1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CÁC NGUYÊN tắc PHÁT TRIỂN bền VỮNG

20 316 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 47,7 KB
File đính kèm CÁC NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.rar (44 KB)

Nội dung

Đó phải là môi trường có sự thích nghi cao, có đầy đủ các loài cây – con đa dạng theo sở thích, có tài nguyên giàu có luôn được bảo tồn và giàu có hơn, không phải lo ngại về ô nhiễm môi

Trang 1

CÁC NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 PTBV: Phát triển bền vững

2 TN&MT: Tài nguyên và môi trường

3 ĐDSH: Đa dạng sinh học

4 KT-XH: Kinh tế - xã hội

5 BĐKH: Biến đổi khí hậu

6 BVMT: Bảo vệ môi trường

7 ĐDSH: Đa dạng sinh học

8 NGOs: Các tổ chức không phải của nhà nước

9 CTR: Chương trình

10 PTKT: Phát triển kinh tế

11 CT – XH: Chính trị - xã hội

12 Mt: Môi trường

13 UNEP: Liên hợp quốc

Trang 3

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta, môi trường đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: rừng, đất, biển, khoáng sản.v.v vốn giàu có, đa dạng và phong phú của nước ta đang ngày một cạn kiệt và giảm nhanh.Khẳng định quyết tâm BVMT của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang,

tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường” Nhà nước ta đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm cải thiện rõ rệt tình trạng xuống cấp của môi trường

Luật môi trường đã nêu ra bốn nguyên tắc chủ yếu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững Đó là những nguyên tắc sau: Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành; nguyên tắc về tính thống nhất trong quản lí

và BVMT; Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững; Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa Các nguyên tắc này chi phối một cách toàn diện các quan hệ phát sinh việc BVMT Trong đó phải kể đến nguyên tắc về đảm bảo sự phát triển bền vững

Phát triển bền vững (PTBV) là một trong những nguyên tắc quan trọng trong

hệ thống pháp luật quốc tế về môi trường Phần lớn các nước đã đưa nguyên tắc này vào trong hệ thống pháp luật của mình Tại hội nghị thượng đỉnh của thế giới về môi trường và phát triển tổ chức tại Rio de Janero (Braxin), các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận tuyên bố chung về quan điểm phát triển bền vững Pháp luật môi trường Việt Nam cũng đặc biệt coi trọng nguyên tắc phát triển bền vững Khoản 1 điều 4 luật BVMT 2005 quy định:

“BVMT phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội

để PTBV đất nước; BVMT quốc gia phải gắn với BVMT khu vực và toàn cầu.”

Với ý nghĩa đó, sau khi học xong môn học Kinh tế môi trường dành cho học

viên cao học, tôi chọn vấn đề “Các nguyên tắc phát triển bền vững” làm bài tiểu

luận Với những hiểu biết cá nhân, tôi hy vọng sẽ có những đóng góp nhỏ cho lý luận về vấn đề này

1.2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu bản chất, các quy định pháp lý, lý luận về các nguyên tắc PTBV cũng như thực trạng mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở Việt Nam để thấy được những mặt còn tồn tại, từ đó đưa

Trang 4

ra một số giải pháp, kiến nghị giải quyết hài hòa mối quan hệ này để đạt được mục tiêu phát triển bền vững

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: thu thập tài liệu, kết hợp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh từ đó khái quát hóa giải quyết vấn đề

1.4 Ý nghĩa

Làm rõ nội dung về các nguyên tắc PTBV; đánh giá thực trạng việc BVMT (BVMT) gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để PTBV đất nước

Trang 5

PHẦN: NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững

2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa

PTBV (Sustainable Development) là sự phát triển KT-XH lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và BVMT, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ mai sau

Như vậy, chỗ dựa cơ bản cho PTBV trước hết là sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Nhờ việc sử dụng này, các nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn đáp ứng tốt nhất cho các nhu cầu hiện tại; nhưng chúng không bị cạn kiệt vô lý, nhờ đó vẫn

có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các thế hệ kế theo Chỗ dựa thứ hai của PTBV là bảo vệ môi trường (BVMT), nhờ đó chất lượng môi trường không bị suy giảm, thậm chí còn được cải thiện, nên vẫn thỏa mãn các đòi hỏi về môi trường của các thế hệ mai sau Như vây, PTBV là sự phát triển KT-XH lành mạnh, không chỉ vì hôm nay, mà còn là sự phát triển vì tương lai

