Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long

113 262 0
Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thì ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng nó có tác dụng làm trung gian, là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức. Với tư cách là trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động cho vay và đầu tư, ngân hàng thương mại đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Với sự phát triển của nền kinh tế thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập với rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Các doanh nghiệp bao gồm cả mới thành lập và đang trong quá trình hoạt động đều có nhu cầu vốn để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức đáp ứng tốt nhất nhu cầu này của doanh nghiệp, tuy nhiên không phải mọi doanh nghiệp xin vay vốn đều được ngân hàng chấp nhận vì ngân hàng còn phải tiến hành phân tích đánh giá tình hình doanh nghiệp và hiệu quả của dự án để có thể quyết định có cấp vốn cho doanh nghiệp hay không. Quá trình này chính là quá trình thẩm định tín dụng của Ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp. Hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi ngân hàng thương mại mà còn là vấn đề quan tâm của cả nền kinh tế. Hiệu quả hay nói cách khác chất lượng tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố thuộc về ngân hàng nhưng cũng có yếu tố thuộc về khách hàng, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như các yếu tố: chính trị, tình hình phát triển kinh tế.v.v. Những năm qua mặc dù các Ngân hàng thương mại đã chú trọng đến công tác thẩm định nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa cao, chưa đem lại được cho hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thăng Long hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy qua thời gian thực tập tại đơn vị em xin được đề xuất đề tài “ Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long.” . 2. Mục tiêu nghiên cứu  Luận giải một cách hệ thống về lý thuyết hoạt động thẩm định tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, các mô hình lý thuyết về thẩm định tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp.  Thực trạng về hoạt động thẩm định tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNTVN) chi nhánh Thăng Long.  Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thăng Long. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập, em đã sử dụng tổng hợp các phương pháp: phương pháp phân tích, thống kê và so sánh, phương pháp tổng kết. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu  Hoạt động thẩm định tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thăng Long.  Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTVN chi nhánh Thăng Long từ năm 2007 đến năm 2009. 5. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm có: Chương 1: Những vấn đề chung về thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thăng Long Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thăng Long Với những kiến thức tích luỹ được trong thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thăng Long, em mong muốn sẽ đóng góp một phần công sức để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng của chi nhánh Thăng Long. Tuy nhiên, với thời gian và trình độ có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên trong quá trình tìm hiểu và viết bài em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cô để chuyên đề thực tập tốt nghiệp này của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 04/09/2018, 02:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • Danh mục bảng

  • Danh mục biểu

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

  • 3. Phương pháp nghiên cứu

  • 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

    • Chương 1: Những vấn đề chung về thẩm định tín dụng của ngân hàng thương

    • mại

    • Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thăng Long

    • Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thăng Long

    • Tín dụng xuất phát từ chữ latinh là Credo ( tin tưởng, tín nhiệm) tên gọi này xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng. Trong thực tế tín dụng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính tùy theo bối cảnh cụ thể mà nó có một nội dung riêng biệt nhưng có thể hiểu một cách đơn giản nhất tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn giữa người đi vay và người cho vay.

    • Trong lĩnh vực ngân hàng thương mại (NHTM) có thể định nghĩa tín dụng như sau: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.

    • Từ khái niệm tín dụng ngân hàng như trên có thể thấy tín dụng có ba đặc trưng cơ bản sau:

    • Tính hoàn trả: Đây là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng và là dấu ấn để phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. Sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng, hoàn thành một chu kỳ sản xuất trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay kèm theo một phần lãi như đã thoả thuận. Một mối quan hệ tín dụng được gọi là hoàn hảo nếu được thực hiện với đầy đủ các đặc trưng trên, nghĩa là người đi vay hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn.

    • Tính thời hạn: Khác với các quan hệ mua bán thông thường khác (sau khi trả tiền người mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay còn gọi là “mua đứt bán đứt”), quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoản vay chứ không trao đổi quyền sở hữu khoản vay. Người cho vay giao giá trị khoản vay dưới dạng hàng hoá hay tiền tệ cho người kia sử dụng trong một thời gian nhất định. Sau khi khai thác giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn cam kết, người đi vay phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay cộng thêm khoản lợi tức hợp lý kèm theo như cam kết đã giao ước với người cho vay.

    • Mọi khoản vay dưới dạng hiện vật hay tiền tệ cũng đều là hàng hoá và vì thế nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Trong kinh doanh tín dụng người cho vay chỉ bán “giá trị (quyền) sử dụng của khoản vay” chứ không bán “giá trị của khoản vay”, nên sau khi hết thời gian sử dụng theo cam kết, khoản vay đó được hoàn trả về và vẫn giữ nguyên giá trị của nó, phần lợi tức theo thoả thuận nếu có là “giá bán” quyền sử dụng khoản vay trong thời gian nhất định. Như vậy, khối lượng hàng hoá hay tiền tệ (phần gốc) cho vay ban đầu chỉ là vật chuyên trở giá trị sử dụng của chúng, nó được phát ra qua các thời gian nhất định rồi sẽ thu về chứ không được bán đứt.

    • Vai trò đầu tiên cần được kể đến đó là: Tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Tín dụng cả về số lượng và chất lượng là hoạt động mang tính chiến lược của các NHTM. Với những khoản tín dụng có quy mô lớn và lãi suất cao, thời gian dài chính là những khoản mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng.

    • Thứ hai, khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng chính là ngân hàng đang tạo ra và duy trì khách hàng của mình trong tương lai. Tín dụng tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế. Khi ngân hàng không đa dạng hoá hoạt động cho vay, đa dạng hoá khách hàng, thời hạn vay tiền thì ngân hàng không thể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác. Mặt khác, tín dụng còn là công cụ cạnh tranh hiệu quả của ngân hàng nhằm thu hút khách hàng về phía mình. Khi có được mối quan hệ, ngân hàng có điều kiện lôi kéo khách hàng sử dụng các dịch vụ khác do mình cung cấp.

    • Và một vai trò quan trọng của tín dụng là cách thức khả thi để giải quyết nguồn vốn huy động còn dư thừa tại mỗi ngân hàng thương mại. Đồng thời là cách để ngân hàng gọi vốn từ nền kinh tế đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan