ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh cao huyết áp là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi. Bệnh dễ gây tử vong và để lại di chứng nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mãn tính làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống [12]. Trong điều trị tăng huyết áp, đơn trị liệu là điều trị chuẩn ban đầu để kiểm soát huyết áp ở hầu hết các bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc phối hợp thuốc là cần thiết để kiểm soát huyết áp [12],[58],[63]. Theo Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu (ESH) và Hiệp hội tim mạch Châu Âu (ESC) 2013, hầu hết bệnh nhân cần ít nhất hai thuốc để đạt mục tiêu, điều trị có thể bắt đầu bằng đơn trị liệu hay phối hợp hai thuốc ở liều thấp [63]. Lợi điểm của việc phối hợp thuốc là giúp tăng hiệu quả hạ huyết áp, giảm tác dụng phụ, có thể cải thiện độ dung nạp của bệnh nhân, giảm biến cố tim mạch, trong đó, phối hợp thuốc chẹn β 1 -adrenergic và thuốc chẹn kênh calci được lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh tăng huyết áp kèm suy tim, bệnh mạch vành và sử dụng trong điều trị khi bệnh nhân sử dụng đơn trị với thuốc chẹn β hay thuốc chẹn kênh calci không đủ hiệu quả. Metoprolol succinat là chất đối kháng chọn lọc β 1 -adrenergic và amlodipin besilat là chất ức chế kênh calci thuộc nhóm dihydropyridin thường được lựa chọn trong phối hợp điều trị tăng huyết áp kèm bệnh mạch vành. Tuy nhiên, nhược điểm của metoprolol succinat là bị chuyển hóa mạnh bởi enzym gan, thời gian bán thải ngắn 3-4 giờ, sinh khả dụng thấp khoảng 40% gây bất tiện do phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày [5]. Ngược lại, amlodipin besilat là thuốc có thời gian bán thải dài 30-40 giờ [5]. Để phối hợp hai dược chất có thời gian bán thải khác nhau trong cùng sản phẩm với hai cơ chế phóng thích hoạt chất khác nhau, trong đó, thành phần metoprolol succinat phóng thích kéo dài và amlodipin besilat phóng thích nhanh là biện pháp tối ưu giúp kiểm soát huyết áp ổn định trong suốt 24 giờ, giảm tác dụng phụ không mong muốn. Về bào chế amlodipin besilat là hoạt chất dễ bị hút ẩm và không ổn định, dễ bị biến đổi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, đồng thời metoprolol succinat là hoạt chất tan tốt trong nước nên việc lựa chọn polyme thích hợp để kiểm soát sự phóng thích kéo dài rất khó khăn. Những lý do này gây nhiều bất lợi khi nghiên cứu bào chế dạng viên phối hợp chứa metoprolol succinat phóng thích kéo dài và amlodipin besilat phóng thích nhanh. Hiện nay, ở một số nước trên thế giới viên phối hợp chứa metoprolol succinat và amlodipin besilat đã được triển khai sản xuất và sử dụng với các biệt dược phóng thích kéo dài như Selomax TM , Sitelol AM . Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu dạng viên có phối hợp 2 thành phần trên, thường bệnh nhân phải sử dụng kết hợp các viên riêng lẻ từng thành phần hoặc phải nhập khẩu thuốc cho nhu cầu điều trị, làm tăng giá thành điều trị. Với những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu bào chế viên phóng thích kéo dài chứa metoprolol 50 mg và amlodipin 5 mg“ được thực hiện nhằm bào chế viên chứa metoprolol succinat phóng thích kéo dài và amlodipin besilat phóng thích nhanh đạt tiêu chuẩn và tương đương sinh học với viên đối chiếu Selomax TM 50/5, góp phần phát triển các dạng thuốc mới được sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu cao và đa dạng trong điều trị, thay thế thuốc ngoại nhập. Luận án được tiến hành với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: - Nghiên cứu bào chế viên hai lớp chứa metoprolol 50 mg phóng thích kéo dài và amlodipin 5 mg phóng thích nhanh (gọi tắt viên phóng thích kéo dài MET-AMLO). - Nghiên cứu nâng cấp và xác định quy trình bào chế quy mô 10.000 viên/lô. - Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và nghiên cứu độ ổn định viên phóng thích kéo dài MET-AMLO. - Đánh giá tương đương độ hòa tan, xác định sinh khả dụng và tương đương sinh học viên phóng thích kéo dài MET-AMLO so với viên đối chiếu Selomax TM 50/5.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ LINH TUYỀN
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN PHÓNG THÍCH KÉO DÀI CHỨA
METOPROLOL 50 MG VÀ AMLODIPIN 5 MG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƢỢC HỌC
TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2018
Trang 2MỤC LỤC
Trang TRANG PHỤ BÌA
1.1 Tổng quan metoprolol succinat và amlodipin besilat 3
1.3 Phương pháp tối ưu hóa trong xây dựng công thức và quy trình 18 1.4 Sinh khả dụng và tương đương sinh học của dạng thuốc phóng thích kéo dài 20 1.5 Một số nghiên cứu về metoprolol succinat, amlodipin besilat 26
Trang 3Chương 4 BÀN LUẬN 1234.1 Nghiên cứu bào chế viên hai lớp chứa metoprolol 50 mg phóng thích kéo dài và
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu/từ viết tắt Từ nguyên
ACEI Angiotensin converting enzyme inhibitor
ARB Angiotensin receptor blocker
CHEP Canadian Hypertension Education Program
CPMP Committee for Proprietary Products
ESH-ESC European Society of Hypertesion and European
Society of Cardiology
HPLC High Performance Liquid Chromatography
HPMC Hydroxylpropyl methyl cellulose
MET-AMLO Viên nén 2 lớp chứa metoprolol succinat phóng thích
kéo dài và amlodipin besilat phóng thích nhanh
Trang 5DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH - VIỆT
Ký hiệu/từ viết tắt Nghĩa tiếng việt
ARB Thuốc chẹn thụ thể angiotensin
Cmax Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương
CHEP Chương trình giáo dục về bệnh tăng huyết áp Canada
ESH-ESC Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu -Hiệp hội Tim mạch
Châu Âu FDA Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm
HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao
t1/2 Thời gian cần thiết để một nửa lượng thuốc thải trừ
Tmax Thời gian thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương
VSH/VNHA Phân hội tăng huyết áp/Hội tim mạch Việt Nam
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Phối hợp thuốc tăng huyết áp khi có tình huống lâm sàng đi kèm của
VSH/VNHA 9
Bảng 1.2 Một vài chế phẩm phóng thích kéo dài chứa metoprolol succinat và amlodipin besilat 11
Bảng 2.1 Nguyên liệu, hóa chất, dung môi dùng cho bào chế và kiểm nghiệm 31
Bảng 2.2 Chất chuẩn đối chiếu, thuốc đối chiếu 32
Bảng 2.3 Các mẫu huyết tương trắng 32
Bảng 2.4 Danh sách nơi thực hiện đề tài 32
Bảng 2.5 Danh sách các phần mềm chuyên dụng 32
Bảng 2.6 Các trang thiết bị dùng trong sản xuất và kiểm nghiệm 33
Bảng 2.7 Chuẩn bị giai mẫu hỗn hợp chuẩn 36
Bảng 2.8 Các điều kiện thử độ hòa tan 38
Bảng 2.9 Thành phần công thức lớp amlodipin besilat 40
Bảng 2.10 Thiết kế khảo sát loại và lượng tá dược siêu rã 40
Bảng 2.11 Thành phần công thức metoprolol succinat cho 1 viên 41
Bảng 2.12 Thiết kế thành phần cốm metoprolol succinat PTKD sử dụng riêng lẻ polyme 41
Bảng 2.13 Thiết kế thành phần lớp metoprolol succinat PTKD có kết hợp các polyme 42
Bảng 2.14 Thành phần công thức viên phóng thích kéo dài MET-AMLO 42
Bảng 2.15 Thiết kế mô hình thực nghiệm với phần mềm Design Expert 45
Bảng 2.16 Khảo sát các giai đoạn bào chế ở quy mô 10.000 viên/lô 46
Bảng 2.17 Quy định phần trăm hoạt chất giải phóng tại các thời điểm 48
Bảng 2.18 Điều kiện bảo quản và thời gian lấy mẫu 49
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống trên hỗn hợp chuẩn (n=6) 59
Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống trên mẫu thử (n=6) 59
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát mối tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh 61
Bảng 3.4 Kết quả xử lý thống kê 61
Trang 7Bảng 3.5 Kết quả khảo sát độ chính xác 62
Bảng 3.6 Kết quả khảo sát độ đúng (metoprolol succinat, amlodipin besilat) 62
Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra tính tương thích hệ thống trên mẫu thử trong môi trường hòa tan (n=6) 63
Bảng 3.8 Kết quả khảo sát mối tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh trong môi trường hòa tan 65
Bảng 3.9 Kết quả xử lý thống kê tính tuyến tính metoprolol succinat trong môi trường hòa tan 66
Bảng 3.10 Kết quả xử lý thống kê tính tuyến tính amlodipin besilat trong môi trường hòa tan 66
Bảng 3.11 Kết quả khảo sát độ chính xác phương pháp với metoprolol succinat trong môi trường pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8 67
Bảng 3.12 Kết quả khảo sát độ chính xác phương pháp với amlodipin besilat trong môi trường pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8 67
Bảng 3.13 Kết quả khảo sát độ đúng phương pháp với metoprolol succinat và amlodipin besilat trong môi trường pH 1,2, pH 4,5, pH 6,8 68
Bảng 3.14 Kết quả khảo sát độ ổn định dung dịch metoprolol succinat (n=6) 68
Bảng 3.15 Thông tin, hình thức cảm quan và độ đồng đều khối lượng của viên SelomaxTM 69
Bảng 3.16 Phần trăm metoprolol succinat được giải phóng của viên SelomaxTM 69
Bảng 3.17 Phần trăm amlodipin besilat được giải phóng của viên SelomaxTM 69
Bảng 3.18 Phần trăm amlodipin besilat được giải phóng của công thức A1-A4 70
Bảng 3.19 Phần trăm metoprolol succinat được giải phóng của công thức CT1-CT10 71
Bảng 3.20 Phần trăm metoprolol succinat được giải phóng của công thức CT11- CT18 72
Bảng 3.21 Phần trăm metoprolol succinat được giải phóng theo 18 công thức 72
Bảng 3.22 Mô hình dự đoán bởi phần mềm BCPharSoft OPT dựa vào giá trị R2 73
Bảng 3.23 Công thức tối ưu dự đoán bởi phần mềm BCPharSoft OPT 73
Trang 8Bảng 3.24 Phần trăm metoprolol succinat giải phóng của công thức tối ưu so với
công thức dự đoán 73
Bảng 3.25 Độ hòa tan viên PTKD MET-AMLO (n = 6) 75
Bảng 3.26 Công thức viên PTKD MET-AMLO ở quy mô 10.000 viên/lô 75
Bảng 3.27 Độ phân tán hàm lượng phần trăm metoprolol succinat của lô 1 ở quy mô 10.000 viên/lô 76
Bảng 3.28 Độ phân tán hàm lượng phần trăm metoprolol succinat của 3 lô ở quy mô 10.000 viên/lô 76
Bảng 3.29 Độ phân tán hàm lượng phần trăm amlodipin besilat lô 1 ở quy mô 10.000 viên/lô 77
Bảng 3.30 Độ phân tán hàm lượng phần trăm amlodipin besilat lô 3 ở quy mô 10.000 viên/lô 77
Bảng 3.31 Kết quả độ trơn chảy và tỷ trọng biểu kiến của cốm metoprolol succinat, hỗn hợp amlodipin besilat ở quy mô 10.000 viên/lô 79
Bảng 3.32 Kết quả độ cứng của viên trong quá trình dập viên 79
Bảng 3.33 Kết quả độ mài mòn của viên trong quá trình dập viên 80
Bảng 3.34 Kết quả khảo sát biểu đồ Shewhart R 83
Bảng 3.35 Kết quả khảo sát biểu đồ Shewhart X 84
Bảng 3.36 Kết quả kiểm nghiệm độ đồng đều khối lượng 86
Bảng 3.37 Kết quả kiểm nghiệm độ đồng đều hàm lượng 86
Bảng 3.38 Độ hòa tan viên PTKD MET-AMLO (n = 6) 87
Bảng 3.39 Kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu định lượng 87
Bảng 3.40 Tiêu chuẩn cơ sở và kết quả kiểm nghiệm viên PTKD MET-AMLO 88
Bảng 3.41 Hình thức cảm quan của viên trong điều kiện dài hạn 88
Bảng 3.42 Kết quả thử độ hòa tan metoprolol succinat theo thời gian ở điều kiện dài hạn (n =12) 89
Bảng 3.43 Kết quả thử độ hòa tan amlodipin besilat theo thời gian ở điều kiện dài hạn (n =12) 89
Bảng 3.44 Sự biến đổi hàm lượng metoprolol succinat và amlodipin besilat trong điều kiện dài hạn 90