2.1.2 Các quan điểm phát triển bền vững

Một hoạt động được xem là bền vững trong sự kết hợp môi trường và phát triển Điều đó cũng có nghĩa là hoạt động đó được tiến hành bình thường trong hiện tại, nhưng không bị các mối đe dọa loại trừ hoạt động này trong tương lai

Mong ước vọng của mọi người, mọi dân tộc, là phát triển; nhưng do mức độ thiết thực của đời sống; phương diện cơ bản đầu tiên mà họ cần được đáp ứng là kinh tế Họ cần có sự tăng trưởng để phần kinh tế gia tăng thỏa mãn nhu cầu nâng cao đời sống, để không phải vật lộn với việc mưu sinh Khi thực lực kinh tế chấp nhận được, con người muốn có một xã hội tốt đẹp, công bằng, bình đẳng để mọi người đều có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, được tôn trọng, không bị bóc lột, đời sống luôn ấm no, các giá trị văn hóa, phong tục, tín ngưỡng cả chung và riêng đều được trân trọng, bảo tồn…để tạo nên sự thoải mái, yên bình, êm ấm trong cuộc đời

Tiếp theo, con người muốn được sống trong môi trường trong lành sạch đẹp, nhất là khi đã có mức sống kinh tế cao, được xã hội trọng vọng Đó phải là môi trường có sự thích nghi cao, có đầy đủ các loài cây – con đa dạng theo sở thích, có tài nguyên giàu có luôn được bảo tồn và giàu có hơn, không phải lo ngại về ô nhiễm môi trường, không bị suy thoái môi trường và hoàn toàn yên tâm về tương lai lâu dài của con cháu…

Như vậy, có thể thấy kinh tế, xã hội và môi trường là ba cực chủ yếu trong phát triển của con người, nên tính bền vững phải được xem xét ở cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi

trường Từ đó, có thể khẳng định PTBV thực chất chính là sự phát triển hài hòa,

cân đối giữa kinh tế - xã hội - môi trường.

Trang 6

Tuy nhiên, để tiến tới xây dựng được quá trình phát triển bền vững, là một công việc cực kỳ khó khăn và phức tạp; với các nội dung cụ thể rất đa dạng và có sự khác biệt rất rõ giữa các khu vực, giữa các thời kỳ phát triển,…Song, nhìn chung, các nội dung đó đều thống nhất lại ở bốn giải pháp cơ bản sau:

Một là, tôn trọng các quy luật tự nhiên.

Do là một bộ phận không thể tách rời của môi trường sống, nên con người và sản xuất xã hội thực chất là các đối tượng bán tự nhiên – nghĩa là bên cạnh việc chịu

sự chi phối của các quy luật xã hội, con người luôn chịu tác động của các quy luật

tự nhiên

Mặt khác, dù là con người nhờ các thành tựu của cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ, đã từng bước chế ngự và chinh phục tự nhiên Song các thành quả chế ngự và chinh phục tự nhiên, thực chất là quá trình nhận thức và vận dụng các quy luật tự nhiên Nếu con người hiểu và vận dụng đúng các quy luật tự nhiên, thì con người có thể hướng tự nhiên phát triển theo hướng có lợi cho con người Còn nếu con người không nhận thức được hoặc vi phạm các quy luật tự nhiên, thì sẽ

bị tự nhiên “trả thù”, thậm chí trở thành nô lệ của tự nhiên Con người cũng không thể xóa bỏ các quy luật tự nhiên có hại cũng như chưa thể tạo ra các quy luật tự nhiên lợi cho mình…

Vì vậy, để đảm bảo phát triển bền vững, trước tiên con người phải nắm rõ các quy luật tự nhiên, sau đó phải lựa theo quy luật tự nhiên này để khai thác, sử dụng, tác động vào môi trường một cách phù hợp Không được can thiệp thô bạo vào tự nhiên, không được làm đảo lộn các quá trình tự nhiên mà phải tôn trọng các quy luật tự nhiên Có như vậy, mới hòa nhập các quá trình phát triển vào các quá trình tự phát triển trong môi trường, mới biến các đối tượng của quá trình phát triển thành các bộ phận hữu cơ trong môi trường sống hài hoà, cân bằng và thống nhất Chính

sự hòa nhập và gắn kết này là tiền đề quyết định cho tương lai bền vững

Hai là, tiết kiệm trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường.

Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái sinh, nhiều thành phần môi trường bị khống chế rõ ràng về quy mô và phạm vi tác động, và ngay các nguồn tài nguyên có khả năng phục hồi thì khả năng khai thác, sử dụng của chúng cũng bị khống chế rõ rệt bởi mức tự tái tạo, phục hồi Do vậy, để có thể khai thác, sử dụng, tác động tiếp tục mãi mãi, thì không có cách nào khác là phải tiết kiệm

Tiết kiệm không phải là sự lẩn tránh các nhu cầu, mà đó là việc sử dụng khôn ngoan các tài sản có liên quan, nhất là các tài sản và nguồn lực mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người

Để tiết kiệm trong khai thác, sử dụng, trước hết cần điều tra, phân tích đánh giá để nắm vững các nguồn lực hiện có, trong đó phải xác định rõ: các phần có thể khai thác, sử dụng với hiệu quả cao; các phần có thể tận thu, các phần có thể dự trữ,

có thể truyền lại cho thế hệ sau Sau đó phải quản lý chặt chẽ từ khâu khai thác,

Trang 7

chuyên chở, bảo quản, sử dụng…Đồng thời phải tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ, để tăng thêm khả năng khai thác, tăng thêm hiệu suất khai thác, tăng thêm hiệu suất sử dụng, tăng thêm hiệu suất chế biến…nếu làm tốt việc tiết kiệm này sẽ làm tăng thêm khả năng khai thác, tăng thêm sản lượng khai thác, tăng thêm thời gian khai thác…Nhờ đó cho phép con người lấy được nhiều nhất các loại nguyên vật liệu thô, năng lượng từ một đối tượng khai thác; lấy được khối lượng khai thác cao nhất cho mỗi loại; và trong thời gian dài nhất (đối với các nguồn tài nguyên không có khả năng tái sinh) – tức là sẽ cho phép huy động được nhiều nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường vào việc hỗ trợ thúc đầy quá trình phát triển

Ba là, áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ vào quá trình

sử dụng, chế biến tài nguyên thiên nhiên.

Thực chất đây cũng là một giải pháp để khai thác, sử dụng tiết kiệm Nếu như giải pháp thứ hai giúp con người lấy được nhiều phần hữu ích nhất từ tự nhiên thì giải pháp này giúp con người sản xuất ra được nhiều loại sản phẩm nhất, mỗi loại sản phẩm có số lượng cao nhất để đáp ứng cao nhất cho các nhu cầu của xã hội, đồng thời ngăn chặn nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn một loại khoáng sản nào đó hiện có trong môi trường

Để đạt được các mục tiêu đó, trước hết cần sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường nhằm khai thác tối đa các giá trị kinh tế vốn có trong từng loại tài nguyên thiên nhiên, kể cả các loại phụ liệu, phế liệu Sau đó là áp dụng các công nghệ mới để giảm bớt định mức tiêu hao các loại nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng cũng như giảm nguồn chất thải trong việc tạo ra một đơn vị sản phẩm Tìm cách thay thế các loại nguyên liệu quý hiếm bằng các loại nguyên liệu

có tính chất phổ biến hoặc nhân tạo…

Giải pháp thứ ba này rất quan trọng, bởi vì từ giải pháp này, chúng ta có thể đáp ứng nhiều nhu cầu của xã hội hơn, đáp ứng ở mức độ cao hơn, trong khhi không làm tăng cường độ và quy mô khai thác, sử dụng, tác động vào môi trường; nhờ đó giảm thiểu được đáng kể các tác động tiêu cực trở lại của quá trình phát triển tới môi trường

Bốn là, tăng cường các biện pháp bảo vệ, phục hồi, tái tạo tài nguyên; cải tạo và làm phong phú hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường.

Dù giải pháp thứ hai có giúp con người tăng khả năng và thời hạn khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để có thể lấy được nhiều giá trị hữu ích nhất từ môi trường;

và giải pháp thứ ba có giúp con người tạo ra nhiều loại sản phẩm nhất, mỗi loại với số lượng nhiều nhất, để đáp ứng được nhiều và cao nhất các nhu cầu của xã hôi – thì bản thân các giải pháp này đều ẩn chứa nguy cơ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (do giải pháp hai) và nguy cơ suy thoái môi trường (do giải pháp ba); nghĩa là chúng vẫn tiềm ẩn mối họa cho phát triển bền vững Để vừa khắc phục các hạn chế của hai giải

Trang 8

pháp trên, đồng thời vừa bổ trợ cho chúng trong sứ mệnh PTBV cần phải thực hiện giải pháp thứ tư

Giải pháp thứ tư đòi hỏi phải bảo vệ được những gì còn có của môi trường, nhất là các thành phần hữu ích truyền lại cho các thế hệ mai sau Bên cạnh đó là phục hồi lại các thành phần môi trường đã bị suy giảm, cạn kiệt; tái tạo lại các thành phần môi trường đã bị suy thoái, biến chất; cải tạo các thành phần chưa hữu ích để chúng trở thành hữu ích với con người Đồng thời thực hiện việc bổ sung, làm mới các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường để làm phong phú hơn chất lượng môi trường sống

Nếu làm được như vậy đây sẽ là cách thức hữu hiệu nhất để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực trở lại của quá trình phát triển tới môi trường; góp phần duy trì

và cải thiện nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường vì sự tồn tại và phát triển của các thế hệ mai sau

Như vậy, với bốn giải pháp trên, con người không chỉ tạo ra sự PTBV về mặt

xã hội, bền vững về mặt kinh tế; mà còn có cả sự bền vững về mặt môi trường Nhưng quan trọng hơn cả là cả ba mặt bện vững – về kinh tế, xã hội và môi trường – được thực hiện đồng thời, trong mối quan hệ phối hợp tương hỗ lẫn nhau Khi đó con người chắc chắn sẽ tạo ra sự phát triển bền vững

2.1.3 Các nguyên tắc phát triển bền vững

Với các nội dung đã được nghiên cứu ở trên, PTBV sẽ là xu thế phát triển của thời đại, là định hướng phát triển tương lai của con người; nên đây sẽ là một công cuộc vĩ đại nhưng cũng đồng thời chứa đầy các nguy cơ và thách thức; cần phải có sự tham gia rộng khắp của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia; cũng như của mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực…Để làm rõ hơn những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững; cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm của các đối tượng tham gia vào sự nghiệp này, người ta đã đưa

ra chín nguyên tắc PTBV với các nội dung cụ thể như sau:

2.1.3.1 Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng

Để tạo ra sự hưởng ứng tham gia rộng khắp của toàn thể xã hội, công cuộc PTBV phải được thực hiện trên nền tảng hòa bình, hữu nghị và hợp tác của mọi thành viên trong xã hội Mặt khác, tuy mục đích cơ bản của công cuộc này là phục

vụ con người; nhưng nó sẽ trở nên vô nghĩa nếu môi trường sống bị phá vỡ, khi các loài sinh vật khác bị đe dọa, thậm chí bị tuyệt chủng Vì vậy, tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng chính là tư tưởng chỉ đạo của sự nghiệp phát triển bền vững, góp phần bảo vệ và PTBV toàn bộ thế giới sinh vật nói chung Đây là nguyên tắc có tính chất đạo lý tạo nên cơ sở, nền tảng cho việc triển khai và vận dụng các nguyên tắc khác của phát triển bền vững

Vận dụng nguyên tắc này trước hết cần làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của mọi người; để từng người và sau đó từng cộng đồng; từng quốc gia – hiểu rõ vai trò, vị trí của họ trong cuộc sống; cũng như nghĩa vụ và trách nhiện của họ trước các lợi ích chung, trước tiến trình phát triển chung của nhân loại

