Giai đoạn vừa qua, kinh tế của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định cótốc độ tăng trưởng khá, tăng trưởng năm sau cao hơn cao hơn năm trước.Nhưng do nền kinh tế của huyện có bước xuất phát đ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
d TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đường lối kinh tế của Việt Nam là con đường phát triển toàn diện: tăngtrưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội Đó cũng là con đường đặt
ra cho một huyện địa phương như huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định Tuyvậy, vào giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, và Việt Nam đang ở trong thời kỳphấn đấu để đuổi kịp kinh tế của các nước phát triển trên thế giới, thì mục tiêutăng trưởng kinh tế được đặt lên trước mục tiêu phát triển xã hội Nền kinh tếhuyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định cũng không nằm ngoài quy luật phát triểncủa đất nước
Giai đoạn vừa qua, kinh tế của huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định cótốc độ tăng trưởng khá, tăng trưởng năm sau cao hơn cao hơn năm trước.Nhưng do nền kinh tế của huyện có bước xuất phát điểm thấp, nên sự tăngtrưởng khá như trên chưa làm thay đổi lớn tình hình phát triển kinh tế - xã hộicủa huyện, GDP bình quân đầu người của huyện chưa cao, huyện vẫn còn đượcxếp là một trong những địa phương có thu nhập thấp của Việt Nam và của tỉnhNam Định Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với huyện Xuân Trường hiện nay là nhanhchóng đưa ra các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là một bước quantrọng nhằm nâng cao đời sống của người dân, cũng như nâng cao vị thế củahuyện
Đó cũng là lý do khiến em chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định đến năm 2015”.
Trang 2NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung.
- Chương 2: Đánh giá tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 - 2008
- Chương 3: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu mà em đã sử dụng trong đề tài của mình là:
- Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp biện chứng duy vật
- Phương pháp so sánh chi phí - lợi ích
GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Tăng trưởng kinh tế
- Phạm vi nghiên cứu: tăng trưởng kinh tế ở huyện Xuân Trường - tỉnhNam Định giai đoạn 2005-2008
Do kiến thức chuyên môn đang trong giai đoạn hoàn thiện, kiến thứcthực tế chưa nhiều, nên trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu em còn gặpnhiều thiếu sót không tránh khỏi trong chuyên đề của mình Vì vậy, em rấtmong nhận được sự góp ý, ý kiến đánh giá của các thầy các cô để hạn chế các
sai sót trong kiến thức của mình Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Tiến sỹ
Nguyễn Tiến Dũng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề tốt
nghiệp này!
Sinh viên
Hà Thị Thu Thuỷ
Trang 3CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Bản chất của tăng trưởng
1.1.1 Khái niệm, bản chất của tăng trưởng
- Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tếquốc dân trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)
- Biểu hiện của tăng trưởng: sự gia tăng này được biểu hiện bằng cả con
số tuyệt đối và số tương đối
+ Số tuyệt đối: thể hiện quy mô của sự tăng trưởng
Y0 – Y1 (Y: Quy mô tăng trưởng của năm hiện tại
Y0: Sản lượng của năm liền trước
Y1: Sản lượng của năm hiện tại)
+ Số tương đối: thể hiện tốc độ của sự tăng trưởng
(Y: Quy mô tăng trưởng của năm hiện tại
Y0: Sản lượng của năm liền trước)
Theo nghị định số 92/2006 ngày 7/9/2006 về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ nước Việt Nam, tại mục 4 về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội câp huyện, quy định tốc độ tăng trưởng kinh tế của một huyện được tính theo giá trị sản xuất GO Tức là:
Y = GO1 – GO0 (Y: Quy mô tăng trưởng)
g = (GO1: Giá trị sản xuất của năm hiện tại
GO0: Giá trị sản xuất của năm liền trước)
- Như vậy ta thấy bản chất của tăng trưởng được thể hiện như sau:
+ Trước hết, tăng trưởng thể hiện và phản ánh sự thay đổi về lượng củanền kinh tế Thông qua các con số so sánh tuyệt đối và tương đối, ta biết được
Trang 4sự gia tăng hay giảm đi của tổng sản lượng nền kinh tế quốc dân Quy mô vàtốc độ tăng trưởng là một chỉ tiêu hữu ích để đánh giá tăng trưởng và phát triểnkinh tế của một quốc gia Nếu tốc độ tăng trưởng chậm, có thể đánh giá là nềnkinh tế đó đang có biểu hiện chững lại, cần phải có các giải pháp để thúc đẩytăng trưởng kinh tế Ta cũng có thể đánh giá tăng trưởng kinh tế giữa các nềnkinh tế với nhau, tuy nhiên cần phải kết hợp với nhiều chỉ tiêu khác nhau, đặcbiệt là quy mô của nền kinh tế.
Ví dụ: Năm 2007, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là khoảng 8,5% trong
khi đó tốc độ tăng trưởng của Mỹ chỉ khoảng 2,2% Tuy nhiên, tổng GDP của
Mỹ ở mức hơn 13 nghìn tỷ USD trong khi đó của Việt Nam mới là khoảng 1nghìn tỷ USD
Như vậy, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế là chỉ tiêu phù hợp để so
sánh giữa các nền kinh tế có quy mô tương tự nhau, ta có thể dùng chỉ tiêu này
để so sánh sự phát triển kinh tế giữa các vùng, tỉnh trong một quốc gia
+ Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng còn là tiền đề của phát triển kinh tế Thậtvậy:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện trình độ mở rộng quy mô
sản lượng và tiềm lực sản xuất của nền kinh tế Nếu tốc độ tăng trưởng đượcđánh giá là nhanh và ổn định (so với quy mô nền kinh tế) thì ta có thể đưa ranhận xét trong giai đoạn này, nền kinh tế đó có khả năng mở rộng tiềm lực sảnxuất cao, và ngược lại nếu tốc độ tăng trưởng thấp, thậm chí là giảm phát làbiểu hiện không tốt của một nền kinh tế
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế còn thể hiện khả năng nâng cao mức sống và
khả năng tích luỹ cho đầu tư mở rộng sản xuất Tốc độ tăng trưởng tích cực,nghĩa là tổng thu nhập của nền kinh tế cũng gia tăng tích cực, tương ứng là thu
Trang 5nhập bình quân đầu người gia tăng, vì vậy mức sống của người dân cũng đượcnâng lên theo đó Thu nhập tăng nên các khoản tiết kiệm của nền kinh tế cũngtăng, nâng cao khả năng tích luỹ, ảnh hưởng thuận lợi cho đầu tư mở rộng sảnxuất.
Thứ ba, tăng trưởng kinh tế còn liên quan mật thiết đến nhiều mặt của tái
sản xuất xã hội như: sản lượng, việc làm, giá cả, lạm phát, sự biến đổi cơ cấukinh tế, tỷ giá cũng như quan hệ kinh tế đối ngoại,…
Ví dụ: tăng trưởng có mối quan hệ chặt chẽ với lạm phát
- Hình 1.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm
phát-Khi sản lượng tăng từ Y 0 lên Y 1 , giá cả tăng từ P 0 lên P 1 , là biểu hiện của hiện tượng lạm phát
Trang 61.1.2 Chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế - Liên hệ với kinh tế huyện
1.1.2.1 Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross output)
- Khái niệm: Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross output) là tổng giá trị sảnphẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc giatrong một thời kỳ nhất định, thường là một năm
- Cách tính: có hai cách để xác định chỉ tiêu GO:
+ Cách thứ nhất: GO = Doanh thu bán hàng các từ cách đơn vị, cácngành trong nền kinh tế quốc dân
+ Cách thứ hai: GO = IC – VA
(IC: Chi phí trung gian
VA: giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ)
* Trong phạm vi một huyện, giá trị sản xuất GO được tính bằng tổng giátrị sản xuất của tất cả các ngành kinh tế quốc dân trong huyện
GO của một huyện = GOi (GOi: giá trị sản xuất của các ngànhkinh tế trong huyện)
Ở cấp huyện, việc tính chỉ tiêu GO gặp không ít khó khăn, đối với nhiềungành kinh tế, nhất là các ngành kinh tế dịch vụ, trong phạm vi một huyện rấtkhó để trong việc thu thập số liệu Đặc biệt một số lĩnh vực phải do cấp tỉnhtính toán và phân bổ cho cấp huyện, thành phố hoặc huyện cần phải phối hợpchặt chẽ với cấp trên để tính toán Tuy vậy, giá trị sản xuất GO vẫn là chỉ tiêuthiết thực trong tăng trưởng kinh tế của huyện, bởi muốn xác định tốc độ tăngtrưởng kinh tế của huyện cần dựa vào chỉ tiêu giá trị sản xuất GO này
1.1.2.2 Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP – Gross domestic product)
- Khái niệm: Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP – Gross domestic
product) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt
Trang 7động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳnhất định, thường là 1 năm.
- Cách tính:
+ Tính theo phương pháp sản xuất: GDP được xác định bằng tổng giá trị
gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong nền kinh tế
VA = (VAi) VA: Giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế
VAi: Giá trị gia tăng của ngành i
VAi = GOi – ICi GOi: Tổng giá trị sản xuất
ICi: Chi phí trung gian của ngành i
+ Tính theo phương pháp thu nhập: GDP được xác định trên cơ sở các
khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu
Các khoản thu nhập được xác định vào GDP:
- Thu nhập của người có sức lao động dưới hìnhthức tiền công và tiền lương (W)
- Thu nhập của người có đất cho thuê (R)
- Thu nhập của người có tiền cho vay (In)
- Thu nhập của người có vốn (Pr)
- Khấu hao vốn cố định (Dp))
- Thuế kinh doanh (Ti)
GDP = W + R + In + Pr + DP + TI
+ Tính theo phương pháp chi tiêu: GDP là tổng chi tiêu dùng cuối cùng
của các hộ gia đình (C), chi tiêu của Chính phủ (G), đầu tư tích lũy tài sản (I) vàchi tiêu qua thương mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kimngạch nhập khẩu (X-M)
Trang 81.1.2.3 Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross national income)
- Khái niệm: Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross national income) làtổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của mộtnước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định
- Cách tính: GNI bao gồm các khoản thu nhập và phân phối lại thu nhập,đầu tư có tính đến cả các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nướcngoài
GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài
1.1.2.4 Thu nhập quốc dân (NI- National Income)
- Khái niệm: Thu nhập quốc dân (NI- National Income) là phần giá trị
sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhấtđịnh, thường là một năm
- Cách tính:
NI = GNI - Dp (Gp: khấu hao vốn cố định của nền kinh tế)
Trang 91.1.2.5 Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI – National Disposable Income)
- Khái niệm: NDI – National Disposable Income phần thu nhập của quốc
gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời kỳ nhất định,thời là một năm
- Cách tính:
NDI = NI + chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài
1.1.2.6 Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người)
Đây là chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế có tính đến ảnh hưởngcủa sự thay đổi dân số, bởi nó được xác định như sau
GNI/người = (GNI: tổng thu nhập quốc dân
n: dân số của địa phương đó)
Thu nhập bình quân đầu người là tiền đề thể hiện sự nâng cao mức sống
dân cư, và nó cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức sống của người dân.Thông qua chỉ tiêu này, ta có thể so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia,vùng, địa phương với nhau Từ đó có rút ra được kết luận về chất lượng tăngtrưởng của nền kinh tế đó
Vì vậy có thể khẳng định, chỉ tiêu này cũng thể hiện sự tăng trưởng bềnvững của nền kinh tế
* Huyện là một đơn vị kinh tế nhỏ, sẽ hạn chế rất lớn về mặt thu thập sốliệu, do đó trên phạm vi của một huyện không sử dụng các chỉ tiêu tổng thunhập quốc dân GNI, thu nhập quốc dân sử dụng NI, GNI/người, bởi các chỉ tiêunày có sự bao quát và đòi hỏi phải tính toán ở quy mô lớn Do đó, ở phạm vikinh tế huyện, chỉ tiêu tổng sản phẩm trong vùng GDP được sử dụng để xácđịnh tổng thu nhập của huyện
n GNI
Trang 10* Trong phạm vi một huyện, thu nhập bình quân đầu người được tính
trên theo giá trị GDP, nghĩa là:
GDP bình quân đầu người = (GDP: GDP của huyện
N: dân số của huyện)Thông thường, chỉ tiêu tổng thu nhập và chỉ tiêu thu nhập bình quân đầungười có tốc độ tăng trưởng khác nhau Sự khác nhau này mang một ý nghĩakinh tế quan trọng Sở dĩ có sự khác nhau giữa tốc độ tăng của hai chỉ tiêu này
là do sự thay đổi dân số của một huyện Mà nguyên nhân của sự thay đổi dân số
là do thay đổi tự nhiên, thay đổi cơ học, di chuyển dân số, lao động giữa cáchuyện, giữa các vùng,… Vì vậy, thông qua sự khác nhau giữa hai chỉ tiêu trên,
ta có thể đánh giá được sự di chuyển dân số cơ học của một huyện, từ đó cónhững đánh giá nhất định về sự thay đổi về mặt cơ học của số lượng lao độngtrong vùng
Ngoài ra, trong phạm vi kinh tế của một huyện còn sử dụng chỉ sô thunhập bình quân trên một lao động
Thu nhập bình quân một lao động = (L: số lao động tham gia
của huyện)Thông qua chỉ tiêu thu nhập bình quân trên một lao động, ta có thể đánhgiá được năng suất lao động của huyện đó Nhờ vậy, có thể biết được tính hiệuquả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện cũng như trình độ, chấtlượng của nguồn lao động
n GDP
L GDP
Trang 111.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế - Liên hệ với kinh tế mộthuyện
1.2.1 Nhân tố kinh tế
1.2.1.1 Các nhân tố tác động tới tổng cung
Y = F(K, L, R, T)
* Vốn (K): được xét ở giác độ vốn sản xuất
- Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiệntrực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ, bao gồm vốn cố định vàvốn lưu động
- Vốn sản xuất bao gồm: Công xưởng, nhà máy
Trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòngMáy móc thiết bị, phương tiện vận tải
Cơ sở hạ tầngTồn kho của tất cả các loại hàng hóa
- Tác động của vốn tới tăng trưởng kinh tế:
+ Vốn sản xuất là tiền đề cho các hoạt động sản xuất Thật vậy, côngxưởng, nhà máy, cơ sở hạ tầng,… là yếu tố đầu vào đầu tiên và vô cùng quantrọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế
+ Bên cạnh đó, vốn sản xuất còn phản ánh năng lực sản xuất của mộtnền kinh tế Thông qua chất lượng và trình độ hiện đại của vốn sản xuất, ta cóthể đánh giá năng lực sản xuất của một nền kinh tế là mạnh hay thiếu sức cạnhtranh, từ đó có thể đưa ra kết luận về tăng trưởng kinh tế là nhanh, chậm, ổnđịnh hay không
Trang 12+ Hơn nữa, ta thấy vốn sản xuất tác động đến đến tăng trưởng kinh tếtheo chiều rộng, nghĩa là khi yếu tố vốn sản xuất được tăng cường cả về mặt sốlượng và chất lượng, thì nền kinh tế đó cũng có sự gia tăng sản lượng
Ở các nước đang phát triển sự đóng góp của yếu tố vốn sản xuất vàotăng trưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên, hiện nay xuhướng này đang giảm dần, bởi sự tác động đó đã dần được thay thế bằng cácyếu tố khác Tuy nhiên, đối với nền kinh tế trong phạm vi huyện, vốn sản xuấtvẫn đóng vai trò là yếu tố quan trọng với tăng trưởng kinh tế, vì vậy, khi đưa racác giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện, giải pháp đầu tiên đưa ra làgiải pháp về huy động và sử dụng vốn
* Lao động (L): được xét ở khía cạnh chất lượng và số lượng
Theo định nghĩa của giáo trình KTPT (Nhà xuất bản lao động – xã hội,
Hà Nội – 2005): Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo
quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia laođộng và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làmviệc trong các ngành kinh tế quốc dân
Nguồn lao động được xét cả ở hai khía cạnh số lượng và chất lượng
- Như vậy, ở khía cạnh số lượng, lao động được hiểu là số lượng nguồnnhân lực tham gia vào quá trình sản xuất của nền kinh tế Nguồn lao động vềmặt số lượng bao gồm:
+ Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm
+ Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thấtnghiệp, đang đi học, làm công việc nội trợ trong gia đình, hoặc là những ngườikhông có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác (nghỉ hưutrước tuổi nhà nước quy định)
Trang 13Các yếu tố tác động đến số lượng nguồn nhân lực: dân số, dân số đếntuổi lao động, dân số có khả năng lao động, luồng di cư,… Các yếu tố này đều
có tác động làm tăng, giảm trực tiếp số lượng nguồn lao động Vì vậy, cácchính sách về dân số, di cư cũng là các chính sách đối với nguồn lao động củaquốc gia hay địa phương đó
Nguồn nhân lực dồi dào tác động trực tiếp làm gia tăng sản lượng củanền kinh tế Tuy nhiên trong xu thế hiện nay, dưới ảnh hưởng của các nhân tốcông nghệ cao, số lượng nguồn lao động không phải là yếu tố quyêt định tớităng trưởng kinh tế
- Ở khía cạnh chất lượng nguồn lao động, ta xét đến các yếu tố sau
+ Sức khỏe người lao động: yếu tố này lại phụ thuộc vào các dịch vụ y
tế, chăm sóc sức khoẻ, môi trường sinh hoạt cũng như điều kiện dinh dưỡng, + Trình độ người lao động: trình độ người lao động được xét đến ở đâykhông chỉ là trình độ văn hoá mà còn là trình độ chuyên môn, khả năng đáp ứngnhu cầu đối với lao động kỹ thuật cao trong điều kiện hiện nay Yếu tố này chịuảnh hưởng trực tiếp từ chất lượng của giáo dục Giáo dục là cách thức để tăngtích luỹ vốn con người cho nền kinh tế Vì vậy, muốn nâng cao chất lượngnguồn lao động, yêu cầu đặt ra là quan tâm đến công tác giáo dục của đất nướchay địa phương
+ Tác phong công nghiệp, tính kỷ luật của người lao động: các nhà kinh
tế đang ngày càng xem trọng yếu tố này Vì thái độ của người lao động thể hiệntính chuyên nghiệp của nền kinh tế, là yếu tố cần thiết và quan trọng để tăngcường tính cạnh tranh của nền kinh tế
Chất lượng nguồn lao động còn được gọi là yếu tố vốn nhân lực, có vaitrò ngày càng nâng lên trong tỷ trọng tác động tới tăng trưởng kinh tế, làm gia
Trang 14tăng năng suất lao động, chuyển đổi cơ cấu việc làm, từ đó gia tăng sản lượngcủa nền kinh tế Các nước đang phát triển dần nhận thức được vị trí của yếu tốvốn nhân lực Vì vậy, vấn đề đặt ra trong việc tăng năng suất sản lượng nềnkinh tế là nâng cao chất lượng nguồn lao động Đây cũng là vấn đề đặt ra đốivới các khu vực kinh tế nhỏ như trên địa bàn một huyện, một địa phương.
Trên địa bàn kinh tế huyện, chất lượng nguồn lao động hay yếu tố vốnnhân lực thưòng chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tăng trưỏng kinh
tế, đòi hỏi cần có các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nguồn vốnnhân lực này
* Tài nguyên, đất đai (R):
- Đất đai: luôn được xác định là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong sảnxuất nông nghiệp, do đó đất đai đóng vai trò chủ chốt đối với kinh tế của cácnước đang phát triển vì ở các nước này, nông nghiệp thường chiếm một tỷ trọngkhá lớn trong GDP
- Tài nguyên: là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyểndịch cơ cấu kinh tế Thật vậy, tài nguyên là một trong những yếu tố đầu vào tiênquyết của nền sản xuất Mặt khác, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển,các nước đang phát triển thường dựa vào xuất khẩu tài nguyên để nâng cao khảnăng tích luỹ của minh, thúc đẩy sản xuất
Xét trên phạm vi toàn thế giới, nếu không có tài nguyên, đất đai sẽ không
có sản xuất và cũng không có sự tăng trưởng, phát triển kinh tế Vì thế, sử dụng
và khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý là vấn đề thách thức đặt ra đối vớimọi nền kinh tế Đối với các huyện, thì nền kinh tế càng phụ thuộc sâu sắc vàotài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên đất do đặc điểm ngành
Trang 15nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, do đó cần có chínhsách quan tâm đúng đắn và hợp lý với vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyênthiên nhiên.
* Công nghệ kỹ thuật (T):
Công nghệ kỹ thuật bao gồm: những thành tựu kiến thức và sự áp dụngphổ biến các kết quả nghiên cứu vào các hoạt động, lĩnh vực của nền kinh tế.Chúng ta cần hiểu yếu tố này đầy đủ theo ý nghĩa ở trên
Yếu tố công nghệ kỹ thuật tác động đến tăng trưởng kinh tế theo chiềusâu Yếu tố công nghệ góp phần làm gia tăng tác động của các yếu tố khác đếntăng trưởng kinh tế, tác động mạnh mẽ đến quá trình tăng năng suất lao động,nâng cao sản lượng của nền kinh tế Trong điều kiện hiện đại, chúng ta khôngthể phủ nhật, công nghệ kỹ thuật có tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởngkinh tế Dưới tác động thần kỳ của công nghệ, nhiều nền kinh tế đã thay đổi đếnchóng mặt Bảng số liệu dưới đây thể hiện sự đóng góp ngày càng cao của nhân
tố công nghệ, hay còn được gọi là nhân tố TFP vào tăng trưởng kinh tế đấtnước
Bảng 1.1 Nguồn lực tăng trưởng của một số nước Đông Nam Á giai đoạn 1960-1994
Trang 16trưởng GDP Vốn vật chất Vốn con người TFPHàn Quốc
8,8 6,3
3,3 0,8 1,5 3,4 0,4
1,5 3,1 0,6
Trang 17*Phân tích tác động của các nhân tố K, L, R, T tới tổng cung
- Hàm sản xuất Cobb – Douglas
Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng như sau:
Y = T Kα Lβ.Rγ .T (Y: Quy mô sản lượng của nền kinh tế
α, β, γ: tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào
(α + β + γ = 1)
Sau khi biến đổi hàm trên, ta thiết lập được mối quam hệ theo tốc độ tăngtrưởng của các biến số:
g = t + αk + βl + γr (g: tốc độ tăng trưởng của sản lượng
k, l, r: tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào
t: phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học côngnghệ)
Dựa vào mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và các yếu tố đầu vào nhưtrên, ta rút ra những kết luận sau:
- Các nhân tố K, L, R đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế theo tỷtrọng trong GDP (α, β, γ) và theo tốc độ tăng trưởng của mình (k, l, r) Đâyđược xem là tác động theo chiều rộng
- t: là tỷ lệ đóng góp của nhân tố khoa học công nghệ trong tốc độ tăngtrưởng kinh tế Cách thức tác động của T khác với các nhân tố còn lại, và đượccác nhà kinh tế học gọi là tác động theo chiều sâu
Trên phạm vi kinh tế của một huyện, các số liệu cần thiết như tỷ trọngcác nhân tố đầu vào, tốc độ tăng trưởng của chúng,… đều có thể xác định được
Vì vậy, ta có thể sử dụng mô hình này đề phân tích tác động của các nhân tốđến tăng trưởng kinh tế của huyện, để biết được đối với kinh tế của huyện đó thì
Trang 18nhân tố nào là quan trọng nhất, từ đó có mục tiêu và giải pháp hiệu quả, tậptrung vào nhân tố có tác động mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế trên địa bànhuyện.
