MỤC LỤC
Theo định nghĩa của giáo trình KTPT (Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội – 2005): Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. + Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, làm công việc nội trợ trong gia đình, hoặc là những người không có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác (nghỉ hưu trước tuổi nhà nước quy định). Các yếu tố tác động đến số lượng nguồn nhân lực: dân số, dân số đến tuổi lao động, dân số có khả năng lao động, luồng di cư,… Các yếu tố này đều có tác động làm tăng, giảm trực tiếp số lượng nguồn lao động. Vì vậy, các chính sách về dân số, di cư cũng là các chính sách đối với nguồn lao động của quốc gia hay địa phương đó. Nguồn nhân lực dồi dào tác động trực tiếp làm gia tăng sản lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên trong xu thế hiện nay, dưới ảnh hưởng của các nhân tố công nghệ cao, số lượng nguồn lao động không phải là yếu tố quyêt định tới tăng trưởng kinh tế. - Ở khía cạnh chất lượng nguồn lao động, ta xét đến các yếu tố sau. + Sức khỏe người lao động: yếu tố này lại phụ thuộc vào các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ, môi trường sinh hoạt cũng như điều kiện dinh dưỡng,.. + Trình độ người lao động: trình độ người lao động được xét đến ở đây không chỉ là trình độ văn hoá mà còn là trình độ chuyên môn, khả năng đáp ứng nhu cầu đối với lao động kỹ thuật cao trong điều kiện hiện nay. Yếu tố này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chất lượng của giáo dục. Giáo dục là cách thức để tăng tích luỹ vốn con người cho nền kinh tế. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng nguồn lao động, yêu cầu đặt ra là quan tâm đến công tác giáo dục của đất nước hay địa phương. + Tác phong công nghiệp, tính kỷ luật của người lao động: các nhà kinh tế đang ngày càng xem trọng yếu tố này. Vì thái độ của người lao động thể hiện. tính chuyên nghiệp của nền kinh tế, là yếu tố cần thiết và quan trọng để tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế. Chất lượng nguồn lao động còn được gọi là yếu tố vốn nhân lực, có vai trò ngày càng nâng lên trong tỷ trọng tác động tới tăng trưởng kinh tế, làm gia tăng năng suất lao động, chuyển đổi cơ cấu việc làm, từ đó gia tăng sản lượng của nền kinh tế. Các nước đang phát triển dần nhận thức được vị trí của yếu tố vốn nhân lực. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong việc tăng năng suất sản lượng nền kinh tế là nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đây cũng là vấn đề đặt ra đối với các khu vực kinh tế nhỏ như trên địa bàn một huyện, một địa phương. Trên địa bàn kinh tế huyện, chất lượng nguồn lao động hay yếu tố vốn nhân lực thưòng chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tăng trưỏng kinh tế, đòi hỏi cần có các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nguồn vốn nhân lực này. - Đất đai: luôn được xác định là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, do đó đất đai đóng vai trò chủ chốt đối với kinh tế của các nước đang phát triển vì ở các nước này, nông nghiệp thường chiếm một tỷ trọng khá lớn trong GDP. - Tài nguyên: là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thật vậy, tài nguyên là một trong những yếu tố đầu vào tiên quyết của nền sản xuất. Mặt khác, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các nước đang phát triển thường dựa vào xuất khẩu tài nguyên để nâng cao khả năng tích luỹ của minh, thúc đẩy sản xuất. Xét trên phạm vi toàn thế giới, nếu không có tài nguyên, đất đai sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Vì thế, sử dụng. và khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý là vấn đề thách thức đặt ra đối với mọi nền kinh tế. Đối với các huyện, thì nền kinh tế càng phụ thuộc sâu sắc vào tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên đất do đặc điểm ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, do đó cần có chính sách quan tâm đúng đắn và hợp lý với vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Công nghệ kỹ thuật bao gồm: những thành tựu kiến thức và sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu vào các hoạt động, lĩnh vực của nền kinh tế. Chúng ta cần hiểu yếu tố này đầy đủ theo ý nghĩa ở trên. Yếu tố công nghệ kỹ thuật tác động đến tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Yếu tố công nghệ góp phần làm gia tăng tác động của các yếu tố khác đến tăng trưởng kinh tế, tác động mạnh mẽ đến quá trình tăng năng suất lao động, nâng cao sản lượng của nền kinh tế. Trong điều kiện hiện đại, chúng ta không thể phủ nhật, công nghệ kỹ thuật có tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng kinh tế. Dưới tác động thần kỳ của công nghệ, nhiều nền kinh tế đã thay đổi đến chóng mặt. Bảng số liệu dưới đây thể hiện sự đóng góp ngày càng cao của nhân tố công nghệ, hay còn được gọi là nhân tố TFP vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Tên nước Tốc độ tăng trưởng GDP. Đóng góp của. Vốn vật chất Vốn con người TFP Hàn Quốc. Nguồn: Giáo trình KTPT. Nhìn chung, đối với, nền kinh tế huyện, nhân tố khoa học công nghệ chưa được đánh giá là hiện đại và có tác động mạnh mẽ nhất đến tăng trưởng kinh tế của huyện. Tuy vậy, tác động ngày càng lớn của nhân tố này là không thể phủ nhận được. Vì vậy, xu hướng chung của các huyện hiện nay là tích cực. đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ cơ bản, để tận dụng những tác động kỳ diệu của “chiếc đũa thần kỳ” này đối với sự phát triển kinh tế. *Phân tích tác động của các nhân tố K, L, R, T tới tổng cung - Hàm sản xuất Cobb – Douglas. Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng như sau:. Sau khi biến đổi hàm trên, ta thiết lập được mối quam hệ theo tốc độ tăng trưởng của các biến số:. t: phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ). Dựa vào mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và các yếu tố đầu vào như trên, ta rút ra những kết luận sau:. Đây được xem là tác động theo chiều rộng. - t: là tỷ lệ đóng góp của nhân tố khoa học công nghệ trong tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cách thức tác động của T khác với các nhân tố còn lại, và được các nhà kinh tế học gọi là tác động theo chiều sâu. Trên phạm vi kinh tế của một huyện, các số liệu cần thiết như tỷ trọng các nhân tố đầu vào, tốc độ tăng trưởng của chúng,… đều có thể xác định được. Vì vậy, ta có thể sử dụng mô hình này đề phân tích tác động của các nhân tố đến tăng trưởng kinh tế của huyện, để biết được đối với kinh tế của huyện đó thì nhân tố nào là quan trọng nhất, từ đó có mục tiêu và giải pháp hiệu quả, tập trung vào nhân tố có tác động mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện. Mô hình Harrod – Domar đưa ra công thức thể hiện mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư như sau:. ∆Y: quy mô gia tăng sản lượng của nền kinh tế).