Trang 9

Nhờ đó, họ vừa có thể tìm ra cách thức để mang lại sự phát triển tốt nhất cho bản thân nhưng không làm tổn hại đến quyền lợi của người khác, cộng đồng khác, quốc gia khác cũng như không làm tổn hạn đến quyền lợi của thế hệ mai sau; hoặc tổn hại đến sự tồn tại và phát triển của các hình thức khác của sự sống trên Trái đất trong hiện và tương lai… Sau đó, cần phải có các quy định pháp luật rõ ràng, minh bạch, phù hợp và khoa học, để tạo thành các chuẩn mực trong ứng xử của mọi người, mọi cộng đồng, mọi quốc gia mà trong đó, đặc biệt lưu ý đến vấn đề chia sẻ công bằng các phúc lợi và chi phí trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và BVMT; để mọi người đều được hưởng thụ ở mức cao nhất các hàng hóa công cộng môi trường; tiếp cận tốt nhất với các nguồn lực chung do thiên nhiên ban tặng; và

có trách nhiệm thỏa đáng trong việc bảo vệ “ngôi nhà chung” của nhân loại Đồng thời cần có sự giám sát, có các chế tài cần thiết để điều chỉnh các hành vi chưa phù hợp…để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mọi đối tượng xã hội; để bảo vệ các cộng đồng sinh vật khác trong tự nhiên

2.1.3.2 Chú trọng cải thiện chất lượng cuộc sống con người

Con người là bộ phận quan trọng nhất của sinh quyển; là hạt nhân cơ bản để tạo nên môi trường xung quanh, là trung tâm của mọi quá trình phát triển…Do đó, cải thiện chất lượng cuộc sống con người chính là mục tiêu cơ bản của phát triển, để

từ đó tạo ra sự PTBV cho bộ phận sinh vật sống quan trọng nhất trong môi trường

Vận dụng nguyên tắc này, trước hết cần hướng mục tiêu cơ bản trong các đường lối, chính sách phát triển vào việc đáp ứng tới mức cao nhất các nhu cầu của con người, cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh, môi trường…Hướng tới xây dựng một xã hội chân chính, lành mạnh, công bằng với một mức sống cao, một nền giáo dục tốt, bình đẳng về chính trị, an ninh, an toàn, không bạo lực; chú trọng đúng mức đến y tế; giáo dục để tạo lập các thế hệ tương lai với thể chất khỏe mạnh, lành mạnh về tinh thần, có trách nhiệm cao trước cộng đồng và tương lai

Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác dân số và phân bố hợp lý dân cư; để giảm bớt áp lực của dân cư lên môi trường, lên nền kinh tế…Để chỉ cần với mức phát triển kinh tế hiện tại, nhưng nền kinh tế vẫn đủ khả năng đảm bảo và hơn nữa, có khả năng cải thiện mức sống của dân cư Phân bố hợp lý dân cư để mở mang không gian sống, tạo thuận lợi cho việc giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập và giảm sức ép của dân cư lên môi trường sống; đồng thời có thêm nhiều không gian dự trữ

để triển khai các đối tượng của hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống…

2.1.2.3 Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của Trái đất

Qua mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, ta thấy, muốn PTBV thì phải bảo

vệ và cải thiện được chất lượng môi trường; trong đó việc quan trọng nhất là phải bảo vệ được ba chức năng cơ bản của môi trường – mà trong đó đầu tiên phải bảo vệ được chức năng thứ nhất: tạo không gian sống Để bảo vệ chức năng này thì điều quan trọng nhất là phải bảo vệ được sức sống trong các vùng; bảo vệ và phát triển được các sinh vật sản

Trang 10

xuất để duy trì và phát triển nguồn vật chất khô được tạo bởi quá trình quang hợp; và sau

đó bảo vệ được các sinh vật tiêu thụ, các sinh vật hoại sinh để đảm bảo sự hoạt động bình thường của các hệ sinh thái Vì vậy, nguyên tắc 3 này góp phần bảo vệ chức năng thứ nhất của môi trường; là nền tảng cơ bản để PTBV ngành nông nghiệp

Vận dụng nguyên tắc này cần phải:

- Bảo vệ, duy trì và cải thiện hệ thống nuôi dưỡng sự sống: môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất – là các thành phần cơ bản của hệ nuôi dưỡng, để bảo vệ sức sống của môi trường

- Sau đó phải bảo vệ nguồn gen, nhất là các nguồn gen đặc hữu, bản địa của các địa phương

- Phải khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lợi sinh vật, nhất là tài nguyên rừng; nghiêm cấm việc khai thác bằng thuốc độc, bằng chất nổ hoặc khai thác trong mùa sinh sản Nghiêm cấm việc săn bắt và buôn bán các loài sinh vật quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng Đồng thời, đẩy mạnh việc tìm kiếm, sưu tầm

và lai tạo các loại cây trồng, vật nuôi mới với nhiều phẩm chất tốt, như có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán…bên cạnh đó, cần duy trì bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù như các cánh rừng ngập mặn, các rừng đặc chủng…

