Đề 1: Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau: “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. ( Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương) Gợi ý: Yêu cầu 1 (1,0 điểm): Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà. Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm. Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ. Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương. Đề 2: Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: “Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan” a) Em hiểu nghĩa của từ nắng mưa trong câu thơ trên như thế nào ? b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ lặn trong câu thơ thứ 2 Gîi ý: a) Giải nghĩa từ nắng mưa trong câu thơ: Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa. Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời. b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ lặn trong câu thơ thứ 2 Học sinh có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau: Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống; Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...) Đề 3 : Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? Phân tích tác dụng mà biện pháp tu từ đó mang lại: Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngà Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay. (Quê hương Đỗ Trung Quân) Gîi ý: Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ (0,25 đ) mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…
Trang 1Đề 1: Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:
“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
Gợi ý:
* Yêu cầu 1 (1,0 điểm):
Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.
* Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh
trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái
độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương
Đề
2: Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
“Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan”
a) Em hiểu nghĩa của từ "nắng mưa" trong câu thơ trên như thế nào ?
b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2
Gîi ý:
a) Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ:
- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa
- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời
b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2
Học sinh có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật
dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau:
- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người
mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống;
- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp…
(nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm, thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi )
Đề
3 : Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? Phân tích tác dụng mà biện pháp tu từ
đó mang lại:
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngà Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Gîi ý:
- Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh
- Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa
lạ (0,25 đ) mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên
mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…
Đề
4: Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu ( Ngữ văn 6, tập 2) là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ
thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:
Ra thế
Lượm ơi!
Trang 2và lại có khổ thơ chỉ có 1 câu:
Lượm ơi còn không?
Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả
Gîi ý:
Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh Câu thơ gãy đôi như một tiếng nấc nghẹn ngào:
Ra thế
Lượm ơi!
Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào Và nhà thơ hình dung ra ngay cảnh tượng
chú bé hy sinh trong khi làm nhiệm vụ
Lượm “ thiên thần bé nhỏ ấy đã bay đi”, để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu
đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Lượm ơi, còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc Tác gỉa như không tin rằng Lượm
đã hy sinh, Lượm vẫn còn trong lòng tác giả, mãi còn cùng với đất nước, quê hương Đề
5:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1)
a Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
b Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung
Gîi ý
a Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ
- Điệp ngữ: vì Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng.
- Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể
* Lưu ý: Phép liệt kê ở đây về bản chất là liệt kê theo kiểu tăng tiến – trình tự khái quát
đến cụ thể cũng nhằm khắc sâu thêm lòng yêu quê hương, đất nước Thí sinh trình bày
“tăng tiến” là chấp nhận được.
b Viết đoạn văn cảm nhận:
Những ý chính cần thể hiện:
- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu
- Điệp ngữ cách quãng “nghe” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ
- Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một
loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng Hệ thống đó
nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước Nhờ phép liệt
kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu
- Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh
được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước,
làm sáng lên một chân lí phổ biến Liên hệ: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trẻ
2
Trang 3nên lòng yêu Tổ quốc”(I Ê-ren-bua) Tiếng gà đã đồng vọng với tiếng của quê hương, gia
đình, đất nước
- Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình
Đề 6: Cho bài thơ sau:
“Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị…
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu!
Con nghe mùa thu vọng về những yêu thương Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ.
Nắng mong manh đậu bên thật khẽ Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!
Heo may thổi xao xác trong đêm Không gian lặng im…
Con chẳng thể chợp mắt
Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng”.
(Lương Đình Khoa).
a Trình bày cảm nhận của em về các chi tiết trong bài thơ:
- Nẻo đường lặng lẽ
- Ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu
- Nghe mùa thu vọng về những yêu thương
- Chiều của mẹ
- nắng mong manh
- sương vô tình
b Em thử đặt đầu đề cho bài thơ
Gợi ý:
a Viết thành các đoạn văn để trình bày cảm nhận của mình về các chi tiết của bai thơ
- Nẻo đường lặng lẽ:
+ Trước hết là con đường mẹ gánh quả ra chợ bán
+ Gợi một ý nghĩa sâu xa – Nghĩa chuyển – là nẻo đường đời
- Ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu có 2 lớp nghĩa:
+ Nghĩa chính: Ngọt ngào của hoa trái mẹ trồng
+ Nghĩa chuyển: Ngọt ngào của tình cảm người mẹ
- Nghe mùa thu vọng về những thương yêu: Hoa quả mùa thu trong vườn là kết quả của tình
yêu thương của mẹ
- Chiều của mẹ: Tuổi tác, sức khoẻ của mẹ
- Nắng mong manh: Sức khoẻ của mẹ
- Sương vô tình: Giọt nước mắt của con xót thương mẹ
b Có thể đặt đầu đề cho bài thơ - Mùa thu và Mẹ - Người mẹ
Đề 7: Phân tích tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn sau:
Ta đi tới trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng, Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp, Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển đông trước mặt (Tố Hữu)
Gợi ý:
- Các từ ngữ ,hình ảnh so sánh: Rắn như thép, vững như đồng,Đội ngũ ta trùng trùng, điệp
điệp-Cao như núi, dài như sông,Chí ta lớn như biển đông trước mặt.
Trang 4- Tác dụng: Làm nổi bật sức mạnh, ý chí quyết tâm, số lượng đông đảo của con người Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc
Đề 8: Trong câu ca dao sau đây:
Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu trên
Gợi ý:
- Chú ý cách xưng hô của ngời đối với trâu là phép nhân hoá.(Trò chuyện với vật như với người)
- Cách xưng hô như vậy thể hiện thái độ thân mật,tình cảm gắn bó và tầm quan trọng của con trâu đối với nhà nông
Đề 9: Trong hai trường hợp (a) và ( b) sau đây , trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều
nghĩa , trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm ?Vì sao ?
a) Từ lá , trong :
- Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh Đời vẫn xanh rời rợi
( Hồ Ngọc Sơn , Gửi em dưới quê làng )
- Công viên là lá phổi của thành phố
b) Từ đường, trong :
- Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
( Phạm Tiến Duật )
- Ngọt như đường.
*Gợi ý:
- (a) Hiện tượng từ nhiều nghĩa , vì nghĩa của từ từ lá trong lá xa cành là nghĩa chính,
lá trong lá phổi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- (b) Có hiện tượng từ đồng âm vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ
đường trong đường ra trận không có mối liên hệ nào với nghĩa của từ đường trong ngọt như đường Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở của
nghĩa kia
Đề 10: Cho biết trong các cặp từ sau đây , cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa : ông –
bà ,xấu - đẹp , xa- gần , voi – chuột , thông minh- lười , chó- mèo , rộng – hẹp , giàu – khổ
*Gợi ý: Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa : xấu - đẹp , xa – gần , rộng – hẹp
Đề 11: Cho những cặp từ trái nghĩa sau : sống - chết , yêu – ghét , chẵn – lẻ , cao –
thấp , chiến tranh – hòa bình , già - trẻ , nông – sâu , giàu – nghèo
Có thể sắp xếp những cặp từ trái nghĩa này thành hai nhóm : một nhóm như sống – chết, nhóm hai như già- trẻ Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào
*Gợi ý:
- Cùng nhóm với sống – chết có : chẵn – lẻ , chiến tranh – hòa bình
- Cùng nhóm với già - trẻ có : yêu – ghét , cao – thấp , nông - sâu , giàu -nghèo ,
Đề 12: Vận dụng các phép tu từ đã học để phân tích đoạn thơ sau:
“ Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh Ngôi sao ấy lặn, hoá bình minh
Cơn mưa vừa tạnh, Ba Đình nắng Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình”