Trang 9Bảng 3.45 Phần trăm giải phóng metoprolol succinat trong 3 môi trường 91
Bảng 3.46 Độ hòa tan amlodipin besilat của viên nghiên cứu và viên đối chiếu trong 3 môi trường 92
Bảng 3.47 Hệ số tương đồng f2 của viên nghiên cứu và viên đối chiếu trong các môi trường 92
Bảng 3.48 Hệ số tương đồng f2 của viên nghiên cứu và viên đối chiếu trong các cặp môi trường 92
Bảng 3.49 Hệ số tương quan các mô hình động học giải phóng metoprolol succinat của viên nghiên cứu và viên đối chiếu trong 3 môi trường 93
Bảng 3.50 Kết quả kiểm tra tính phù hợp của hệ thống 94
Bảng 3.51 Kết quả khảo sát tính đặc hiệu 94
Bảng 3.52 Mối tương quan giữa nồng độ và tỷ số diện tích đỉnh 96
Bảng 3.53 Hiệu suất chiết của amlodipin, metoprolol và hydroclorothiazid (n = 3) 97
Bảng 3.54 Kết quả khảo sát độ đúng và độ chính xác trong ngày (n=6) 98
Bảng 3.55 Kết quả khảo sát độ đúng và độ chính xác giữa các ngày (amlodipin, n = 6) 99
Bảng 3.56 Kết quả khảo sát độ đúng và độ chính xác giữa các ngày (metoprolol, n = 6) 100
Bảng 3.57 Kết quả khảo sát độ nhiễm chéo (n = 6) 101
Bảng 3.58 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nền mẫu (n = 6) 101
Bảng 3.59 Độ ổn định của hoạt chất trong dung dịch gốc ở nồng độ MQC 102
Bảng 3.60 Độ ổn định của hydroclorothiazid trong dung dịch gốc nồng độ 100 µg/ml (n = 6) 102
Bảng 3.61 Độ ổn định của hoạt chất trong huyết tương ở nồng độ LQC 103
Bảng 3.62 Độ ổn định của hoạt chất trong huyết tương ở nồng độ HQC 103
Bảng 3.63 Độ ổn định của hoạt chất trong huyết tương (n = 6) sau khi xử lý mẫu 24 giờ trong bộ phận bơm mẫu ở 10 oC 104
Bảng 3.64 Nồng độ amlodipin trong huyết tương của từng cá thể sau khi uống thuốc thử trong tình trạng đói (ng/ml) 106
Trang 10Bảng 3.65 Nồng độ amlodipin trong huyết tương của từng cá thể sau khi uống thuốc
đối chiếu trong tình trạng đói (ng/ml) 107
Bảng 3.66 Nồng độ metoprolol trong huyết tương của từng cá thể sau khi uống thuốc
thử trong tình trạng đói (ng/ml) 108
Bảng 3.67 Nồng độ metoprolol trong huyết tương của từng cá thể sau khi uống thuốc
đối chiếu trong tình trạng đói (ng/ml) 109
Bảng 3.68 Nồng độ metoprolol trong huyết tương của từng cá thể sau khi uống thuốc
thử trong tình trạng no (ng/ml) 110
Bảng 3.69 Các thông số dược động học amlodipin của từng cá thể sau khi uống thuốc
thử trong tình trạng đói 111
Bảng 3.70 Các thông số dược động học amlodipin của từng cá thể sau khi uống thuốc
đối chiếu trong tình trạng đói 112
Bảng 3.71 Các thông số dược động học metoprolol của từng cá thể sau khi uống
thuốc thử trong tình trạng đói 113
Bảng 3.72 Các thông số dược động học metoprolol của từng cá thể sau khi uống
thuốc đối chiếu trong tình trạng đói 114
Bảng 3.73 Các thông số dược động học metoprolol của từng cá thể sau khi uống
thuốc thử trong tình trạng no 115
Bảng 3.74 Các thông số dược động học trung bình của amlodipin trong thuốc thử và
thuốc đối chiếu trong tình trạng đói 116
Bảng 3.75 Các thông số dược động học trung bình của metoprolol trong thuốc thử và
thuốc đối chiếu trong tình trạng đói 116
Bảng 3.76 Các thông số dược động học trung bình metoprolol của thuốc thử trong
Trang 11Bảng 3.81 So sánh giá trị Tmax của amlodipin theo phương pháp thống kê phi tham số trong tình trạng đói 119
Bảng 3.82 So sánh giá trị Tmax của metoprolol theo phương pháp thống kê phi tham
số trong tình trạng đói 120
Bảng 3.83 Phân tích phương sai các thông số AUC0-t, AUC0-∞, Cmax (đã chuyển ln) của metoprolol của thuốc thử trong tình trạng đói so với tình trạng no 120
Bảng 3.84 So sánh giá trị Tmax của metoprolol theo phương pháp thống kê phi tham
số trong tình trạng đói so với tình trạng no 121
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Phổ IR của metoprolol succinat 4
Hình 1.2 Phổ IR của amlodipin besilat 6
Hình 1.3 Phối hợp thuốc theo ESC-ESH 2013 “Nguồn: Mancia G., 2013” [63] 8
Hình 3.1 Sắc ký đồ pha động (a), mẫu giả dược (b), hỗn hợp chuẩn (c), mẫu thử (d) 60
Hình 3.2 Phổ UV-Vis tại thời gian lưu của đỉnh hoạt chất trong hỗn hợp chuẩn 60
Hình 3.3 Phổ UV-Vis tại thời gian lưu của đỉnh hoạt chất trong mẫu thử 60
Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ và diện tích đỉnh 61
Hình 3.5 Tính đặc hiệu của phương pháp trong môi trường pH 1,2, pH 4,5 và pH 6,8 64
Hình 3.6 Đường chuẩn metoprolol succinat, amlodipin besilat trong môi trường pH 1,2; pH 4,5 và pH 6,8 65
Hình 3.7 Phần trăm amlodipin besilat được giải phóng theo thời gian của công thức A1 - A4 70
Hình 3.8 Phần trăm metoprolol succinat được giải phóng của công thức CT1 - CT10 71
Hình 3.9 Phần trăm metoprolol succinat được giải phóng của công thức tối ưu so với công thức dự đoán và SelomaxTM 74
Hình 3.10 Biểu đồ Shewhart /R về khối lượng viên lô 1: (a) biểu đồ R, (b) biểu đồ 81
Hình 3.11 Biểu đồ Shewhart /R về khối lượng viên lô 2: (a) biểu đồ R, (b) biểu đồ 82
Hình 3.12 Biểu đồ ShewhartX /R về khối lượng viên lô 3: (a) biểu đồ R, (b) biểu đồ X 82
Hình 3.13 Phần trăm metoprolol succinat giải phóng trong môi trường pH 1,2, pH 4,5; pH 6,8 92
X
X
X
X
Trang 13Hình 3.14 Sắc ký đồ mẫu huyết tương trắng, mẫu LLOQ, mẫu LQC, mẫu MQC, mẫu
Hình 3.17 Biểu đồ biểu diễn nồng độ amlodipin trung bình theo thời gian của thuốc
thử và thuốc đối chiếu trong tình trạng đói 112
Hình 3.18 Biểu đồ biểu diễn nồng độ metoprolol trung bình theo thời gian của thuốc
thử và thuốc đối chiếu trong tình trạng đói 114
Hình 3.19 Biểu đồ biểu diễn nồng độ metoprolol trung bình theo thời gian của thuốc
thử trong tình trạng đói và no 115
Trang 14DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình thiết kế và tối ưu hóa công thức 18
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quy trình bào chế viên PTKD MET-AMLO ở quy mô 10.000 viên/lô
85
Trang 15ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh cao huyết áp là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi Bệnh dễ gây tử vong và để lại di chứng nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mãn tính làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống [12] Trong điều trị tăng huyết áp, đơn trị liệu là điều trị chuẩn ban đầu để kiểm soát huyết áp ở hầu hết các bệnh nhân Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc phối hợp thuốc là cần thiết để kiểm soát huyết áp [12],[58],[63] Theo Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu (ESH) và Hiệp hội tim mạch Châu Âu (ESC) 2013, hầu hết bệnh nhân cần ít nhất hai thuốc để đạt mục tiêu, điều trị có thể bắt đầu bằng đơn trị liệu hay phối hợp hai thuốc ở liều thấp [63]
Lợi điểm của việc phối hợp thuốc là giúp tăng hiệu quả hạ huyết áp, giảm tác dụng phụ, có thể cải thiện độ dung nạp của bệnh nhân, giảm biến cố tim mạch, trong đó, phối hợp thuốc chẹn β1-adrenergic và thuốc chẹn kênh calci được lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh tăng huyết áp kèm suy tim, bệnh mạch vành và sử dụng trong điều trị khi bệnh nhân sử dụng đơn trị với thuốc chẹn β hay thuốc chẹn kênh calci không
đủ hiệu quả
Metoprolol succinat là chất đối kháng chọn lọc β1-adrenergic và amlodipin besilat
là chất ức chế kênh calci thuộc nhóm dihydropyridin thường được lựa chọn trong phối hợp điều trị tăng huyết áp kèm bệnh mạch vành Tuy nhiên, nhược điểm của metoprolol succinat là bị chuyển hóa mạnh bởi enzym gan, thời gian bán thải ngắn 3-4 giờ, sinh khả dụng thấp khoảng 40% gây bất tiện do phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày [5] Ngược lại, amlodipin besilat là thuốc có thời gian bán thải dài 30-40 giờ [5]
Để phối hợp hai dược chất có thời gian bán thải khác nhau trong cùng sản phẩm với hai cơ chế phóng thích hoạt chất khác nhau, trong đó, thành phần metoprolol succinat phóng thích kéo dài và amlodipin besilat phóng thích nhanh là biện pháp tối ưu giúp kiểm soát huyết áp ổn định trong suốt 24 giờ, giảm tác dụng phụ không mong muốn
Về bào chế amlodipin besilat là hoạt chất dễ bị hút ẩm và không ổn định, dễ bị biến đổi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, đồng thời metoprolol succinat là hoạt chất tan tốt trong nước nên việc lựa chọn polyme thích hợp để kiểm soát sự phóng thích kéo
Trang 16dài rất khó khăn Những lý do này gây nhiều bất lợi khi nghiên cứu bào chế dạng viên phối hợp chứa metoprolol succinat phóng thích kéo dài và amlodipin besilat phóng thích nhanh
Hiện nay, ở một số nước trên thế giới viên phối hợp chứa metoprolol succinat và amlodipin besilat đã được triển khai sản xuất và sử dụng với các biệt dược phóng thích kéo dài như SelomaxTM
, SitelolAM Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu dạng viên có phối hợp 2 thành phần trên, thường bệnh nhân phải sử dụng kết hợp các viên riêng lẻ từng thành phần hoặc phải nhập khẩu thuốc cho nhu cầu điều
trị, làm tăng giá thành điều trị Với những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu bào chế viên phóng thích kéo dài chứa metoprolol 50 mg và amlodipin 5 mg“ được thực hiện
nhằm bào chế viên chứa metoprolol succinat phóng thích kéo dài và amlodipin besilat phóng thích nhanh đạt tiêu chuẩn và tương đương sinh học với viên đối chiếu SelomaxTM 50/5, góp phần phát triển các dạng thuốc mới được sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu cao và đa dạng trong điều trị, thay thế thuốc ngoại nhập Luận án được tiến hành với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu bào chế viên hai lớp chứa metoprolol 50 mg phóng thích kéo dài và amlodipin 5 mg phóng thích nhanh (gọi tắt viên phóng thích kéo dài MET-AMLO)
- Nghiên cứu nâng cấp và xác định quy trình bào chế quy mô 10.000 viên/lô
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và nghiên cứu độ ổn định viên phóng thích kéo dài MET-AMLO
- Đánh giá tương đương độ hòa tan, xác định sinh khả dụng và tương đương sinh học viên phóng thích kéo dài MET-AMLO so với viên đối chiếu SelomaxTM 50/5
Trang 17Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN METOPROLOL SUCCINAT VÀ AMLODIPIN BESILAT 1.1.1 Metoprolol succinat
Công thức phân tử: (C15H25NO3)2·C4H6O4
Phân tử lượng: 652,81 g/mol
Tên hóa học: 2Propanol,1[4(2methoxyethyl)phenoxy]3[(1methylethyl) amino] -, (±)-, butanedioate (2:1) [6],[34],[93]
-Công thức cấu tạo:
Trang 18Hình 1.1 Phổ IR của metoprolol succinat “Nguồn: BP, 2013” [34]
Định lượng
Phương pháp chuẩn độ điện thế trong môi trường khan: hòa tan một lượng bột
thuốc tương đương khoảng 0,250 g metoprolol succinat vào 40 ml anhydric acetic Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 M Xác định điểm tương đương của phản ứng dựa vào bước nhảy thế [44]
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với điều kiện sắc ký như sau:
- Pha động: acetonitril - đệm phosphat pH 3 (25:75, tt/tt)
- Cột sắc ký pha đảo C8 (125 × 4,0 mm; 5 µm) Bước sóng phát hiện: 280 nm
Tiến hành tiêm mẫu chuẩn và mẫu thử vào máy, ghi nhận sắc ký đồ
Tính khối lượng metoprolol succinat (mg) trong viên theo công thức: 20C.V(rt/rc)
Trang 19Trong đó: C là nồng độ metoprolol succinat tính bằng mg/ml trong dung dịch chuẩn
V là thể tích dịch lọc dùng để pha mẫu thử rt và rc lần lượt là diện tích đỉnh của metoprolol succinat trong mẫu thử và mẫu chuẩn [93]
