1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Vietinbank Chương Dương

86 489 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 494 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Vietinbank Chương Dương

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin chân thành cảm ơn Chi nhánh Ngân hàng Côngthương Chương Dương, đặc biệt là Ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo điềukiện cho em vào thực tập và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thựctập để em hoàn thành tốt qluận văn tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy qua bốn năm học của quýthầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là thầy cô của khoa Tàichính – Ngân hàng Em xin cảm ơn cô Trương Thị Hoài Linh đã trực tiếphướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.

Trong quá trình thực tập, do thời gian có hạn nên nghiên cứu chưa sâu,mặt khác kiến thức còn hạn chế, chủ yếu là lý thuyết cũng như còn hạnchế về kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những thiếu sót Do đó,để luận văn được hoàn chỉnh hơn, kính mong được những ý kiến đónggóp chân tình của giáo viên hướng dẫn cũng như Ban lãnh đạo Ngânhàng.

Em xin kính chúc quý thầy cô, các anh chị trong Chi nhánh Ngânhàng Công thương Chương Dương dồi dào sức khỏe, thành đạt và hạnhphúc Kính chúc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương ngàycàng lớn mạng và phát triển bền vững.

Xin chân thành cám ơn!

Ngày 15 tháng 4.năm 2009Sinh viên thực hiện

Trương Quang Hải

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế thế giới đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọngtrên nhiều phương diện Mới đây, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)Ben Bernanke đã tuyên bố, sớm nhất thì cũng phải đến cuối năm 2010 kinh tếtoàn cầu mới có thể hồi phục.Đương nhiên, Việt Nam cũng không thoát khỏivòng xoáy của “cơn bão” khủng hoảng, và Chính phủ đã thực hiện một loạtbiện pháp để kích thích nền kinh tế.

Cộng thêm việc Chính phủ vừa đề ra chính sách cho vay hỗ trợ lãi suấtvà bảo lãnh tín dụng (nằm trong gói kích cầu 1 tỷ USD), dự kiến các khoảntín dụng sẽ tăng vọt trong thời gian sắp tới Bởi vậy, các quy trình phân tíchtín dụng chất lượng cao sẽ là một mũi tên trúng 2 đích: vừa đảm bảo nguồnvốn hỗ trợ đến đúng địa chỉ, qua đó thúc đẩy nền kinh tế, vừa duy trì sự ổnđịnh cho hệ thống Ngân hàng

Từ thực tế kể trên, rõ ràng các Ngân hàng cần có giải pháp hữu hiệu đểđưa các khoản cho vay đến đúng địa chỉ, mà trực tiếp nhất là nâng cao chấtlượng phân tích tín dụng Sự thực là hoạt động này vốn luôn là ưu tiên hàngđầu của các Ngân hàng từ xưa đến nay, nhưng trong tình hình hiện tại thìcông tác phân tích tín dụng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Nhất là,hiện nay tại Chi nhánh Vietcombank Chương Dương còn tồn tại một số vấn

đề Vì vậy, chuyên đề “Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối vớidoanh nghiệp tại Chi nhánh Vietinbank Chương Dương” được lựa chọn

nhằm đóng góp thêm một quan điểm, và đưa ra một số giải pháp nhằm hoànthiện công tác phân tích tín dụng của Chi nhánh Vietinbank Chương Dương

Trang 3

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ PHÂN TÍCH TÍNDỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụtài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán –và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinhdoanh nào trong nền kinh tế

Theo Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua năm 1997và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (đượcthông qua ngày 15/6/2004) thì: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đượcthực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác cóliên quan”, còn “hoạt động ngân hàng” được hiểu là “hoạt động kinh doanhtiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sửdụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

1.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại

Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngânhàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chínhsách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác Ngân hàng nói chungvà Ngân hàng thương mại nói riêng có 3 chức năng chính như sau:

- Trung gian tài chính: Trong nền kinh tế, luôn tồn tại hai loại chủ thể, mộtloại có chi tiêu và đầu tư vượt quá thu nhập, nghĩa là cần bổ sung vốn, còn mộtloại có thu nhập lớn hơn chi tiêu, như vậy họ có tiền để tiết kiệm Tuy nhiên,không phải lúc nào hai loại chủ thể trên cũng có thể tiếp xúc trực tiếp với nhau,

Trang 4

do đó cần đến trung gian tài chính để kết nối người tiết kiệm với người đầu tư Với chuyên môn, khả năng thẩm định thông tin của mình và sự không hoànhảo trong hệ thống tài chính, Ngân hàng thương mại là tổ chức thích hợp nhất đểđóng vai trò trung gian tài chính, bằng cách đi huy động vốn trước khi cho vaylại để hưởng chênh lệch lãi suất Khi đó, Ngân hàng vừa là người đi vay, vừa làngười cho vay

- Tạo phương tiện thanh toán: Làm phương tiện thanh toán chính là mộttrong những chức năng quan trọng nhất của tiền tệ Tuy nhiên, việc in tiền là độcquyền của Bộ Tài chính, hoặc Ngân hàng Trung ương và các Ngân hàng thươngmại không có khả năng tự tạo ra các giấy bạc của riêng mình Dù vậy, Ngânhàng thương mại vẫn có khả năng tạo ra phương tiện thanh toán, hay nói cáchkhác là làm gia tăng tổng cung tiền bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng)

Thông qua hoạt động nhận gửi và cho vay, hệ thống Ngân hàng thương mạisẽ làm tăng cung tiền, tuy nhiên mức độ gia tăng này là bao nhiêu thì còn phụthuộc vào tỷ lệ dự trữ của các Ngân hàng Trong trường hợp lý tưởng, nếu mỗiNgân hàng đều dự trữ lượng tiền mặt bằng 10% tiền gửi thì số nhân tiền m sẽ cógiá trị bằng 10

- Trung gian thanh toán: Trong đa số các trường hợp, việc thanh toán bằngtài khoản (chuyển khoản) tiện dụng và dễ quản lý hơn rất nhiều so với thanh toánbằng tiền mặt Để có thể tiến hành thanh toán qua tài khoản, thì vai trò của cácNgân hàng là không thể thiếu Thông qua các công cụ như thanh toán bằng séc,ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ ATM… Ngân hàng trở thành trung gian thanh toánlớn nhất hiện nay tại hầu hết các quốc gia

1.1.1.3 Tầm quan trọng của hoạt động tín dụng

Tuy nhiên, những lý thuyết trên chỉ đúng với các mô hình Ngân hàng cổđiển Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế và khoa học công nghệ hiện đại,hoạt động của Ngân hàng thương mại đã trở nên vô cùng đa dạng Bên cạnhnhững nghiệp vụ truyền thống như tín dụng, huy động vốn, làm trung gian thanh

Trang 5

toán, các Ngân hàng hiện đại còn tham gia đầu tư ủy thác, tư vấn tài chính, kinhdoanh vàng và ngoại tệ….

Không chỉ có thế, trên đường xây dựng một mô hình tập đoàn tài chính –ngân hàng đa năng, nhiều Ngân hàng thương mại VN đã mở rộng đầu tư sangchứng khoán, bảo hiểm, bất động sản… bằng cách thành lập những công ty con,hoạt động trong các lĩnh vực riêng biệt với trung tâm là ngân hàng mẹ Dù vậy,đối với bất kỳ Ngân hàng nào tại VN nói riêng và trên thế giới nói chung thì tíndụng vẫn là hoạt động cơ bản, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản cũngnhư lợi nhuận Vì thế, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cũng có xu hướng tậptrung nhiều nhất vào hoạt động tín dụng, và đây luôn là mối quan tâm lớn nhấtcủa các Ngân hàng thương mại

1.1.2 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm và phân loại tín dụng ngân hàng

Hoạt động tín dụng ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của nềnsản xuất hàng hóa, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy cungcấp và lưu thông hàng hóa Có rất nhiều cách hiểu về hoạt động tín dụng, tuynhiên một cách chung nhất thì tín dụng là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa cácchủ thể, trong đó chủ thể này chuyển cho chủ thể khác quyền sử dụng mộtlượng tiền tệ (hoặc hàng hóa), theo những điều kiện nhất định mà hai bêncùng đồng ý

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từNgân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chiphí nhất định Về ý nghĩa thì khái niệm tín dụng rộng hơn cho vay Thực tế,cho vay chỉ là một trong nhiều hình thức cấp tín dụng, bởi còn có nhiều hìnhthức khác như chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán…

Tất cả những nghiệp vụ này đều là việc Ngân hàng cho phép khách hàngsử dụng vốn của mình, xuất phát từ sự tin tưởng nhất định đối với kháchhàng

Trang 6

Theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều củaLuật các tổ chức tín dụng thì “hoạt động tín dụng” là việc tổ chức tín dụng sửdụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng Trong đó, “cấptín dụng” là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng mộtkhoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác

Dù thế nào, tín dụng ngân hàng cũng có các đặc trưng sau:

- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang ngườisử dụng.

- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, nghĩa là ngân hàng khi chuyển giaoquyền sử dụng vốn cho khách hàng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽtrả cả gốc và lãi đúng hạn

- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị cho vay, tức là ngườiđi vay phải trả thêm một khoản lãi bên cạnh phần vốn gốc

- Tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện Những vănbản xác định quan hệ tín dụng thực chất là một dạng lệnh phiếu, theo đó bênđi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán

*Phân loại tín dụng ngân hàng

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng có thể được phân loại theo nhiều tiêuthức khác nhau.