- Mô hình Harrod – Domar
Mô hình Harrod – Domar đưa ra công thức thể hiện mối liên hệ giữa tăngtrưởng kinh tế và vốn đầu tư như sau:
g = (g: tốc độ tăng trưởng kinh tế
s: tỷ lệ tích luỹ trong GDP
k: hệ số ICOR: hệ số gia tăng vốn đầu ra)
Trong đó:
k = K: quy mô gia tăng vốn đầu ra
Y: quy mô gia tăng sản lượng của nền kinh tế)
Mô hình Harrod – Domar cho thấy: vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố
cơ bản của tăng trưởng Mặt khác, cũng có thể dựa vào mô hình này để xác địnhđược lượng vốn đầu tư cần thiết cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, từ đó giúpcho quá trình lập kế hoạch có những giải pháp đúng đắn cho quá trình tăngtrưởng kinh tế Đối với phạm vi kinh tế của một huyện, đây cũng là mô hình rấthữu hiệu Thông qua các số liệu ở huyện, có thể tính được hệ số ICOR, từ đóxác định được nhu cầu vốn đầu tư, xác định được năng lực sản xuất của đầu tư,nâng cao tính hiệu quả của công tác lập kế hoạch, có tác dụng lớn đối với quátrình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
k s
Trang 19- Hình 1.2 Các nhân tố tác động trực tiếp tới tổng cung -
Khi các nhân tố tác K, L, R, T tăng lên, làm tổng cung tăng lên, đường tổng cung AS dịch chuyển sang phải (từ AS 0 sang AS 1 ), làm sản lượng tăng lên
từ Y 0 lên Y 1 Do đó, nền kinh tế có sự tăng trưởng và ngược lại.
1.2.1.2 Các nhân tố tác động tới tổng cầu
Y = F(C, G, I, NX)
* Chi cho tiêu dùng cá nhân (C):
- Chi cho tiêu dùng cá nhân (C) bao gồm các khoản chi cố định, thườngxuyên và khoản chi phát sinh trong sinh hoạt của người dân
- Khoản chi này phụ thuộc rất lớn vào tổng thu nhập và xu hướng tiêudùng Thực tế cho thấy, thường khi tổng thu nhập gia tăng, thì tiêu dùng cũngtăng lên Vì vậy, một biện pháp thường dùng khi muốn gia tăng tổng cầu là kích
Trang 20cầu tiêu dùng trong dân cư, nâng cao thu nhập hướng tới mở rộng thị trườngtiêu thụ
* Chi tiêu của Chính phủ (G):
- Chi tiêu của Chính phủ là các khoản chi mua hàng hóa và dịch vụ củaChính phủ
- Nguồn chi của Chính phủ chính là ngân sách của Chính phủ, mà khoảnnày lại phụ thuộc vào các nguồn thu ngân sách Vì vậy, muốn tăng chi tiêu củaChính phủ, cần phải gia tăng các khoản thu ngân sách, chủ yếu là thuế và lệ phí
* Chi cho đầu tư (I)
- Khoản chi này bao gồm các khoản chi tiêu cho nhu cầu đầu tư của cácdoanh nghiệp và đơn vị kinh tế, bao gồm nhu cầu đầu tư vốn cố định và đầu tưvốn lưu động
- Khoản chi cho đầu tư phụ thuộc rất lớn vào khả năng tiết kiệm từ cácđơn vị kinh tế Vì thế muốn tăng khoản chi cho đầu tư, nhằm đẩy mạnh sản xuấtcần phải làm tốt công tác huy động tiết kiệm từ nền kinh tế
* Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX = X-M)
- Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu thực chất là khoản chi phí ròngphải bỏ ra cho quan hệ thương mại quốc tế, hay còn gọi là xuất khẩu ròng Nóchính là sự chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu Vìvậy, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu là một trongnhững biện pháp cần thiết để làm gia tăng tổng cầu
*Tác động của các nhân tố:
- Nếu các khoản chi này gia tăng, dẫn tới việc gia tăng tổng cầu, và kết
quả là làm gia tăng sản lượng của nền kinh tế, tuy nhiên có thể gây ra hiệntượng lạm phát, vì khi đó giá cả được dẩy lên ở một mức mới
Trang 21- Tuy nhiên, nếu tổng cầu giảm sút, sản lượng bị sụt giảm, gây lãng phínguồn lực, vì các tiềm năng của nền kinh tế chưa được huy động tối đa
Vì vậy, ổn định và điều tiết tổng cầu của nền kinh tế là biện pháp quantrọng trong việc đảm bảo chất lượng của tăng trưởng cũng như tăng trưởng bềnvững
* Tuy nhiên trên thực tế, khi xác định các nhân tố tác động đến tổng cầucủa một huyện, ta xét đến 3 nhóm chi tiêu sau:
- Chi tiêu trong nội bộ huyện: Đây là các khoản chi tiêu của các hộ giađình, cá nhân và chi tiêu của các cấp, chính quyền trong huyện Thông thường,thu nhập của người dân ở một huyện là không cao, do đó nhu cầu tiêu dùngcũng chưa mạnh Hơn nữa, nhu cầu chi tiêu trong nội bộ vùng cũng được đánhgiá là chưa phong phú, đa dạng Điều đó có nghĩa là thị trường tiêu thụ tronghuyện không đủ mạnh để làm động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của địaphương Vì vậy, nếu một huyện chỉ tập trung vào thị trường trong vùng thì rấtkhó để tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Nhóm chi tiêu thứ hai là nhóm chi tiêu của thị trường ngoài vùng:Nhóm chi tiêu này được xác định là các mặt hàng do huyện sản xuất ra đượcxuất sang các vùng khác, bao gồm cả mặt hàng du lịch - dịch vụ do tiêu dùngcủa khách du lịch từ địa phương khác đến Đối với các nền kinh tế huyện ở ViệtNam nói chung, đây được xem là nhóm chi tiêu có tác động lớn nhất đến tăngtrưởng kinh tế Do vậy để đẩy mạnh tổng cầu của một huyện, cần phải tích cựctìm kiếm mỏ rộng thị trường bên ngoài huyện Mặt khác, cũng cần phải nângcao tính cạnh tranh các sản phẩm của huyện, phát triển ngành dịch vụ, du lịchmột cách tối đa nhất Các biện pháp trên cần kết hợp chặt chẽ với quá trìnhquảng bá sản phẩm và marketing địa phương
Trang 22- Nhóm chi tiêu thứ ba là nhóm chi tiêu thuộc về lĩnh vực xuất khẩu.Không thể phủ nhận lợi ích lớn do xuất khẩu đem lại cho một huyện Nhờ xuấtkhẩu, mà huyện có thể thu được về một lượng ngoại tệ lớn, làm nguồn dự trữrất ý nghĩa đối với nền kinh tế Tuy nhiên, với phạm vi quy mô là khá nhỏ thìhoạt động xuất khẩu ở một huyện còn nhiều hạn chế Do đó, cần có các chínhsách, biện pháp để kích thích thị trưòng xuất khẩu của huyện Trước hết là nângcao chất lượng sản phẩm của huyện, nhằm đạt tiêu chuẩn quốc tế Việc quảng
bá sản phẩm và tìm kiếm thị trường xuất khẩu cũng là một khâu quan trọngkhông thể bỏ qua Tuy vậy, bên cạnh những lợi ích đem lại, thì xuất khẩu cũngchứa đựng nhiều thách thức lớn đối với kinh tế huyện, đòi hỏi sự quản lý chặtchẽ, sáng suốt của các cấp, chính quyền
Trang 23- Hình 1.3 Các nhân tố tác động trực tiếp tới tổng cầu -
Khi các khoản chi tiêu tăng lên, đường tổng cầu dịch chuyển lên trên từ
AD 0 lên AD 1 làm sản lượng cũng gia tăng từ mức Y 0 lên Y 1 Từ đó nền kinh tế
có tăng trưởng, và ngược lại
1.2.2 Nhân tố phi kinh tế
1.2.2.1 Đặc điểm văn hóa - xã hội
- Khái niệm văn hoá xã hội bao gồm các tri thức phổ thông; kiến thứctích lũy, tinh hoa của nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học; và cả lối sống,phong tục tập quán,…
- Nhân tố đặc điểm văn hoá – xã hội ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tếthông qua ảnh hưởng nhu cầu của thị trường Thật vậy, yếu tố này có thể làmtăng hay giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân về một hàng hoá nào đó trong
