận chuyển nội đòa Dòch vụ kho bãi [...]... Câu 6: Công ty có được khách hàng là do (có thể chọn nhiều đáp án ): Công ty liên hệ trực tiếp với khách hàng Khách hàng liên hệ đến cty Thông qua các Forwader khác Theo chỉ đònh của nước ngoài Hình thức khác (xin nêu rõ) Câu 7: xin cho biết cơ cầu hàng chỉ đònh tại công ty hiện nay: Tỷ lệ hàng mậu dòch chỉ đònh: Tỷ lệ hàng phi mậu dòch chỉ đònh: Tỷ lệ hàng mậu... Dòch vụ khác (xin ghi rõ ): b Một chuỗi các hoạt động trên Câu 3: Những line tàu công ty thường vận chuyển: 1 2 3 4 5 6 Câu 4: Những line tàu Công ty có lợi thế cạnh tranh: 1 2 3 4 5 6 Câu 5: Khách hàng của công ty là (có thể chọn nhiều đáp án ): Doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phần Công ty TNHH Văn. .. hàng chỉ đònh tại công ty hiện nay: Tỷ lệ hàng mậu dòch chỉ đònh: Tỷ lệ hàng phi mậu dòch chỉ đònh: Tỷ lệ hàng mậu dòch không do chỉ đònh Tỷ lệ hàng phi mậu dòch không do chỉ đònh: Câu 8: Xin cho biết phương thức vận chuyển (PTVC) trong nước của công ty (có thể chọn nhiều đáp án) Đường bộ (xe tải) Đường thủy . thực hiện luận án tốt nghiệp: “ Thực trạng và giải pháp phát triển dòch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tp. HCM . Để tiếp cận với thực tiễn giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh. chuyển hàng hóa, xếp dỡ, nhận hàng Giao nhận là thực hiện toàn bộ quá trình từ khâu nhận hàng từ người bán, làm mọi thủ tục để xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa và nhập khẩu hàng để giao cho. nguồn nhân lực phục vụ cho ngành để các giải pháp trên có khả năng thực thi. KẾT LUẬN ] E ^ Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển dòch vụ GNHH XNK tại Tp. HCM nhằm khái quát