LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài. Đường lối phát triển kinh tế của Việt nam hiện nay là con đường phát triển toàn diện về cả kinh tế và xã hội. Đó cũng chính là con đường đặt ra cho một huyện địa phương như huyện Quỳnh Lưu- tỉnh Nghệ an. Tuy vậy, vào giai đoạn hội nhập kin tế toàn cầu và Việt nam đang trong thời kỳ phấn đấu để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế các nước phát triển khác trên thế giới, cho nên mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt lên trước mục tiêu phát triển công bằng xã hội. Nền kinh tế huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ an cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó của đất nước. Trong thời gian vừa qua, kinh tế huyên Quỳnh lưu- tỉnh Nghệ an đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Nhưng do nhiều yếu tố khách quan như xuất phát điểm thấp, dân số đông nên dù tốc đọ tăng trưởng khá cũng chưa làm thay đổi tình hình kinh tế của huyện một cách rõ nét, thu nhập bình quân đầu người con thấp. Do đó, vấn đê cấp thiết đặt ra đối với huyện Quỳnh Lưu là phải nhanh chóng đưa ra các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là bước vô cùng quan trọng nhằm nâng cao đời sống của người dân dân địa phương cũng như giúp nâng cao vị thế của huyện. Và đó cũng chính là lý do em chọn đề tài: “ Giai pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Quỳnh Lưu – tinh Nghệ an đến năm 2015” Nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu cả đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế - Chương 2: Đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế huyện Quỳnh lưu_Nghệ an giai đoạn 2005-2009 - Chương 3: Giai pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Quỳnh lưu đến năm 2015 Phương pháp nghiên cứu mà em sử dụng trong đề tài mình là: - Phương pháp phân tích - Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu - Phương pháp duy vật biện chứng Giới hạn nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tăng trưởng kinh tế - Phạm vi nghiên cứu: Tăng trưởng kinh tế ở huyện Quỳnh Lưu- tỉnh Nghệ an năm 2005-2009 Do kiến thức chuyên môn còn trong giai đoạn hoàn thiện và kiến thức thực tế còn hạn chế- chưa phong phú nên trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này em còn gặp nhiều thiếu sót không tránh khỏi trong chuyên đề của mình. Vì vậy em rất mong sự góp ý, ý kiến đánh giá của các thầy cô để khắc phục, hạn chế các sai sót trong kiến thức của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ Phạm Thành Hưng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này! Hà nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thanh Thu