Chỉ định
Điều trị tăng huyết áp, dùng metoprolol succinat riêng biệt hoặc kết hợp với thuốc chống tăng huyết áp khác Metoprolol succinat điều trị dài hạn đau thắt ngực, loạn nhịp tim, suy tim độ trung bình hoặc nhẹ kháng trị với phương pháp điều trị suy tim khác Metoprolol succinat chỉ định điều trị người bệnh đã xác định hoặc nghi ngờ có
nhồi máu cơ tim cấp ổn định về mặt huyết động, để làm giảm tử vong tim mạch [5] Chống chỉ định
Người bệnh có nhịp tim chậm xoang, blốc nhĩ thất độ 1 rõ rệt, độ 2 hoặc độ 3, sốc
do tim và suy tim mất bù Người bệnh có tần số tim chậm dưới 45 lần/phút
Trang 20Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc và các thuốc chẹn beta khác [3],[5]
Liều lượng và cách dùng
Phải uống nguyên viên metoprolol succinat phóng thích kéo dài, không nhai
Liều điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực thông thường là 50-100 mg/lần/ngày
Có thể tăng liều cách một tuần (hay dài hơn) cho tới khi đạt đáp ứng lâm sàng tối ưu Nếu cần ngừng metoprolol succinat nên giảm dần liều trong thời gian 1 đến 2 tuần [5]
1.1.2 Amlodipin besilat
Công thức phân tử: C20H25ClN2O5·C6H6O3S
Phân tử lượng: 567,05 g/mol
Tên hóa học: 3-ethyl 5-methyl 1,4-dihydro-6-methyl-3,5-pyridinedicarboxylate, monobenzenesulfonat [3],[93] Công thức cấu tạo:
(±)-2-[(2-aminoethoxy)methyl]-4-(o-chloro-phenyl)-“Nguồn: PubChem”
Tính chất
Bột màu trắng hoặc gần như trắng; Dễ tan trong methanol, hơi tan trong ethanol,
khó tan trong nước và trong 2–propanol [3],[44]
Trang 21Định lượng
Định lượng amlodipin besilat bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với
điều kiện sắc ký như sau:
- Pha động: hỗn hợp acetonitril – methanol - dung dịch chứa 7,0 ml triethylamin trong 1000 ml nước và được điều chỉnh pH đến 3,0 ± 0,1 bằng acid phosphoric (15:35:50, tt/tt/tt)
Tiến hành tiêm mẫu chuẩn và mẫu thử vào máy, ghi nhận sắc ký đồ Tính hàm lượng amlodipin besilat dựa vào diện tích đỉnh của dung dịch thử và dung dịch chuẩn
và hàm lượng được công bố của amlodipin besilat chuẩn [3],[44]
Tác dụng dược lý
Amlodipin besilat là dẫn chất của dihydropyridin có tác dụng chẹn calci qua màng
tế bào Amlodipin besilat có tác dụng chống tăng huyết áp, làm tăng lưu lượng máu ở thận và cải thiện chức năng thận Có thế dùng amlodipin besilat để điều trị tăng huyết
áp ở bệnh nhân đái tháo đường Amlodipin besilat có tác dụng tốt cả khi đứng, nằm cũng như ngồi và trong làm việc Amlodipin besilat tác dụng chậm nên ít có nguy cơ
hạ huyết áp cấp hoặc nhịp nhanh phản xạ Amlodipin besilat có tác dụng chống đau thắt ngực, thời gian tác dụng chống đau thắt ngực kéo dài 24 giờ Người bệnh có thể dùng phối hợp với thuốc chẹn beta và nitrat trong điều trị đau thắt ngực [3],[5],[9]
Dược động học
Khả dụng sinh học của amlodipin besilat khi uống khoảng 60-80% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 6-12 giờ Nửa đời trong huyết tương từ 30-40 giờ Nồng độ ổn định trong huyết tương đạt được 7 đến 8
Trang 22ngày sau khi uống thuốc mỗi ngày một lần Các chất chuyển hóa mất hoạt tính và bài
tiết qua nước tiểu [5],[8]
Chỉ định
Ðiều trị tăng huyết áp, kể cả ở người bệnh có những biến chứng chuyển hóa như
đái tháo đường, và điều trị dự phòng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định [5]
1.1.3 Phối hợp metoprolol succinat, amlodipin besilat trong điều trị cao huyết áp
Năm nhóm thuốc chính điều trị tăng huyết áp gồm lợi tiểu, chẹn (β-blocker), ức chế men chuyển (ACEI), chẹn kênh calci (CCB), chẹn thụ thể angiotensin (ARB) theo ESC-ESH (2013) [63], CHEP (2014, 2015) [35] và theo Hiệp hội tăng huyết áp Việt Nam VSH/VNHA (2014, 2015) [12]
Phối hợp thuốc trong điều trị cần thiết khi:
- Tăng huyết áp độ 2 (≥ 160/100 mmHg)
- Xa huyết áp mục tiêu (huyết áp tâm thu ≥ 20 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 10 mmHg)
- Bệnh nhân khó đạt huyết áp mục tiêu (tiểu đường, bệnh thận mạn tính)
- Bệnh nhân có nhiều chỉ định bắt buộc
- Sau một tháng điều trị nếu không đạt huyết áp mục tiêu có thể phối hợp thuốc
Hình 1.3 Phối hợp thuốc theo ESC-ESH 2013 “Nguồn: Mancia G., 2013” [63]
Trang 23Trong đó đường nét liền màu xanh lá là phối hợp ưu tiên, đường đứt quãng màu xanh lá là phối hợp được chấp thuận, đường đứt quãng màu đen là phối hợp ít thông dụng, đường màu đỏ là không phối hợp [63]
Bảng 1.1 Phối hợp thuốc tăng huyết áp khi có tình huống lâm sàng đi kèm của VSH/VNHA
Loại bệnh nhân Thuốc đầu
tiên lựa chọn
Thêm thuốc thứ 2 để huyết áp < 140/90 mmHg
Thêm thuốc thứ 3 để huyết áp < 140/90 mmHg *
Tăng huyết áp và
đái tháo đường
ARB/ACEI CCB hay lợi tiểu
thiazid
Thuốc thứ 2 thay thế (lợi tiểu thiazid hay CCB) Tăng huyết áp và
CCB hay lợi tiểu thiazid
Thuốc thứ 2 thay thế (lợi tiểu thiazid hay CCB)
suy tim
ACEI/ARB + thuốc chẹn ***+ pironolacton khi suy tim độ II-IV + lợi tiểu thiazid, quai khi ứ dịch CCB nhóm dihydropyridin có thể thêm vào nếu cần kiểm soát huyết áp
* Không đạt mục tiêu phối hợp 4 thuốc: xem xét thêm thuốc chẹn , kháng aldosteron hay nhóm khác (giãn mạch, chẹn alpha, kháng alpha trung ương…)
** Mức lọc cầu thận < 40 ml/phút sử dụng lợi tiểu quai (furosemid) thay thế lợi tiểu thiazid
*** Thuốc chẹn thế hệ mới có tính chọn lọc cao và giãn mạch: bisoprolol, metoprolol succinat, carvedilol, nebivolol được ưu tiên [12]
Dưới đây là các nghiên cứu về metoprolol succinat và amlodipin besilat trong điều trị tăng huyết áp Các nghiên cứu này cho thấy việc phối hợp thuốc cho hiệu quả hạ huyết áp rõ rệt so với khi sử dụng một thuốc đơn thuần