(Tố Hữu)
* Gợi ý:
*.Phần mở;
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
4
Trang 5Viết về Bác là một đề tài lớn trong thơ ca Nhà thơ Tố Hữu-Nhà thơ của lịch sử cách mạng Việt Nam cũng viết rất nhiều về Bác với nhiều cung bậc và cảm xúc.Đoạn thơ sau đây đã táI hiện hình ảnh Bác vừa thiêng liêng,cao cả vừa gần gũi thân thưong:
“ Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh
Ngôi sao ấy lặn, hoá bình minh
Cơn mưa vừa tạnh, Ba Đình nắng Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình”
*Phần thân:
+Xác định được các phép tu từ có trong đoạn thơ:
-hoán dụ: Hồn thơm; ẩn dụ: Ngôi sao, bình minh
-Từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ các hiện tượng tự nhiên: Ngôi sao, lặn, bình minh, cơn mưa, tạnh, nắng
+ Phân tích cách diễn đạt bằng hình ảnh để thấy cái hay cái đẹp của đoạn thơ: thể hiện
sự vĩnh hằng, bất tử của Bác: hoá thân vào thiên nhiên, trường tồn cùng thiên nhiên đất nước, giảm nhẹ nỗi đau xót sự ra đi của Người Hình ảnh thơ vừa giàu sắc thái biểu cảm vừa thể
hiện tấm lòng thành kính thiêng liêng của tác giả đối với Bác Hồ
* Phần kết: Nhờ các biện pháp tu từ mà hình ảnh Bác hiện lên đep ,vĩnh hằng và bất tử trong
lòng mỗi người đan Việt nam
Đề 13: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
c Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù Tre xung phong vào xe tăng, đại bác Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín Tre hi sinh để bảo vệ con người Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu !
(Thép mới)
Gợi ý:
c Chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, hi sinh,
bảo vệ, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu - Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động tính chất của sự vật
Đề 14: Tìm những quan hệ từ trong các ví dụ sau và cho biết ý nghĩa của nó:
a Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
(Nguyễn Trãi- Côn sơn ca)
b Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
(Đoàn Thị Điểm-Chinh phụ ngâm khúc)
c Mẹ lên giường và trằn trọc
(Lí Lan – Cổng trường mở ra)
*Gợi ý: a Như (so sánh) b Mà (Đồng thời) c Và (nối tiếp)
Đề 15: Thêm quan hệ từ thích hơp để hoàn chỉnh các câu sau đây và cho biết ý nghĩa
của mỗi quan hệ từ?
a Tuy miệng nói không lo bụng tôi cũng rối bời lên
b Chúng ta cố gắng học tâp tiến bộ không ngừng
c Đằng xa vang lại tiếng cười học sinh đi học về
*Gợi ý:
a.Tuy miệng nói không lo nhưng bụng tôi cũng rối bời lên.(Chỉ sự đối lâp)
b.Chúng ta cố gắng học tâp để tiến bộ không ngừng.( Chỉ mục đích)
c Đằng xa vang lại tiếng của cười các em học sinh đi học về ( Chỉ sự sở hữu)
Đề
16: Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau.
“ Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu Nhưng giặc đến nhà Nắng đã chiều…vẫn muốn hắt tia xa!”
Trang 6( “Mẹ” - Phạm Ngọc Cảnh)
+ So sánh: “ Con” được so sánh với “ lửa ấm”, với “ trái xanh”
=> Sự quan trọng, cần thiết của đứa con trong cuộc đời người mẹ, đứa con chính là tất cả cuộc sống của mẹ
+ Ẩn dụ: - “ Nắng đã chiều”: Hình ảnh bà mẹ tuổi cao sức yếu
- “ vẫn muốn hắt tia xa”: Tấm lòng vì nước vì dân của bà mẹ: động viên con trai lên dường đánh giặc
+ Cách sử dụng từ “nhưng” kết hợp với dấu chấm ngắt câu giữa dòng thơ thứ 3 -> tách hai ý của đoạn thơ
- Con là “ lửa ấm”, là “ trái xanh”, là cuộc sống của mẹ…mà mẹ luôn
nâng niu gìn giữ
- Nhưng khi giặc Mĩ xâm lược đất nước ta, tuy tuổi đã già sưc đã yếu,
mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc bằng cách động viên con trai ra trận
Lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ
Ca ngợi các bà mẹ Việt Nam hết lòng hi sinh vì Tổ Quốc
Đề
17: Phân tích giá trị của biện pháp đổi trật tự cú pháp trong các câu thơ sau đây của Tố Hữu:
" Nhà ai mới quá tường vôi mới, Thơm phức mùi tôm nặng mấy nong.
Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng, Giếng vườn ai vậy nước khơi trong."
Gợi ý
+ Chỉ ra được các từ được đổi trật tự cú pháp ở các câu thơ là các từ:
" thơm phức, nặng, ngồn ngộn "
+ Giá trị của biện pháp đổi trật tự cú pháp: nhấn mạnh ý nghĩa của từ được đổi trật tự cú pháp, tăng gía trị biểu cảm, tính hình tượng, làm cho người đọc cảm nhận ngay được bằng khứu giác, thị giác và cảm giác về sự sung túc, no ấm của làng quê miền biển, một nét đẹp đẽ của cuộc sống mới
Đề
18: Trong khổ thơ sau, tại sao tác giả không dùng từ “lao xao”,”rì rào”mà lại viết “gió
lộng xôn xao”Em thử phân tích?
Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát
( Mẹ Tơm - Tố Hữu)
Gîi ý
- Yêu cầu HS phải giới thiệu được nội dung của đoạn thơ: diễn tả tâm trạng bồi hồi xao xuyến của người con đi xa nay trở lại thăm nơi ngày xưa một thời mình đã hoạt động cách mạng bí mật
- Về cách sử dụng từ: Các từ “lao xao”; “rì rào” là từ láy tượng thanh, nếu đưa vào câu thơ cũng đã khá hay vì gợi tả được âm thanh và sự chuyển động của sóng của gió; nhưng khổ thơ trên không chỉ tả cảnh sóng gió một buổi trưa miền biển mà còn nói lên một tâm trạng bồi hồi xôn xao… Hai câu thơ không chỉ tả cảnh mà còn tả tình trong cảnh “Trong hai câu thơ 3
và 4 có âm vang của gió của sóng có cả âm vang của một tấm lòng.”
Đề 19: Phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
" A ! cuộc sống thật là đáng sống Đời yêu tôi Tôi lại yêu đời
Tất cả cùng tôi Tôi với muôn người Chỉ là một Nên cũng là vô số."
6
Trang 7( Một nhành xuân – Tố Hữu )
Gợi ý:
- Chỉ ra được các biện pháp điệp ngữ : sống, đời, yêu, tôi
- Giá trị nghệ thuật:
+ Các từ ngữ: sống, đời, yêu, tôi được điệp lại hai lần nhằm diễn tả mối quan hệ gắn bó
máu thịt giữa tác giả với cuộc sống
+ Đó là sự gắn kết giữa nhà thơ với Đảng, đất nước và nhân dân bằng một tình yêu lớn
+ Đó là tình cảm thiết tha, yêu đời mãnh liệt, muốn cống hiến tất cả cho cuộc đời, cho nhân loại
* Khuyến khích học sinh biết phân tích giá trị của dấu câu như dấu cảm ( ! ), dấu chấm (.) ở
giữa các dòng thơ thứ 2,3 và 4
Đề
20: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những văn b
Văn bản 1 “Một mặt người bằng mười mặt của” (Tục ngữ)
Văn bản 2 “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” (Ca dao)
Văn bản 3 “Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.” (Lời ru của mẹ, Xuân Quỳnh)
Gợi ý
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các văn bản:
Văn bản 1
- nhân hoá mặt của, so sánh bằng: một mặt người bằng mười mặt của Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định tư tưởng coi trọng con người, giá trị con người của nhân dân ta (1,0 điểm)
Văn bản 2
- điệp ngữ và đảo ngữ : đứng…ngó, mênh mông, bát ngát trong 2 câu đầu Tác dụng: : nhấn mạnh, gợi cảm xúc tự hào, sảng khoái trước cánh đồng rộng lớn, mênh mông, tràn ngập sức sống (1,0 điểm)
- so sánh thân em như chẽn lúa đòng đòng trong 2 câu sau Tác dụng: gợi tả hình ảnh “em” với dáng vóc mảnh mai, trẻ trung, phơi phới căng tràn sức sống; đặc biệt, hình ảnh chẽn lúa đòng đòng lại được đặt trên nền đồng lúa bao la (gợi ra qua 2 câu đầu), dưới nắng hồng ban mai (ở câu
4) càng nổi bật vẻ đẹp mộc mạc, thuần phác, hồn hậu… (1,0 điểm)
Văn bản 3
- điệp ngữ: “lời ru” và so sánh: “lời ru là bóng mát” để nhấn mạnh ý nghĩa lời mẹ ru: luôn bên con mọi nơi, mọi lúc “đường xa, nắng gắt, núi thẳm, biển rộng”; che chở, vỗ về, làm dịu mát tâm hồn con Có thể HS phát hiện thêm Lời ru chính là ẩn dụ của người mẹ, cho tình mẹ, (không bắt buộc) (1,0 điểm)
Đề
21: Tìm câu bị động trong đoạn trích dưới đây Giải thích vì sao tác giả chọn
cách viết như vậy?
Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934 Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ
Trang 8ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ một cái hương vị phương xa Tác giả
Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
(Theo Hoài Thanh)
Gợi ý: - Câu bị động: Tác giả Mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
- Tác giả chọn như vậy để tránh lặp lại kiểu câu trước đó, đồng thời để liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn
Đề
22: Phân tích ngắn gọn phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau:
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
Gợi ý: (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
- Biện pháp liệt kê:
+ (Ta thường) tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
+ (chỉ căm tức chưa) xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù.
+ trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta gói trong da ngựa,
- Phân tích:
+ Thể hiện nỗi căm giận, phẫn uất quân giặc đến quên ăn, mất ngủ của Trần Quốc Tuấn + Mối căm thù, uất hận vô hạn với quân giặc
+ Sẵn sàng xông pha ra chiến trường, hi sinh tất cả để trả mối quốc thù, quốc hận
Đề
21: Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ sau:
[ ] Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về Im lặng Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…
(Tố Hữu, Theo chân Bác)
Gợi ý:
– Về các yếu tố hình thức nghệ thuật:
+ Từ ngữ, hình ảnh: Từ láy (thánh thót, ngẫn ngơ); hình ảnh (trắng rừng nở hoa mơ”
+ Phép tu từ: Liệt kê (xuân); đảo ngữ (trắng rừng ; thánh thót )
+ Dấu câu có giá trị tu từ: Dấu !; dấu , dấu chấm ngắt câu (ở câu thứ ba)
– Về giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật:
+ Khắc đậm mốc thời gian, sự kiện lịch sử (thời điểm Bác Hồ trở về Tổ quốc )
+ Tăng cường độ diễn tả một khung cảnh đẹp trong thời khắc lịch sử
+ Sự lắng đọng thời gian, không gian sự xúc động thiêng liêng đến tận cùng,
Đề
24: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.
(Trích “ Cảnh khuya ” – Hồ Chí Minh)
8
Trang 9Gợi ý:
Câu 1(2 điểm ):
* Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh viết thành đoạn văn, chỉ ra và phân tích được các phép tu từ
có trong hai câu thơ
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu được các ý sau:
- Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ “ Cảnh khuya ” của Hồ Chí Minh Hai câu thơ đã gợi
lên trước mắt người đọc một bức tranh sơn thủy về cảnh suối rừng, trăng ngàn Việt Bắc -Nghệ thuật: Hai câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ tiếng suối – tiếng hát xa”;
nhân hóa, điệp ngữ “ lồng ”
+ Câu 1: Suối là vẻ đẹp chốn lâm tuyền, vẻ đẹp rừng già Việt Bắc Bác lấy tiếng suối so sánh với tiếng hát êm ái, ngọt ngào của con người, làm cho cảnh khuya nơi núi rừng trở nên gần gũi, mang hơi ấm cuộc đời
+ Câu 2: Hai vế tiểu đối gợi lên vẻ đẹp hài hòa của cảnh vật thiên nhiên Trăng được nhân hóa
rất thơ mông “ lồng ” vào cổ thụ, bóng cổ thụ lại lồng vào hoa Cảnh thiên nhiên trở nên hữu
tình huyền ảo Chữ “ lồng ” được lặp lại hai lần, ánh trăng tỏa khắp núi rừng, rát vàng xuống rừng cây, lồng và trùm lên cổ thụ Cảnh rừng có tầng cao, tầng thấp, có mảng sáng mảng mờ thật hấp dẫn
- Hai câu thơ của Bác đầy âm thanh nhạc điệu, trong thơ vừa có nhạc vừa có họa, rất thi vị, gợi cảm Bác đã dành cho thiên nhiên, cây rừng, trăng ngàn những tình cảm tha thiết, nồng hậu
Đề
26: a Phân tích tác dụng của việc sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” trong các trường hợp sau:
Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.
(Ca dao)
Người về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
(Việt Bắc - Tố Hữu)
b Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp ngữ trong đoạn văn sau:
Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm…
(Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương, Ngữ văn 7,
T1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.169)
Gợi ý:
a Trong câu ca dao:
+ “Ai” trong câu lục chỉ người đi, trong câu bát chỉ người ở lại.
+ Tác dụng: bày tỏ nỗi nhớ thương trong tình yêu tha thiết, tế nhị
- Trong câu thơ của Tố Hữu:
+ “Ai” chỉ người cán bộ về xuôi (chỉ người về)
+ Tác dụng: bộc lộ nỗi nhớ thương, sự lưu luyến trong lòng người đi, kẻ ở
Việc sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” khiến những câu thơ trên vừa mang ý nghĩa cụ thể, vừa mang tính khái quát cao, thể hiện tình cảm một chân thực, sâu sắc mà kín đáo, tinh tế
- Điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn: “Tôi yêu… ” được lặp lại 5 lần.
- Phép điệp trong đoạn văn giúp:
+ Thể hiện tình yêu mãnh liệt và mỗi lúc một tha thiết hơn, sự gắn bó sâu nặng của tác giả với cảnh vật, cuộc sống và con người Sài Gòn
+ Tạo nên nhạc điệu, tiết tấu nhịp nhàng, uyển chuyển cho đoạn văn, nhấn mạnh, tô đậm nội dung, cảm xúc
Trang 1027: M V QU Ẹ VÀ QUẢ À QUẢ Ả
Nguyễn Khoa Điềm Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả mọc rồi lại lặn Như mặt trời khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh ?
a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên ?
b) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn
g ợi ý:
a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên ?
Yêu cầu học sinh chỉ ra được 4 biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ và câu hỏi tu từ:
- So sánh: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/Còn những bí và bầu thì lớn xuống
- Ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con
- Hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ
- Câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh ?
b) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn
+ Giới thiệu khái quát về bài thơ: Bài thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết về tình cảm, sự mong đợi của người mẹ với con và lòng biết ơn chân thành của người con với mẹ
+ Cảm nhận về bài thơ:
- Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu suy tư trăn trở trước lẽ đời, nhà thơ
đã nhận thức được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào
- Giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm
- Quả không còn là một thứ quả bình thường mà là “quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng
- Bài thơ không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ…
- Bài viết có cảm xúc, hs có thể mở rộng bằng một số bài thơ, câu thơ, ca dao có cùng chủ
đề làm phong phú bài cảm nhận
Đề
28 : Vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
“Gió bấc cựa mình làm rơi quả khế
10