Sự phát triển không đồng đều còn ảnh hưởng không tốt đến kinh tế dưới hình thức các thành phần kém phát triển sẽ làm trì trệ, cản trở sự phát triển của các thành phần phát triển hơn, làm chậm lại quá trình phát triển của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ta bỏ qua kết cấu dân tộc của một huyện, vì thành phần dân tộc cũng ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm văn hoá xã hội, các thể chế chính trị cần phải tiến hành ở địa phương đó, là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế.
Thật vậy, ta có thể lấy ví dụ ở các nước phát triển, khi các nước này chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng: giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, công nghiệp hoá hiện đại hoá làm tiền đề và cơ sở để sản xuất trong tất cả các lĩnh vực phát triển, hơn thế phân công lao động cũng dần đạt tới trình độ chuyên môn cao, đưa nền kinh tế tăng trưởng mạnh và ổn định. Thứ tư, nếu cơ cấu kinh tế theo đúng xu hướng tích cực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế đó nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, vì bắt kịp được nhịp độ thay đổi của nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Đó chính là sự tác động qua lại giữa tổng cung và tổng cầu, tạo nên các mức giá, sản lượng, việc làm, thậm chí là lạm phát,… Và sự tác động qua lại này là tiền đề để giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế: sản xuất cái gì, sàn xuất cho ai, sản xuất như thế nào. Qua các thời kỳ, Nhà nước ta đã điều chỉnh, đưa ra cũng như sửa đổi hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với đặc điểm thị trường, kinh tế - xã hội, nhằm đạt mục đích điều tiết nền kinh tế hiệu quả nhất.
Có thể khẳng định, nhìn chung hiện nay, chưa có chủ thể tư nhân nào đủ khả năng tin cậy để có thể thay thế nhà nước hoàn toàn trong quản lý kinh tế cả. Các hoạt động giải quyết việc làm cũng cũng được chú trọng, việc làm gia tăng cả về số lượng và chất lưọng, tăng thu nhập cho người lao động trong huyện.
Thật vậy, trong các chính sách về đầu tư, huyện đưa ra mục tiêu tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn; hoàn thiện các quy định không phù hợp với xu hướng hội nhập hoá hiện nay; có chế độ cải cách hành chính hợp lý, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Như vậy, mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định có nhiều điểm để các huyện khác trong tỉnh, nhất là huyện Xuân Trường áp dụng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng tới đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.
Thứ tư, giai đoạn vừa qua nền kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng: tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong. - Chất lượng nguồn nhân lực ở địa phương chưa thật sự đảm bảo nhu cầu của thị trường lao động, từ đó gây khó khăn cho quá trình giải quyết việc làm ở khu vực huyện, tạo ra một tỷ lệ lao động chưa có việc làm khá lớn, là một trở ngại không nhỏ cho quá trình tăng trưởng và phát triển của huyện.
- Đặc biệt chú trọng tới chất lượng của tăng trưởng: kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng với phát triển văn hóa xã hội – môi trường, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, quá trình xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân; phát triển bền vững, đảm bào hài hoà các yếu tố phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; việc phát triển kinh tế phải gắn liền với giữ gìn trật tự an ninh xã hội. Các hoạt động cần thực hiện để thúc đẩy hoạt động của làng nghề là: Hỗ trợ phát triển làng nghề: hỗ trợ vốn, chính sách chủ trương,… (chính phủ đã đưa chương trình “mỗi người một nghề” vào chương trình mục tiêu quốc gia); đào tạo nghề và hỗ trợ chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; hỗ trợ trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, hỗ trợ quảng bá các sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong địa phương.
Do trình độ còn hạn chế và thiếu sót nhiều về kinh nghiệm thực tế, trong quá trình làm chuyên đề, bài làm của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy các cô để có thể hoàn thiện kiến thức của mình hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng và các lãnh đạo, chuyên viên tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Nam Định đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên dề thực tập tốt nghiệp của mình.