Năm 2009, Monotosh Panja và cộng sự đã nghiên cứu sự kết hợp thuốc chẹn với thuốc khác trong điều trị cao huyết áp, trong đó có phối hợp với thuốc ức chế calci cũng rất phổ biến trong điều trị suy tim, bênh mạch vành, bệnh nhồi máu cơ tim Phối hợp thuốc chẹn với CCB nhóm non-dihydropyridin như verapamil và diltiazem cần tránh do làm nhịp tim chậm và block dẫn truyền nhĩ thất có triệu chứng Phối hợp
Trang 24thuốc chẹn với CCB nhóm dihydropyridin làm tăng hiệu quả hạ huyết áp do ức chế tiết renin do tác động giãn mạch của nhóm CCB [68]
Năm 2011, Padmini Devis và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của kết hợp metoprolol succinat và amlodipin besilat trên bệnh nhân cao huyết áp Nghiên cứu so sánh việc kết hợp metoprolol XL (metoprolol succinat) và amlodipin ở liều 25/2,5 và liều 50/5 trong hiệu quả điều trị cao huyết áp, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chiếu Nghiên cứu tiến hành trên 402 bệnh nhân chia làm 5 nhóm điều trị:
- Nhóm 1 uống metoprolol XL 50 mg + amlodipin 5 mg
- Nhóm 2 uống metoprolol XL 25 mg + amlodipin 2,5 mg
Năm 2013, Srinivasa Rao N và cộng sự đã nghiên cứu hiệu quả liều phối hợp của metoprolol succinat và amlodipin besilat trên bệnh nhân Ấn Độ có bệnh cao huyết áp nguyên phát Nghiên cứu tiến hành trên 101 bệnh nhân, trong đó 64 bệnh nhân thuộc nhóm A (điều trị bằng amlodipin 5 mg và metoprolol 25 mg) và 37 bệnh nhân thuộc nhóm B (điều trị bằng amlodipin 5 mg và metoprolol 50 mg) trong 8 tuần Đánh giá kết quả điều trị tại tuần thứ 4 và tuần thứ 8 Các bệnh nhân thuộc nhóm A sau 4 tuần vẫn không đạt huyết áp mục tiêu thì sử dụng thuốc của nhóm B, và thêm thuốc tăng huyết áp khác nếu nhóm B vẫn không đạt huyết áp mục tiêu Độ tuổi trung bình của
Trang 25bệnh nhân là 53,36 ± 11,26 tuổi và cân nặng trung bình của bệnh nhân 63,40 ± 10,03
kg trong đó 94,06% (95 bệnh nhân) chỉ tăng huyết áp đơn thuần và 5,94% (6 bệnh nhân) có tăng huyết áp kèm tiền sử bệnh động mạch vành, khoảng thời gian trung bình sử dụng thuốc tăng huyết áp là 42,50 tháng Trước điều trị, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trung bình lần lượt là 154,98 ± 7,76 mmHg và 95,55 ± 5,7 mmHg Sự giảm huyết áp có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) tại tuần thứ 4 và tuần thứ 8 của huyết áp tâm thu lần lượt là 12,16% và 14,69% và huyết áp tâm trương lần lượt là 11,49% và 14,65% so với thời điểm ban đầu [91]
1.1.4 Một vài chế phẩm có chứa metoprolol succinat và amlodipin besilat trên thị trường
Hiện nay trên thị trường Việt Nam chưa có chế phẩm chứa đồng thời metoprolol succinat và amlodipin besilat Trong nước chưa có xí nghiệp dược nào sản xuất thuốc chứa hai hoạt chất này Sau đây là một số biệt dược với thành phần có chứa
metoprolol succinat và amlodipin besilat
Bảng 1.2 Một vài chế phẩm phóng thích kéo dài chứa metoprolol succinat và amlodipin besilat
Amlodipin 5 mg Viên nén hai lớp Lupin Laboratories
Ltd
1.2 HỆ TRỊ LIỆU PHÓNG THÍCH KÉO DÀI
1.2.1 Đại cương về hệ trị liệu phóng thích kéo dài
Thuốc phóng thích kéo dài hay hệ thống trị liệu phóng thích kéo dài là các chế phẩm có khả năng phóng thích hoạt chất một cách liên tục hoặc gián đoạn theo thời gian để duy trì nồng độ hoạt chất trong phạm vi điều trị trong khoảng thời gian dài,
Trang 26nhằm giảm bớt số lần dùng thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị, giảm bớt tác dụng không mong muốn
Thuốc được xem là phóng thích kéo dài là khi làm giảm tối thiểu 2 lần tần số dùng thuốc [6],[15],[23]
1.2.2 Cơ chế kiểm soát sự phóng thích kéo dài
Trên thị trường hiện nay, thuốc phóng thích kéo dài dạng viên được bào chế phổ biến theo 2 cơ chế kiểm soát: khuếch tán, hòa tan [15]
Cơ chế khuếch tán
Hệ thống có cấu trúc kiểu bể chứa: được cấu tạo gồm nhân thuốc bao bọc bởi màng
polyme không tan hoặc tan một phần trong dịch tiêu hóa, đóng vai trò là hàng rào khuếch tán kiểm soát tốc độ giải phóng dược chất Hệ màng bao khuếch tán dễ đạt được sự giải phóng dược chất hằng định theo động học bậc 0 để duy trì nồng độ máu trong vùng điều trị, tốc độ giải phóng dược chất có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp bằng cách thay đổi thành phần và độ dày màng bao Viên phóng thích kéo dài có
Cấu trúc kiểu khung xốp khuếch tán: dược chất dạng hòa tan hoặc tiểu phân rắn
được phân tán đồng nhất trong khối polyme không tan trong dịch tiêu hóa, khung này đóng vai trò như một bộ khung mang thuốc Sau khi uống, thuốc giải phóng khỏi khung bằng cách khuếch tán từ khung ra dịch tiêu hóa và khung được đào thải nguyên vẹn ra ngoài Quy trình bào chế đơn giản, không đòi hỏi thiết bị phức tạp, dễ triển khai quy mô lớn, quy trình được lựa chọn phổ biến hiện nay cho viên phóng thích kéo dài nhưng khó đạt động học phóng thích bậc 0 Một số sản phẩm có cấu trúc kiểu
Trang 27khung xốp là Deriphyllin Retard, Theo-Dur, Cerespan, Procanbid ER… [15],[17],[23],[74]
Cơ chế hòa tan
Hệ thống màng bao hòa tan: dược chất được bao bởi một màng bao hòa tan chậm
hoặc phân ly dần trong đường tiêu hóa, đóng vai trò là các hàng rào làm chậm sự giải phóng dược chất ra khỏi dạng thuốc Khi bao các phần dược chất khác nhau bằng nhiều loại màng bao có độ dày khác nhau, dược chất sẽ được giải phóng ngắt quãng
thành nhiều đợt khác nhau, đạt được mục đích phóng thích kéo dài và có tác dụng
Cấu trúc khung hòa tan: phối hợp dược chất với một polyme thân nước hoặc với
sáp hay chất béo, đóng vai trò như một khung mang thuốc Sau khi uống, khung sẽ hòa tan hoặc bị mòn dần trong đường tiêu hóa để làm chậm và kéo dài sự giải phóng dược chất Quy trình đơn giản, không đòi hỏi thiết bị phức tạp, dễ triển khai quy mô lớn, được lựa chọn phổ biến để điều chế viên nén phóng thích kéo dài nhưng thường không đạt được sự giải phóng theo động học phóng thích bậc 0 Một số sản phẩm phóng thích kéo dài có cấu trúc khung hòa tan như Dimetane Extentabs, Donatal Extentabs, Quinidex Extentabs, Mestinon Extentab… [6],[15],[23],[74]
1.2.3 Hệ thống phóng thích kéo dài theo cơ chế khuếch tán kiểu khung xốp
Trong hệ thống này, hoạt chất dạng hòa tan hay tiểu phân rắn được phân tán đồng nhất trong khối polyme không tan thân dầu hoặc thân nước Sự phân tán có thể được thực hiện với khối polyme nung chảy hoặc hòa tan trong dung môi dễ bay hơi, sau khi
để nguội hoặc làm bốc hơi dung môi, khối rắn thu được có thể xát hạt, dập viên hay đóng vào nang
Sự phóng thích hoạt chất phụ thuộc vào độ tan của hoạt chất và sự khuếch tán hoạt chất ra ngoài qua các đường mao dẫn trong khung xốp Khi thuốc vào cơ thể, bề mặt của thuốc bị hydrat hóa bởi dịch tiêu hóa tạo thành một lớp gel bao lấy viên thuốc, hoạt chất ở bề mặt viên sẽ được khuếch tán ra ngoài Nước càng thấm vào sâu bên trong, làm tăng bề dày của lớp gel, hoạt chất tiếp tục được khuếch tán ra ngoài qua các ống mao quản tạo bởi lớp gel polyme Khi hết hoạt chất, khung không chứa thuốc sẽ được đào thải theo phân ra ngoài Ngoài ra, đối với một số hoạt chất không tan, khung
Trang 28matrix sẽ được thiết kế sao cho khung sẽ bị bào mòn dần dưới tác dụng của dịch tiêu hóa để phóng thích hoạt chất [1],[6],[14],[15],[19],[23],[74]
1.2.4 Một số tá dược phóng thích kéo dài có cấu trúc khung xốp thường dùng
Hydroxylpropyl methyl cellulose (HPMC): là một cellulose ether không ion hóa
được sản xuất từ cellulose tự nhiên có khối lượng phân tử cao qua một loạt những biến đổi hóa học, gồm hai nhóm thế methoxyl và hydroxypropoxyl Tỷ lệ khác nhau của 2 nhóm thế này sẽ tạo ra các sản phẩm HPMC khác nhau đồng thời ảnh hưởng đến tính tan trong dung môi Độ nhớt dao động trong khoảng rộng tùy vào loại HPMC Vì là một polyme không ion hóa thân nước nên khả năng tương tác hóa học với các thành phần khác trong công thức bào chế của HPMC khá thấp, bên cạnh đó quá trình hydrat hóa và tạo gel không phụ thuộc pH HPMC tan chậm trong nước lạnh tạo thành dung dịch keo nhớt, không tan trong nước nóng, cloroform, ethanol 95% và ether nhưng có thể tan trong các hỗn hợp dung môi như hỗn hợp của cồn methylic và ethylen clorid Vài loại HPMC tan trong aceton hoặc trong hỗn hợp của methylen clorid và cồn isopropylic và các dung môi hữu cơ khác Trong ngành dược, HPMC được sử dụng làm chất tạo màng bao, chất ổn định, chất tạo dịch treo, tá dược dính, chất làm tăng độ nhớt và tạo tá dược cho thuốc PTKD Sử dụng HPMC (loại có độ nhớt cao) để tạo khung xốp cho viên PTKD với tỷ lệ phối hợp từ 20-80% (kl/kl) Nếu
tỷ lệ phối hợp < 20% so với khối lượng viên, khung xốp rã rất nhanh [10],[25],[38],[62],[68]
Eudragit: những copolyme được tổng hợp bởi sự trùng hợp của các phân tử acid
acrylic và acid metharylic hoặc từ các dẫn xuất ester của chúng với những tỷ lệ khác nhau, có khối lượng phân tử thường ≥ 100.000 Trong công nghiệp dược phẩm, eudragit được ứng dụng chủ yếu để tạo màng bao cho viên bao phim, viên bao phim tan trong ruột, làm tá dược cho viên phóng thích kéo dài… Có nhiều loại eudragit khác nhau được sử dụng, tùy loại polyme được dùng có thể làm ra các màng bao có đặc tính và độ tan khác nhau Một số eudragit chỉ dùng để bao phim, bảo vệ viên khỏi tác động của môi trường dịch vị, loại này có khả năng tan trong môi trường acid với
pH < 5 như các eudragit E; một số loại khác tan trong môi trường có pH > 5,5-7 được dùng để bao phim tan trong ruột như eudragit L, eudragit S, eudragit FS; các loại
Trang 29eudragit RL, RS, NE được sử dụng cho viên phóng thích kéo dài Khi dùng để kiểm soát sự phóng thích dược chất, tỷ lệ tá dược được sử dụng thường 5-20% Eudragit RL
và RS thường không hòa tan trong nước nhưng có khả năng thấm, tính thấm của eudragit RL cao hơn RS, giúp dược chất khuếch tán ra ngoài qua khung xốp hay màng phim Eudragit NE tạo màng phim không tan trong nước nhưng có khả năng trương
nở và có tính thấm, ưu điểm hơn loại RS, RL là có tính dẻo cao nên không cần thêm chất hóa dẻo [10],[24]
Xanthan gum: là một polysaccharid có khối lượng phân tử lớn được tổng hợp từ vi khuẩn Xanthomonas campestris, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dược phẩm,
thực phẩm và mỹ phẩm Do độ ổn định cao, tương hợp với nhiều dược chất, tá dược nên được sử dụng rộng rãi để bào chế thuốc uống, thuốc bôi ngoài da, mỹ phẩm với vai trò là tác nhân nhũ hóa, tác nhân ổn định, chất làm tăng độ nhớt Xanthan gum tồn tại ở dạng bột mịn, màu trắng kem, không tan trong ethanol và ether, trương nở và tan chậm trong nước lạnh, tan nhanh hơn ở nước ấm Độ nhớt dung dịch cao khi nồng độ thấp, không có sự thay đổi rõ ràng về độ nhớt khi nhiệt độ từ 0-100 °C, có độ nhớt rất lớn ngay cả khi sử dụng một lượng ít Dung dịch trong nước ổn định ở khoảng pH và nhiệt độ rộng (pH = 3-12 và nhiệt độ 10-60 °C), không bị tác động bởi sự có mặt của enzym, muối, acid, base Xanthan gum khi hòa tan trong nước, bị hydrat hóa một cách nhanh chóng, không bị đóng cục tạo dung dịch có độ nhớt cao, được sử dụng như một tác nhân kéo dài sự phóng thích dược chất [10],[71]
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phóng thích hoạt chất từ khung matrix
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng hoạt chất như độ tan của dược chất, loại và lượng polyme, tá dược độn, quá trình bào chế và đặc tính của dạng thuốc
