Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

94 815 0
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đường lối kinh tế của Việt Nam là con đường phát triển toàn diện: tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội

LỜI MỞ ĐẦU d TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đường lối kinh tế của Việt Nam là con đường phát triển toàn diện: tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Đó cũng là con đường đặt ra cho một huyện địa phương như huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định. Tuy vậy, vào giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, và Việt Nam đang ở trong thời kỳ phấn đấu để đuổi kịp kinh tế của các nước phát triển trên thế giới, thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt lên trước mục tiêu phát triển xã hội. Nền kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định cũng không nằm ngoài quy luật phát triển của đất nước. Giai đoạn vừa qua, kinh tế của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định có tốc độ tăng trưởng khá, tăng trưởng năm sau cao hơn cao hơn năm trước. Nhưng do nền kinh tế của huyện có bước xuất phát điểm thấp, nên sự tăng trưởng khá như trên chưa làm thay đổi lớn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, GDP bình quân đầu người của huyện chưa cao, huyện vẫn còn được xếp là một trong những địa phương có thu nhập thấp của Việt Nam và của tỉnh Nam Định. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với huyện Xuân Trường hiện nay là nhanh chóng đưa ra các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là một bước quan trọng nhằm nâng cao đời sống của người dân, cũng như nâng cao vị thế của huyện. Đó cũng là lý do khiến em chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015”. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung. - Chương 2: Đánh giá tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 - 2008 - Chương 3: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu mà em đã sử dụng trong đề tài của mình là: - Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp biện chứng duy vật. - Phương pháp so sánh chi phí - lợi ích. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Tăng trưởng kinh tế - Phạm vi nghiên cứu: tăng trưởng kinh tếhuyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định giai đoạn 2005-2008. Do kiến thức chuyên môn đang trong giai đoạn hoàn thiện, kiến thức thực tế chưa nhiều, nên trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu em còn gặp nhiều thiếu sót không tránh khỏi trong chuyên đề của mình. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, ý kiến đánh giá của các thầy các cô để hạn chế các sai sót trong kiến thức của mình. Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp này! Hà Nội, tháng 4 – 2009 Sinh viên Hà Thị Thu Thuỷ Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Bản chất của tăng trưởng 1.1.1. Khái niệm, bản chất của tăng trưởng - Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). - Biểu hiện của tăng trưởng: sự gia tăng này được biểu hiện bằng cả con số tuyệt đối và số tương đối. + Số tuyệt đối: thể hiện quy mô của sự tăng trưởng =∆ Y Y 0 – Y 1 ( ∆ Y: Quy mô tăng trưởng của năm hiện tại Y 0 : Sản lượng của năm liền trước Y 1 : Sản lượng của năm hiện tại) + Số tương đối: thể hiện tốc độ của sự tăng trưởng = g 0 Y Y ∆ ( ∆ Y: Quy mô tăng trưởng của năm hiện tại Y 0 : Sản lượng của năm liền trước) Theo nghị định số 92/2006 ngày 7/9/2006 về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ nước Việt Nam, tại mục 4 về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội câp huyện, quy định tốc độ tăng trưởng kinh tế của một huyện được tính theo giá trị sản xuất GO. Tức là: ∆ Y = GO 1 – GO 0 ( ∆ Y: Quy mô tăng trưởng) g = 0 GO Y ∆ (GO 1 : Giá trị sản xuất của năm hiện tại GO 0 : Giá trị sản xuất của năm liền trước) Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Như vậy ta thấy bản chất của tăng trưởng được thể hiện như sau: + Trước hết, tăng trưởng thể hiện và phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Thông qua các con số so sánh tuyệt đối và tương đối, ta biết được sự gia tăng hay giảm đi của tổng sản lượng nền kinh tế quốc dân. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là một chỉ tiêu hữu ích để đánh giá tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia. Nếu tốc độ tăng trưởng chậm, có thể đánh giá là nền kinh tế đó đang có biểu hiện chững lại, cần phải có các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ta cũng có thể đánh giá tăng trưởng kinh tế giữa các nền kinh tế với nhau, tuy nhiên cần phải kết hợp với nhiều chỉ tiêu khác nhau, đặc biệt là quy mô của nền kinh tế. Ví dụ: Năm 2007, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là khoảng 8,5% trong khi đó tốc độ tăng trưởng của Mỹ chỉ khoảng 2,2%. Tuy nhiên, tổng GDP của Mỹ ở mức hơn 13 nghìn tỷ USD trong khi đó của Việt Nam mới là khoảng 1 nghìn tỷ USD. Như vậy, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế là chỉ tiêu phù hợp để so sánh giữa các nền kinh tế có quy mô tương tự nhau, ta có thể dùng chỉ tiêu này để so sánh sự phát triển kinh tế giữa các vùng, tỉnh trong một quốc gia. + Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng còn là tiền đề của phát triển kinh tế. Thật vậy: Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện trình độ mở rộng quy mô sản lượng và tiềm lực sản xuất của nền kinh tế. Nếu tốc độ tăng trưởng được đánh giá là nhanh và ổn định (so với quy mô nền kinh tế) thì ta có thể đưa ra nhận xét trong giai đoạn này, nền kinh tế đó có khả năng mở rộng tiềm lực sản xuất cao, và ngược lại nếu tốc độ tăng trưởng thấp, thậm chí là giảm phát là biểu hiện không tốt của một nền kinh tế. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Thứ hai, tăng trưởng kinh tế còn thể hiện khả năng nâng cao mức sống và khả năng tích luỹ cho đầu tư mở rộng sản xuất. Tốc độ tăng trưởng tích cực, nghĩa là tổng thu nhập của nền kinh tế cũng gia tăng tích cực, tương ứng là thu nhập bình quân đầu người gia tăng, vì vậy mức sống của người dân cũng được nâng lên theo đó. Thu nhập tăng nên các khoản tiết kiệm của nền kinh tế cũng tăng, nâng cao khả năng tích luỹ, ảnh hưởng thuận lợi cho đầu tư mở rộng sản xuất. Thứ ba, tăng trưởng kinh tế còn liên quan mật thiết đến nhiều mặt của tái sản xuất xã hội như: sản lượng, việc làm, giá cả, lạm phát, sự biến đổi cơ cấu kinh tế, tỷ giá cũng như quan hệ kinh tế đối ngoại,… Ví dụ: tăng trưởng có mối quan hệ chặt chẽ với lạm phát P AD AS: Tổng cung AS AD: Tổng cầu P 1 Y: Sản lượng P 0 P: Giá cả Y Y 0 Y 1 - Hình 1.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát- Khi sản lượng tăng từ Y 0 lên Y 1 , giá cả tăng từ P 0 lên P 1 , là biểu hiện của hiện tượng lạm phát. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế - Liên hệ với kinh tế huyện 1.1.2.1. Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross output) - Khái niệm: Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross output) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. - Cách tính: có hai cách để xác định chỉ tiêu GO: + Cách thứ nhất: GO = ∑ Doanh thu bán hàng các từ cách đơn vị, các ngành trong nền kinh tế quốc dân. + Cách thứ hai: GO = IC – VA (IC: Chi phí trung gian VA: giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ) * Trong phạm vi một huyện, giá trị sản xuất GO được tính bằng tổng giá trị sản xuất của tất cả các ngành kinh tế quốc dân trong huyện. GO của một huyện = ∑ GO i (GO i : giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong huyện). Ở cấp huyện, việc tính chỉ tiêu GO gặp không ít khó khăn, đối với nhiều ngành kinh tế, nhất là các ngành kinh tế dịch vụ, trong phạm vi một huyện rất khó để trong việc thu thập số liệu. Đặc biệt một số lĩnh vực phải do cấp tỉnh tính toán và phân bổ cho cấp huyện, thành phố hoặc huyện cần phải phối hợp chặt chẽ với cấp trên để tính toán. Tuy vậy, giá trị sản xuất GO vẫn là chỉ tiêu thiết thực trong tăng trưởng kinh tế của huyện, bởi muốn xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện cần dựa vào chỉ tiêu giá trị sản xuất GO này. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.1.2.2. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP – Gross domestic product) - Khái niệm: Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP – Gross domestic product) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. - Cách tính: + Tính theo phương pháp sản xuất: GDP được xác định bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong nền kinh tế. VA = ∑ (VA i ) VA: Giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế. VA i : Giá trị gia tăng của ngành i. VA i = GO i – IC i GO i : Tổng giá trị sản xuất IC i : Chi phí trung gian của ngành i + Tính theo phương pháp thu nhập: GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu. Các khoản thu nhập được xác định vào GDP: - Thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W) - Thu nhập của người có đất cho thuê (R) - Thu nhập của người có tiền cho vay (I n ) - Thu nhập của người có vốn (P r ) - Khấu hao vốn cố định (D p) ) - Thuế kinh doanh (T i ) GDP = W + R + I n + P r + D P + T I Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 + Tính theo phương pháp chi tiêu: GDP là tổng chi tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C), chi tiêu của Chính phủ (G), đầu tư tích lũy tài sản (I) và chi tiêu qua thương mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X-M). GDP = W + R + I n + P r + D p + T t * Trong phạm vi một huyện, giá trị gia tăng VA được tính bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành kinh tế quốc dân trong huyện. VA một huyện = ∑ VA i (VA i : Giá trị gia tăng của các ngành kinh tế trong huyện) Tổng sản phẩm hay tổng giá trị gia tăng của một huyện là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, có thể coi đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, thường dùng để đánh giá tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả của đồng vốn, các cân đối lớn của nền kinh tế huyện. 1.1.2.3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross national income) - Khái niệm: Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross national income) là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. - Cách tính: GNI bao gồm các khoản thu nhập và phân phối lại thu nhập, đầu tư có tính đến cả các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài. GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.1.2.4. Thu nhập quốc dân (NI- National Income) - Khái niệm: Thu nhập quốc dân (NI- National Income) là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. - Cách tính: NI = GNI - D p (G p : khấu hao vốn cố định của nền kinh tế) 1.1.2.5. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI – National Disposable Income) - Khái niệm: NDI – National Disposable Income phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời kỳ nhất định, thời là một năm. - Cách tính: NDI = NI + chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài. 1.1.2.6. Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) Đây là chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tếtính đến ảnh hưởng của sự thay đổi dân số, bởi nó được xác định như sau GNI/người = n GNI (GNI: tổng thu nhập quốc dân n: dân số của địa phương đó) Thu nhập bình quân đầu người là tiền đề thể hiện sự nâng cao mức sống dân cư, và nó cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức sống của người dân. Thông qua chỉ tiêu này, ta có thể so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia, vùng, địa phương với nhau. Từ đó có rút ra được kết luận về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế đó. Vì vậy có thể khẳng định, chỉ tiêu này cũng thể hiện sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 * Huyện là một đơn vị kinh tế nhỏ, sẽ hạn chế rất lớn về mặt thu thập số liệu, do đó trên phạm vi của một huyện không sử dụng các chỉ tiêu tổng thu nhập quốc dân GNI, thu nhập quốc dân sử dụng NI, GNI/người, bởi các chỉ tiêu này có sự bao quát và đòi hỏi phải tính toán ở quy mô lớn. Do đó, ở phạm vi kinh tế huyện, chỉ tiêu tổng sản phẩm trong vùng GDP được sử dụng để xác định tổng thu nhập của huyện. * Trong phạm vi một huyện, thu nhập bình quân đầu người được tính trên theo giá trị GDP, nghĩa là: GDP bình quân đầu người = n GDP (GDP: GDP của huyện N: dân số của huyện) Thông thường, chỉ tiêu tổng thu nhập và chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Sự khác nhau này mang một ý nghĩa kinh tế quan trọng. Sở dĩ có sự khác nhau giữa tốc độ tăng của hai chỉ tiêu này là do sự thay đổi dân số của một huyện. Mà nguyên nhân của sự thay đổi dân số là do thay đổi tự nhiên, thay đổi cơ học, di chuyển dân số, lao động giữa các huyện, giữa các vùng,… Vì vậy, thông qua sự khác nhau giữa hai chỉ tiêu trên, ta có thể đánh giá được sự di chuyển dân số cơ học của một huyện, từ đó có những đánh giá nhất định về sự thay đổi về mặt cơ học của số lượng lao động trong vùng. Ngoài ra, trong phạm vi kinh tế của một huyện còn sử dụng chỉ sô thu nhập bình quân trên một lao động Thu nhập bình quân một lao động = L GDP (L: số lao động tham gia của huyện) Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 [...]... triển kinh tế của huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định có nhiều điểm để các huyện khác trong tỉnh, nhất là huyện Xuân Trường áp dụng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng tới đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HUYỆN XUÂN TRƯỜNG - TỈNH NAM ĐỊNH THỜI GIAN QUA 2.1 Đánh giá tăng trưởng kinh. .. Nam, thì vai trò của Nhà nước càng to lớn Có thể khẳng định, nhìn chung hiện nay, chưa có chủ thể tư nhân nào đủ khả năng tin cậy để có thể thay thế nhà nước hoàn toàn trong quản lý kinh tế cả 1.3 Kinh nghiệm thành công trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tếhuyện Nam Trực - tỉnh Nam Định 1.3.1 Thành tựu trong tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện Vụ Bản Trong giai đoạn 2005 -2 008, nền kinh tế của huyện. .. phố Nam Định Huyện Mỹ Lộc Huyện Vụ Bản Huyện Ý Yên Huyện Nghĩa Hưng Huyện Nam Trực Huyện Trực Ninh Huyện Xuân Trường Huyện Giao Thuỷ Huyện Hải Hậu 29 1,617 498 0,669 635 0,589 567 2,246 685 0,858 485 2,46 524 1,72 418 3,378 500 0,705 480 0,793 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2007 Dựa vào bản số liệu ta thấy, huyện Nam Trực là một trong số những huyện có nền kinh tế khá phát triển ở trong tỉnh. .. cũng như định hướng cơ bản phát triển kinh t - xã hội trong từng thời kỳ là cần thiết 1.2.4.2 Vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Việt Nam theo quan điểm của lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại, do đó theo các nhà kinh tế học và quản lý kinh tế ở Việt Nam cho rằng Thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết các hoạt động kinh tế Do đó mọi hoạt động điều tiết nền kinh tế đều nhằm... tiêu tăng trưởng kinh tế cần đặc biệt quan tâm tới yếu tố thể chế chính trị - kinh tế - xã hội, tạo ra động lực kích thích mạnh mẽ tới đầu tư phát triển kinh tế Ở Việt Nam hiện nay, trong địa bàn kinh tế huyện, Nhà nước vẫn là chủ thể quản lý kinh tế uy tín và có ảnh hưởng chủ đạo tới phát triển kinh tế Do đó, yêu cầu đặt ra là cần phải tích cực hoàn thiện nhân tố thể chế chính trị - kinh tế - xã hội... với tăng trưởng kinh tế 1.2.4.1 Các quan điểm về vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế * Quan điểm cổ điển: - Đây là quan điểm xuất phát từ các mô hình kinh tế cổ điển: mô hình của Adam Smith (172 3-1 790), David Ricardo (177 2-1 823), mô hình Tân cổ điển - Vai trò của Chính phủ với tăng trưởng kinh tế theo quan điểm cổ điển: Theo quan điểm này Chính phủ có vai trò hạn chế với tăng trưởng kinh tế. .. ngành + Cơ cấu vùng kinh tế + Cơ cấu thành phần kinh tế + Cơ cấu khu vực thể chế + Cơ cấu tái sản xuất + Cơ cấu thương mại quốc tế - Cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp và khá sâu sắc đến quá trình tăng trưởng kinh tế Thật vậy, một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ đem đến các cơ hội sau: Thứ nhất, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội Vì cơ cấu kinh tế hợp lý, nghĩa là... tố đầu vào, tốc độ tăng trưởng của chúng,… đều có thể xác định được Vì vậy, ta có thể sử dụng mô hình này đề phân tích tác động của các nhân tố đến tăng trưởng kinh tế của huyện, để biết được đối với kinh tế của huyện đó thì nhân tố nào là quan trọng nhất, từ đó có mục tiêu và giải pháp hiệu quả, tập trung vào nhân tố có tác động mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện - Mô hình Harrod –... thế bằng các yếu tố khác Tuy nhiên, đối với nền kinh tế trong phạm vi huyện, vốn sản xuất vẫn đóng vai trò là yếu tố quan trọng với tăng trưởng kinh tế, vì vậy, khi đưa ra các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện, giải pháp đầu tiên đưa ra là giải pháp về huy động và sử dụng vốn * Lao động (L): được xét ở khía cạnh chất lượng và số lượng Theo định nghĩa của giáo trình KTPT (Nhà xuất bản lao... triển kinh tế * Quan điểm đề cao vai trò của Chính phủ - Đây là quan điểm của trường phái J.Maynard Keynes (1883 – 1946), quan điểm trong mô hình tăng trưởng kinh tế của K.Mark (1818 – 1883) - Vai trò của Chính phủ với tăng trưởng kinh tế theo quan điểm đề cao vai trò của Chính phủ: Theo các nhà kinh tế học thuộc trường phái này, chính sách của nhà nước có vai trò hết sức quan trọng với tăng trưởng kinh

Ngày đăng: 18/04/2013, 11:49

Hình ảnh liên quan

- Hình 1.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát- - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

Hình 1.1..

Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát- Xem tại trang 5 của tài liệu.
- Hình 1.2. Các nhân tố tác động trực tiếp tới tổng cung - - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

Hình 1.2..

Các nhân tố tác động trực tiếp tới tổng cung - Xem tại trang 19 của tài liệu.
- Hình 1.3. Các nhân tố tác động trực tiếp tới tổng cầu - - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

Hình 1.3..

Các nhân tố tác động trực tiếp tới tổng cầu - Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu về nông nghiệp, công nghiệp của huyện Nam Trực và các huyện khác trong tỉnh năm 2007 - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

Bảng 1.2..

Một số chỉ tiêu về nông nghiệp, công nghiệp của huyện Nam Trực và các huyện khác trong tỉnh năm 2007 Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.1. Dân số huyện Xuân Trường giai đoạn 2005 – 2008 - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

Bảng 2.1..

Dân số huyện Xuân Trường giai đoạn 2005 – 2008 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 2.2. Số học sinh phổ thông - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

Bảng 2.2..

Số học sinh phổ thông Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.4. Tỷ lệ nhu cầu lao động ở các ngành kinh tế trong huyện - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

Bảng 2.4..

Tỷ lệ nhu cầu lao động ở các ngành kinh tế trong huyện Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu về y tế trong năm 2007 và 2008 - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

Bảng 2.5..

Các chỉ tiêu về y tế trong năm 2007 và 2008 Xem tại trang 47 của tài liệu.
Dựa vào bảng số liệu ta thấy việc phòng chống và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ban đầu đã đạt kết quả khá tốt, kết quả này có tác  dụng trực tiếp tới chất lượng nguồn lao động của địa phương. - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

a.

vào bảng số liệu ta thấy việc phòng chống và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ban đầu đã đạt kết quả khá tốt, kết quả này có tác dụng trực tiếp tới chất lượng nguồn lao động của địa phương Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.6. Giá trị gia tăng và giá trị sản xuất của huyện Xuân Trường qua các năm Đơn vị  - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

Bảng 2.6..

Giá trị gia tăng và giá trị sản xuất của huyện Xuân Trường qua các năm Đơn vị Xem tại trang 53 của tài liệu.
* Tình hình đầu tư xâydựng cơ bản - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

nh.

hình đầu tư xâydựng cơ bản Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.8. Thu – chi ngân sách trên địa bàn huyện các năm - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

Bảng 2.8..

Thu – chi ngân sách trên địa bàn huyện các năm Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 2.9. Chỉ tiêu kinh tế chủ yếu ngành nông nghiệp huyện Xuân Trường qua các năm - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015

Bảng 2.9..

Chỉ tiêu kinh tế chủ yếu ngành nông nghiệp huyện Xuân Trường qua các năm Xem tại trang 57 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan