Đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không tự nhận mình là nhà triết học, nhưng trong tư tưởng của Người lại luôn nhất quán một thế giới quan, một nhân sinh quan, một hệ thống tư duy triết học. Vốn là học trò của V.I. Lênin, nên thế giới quan, tư duy triết học đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Hồ Chí Minh đã vận dụng chủ nghĩa MácLênin một cách tài tình, như Người đã nói: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”1.
Trang 1TÌM HIỂU MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG
TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH
MỞ ĐẦUĐương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không tự nhận mình là nhà triếthọc, nhưng trong tư tưởng của Người lại luôn nhất quán một thế giới quan,một nhân sinh quan, một hệ thống tư duy triết học Vốn là học trò của V.I.Lênin, nên thế giới quan, tư duy triết học đó là chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Hồ Chí Minh đã vận dụng chủ nghĩaMác-Lênin một cách tài tình, như Người đã nói: “Mác đã xây dựng họcthuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào?Lịch sử châu Âu Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”1.Do đó người thường dạy cán bộ, đảng viên: học tập chủ nghĩa Mác-Lêninlà học tập lập trường, quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn Như vậy, trong vận dụng triếtlý mácxít, Người đã có bổ sung, phát triển phù hợp với hoàn cảnh hiện thựckhách quan
Chủ tịch Hồ Chí Minh không có những tác phẩm riêng bàn về triếthọc Bởi vì, lịch sử cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ không đặt ra yêucầu này đối với Người Toàn bộ sức lực và trí tuệ của Hồ Chí Minh đã bịcuốn hút vào việc tìm tòi và giải quyết nhiệm vụ bức thiết mà lịch sử đặtra, là làm sao giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng kiếp làmnô lệ của nhân dân Việt Nam mà mục tiêu cao qúy là “không có gì quýhơn độc lập tự do”, đó là chân lý suốt đời của Người hằng theo đuổi
NÔI DUNG
1 Khái lược phương pháp biện chứng trong tư tưởng triết học HồChí Minh
1 Hồ Chí Minh, to n tàn t ập, tập 1, Nxb CTQG, H.2002, tr.465
Trang 2Trong kho tàng ngôn ngữ của mình, Hồ Chí Minh cũng rất ít, hoặckhông nói đến những khái niệm thuần tuý triết học: duy tâm, duy vật, biệnchứng, siêu hình Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộctheo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh “trở về nước, đi vào quầnchúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giànhđộc lập”, thì vấn đề Người quan tâm là nói và viết lý luận sao cho hàng chụctriệu người lao động không biết chữ và thất học có thể hiểu được, nhận thứcđược, để làm được - đó là mục tiêu, là cứu cánh đích thực của lý luận Vì vậy,trong tác phẩm Đường cách mạng, Người đã nói ra chủ kiến ấy như một tuyênngôn: “Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ, nói việc gì thì nóirất giản tiện, mau mắn, chắc chắn, như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ, trang hoànggì cả….Văn chương và khi vọng của cuốn sách này chỉ ở trong hai chữ: Cáchmệnh! Cách mệnh!! Cách mệnh!!!” 2.
Trong quá trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh Đại tướng VõNguyên Giáp chủ biên công trình lớn “Tư tưởng Hồ Chí Minh và conđường cách mạng Việt Nam”có đoạn nêu: “Phương pháp luận Hồ ChíMinh” Trong cuốn về tư tưởng Hồ Chí Minh”, Đại tướng đã viết:“Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều cách tiếp cận, có thể nghiêncứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên các mặt tư tưởng nhân văn, tư tưởngchính trị, tư tưởng kinh tế, tư tưởng quân sự, tư tưởng văn hóa, tư tưởngđạo đức.v.v mà cũng có thể nghiên cứu theo từng nhóm vấn đề tư tưởngvề đường lối chiến lược, tư tưởng về đường lối tổ chức, những vấn đề cótính chất phương pháp luận”3
Cần khẳng định lại rằng, Hồ Chí Minh hoàn toàn không có ý địnhlàm triết học, càng không có tham vọng trở thành nhà triết học, nhưng HồChí Minh có tư tưởng triết học của mình Toàn bộ lý luận của Hồ ChíMinh về con đường cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủnhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, bao quát nhiều lĩnh vực hết sức
