c) Định lượng HDL-C
3.3. Kết quả xây dụng mô hình chuột béo phì thực nghiệm.
Chuột nhắt trắng ( Muss musculus) chủng Swiss (khối lượng ban đầu là 14 - 16g) được chia làm 8 lô.
Lô /: cho ăn chế độ bình thường (thức ăn của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương).
Lô 2 - 8: cho ăn thức ăn giàu lipid và cholesterol cao.
Sau 8 tuần nuôi theo chế độ trên, chúng tôi tiến hành cân trọng lượng chuột.
6
Hình 3.3. Chuột béo phì (A) và chuột nuôi thường (B)
Kết quả sự thay đối trọng lượng của chuột thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.4.
Bảng 3.5. Trọng lượng trung binh của hai nhóm chuột nuôi bằng hai chế độ dinh dưỡng khác nhau.
Nhóm Trọng lượng trung bình của chuột tại các thòi điểm khác nhau (g) Ban Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần
chuột đầu 1 2 3 4 5 6 7 8 Nhóm ăn 15.67 19.05 23.46 27.23 29.17 31.34 34.52 37.03 40.31 thường ±1.07 ±0.50 ±0.65 ±0.45 ±0.50 ±0.75 ±0.84 ±1.25 ±1.54 Nhóm ăn 15.35 21.08 28.76 35.89 41.17 46.43 49.57 53.38 57.96 béo ±1.20 ±1.52 ±1.57 ±2.31 ±2.46 ±2,05 ±2.70 ±2.38 ±2.94 (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*)
(Số liệu thế hiện trong bảng là giả trị trung bình của các lô chuột; (*): p < 0.05 so sánh với nhóm ăn thường)
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn sự tăng trọng của các nhóm chuột với 2 chế độ dinh dưỡng khác nhau trong vòng 8 tuần.
Bảng 3.5 và hình 3.4 đã cho thấy rằng chuột được nuôi theo chế độ ăn có hàm lượng lipid và cholesterol cao có khả năng tầng về trọng lượng lớn hơn rất nhiều so với chuột ăn thức ăn thường và sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê với trị số p < 0.05. Cụ thể là:
Tại thời điểm ban đấu sự khác nhau về trọng lượng không có ý ngĩa thống kê (p> 0.05).
4
Sau 8 tuần nuôi, chuột nuôi với chế độ ăn thường trọng lượng cơ thể chỉ tăng thêm 24,64g tương ứng tăng lên 157,24% so với ban đầu, trong khi nhóm chuột ăn béo trọng lượng cơ thế tăng thêm 42,6lg ứng với 277,58% so với ban đầu. Như vậy, nhóm chuột ăn béo đã tăng trọng lượng hơn so với chuột ăn thức ăn thường là 17,97g hay gấp 1.73 lần. Đây là một kết quả khả quan, phù họp với thực nghiệm nuôi béo chuột của TS. Phùng Thanh Hương [8].
Đe đánh giá ảnh hưởng của chế độ nuôi béo đến một số chỉ số lipid trong huyết thanh của chuột vào ngày cuối cùng của thời gian nuôi béo sau khi cho nhịn đói qua đêm, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 10 con chuột, lấy máu tổng số và phân tích một số chỉ số hoá sinh. Ket quả được trình bày trong bảng 3.6 và hình 3.5 sau đây.
Bảng 3.6. So sánh một số chỉ số hóa sinh máu giữa chuột nuôi thường và nuôi béo phì thực nghiệm.
Nhóm Các chỉ số lipid (mmol/1) Glucose
TC TG HDL-C LDL-C (mmol/ 1) Nhóm ăn thường 4.16 1.42 1.63 1.15 6.72 ±0.12 ±0.13 ±0.10 ±0.14 ±0.45 Nhóm ăn béo 5.37* 2.20* 0.72* 1.74* 7.95* ±0.24 ±0.17 ±0.05 ±0.13 ±0.37 So sánh lô béo / 11.29 ĩ 1.55 ị 0.44 ĩ 1.51 ĩ 1.18
thưòtig Lân Lân Lân Lân Lân
(Số liệu thế hiện trong bảng là giả trị trung bình của 10 con chuột; (*): p <
0.05 khỉ so sánh với nhỏm ăn thường)
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh một số chỉ số hóa sinh giữa các lô chuột TNo.