+ Căn cứ vào thời hạn cho vay: Phân loại tín dụng theo thời gian có ýnghĩa hết sức quan trọng, vì thời hạn tín dụng liên quan rất mật thiết đến tỷ lệsinh lời cũng như rủi ro của các khoản tín dụng, hay kể cả khả năng hoàn trảcủa khách hàng Có thể phân chia như sau:

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn từ 12 tháng trởxuống, thông thường để tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp, hoặccác nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Nhìn chung, tín dụng ngắn hạn cótỷ trọng lớn nhất

Trang 7

- Tín dụng trung hạn: Thường có thời hạn từ 1 đến 5 năm Chủ yếu đượcdùng để tài trợ cho các tài sản cố định, hoặc đầu tư vào các dự án mới có quymô tương đối nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.

- Tín dụng dài hạn: Từ 5 năm trở lên, dùng để đáp ứng các nhu cầu dàihạn như xây dựng nhà ở, mua sắm những thiết bị có thời gian sử dụng lâu,đầu tư các dự án lớn…

Tất nhiên, việc phân chia này cũng chỉ có tính chất tương đối vì có nhiềukhoản cho vay không xác định trước được chính xác thời gian

+Căn cứ theo hình thức tài trợ: Tùy theo hình thức tài trợ, tín dụng có thểđược chia thành cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanhtoán…

- Cho vay: Là việc Ngân hàng cấp tiền cho khách hàng, với cam kết hoàntrả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định Có thể cho vay thấuchi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức….

- Chiết khấu: Là hình thức cấp tín dụng trong đó Ngân hàng nhận cácchứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền nhất định, thông thườngnhỏ hơn mệnh giá của chứng từ được chiết khấu Phần chênh lệch chính là lợinhuận mà Ngân hàng được hưởng

- Bảo lãnh: Là cam kết bằng văn bản của Ngân hàng (bên bảo lãnh) vớibên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thaycho khách hàng (bên được bảo lãnh), nếu khách hàng không thực hiện hoặcthực hiện không đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh

- Cho thuê: Là việc Ngân hàng bỏ tiền ra mua tài sản để cho khách hàngthuê lại theo những thỏa thuận nhất định Sau một thời gian, khách hàng phảitrả cả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng.

- Bao thanh toán: Là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng chobên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việcmua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong

Trang 8

hợp đồng mua, bán hàng hóa (QDD số 1096/2004/QĐ-NHNN) +Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:

- Tín dụng không có đảm bảo: Là loại hình tín dụng không cần có tài sảnthế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba Điều đó có nghĩa, việc chovay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng (tín chấp) Thông thường, cho vay tínchấp chỉ được áp dụng đối với các khách hàng lớn, đã có quan hệ lâu năm vớiNgân hàng, hoặc các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ (mà Chínhphủ yêu cầu không cần tài sản đảm bảo).

- Tín dụng có đảm bảo: Là loại hình tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảmnhư thế chấp, cầm cố… hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba Ngân hàng phảikiểm tra, đánh giá được tình trạng của tài sản đảm bảo, bởi đây là nguồn thu nợđể bù đắp trong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ

+ Căn cứ theo mức độ rủi ro: Để phân loại theo tiêu thức này, các Ngânhàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ về đánh giá rủi ro Theo khoản6, điều 7, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của ngân hàng nhà nước, tổchức tín dụng cần tiến hành phân loại nợ theo 5 nhóm:

 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu kháchhàng suy giảm khả năng trả nợ.

 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chứctín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Cáckhoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất mộtphần nợ gốc và lãi.

 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ

Trang 9

chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn +Căn cứ theo mục đích cho vay:

Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được chia thành các loại sau

- Tín dụng tiêu dùng: Là loại hình cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêudùng cá nhân, có thể chia nhỏ ra thành cho vay mua nhà, mua ô tô, hỗ trợ duhọc…

- Tín dụng công nghiệp & thương mại: Là loại hình cho vay phục vụ sảnxuất kinh doanh công nghiệp, thương mại, dịch vụ…

- Tín dụng nông nghiệp: Là loại hình cho vay để trang trải các khoản chiphí sản xuất trong hoạt động nông nghiệp

+Căn cứ vào phương pháp hoàn trả

- Tín dụng có thời hạn: Là loại hình cho vay có thời hạn trả nợ địnhtrước, được xác định rõ trong hợp đồng Có thể có một hoặc nhiều kỳ hạn trảnợ (nợ được trả thành một hoặc nhiều lần).

- Tín dụng không có thời hạn cụ thể: Có thể do Ngân hàng yêu cầu, hoặcngười đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào nhưng cần phải thông báo trướccho Ngân hàng một khoản thời gian hợp lý

* Những phương pháp phân loại kể trên cho thấy tính đa dạng, hoặcchuyên môn hóa trong cấp tín dụng của các Ngân hàng Trong xu hướng đadạng hóa hoạt động, các Ngân hàng có thể đồng thời mở rộng phạm vi tài trợvà duy trì những lĩnh vực mà mình có lợi thế Với việc phân loại tín dụng hợplý, các Ngân hàng cũng dễ dàng theo dõi mức độ rủi ro và sinh lợi gắn liềnvới mỗi lĩnh vực tài trợ, từ đó đề ra chính sách tín dụng phù hợp

1.1.2.2 Các nghiệp vụ tín dụng1.1.2.2.1 Cho vay

- Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giaocho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất

Trang 10

định theo thỏa thuân với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Thời hạn nhất định ở đây chính là thời hạn cho vay, được tính từ khikhách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay +Cho vay thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó Ngân hàng chophép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mìnhđến một giới hạn nhất định, trong một khoảng thời gian xác định Giới hạnnày được gọi là hạn mức thấu chi

Khi khách hàng gửi thêm tiền vào tài khoản, hoặc được chuyển khoảnthêm một số tiền, Ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi Số tiền mà khách hàng phảitrả được tính như sau: Số lãi phải trả = Lãi suất thấu chi * Thời gian thấu chi

* Số tiền thấu chi

Hình thức này cho phép khách hàng thực hiện các thủ tục thanh toánnhanh chóng, kịp thời, linh hoạt mà không cần phải làm đơn xin cấp tín dụngmới Tất nhiên, thấu chi chỉ được áp dụng cho các khách hàng có độ tin cậycao, thu nhập đều đặn

+Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay phổ biến với cáckhách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để đượccấp hạn mức thấu chi Đối với những khách hàng chủ yếu sử dụng vốn chủ sởhữu và tín dụng thương mại, chỉ có nhu cầu vốn thời vụ thì đây là phươngthức cho vay phù hợp

Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình bày phương án sử dụngvốn vay Mỗi món vay sẽ được tách biệt thành các hồ sơ khác nhau Ngânhàng sẽ thu gốc và lãi theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, và nếu có dấu hiệuvi phạm hợp đồng thì Ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn.Nghiệp vụ này tương đối đơn giản, nhưng Ngân hàng phải mất nhiều chiphí cho việc theo dõi các món vay

+Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ theo đó Ngân hàng thỏa thuận

Trang 11

cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định, có thể tính cho cả kỳhoặc cuối kỳ Tuy nhiên, bất kể theo phương pháp nào (cả kỳ, cuối kỳ) thì hạnmức tín dụng cũng là số dư tối đa tại thời điểm tính

Hạn mức tín dụng được tính toán dựa trên cơ sở kế hoạch kinh doanh vànhu cầu vốn của khách hàng Cụ thể, với các doanh nghiệp sản xuất thì hạnmức này được ước lượng theo dự trữ hàng hóa hợp lý, vốn chủ sở hữu thamgia dự trữ và các nguồn khác tài trợ cho dự trữ

Trong kỳ vay khách hàng có thể vay trả nhiều lần, nhưng dư nợ khôngđược vượt quá hạn mức tín dụng Mỗi lần vay khách hàng cần trình bàyphương án sử dụng tiền vay, cung cấp các chứng từ hàng hóa và nêu yêu cầuvay vốn Hình thức này rất thích hợp với những khách hàng vay mượn thườngxuyên, và giúp khách hàng chủ động trong quản lý ngân quỹ Tuy nhiên,Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát các khoản cho vay

+Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyểncủa hàng hóa., thường được áp dụng khi doanh nghiệp mua hàng nhưng thiếuvốn Khi đó, doanh nghiệp sẽ làm đơn xin vay vốn và cam kết trả nợ ngay khithu được tiền bán hàng Hạn mức tín dụng có thể được thỏa thuận trong mộthoặc vài năm, và cả Ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kếhoạch luân chuyển hàng hóa để dự đoán dòng ngân quĩ trong thời gian sắp tới.Trong cho vay luân chuyển, thời hạn cho vay không phải là thời hạn trảnợ (khác với các nghiệp vụ cho vay khác) mà là thời hạn để Ngân hàng xemxét lại mối quan hệ với khách hàng và quyết định xem có nên cho vay nữahay không Các khoản phải thu và hàng hóa trong kho đều trở thành vật đảmbảo cho khoản cho vay

Hình thức này rất tiện lợi cho khách hàng, nhưng Ngân hàng có thểkhông thu hồi được vốn nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụhàng hóa

+Cho vay trả góp: Là loại hình cho vay trong đó Ngân hàng cho phép

Trang 12

khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận Chovay trả góp thường được áp dụng cho các khoản vay có thời hạn dài, tài trợcho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền

Cho vay trả góp có rủi ro khá cao do khách hàng thường thế chấp bằngchính hàng hóa mua trả góp, do dó lãi suất cho vay trả góp thường là cao nhấttrong khung lãi suất của Ngân hàng

+Cho vay gián tiếp: Ngoài các khoản cho vay trực tiếp, Ngân hàng cũngcó thể cho vay thông qua các tổ chức trung gian Ngân hàng chuyển giao mộtsố khâu của hoạt động tín dụng cho các tổ chức như Hội Nông dân, Hội Phụnữ…., nhằm tiếp cận tốt hơn với thị trường có nhiều khoản vay nhỏ, ngườivay phân tán, cách xa Ngân hàng, nhằm tiết kiệm phí cho vay

Tuy nhiên, các trung gian cũng có thể lợi dụng vị thế của mình để chiếmdụng vốn, hoặc tự ý nâng lãi suất cho vay

1.1.2.2.2 Chiết khấu

Chiết khấu là việc Ngân hàng nhận các chứng từ có giá và trao chokhách hàng một số tiền nhất định, nhỏ hơn mệnh giá của chứng từ đượcchiết khấu Số tiền chênh lệch này phụ thuộc vào lãi suất, kỳ hạn và lệ phíchiết khấu

So với cho vay, chiết khấu có các điểm khác biệt như sau:

- Không cần tài sản thế chấp, sử dụng ngay chứng từ nhận chiết khấulàm bảo đảm tín dụng

- Ngân hàng thu lãi trước khi phát tiền vay bằng cách khấu trừ vào mệnh giá- Quy trình cấp tín dụng đơn giản và nhanh chóng hơn so với cho vayThương phiếu là loại giấy tờ có giá được đem chiết khấu nhiều nhất, tuynhiên các Ngân hàng cũng nhận chiết khấu trái phiếu, kỳ phiếu, sổ tiếtkiệm….Nhìn chung, nghiệp vụ này khá an toàn bởi thương phiếu, tráiphiếu… đều có tính thanh khoản tốt, nếu cần thiết có thể thực hiện tái chiếtkhấu tại NHNN

Trang 13

1.1.2.2.3 Cho thuê tài sản

Giao dịch thuê tài sản là một hợp đồng thương mại, trong đó người sởhữu tài sản (bên cho thuê) đồng ý cho khách hàng (bên đi thuê) được quyềnsử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định, với một mức phí nhấtđịnh Khoản phí này thường được trả theo hình thức chuỗi niên kim, nhưngcách thức thanh toán cũng có thể được thỏa thuận để phù hợp với nhu cầu củakhách hàng

Khi đi thuê, doanh nghiệp sẽ có tài sản để sử dụng mà không cần bỏ tiềnra mua sắm Nghiệp vụ này đặc biệt hữu dụng khi doanh nghiệp không có đủtiền, hoặc chỉ có nhu cầu sử dụng trong thời gian ngắn, nhỏ hơn thời giankhấu hao của tài sản…

Cho thuê tài sản lại có thể chia thành hai hình thức, là thuê vận hành vàthuê tài chính Thuê vận hành (thuê hoạt động) là hợp đồng cho thuê ngắnhạn, chi phí thuê bao gồm cả hao mòn tài sản, chi phí bảo dưỡng, bảo hiểm vàlợi nhuận của bên cho thuê Trong trường hợp này, chi phí thuê thường cao vìbên cho thuê chịu nhiều rủi ro xung quanh giá trị của tài sản

Thuê tài chính là hình thức phổ biến hơn, về thực chất là một phươngpháp tài trợ vốn Thông thường, người đi thuê sẽ lựa chọn tài sản cần sử dụng,sau đó thương lượng với công ty cho thuê tài sản (hoặc Ngân hàng) Khi đó,Ngân hàng sẽ bỏ tiền ra mua tài sản để cho doanh nghiệp thuê lại Cũng cótrường hợp, doanh nghiệp bán tài sản cho Ngân hàng rồi đi thuê lại chính tàisản đó

Một hợp đồng thuê tài chính phải thỏa mãn 3 điều kiện:

- Người đi thuê có quyền mua lại tài sản khi chấm dứt hợp đồng thuê- Thời gian thuê tối thiểu phải bằng 75% thời gian sử dụng của tài sản- Hiện giá của các khoản tiền thuê ít nhất phải bằng 90% giá thị trườngcủa tài sản ở thời điểm thuê

Thuê tài chính có những ưu điểm nhất định so với bỏ tiền ra mua tài sản,

Trang 14

và tùy tình hình là doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án tối ưu

- Nếu đi thuê tài chính, khách hàng có thể tránh được rủi ro do sở hữu tàisản Trong nhiều hợp đồng thuê, người đi thuê có quyền chấm dứt hợp đồngtrước thời hạn (và chịu một khoản phạt) Khi đó, rủi ro về sự lạc hậu hay mấtgiá của tài sản sẽ cho người cho thuê gánh chịu.

- Linh hoạt hơn nhiều so với đi mua Điều này đặc biệt thích hợp vớinhững khách hàng chỉ có nhu cầu sử dụng tài sản theo thời vụ, nhờ đó họ cóthể thay đổi tài sản một cách dễ dàng

- Lợi ích về thuế Đối với thuê hoạt động, chi phí thuê sẽ được tính vàochi phí trước khi xác định lợi nhuận nộp thuế

- Tiết kiệm thời gian Trong nhiều trường hợp, quy trình ra quyết địnhthuê tài sản nhanh hơn nhiều so với việc đi mua

- Loại bỏ các hạn chế tín dụng Có một số doanh nghiệp không đủ điềukiện để nhận tín dụng, nhưng họ lại dễ dàng có được tài sản mới thông quaviệc đi thuê Lý do đơn giản là tài sản đi thuê được coi như vật thế chấp

1.1.2.2.4 Bảo lãnh, bao thanh toán

+ Bảo lãnh là cam kết của Ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh vềviệc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của Ngân hàng, nếukhách hàng không thực hiện nghĩa vụ như cam kết Về bản chất, bảo lãnh làmột hình thức tài trợ của Ngân hàng cho khách hàng, qua đó khách hàng cóthể tìm được nguồn tài chính để mua hàng hóa, hoặc thực hiện các hoạt độngsản xuất kinh doanh nhằm thu lợi

Đây là hình thức tài trợ thông qua uy tín, nghĩa là Ngân hàng không phảixuất tiền ngay khi bảo lãnh, do vậy bảo lãnh được coi là tài sản ngoại bảng.Tuy nhiên, khi khách hàng không thực hiện được cam kết thì Ngân hàng phảiđảm nhiệm nghĩa vụ trả nợ thay, cho nên bảo lãnh cũng chứa đựng các rủi ronhư một khoản cho vay Do đó, Ngân hàng phải phân tích khách hàng như khicho vay

Trang 15

Tùy theo mục tiêu, bảo lãnh có thể được chia thành nhiều loại.

- Bảo lãnh bảo đảm tham gia dự thầu là cam kết của Ngân hàng với chủđầu tư (hoặc chủ thầu) về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu, trong trườnghợp bên dự thầu vi phạm các quy định

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của Ngân hàng về việc chi trảtổn thất thay cho khách hàng, nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợpđồng như cam kết và gây tổn thất cho bên thứ ba.

- Bảo lãnh bảo đảm hoàn trả tiền ứng trước là cam kết của Ngân hàng vềviệc sẽ hoàn trả tiền ứng trước cho bên mua (người hưởng bảo lãnh) nếu bêncung cấp (người được bảo lãnh) không trả Thông thường, bên mua yêu cầubên cung cấp phải có bảo lãnh của Ngân hàng về hoàn trả tiền ứng trước,nhằm đề phòng người cung cấp vừa không chuyển hàng, vừa không trả tiềnđặt cọc

- Bảo lãnh vay vốn là cam kết của Ngân hàng đối với bên cho vay (tổchức tín dụng, cá nhân, doanh nghiệp… ) về việc trả gốc và lãi đúng thời hạnnếu người đi vay không trả được.

- Bảo lãnh đảm bảo thanh toán là cam kết của Ngân hàng về việc sẽthanh toán tiền theo đúng hợp đồng cho người thụ hưởng nếu khách hàngkhông thanh toán đủ

+Bao thanh toán về bản chất là hoạt động mua bán nợ, nói cách khác thìNgân hàng đã mua lại các khoản phải thu của doanh nghiệp Nhờ có sựchuyên môn hóa trong việc thu hồi nợ nên sau khi mua lại các khoản nợ,Ngân hàng có thể nâng cao hiệu suất và giảm chi phí thu nợ Trong khi đó,doanh nghiệp không cần bận tâm đến việc thu nợ mà chỉ tập trung vào sảnxuất kinh doanh

Với nghiệp vụ bao thanh toán, khách hàng có thể nhận được những tiệních sau:

Trang 16

- Có thể thu tiền hàng ngay lập tức, tăng nguồn vốn lưu động, thực chấtthì doanh nghiệp đã sử dụng tín dụng của Ngân hàng mà không cần phụ thuộcvào tài sản thế chấp.

- Tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí trong việc theo dõi và thu hồikhoản phải thu, được Ngân hàng hỗ trợ đánh giá tình hình kinh doanh và uytín tín dụng của bên mua trước khi giao hàng

- Nếu sử dụng hình thức bao thanh toán miễn truy đòi thì Ngân hàng sẽgánh chịu hộ rủi ro thanh toán đối với người bán chịu hàng hóa

Theo quy chế Hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ban hànhkèm Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN thì tổng số dư bao thanh toán cho mộtkhách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán.Ngoài ra, các khoản phải thu phát sinh từ các giao dịch bán hàng dưới hìnhthức ký gửi, từ các hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dàihơn 180 ngày… cũng không được thực hiện bao thanh toán

*Với các nghiệp vụ tín dụng đa dạng như đã kể trên, Ngân hàng có thểđáp ứng một cách tối đa nhu cầu vốn của khách hàng Tùy theo quá trình luânchuyển vốn, chu kỳ thu nhập, đặc điểm kinh doanh… của khách hàng màNgân hàng áp dụng phương thức tài trợ vốn phù hợp

1.1.2.3 Chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại

Mỗi một Ngân hàng thương mại đều xây dựng cho mình một chính sáchtín dụng riêng Thông thường, chính sách tín dụng được thể hiện dưới hìnhthức văn bản, tuy nhiên trong một số trường hợp thì chính sách tín dụng cóthể là những chỉ thị bằng lời của BLĐ Ngân hàng, hoặc là một tập hợp cáchành vi, thông lệ, tập quán…

Nhưng dù là dưới hình thức nào, mỗi Ngân hàng thương mại nói chungvà tổ chức tín dụng nói riêng đều xây dựng một tập hợp những quy chế,hướng dẫn và chỉ tiêu đối với hoạt động tín dụng

1.1.2.3.1 Vai trò của chính sách tín dụng

Trang 17

Tín dụng là hoạt động cơ bản của Ngân hàng Với tầm quan trọng, quymô và mức ảnh hưởng lớn, hoạt động này cần phải được thực hiện dựa trênmột chính sách rõ ràng, được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm Đóchính là chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng thể hiện cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, là cơsở để hình thành nên các thủ tục cho vay Nói cách khác, nó là một văn bảnđưa ra triết lý và khái niệm cơ bản trong hoạt động tín dụng Chính sách tíndụng là hướng dẫn chung về mặt nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng cũng như cácnhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng,tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hướng tới mục tiêuhạn chế rủi ro, nâng cao tỷ lệ sinh lời

1.1.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng

Có 4 nhân tố chính ảnh hưởng đến chính sách tín dụng

- Nhu cầu tín dụng của khách hàng: Chính sách tín dụng là chính sáchphục vụ nhu cầu tín dụng của khách hàng Do đó, hiển nhiên là nhu cầu củakhách hàng với các đặc tính khác nhau (khách hàng lớn, nhỏ, thường xuyênhay không thường xuyên….) sẽ tác động đến nội dung và thành công củachính sách tín dụng.

- Khả năng sinh lời và rủi ro tiềm năng của khách hàng: Mức độ an toàncũng như tỷ lệ sinh lời của các hoạt động tín dụng được quyết định chính bởikhả năng sinh lời và rủi ro tiềm năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh củakhách hàng Nếu khách hàng làm ăn thuận lợi, Ngân hàng sẽ dễ dàng thu hồivốn và ngược lại

- Chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: Các chính sách ưuđãi tín dụng, chính sách tỷ giá, chính sách hỗ trợ lãi suất… của Chính phủ vàNgân hàng nhà nước đều có ảnh hưởng đến chính sách tín dụng Nếu Chínhphủ yêu cầu thu hẹp cung tiền, các Ngân hàng thương mại phải hạn chế cấptín dụng mới và ngược lại

Trang 18

- Tính chất của các khoản tiền gửi: Quy mô, tính ổn định… của cáckhoản tiền gửi, cũng như khả năng huy động vốn của Ngân hàng đều có tácđộng lớn đến chính sách tín dụng Nếu nguồn tiền gửi dài hạn chiếm tỷ trọnglớn, Ngân hàng có thể gia tăng các khoản tín dụng trung và dài hạn, vàngược lại

1.1.2.3.3 Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng

Tất cả các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xemxét và đưa ra trong chính sách tín dụng Chính sách tín dụng tạo cho cán bộtín dụng ý thức về phương hướng và một khung tham chiếu nhất định để theođó xem xét cân nhắc một khoản cho vay Tất nhiên, chính sách tín dụngkhông nên quá cứng nhắc đến mức bóp nghẹt tính sáng tạo của cán bộ tíndụng, hay ngăn cản các trường hợp ngoại lệ có thể đưa ra một khoản cho vayan toàn

+Chính sách khách hàng

Nhìn chung, khách hàng nhận tín dụng của Ngân hàng rất đa dạng, từdoanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước… tuy nhiênluật pháp cũng cấm, hoặc hạn chế Ngân hàng cho vay đối với một số đốitượng nhất định

Người đứng tên vay cho một tập thể phải được sự ủy thác của cả tập thể.Cá nhân vay phải là người đến tuổi thành niên

+ Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng

Ngoài các giới hạn cho luật quy định, mỗi Ngân hàng đều có quy địnhriêng về quy mô cho vay tối đa đối với mỗi chi nhánh hoặc khách hàng.Quy mô tối đa phải đẩm bảo kết hợp tính sinh lời với mức rủi ro có thểchấp nhận được của mỗi khoản cho vay Chính sách này còn được quy địnhcho từng thời kỳ trong năm, có tính đến quy mô và tính chất nguồn vốn củatừng ngân hàng

+ Lãi suất và phí suất tín dụng

Trang 19

Mỗi Ngân hàng có các mức lãi suất tín dụng khác nhau tùy theo kỳ hạn,mức độ rủi ro hoặc các loại tiền tệ Bên cạnh khung lãi suất định trước, Ngânhàng cũng cung cấp lãi suất thỏa thuận đối với từng khách hàng cụ thể (kháchhàng lớn, thường xuyên có thể được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn)

Lãi suất có thể cố định trong suốt kỳ hạn tín dụng, hoặc biến đổi tùy theothay đổi của lãi suất tham khảo (lãi suất thả nổi) Kết hợp của hai loại trên gọilà lãi suất hỗn hợp Khung lãi suất tín dụng do Ban giám đốc ngân hàng thôngqua, bao gồm lãi suất cơ bản và lãi suất bình quân với các kỳ hạn, các ngànhvà lĩnh vực chủ yếu Chính sách lãi suất cần chỉ rõ các bộ phận chính cấuthành lãi suất tín dụng như lãi suất huy động (nguồn), chi phí nhân sự, phầnbù rủi ro, thuế…

+ Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ

Kỳ hạn tín dụng luôn là một vấn đề quan trọng, bởi nó liên quan đếnthanh khoản và rủi ro của ngân hàng, cũng như chu kỳ kinh doanh của ngườiđi vay Chính sách tín dụng giống như một thông điệp, qua đó thể hiện Ngânhàng sẵn sàng cung ứng tín dụng với kỳ hạn như thế nào

Chính sách thời hạn phải giải quyết mối quan hệ của nguồn (chủ yếu làdo người gửi tiền quyết định), và thời hạn tài trợ (xuất phát từ yêu cầu và đặcthù hoạt động của người đi vay) Nếu Ngân hàng chủ yếu huy động các khoảntiền gửi ngắn hạn và khả năng chuyển đổi kỳ hạn của nguồn không cao thìchính sách thời hạn sẽ hướng tới các khoản cho vay ngắn hạn là chính Đươngnhiên, nếu Ngân hàng có khả năng chuyển hoán nguồn tốt thì chính sách thờihạn tín dụng và kỳ hạn nợ sẽ nghiêng về đáp ứng kỳ hạn của người vay

+Các khoản đảm bảo

Chính sách đảm bảo bao gồm các quy định về những trường hợp tài trợcần đảm bảo bằng tài sản, các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, cáchthức thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo Ngoài ra, chính sách này cũng nêurõ danh mục các đảm bảo được Ngân hàng chấp nhận, tỷ lệ phần trăm cho vay

Trang 20

đối với mỗi loại đảm bảo

Đảm bảo có thể bằng phương pháp cầm cố, thế chấp, và Ngân hàngthường yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm tài sản Chính sách đảm bảocũng quy định về việc sử dụng tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay

+ Các khoản nợ xấu

Chính sách với các tài sản có vấn đề (các khoản nợ xấu) quy định vềcách thức xác định nợ xấu và các tài sản có khả năng mất vốn khác, tỷ lệ nợxấu có thể chấp nhận được Bên cạnh đó, nó cũng đề cập tới mức độ rủi rocủa món vay, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và khai thác

*Cùng với phân tích tín dụng, chính sách tín dụng là xương sống tronghoạt động của Ngân hàng thương mại Thực chất, đây chính là chính sáchkhách hàng của Ngân hàng

1.1.3 Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng

1.1.3.1 Rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng luôn phải đối đầu với rủi ro nhưrủi ro tín dụng, thanh khoản, hối đoái, lãi suất….

Phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng là các khoản tiền gửi phải trả khiđược yêu cầu Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trở nên ngày càng“phẳng”, các nguồn tiền gửi này thường dễ dàng di chuyển hơn, nhạy cảm vớilãi suất hơn Tài sản của Ngân hàng thì chủ yếu là các tài sản tài chính (cáckhoản tín dụng, chứng khoán…) với tính rủi ro cao

Nếu phân chia rủi ro theo nguyên nhân, sau đây là một số loại rủi ro phổbiến:

+ Rủi ro tín dụng: Là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không trảđúng hạn, hoặc chỉ trả một phần vốn và lãi

+ Rủi ro ngoại hối: Là khả năng xảy ra tổn thất khi tỷ giá hối đoái thayđổi vượt quá dự tính Tùy thuộc vào trạng thái hối đoái của Ngân hàng, sự

Trang 21

thay đổi tỷ giá có thể mang đến thu nhập thặng dư, nhưng cũng có thể gây ratổn thất

+ Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra tổn thất khi lãi suấtthay đổi ngoài dự tính, khiến chênh lệch lãi suất giữa nguồn huy động và cáckhoản cho vay thay đổi (theo hướng tiêu cực cho Ngân hàng)

+ Rủi ro thanh khoản: Là khả năng xảy ra tổn thất cho Ngân hàng khicung thanh khoản không đáp ứng được cầu thanh khoản

+ Rủi ro luật pháp: Rủi ro luật pháp liên quan những sự cố hoặc sai sóttrong quá trình hoạt động kinh doanh làm thiệt hại cho khách hàng và đối tácdẫn đến việc ngân hàng bị khởi kiện Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là docon người hoặc hệ thống công nghệ thông tin.

+ Rủi ro vận hành: Rủi ro trong vận hành là những tổn thất phát sinh docơ chế vận hành của ngân hàng không thích hợp, không tuân thủ đúng các quytrình, quy định nội bộ, nhầm lẫn của con người, các hành động ngoại vi nhưlừa đảo, tin tặc.

1.1.3.2 Rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh rủi ro

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng, cơ bản và có quy môlớn nhất của Ngân hàng thương mại – hoạt động tín dụng – nên rủi ro tín dụnglà không thể tránh khỏi, là khách quan Thực tế, không một Ngân hàng nào cóthể dự báo chính xác những gì sẽ xảy ra trong tương lai, cho nên rủi ro tíndụng luôn tồn tại và chỉ có thể đề phòng, hạn chế mà không thể loại trừ hoàntoàn Vì thế, chỉ cần tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra thấp hơn mức tổn thấtdự kiến thì đã là một thành công

+Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng: Có rất nhiều nguyên nhân gây rarủi ro tín dụng, tuy nhiên về cơ bản có thể chia thành các loại sau:

- Nguyên nhân bất khả kháng (rủi ro chính sách, rủi ro hệ thống): KhiChính phủ thay đổi chính sách, hoặc thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh… xảyra, có thể xuất hiện những biến cố vượt quá tầm kiểm soát và dự báo của cả

Trang 22

người vay lẫn Ngân hàng Trong những trường hợp bị tổn thất nặng nề, khảnăng trả nợ của Ngân hàng chắc chắn sẽ bị suy giảm.

- Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay: Những nguyên nhân thuộcloại này thường xuất phát từ sự yếu kém trong quản lý, sử dụng vốn củangười đi vay, hoặc cũng có thể do họ chủ định lừa đảo cán bộ Ngân hàng Rấtnhiều người vay sẵn sàng sử dụng thủ đoạn ứng phó với Ngân hàng như cungcấp thông tin sai lệch, mua chuộc… nhằm thu được lợi nhuận cao Cũng cóthể, người vay đã tính toán sai hoặc không có khả năng dự báo những bất trắcxảy ra trong tương lai

- Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng: Trình độ chuyên môn không tốt,không đủ khả năng đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt, cố tình làmsai…cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Nhân viên tín dụng phải tiếpcận với rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh… nên họ có thể mắc saisót trong khâu thẩm định khoản cho vay Nhiều trường hợp, do sống và làmviệc trong một môi trường “nhạy cảm” nên nhân viên tín dụng không giữđược bản lĩnh, đã tiếp tay cho khách hàng rút ruột Ngân hàng

*Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng:

Ngân hàng cần phải quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấpnhất các tổn thất có thể xảy ra Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tíndụng, Ngân hàng có thể cụ thể hóa thành những dấu hiệu chính phát sinhtrong hoạt động tín dụng, phản ánh rủi ro tín dụng

+ Nợ quá hạn & tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ+ Nợ khó đòi & tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ+ Các khoản cho vay có vấn đề

+ Chấm điểm/xếp hạng tín dụng của khách hàng+ Mức độ đa dạng hóa của tín dụng

+ Mất ổn định vĩ mô, lĩnh vực kinh doanh của người vay

1.1.3.3 Quản lý rủi ro tín dụng

Trang 23

Hoạt động tín dụng luôn có hai mặt: sinh lời và rủi ro Vì hoạt động tíndụng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của Ngân hàng, phần lớn thua lỗ củaNgân hàng là hậu quả của hoạt động này Bên cạnh đó, tín dụng còn là hoạtđộng mang tính khách quan Do đó, Ngân hàng cần chú trọng đến quản lý rủiro tín dụng để đảm bảo an toàn trong hoạt động, nhưng vẫn duy trì tỷ lệ sinhlời đã đề ra

Quản lý rủi ro tín dụng bao gồm:

- Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi

- Thực hiện tốt các quy định về an toàn tín dụng của Ngân hàng Nhànước

- Xây dựng một cách chuẩn mực chính sách tín dụng và quy trình phântích tín dụng

- Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất

- Sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng trong các nghiệp vụ tự phòngvệ Phái sinh tín dụng là các công cụ phái sinh được sử dụng trong việc quảnlí rủi ro tín dụng Chúng cho phép tách rủi ro tín dụng với các loại hình rủi rokhác, và chuyển rủi ro này từ người bán rủi ro (người mua sự bảo vệ tín dụng)đến người mua rủi ro (người bán sự bảo vệ tín dụng).

- Từng bước xây dựng và định vị thương hiệu của ngân hàng, chú trọngphát triển những sản phẩm, dịch vụ mới, tăng thu phí dịch vụ, giảm dần tỷtrọng của các sản phẩm dịch vụ tín dụng truyền thống.

- Tăng cường sử dụng bảo hiểm ngân hàng Quản lí rủi ro tín dụng vàbảo hiểm là các bộ phận không thể thiếu trong quan điểm an ninh kinh tế vàổn định kinh doanh Cơ sở của bảo hiểm ngân hàng là các nghĩa vụ chi trả bảohiểm cho các ngân hàng khi gặp sự cố rủi ro

- Xây dựng một nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu vềquản lý nội bộ của ngân hàng, thỏa mãn yêu cầu của các giao dịch kinh doanh

Trang 24

ngày càng đa dạng, yêu cầu quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản, có khả năngkết nối với các ngân hàng khác

1.2 Phân tích tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm, quy trình phân tích tín dụng

1.2.1.1Khái niệm, mục tiêu và yêu cầu

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủiro nhất của Ngân hàng thương mại Tuy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khácnhau, những rủi ro này đều làm giảm thu nhập của Ngân hàng Vì thế, Ngânhàng cần cân nhắc và thẩm định kỹ lưỡng, ước tính mức độ rủi ro và sinh lờitrước khi quyết định cấp tín dụng Phân tích tín dụng là quá trình đánh giátoàn diện về nhu cầu vay vốn của khách hàng, xem liệu chúng có phù hợp vớinhững quy định của Ngân hàng hay không, có khả năng hoàn trả đúng hạnhay không, đồng thời qua phân tích đó Ngân hàng xác định được mức độ rủiro trong quá trình cho vay.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là xác định khả năng và ý muốn hoàn trảcủa người nhận tín dụng, nói cách khác là xác định rủi ro và các biện pháphạn chế rủi ro

Phân tích tín dụng là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu khôngmuốn nói là quan trọng bậc nhất trong số các nghiệp vụ Ngân hàng Đây làhoạt động liên quan đến trách nhiệm của nhiều phòng ban, bộ phận, do đó quitrình phân tích tín dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau

+Được xây dựng và thống nhất trong phạm vi toàn bộ Ngân hàng, tránhviệc tùy tiện, duy ý chí Quy trình này phải được BLĐ Ngân hàng thông quavà phổ biến tới các bộ phận có liên quan

+ Được xây dựng chi tiết trong nội dung phân tích, tránh chung chung.Mỗi bộ phận, cá nhân trong Ngân hàng đều nhận thức được rõ vai trò, nhiệmvụ của mình

Trang 25

+ Toàn bộ quy trình phải được xây dựng nhằm thực hiện các nguyên tắctín dụng ngân hàng

+Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo đúng mục đích đã thỏathuận với Ngân hàng, không trái các quy định của pháp luật nói chung và củaNgân hàng Nhà nước nói riêng.

+Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án sử dụng vốn vay (hoặc dự án đầutư) có hiệu lực Thực hiện nguyên tắc này là điều kiện để tuân thủ nguyên tắcthứ nhất Sử dụng vốn vay có hiệu quả thể hiện được khả năng trả nợ củakhách hàng, và các khoản tài trợ của Ngân hàng phải gắn liền với việc hìnhthành tài sản của người vay

1.2.1.3 Quy trình phân tích tín dụng

Quy trình tín dụng được đặt ra để chuẩn hóa quá trình tiếp xúc, phântích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng Quy tình này bao gồm nhiều bướccó quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi bước bao gồm nhiều giai đoạn được xâydựng một cách khoa học, hợp lý nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của Ngânhàng Về thực chất, quy trình tín dụng chính là các bước (hoặc nội dung côngviệc) mà cán bộ tín dụng, các bộ phậ có liên quan trong Ngân hàng phải thựchiện khi cân nhắc tài trợ cho khách hàng

+Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng

Đây là một trong những bước quan trọng nhất, vì nó quyết định chất

Trang 26

lượng của phân tích tín dụng Nghiệp vụ này chủ yếu liên quan đến thu thậpvà xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng và hoạt động kinh doanh củakhách hàng Những vấn đề chính cần quan tâm có thể kể đến năng lực sửdụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sởhữu tài sản cũng như khả năng đảm bảo cho món vay

Phương pháp áp dụng:

- Phỏng vấn trực tiếp Bao gồm việc gặp gỡ trực tiếp giữa Ngân hàng vàngười vay vốn, tham quan nhà xưởng, văn phòng, cơ sở hạ tầng… trao đổivới những người có liên quan, xem xét khả năng thế chấp… Phương phápnày giúp loại trừ phần nào những báo cáo gian dối, kiểm chứng lại thông tinmà khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ xin cấp tín dụng.

- Mua hoặc tìm kiếm thông tin thông qua các trung gian Có thể thu thậpthông tin qua cơ quan quản lý, các đối tác của khách hàng, các tổ chức đánhgiá chuyên nghiệp… Phương pháp này thường được sử dụng với các kháchhàng mới, lần đầu làm việc với Ngân hàng

- Phân tích các thông tin có được từ báo cáo của người vay Đươngnhiên, Ngân hàng cần cẩn trọng khi phân tích theo phương pháp này, bởingười đi vay rất có thể sẽ bóp méo số liệu để dễ dàng nhận được khoản tíndụng hơn

+Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là văn bản viết ghi lại thỏa thuận giữa bên nhận tàitrợ (khách hàng) với bên cung cấp tài trợ (Ngân hàng), với nội dung chủ yếulà Ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng (hoặc hạn mứctín dụng) trong một khoảng thời gian nhất định, với lãi suất có thể được xácđịnh trước hoặc không Đây là văn bản mang tính pháp luật, xác định quyềnvà nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ tín dụng, đồng thời phải tuân theo cácquy định pháp lý Do đó, cả hai bên đều phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khiquyết định ký kết hợp đồng tín dụng

Trang 27

Hợp đồng tín dụng bao gồm những nội dung chính sau:- Thông tin về khách hàng

- Mục đích sử dụng khoản vay

- Số lượng tín dụng: Là số tiền (hoặc hạn mức tín dụng) Ngân hàng camkết cấp cho khách hàng Số lượng tín dụng này có thể được chia nhỏ thànhnhiều phần, cấp trong các khoản thời gian khác nhau và dưới nhiều hình thứctiền tệ khác nhau.