2 Hồ Chí Minh, to n tàn t ập, tập 2, Nxb CTQG, H.1995, tr.262
3 Về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.Quân đội nhân dân, H Nàn t ội, 1993, tr 27.
Trang 3rộng lớn, cực kỳ mới mẻ và khó khăn Vì vậy, nó chỉ có thể được nhậnthức và giải đáp một cách sáng tỏ khi có một phương pháp luận đúng đắn,xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán và sâu sắc Từ thực tếthắng lợi của cách mạng Việt Nam để xem xét giá trị của cách mạng ViệtNam, nhiều nhà triết học trên thế giới đã thừa nhận: “Vấn đề Việt Nam không chỉ là vấn đề chính trị mà còn là vấn đề triết học và lý luận ở trìnhđộ cao” Triết học và lý luận đó được kết tinh ở tư tưởng Hồ Chí Minh,được thấm sâu trong các bài viết, bài bào, bài nói chuyện, huấn thị cán bộ,nhân dân v.v và toàn bộ hoạt động thực tiễn của người Do đó, có thểthông qua hoạt động lý luận và thực tiễn Hồ Chí Minh mà tìm hiểu tưtưởng triết học Hồ Chí Minh.
Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở kế thừadi sản tư tưởng triết lý của dân tộc và nhân loại, được vận dụng, sáng tạothực tiễn đấu tranh cách mạng của Hồ Chí Minh mà từng bước nâng lênmột chất lượng mới, phù hợp với truyền thống tư duy của dân tộc, ngangtầm với thời đại, lại vừa có bản sắc riêng mang đậm dấu ấn của Hồ ChíMinh và Người đã tạo ra hệ thống phương pháp của riêng mình, phươngpháp biện chứng Hồ Chí Minh nó vẫn là phương pháp biện chứng của chủnghĩa Mác-Lênin được vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
Phương pháp biện chứng trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là sựkết hợp nhuần nhuyễn giữa tư tưởng biện chứng trong triết học mácxít vớitriết học phương Đông và phương Tây, cổ truyền và hiện đại cũng như cáctrào lưu triết học khác Đó không phải là sự vận dụng từng nguyên lý, từngquy luật, từng phạm trù của một hệ thống triết học riêng biệt nào, mà là sựvận dụng tổng hợp các lý thuyết, các kinh nghiệm đã được đúc kết tạo thànhnhững quan điểm nhất quán trong suốt quá trình hoạt động của Người
Phương pháp biện chứng của Hồ Chí Minh được thể hiện trong quátrình chỉ đạo cách mạng, là sự linh hoạt, mềm dẻo, ứng đối kịp thời đối với
Trang 4mọi tình huống để tận dụng mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh tạo thế và lực chocách mạng để đưa cách mạng tới thành công
Nội dung của phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh rất rộng lớn đó làsự thể hiện nhất quán các quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quanđiểm lịch sử cụ thể và quan điểm kế thừa, quan điểm đánh giá so sánh lựclượng, đặc biệt có khả năng dự báo thiên tài Nó còn thể hiện trong phân tíchvà giải quyết mâu thuẫn; thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa truyền thốngvà hiện đại, kế thừa và đổi mới dân tộc và giai cấp, nội lực và ngoại lực
Như vậy, phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh là một vấn đề rất rộnglớn trong phạm vi tiểu luận tôi xin trình bày nhận thức của mình về vấn đề:Tìm hiểu một số nội dung của phương pháp biện chứng trong tư tưởng triếthọc Hồ Chí Minh
2 Nội dung thu hoạch về phương pháp biện chứng trong tư tưởngtriết học Hồ Chí Minh
2.1 Quan điểm toàn diện, hệ thống, trọng điểm, thiết thực Hồ ChíMinh về xem xét và giải quyết công việc
Quan điểm toàn diện của Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sởnhận thức tính chỉnh thể của thế giới và tính củ thể của mỗi sự vật Theoquan điểm của Người, cả thế giới, cả xã hội loài người là một hệ thống,trong đó, các quốc gia, các tầng lớp xã hội, các bộ phận khác nhau của xãhội đều liên quan với nhau Hồ Chí Minh luôn có quan điểm toàn diện trêncơ sở lý luận Mác-Lênin, nâng cao lên có tính hệ thống, nhưng lại có trọngđiểm đây là một nguyên tắc cơ bản phản ánh phong cách Hồ Chí Minh trongxem xét, đánh giá, giải quyết công việc Chính vì lẻ đó, Hồ Chí Minh luônxem Việt Nam là một bộ phận của thế giới, của Châu Á, và cách mạng ViệtNam là bộ phận của cách mạng thế giới Hồ Chí Minh đặt người Việt Namtrong mối quan hệ với “những người cùng khổ trên thế giới”, xem dân tộcViệt Nam trong mối quan hệ với dân tộc thuộc địa khác ở Châu á, Châu Phi,
Trang 5Châu Mỹ xem nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là “một bộ phận của phedân chủ” Người xem Việt Nam là một thành viên trong đại gia đình quốc tếvô sản Đặc biệt, Hồ Chí Minh còn thấy rất rõ mối liên hệ chặt chẽ giữanhững người lao động Việt Nam và những người lao động Pháp, giữa nhândân Việt Nam và nhân dân Pháp trong khi đế quốc Pháp thi hành nhữngchính sách thực dân ở Việt Nam Đó là cách nhìn xa trông rộng, không địnhkiến, không hẹp hòi
Từ cách nhìn bao quát đó, mà Hồ Chí Minh luôn luôn có quan điểmtoàn diện khi đánh giá kẻ thù, khi nhìn nhận các lực lượng của cách mạng,của kháng chiến, cũng như khi xem xét các vấn đề xã hội, khi giải quyết côngviệc của đất nước
Quan điểm toàn diện của Hồ Chí Minh cũng đặc biệt rõ nét khiNgười xem xét các lực lượng cách mạng của Việt Nam Theo Hồ Chí Minhmọi người Việt Nam đều là con cháu Lạc Hồng Ai cũng chịu cái khổ, cáinhục của họa mất nước Vì vậy, việc cứu nước là việc của mọi người,không phụ thuộc vào địa vị xã hội, vào hoàn cảnh kinh tế, vào năng lực cánhân Trong bài Kính cáo đồng bào viết tháng 6 năm 1941 Hồ Chí Minhđã khẳng định: “Hơn 20 triệu con Lạc cháu Hồng quyết không chịu làmvong quốc nô lệ mãi!”4 và Người kêu gọi: “Việc cứu quốc là việc chung Ailà người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: Ngườicó tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tàinăng góp tài năng riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vìđồng bào mưu giành tự do độc lập, dầu phải hy sinh tính mệnh cũng khônghề”5 Sau khi giành được chính quyền cách mạng tháng Tám thành công,thực dân Pháp lại tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ 2, Hồ ChíMinh đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳngười già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người
4 Hồ Chí Minh, to n tàn t ập, tập 3, Nxb CTQG, H.1995, tr.197
5 Hồ Chí Minh, to n tàn t ập, tập 3, Nxb CTQG, H.1995, tr.198
Trang 6Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân pháp để cứu Tổ quốc”6 Chínhcái nhìn toàn diện như thế đã làm cho Hồ Chí Minh khai thác được mọi sứcmạnh, mọi tiềm năng của khối cộng đồng dân tộc, không bỏ sót bất kỳ mộtlực lượng nào, quy tụ cả non sông về một mối, với quan điểm ấy, Hồ ChíMinh đã cùng Đảng ta lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện,trường kỳ gian khổ, tự lực cánh sinh và đã thu được thắng lợi to lớn
Trong kháng chiến cũng như trong hòa bình xây dựng, quan điểm toàndiện luôn là tư tưởng bao trùm Từ sau 1954 khi miền Bắc được hoàn toàngiải phóng, với chủ trương xây dựng miền Bắc làm cơ sở cho việc đấu tranhthống nhất nước nhà và từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh đãchú ý toàn diện tới sự nghiệp xây dựng đất nước tới mọi mặt của đời sống xãhội, cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần, cả kinh tế và chính trị, cả đốinội và đối ngoại, từ đời sống toàn xã hội đến đời sống mỗi gia đình, ngườiquan tâm tới mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác nhau
Do có cái nhìn toàn diện, nên Hồ Chí Minh luôn phê phán những cán bộcó những cách nhìn thiên lệch, phiến diện, hẹp hòi, chỉ thấy lợi ích bộ phận,không thấy lợi ích toàn thể, chỉ biết có mình, biết bộ phận mình mà quên cảĐảng Người lên án “chủ nghĩa cá nhân”, bệnh hẹp hòi, bệnh địa phương Ngườikhuyên: Xem xét cán bộ, không chỉ xem xét ngoài mặt mà còn phải xem xét tínhchất của họ Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn thể lịch sử, toàncả công việc của họ Đáng giá con người theo Hồ Chí Minh là chú ý đáng giánhận thức cả đức và tài, cả mạnh và yếu trong quan hệ cá nhân và tập thể cũngnhư cộng đồng
Tuy nhiên ở Hồ Chí Minh, toàn diện không có nghĩa là tràn lan, dàn đều,làm nhiều nhưng làm không có tính toán, không phân biệt trước sau Chính vìvậy Người phê bình những cán bộ tham làm nhiều mà không chu đáo, hoặc làmkhông nắm trọng tâm, trọng điểm, cái gì cũng muốn nắm hết, làm hết Do đóNgười chỉ ra phải nên nghiên cứu thật sâu, thảo luận thật kỹ những vấn đề
6 Hồ Chí Minh, to n tàn t ập, tập 4, Nxb CTQG, H.1995, tr.480
Trang 7chính thì các vấn đề phụ sẽ giải quyết dễ dàng và bất kỳ việc gì, chúng ta phảibắt đầu từ gốc, dần dần đến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, chớ lêntham mau, tham nhiều cùng một lúc Có thể nói quan điểm toàn diện như làquan điểm số một của Hồ Chí Minh Bất cứ ở đâu, lúc nào, trong bất cứ côngviệc gì, dù lớn, dù nhỏ, ta vẫn thấy quan điểm này một cách dễ dàng, đó làphương pháp vừa bao quát toàn cục, vừa nắm cái chính yếu, nắm cái cơ bản đểđi từ bộ phận đến toàn thể, từ điểm đến diện làm cho việc giải quyết vấn đề vừatriệt để vừa được tiến hành từng bước thật vững chắc Ta thấy ở Người tầmnhìn chiến lược phải nhìn vươn ra xa, nhưng sách lược luôn rất cụ thể, rất chuđáo, qua đó phê phán phiến diện, chung chung, cái thiếu cụ thể, không cầnthiết.
2.2 Quan điểm Hồ Chí Minh về phát triển xã hội, hướng vào cái mới
Trong tư tưởng phát triển của Hồ Chí Minh luôn kế thừa và phát triển.Người cho rằng phát triển là luôn hướng tới cái mới, đặc biệt là trong cáchmạng là luôn đổi mới “cách tân”, xã hội và con người luôn đổi mới, đòi hỏiđổi mới phải nắm vững quy luật, xu hướng phát triển của xã hội và con người.Tất nhiên đổi mới của Hồ Chí Minh về sự phát triển dựa trên cơ sở triết họcmácxít Phép biện chứng mácxít chỉ ra rằng, bản chất của phát triển là sự vậnđộng theo hướng đi lên của giới tự nhiên, con người và xã hội Nguyên lý củasự phát triển đó là: sự biến đổi về lượng dẫn đến sự chuyển đổi dần về chất,tạo nên mâu thuẫn trong bản thân sự vật hiện tượng, và sự phủ định của phủđịnh, đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, tạo nên bước nhảy vọt,biến sự vật này thành một sự vật khác cao hơn về chất
Tư tưởng cốt lõi triết học Hồ Chí Minh về một đất nước phát triểncũng như giải pháp có tính nguyên tắc đối với việc thực hiện quá trình pháttriển đất nước không chỉ dừng lại ở lý thuyết, mà nó được hoà quyện vàotrong hành động của Người, được thể hiện ngay trong toàn bộ sự nghiệpxây dựng và phát triển đất nước ta Để một đất nước có thể phát triển thì
Trang 8điều đầu tiên theo Hồ Chí Minh: đất nước phải được độc lập, dân tộc phảiđược tự do Độc lập, tự do là điều kiện để một dân tộc tự quyết định vậnmệnh và tương lai của mình, đồng thời có thể phát huy toàn bộ nội lực củasự phát triển.
Có độc lập, tự do là cơ sở, tiền đề tiên quyết bảo đảm cho một đấtnước phát triển là xác định con đường đi đúng đắn của cách mạng Ngườitrung thành nguyên lý phát triển mácxít và có sự phát triển nó phù hợp vớithực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: chủ nghĩa xã hội làđường đi tất yếu của lịch sử nhân loại Người viết: “Từ cộng sản nguyên thuỷđến chế độ nô lệ, chế độ xã hội phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chế độ xãhội chủ nghĩa (cộng sản)-nói chung thì loài người phát triển theo quy luật nhấtđịnh như vậy Nhưng tùy theo hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo conđường khác nhau
Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên Xô Cónước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội(cộng sản) - như các nước Đông âu, Trung Quốc, Việt Nam ta,v.v…” 7
Tư tưởng sâu xa của Hồ Chí Minh không chỉ là sự lựa chọn hướng đicủa dân tộc phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử mà còn phản ánh giá trịnhân văn trong cách nhìn Hồ Chí Minh Người xem xã hội, xã hội chủ nghĩa làhướng đi tối ưu của loài người Theo Người, “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứunhân loại, đem lại cho con người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do,bình đẳng, bác ái, hoà bình, hạnh phúc’’8
Chính vì vậy, ngay từ khi đất nước còn chìm đắm trong vòng nô lệ,Hồ Chí Minh đã quyết chọn con đường cách mạng dân quyền để thực hiệndân sinh, tiến lên chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội, với bản chất nhân đạovà đầy sức sống của nó, nơi thể hiện lý tưởng cao đẹp của con người, có khảnăng tự tạo ra sức mạnh nội sinh để thúc đẩy xã hội đi lên phù hợp với lý
7 Hồ Chí Minh, to n tàn t ập, tập 7, Nxb CTQG, H.1995, tr.247
8 Hồ Chí Minh, to n tàn t ập, tập 1, Nxb CTQG, H.1995, tr.461
Trang 9tưởng chân chính của nhân dân Việt Nam Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội đã trở thành nhân tố cơ bản xuyên suốt lý tưởng xây dựng xã hội mới vàtriết lý phát triển Hồ Chí Minh.
Xã hội xã hội chủ nghĩa với bản chất và sức sống của nó, theo Hồ ChíMinh, chỉ thực hiện được trên cơ sở một Nhà nước vững mạnh của dân, dodân, vì dân Đó là một Nhà nước do nhân dân làm chủ, Chính phủ là cơ quannhà nước tập trung quyền lợi của nhân dân, do nhân dân giao phó vận hànhtheo cơ chế pháp quyền, thực hiện mọi trách nhiệm vì cuộc sống của nhân dân.Sức mạnh của nhân dân, tạo ra sức mạnh xã hội, mọi sức mạnh đều ở dân: “Dễtrăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”!
