Đáp ứng mục tiêu trên, chương trình giáodục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải pháthuy t
Trang 1A - MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu giáo dục trung học phổ thông là: “giúp học sinh phát triểntoàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, pháttriển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, thamgia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Đáp ứng mục tiêu trên, chương trình giáodục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặctrưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của trường lớp học;bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềmvui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” Trên tinh thần đó việcthực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới mộtcách đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đếncách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phươngpháp dạy học ( PPDH ) Chỉ có đổi mới căn bản PPDH mới có thể tạo được sựđổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người mới năngđộng, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong thời đại mới khi nhiềunước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức
Thế kỷ 21 với nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người muốn tồn tại đềuphải học, học tập suốt đời Vì thế năng lực học tập của con người phải đượcnâng lên mạnh mẽ nhờ vào trước hết người học biết “Học cách học” và ngườidạy biết “Dạy cách học” Như vậy thầy giáo phải là “Thầy dạy việc học, làchuyên gia của việc học” Ngày nay “Dạy cách học” đã trở thành một trongnhững mục tiêu đào tạo, giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Để
có được tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo một cách hệ thống, có tính khái quát,con người phải tiến hành hoạt động học Trong quá trình thực hiện hoạt độnghọc, con người cần tích cực tự học Mảng kiến thức di truyền học ( DTH ) sinhhọc 12 là một phần nội dung có tầm quan trọng rất lớn trong chương trình sinhhọc trung học phổ thông, là phần có nhiều kiến thức lý thuyết, bài tập trongcác bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia hàng năm Dạy tốt kiếnthức DTH góp phần rất lớn vào việc trang bị cho học sinh những hiểu biết thực
tế về thế giới sống, ứng dụng của sinh học trong cuộc sống, trong các khoa họcứng dụng như: Nông lâm ngư nghiệp, y dược học, Tuy nhiên để dạy kiếnthức Di truyền lớp 12 hiệu quả và có chất lượng là không dễ dàng với đa sốgiáo viên, do nguyên nhân chính là dung lượng kiến thức lớn, nhiều kĩ năngđòi hỏi phải rèn luyện củng cố cho học sinh đặc biệt là rèn luyện kỹ năng tưduy mà thời gian lại có giới hạn
Trước những thực trạng như trình bày ở trên, bản thân chọn đề tài:
“Phương pháp dạy chương I, sinh học 12 bằng sơ đồ khái niệm kết hợp
Trang 2câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động dạy học bộ môn Sinh học ở trường trung học phổ thông, giúp cho học
sinh “tự học dưới sự hướng dẫn của thầy”
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua nội dung đề tài đề xuất áp dụng phương pháp dạy chương I,sinh học 12 bằng sơ đồ kết hợp câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn ở bậcTHPT Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình dạy - học ởcác trường THPT
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nội dung kiến thức chương I - Di truyền học, chương trình sinh học 12ban cơ bản SGK hiện hành
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Điều tra cơ bản:
- Thực trạng công tác giảng dạy chương di truyền học, chương trình Sinh họclớp 12 ban cơ bản
- Kết quả tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo của học sinh qua việcứng dụng giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Phân tích tổng hợp gắn với thực tiễn:
- Nghiên cứu kĩ nội dung cơ bản từng bài trong chương I, từ đó xác định rõmục tiêu về kiến thức, kĩ năng, phương pháp giải quyết từng bài cụ thể
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp sư phạm, kĩ thuật dạy học để phân tíchtừng góc độ, khía cạnh của mỗi bài dạy
Tổng kết rút kinh nghiệm:
Từ những kết quả đạt được và những vấn đề còn thiếu sót dựa trên sảnphẩm là kết quả kiểm tra, đánh giá cụ thể để tổ chức rút kinh nghiệm, đánhgiá mức độ nhận thức của các em học sinh, căn cứ vào đó để điều chỉnhphương pháp dạy, cũng như phát huy thế mạnh, khắc phục tồn tại và bổ sungphương pháp cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách phù hợp
V NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Phương pháp dạy chương I, sinh học 12 bằng sơ đồ khái niệm kết hợp câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn” hướng tới: Năng lực tự học;
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mĩ; Năng lực ngôn ngữ
và giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyềnthông; Năng lực tính toán
Trang 3B NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
Lịch sử phát triển của giáo dục ở Việt Nam, vấn đề tự học, tự bồi dưỡng
đã được chú ý từ lâu Tự học là một hoạt động mang tính chất cá nhân mộtcách rõ rệt Tổ chức hoạt động tự học như thế nào cho có hiệu quả là còn phụthuộc vào đặc điểm tâm sinh lí, năng lực trí tuệ, đặc điểm tình cảm, thái độ cánhân, tùy theo khuynh hướng và khả năng, tùy theo trình độ nhận thức của bảnthân về nhiệm vụ và trách nhiệm, cuối cùng là theo thói quen và tự làm việcđộc lập Để có được tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo một cách hệ thống, cótính khái quát, con người phải tiến hành hoạt động học Trong quá trình thựchiện hoạt động học, con người cần tích cực tự học
Theo tác giả Thái Duy Tuyên “Có nhiều cách tự học khác nhau:
- Tự học dưới sự hướng dẫn của thầy như: Tự học của học sinh, sinh viên, thưctập sinh, nghiên cứu sinh …
- Tự học không có sự hướng dẫn của thầy: Trường hợp này thường liên quanđến những người đã trưởng thành như thầy - cô giáo, những nhà khoa học;
- Tự học trong cuộc sống: Thường gặp ở các nhà văn, các nhà kinh tế, các nhàchính trị xã hội”
Nội dung đề tài này, bản thân tiến hành nghiên cứu trong phạm vi dạy
học theo cách: Tự học dưới sự hướng dẫn thầy Giúp học sinh tìm hiểu kiến
thức được đầy đủ, phù hợp với hình thức thi cử và sự phát triển của xã hội Tựhọc có sự hướng dẫn của thầy có 3 bước cơ bản:
- Thu nhận thông tin: Nghiên cứu tài liệu, đọc sách giáo khoa.
- Xử lý thông tin: Phân tích tổng hợp, lập bảng, dùng bản đồ khái niệm, sử
dụng câu hỏi nhiều lựa chọn
- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Qua trả lời của bạn, qua tổng kết của thầy
Trong đề tài để nâng cao khả năng tự cho học sinh tôi sử dụng biện
pháp: Phương pháp dạy chương I, sinh học 12 bằng sơ đồ khái niệm kết hợp câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn giúp học sinh chủ động hơn trong học tập.
II CƠ SỞ THỰC TIỄN
Đối với Giáo viên: Phần lớn giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng
của việc đổi mới phương pháp dạy học truyền thống sang dạy học “tự học”,song do ảnh hưởng lối dạy truyền thống đã quá quen thuộc, ngại thay đổi cái cũ
vì nếu thay đổi cái cũ thì tốn nhiều thời gian và công sức để soạn bài theohướng đổi mới Bên cạnh đó còn gặp vô vàn khó khăn ảnh hưởng tới dạy học
“tự học”, như thiếu tài liệu hướng dẫn tự học, cơ sở vật chất còn thiếu như máychiếu, mô hình động Qua nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân trên tôi thấyviệc định hướng để nâng cao năng lực tự học nói chung và bộ môn sinh học nóiriêng cho học sinh cần được chú trọng để nâng cao chất lượng dạy và học
Đối với Học sinh: Sinh học được xem là môn học khó, môn học phụ, tổ
hợp ngành lựa chọn vào các trường Đại học, Cao đẳng thì ít, các ngành mũi
Trang 4nhọn thì khó nên chán nản, chưa xác định đúng thái độ và động cơ học tập từ
đó không quan tâm đến tự học Một bộ phận học sinh yêu thích môn học cònkhó khăn chưa tìm ra phương pháp tự học
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1 Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương I Phần - Di truyền học, Sinh học
12 ban cơ bản
1.1 Mục tiêu
Về kiến thức: Sau khi học xong chương I, phần Di truyền học Học sinh
- Trình bày được cơ sở vật chất và cơ chế của các hiện tượng Di truyền ở cấp
độ phân tử và cấp độ tế bào
- Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ
- Trình bày được các loại biến dị, nguyên nhân, cơ chế phát sinh, tính chất biểuhiện, ý nghĩa, vai trò của các dạng biến dị trong chọn giống và trong tiến hoá
- Kỹ năng vận dụng kiến thức tự học vào giải các bài tập
Về thái độ: Học sinh có niềm tin vào khoa học Sinh học, có cơ sở khoa học
để tin rằng: Hiện tượng di truyền và biến dị ở sinh vật rất phức tạp, song cũng
là những hình thức vận động của những cấu trúc bên trong tế bào theo những
cơ chế xác định, phù hợp với các quy luật khách quan Nhận thức được các đặctính di truyền của mỗi loài không phải bất biến mà luôn biến đổi trong mối liên
hệ phức tạp với ngoại cảnh
1.2 Cấu trúc chương trình
Chương trình SGK sinh học 12 ban cơ bản Chương I có 7 bài ( từ bài 1đến bài 7 ), gồm những nội dung chính sau: Vật chất di truyền (ADN vàNST) Những hiểu biết về gen và NST Các cơ chế di truyền: Tái bản ADN,phiên mã và dịch mã Như vậy thành phần nội dung kiến thức của chương Ibao gồm kiến thức về KN: Các KN gen, mã di truyền, phiên mã, dịch mã,điều hòa hoạt động của gen, đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, đột biến sốlượng NST (lệch bội, đa bội); Kiến thức các cơ chế và quá trình: Cơ chế phiên
mã, cơ chế dịch mã, cơ chế điều hòa hoạt động của gen, cơ chế phát sinh độtbiến gen, cơ chế phát sinh đột biến NST, cơ chế phát sinh tự đa bội, cơ chếphát sinh dị đa bội và quá trình tự nhân đôi ADN