- Lãi suất tín dụng (nếu lãi suất có thể thay đổi thì phải xác định rõ cácđiều kiện thay đổi).

- Các khoản phí: Để nhận được tín dụng, khách hàng có thể phải trả mộtsố khoản phí như phí thẩm định, ký quỹ… khiến cho mức lãi suất phải trảcao hơn thực tế

- Thời hạn tín dụng: Là thời hạn mà trong đó Ngân hàng cam kết cấp chokhách hàng một khoản tín dụng Có thể được tính từ thời điểm đồng vốn đầutiên của Ngân hàng được chi ra cho đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng đượcthu về Khi kết thúc thời hạn này, Ngân hàng có thể xem xét lại quan hệ tíndụng với khách hàng

Thời hạn tín dụng có thể được chia thành thời gian đầu tư, thời gian ânhạn và trả nợ (có thể chia thành nhiều kỳ hạn nợ nhỏ) Nếu tín dụng được cấpdưới hình thức chiết khấu thương phiếu, thời hạn tín dụng là thời hạn còn lạicủa thương phiếu Nếu là bảo lãnh, thời hạn tín dụng chính là thời gian cóhiệu lực của bảo lãnh (được thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh) Nếu là chothuê tài sản, thời hạn này được tính từ lúc Ngân hàng giao tài sản đến lúckhách hàng trả đủ tiền thuê

- Các loại đảm bảo: Cần ghi rõ các nội dung quan trọng có liên quan đếnđảm bảo như quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng hoặc bán tài sản đảm bảo,phương thức thẩm định giá, bảo hiểm tài sản đảm bảo….

- Giải ngân: Cần xác định các điều kiện và kỳ hạn giải ngân Ngân hàng

Trang 28

có thể cấp vốn một lần vào đầu kỳ, hoặc chia nhỏ ra thành nhiều khoản tíndụng tùy theo điều kiện cụ thể của khách hàng.

- Điều kiện thanh toán: Là cách thức thanh toán tiền gốc và lãi Bao gồmthời điểm thanh toán, phương thức thanh toán (chuyển khoản, tiền mặt….),địa điểm thanh toán hay loại tiền tệ thanh toán (VNĐ, USD…)

+Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng

Ngân hàng có trách nhiệm cấp tín dụng cho khách hàng sau khi đã ký kếthợp đồng tín dụng Kèm theo đó, Ngân hàng phải tiến hành kiểm soát việc sửdụng vốn của khách hàng Mỗi khoản vay cần được kiểm tra định kỳ để bảođảm rằng nó đang hoạt động theo đúng dự kiến, rằng khách hàng đang tuântheo đúng hợp đồng tín dụng, rằng tình trạng của khoản vay không xấu đi

Để kiểm soát các khoản vay một cách chính xác, cần liên tục thu thậpthông tin Có thể là từ báo cáo giữa kỳ, từ việc kiểm tra tài khoản của doanhnghiệp từ việc điều tra hoạt động sản xuất kinh doanh…Thông qua các biệnpháp này, cần phải định kỳ thẩm tra giá trị và tình trạng hiện tại của tài sảnthế chấp, tình hình hoạt động của khách hàng Ngoài ra, phải kiểm soát các kỳgiải ngân theo hạn mức tín dụng hoặc cam kết vay vốn để chắc chắn rằng vốnvay được sử dụng đúng mục đích

Nếu chất lượng khoản cho vay bị đe dọa, Ngân hàng cần có biện pháp xửlý kịp thời như thu hồi một phần vốn vay, ngừng giải ngân, yêu cầu kháchhàng bổ sung tài sản thế chấp, giảm bớt số tiền vay, ký quỹ thêm một khoảntiền… nhằm đảm bảo an toàn tín dụng

+Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới

Khi Ngân hàng thu hồi hết số tiền gốc và lãi, quan hệ tín dụng đã kếtthúc Một khoản tín dụng được coi là an toàn khi khách hàng hoàn trả đầy đủvà đúng hạn gốc và lãi Tuy nhiên, nếu khách hàng không thể hoàn thànhnghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng phải xem xét, tìm nguyên nhân và đưa ra giảipháp nhằm thu hồi khoản cho vay

Trang 29

- Nếu khách hàng cố tình gian dối, lừa đảo, chây ỳ… không chịu trả nợ,Ngân hàng cần áp dụng biện pháp mạnh là thanh lý tài sản cầm có, thế chấphoặc thậm chí khởi kiện ra tòa

- Nếu khách hàng gặp rủi ro khách quan, dẫn đến tổn thất và không trảđược nợ thì Ngân hàng có thể xem xét việc gia hạn nợ, hoặc cho vay thêm đểgiúp khách hàng khắc phục khó khăn về mặt tài chính

1.2.2 Nội dung phân tích tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2.2.1Phân tích khách hàng vay vốn

Phân tích khách hàng vay vốn là việc phân tích các yếu tố trong quá khứ,hiện tại và triển vọng trong tương lai của khách hàng, nhằm đưa ra một nhậnđịnh bao quát về hiện trạng của khách hàng Nhìn chung, để đánh giá vềkhách hàng xin vay vốn, Ngân hàng thường dựa trên năng lực pháp lý, uy tín,khả năng quản trị, tình hình sản xuất kinh doanh, tiềm năng phát triển và nănglực tài chính của khách hàng

1.2.2.1.1 Đánh giá uy tín của khách hàng

Trong giao dịch tín dụng, khái niệm uy tín liên quan tới thái độ sẵn sàngtrả nợ và ý thức thực hiện các điều khoản của hợp đồng tín dụng Cho dùkhách hàng có năng lực tài chính tốt, nhưng không sẵn sàng hoàn trả vốn vaycho Ngân hàng thì Ngân hàng vẫn gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn Dođó, Ngân hàng cần lựa chọn khách hàng có uy tín tín dụng tốt

Với cá nhân, đối tượng có uy tín tín dụng thường là những người có thunhập cao, ổn định, có tài sản đảm bảo chắc chắn hoặc đã có quan hệ lâu dàivới Ngân hàng Nếu là doanh nghiệp, ngoài phương án sản xuất – kinh doanhhiệu quả và độ rủi ro của lĩnh vực hoạt động, cần xét thêm cả uy tín của chủdoanh nghiệp, ban lãnh đạo cũng như những người có ảnh hưởng lớn đếndoanh nghiệp

Tất nhiên, việc đánh giá uy tín (đặc biệt là cá nhân) thường chủ yếuthông qua phán đoán, chứ hiếm khi được thể hiện qua các chỉ số định lượng

Trang 30

1.2.2.1.2 Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng

Ngân hàng cần kiểm tra xem khách hàng có thuộc các đối tượng đặc biệtmà Ngân hàng không được phép cho vay, hoặc hạn chế cho vay, hoặc phảituân theo các quy định riêng khác hay không Nếu Ngân hàng không xác địnhđược năng lực pháp lý của khách hàng, có thể dẫn đến việc hợp đồng tín dụnggiữa hai bên bị vô hiệu hóa, gây rủi ro cho Ngân hàng

1.2.2.1.3 Đánh giá khả năng quản trị điều hành của khách hàng

Nếu khách hàng là doanh nghiệp (hoặc cá nhân vay vốn với mục đíchsản xuất – kinh doanh), Ngân hàng cần đánh giá khả năng quản trị điều hànhcủa khách hàng Bởi, khả năng quản trị điều hành có liên hệ mật thiết tới kếtquả kinh doanh, lợi nhuận của khách hàng, qua đó tác động tới khả năng trảnợ Ngân hàng.