Từ nhận thức sâu sắc rằng kinh tế quyết định chính trị, chính trị tậptrung ở kinh tế, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng xây dựng một nền kinh tếvững mạnh theo hướng xã hội chủ nghĩa Lô gíc phát triển thường trực ở HồChí Minh là trước hết phải làm cho dân “ăn no, mặc ấm” rồi mới đến “họchành tiến bộ” Ngay từ ngày đầu đất nước độc lập, Người đã có chủ trươngxây dựng và phát triển kinh tế Đó là chủ trương thực hiện hợp tác hoá để quytụ sức mạnh toàn dân trong xây dựng nền kinh tế mới; cải tạo quan hệ sảnxuất, phát triển lực lượng sản xuất, từng bước công nghiệp hoá, xây dựng cơsở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội Tư tưởng bao trùm và quan trọngcủa Hồ Chí Minh là phải có một nền kinh tế vững mạnh do nhân dân lao độnglàm chủ để bảo đảm cho đất nước phát triển
Nếu như kinh tế là nền tảng và là yếu tố hàng đầu của phát triển xã hộithì văn hoá, khoa học, giáo dục được Hồ Chí Minh xem là nguồn lực nội sinhtừ thượng tầng kiến trúc tác động đến tận hạ tầng cơ sở, tạo nên sự vận độngcủa tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội Coi trình độ phát triển của khoa học-kỹ thuật tương ứng với trình độ phát triển của xã hội, ngay từ khi nước ta cònnghèo nàn lạc hậu, Người đã nhấn mạnh phát triển khoa học-kỹ thuật TheoNgười, chúng ta chỉ có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên một
Trang 10nền khoa học - kỹ thuật tiên tiến Chúng ta phải thi đua phát huy sáng kiến,cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng xuất lao động Ngay từ kế hoạch 5 năm lầnthứ nhất, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề tiến hành cách mạng khoa học-kỹ thuật,từng bước tiến hành công nghiệp hoá đất nước; khoa học-kỹ thuật là then chốtcủa công nghiệp hoá, là yếu tố làm tăng sức sản xuất, tạo ra động lực chuyểnbiến nền kinh tế xã hội, thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội góp phầnlàm chuyển chất xã hội và đưa xã hội đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Phát triển khoa học-kỹ thuật tất yếu gắn liền với giáo dục - đào tạocon người Con người là nội lực quyết định nhất của lực lượng sản xuất; đócũng là chủ thể tạo ra, đồng thời sử dụng khoa học - kỹ thuật, điều hành toànbộ quá trình xã hội Vì vậy, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ ChíMinh đã đặt vấn đề: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xãhội chủ nghĩa”, những con người “vừa hồng vừa chuyên” Theo Hồ Chí Minh,sức mạnh của một dân tộc là tri thức, trí tuệ “Một dân tộc dốt là một dân tộcyếu” Phải diệt giặc dốt, giặc đói, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đàotạo nhân tài Dân trí là điều kiện để thực hiện phát triển văn hoá xã hội, tạotiềm năng trí tuệ và sức vươn lên một xã hội nhân văn
Theo Hồ Chí Minh, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực pháttriển xã hội Người cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống,loài người mới sáng tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinhhoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ nhữngsáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”9 Như vậy, một mặt văn hoá lànền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu phấn đấu của xã hội; mặt khác,văn hoá là yếu tố bên trong thúc đẩy xã hội tiến lên Ngay từ những ngàyđầu xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Hồ Chí Minh đã đề ratư tưởng xây dựng nền văn hoá Việt Nam theo nguyên tắc dân tộc hoá,khoa học hoá, đại chúng hoá, với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất
9 Hồ Chí Minh, to n tàn t ập, tập 3, Nxb CTQG, H.1995, tr.431
Trang 11dân tộc Vì theo Hồ Chí Minh, đó là những nguyên tắc giải phóng nănglượng lớn lao của tuyệt đại bộ phận nhân dân lao động trong xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Tính chất đó của nền văn hoá sẽ phát huy cao độ nội lựctrong việc tiếp thu, tiếp biến các giá trị phổ biến của nhân loại, làm sâu sắcvà đậm đà thêm bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo ra sức mạnh to lớn cho sựphát triển xã hội.