Ket quả ở bảng 3.6 và hình 3.5 cho thấy các chỉ số hóa sinh đã có sự khác biệt giữa lô chuột nuôi thường và lô chuột nuôi béo. Cụ thể:
Sau 8 tuần, nhóm chuột cho ăn thức ăn béo có hàm lượng cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-C trong huyết thanh đều cao hơn với khoảng tin cậy > 9 5 % (p<0.05) so với nhóm ăn bằng thức ăn thường. Hàm lượng cholesterol toàn phần / triglyceride / LDL-c/ Glucose trong huyết thanh của nhóm chuột nuôi béo tương ứng tăng gấp 1.29 / 1.55 / 1.51/ 1.18 lần so với nhóm chuột nuôi bằng thức ăn thường. Tuy nhiên, hàm lượng HDL -c lại có sụt giảm mạnh, chuột nuôi thức ăn béo (0.72 mmol/1) giảm 0.44 lần so với chuột nuôi thường (1.63 mmol/1), với p < 0.05.
Ket quả này hoàn toàn phù hợp thực tế và với kết quả nghiên cứu của Srinivasan và cộng sự [13]. Như vậy, với chế độ nuôi béo đã gây rối loạn trao đổi lipid và glucid ở chuột.
Kết quả trên có thể giải thích là do bình thường 70% tới 75% cholesterol được tạo ra bởi gan; còn lại 20% đến 25% do các loại chất béo từ thức ăn có mỡ động vật và thực vật mang vào cơ thế nhưng khi chuột được ăn thức ăn có thành phần giàu lipid (32%) và cholesterol (1%) hay hàm lượng chất béo quá nhiều, gan không thể chuyển hóa hết được sẽ tạo ra nhiều VLDL và biến thành LDL. Và nếu không đủ HDL để mang chất mỡ xấu LDL đi thì đương nhiên hàm lượng của triglyceride và cholesterol
toàn phần trong máu tăng, sự tăng ở đây chủ yếu là do thu nhận từ quá trình tiêu hoá. TG - Triglyxeride hay mỡ trung tính là thành phần chủ yếu của dầu, mỡ động thực vật. Te bào của mô hấp thụ triglycerid và tiêu dùng theo nhu cầu, khi dư thừa nó tích tụ trong tế bào và trở thành dạng năng lượng dự trữ trong các mô mỡ nên phần lớn chất béo trong cơ thể được dự trữ dưới dạng Triglyxerid đế dùng tạo năng lượng. Trong thời gian dài chuột luôn có chế độ ăn dư thừa triglycerid nên không những trọng lượng tăng mà hàm lượng triglycerid trong máu cũng ứ đọng rất cao. Đáng chú ý là sự biến thiên hai chỉ số HDL-C và LDL-C. HDL-C và LDL-C là hai dạng lipoprotein có thành phần giàu cholesterol (lần lượt chứa 18% và ~ 70%) tham gia vào quá trình trao đổi cholesterol của cơ thể theo hai chiều ngược nhau. LDL - c, có tỷ trọng thấp là một loại chất béo tệ hại nhất, gọi là mỡ xấu. Tác dụng của LDL
- c là mang chất mỡ từ gan đến khắp cơ thế và bám vào thành động mạch làm nó hẹp lại hay đây là tác nhân gây xơ vữa và làm tắc nghẽn động mạch ở người béo phì, dễ gây nhồi máu cơ tim và đột tử khi gây tắc mạch máu não. HDL - c, còn gọi là mỡ tốt, có nhiệm vụ chuyên trở các chất mỡ dư thừa từ tế bào ngoại vi mang trở lại gan và được thải qua đường mật, HDL ngăn cản mỡ xấu LDL bám vào thành động mạch.
Như vậy có thể kết luận mô hình gây chuột béo phì bằng các chế độ ăn giàu chất béo đã thành công. Chuột béo phì được tiếp tục sử dụng cho những nghiên cứu tiếp theo.