1.2.2.1.4 Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng

Mục tích của việc đánh giá năng lực tài chính là để phân tích xem kháchhàng đang hoạt động tốt hay xấu, có hiệu quả hay không, có khả năng thựchiện các kế hoạch và đáp ứng các cam kết hay không Đối với khách hàngdoanh nghiệp, phân tích tài chính được thực hiện dựa trên các báo cáo tàichính của doanh nghiệp Đối với cá nhân, phân tích tài chính là việc phân tíchcác khoản thu nhập và chi tiêu thường xuyên của khách hàng, qua đó rút rakết luận về khả năng tích lũy của khách hàng để trả nợ Ngân hàng

Do việc phân tích tài chính cá nhân tương đối đơn giản, sau đây sẽ diễngiải sâu hơn về phân tích năng lực tài chính với khách hàng doanh nghiệp Đểđánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, cần thu thập các dữ liệu đầuvào như sau:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ- Thuyết minh báo cáo tài chính

Trang 31

Phân tích báo cáo tài chính có thể được thực hiện theo các phương phápsau:

+Phân tích tỷ số tài chính: Là phương pháp phân tích dựa trên mộtnhóm chỉ số, thường được dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp Thông qua số liệu ở các báo cáo tài chính,phương pháp này đánh giá chiều sâu tình hình tài chính của doanh nghiệp.Các nhóm chỉ số tài chính cơ bản gồm có:

- Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời- Nhóm chỉ số hoạt động

- Nhóm chỉ số đòn bẩy tài chính (chỉ số nợ)- Nhóm chỉ số về khả năng thanh khoản

Phương pháp phân tích tỷ số tài chính có khá nhiều ưu điểm, nhưng nócũng có một số hạn chế Đầu tiên, phương pháp này dựa hoàn toàn vào số liệutrong các báo cáo tài chính, và nếu khách hàng cung cấp thông tin thiếu chínhxác thì kết quả sẽ bị sai lệch Tiếp theo, thường thì không có đầy đủ thông tinvề các tỷ số bình quân của ngành để làm cơ sở so sánh

Vì thế, cần áp dụng thêm những phân tích so sánh để làm rõ hơn tìnhhình hoạt động tài chính của doanh nghiệp

+Phân tích xu hướng: Là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ sốtài chính đã tính toán với kết quả tương tự của những kỳ trước, và các tỷ sốbình quân ngành Phương pháp này thường được dùng để đánh giá xu hướngbiến động xung quanh khả năng sinh lời của doanh nghiệp, khả năng hoạtđộng, khả năng vay và trả nợ, tính thanh khoản…

Điểm quan trọng là cần phải giải thích được nguyên nhân gây ra sự biếnđộng giữa các thời kỳ, và ảnh hưởng của sự biến động đó đến tình hình tàichính của doanh nghiệp

+Phân tích tỷ trọng: Là phương pháp thể hiện mỗi khoản mục của bảngcân đối kế toán dưới dạng tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản, hoặc mỗi khoản

Trang 32

mục của báo cáo kết quả kinh doanh dưới dạng tỷ lệ phần trăm của doanh thuthuần Dựa vào phương pháp này, có thể thấy được đặc điểm kinh tế của cácngành khác nhau và các doanh nghiệp khác nhau trong cùng ngành, qua đóđánh giá được tính hợp lý trong việc quản lý tài sản, doanh thu và chi phí củadoanh nghiệp

+Phân tích cơ cấu: Phương pháp này được dùng để đánh giá cơ cấu vốncủa doanh nghiệp có phù hợp hay không, cần làm gì để cải thiện cơ cấu đóđồng thời phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn là những tài sản được duy trìtrong thời gian dài, nên chúng cần được tài trợ bằng nguồn vốn có tính chấtdài hạn, ổn định (vốn chủ sở hữu, các khoản vay dài hạn) Nguồn vốn dài hạnđược coi là ổn định khi doanh nghiệp có thể tài trợ cho tài sản cố định & cáckhoản đầu tư dài hạn hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn Nếu doanh nghiệpphải dùng một phần vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, có nguy cơxảy ra rủi ro thanh khoản Tương tự, tài sản ngắn hạn cũng nên được tài trợbằng nguồn vốn ngắn hạn Nếu sử dụng vốn dài hạn đề đầu tư cho tài sản lưuđộng, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí vốn cao hơn nhiều

+Phân tích lưu chuyển tiền tệ: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dokhách hàng cung cấp hoặc Ngân hàng tự lập ra), Ngân hàng có thể xác địnhđược nguồn gốc dòng tiền của doanh nghiệp, và số tiền này được dùng vàoviệc gì Ngoài ra, Ngân hàng cũng có thể kiểm tra xem dòng tiền từ hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là âm hay dương, xem xét khả năngthanh toán các nghĩa vụ tài chính thường xuyên (thuế, lãi vay) của doanhnghiệp, những yếu tố tác động đến dòng tiền…

+Phương pháp phân tích báo cáo tài chính tương lai: Việc phân tích báocáo tài chính trong quá khứ giúp Ngân hàng đánh giá được tình hình tài chínhtrong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp Nhưng khả năng trả nợ của kháchhàng lại được xác định thông qua kết quả hoạt động kinh doanh trong tương

Trang 33

lai, nên việc dự báo tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp là rấtquan trọng

Phân tích báo cáo tài chính tương lai giúp Ngân hàng dự đoán trước tìnhhình tài chính, nhu cầu tài chính của doanh nghiệp và có những phản ứng phùhợp Để xây dựng báo cáo tài chính dự kiến, cần đưa ra giả định về các yếu tốtrong tương lai như mức tăng trưởng doanh thu, thuế suất, các khoản phảithu… Trên cơ sở đó tính toán số liệu dự báo cho các khoản mục trên báo cáotài chính

Sự chính xác của báo cáo dự kiến phụ thuộc vào độ tin cậy của các giảđịnh

*Để kết quả phân tích tín dụng toàn diện, hiệu quả và chính xác, nên kếthợp sử dụng nhiều phương pháp, và cần có sự so sánh giữa các doanh nghiệptrong cùng lĩnh vực Dù áp dụng phương pháp nào, cũng phải làm nổi bật vàtập trung đánh giá được các vấn đề sau:

- Tài sản của khách hàng (tiền mặt, chứng khoán, hàng tồn kho, cáckhoản phải thu, tài sản cố định…)

1.2.2.2 Phân tích phương án vay vốn/dự án đầu tư

Về mặt thời gian, “phương án vay vốn” thường dùng để chỉ những dự áncó thời hạn từ 12 tháng trở xuống, trong khi “dự án đầu tư” là phần còn lại

1.2.2.2.1 Phân tích phương án vay vốn

+Đánh giá tính khả thi của phương án: Là việc đánh giá xem liệuphương án có thể thực hiện được trong thực tế hay không Tính khả thi củaphương án được đánh giá trên cơ sở các yếu tố sau:

Trang 34

- Cơ sở pháp lý của phương án

- Nguồn cung cấp, thị trường tiêu thụ của phương án- Nguồn lực để thực hiện phương án

+Đánh giá mức độ rủi ro của phương án: Dự báo các loại rủi ro có thểxảy ra trong quá trình doanh nghiệp thực hiện phương án kinh doanh, và cáctác động của rủi ro đến khả năng hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án: Thẩm định lại các tính toánvề doanh thu, chi phí của phương án do doanh nghiệp cung cấp, qua đó rút rakết luận về lợi nhuận Nếu phương án có lợi nhuân dương, và tỷ suất sinh lờilớn hơn lãi suất đi vay thì được coi là có hiệu quả

+ Đánh giá khả năng trả nợ vay của phương án: Nguồn trả nợ vay củakhách hàng xuất phát từ phương án kinh doanh Do đó, Ngân hàng cần đánhgiá kỹ lưỡng về thời gian vận hành của phương án, thời điểm thu hồi nợ, khảnăng thanh toán của bên mua…

Trên cơ sở phân tích các yếu tố kể trên, Ngân hàng lựa chọn cho vay vớicác phương án kinh doanh có tính khả thi, có hiệu quả Đồng thời, Ngân hàngcũng xác định được thời gian cho vay, số tiền cho vay phù hợp và các điềukhoản ràng buộc trong giải ngân, quản lý tín dụng…

1.2.2.2.2 Phân tích dự án đầu tư

Phân tích (thẩm định) dự án đầu tư là việc tiến hành nghiên cứu, phântích một cách khách quan, toàn diện tất cả các nội dung kinh tế - kỹ thuật củadự án Qua đó, Ngân hàng có thể nhận định một cách chính xác về khả năngsinh lợi và trả nợ của một dự án

+ Thẩm định các thủ tục pháp lý của dự án: Phải đảm bảo rằng dự ánđược lập, triển khai thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật hiệnhành

+Thẩm định sự cần thiết của dự án: Dự án chỉ thực sự có hiệu quả khi nómang lại lợi ích hay có những đóng góp nhất định cho chủ đầu tư, sự tăng

Trang 35

trưởng kinh tế của địa phương, ngành… Về cơ bản, dự án đầu tư được coi làcần thiết nếu nó xuất phát từ cân đối cùng – cầu trên thị trường hoặc địnhhướng phát triển ngành, địa phương

+Thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu: Doanh nghiệptính toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận dựa trên những giả định về thịtrường Do vậy, độ chính xác trong ước lượng doanh thu phụ thuộc nhiều vàonhững thông số giả định này Nói chung, cần thẩm định kỹ càng các giả địnhcủa doanh nghiệp về:

- Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế- Dự báo tỷ lệ lạm phát

- Dự báo tỷ giá hối đoái, kim ngạch xuất nhập khẩu- Dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm của dự án,- Dự báo về thị phần của doanh nghiệp

+Thẩm định tổng vốn đầu tư, phương án nguồn vốn: Tổng mức vốn đầutư của dự án là toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và vận hành dự án Cónhiều phương pháp xác định tổng vốn đầu tư, tuy nhiên Ngân hàng cần quantâm xem liệu sau khi nhận tín dụng, khách hàng đã có đủ nguồn vốn cần thiếtđể đầu tư cho dự án hay chưa

+Thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án: Hiệu quảtài chính của dự án được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về kinh tế - tài chínhcủa dự án Để xác định được các chỉ tiêu này, cần thực hiện những bước sau:

- Xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án, cơ cấu nguồn vốn- Xác định khả năng huy động công suất thiết kế của dự án

- Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng giai đoạn của dự án, xác địnhdòng tiền của dự án Cần đặc biệt lưu ý tới dòng tiền, bởi lợi nhuận khôngphản ánh chính xác thời điểm thu và chi tiền của dự án, nên cũng không thểhiện chính xác tổng lợi ích của dự án theo thời giá tiền tệ

Nội dung này được tính toán thông qua doanh thu dự tính từ hoạt động

Trang 36

của dự án, chi phí sản xuất dự kiến, nhu cầu vốn lưu động và lãi vay vốn lưuđộng Dòng tiền của dự án có thể được xác định theo phương pháp gián tiếphoặc trực tiếp

- Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án, bao gồm giá trị hiện tại ròng(NPV), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), điểm hòa vốn và tỷ số khả năng trả nợ

+Thẩm định độ nhạy của dự án: Đầu tư dự án là hoạt động dài hạn, nênkhó có thể dự báo một cách chính xác tuyệt đối những yếu tố tác động đến kếtquả dự án Muốn đánh giá độ biến động của những kết quả ước lượng trướctác động của các yếu tố khách quan, người ta có thể thẩm định độ nhạy của dựán

Dự án được đánh giá có độ an toàn cao, khi nó vẫn đạt hiệu quả dùnhững nhân tố tác động thay đổi theo chiều hướng bất lợi Chỉ tiêu đơn giảnnhất để phân tích độ nhạy của dự án là độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên, theođó độ lệch chuẩn (hoặc hệ số biến thiên) càng thấp thì dự án có độ nhạy càngthấp, khiến độ an toàn cao hơn

1.2.2.3 Phân tích các bảo đảm tín dụng

Bảo đảm tín dụng là việc bên vay (hoặc bên bảo lãnh) dùng tài sản hoặcuy tín của mình để thế chấp/cầm cố cho Ngân hàng Trong trường hợp bên đivay không trả được nợ thì Ngân hàng có quyền thanh lý tài sản đó để thu hồinợ, hoặc yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay Tuy nhiên, để bảo đảm tín dụngphát huy hết vai trò là lá chắn cuối cùng chống đỡ rủi ro cho Ngân hàng, cànphải phân tích các bảo đảm tín dụng trước khi cho vay

1.2.2.3.1 Với bảo đảm tín dụng là tài sản

Nếu tài sản được đem ra làm bảo đảm tín dụng, cần phân tích các nộidung sau:

- Tính pháp lý của tài sản bảo đảm (có thuộc quyền sở hữu hợp pháp củabên vay hay không, có được phép chuyển nhượng hay không….)

- Tình trạng của tài sản (đã được thế chấp/cầm cố cho món vay nào khác

Trang 37

1.2.2.3.2 Với bảo đảm tín dụng là cam kết của bên bảo lãnh

Trong trường hợp này, bên bảo lãnh phải là tổ chức có uy tín, tiềm lựctài chính mạnh (Ngân hàng, Chính phủ….) Đồng thời Ngân hàng cũng phảiquan tâm tới các điều kiện ràng buộc trong cam kết bảo lãnh

1.2.3 Các tiêu chí để đánh giá chất lượng phân tích tín dụng của Ngânhàng thương mại

1.2.3.1Khái niệm về chất lượng phân tích tín dụng

Hoạt động phân tích tín dụng của Ngân hàng thương mại được coi làđảm bảo chất lượng khi nó đáp ứng được mục tiêu của phân tích tín dụng, tứclà xác định chính xác khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như dự đoánđược những rủi ro có thể xảy ra để từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa hợp lý.Nói cách khác, chất lượng phân tích tín dụng được thể hiện thông qua kết quảhoạt động cho vay của Ngân hàng Nếu một Ngân hàng thành công trong cáckhoản tín dụng, cũng có nghĩa là chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàngđó rất tốt (nhưng điều ngược lại chưa hẳn đúng, vì chất lượng phân tích tíndụng chỉ là một trong nhiều yếu tố cấu thành sự thành công trong hoạt độngtín dụng).

1.2.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng phân tích tín dụng1.2.3.2.1 Cơ sở để cấp tín dụng

Để đưa ra quyết định cho vay, Ngân hàng cần tìm hiểu kỹ lưỡng mụcđích sử dụng vốn vay của khách hàng, đánh giá hiệu quả của phương án vayvốn Đây là một trong những khâu quan trọng nhất, để từ đó Ngân hàng quyếtđịnh xem có cấp tín dụng hay không

Trang 38

Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng sẽ giúp cải thiện mức độ chínhxác của các đánh giá đó, tạo điều kiện để Ngân hàng đưa ra các quyết địnhcho vay có mức độ tin cậy cao, hạn chế rủi ro có thể xảy ra Ngoài ra, cán bộtín dụng cũng có thể tư vấn thêm cho khách hàng, giúp họ nhận thức rõ hơnvề các vấn đề xung quanh dự án, đem lại hiệu quả cao hơn nữa trong việc sửdụng vốn vay

1.2.3.2.2 Giảm thiểu rủi ro

Đương nhiên, mục tiêu của hoạt động phân tích tín dụng không phải làđể “bới móc”, tìm ra những điểm yếu của khách hàng Theo quan điểm ngânhàng hiện đại thì rủi ro tín dụng là khách quan, là không tránh khỏi trong hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng Chỉ có thể hạn chế, ngăn ngừa và làm giảmbớt tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra Phân tích tín dụng là công cụ then chốtđể hạn chế, quản lý rủi ro tín dụng

1.2.3.2.3 Vì sự phát triển bền vững

Những quyết định cấp tín dụng đúng đắn giúp Ngân hàng không bỏ lỡ cơhội phát triển và hợp tác với những khách hàng tiềm năng, đồng thời cũngkhông khiến Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng Chất lượng phân tíchtín dụng cao sẽ giúp Ngân hàng cấp tín dụng đúng người, đúng việc, góp phầnkích thích nền kinh tế phát triển thông qua sự tăng trưởng của doanh nghiệp.Từ góc nhìn vĩ mô, “sức khỏe” của nền kinh tế và hệ thống tài chính sẽ ổnđịnh hơn nếu như không xảy ra hiện tượng bong bóng tín dụng Điều này cóthể đạt được nếu có chất lượng phân tích tín dụng tốt

1.2.3.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng1.2.3.3.1 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng

Chất lượng tín dụng của Ngân hàng là kết quả sau một loạt các khâutrong quy trình tín dụng, từ lập hồ sơ vay vốn, phân tích tín dụng cho đến giảingân, thu nợ Do đó, chất lượng tín dụng chính là thước đo để đánh giá hiệuquả của các khâu trong quy trình tín dụng, trong đó có chất lượng phân tích

Trang 39

Theo quy định tại điều 2 – QĐ 493/2005 của Ngân hàng Nhà nước,” nợxấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7Quy định này Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tíndụng của tổ chức tín dụng.”

Dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ càng lớn chứng tỏ chất lượng tíndụng, phân tích tín dụng của Ngân hàng càng kém

+Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn: Là những khoản nợ mà khách hàngkhông có khả năng thanh toán gốc hoặc lãi đúng hạn Khoản vay bị quá hạnchứng tỏ Ngân hàng đã đánh giá sai về khả năng trả nợ của khách hàng, hoặcdự báo sai về thời điểm khách hàng nhân được luồng tiền Như vậy, thể hiệnchất lượng phân tích tín dụng thấp

Dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ càng lớn chứng tỏ chấtlượng tín dụng, phân tích tín dụng của Ngân hàng càng kém

1.2.3.3.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng thể hiện mức độ mở rộng qui mô cho vaycủa Ngân hàng Nếu phân tích tín dụng được thực hiện tốt, chính xác thì sẽgiúp Ngân hàng mở rộng các khoản cho vay và ngược lại

Tất nhiên, cũng phải xét đến trường hợp Ngân hàng làm sai quy trình,vẫn cấp tín dụng cho dù chưa hoàn thành quá trình phân tích tín dụng

1.2.3.3.3 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Lợi nhuận từ tín dụng sẽ tăng khi Ngân hàng mở rộng tín dụng với cáckhách hàng tốt, có khả năng hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn cho Ngân

Trang 40

hàng Cơ sở để Ngân hàng lựa chọn khách hàng tốt chính là chất lượng phântích tín dụng, do đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cũngphản ánh chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng

1.2.3.3.4 Dự phòng rủi ro tín dụng

Dựa trên mức độ rủi ro của từng khoản nợ mà Ngân hàng trích lập dựphòng rủi ro Độ rủi ro của các khoản tín dụng tỷ lệ thuận với số tiền dựphòng rủi ro mà Ngân hàng phải trích, vì vậy nếu số dự phòng phải trích thấpthì cũng có nghĩa là các khoản tín dụng của Ngân hàng có độ rủi ro thấp Nóicách khác, chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng là đạt yêu cầu

1.2.4 Mối quan hệ giữa phân tích và quản lý tín dụng

Phân tích và quản lý tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lạitương hỗ lẫn nhau Đây cũng là hai nội dung chính, quan trọng trong hoạtđộng tin dụng của ngân hàng.

Tác động của phân tích tín dụng đến quản lý tín dụng

Phân tích tín dụng tốt sẽ là cơ sở để ngân hàng có thể quản lý tốt hoạtđộng tín dụng của mình Cụ thể, hoạt động phân tích sẽ giúp đánh giá cáckhoản tín dụng nào là có chất lượng, an toàn, hiệu của để ngân hàng đầu tưđồng thời loại trừ các khoản tín dụng rủi ro cao có nguy cơ mất vốn Dựa trêncơ sở đánh giá đó, nhà quản lý có thể quyết định các khoản tín dụng nào đượcphép cho vay và khoản nào không, từ đó giúp nâng cao hiệu quả quản lý tíndụng của Ngân hàng.

Tác động của quản lý tín dụng đến phân tích tín dụng

Ngược lại, quản lý tín dụng tốt sẽ giúp tạo ra một cơ sở dữ liệu về cáckhách hàng hoặc các khoản tín dụng có chất lượng, từ đó nếu Ngân hàng cầntiến hành phân tích có thể dựa vào các thông tin đó để có một cái nhìn tổng quanbao quát về tổ chức, doanh nghiệp cần vay vốn và đưa ra quyết định tốt nhất.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích và quản lý tíndụng cuả ngân hàng thương mại

1.3.1 Nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3 Tình hình hoạt động - Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Vietinbank Chương Dương
2.1.3 Tình hình hoạt động (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w