Sự phát triển xã hội và một xã hội phát triển, theo Hồ Chí Minh, tất cả đềuquy tụ ở vấn đề con người Mục tiêu phát triển của một xã hội theo hướng nhânvăn là đáp ứng mọi khát vọng chính đáng của con người, tạo điều kiện cho conngười ngày càng phát triển toàn diện, hài hoà như một chủ thể văn hoá Mặtkhác, xã hội đó lại do chính bản thân con người làm ra với tư cách là chủ thể lịchsử Con người vừa là đặt ra mục đích, vừa là người thực hiện mục đích đó Vìvậy, trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn đặt conngười ở vị trí trung tâm Ở Hồ Chí Minh phát triển không chỉ là các yếu tố tạonên động lực phát triển, mà còn là tổng hoà tất cả các mối quan hệ với sự tácđộng đa chiều và biện chứng
Đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chỉ có được khi chủ nghĩa yêunước Việt Nam được phát huy cao độ và nâng lên một trình độ mới, một chủnghĩa yêu nước cộng sản đầy trí tuệ, tài năng, toàn bộ tinh hoa và khí pháchdân tộc được biến thành hành động Chủ nghĩa yêu nước gắn với một nền đạođức mới, đó là nền đạo đức lấy tiêu chí tiến bộ và nhân văn làm mục đíchphấn đấu
Sức sống của phát triển lâu bền chỉ có được khi một xã hội phát huy caođộ được các yếu tố sức mạnh truyền thống và cái mới hiện đại Sự gắn bó hàihoà giữa truyền thống và hiện đại, theo Hồ Chí Minh là nguyên tắc của pháttriển Bởi vì ở đó, tương lai được tiếp sức từ nguồn sống của quá khứ và của hiệntại Truyền thống là tinh hoa và sức mạnh kết tụ ngàn đời của một dân tộc Nólàm cơ sở cho xã hội truyền thống đi vào hiện đại Hiện đại nâng cao truyềnthống, đó là sức mạnh và sức bền của phát triển
Trang 12Ngay từ những năm giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có nhãn quankhoa học và hiện đại về phát triển, trong đó có những vấn đề mà nhiều lýthuyết phát triển ngày nay đang đặt ra như phát triển bền vững, phát triểnnhân văn Những vấn đề về tăng trưởng và phát triển, nội sinh và ngoại lực,kinh tế và xã hội, vật chất và tinh thần, hiện tại và tương lai, đã được Hồ ChíMinh đề cập sâu sắc trong quan niệm của Người về bản chất của chủ nghĩa xãhội và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Về nội sinh - ngoại lực, theo HồChí Minh, chỉ có cách mạng vô sản mới giải phóng được dân tộc và xây dựngthành công chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là do nhândân tự làm lấy; phải tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới Về tăngtrưởng và phát triển, Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề không chỉ là sản xuất ranhiều của cải vật chất mà điều quan trọng hơn là làm sao nâng cao được chấtlượng sống cho nhân dân Chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội mà dân khôngđược hưởng hạnh phúc thì chủ nghĩa xã hội đó cũng không có nghĩa lý gì!
Đặc biệt, đối với Hồ Chí Minh, mối quan hệ thiên nhiên - con người làhết sức gắn bó; nó như chỉnh thể tất yếu tự nhiên, không thể chia cắt Thiênthời - địa lợi - nhân hoà là điều kiện cho sự ổn định, phát triển và trường tồn
Trong hệ thống các yếu tố phát triển xã hội, Hồ Chí Minh đặc biệt quantâm đến chủ thể của quá trình phát triển đó chính là có Đảng lãnh đạo Sự lãnhđạo của một Đảng chân chính có trí tuệ, bản lĩnh và sáng tạo là yếu tố đầu tiênvà cũng là yếu tố cuối cùng có tính quyết định đối với sự định hướng và xâydựng một xã hội mới Bởi theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản là Đảng của nhândân, của cách mạng; mục đích của Đảng không có gì khác là đem lại cuộc sốngấm no, tự do, hạnh phúc, cho nhân dân, cho muôn đời con cháu mai sau Đócũng thực sự là mục tiêu của bất kỳ một triết lý phát triển nào nhằm mục tiêuphát triển xã hội bền vững
Ngày nay, chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường vì một xã hộinhân văn đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thực chất nó là sựthống nhất sâu sắc trong thực tế phát triển kinh tế với phát triển xã hội; phát
