1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn sử dụng mạng internet vào dạy học môn công nghệ lớp 11

19 237 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 9,63 MB

Nội dung

Trong quá trình giảng dạy bộ môn Công nghệ tại trường THPT Thiệu Hóa, có nhiều khó khăn cả về vấn đề giảng dạy của người thầy, sự tích cực học tập và tiếp thu của học trò, học sinh sử dụ

Trang 1

Mục lục

Mục lục

I Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.5 Những điểm mới của SKKN

II Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh

nghiệm

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng

sáng kiến kinh nghiệm

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các

giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.4 Khả năng áp dụng, nhân rộng

2.5 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,

đồng nghiệp và nhà trường

III Kết luận, kiến nghị

3.1 Kết luận

3.2 Kiến nghị

IV Tài liệu tham khảo

Trang

1 2 2 3 3

3 4 4 4 8 13

15 15

17 17 17 19

Trang 2

I Mở đầu

1 Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng mạng internet vào việc dạy và học môn Công nghệ 11”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Công nghệ trường THPT chương trình chuẩn

3 Thông tin về tác giả:

- Họ tên: Hồ Hữu Hưng

- Ngày, tháng, năm sinh: 20/07/1982

- Chức vụ: Giáo viên

- Đơn vị công tác: Trường THPT Thiệu Hóa

- Điện thoại: 0978766066

4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THPT Thiệu Hóa

5 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 8/2017

1.1 Lí do chọn đề tài

Môn công nghệ là một phân môn có số giờ thực thực hành tương đối nhiều

và nó cũng là phân môn phụ trợ cho các môn học chính Tư tưởng suy nghĩ của học sinh chỉ tập chung vào các môn chính để thi vào các trường đại học Còn học môn công nghệ chỉ là để hoàn thành chương trình và đủ điểm để dự thi tốt nghiệp Cho nên việc giảng dạy môn này thực sự là khó khăn khi lên lớp nếu giáo viên quản lý lớp không tốt và không đổi mới phương pháp khi giảng dạy Trong chương trình có rất nhiều bài thực hành gần gũi với thực tế nếu giáo viên không thường xuyên tổ chức các giờ thực hành mà lại tăng việc dạy lý thuyết thì các em thực sự là chán học môn này

Như chúng ta đã biết đối tượng nghiên cứu của Công nghệ là quá trình lao động kỹ thuật của con người Đó là quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo

ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người Khi nghiên cứu về kỹ thuật - công nghệ cần phải đặt nó trong mối quan hệ với con người, với xã hội, với tự nhiên và môi trường theo quan điểm sinh thái học Vì cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang đưa đến cho loài người những niềm hy vọng với cả những nỗi lo tai hoạ khôn lường cho nhân loại, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm Trong quá trình giảng dạy bộ môn Công nghệ tại trường THPT Thiệu Hóa, có nhiều khó khăn cả về vấn đề giảng dạy của người thầy, sự tích cực học tập và tiếp thu của học trò, học sinh sử dụng mạng internet vào mục đích học tập nhưng một

số học sinh tiếp cận mạng internet nhiệu một số học sinh chỉ chú ý phần giải trí ( thậm trí một số học sinh đã đam mê game online, faceboock… mà bỏ bê học hành, lực học sa sút và dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật mà vấn đề này hiện nay là mối quan tâm của nhiều phụ huynh và xã hội) học sinh đã quên đi phần hữu ích của mạng internet mang lại Xuất phát từ tình hình thực tế trong

Trang 3

những năm gần đây Công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành khoa học có tốc độ phát triển nhanh nhất trong đó mạng internet phát triển học sinh đã tiếp cận rất nhiều, nó mang lại hiệu quả cao cho tất cả các ngành nghề khác nhau trong xã hội, nhưng cũng đem lại nhiều hậu quả của nó trong giáo dục công nghệ thông tin ( trong đó có mạng internet) dã hỗ trợ dạy học, hoàn toàn có thể trợ giúp các thầy cô trong quá trình giảng dạy Việc định hướng cho học sinh tiếp cận internet đã dần trở nên cấp thiết Trong bài dạy khi dung mạng internet góp phần thay thế một số công việc của người giáo viên, cách dạy này đã thể hiện nhiều ưu điểm về mặt sư phạm như khuyến khích sự làm việc độc lập của học sinh, đảm bảo mối liên hệ ngược và cá biệt hoá quá trình học tập, định hướng cho học sinh tiếp cận khoa học qua mạng internet tiếp cận kho trí thức khổng lồ Hiện nay trường THPT Thiệu Hóa đều được trang bị phòng máy chiếu trong có đầy đủ các thiết bị hiện đại như máy chiếu đa năng, máy tính phục vụ cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin và mạng internet trong giảng dạy là rất phù hợp định hướng cho học sinh cách thức sử dụng mạng internet một cách hữu ích Chính vì vậy tôi