- Đảm bảo sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đất đai và nguồn nước

2.1.3.4 Hạn chế tới mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không thể tái sinh

Đối với các nguồn tài nguyên không có khả năng tái sinh – như các loại khoáng sản – cần phải hạn chế đến mức thấp nhất việc làm cạn kiệt chúng, bằng cách bảo vệ, tiết kiệm chúng trong quá trình khái thác, chuyên chở, bảo quản, chế biến; bằng việc sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên, thay thế các loại nguyên nhiên vật liệu quý hiếm bằng các nguyên vật liệu có tính chất phổ biến hoặc nhân tạo; áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm bớt định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, giảm nguồn chất thải trong việc tạo ra một đơn vị sản phẩm…cần làm sao cho hài hoài giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, giữa quyền lợi của thế hệ hôm nay và thế hệ tương lai Đồng thời, tìm kiếm cách thức để tăng nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên cho tương lai, như tăng cường đầu tư cho việc tìm kiếm các loại nguyên vật liệu mới trong tự nhiên, tìm kiếm các vùng mỏ mới; tăng cường khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên vô hạn để bù đắp cho việc giảm sản lượng khai thác các nguồn tài nguyên có hạn…

2.1.3.5 Giữ vững khả năng chịu đựng của Trái đất

Khả năng chịu đựng có thể được hiểu là giới hạn có thể chấp nhận để có một

số lượng cá thể sống được trong vùng mà không gây ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái Con người có thể mở rộng giới hạn chịu đựng của tự nhiên bằng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để thỏa mãn nhu cầu của mình Nhưng nếu không dựa trên cơ sở quy luật vốn có của tự nhiên thì thường phải trả giá bằng sự suy thoái, nghèo kiệt

Ngày đăng: 04/09/2018, 14:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Hồ Viết Chiến (2018), Giáo trình : Kinh tế môi trường (Dùng cho học viên cao học – Lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình : Kinh tế môi trường
Tác giả: Hồ Viết Chiến
Năm: 2018
[2].Nguyễn Thế Chỉnh,(2013) Giáo trình : Kinh tế và quản lý môi trường, NXBĐHKTQD, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình : Kinh tế và quản lý môi trường
Nhà XB: NXBĐHKTQD
[8]. Nguyễn Đức Lợi ( 2013) Giáo trình : Kinh tế môi trường, NXB tài chính, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình : Kinh tế môi trường
Nhà XB: NXB tài chính
[3].Lê Thạch Cán (2008) ; Giáo trình : Kinh tế môi trường, NXB Thống kê Khác
[4]. Bùi Văn Quyết (2008) ; Tài liệu : Kinh tế Môi trường, NXB Tài chính Khác
[5]. Lê Ngọc uyển (2007) ; Tài liệu : Kinh tế tài nguyên và môi trường ; ĐH Mở TP Hồ Chí Minh Khác
[6]. PHILIPPE BONTEMS ( 2007) Kinh tế hoc môi trường ; NXB TRẺ Khác
[9]. Phạm Ngọc Đăng. Phát triển của nước ta còn thiếu bền vững về mặt môi trường. Kỷ yếu Hội nghị PTBV toàn quốc lần thứ 3 (trang 205-210). Hà nội - tháng 1 năm 2011 Khác
[10]. Nguyễn Danh Sơn - Viện Khoa học xã hội Việt Nam PTBV về môi trường trong Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Khác
[11]. Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006-2010, được ban hành theo Nghị quyết số 56/2006/QH11, ngày 19/6/2006, của Quốc hội khóa 11 Khác
[12].Dự thảo Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện (2006-2010), định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam 2011-2015 của Bộ KH&ĐT, tháng 1 năm 2011 Khác
[13]. Báo cáo môi trường quốc gia 2010, của Bộ TN&MT Khác
[14]. Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020 – Văn kiện Đại hội XI của Đảng, tháng 1/2011 Khác
[15]. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 7/9/2006 Khác
[16]. Quyết định 153/2004/TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt và ban hành "Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)&#34 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w