Trang 13triển kinh tế làm nền tảng nhưng không phải là mục đích tự thân, mà vì mụcđích phát triển xã hội Đó là một xã hội phát triển hài hòa các mặt kinh tế, đạođức, văn hóa, thực chất đó là một xã hội đậm đà tình người; ở đó, nó tập trunggiải quyết các vấn đề kinh tế, vấn đề sức khỏe, thể trạng, trình độ học vấn,điều kiện và phương tiện sống, khả năng hoạt động sáng tạo, nhu cầu văn hóaphong phú và đa dạng đó chính là một xã hội phát triển bền vững mang tínhnhân văn cao cả Cũng chính vì vậy công cuộc xây dựng và phát triển xã hộihôm nay hòa được vào dòng chảy chung của nhân loại, chúng ta được cả cộngđồng tiến bộ trên thế giới hưởng ứng và ủng hộ
2.3 Tư tưởng biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa thực tiễnvà lý luận, giữa cái riêng và cái chung
Xuất phát từ lý luận nhân thức trong phép biện chứng duy vật chỉ rarằng: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý Theo quan điểm của C.Mác: “Ởmỗi dân tộc, lý luận bao giờ cũng chỉ được thực hiện theo mức độ mà nó là sựthực hiện những nhu cầu của dân tộc ấy”[10] Nói cách khác, lý luận chỉ đượccoi là đúng đắn khi nó đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của mỗi dân tộc ChínhHồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước cũng xuất phát từ thực tiễn Việt Nam,Người đòi hỏi giải quyết những vấn đề đó thông qua con đường thực tiễn.đòng thời Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò thực tiễn đối với sự hình thành tư duylý luận của mình, từ đó Hồ Chí Minh cũng quan niệm: “Lý luận là đem thựctế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, sosánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận Rồi lại đem nó chứng minhvới thực tế Đó là lý luận chân chính
Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trongcông việc Không có lý luận thì lúng túng như nhám mắt mà đi”11
Theo quan niệm đó, Hồ CHí Minh luôn lấy thực tiễn, lấy sự kiện củađời sống dân tộc và thời đại làm định hướng cho tư duy và hành động, lấy
10 C.Mác v Ph.àn tĂngghen, to n tàn t ập, T1, Nxb CTQG, H.1995, tr.582
11 Hồ Chí Minh, to n tàn t ập, tập 5, Nxb CTQG, H.1995, tr.233
Trang 14mục tiêu độc lập và phát triển của dân tộc làm căn cứ để xem xét lý luận, đểlựa chọn con đường và bước đi cho cách mạng Việt Nam, nhờ đó mà tránhđược giáo điều, rập khuân (do chỉ biết lặp lại cái chung), đồng thời cũng tránhđể không rơi vào cơ hội, xét lại (do quá nhấn cái riêng, cái đặc thù).
Học chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộctheo con đường cách mạng vô sản, nhưng Hồ Chí Minh biết rút ra từ họcthuyết cách mạng và khoa học rộng lớn này những vấn đề cần thiết cho giaiđoạn trước mắt của cách mạng Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn cho cáchmạng Việt Nam: Từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp và giảiphóng con người, tức là từ độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội
Tiếp theo, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,nhờ đứng vững trên quan điểm thực tiễn và đường lối độc lập tự chủ, mộtmặt, chúng ta vẫn tranh thủ viện trợ kinh tế và quân sự của các nước xãhội chủ nghĩa anh em; mặt khác, chúng ta định ra đường lối và cách đánhViệt Nam, phù hợp với chiến trường Việt Nam, vì vậy ta đã giành đượcthắng lợi vẻ vang; giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đưa cả nướcđi lên chủ nghĩa xã hội
Khi miền Bắc từ một nền kinh tế lạc hậu, quá độ lên chủ nghĩa xã hội,Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Chúng ta phải dùng những phương pháp gì, hìnhthức gì, đi theo cấp độ nào để tiến lên chủ nghĩa xã hội? Đó là những vấn đềđặt ra trước mắt Đảng ta hiện nay”12 Người nhắc nhở: “Tuy chúng ta đã cónhững kinh nghiệm dồi dào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng khôngthể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có nhữngđặc điểm riêng của ta”13
Đối với Hồ Chí Minh lý luận cách mạng kết hợp chặt chẽ với thực tiễncách mạng Việt Nam cũng như thực tiễn cách mạng thế giới, đồng thời luôn bổsung lý luận ấy bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới Chính vì vậy mà ở người,thực tiễn- lý luận, lý luận-thực tiễn phải luôn hòa quyện, thống nhất với nhau, tạo
12 Hồ Chí Minh, to n tàn t ập, tập 8, Nxb CTQG, H.1995, tr.494
13 Hồ Chí Minh, to n tàn t ập, tập 8, Nxb CTQG, H.1995, tr.499