2 Các biện pháp tổ chức dạy bài mới
2.1 Biện pháp 1: Thiết kế và sử dụng sơ đồ để dạy bài mới.
Định nghĩa về sơ đồ khái niệm: Sơ đồ khái niệm là công cụ dạng sơ đồ
dùng để sắp xếp và trình bày kiến thức, là một dạng hình vẽ có cấu trúc khônggian 2 chiều, gồm các khái niệm và các đường nối Khái niệm được đóng
Trang 5khung trong các hình tròn, elip, hình chữ nhật Đường nối đại diện cho mốiquan hệ giữa các khái niệm, có gắn nhãn nhằm miêu tả rõ ràng hơn mối quan
hệ đó Những khái niệm được sắp xếp theo trật tự lôgic, mỗi khái niệm là mộtnhánh của bản đồ Nhãn thường là từ nối hay các cụm từ nối, định rõ mốiquan hệ giữa hai khái niệm
Ví dụ: Sơ đồ khái niệm "Các loại đột biến" Trong sơ đồ khái niệm có các
khái niệm là đột biến, đột biến gen, đột biến NST, đột biến thêm 1 cặpnuclêôtit, đột biến số lượng Các từ nối ( nhãn ) là gồm, xét đột biến điểm
Hình 1.1 Sơ đồ khái niệm các loại đột biến
Cấu trúc sơ đồ khái niệm gồm:
- Các ''nút'' tượng trưng cho các khái niệm
- Các từ nối ( nhãn )
- Các đường liên kết tượng trưng cho mối quan hệ giữa các khái niệm tạo nênmột phát biểu có ý nghĩa
Vai trò của sơ đồ khái niệm:
- Đối với HS: Sơ đồ khái niệm giúp học sinh ( HS ) nghiên cứu tài liệu mới
một cách có hệ thống; củng cố và hệ thống hóa kiến thức trong quá trình họcbài để ghi nhớ tốt hơn; còn tạo điều kiện cho hoạt động nhóm: Dưới sự hướngdẫn của thầy có thể đưa ra các khái niệm, đường nối, từ nối, các chủ đề …yêu cầu HS làm việc theo nhóm để tạo sơ đồ khái niệm hoặc bổ sung nhữngchỗ còn thiếu Sơ đồ khái niệm cũng được sử dụng khuyến khích sự sáng tạocủa HS, giúp HS lĩnh hội kiến thức trong một bài báo, một chương trình ti vi,một tài liệu hoặc một bài giảng hoặc có thể ứng dụng trong tạo giao diện kiến
thức trên trang Web
- Đối với GV: Dạy một chủ đề khi sử dụng sơ đồ khái niệm giúp giáo viên
xác định rõ vai trò quan trọng của những khái niệm chìa khóa và mối quan hệgiữa chúng Giúp truyền tải rõ ràng, tổng quát về chủ đề nào đó và mối quan
hệ giữa chúng với người học Khi dạy kiến thức mới, sơ đồ khái niệm có thểđược sử dụng để tổ chức các hoạt động học tập theo hướng phát huy tính tíchcực của HS trong việc ôn tập lại các khái niệm có liên quan cũng như nghiêncứu tài liệu tìm ra kiến thức mới Nhờ thiết kế được những SĐKN thể hiệnmối quan hệ của các lĩnh vực kiến thức, HS có một phương pháp ghi nhớ vừangắn gọn, lâu bền, dễ tái hiện và dễ vận dụng trong những hoàn cảnh cụ thể
Trang 6 Quy trình chung thiết kế sơ đồ khái niệm:
Qua nghiên cứu cấu trúc chương trình Các khái niệm trong chương 1,
SH 12 có thể chia các khái niệm thành các nhóm như bảng 2.1:
Bảng 2.1 Nhóm các khái niệm liên quan đến vật chất và cơ chế di truyền
- Cấp độphân tử
Axitnuclêic
- ADN, ARN, mARN, tARN,rARN
- Nuclêôtit, ribônuclêôtitpôlynuclêôtit, pôlypeptit, pôlyxôm,ribôxôm các loại enzim tái bản vàphiên mã
- Cấp độ
tế bào NST
- Nuclêôxôm
- NST, NST kép, NST tương đồng,NST thường, NST giới tính, nhómgen liên kết, sợi cơ bản, crômatit
- Cấp độ
cơ thể
- Thể dị giao, thể đồng giao, thể đột biến, thể
dị bội, thể đơn bội, thể đa bội, thể khuyếtnhiễm, thể song nhị bội
Dựa vào các khái niệm đã hệ thống trong chương I, tôi đã thiết kế một
số sơ đồ khái niệm ( SĐKN )ở bảng sau:
Bảng 2.2 Các SĐKN thiết kế trong chương 1, phần DTH của SH 12
Trang 7* Quy trình chung thiết kế SĐKN gồm các bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu và chủ đề trọng tâm của SĐKN
SĐKN được thiết kế phải đảm bảo đạt được mục tiêu về kiến thứccủa phần, chương, bài hoặc từng nội dung kiến thức theo đúng quy địnhchuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD & ĐT Từ mục tiêu, xác định câu hỏitrọng tâm của SĐKN Câu hỏi trọng tâm tốt sẽ giúp người học biết rõ những
KN và những mệnh đề nào cần phải thể hiện trong bản đồ Từ câu hỏi trọngtâm có thể xác định được chủ đề của SĐKN
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung dạy học ( DH )
Việc phân tích cấu trúc nội dung DH nhằm xác định hệ thống cácthành phần kiến thức cơ bản, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa các thànhphần kiến thức, mối liên hệ giữa các thành phần kiến thức với các tổ chứckhác trong cùng hệ thống, với hệ thống khác và với môi trường
Bước 3: Xác định các khái niệm ( KN ) trong chủ đề
Xác định KN tổng quát nhất (KN tổng quát nhất có thể là KN baotrùm các KN trong sơ đồ), tiếp theo là xác định các KN chính có liênquan đến KN tổng quát và chủ đề của SĐKN Những KN này được liệt kê từ
KN tổng quát đến các KN riêng biệt hoặc liệt kê theo các cấp như KN cấp 1,cấp 2, 3
Bước 4: Xác định mối quan hệ giữa các KN
Xác định được mối quan hệ giữa các KN, tìm các từ nối thể hiện sựliên kết giữa các KN tạo mệnh đề
Bước 5: Thiết kế SĐKN sơ bộ
Sắp xếp các KN vào vị trí phù hợp Thông thường, KN tổng quát
sẽ được xếp ở đỉnh của sơ đồ, sau đó đến các KN tiếp theo; những KNriêng Nối các KN bằng mũi tên có gắn từ nối nhằm mô tả mối quan hệgiữa các KN Có thể vẽ thêm các đường liên kết chéo để chỉ ra mối quan hệgiữa các KN trong các lĩnh vực khác nhau của sơ đồ
Bước 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện sơ đồ
Sơ đồ cần được xem xét lại, các KN được định vị lại theo nhữngphương thức khiến toàn bộ cấu trúc bản đồ rõ ràng và tốt hơn
* Ví dụ 1: Thiết kế SĐKN “Cơ chế dịch mã”
Bước 1: Xác định mục tiêu và chủ đề trọng tâm của SĐKN
- SĐKN “Cơ chế dịch mã ” được thiết kế phải đảm bảo có đầy đủ nhữngkiến thức cơ bản về “Dịch mã” như: Dịch mã là gì? Có sự tham gia củanhững yếu tố nào? Vai trò của các yếu tố đó? Các giai đoạn của quá trìnhdịch mã? Nguyên tắc nào chi phối? Dịch mã có ý nghĩa gì? …
- Chủ đề của SĐKN: “Cơ chế dịch mã”
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung dạy học
Từ mARN dịch mã tổng hợp ra chuỗi pôlypeptit Vậy cơ chế “Dịchmã” diễn như thế nào? Từ đó phân tích cụ thể các giai đoạn thuộc cơ chế:Hoạt hóa aa và tổng hợp chuỗi pôlypeptit , các giai đoạn tổng hợp chuỗi
Trang 8pôlypeptit là giai đoạn mở đầu, giai đoạn kéo dài, giai đoạn kết thúc … trongcác giai đoạn có các thành phần tham gia như: Riboxom, ARN, a.a, một sốenzim và tuân theo nguyên tắc tổng hợp bổ sung … Các yếu tố trên liên hệmật thiết với nhau đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác.
Bước 3: Xác định các KN trong chủ đề
KN tổng quát là dịch mã Các KN liên quan là: Ribôxôm, ARN, a.a(nguồn nguyên liệu), một số enzim, Hoạt hóa aa, hình thành chuỗipôlypeptit, Nguyên tắc bổ sung, mARN, tARN, rARN, giai đoạn mở đầu,giai đoạn kéo dài, giai đoạn kết thúc …
Bước 4: Xác định mối quan hệ giữa các KN
Tìm mối quan hệ giữa các KN là tìm các từ nối phù hợp giữa các KN:
- “Thành phần tham gia” là từ nối thể hiện mối quan hệ giữa KN khái quátRiboxom, ARN, a.a (nguồn nguyên liệu), một số enzim
- “Gồm” là từ nối của KN mARN, KN tARN, KN rARN …
- “Diễn ra” là từ nối liên quan giữa các khái niệm hoạt hóa aa và tổng hợpchuỗi pôlypeptit
Bước 5: Thiết kế SĐKN sơ bộ
Ở bước này, cần chú ý đến việc liên kết các nguồn dữ liệu: hình ảnh,các nội dung nâng cao hay hướng dẫn sử dụng và khai thác SĐKN
Bước 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện SĐKN
Kiểm tra lại bản đồ về cấu trúc, nội dung, hình thức để có thể cónhững thay đổi cần thiết cho phù hợp
SĐKN “Dịch mã” Sinh học 12
Trang 9 Sử dụng sơ đồ khái niệm đã thiết kế để tổ chức dạy bài mới
Để thuận lợi cho quá trình dạy học bằng SĐKN, GV nên sử dụngSĐKN theo các mức độ theo hướng tăng dần hoạt động tích cực của HStrong việc thiết kế SĐKN Có thể sử dụng SĐKN theo các mức độ sau:
Mức độ 1: GV sử dụng SĐKN hoàn chỉnh cung cấp cho HS học tập Bằng
cách này giúp HS nhớ lại các khái niệm đã học hoặc hình dung được toàn bộ
hệ thống các khái niệm sẽ học và mối quan hệ giữa các khái niệm (Thườngdùng khi dạy nội dung kiến thức khó, trừu tượng mà HS tự nghiên cứu rấtkhó lập được hoặc với đối tượng HS yếu)
Mức độ 2: GV sử dụng SĐKN khuyết để tổ chức các hoạt động học tập của
HS Ở mức độ này, SĐKN được coi là công cụ để GV tổ chức HS vừa ôn lạikiến thức cũ, vừa nghiên cứu tài liệu mới Như vậy ở mức độ 2, HS vừa lĩnhhội được khái niệm vừa được tham gia thiết kế cũng như đánh giá SĐKN.(phù hợp với hình thức tự học của HS mọi đối tượng, đặc biệt là TB - khá)