lựa chọn đề tài là “ Sử dụng mạng internet vào việc dạy và học môn Công nghệ 11”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu, rút kinh nghiệm hy vọng đề tài này sẽ tìm ra những giải pháp nhằm phát huy tốt việc ứng dụng mạng internet giảng dạy về môn Công nghệ được tốt hơn và giúp cho học sinh nhận thức được sự hữu ích của mạng internet mang lại không chỉ dung để giải trí Với môn Công nghệ yêu cầu người giáo viên phải dẫn dắt học sinh đi từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động Ở đây việc áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào bài giảng là rất quan trọng,

nó quyết định đến sự hình thành tư duy kỹ thuật cho học sinh tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới

Đề tài này làm cơ sở để giảng dạy về môn Công nghệ Giúp cho học sinh phát

huy tính tích cực tự giác học tập tìm hiểu nội dung học một cách sáng tạo từ đó hiểu và nắm bài nhanh nhất đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn Công nghệ và học sinh có cách tiếp cận mạng internet một cách đúng đắn

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Môn Công Nghệ lớp 11

- Địa bàn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vận dụng với học sinh THPT tại trường THPT Thiệu Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Qua nhiều năm công tác giảng dạy, đối tượng học sinh lớp 11THPT Thiệu Hóa vấn đề mà tôi cảm thấy cần phải tìm ra một phương pháp mới để giúp học

Trang 4

sinh hiểu rõ được cách vẽ hình chiếu, cấu tạo nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong và các cơ cấu, hệ thống của động cơ đốt trong

- Qua mỗi bài soạn hàng năm của cá nhân, sau mỗi năm đều có sự chỉnh lý

để nâng cao chất lượng bài soạn

- Căn cứ vào quá trình dự giờ thăm lớp với đồng nghiệp

- Căn cứ vào quá trình kiểm tra đánh giá tín hiệu ngược cuả học sinh

1.5 Những điểm mới của SKKN

Trong tiết học tùy nội dung của từng bài ta sẽ lồng ghép vào bài cách thức tìm hiểu thông tin liên quan đến nội dung bài học qua mạng internet, yêu cầu học sinh theo hướng dẫn của giáo viên tự tìm hiểu thong tin liên quan tới bài học qua máy tính kết nối mạng internet làm tăng tính chủ động, tích cực tìm hiểu thông tin bài học của học sinh Yêu cầu học tại phòng máy có trang bị đủ máy tính và kết nối mạng internet, các em có thể dung điện thoại để truy cập internet tìm hiểu nội dung bài học khi thiếu máy tính trang bị kết nối internet

II Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

PHẦN MỘT: VẼ KỸ THUẬT CHƯƠNG I: VẼ KỸ THUẬT

BÀI 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT

I Khổ giấy

TCVN 7258: 2003 (ISO 5457:

1999)

A0: 1189 x 841 (mm)

A1: 841 x 594 (mm)

A2: 594 x 420 (mm)

A3: 420 x 297 (mm)

A4: 297 x 210 (mm)

- Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và

khung tên.

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu trên internet vào tìm kiếm ( tiêu chuẩn khổ giấy)

HS tự tìm hiểu và nêu lên các loại khổ giấy

Trang 5

II Tỉ lệ

Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước đo

được được trên hình biểu diễn của

vật thể và kích thước thực tương

ứng trên vật thể đó.

- Tỉ lệ 1:1 là tỉ lệ nguyên hình.

- Tỉ lệ 1 : x là tỉ lệ thu nhỏ.

- Tỉ lệ x : 1 là tỉ lệ phóng to.

Sau khi học sinh đã biết cách tìm kiếm thông tin bài học qua mạng internet GV chỉ cần đưa

ra yêu cầu còn học sinh tự tìm kiếm và trả lời các câu hổi hay yêu cầu của giáo viên

GV yêu cầu học sinh nêu các loại tỉ lệ bản vẽ

Hs có thể dùng kết hợp sgk để hiểu rõ vấn đề

và tìm hiểu nội dung được tập trung và nhanh

III Nét vẽ

1 Các loại nét vẽ

Bảng 1.2 SGK

2 Chiều rộng nét vẽ

0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4;

và 2mm.Thường lấy chiều rộng nét

đậm bằng 0,5 mm và nét mảnh bằng

0,25 mm.

Với các nội dung trong sách giáo khoa đã đủ

để hiểu thì chỉ cần yêu cầu Hs đọc sách tìm hiểu là đủ

Với nội dung này giáo viên chỉ cần HS tìm hiểu ở SGK

Trang 6

IV Chữ viết

1 Khổ chữ

- Khổ chữ (h) là giá trị được xác

định bằng chiều cao của chữ hoa

tính bằng mm Có các khổ chữ: 1,8;

2,5; 14; 20mm.

- Chiều rộng (d) của nét chữ thường

lấy bằng 1/10h.

2 Kiểu chữ

Thường dùng kiểu chữ đứng (hình

1.4 SGK).

Với nội dung này giáo viên chỉ cần HS tìm hiểu ở SGK

V Ghi kích thước:

1 Đường kích thước: Vẽ bằng nét

liền mảnh, song song với phần tử

được ghi kích thước (hình 1.5).

2 Đường gióng kích thước: Vẽ

bằng nét liền mảnh, thường kẻ

vuông góc với đường kích thước,

vượt quá đường kích thước một

đoạn ngắn.

3 Chữ số kích thước: Chỉ trị số

kích thước thực (khoảng 6 lần chiều

rộng nét).

4 Kí hiệu: Φ, R.

Giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu cách thức sử dụng mạng internet tìm hiểu các thông tin bài học trong qua trình học tập yêu cầu giáo viên giám sát chặt các hoạt động của học sinh để đảm bảo các nội dung học tập Giáo viên phải chẩn

bị bài dạy kỹ càng tìm hiểu các mặt liên quan

BÀI 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC

I PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC

THỨ NHẤT

Vật thể được đặt giữa người quan

sát và mặt phẳng chiếu

- Vật thể chiếu được đặt trong một

góc tạo thành bởi các mặt phẳng

hình chiếu đứng, hình chiếu bằng,

hình chiếu cạnh vuông góc với nhau

từng đôi một.

Trang 7

- Mặt phẳng chiếu bằng mở xuống

dưới, mặt phẳng chiếu cạnh mở

sang phải để các hình chiếu cùng

nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là

mặt phẳng bản vẽ.

- Hình chiếu bằng được đặt dưới

hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh

được dặt bên phải hình chiếu đứng

Qua mạng internet có rất nhiều video nói về hình chiếu vuông góc giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm vấn đề liên quan bài học nhanh và cách xem clip nhanh do thời gian học 45 phút các e chỉ tìm hiểu trong 20 phút và trả lời giáo viên 10 phút còn lại giáo viên hướng dẫn lại và củng cố bài học

BÀI 4: MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT

I Khái niệm hình cắt và mặt

cắt

a Mặt cắt b.Hình cắt

- Hình biểu diễn các đường bao của

vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là

mặt cắt.

- Hình biểu diễn mặt cắt và các

đường bao của vật thể sau mặt phẳng

cắt gọi là hình cắt.

Lưu ý: Mặt cắt được kẻ gạch gạch

hoặc được kí hiệu của vật liệu.

Qua các hình vẽ 2d học sinh học phần này khá trừu tượng có nhiều học sinh không nắm được phần này nhưng thông qua xem các clip học sinh khắc sâu và hiểu bài tốt hơn

Học sinh trực tiếp tìm hiểu qua mạng internet các clip giới thiệu về hình cắt mặt cắt kết hợp với sgk đưa ra khái niệm về mặt cắt và hình cắt

II Mặt cắt

- Dùng để biểu diễn tiết diện vuông

Trang 8

góc của vật thể Dùng trong trường

hợp vật thể có nhiều phần lỗ, rãnh.

1 Mặt cắt chập

+ Vẽ trực tiếp trên hình chiếu của

vật thể.

+ Vẽ bằng nét liền mảnh.

+ Dùng để biểu diễn vật thể có hình

dạng đơn giản.

2 Mặt cắt rời.

+ Vẽ ngoài hình chiếu.

+ Đường bao vẽ bằng nét liền

đậm

Qua việc xem các clip học sinh kết hợp sgk để hiểu được nội dung bài học

III Hình cắt

- Có 3 loại hình cắt.

1 Hình cắt toàn bộ

Dùng để biểu diễn phần bên trong

của vật thể.

2 Hình cắt một n ửa (bán phần)

Là hình biểu diễn một nửa hình cắt

với một nữa hình chiếu Đường

phân cách là đường tâm

Ứng dụng: để biểu diễn những vật

đối xứng.

3 Hình cắt cục bộ (riêng phần)

- Biểu diễn một phần vật thể

dưới dạng hình cắt, đường giới hạn

vẽ bằng nét lượn sóng.

Qua việc xem các clip học sinh kết hợp sgk để hiểu được nội dung bài học

Có rất nhiều bài có thể áp dụng cách thực học sinh tự học tìm hiểu thông tin bài học qua mạng internet trên đay là một số ví dụ

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Trang 9

Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu cấu tạo của động cơ đốt trong chỉ ra các cơ cấu của hệ thống gồm 2 cơ cấu cơ bản đó là Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và cơ cấu phân phối khí sau đó đi vào cụ thể là các nhóm chi tiết của hệ thống đó là 3 nhóm chính: Nhóm phít tông, nhóm thanh truyền và nhóm trục khuỷu Trong đó các cghi tiết chính là Pít tông, Thanh truyền và Trục khuỷu Ba chi tiết này được đánh dấu bằng các màu khác nhau để phân biệt

GV đặt câu hỏi: Khi Động cơ làm việc các chi tiết này hoạt động như thế nào ? Học sinh chỉ ra được quá trình chuyển động của từng chi tiết và Mối liên hệ hoạt động giữa các chi tiết

*/ Pít tông

+/ Nhiệm vụ: Giáo viên dùng nguyên lý hoạt động để giải thích các nhiệm vụ của

pít tông thông qua mô phỏng chuyển động

+/ Cấu tạo của pít tông

Giáo viên giới thiệu cấu tạo của Pít tông theo cụ thể từng phần: Sử dụng hình chụp trong Sách giáo khoa thông qua máy chiếu để giới thiệu cụ thể các phần của pít tông Kết hợp với một phít tông thật để học sinh năm được

Trang 10

1- Rãnh xéc măng khí 2- Rãnh xéc măng dầu

3- Lỗ Thoát dầu 4- Lỗ lắp chốt pít tông

Sau khi giới thiệu tổng quát song đi vào cấu tạo cụ thể từng phần

/ Đỉnh pít tông: GV giới thiệu 3 loại đỉnh pít tông như sau:

Cấu tạo của Pít tông đỉnh lõm:

+ Đỉnh lõm dùng cho động cơ điêzen 4 kỳ Yêu cầu học sinh dựa vào nguyên lý làm việc giải thích vì sao?

HS: Đỉnh lõm dùng cho động cơ Điêzen 4 kỳ, vì thời gian hoà trộn diễn ra nhanh và trong thời gian ngắn phải đảm bảo hỗn hợp cháy và cháy hết nên chế tạo lõm giúp cho quá trình cháy diễn ra hoàn hảo hơn

+ Đỉnh lồi:

Cấu tạo của Pít tông đỉnh lồi

Giáo viên giới thiệu đỉnh lồi dành cho động cơ 2 kỳ Yêu cầu học sinh dựa vào nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ giả thích vì sao phải chế tạo đỉnh lồi?

HS : Phải giải thích được quá trình xả, quét diễn ra đồng thời, vì vậy đỉnh lồi có tác dụng hướng dòng hỗn hợp đi vào lên trên, để tránh hiện tượng lọt khí trong quá trình làm việc của động cơ

+ Đỉnh bằng : Giáo viên giới thiệu pít tông đỉnh bằng dùng cho động cơ xăng 4

kỳ và giải thích vì nó có cấu tạo đơn giản dễ chế tạo và giảm tiếp xúc với nhiệt độ trong quá trình hoạt động

Trang 11

Cấu tạo của Pít tông đỉnh Bằng

-/ Đầu pít tông

Học sinh quan sát phần đánh dấu sẽ thấy được gồm có rãnh để lắp xéc măng khí và xéc măng dầu cũng như lỗ thoát dầu

-/ Thân Pít tông : Yêu cầu HS Trình bày theo nội dung SGK.

Hình ảnh thân pít tông lắp với thanh truyền thông qua chốt Pit tụng

HS : Phải trình bày thân pít tông có lỗ ngang để lắp được đầu nhỏ thanh truyền có vòng hãm để giữ không cho chuyển động

*/ Thanh truyền:

+/ Nhiệm vụ :

Giáo viên cho học sinh quan sát quá trình làm việc của động cơ và yêu cầu

HS nêu nhiệm vụ của thanh truyền :

Trang 12

Mô phỏng hoạt động của động cơ 4 kỳ +/ Cấu tạo : Giáo viên chụp hình ảnh cấu tạo thanh truyền trong SGK giới thiệu

cho Học sinh quan sát về cấu tạo của thanh truyền

1- Đầu nhỏ 2- Bạc lót đầu nhỏ 3- Thân thanh truyền 4,5- Đầu to 6- Bạc lót đầu to 7, 8- Bu lông, đai ốc

Để đi vào cấu tạo từng phần cụ thể Giáo viên giới thiệu theo sơ đồ sau :

Học sinh quan sát cấu tạo Giáo viên đặt câu hỏi : Tại sao ở đầu nhỏ và đầu

to của thanh truyền đều phải lắp 2 Bạc lót, hoặc ổ bi?

*/ Trục khuỷu

+/ Nhiệm vụ :

Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào chu trình làm việc của động cơ để nêu ra 2 nhiệm vụ của trục khuỷu

+/ Cấu tạo:

Giáo viên vẽ sơ đồ khối nguyên lý của trục khuỷu cho học sinh quan sát cụ thể như sau:

Ngày đăng: 05/09/2018, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w