1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

87 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong một vài năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hòa nhịp với sự phát triển kinh tế toàn cầu. Điều này đã trở thành tiền đề quan trọng cho việc phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Với vai trò là trung gian tài chính, các ngân hàng thương mại đang sử dụng một cách linh hoạt nghiệp vụ tín dụng của mình để phục vụ cho sự tăng trưởng của đất nước, đáp ứng các nhu cầu về vốn đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp… Tuy nhiên, tín dụng luôn được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ ngân hàng phức tạp và có độ rủi ro cao. Chính vì vậy, để đảm bảo khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế một cách tốt nhất, các ngân hàng thương mại ngày càng đầu tư nghiên cứu để hoàn thiện các quy trình quản trị rủi ro tín dụng của mình. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một trong những ngân hàng lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Cùng trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế, Ngân hàng đang trong quá trình chuyển đổi mãnh liệt nhằm hướng tới xây dựng mô hình một ngân hàng thương mại đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại và vững mạnh. Muốn vậy, yêu cầu kiểm soát tốt rủi ro phải được đặt lên hàng đầu, trong đó, tất nhiên bao gồm loại rủi ro tín dụng. Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc quản trị rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng nhưng có thể thấy qua các năm, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng vẫn ở mức 3%. Tỷ lệ này không phải là một con số quá lớn so với mức khống chế dư nợ xấu tối đa 5% của NHNN nhưng có thể thấy chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vẫn còn ở mức cao so với một số ngân hàng TMCP khác trong ngành. Do đó, để nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, công tác phân tích, thẩm định tín dụng cần phải được chú trọng nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt là về mặt quy trình cũng như về mặt cán bộ thẩm định. Nhận thức được thực tế nêu trên, trong quá trình thực tập của mình, em đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”. Bố cục của chuyên đề tốt nghiệp bao gồm 3 phần chính: Chương 1: Lý luận tổng quan về phân tích tín dụng tại Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đối tượng tín dụng của Ngân hàng rất đa dạng và phong phú, bao gồm các cá nhân, các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính; do đó các ngân hàng cũng đưa ra rất nhiều hình thức tín dụng để phù hợp với từng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng ví dụ như cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính… Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em xin tập trung tìm hiểu sâu về hình thức tín dụng là cho vay áp dụng với đối tượng tín dụng là khách hàng doanh nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hoàng Xuân Quế đã tận tình hướng dẫn em thực hiện báo cáo này! Em xin cám ơn các bác, các anh chị cán bộ Phòng Quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Hội sở chính đã giúp đỡ em rất nhiệt tình trong quá trình em thực tập tại Ngân hàng.

Ngày đăng: 02/09/2018, 07:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo thường niên các năm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2. Báo cáo phân tích so sánh VCB và một số NHTM trong hệ thống Khác
3. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 Khác
4. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 5. Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1963 – 2003, NXB Chính trịQuốc gia Khác
6. Quy định về chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Khác
7. Giáo trình Ngân hàng thương mại, PGS.TS. Phan Thị Thu Hà – NXB ĐH KTQD Khác
8. Giáo trình tài chính doanh nghiệp (dùng cho ngoài ngành), PGS.TS. Lưu Thị Hương và PGS.TS. Vũ Duy Hào – NXB ĐH KTQD Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w