Mức độ 3: Hướng dẫn HS học tập bằng cách tự thiết kế và sử dụng SĐKN Ở
mức độ này, GV sẽ rèn luyện cho HS cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng
là cách giúp HS hiểu bài và ghi nhớ bài tốt hơn Đây chính là cái đích cần đạtđược của việc sử dụng SĐKN trong dạy học ( Đây là kết quả của quá trình tựhọc, sáng tạo nhất của HS Phù hợp với HS khá - giỏi)
Trong 3 mức độ thì mức độ số 2, tôi thấy phù hợp với HS nhất vì thờigian tiết học chỉ có 45 phút và rất nhiều HS không đi theo môn Sinh học Dothời gian làm đề tài ngắn nên tôi xây dựng quy trình ở mức độ 2:
* Quy trình chung gồm các bước sau:
1.Chuẩn
bị trước
giờ học
- GV xác định mục tiêu kiến thức
- GV giao các câu hỏi tự luận nhỏ cho
HS Giáo viên hướng dẫn HS về nhà đọcsách giao khoa, hoạt đông độc lập và trảlời câu hỏi ( Phát tài liệu học tập)
- HS đọc SGK vàtrả lời các câu hỏi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên phát phiếu học tập trên đó cóSĐKN khuyết hoặc câm ( là nhữngSĐKN của kiến thức mới )
- GV yêu cầu HS tìm các KN còn thiếu
- HS tiếp nhậnnhiệm vụ và chianhóm hoạt động
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát phim, hình ảnh(nếu có) do GV cung cấp
- Hướng dẫn HS đọc SGK kết hợpCHTLN đã chuẩn bị để thực hiên nhiệmvụ: Tìm các KN còn thiếu trên SĐKN
- HS hoạt độngnhóm tìm các KNthiếu và hoànthiện SĐKN
Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Học sinh thảo
Trang 10- GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện BĐKN
và kiến thức của bài
luận, báo cáo, sửachữa
- Học sinh hoànthiện lại cácSĐKN
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập của HS
- GV nhận xét ưu, khuyết điểm của từngnhóm
- HS nghe và rútkinh nghiệm
* Ví dụ 2: Sử dụng SĐKN trong dạy mục “Nhân đôi của ADN”, Sinh học
12 ban cơ bản
* Chuẩn bị trước giờ học:
+ Mục tiêu: Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép
ADN ở tế bào nhân sơ
+ GV giao các câu hỏi tự luận nhỏ cho HS Giáo viên hướng dẫn HS về nhàđọc SGK, hoạt đông độc lập và trả lời câu hỏi (Phát tài liệu học tập)
Câu 1: Trình bày các sự kiện chính trong nhân đôi ADN?
Câu 2: Nêu tên các thành phần tham gia vào quá trình nhân đôi ADN?
Câu 3: Vai trò các loại enzim trong nhân đôi ADN?
Câu 4: ADN nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
Câu 5: Vì sao trong quá trình nhân đôi ADN, một mạch được tổng hợp liên
tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn?
Câu 6: Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra lại giống ADN mẹ?
Câu 7: Ý nghĩa của 2 ADN con giống ADN mẹ?
* Tổ chức dạy bài mới trên lớp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
+ Giáo viên phát phiếu học tập trên đó có SĐKN khuyết: “Quá trình nhân đôicủa ADN”
+ GV yêu cầu HS tìm các KN còn thiếu
HS tiếp nhận nhiệm vụ và chia nhóm hoạt động.
Trang 11SĐKN khuyết về “Nhân đôi của ADN”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ GV cho HS quan sát phim, hình ảnh về quá trình: “Nhân đôi ADN” do GVcung cấp
+ Hướng dẫn HS đọc SGK kết hợp câu hỏi tự luận nhỏ đã chuẩn bị để thựchiện nhiệm vụ: Tìm các KN còn thiếu trên SĐKN
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận
+ Giáo viên nhận xét và hoàn thiện SĐKN và kiến thức của bài
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
+ GV nhận xét ưu, khuyết điểm của từng nhóm
Các sơ đồ khái niệm thiết kế: Do thời gian thực hiện đề tài ngắn nên tôi thiết kế chương I gồm 14 sơ đồ trong phần phụ lục 2.2 Biện pháp 2: Xây dựng và sử dụng câu hỏi nhiều lựa chọn để dạy kiến thức mới, chương I Phần - Di truyền học, Sinh học 12 ban cơ bản
Khái niệm trắc nghiệm (TN) và các loại TN: Theo Trần Bá Hoành:
"Test có thể tạm dịch là phương pháp TN, là hình thức đặc biệt về năng lực,trí tuệ của HS (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý) hoặc có để kiểm tramột số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS thuộc một chương trình nhất định.Tới nay, người ta hiểu TN là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm theo câu trảlời sẵn yêu cầu HS suy nghĩ rồi dùng môt kí hiệu đơn giản đã qui ước để trảlời
Có nhiều cách phân chia TN, theo Vũ Đình Luận
Mối quan hệ giữa câu hỏi tự luận (CHTL) và câu hỏi tự luận nhỏ (CHTLN): Theo quan điểm hệ thống, giữa CHTL và câu hỏi nhiều lựa chọn
(CHNLC) có mối quan hệ như cái toàn thể và cái bộ phận, hay hệ lớn và hệnhỏ Mối quan hệ giữa CHTL dạng khái quát tổng hợp thực chất là tập hợp
Trang 12của nhiều CHTLN CHTLN có thể chuyển thành câu dẫn của CHNLC nhưngkhác phần hỏi, còn câu trả lời đúng là phương án chọn, các câu nhiễu là câutrả lời chưa chính xác hoặc sai Do đó, ta có thể viết CHNLC bằng cách lấychính CHTLN đó sửa chữa thành câu dẫn, các câu trả lời là phương án chọn
và câu nhiễu Bài tập tự luận lớn cũng bao gồm nhiều bài tập tự luận nhỏ Vìvậy, theo Vũ Đình Luận muốn xây dựng được hệ thống CHTNKQ có chấtlượng và hay thì phải có hệ thống CH, bài tập tự luận tốt, bởi vì chúng cóquan hệ với nhau
Như vậy: 1 CHTL = n (CHTLN) = m (CHNLC) m ≥ n
Từ nội dung của chương, mục, chúng ta đặt các CHTL Các CHTL đặtcàng nhiều càng tốt, từ CHTL đó chia ra các CHTLN, mỗi CTLN chỉ nên hỏimột vấn đề Khi có hệ thống CHTLN ưng ý, chúng ta tiến hành xây dựng cácloại CHNLC tùy mục đích sử dụng
Tuy nhiên, để chuẩn bị dạy bài mới thì tôi đi theo hướng sưu tầm CHNLC.Nhưng dù sưu tầm thì CHNLC phải phù hợp cách xây dựng CHNLC, các loạikiến thức Sinh học và phải dựa trên các CHTLN trọng tâm
Ưu điểm sử dụng CHNLC để dạy kiến thức mới:
- HS phải xét đoán và phân biệt rõ ràng khi trả lời câu hỏi, đối với các câunhiễu tốt rất có giá trị khi HS phân tích để tiếp nhận kiến thức
- Tiếp nhận được nhiều thông tin, nội dung kiến thức rộng và phong phú, cáccâu trả lời tốn ít thời gian Đặc biệt dạng CHNLC cho phép đo được nhiềumức độ nhận thức khác nhau của HS
- Khuyến khích HS tích luỹ nhiều kiến thức và đặc biệt là rèn luyện trí nhớ,
mà khả năng nhớ là một trong những yếu tố cần thiết cho phát triển tư duy
2.2.1 Quy trình sử dụng CHNLC trong dạy học kiến thức mới
- HS đọc SGK vàtrả lời CHTLN
2 Tiến
trình thực
hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên phát phiếu học tập trên đó
có hệ thống CHNLC và yêu cầu HShoàn thành nhiệm vụ
- HS tiếp nhậnnhiệm vụ và chianhóm hoạt động
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát phim, hình ảnh(nếu có) do GV cung cấp, hướng dẫn
HS đọc SGK kết hợp CHTLN đãchuẩn bị để thực hiên nhiệm vụ
- HS hoạt độngnhóm tìm hiểukiến thức và hoànthiện CHNLC
Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Học sinh thảo
Trang 13- GV tổ chức cho HS báo cáo, thảoluận
- Giáo viên nhận xét và hoàn thiệnCHNLC và kiến thức của bài
luận, báo cáo, sửachữa
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập củaHS
- GV nhận xét ưu, khuyết điểm củatừng nhóm
Lắng nghe và rútkinh nghiệm
Lưu ý:
- Các CHNLC được GV lựa chọn phải có độ khó phù hợp và phải tương đồngkiến thức với CHTLN, đặc biệt dạng câu hỏi đếm mệnh đề có vai trò rất caotrong dạy bài mới
- Các CHTLN phải sắp xếp theo logic chặt chẽ, tương ứng với từng nội dungbài học Từ đó đặt ra yêu cầu đối với CHNLC được đưa vào dạy kiến thứcmới cần phải điển hình, mỗi tiết học chỉ chọn khoảng 3 đến 5 câu phủ kínđược nội dung kiến thức SGK Trên cơ sở các câu dẫn của mỗi CHNLC, các
CH có thể được GV gợi ý bằng các CHTLN
+ Khuyến khích sự tham gia của mỗi cá nhân trong nhóm thông qua việctranh luận để đi đến thống nhất phương án chọn đúng và lý giải đúng Lý giảicác phương sai của CHNLC để khắc sâu kiến thức
Ví dụ 3: Sử dụng CHNLC để dạy mục “DỊCH MÔ Bài 2, Sinh học 12.
* Chuẩn bị trước giờ học:
- Mục tiêu: Trình bày quá trình dịch mã (tổng hợp prôtêin)
- GV giao CHTLN cho HS Giáo viên hướng dẫn HS (Phát tài liệu học tập)
1 Dịch mã là gì?
2 Dịch mã xảy ra ở vị trí nào?
3 Nêu những thành phần tham gia dịch mã?
5 Nêu các giai đoạn của quá trình dịch mã?
4 Hoạt động của ribôxôm trong quá trình dịch mã?
5 tARN vận chuyển axit amin mở đầu có bộ ba đối mã nào?
6 Quá trình dịch mã xảy ra theo nguyên tắc nào?
7 Quá trình dịch mã kết thúc khi nào?
8 Quá trình dịch mã hoàn tất khi nào?
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên phát phiếu học tập trên đó có hệ thống CHNLC và yêu cầu HShoàn thành nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và chia nhóm hoạt động
Câu 1: Dịch mã là quá trình
A tổng hợp phân tử prôtêin trên khuôn mẫu mARN
B mã hóa thông tin trên mARN thành axit amin
C mã hóa các bộ ba thành axit amin thông qua dịch mã
D tiếp nhận thông tin và phân tích thông tin của mARN
Trang 14Câu 2: Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin nói về quá trình dịch mã
ở sinh vật nhân sơ? (1) Xảy ra trong tế bào chất của tế bào (2) Cần ADNtrực tiếp làm khuôn (3) Cần ATP và các axit amin, enzim, ribôxôm (4) Xảy
ra theo nguyên tắc bổ sung
Câu 3: Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu nội dung sau đây đúng?
(1) Nhờ enzim và ATP gắn axit amin với tARN tạo phức hợp aa - tARN (2)Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự bắt đầu khi tARN có bộ ba đối
mã khớp với bộ ba mở đầu trên mARN (3) Trong tổng hợp chuỗi pilipeptit làtiểu phần nhỏ của ribôxôm tiếp xúc với phân tử mARN tại vị trí liền kề mã
mở đầu (4) Sự kiện đầu tiên của dịch mã là khi tARN có bộ ba đối mã là3’AUG 5’ liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN
A 4 B 1 C 3 D 2
Câu 4: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói
về quá trình dịch mã? (1) Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theochiều từ 3’ đến 5’ (2) Để hoàn tất dịch mã: axit amin mở đầu bị cắt bỏ khỏichuỗi pôlipeptit (3) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với bộ
ba kết thúc UAA (4) Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏimARN và giữ nguyên cấu trúc
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát phim, hình ảnh về quá trình phiên mã do GV cung cấp,hướng dẫn HS đọc SGK kết hợp CHTLN đã chuẩn bị để thực hiên nhiệm vụ
- HS hoạt động nhóm tìm hiểu kiến thức và hoàn thiện CHNLC
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận
Câu 1: Chọn đáp án A ( CHTLN số 1)
Câu 2: Chọn đáp án C ( 1, 3, 4) GV : Tại sao ADN không trực tiếp tham gia
vào dịch mã? ( HS: vì thông tin di truyền của ADN qua phiên mã đã chuyểnqua mARN nên ADN chỉ tham gia gián tiếp) ( CHTLN số 3, 4)
Câu 3: Chọn đáp án C (1, 2, 3) GV: tARN có bộ ba đối mã nào khớp với bộ
ba mở đầu trên mARN?(CHTLN số 5)
Câu 4: Chọn đáp án B (2, 3) GV: Ribôxôm hoạt đông thế nào trong dịch
mã?(CHTLN số 4)
- Giáo viên nhận xét và hoàn thiện CHNLC và kiến thức của bài
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập của HS
2.3 Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng BĐKN kết hợp CHNLC để dạy kiến thức mới chương I Sinh học 12.
Việc sử dụng CHNLC cho dạy bài mới nếu không được sắp xếp lôgic thìchỉ làm cho HS thấy được những kiến thức cụ thể mà chưa thấy được tính hệthống của kiến thức và nắm được mối liên quan giữa chúng Còn nếu sử dụngBĐKN thì ưu thế của nó là thấy tính hệ thống, toàn diện mà chưa khắc sâuđược các kiến thức cụ thể Vì vậy, việc kết hợp SĐKN và CHNLC có tác
Trang 15dụng làm cho HS thấy được cả "cây" và được cả "rừng" về mặt kiến thức,đồng thời có tác dụng bồi dưỡng tư duy cho HS Do đó, việc sử dụng phốihợp SĐKN với CHNLC trong dạy bài mới khắc phục được nhược điểm củacác biện pháp trên và giúp HS hoàn thiện được kiến thức đầy đủ nhất Có 2quy trình tổ chức khi kết hợp SĐKN và CHNLC:
Quy trình 1 : Hình thành kiến thức bằng SĐKN → Sử dụng CHNLC
để củng cố khắc sâu các kiến thức khái niệm Gồm các bước:
- HS đọc SGK vàtrả lời CHTLN
2 Tổ chức
dạy bài
mới trên
lớp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên phát phiếu học tập trên đó
có SĐKN khuyết hoặc câm (là nhữngSĐKN của kiến thức mới )
- GV yêu cầu HS tìm các KN còn thiếu
- HS tiếp nhậnnhiệm vụ và chianhóm hoạt động
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát phim, hình ảnh(nếu có) do GV cung cấp
- Hướng dẫn HS đọc SGK kết hợpCHTLN đã chuẩn bị để thực hiên nhiệmvụ: Tìm các KN còn thiếu trên BĐKN
- HS hoạt độngnhóm tìm các KNthiếu
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện BĐKN
- HS thảo luận, báocáo, sửa chữa
- Học sinh hoànthiện SĐKN
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập củaHS
- GV nhận xét ưu, khuyết điểm của từngnhóm
- GV cung cấp CHNLC để củng cố cáckiến thức khái niệm và đánh giá khảnăng tiếp nhận kiến thức của HS
- HS nghe và rútkinh nghiệm
- HS trả lời cácCHNLC
Vậy so với sử dụng SĐKN để dạy bài mới thì:
- Bước 1 đến bước 3: Giống quy trình sử dụng SĐKN dạy kiến thức mới →
Hình thành SĐKN hệ thống hóa kiến thức trước
- Bước 4: Khác với sử dụng SĐKN thì biện pháp này dùng 1 số CHNLC để
củng cố các khái niệm đã thiết kế trên SĐKN và đánh giá khả năng tiếp nhận
Trang 16kiến thức của HS ( Nên chọn câu hỏi đếm mệnh đề để củng cố được nhiềukiến thức)
Ví dụ 4: Sử dụng SĐKN dạy mục “Nhân đôi của ADN”, Sinh học 12
* Chuẩn bị trước giờ học:
- Mục tiêu: Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN
ở tế bào nhân sơ
- GV giao CHTLN cho HS Giáo viên hướng dẫn HS về nhà đọc sách giáokhoa, hoạt đông độc lập và trả lời câu hỏi (Phát tài liệu học tập)
Câu 1: Trình bày các sự kiện chính trong nhân đôi ADN?.
Câu 2: Nêu tên các thành phần tham gia vào quá trình nhân đôi ADN?
Câu 3: Vai trò các loại enzim trong nhân đôi ADN?.
Câu 4: ADN nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
Câu 5: Vì sao trong quá trình nhân đôi ADN, một mạch được tổng hợp liên
tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn?
Câu 6: Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra lại giống ADN mẹ?
Câu 7: Ý nghĩa của 2 ADN con giống ADN mẹ?
* Tổ chức dạy bài mới trên lớp:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu học tập có SĐKN khuyết: “Quá trình nhân đôi của ADN”
- GV yêu cầu HS tìm các KN còn thiếu
HS tiếp nhận nhiệm vụ và chia nhóm hoạt động.
Trang 17SĐKN khuyết về“Nhân đôi của ADN”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát phim, hình ảnh về quá trình: “Nhân đôi ADN”
- Hướng dẫn HS đọc SGK kết hợp CHTLN đã chuẩn bị để thực hiên nhiệmvụ: Tìm các KN còn thiếu trên SĐKN
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận
- Giáo viên nhận xét và hoàn thiện SĐKN
Trang 18Bước 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhận xét ưu, khuyết điểm của từng nhóm
- GV cung cấp CHNLC để củng cố các kiến thức khái niệm và đánh giá khảnăng tiếp nhận kiến thức của HS
* Câu hỏi nhiều lựa chọn:
Câu 1: Khi nói về đặc điểm của quá trình tự nhân đôi của ADN nhân, những
nhận định nào sau đây đúng? (1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian củaquá trình phân bào (2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bánbảo toàn (3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới (4)Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’ (5) Qua một lần nhân đôitạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ
A 1, 2, 4, 5 B 1, 2, 3, 4 C 1, 2, 3, 4 D 1, 3, 4, 5
Câu 2: Khi nói về hoạt động của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân
đôi ADN, có bao nhiêu nhận định sau là đúng? 1 Enzim ADN pôlimerazatham gia nối các đoạn Okazaki để thành một mạch hoàn chỉnh 2 EnzimADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3’→5’ và tổng hợpmạch mới theo chiều 5’→3’ 3 Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạchkhuôn theo chiều từ 5’→ 3’ để tổng hợp mạch mạch mới theo chiều 3’→5’ 4.Enzim ADN pôlimeraza tham gia tháo xoắn và tách các mạch đơn của ADN
mẹ
Câu 3: Có bao nhiêu thành phần sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình tổng
hợp ADN? (1) Các nuclêôtit A,T,G,X (2) Enzim ADN pôlimeraza (3)
Trang 19Riboxom (4).Enzim Ligaza (5) ATP (6) ADN (7) Các axit amin tự
do (8) tARN
A 4 B 6 C 3 D 5
Quy trình 2 : Hình thành kiến thức bằng CHNLC → Sử dụng SĐKN
để hệ thống hóa, khắc sâu các kiến thức Gồm các bước:
- HS đọc SGK vàtrả lời CHTLN
2 Tiến
trình thực
hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên phát phiếu học tập trên đó
có hệ thống CHNLC và yêu cầu HShoàn thành nhiệm vụ
- HS tiếp nhậnnhiệm vụ và chianhóm hoạt động
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát phim, hình ảnh(nếu có) do GV cung cấp, hướng dẫn
HS đọc SGK kết hợp CHTLN đã chuẩn
bị để thực hiên nhiệm vụ
- HS hoạt độngnhóm tìm hiểukiến thức và hoànthiện CHNLC
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận
- Giáo viên nhận xét và hoàn thiệnCHNLC và kiến thức của bài
- Học sinh thảoluận, báo cáo, sửachữa
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập củaHS
- GV nhận xét ưu, khuyết điểm của từngnhóm
- GV cung cấp SĐKN khuyết và cho HStìm các KN, để hình thành SĐKN hoànchỉnh giúp HS hệ thống hóa kiến thức
Lắng nghe và rútkinh nghiệm
HS hoạt động tìm
chỉnh Đọc đượcSĐKN
Ví dụ 5 : Sử dụng CHNLC để dạy mục “Dịch mã” - Bài 2, Sinh học 12.
* Chuẩn bị trước giờ học:
- Mục tiêu: Trình bày quá trình dịch mã (tổng hợp prôtêin)
- GV giao CHTLN cho HS Giáo viên hướng dẫn HS (Phát tài liệu học tập)
1 Dịch mã là gì?
2 Dịch mã xảy ra ở vị trí nào?
3 Nêu những thành phần tham gia dịch mã?
5 Nêu các giai đoạn của quá trình dịch mã?
4 Hoạt động của ribôxôm trong quá trình dịch mã?