xã hội Ví dụ người dân có ở một địa phương có nhịp sống công nghiệp và hiện
Trang 24đại thì ở đó, các hàng hoá như sản phẩm công nghệ cao, thức ăn nhanh sẽ đượctiêu thụ; hoặc là người dân ở đất nước theo đạo Hồi sẽ ít hoặc thậm chí không
sử dụng thịt bò
Trình độ văn hóa thể hiện sự phát triển cũng như nền văn minh của mộtquốc gia Vì vậy có thể khẳng định đây là yếu tố cơ bản tạo ra nguồn nhân lựcchất lượng cao và có trình độ quản lý kinh tế - xã hội Để tạo ra tăng trưởng khá
và bền vững, mục tiêu đầu tiên đặt ra là cần phải phấn đấu đưa văn hóa pháttriển ở trình độ cao
Đặc biệt, ở phạm vi kinh tế huyện, thì đặc điểm văn hoá xã hội có tácđộng trực tiếp và mạnh mẽ đến nến kinh tế Truyền thống văn hoá phong tục tậpquán ở huyện thường được giữ gìn lâu dài qua nhiều thế hệ, do đó cũng ảnhhưởng không nhỏ đến phong cách tiêu dùng của người dân Mặt khác, trình độvăn hoá của người dân cao hay thấp cũng tạo ra điều kiện thuận lợi hay khókhăn cho vấn đề quản lý kinh tế - xã hội của các cấp, chính quyền
1.2.2.2 Nhân tố thể chế chính trị - kinh tế - xã hội
- Thể chế chính trị - kinh tế - xã hội được hiểu là lực lượng đại diện cho ýchí của cộng đồng, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hộitheo các mục tiêu phát triển Thể chế được biểu hiện là các dự kiến mục tiêuphát triển, các nguyên tắc tổ chức, quản lý, hệ thống luật pháp, chế độ chínhsách, công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện
- Nhân tố này tác động đến nền kinh tế ở khía cạnh là các hành lang pháp
lý và môi trường kinh tế - xã hội cho đầu tư Vì vậy, nếu thể chế chính trị thuậnlợi và phù hợp với điều kiện thực tế cho các hoạt động đầu tư, sẽ tạo điều kiệnthúc đẩy sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và ngược lại, một thể chế
Trang 25chính trị - kinh tế - xã hội không phù hợp có thể làm chậm, thậm chí cản trở quátrình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội
- Tuy nhiên không nên dùng thể chế để áp đặt theo ý muốn chủ quan củacộng đồng Do môi trường kinh tế - xã hội ngày càng biến đổi nhanh chóng, nêncác thể chế này cũng phải năng động, nhạy cảm, mềm dẻo cho phù hợp với yêucầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập
Vậy để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cần đặc biệt quan tâm tớiyếu tố thể chế chính trị - kinh tế - xã hội, tạo ra động lực kích thích mạnh mẽ tớiđầu tư phát triển kinh tế Ở Việt Nam hiện nay, trong địa bàn kinh tế huyện,Nhà nước vẫn là chủ thể quản lý kinh tế uy tín và có ảnh hưởng chủ đạo tớiphát triển kinh tế Do đó, yêu cầu đặt ra là cần phải tích cực hoàn thiện nhân tốthể chế chính trị - kinh tế - xã hội của địa phương
1.2.2.3 Cơ cấu dân tộc
- Cơ cấu dân tộc là kết cấu của các tộc người khác nhau trên cùng mộtlãnh thổ quốc gia, khác nhau về trình độ văn minh, mức sống, văn hóa, địa vịchính trị - xã hội,…
Nhân tố cơ cấu dân tộc ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế trênkhía cạnh sự bình đẳng trong xã hội Điều này có nghĩa là nếu sự phát triển giữacác dân tộc không đồng đều sẽ tạo nên sự xung đột giữa các thành phần dân tộc,gây mâu thuẫn trong các mối quan hệ, hợp tác về kinh tế, có ảnh hưởng bất lợicho sự tăng trưởng Sự phát triển không đồng đều còn ảnh hưởng không tốt đếnkinh tế dưới hình thức các thành phần kém phát triển sẽ làm trì trệ, cản trở sựphát triển của các thành phần phát triển hơn, làm chậm lại quá trình phát triểncủa cả nền kinh tế
Trang 26Vì vậy, trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, đảm bảo sự pháttriển hài hòa giữa các thành phần dân tộc, tạo nên sự phát triển thống nhấtchung của đất nước là một yêu cầu cần thiết
Thường trong địa bàn một huyện, ít có nhiều thành phần trong cơ cấu dântộc của một huyện, ảnh hưởng không nhiều đến tăng trưỏng kinh tế Nên khiđánh giá các nhân tố tác động tới kinh tế một huyện, ta có thể không cần phảixem xét nhiều đến nhân tố này Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ta bỏ quakết cấu dân tộc của một huyện, vì thành phần dân tộc cũng ảnh hưởng nhiềuđến đặc điểm văn hoá xã hội, các thể chế chính trị cần phải tiến hành ở địaphương đó, là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế
1.2.2.4 Sự tham gia của cộng đồng
- Sự tham gia của cộng đồng được hiểu là sự tham gia của cộng đồng dân
cư vào các hoạt động phát triển
- Ảnh hưởng của sự tham gia của cộng đồng tới kinh tế trên các khíacạnh như sau:
Thứ nhất, sự tham gia này đảm bảo mục tiêu của các hoạt động phát
triển được xác định đúng đắn vì quá trình xác định mục tiêu được lấy ý kiến rấtcủa cộng đồng, đã nắm bắt được nguyện vọng cũng như mong muốn của cộngđồng
Thứ hai, có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thực hiện các dự
án là một nhân tố tích cực đảm bảo cho quá trình thực hiện các dự án được tốthơn
Thứ ba, tính bền vững của dự án cũng được nâng lên bởi vì quá trình
duy tu và bảo dưỡng, nâng cấp dự án được đảm bào tốt hơn nhờ có sự tham giacủa cộng đồng
Trang 27Như vậy, sự tham gia của cộng đồng là yếu tố cần thiết cho một xã hộiphát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Do đó, cần phải có cơ chế thích hợpnhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển
Vai trò của cộng đồng trong các hoạt động phát triển ở cấp huyện càngquan trọng hơn Cộng đồng đóng góp lớn trong cơ cấu vốn của các dự án, đónggóp sức lao động,… Có thể khẳng định, nâng cao sự tham gia của cộng đồngtrong các hoạt động quản lý phát triển là một bước quan trọng để thực hiện mụctiêu của huyện
1.2.3 Nhân tố chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Khái niệm: cơ cấu kinh tế là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thểnền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và các tác động qua lại cả về số lượng
và chất lượng giữa các bộ phận đó với nhau
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể được hiểu đơn giản là sự thay đổi vềtương quan giữa các bộ phận trong nền kinh tế
- Nội dung của cơ cấu kinh tế bao gồm:
+ Cơ cấu ngành
+ Cơ cấu vùng kinh tế
+ Cơ cấu thành phần kinh tế
+ Cơ cấu khu vực thể chế
+ Cơ cấu tái sản xuất
+ Cơ cấu thương mại quốc tế
- Cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp và khá sâu sắc đến quá trình tăngtrưởng kinh tế Thật vậy, một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ đem đến các cơ hội sau:
Thứ nhất, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu kinh tế
- xã hội Vì cơ cấu kinh tế hợp lý, nghĩa là các ngành đều phát triển ở mức phù
Trang 28hợp với nhau, nền kinh tế có sự tăng trưởng đồng đều và tích cực, nhờ đó cácmục tiêu kinh tế - xã hội đề ra được thực hiện.
Thứ hai, cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phát triển sẽ tạo thuận lợi để khai
thác được đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế, phát huy lợithế so sánh, tạo khả năng tạo ra cực tăng trưởng nhanh Có nghĩa là cơ cấu hợp
lý đồng nghĩa với việc các nguồn lực kinh tế cũng được phân bổ và sử dụnghợp lý, tạo ra hiệu quả trong phát triển kinh tế
Thứ ba, nhân tố này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy
mạnh phân công lao động Thật vậy, ta có thể lấy ví dụ ở các nước phát triển,khi các nước này chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng: giảm dần tỷtrọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, côngnghiệp hoá hiện đại hoá làm tiền đề và cơ sở để sản xuất trong tất cả các lĩnhvực phát triển, hơn thế phân công lao động cũng dần đạt tới trình độ chuyênmôn cao, đưa nền kinh tế tăng trưởng mạnh và ổn định
Thứ tư, nếu cơ cấu kinh tế theo đúng xu hướng tích cực sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho nền kinh tế đó nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực vàthế giới, vì bắt kịp được nhịp độ thay đổi của nền kinh tế khu vực và toàn cầu.Hội nhập là cơ hội lớn để phát triển nền kinh tế mà hầu hết các quốc gia haylãnh thổ hiện đang cố gắng để tận dụng cơ hội này
Như vậy có thể khẳng định, cơ cấu kinh tế là yếu tố thể hiện mặt chất củanền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với tăng trưởng kinh
tế Đây là mối quan hệ giữa mặt lượng và mặt chất
Trang 291.2.4 Nhân tố chính sách kinh tế
Ta sẽ xem xét tác động của nhân tố chính sách tới tăng trưởng kinh tếthông qua tìm hiểu về vai trò của Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế
1.2.4.1 Các quan điểm về vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế
* Quan điểm cổ điển:
- Đây là quan điểm xuất phát từ các mô hình kinh tế cổ điển: mô hình củaAdam Smith (1723-1790), David Ricardo (1772-1823), mô hình Tân cổ điển
- Vai trò của Chính phủ với tăng trưởng kinh tế theo quan điểm cổ điển: Theo quan điểm này Chính phủ có vai trò hạn chế với tăng trưởng kinh
tế Các mô hình cổ điển đề cao sức mạnh của “Bàn tay vô hình”, cho rằng nềnkinh tế có thể tự vận động và điều tiết dưới tác động của thị trường Và đây làtác động hiệu quả nhất Các nhà kinh tế học cổ điển cũng cho rằng các chínhsách của Chính phủ nhiều khi còn giảm bớt khả năng phát triển kinh tế Các ôngcòn cho rằng chính sách thuế của Nhà nước đã làm lợi nhuận của nền kinh tế bịgiảm đi, điều đó làm suy giảm nguồn lực tích luỹ Theo các nhà kinh tế củatrường phái cổ điển, các khoản chi tiêu của Nhà nước là các khoản chi tiêu
“không sinh lời” Và do đó, Nhà nước đã giảm bớt tiềm lực phát triển kinh tế
* Quan điểm đề cao vai trò của Chính phủ
- Đây là quan điểm của trường phái J.Maynard Keynes (1883 – 1946),quan điểm trong mô hình tăng trưởng kinh tế của K.Mark (1818 – 1883)
- Vai trò của Chính phủ với tăng trưởng kinh tế theo quan điểm đề caovai trò của Chính phủ:
Theo các nhà kinh tế học thuộc trường phái này, chính sách của nhà nước
có vai trò hết sức quan trọng với tăng trưởng kinh tế Thật vậy, Keynes chorằng muốn thoát khỏi khủng hoàng, thát nghiệp, cần có các chính sách kích cầu
Trang 30của Nhà nước Ở đây, ông đã khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng cáccông cụ điều tiết của Nhà nước K.Marx cũng nhấn mạnh ý nghĩa của các chínhsách Chính phủ trong việc đưa nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, bước vàomột giai đoạn phát triển mới
* Quan điểm hiện đại
- Quan điểm theo trường phái này xuất phát từ lý thuyết tăng trưởng kinh
Bên cạnh đó, lý thuyết này cũng khẳng định rằng Chính phủ có vai trò vôcùng quan trọng và ngày càng lớn đối với nền kinh tế Theo Samuelson, trongnền kinh tế hiện đại, Chính phủ có vai trò to lớn trong việc tạo ra môi trường ổnđịnh, để hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư diễn ra thuận lợi Việc đưa racác chính sách cũng như định hướng cơ bản phát triển kinh tế- xã hội trong từngthời kỳ là cần thiết
1.2.4.2 Vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam:
Việt Nam theo quan điểm của lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại, do
đó theo các nhà kinh tế học và quản lý kinh tế ở Việt Nam cho rằng
Thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết các hoạt động kinh tế Do đó mọihoạt động điều tiết nền kinh tế đều nhằm hướng tới sao cho phù hợp với cung
Trang 31cầu của thị trường, từ đó mới đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động quản lý Cácnhà kinh tế học ở Việt Nam cũng khẳng định về vai trò ngày càng quan trọngcủa Nhà nước Điều này được thể hiện qua các công cụ được Nhà nước sử dụng
để quản lý nền kinh tế:
+ Hệ thống pháp luật ngày càng chặt chẽ thể hiện sự quản lý của Nhànước với các hoạt động kinh tế Qua các thời kỳ, Nhà nước ta đã điều chỉnh,đưa ra cũng như sửa đổi hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với đặc điểm thịtrường, kinh tế - xã hội, nhằm đạt mục đích điều tiết nền kinh tế hiệu quả nhất
+ Các công cụ hoạch định phát triển để điều phối nền kinh tế ngày cànghoàn thiện hơn Đây chính là hệ thống chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chươngtrình dự án phát triển kinh tế - xã hội Năng lực của các nhà quy hoạch ngàycàng được nâng cao, do đó chất lượng và vai trò của công cụ này cũng ngàycàng được phát huy Các chính sách kinh tế vĩ mô đưa ra trong từng thòi kỳ cóảnh hưởng rộng lớn đến kinh tế, và có hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu đề
ra
+ Trong hệ thống kinh tế ở Việt Nam, lực lượng kinh tế của Nhà nướcchiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng cũng như tiềm lực Có thể khẳng định cácdoanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế.Điều này có tác dụng to lớn giúp Nhà nước thực hiện vai trò quản lý của mình
Như vậy có thể khẳng định rằng định, Nhà nước có vai trò vô cùng quantrọng trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Do đó, muốn đảm bảo tốc độ cũngnhư chất lượng của tăng trưởng, việc Chính phủ đưa ra các chính sách, biệnpháp thích hợp và kịp thời là vô cùng cần thiết Đó cũng là tác động của nhân tốchính sách tới tăng trưởng kinh tế
Trang 32* Đối với các huyện ở Việt Nam, thì vai trò của Nhà nước càng to lớn.
Có thể khẳng định, nhìn chung hiện nay, chưa có chủ thể tư nhân nào đủ khảnăng tin cậy để có thể thay thế nhà nước hoàn toàn trong quản lý kinh tế cả
1.3 Kinh nghiệm thành công trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện NamTrực - tỉnh Nam Định
1.3.1 Thành tựu trong tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện Vụ BảnTrong giai đoạn 2005 -2008, nền kinh tế của huyện Nam Trực - tỉnh NamĐịnh có bước phát triển khá ổn định, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn nămtrước Thu nhập bình quân đầu người dần tăng lên, hiện được đánh giá là địaphương có thu nhập trên đầu người khá cao ở tỉnh Nam Định
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện cũng có những bước tiến khá tíchcực Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu giảm dần, trong khi đó tỷ trọngcác ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ tăng lên đáng kể Hơn nữa, tínhthuần nông trong nông nghiệp cũng giảm dần Tỷ trọng chăn nuôi tăng lên,trong khi đó tỷ trọng của khu vực trồng trọt trong nông nghiệp giảm dần
Bên cạnh đó hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện Nam Trực cũngkhá phát triển, thu hút được khá nhiều dự án đầu tư, giải quyết thêm nhiều việclàm cho lao động trong tỉnh, góp phần vào nâng cao thu nhập và cải thiện đờisống của người dân
Huyện Nam Trực cũng dành mối quan tâm lớn đến phát triển các vấn đềvăn hoá – xã hội: thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình,tăng cường công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ em Huyện cũng dành phần lớnngân sách để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao văn hoá của toàn
Trang 33huyện cũng như tạo tiền đề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cáchoạt động giải quyết việc làm cũng cũng được chú trọng, việc làm gia tăng cả
về số lượng và chất lưọng, tăng thu nhập cho người lao động trong huyện Đờisống văn hoá tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt
Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu về nông nghiệp, công nghiệp của huyện Nam Trực và các huyện khác trong tỉnh năm 2007
Huyện – thành phố Sản lượng lúa bình quân
đầu người (kg/người)
Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đầu người (Triệu đồng/người)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2007
Dựa vào bản số liệu ta thấy, huyện Nam Trực là một trong số nhữnghuyện có nền kinh tế khá phát triển ở trong tỉnh Mô hình tăng trưởng kinh tếcủa huyện là có nhiều điểm đáng để các huyện khác trong tỉnh áp dụng
Trang 341.3.2 Những bài học từ mô hình tăng trưởng kinh tế của huyện Nam Trực
Thứ nhất, huyện đã có những hướng đi và sự đầu tư đúng đắn, thích hợp
cho từng ngành kinh tế Đối với ngành nông nghiệp, huyện đẩy mạnh quá trìnhthâm canh, tăng năng suất, chất lượng lúa để đảm bảo an ninh lương thực Đốivới diện tích đất kém chất lượng, huyện chuyển sang trồng hoa màu và nuôitrồn thuỷ sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôitrong cơ cấu nông nghiệp Ngành công nghiệp, huyện khai thác tối đa nhất cóthể về tiềm năng và lợi thế so sánh, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi nhằmthu hút các dự án quy mô lớn, làm bước đột phá trong kinh tế Bên cạnh đó,Nam Trực phát triển thương mại của huyện theo hướng nâng cao hiệu quả kinh
tế và xã hội, đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh, đồng thời tạo ra nhiều việclàm cho người dân, giữ vững an ninh, an toàn xã hội
Thứ hai, huyện đặc biệt quan tâm tới việc hoàn thiện và phát triển kết cấu
hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông, tạo tiền đề và động lực cho phát triểnkinh tế - xã hội Huyện đã tranh thủ tối đa nguồn lực của nhà nước và của cácnhà đầu tư cũng như sự đóng góp của dân chúng để đầu tư nâng cấp, cải tạo cáccông trình trọng điểm, trục đường chính và hệ thống giao thông nông thôn Đặcbiệt, huyện đã xã hội hoá việc bảo vệ các công trình giao thông, giao tráchnhiệm cho toàn dân và các cấp chính quyền tại địa phương Điều này đã pháthuy hiệu quả rất lớn trong việc đảm bảo tính bền vững của các chương trình -
dự án
Thứ ba, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ cũng
được tích cực thực hiện ở huyện Trong nông nghiệp, tiến hành áp dụng côngnghệ tiên tiến trong sản xuất, bảo quản và chế biến để tạo ra nguồn sản phẩmchất lượng cao Đối với lĩnh vực công nghiệp, huyện khuyến khích các doanh
Trang 35nghiệp tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ,nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việc áp dụng
và phát triển các hình thức thương mại dịch vụ tiên tiến cũng được chú trọng
Đặc biệt, hệ thống cơ chế của huyện có tác động tích cực đến quá trình
phát triển kinh tế Thật vậy, trong các chính sách về đầu tư, huyện đưa ra mụctiêu tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn; hoànthiện các quy định không phù hợp với xu hướng hội nhập hoá hiện nay; có chế
độ cải cách hành chính hợp lý, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lựccho đầu tư phát triển Bên cạnh đó công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình
độ đội ngũ cán bộ, công chức, cũng như chính sách thu hút nhân lực ngày càngđược đẩy mạnh, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển mới
Như vậy, mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện Nam Trực
- tỉnh Nam Định có nhiều điểm để các huyện khác trong tỉnh, nhất là huyệnXuân Trường áp dụng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng tới đạt đượccác mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HUYỆN XUÂN
TRƯỜNG - TỈNH NAM ĐỊNH
THỜI GIAN QUA
Trang 36
2.1 Đánh giá tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường giai đoạn 2005 - 2008
2.1.1 Đánh giá các yếu tố và nguồn nội lực tác động tới tăng trưởng
2.1.1.1 Yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Vị trí địa lý, kinh tế - xã hội
- Tọa độ địa lý: Tọa độ địa lý của huyện được xác định như sau:
Kinh độ Đông: 106017’ – 108025’
Vĩ độ Bắc : 20015’ – 20024’
- Vị trí địa lý: Trên bản đồ hành chính của tỉnh Nam Định, chúng ta xác
định được vị trí của huyện Xuân Trường: phía Bắc giáp sông Hồng, phía Namgiáp huyện Hải Hậu, phía Đông giáp sông Sò, phía Tây giáp sông Ninh Huyện
có 1 thị trấn là thị trấn Xuân Trường được công nhận là thị trấn vào tháng 10năm 2003 Hơn nữa, huyện còn nằm trên các trục giao thông quan trọng củatỉnh: quốc lộ 21 (dài 3,2 km), tỉnh lộ 489 (dài 9,5 km), đường 51A (dài 12,5km) Từ đó có thể khẳng định, huyện Xuân Trường là một trong những đầu mốigiao thông về đường bộ, đường thủy của tỉnh, điều này rất thuận lợi cho huyện
để phát triển nền kinh tế hàng hóa cũng như mở rộng trao đổi, giao lưu kinh tếvới các vùng khác
Nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ, là 1 huyện trung tâm củatỉnh về kinh tế - văn hóa, là một địa phương có nhiều di tích lịch sử và danh lamthắng cảnh nổi tiếng, huyện Xuân Trường có nhiều điều kiện để tận dụng vàphát huy thế mạnh của mình, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và kinh tế của huyện,
đóng góp vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
* Địa hình và tài nguyên đất
Về mặt địa hình, Xuân Trường được bao bọc bởi ba con sông lớn là sôngNinh, sông Hồng và sông Sò, cốt đất được chia thành 2 vùng rõ ràng là vùng
Trang 37đất bãi và vùng trong đê Địa hình của huyện nhìn chung là tương đối bằngphẳng Địa hình này được đánh giá là tương đối thuận lợi cho phát triển nôngnghiệp, trồng lúa đặc sản, sản xuất gạch ngói, xây dựng.
Bên cạnh đó huyện còn nằm trong vùng đất phù sa mới của đồng bằngsông Hồng nên huyện có diện tích đất phù sa, bãi bồi khá nhiều: đất phù sađược bồi ven sông với diện tích 1000 ha, phân bố thành dải theo các triền sông,thường ngập nước trong mùa lũ Tuy nhiên có thể tận dụng để trồng hoa màu,cây công nghiệp vào mùa khô Tiếp đến là diện tích đất phù sa được bồi tụ, ítchua, đất này có diện tích khoảng 7000 ha, phân bố khá đều trên địa bàn huyện.Đây là loại đất khá lý tuởng để thâm canh lúa nước, trồng các cây ngắn ngày.Không những thế, cùng này còn có khoảng 500 ha đất nhiễm mặn do ảnh hưởngcủa mạch ngầm ở Xuân Vinh, Xuân Hoà, Xuân Trung, diện tích đất này đem lạicho huyện khả năng nuôi trồng thuỷ sản vùng nước lợ Như vậy địa hình và đấtđai của huyện Xuân Trường khá thích hợp để phát triển một nền nông nghiệpphong phú, toàn diện, phù hợp với một địa phương làm nghề nông
* Tài nguyên khí hậu
Theo số liệu báo cáo của Trạm khí tượng thuỷ văn, huyện Xuân Trườngnằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm:
Nhiệt độ nơi đây trung bình hàng năm khoảng 290C, tháng thấp nhất là6,80C, tháng cao nhất là khoảng 39,50C Đây là biểu nhiệt thích hộp để trồngnhiều vụ cây ngắn hạn trong năm
Tuy nhiên vì địa phương này năm trong vành đai khí hậu của khu vựcvịnh Bắc Bộ, thường xảy ra bão lớn, thay đổi thời tiết nên ảnh hưởng khôngnhỏ ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân
* Tài nguyên nước
Trang 38Tài nguyên nước của huyện Xuân Trường bao gồm tài nguyên nước mặt
và lượng nước ngầm Vì là huyện được bao bọc bởi ba con sông lớn, trên địabàn huyện lại có hàng trăm km kênh mương, hệ thống ao hồ với mật độ dày
Nguồn nước mặt: Vì là huyện được bao bọc bởi ba con sông lớn, trên địabàn huyện lại có hàng trăm km kênh mương, hệ thống ao hồ với mật độ dày nêntổng lượng nước khá lớn, lại phân bố khá đều, đặc điểm này rất thuận lợi choviệc xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sốngdân cư Không những thế, còn có thể tận dụng nguồn nước lợ để khai thác -nuôi trồng thủy sản
Nguồn nước ngầm: tổng lượng nước ngầm lớn (theo số liệu điều tra củaĐoàn địa chất vùng đồng bằng sông Hồng đối với khu vực tỉnh Nam Định), hơnnữa độ nông sâu và chất lượng tốt, vì thế có thể khai thác nguồn nước ngầm nàyphục vụ cho sản xuất và đời sống
Tài nguyên nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, không thểthiếu cũng như ảnh hưởng to lớn đến sản xuất, sinh hoạt Với nguồn tài nguyênnước như thế này, đem lại cho huyện những thuận lợi trong phát triển kinh tếcủa địa phương
* Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản trên địa bàn huyện qua các số liệu báo cáo cho thấy chưaphong phú cả về số lượng và chủng loại Trên địa bàn huyện chỉ có một số ítloại khoáng sản như:
+ Đất làm gạch ngói: khoáng sản này năm rải rác ở khu vực bãi ven sôngHồng, sông Ninh, với trữ lượng hàng chục triệu tấn Ngoài ra còn có các mỏ cáttập trung ven sông Hồng và sông Ninh với chiều dài hơn 20km được bồi tụ
Trang 39thường xuyên có thể khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng, hàng năm trữlượng khai thác khoảng 100 nghìn m3/năm
+ Khoáng sản cháy: như dầu mỏ và khí đốt ở khu vực hai xã Xuân Hồng
và Xuân Thuỷ, tuy nhiên trữ lượng còn ít, hiệu quả thấp khi đầu tư khai thác
Với trữ lượng ít như trên, huyện Xuân Trường cần có chính sách khaithác và sử dụng tài nguyên khoáng sản thích hợp sao cho vừa có thể tận dụngtối đa nguồn tài nguyên vừa có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất mà khôngảnh hưởng đến sự phát triển bền vững là mục tiêu lâu dài cần hướng tới
* Tài nguyên du lịch
Nếu như nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện khá hạn chế, thì XuânTrường lại được đánh giá là có tài nguyên du lịch dồi dào và có nhiều tiềm năngkhai thác
Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa được Nhànước xếp hạng có thể tham quan du lịch và nghiên cứu lịch sử, văn hoá Trong
số đó có thể kể đến: Khu tưởng niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh (XuânHồng); 15 di tích lịch sử văn hoá được nhà nước công nhân xếp hạng, nổi bật làkhu di tích lịch sử văn hoá chùa Keo (thôn Hành Thiện xã Xuân Hồng), hàngnăm mở lễ hội với nhiều hoạt động phong phú và ý nghĩa, đã thu hút lượngkhách về dự lễ hội lớn; khu nhà thờ Bùi Chu và đền thánh Phú Nhai (XuânPhương), là trung tâm đạo thiên chúa của cả nước, với kiến trúc độc đáo, tinh
tế, có thể trở thành điểm tham quan du lịch lớn của huyện
Như vậy đây là huyện có tiềm năng lớn về du lịch, có nhiều điều kiệnthuận tiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ
2.1.1.2 Dân số và nguồn lao động
* Dân số
Trang 40Dân số của huyện vào cuối năm 2008 là 186.629 người, mật độ dân sốcủa huyện là khoảng 1.657 người/km2 cao hơn mật độ dân số chung toàn tỉnh(mật độ dân số tỉnh Nam Định vào thời điểm này là khoảng 1.210 người/km2).
Bảng 2.1 Dân số huyện Xuân Trường giai đoạn 2005 – 2008
Nguồn: KH phát triển KT – XH huyện Xuân Trường các năm
Qua bảng số liệu ta thấy huyện Xuân Trường là một huyện có dân sốđông, tốc độ tăng dân số cao so với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, đâycũng là đặc điểm thuận lợi cho việc cung cấp lực lượng lao động, là nhân tố đầuvào không thể thiếu đối với quá trình sản xuất kinh tế Hàng năm lực lượng laođộng nơi đây được tăng lên khá nhanh từ các nguồn: bộ đội hết nghĩa vụ trở về,dân số đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên tốt nghiệp các cấp PTTH, THCN,cao đẳng, đại học,…
Tuy nhiên việc tăng dân số nhanh này cũng đồng nghĩa với việc tăngnhanh số lượng lực lượng lao động, từ đó tạo áp lực lớn với vấn đề giải quyếtviệc làm và nâng cao thu nhập cho người dân Nếu không có biện pháp kịp thời
và hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập có thể ảnh hưởng đến trật
tự an ninh xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân và sự phát triển của xã hộinói chung