Ảnh hưởng của độ tan dược chất
Đối với hoạt chất rất ít tan (< 0,01 mg/ml), được hòa tan chậm và khuếch tán chậm qua lớp gel, cơ chế giải phóng chính là sự ăn mòn qua bề mặt của khung hydrat hóa Trong trường hợp này kiểm soát sự ăn mòn của khung để duy trì phóng thích hoạt chất qua đường tiêu hóa là rất khó Đối với hoạt chất dễ tan thì sự hòa tan hoạt chất trong lớp gel và khuếch tán hoạt chất ra môi trường bên ngoài là dễ dàng Ngoài ra,
Trang 30quá trình giải phóng hoạt chất cũng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như pH, mức độ
và tốc độ tạo gel, khả năng thấm nước vào bên trong lớp gel [1],[6],[15],[19]
Ảnh hưởng của polyme
Polyme đã được chứng minh có ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng hoạt chất như kích thước tiểu phân, khối lượng phân tử, độ nhớt, cấu trúc hóa học và nồng độ sử dụng Kích thước tiểu phân càng mịn, tốc độ hydrat hóa polyme càng nhanh thì việc kiểm soát phóng thích hoạt chất sẽ tốt hơn Tốc độ phóng thích hoạt chất giảm khi sử dụng các loại HPMC có khối lượng phân tử cao và độ nhớt cao Công thức viên chứa HPMC có độ nhớt cao hoặc sử dụng lượng lớn polyme làm cho khả năng tạo gel tốt hơn và làm chậm tốc độ khuếch tán và ăn mòn vì vậy làm chậm sự phóng thích hoạt chất Tỷ lệ các nhóm thế methoxy và hydroxypropyl của HPMC cũng ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng hoạt chất theo thứ tự HPMC E (hypromellose 2910) > HPMC K (hypromellose 2280) [10],[24],[38]
Ảnh hưởng của tá dược độn
Tá dược độn thường dùng trong bào chế dạng thuốc phóng thích kéo dài dạng khung matrix thường là lactose phun sấy, tinh bột biến tính (starch 1500), avicel… Đối với các tá dược có độ tan tốt hoặc ít tan trong nước thì tốc độ giải phóng hoạt chất nhanh hơn khi dùng tá dược độn không tan trong nước nên thứ tự ảnh hưởng của
tá dược độn đến tốc độ giải phóng hoạt chất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: lactose > avicel > starch 1500 Đối với các tá dược độn không tan trong nước và
có khả năng trương nở kém như starch 1500, avicel thường làm giảm tốc độ giải phóng hoạt chất [10],[33]
Ảnh hưởng của quá trình điều chế
Lực nén có ảnh hưởng đến quá trình giải phóng hoạt chất từ dạng khung matrix hầu như không đáng kể khi các viên được bào chế với mức độ tối ưu các polyme Lực nén ảnh hưởng đến việc tạo thành các lỗ xốp trên bề mặt viên Tuy nhiên, các lỗ xốp của khung hydrat hóa phụ thuộc vào độ xốp ban đầu thì lực nén cho thấy ít ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng hoạt chất Lực nén sẽ tỷ lệ nghịch với sức căng bề mặt viên [75]
Trang 31Ảnh hưởng của đặc tính dạng thuốc
Mức độ thay đổi hình dạng và kích thước có thể ảnh hưởng đến diện tích bề mặt và tốc độ phóng thích hoạt chất từ khung HPMC Các viên chứa HPMC có kích thước và hình dạng khác nhau nhưng có cùng một hằng số tỷ lệ diện tích bề mặt khung/thể tích
sẽ cho quá trình phóng thích hoạt chất tương tự nhau [1],[15]
1.2.6 Động học giải phóng hoạt chất
Mô hình động học giải phóng hoạt chất trong các dạng thuốc phóng thích kéo dài là
hệ thống các mô hình được mô tả bằng toán học cho phép dự đoán lượng thuốc phóng thích ra khỏi dạng bào chế sau một khoảng thời gian nhất định trong cùng điều kiện thử nghiệm Mô hình động học giúp kiểm soát và duy trì nồng độ thuốc trong cơ thể theo mong muốn
Mỗi dạng bào chế phóng thích kéo dài khác nhau sẽ có cơ chế phóng thích hoạt chất khác nhau Việc nghiên cứu động học giải phóng hoạt chất nhằm:
- Biết được bản chất của việc giải phóng hoạt chất ra khỏi dạng bào chế
- Đánh giá tương đương khả năng giải phóng hoạt chất của viên nghiên cứu so với viên đối chiếu
- Định hướng cho việc đánh giá khả năng hấp thu hoạt chất in vivo
Một số mô hình động học cho dạng phóng thích kéo dài như:
Trang 321.3 PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU HÓA TRONG XÂY DỰNG CÔNG THỨC VÀ QUY TRÌNH
1.3.1 Thiết kế, tối ưu hóa công thức bằng phần mềm thông minh
Tối ưu hóa công thức là sự xác định giá trị tối ưu của nồng độ nguyên liệu trong công thức cũng như điều kiện pha chế đối với công thức sao cho sản phẩm có thể hoàn thiện hơn về tiêu chuẩn chất lượng, hiệu quả về tính sinh khả dụng, tương đương sinh học, đạt yêu cầu về giá thành Mục đích việc tối ưu hóa công thức là xác định giá trị tối ưu đối với nồng độ nguyên liệu, điều kiện pha chế hay dự đoán tính chất của sản phẩm từ nguyên liệu, điều kiện pha chế biết trước [7],[11],[13],[16]
Thiết kế và tối ưu hóa công thức thường được tiến hành theo quy trình gồm:
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình thiết kế và tối ưu hóa công thức
Mô hình thực nghiệm
Việc tối ưu hóa công thức dựa trên mô hình nhân quả được xây dựng từ dữ liệu thực nghiệm Do đó, thiết kế mô hình thực nghiệm chiếm vai trò quan trọng trong quá trình thành lập công thức Mô hình thực nghiệm có thể được chia làm 3 nhóm chính:
Mô hình thực nghiệm Sản xuất theo mô hình
Kiểm nghiệm sản phẩm
Thiết lập mô hình nhân quả
Công thức tối ưu Khảo sát sơ bộ
Kiểm chứng so với thực nghiệm
Trang 33- Mô hình hỗn hợp (mixture design) hay mô hình công thức (formulation design):
thiết kế thành phần các nguyên liệu Là loại mô hình có ràng buộc (constrained)
- Mô hình yếu tố (factorial design) hay mô hình quy trình (process design): thiết kế
các điều kiện pha chế Là loại mô hình không có ràng buộc (unconstrained)
- Mô hình kết hợp (combined design): kết hợp cả hai mô hình công thức và mô hình
quy trình nhằm khảo sát ảnh hưởng của các thành phần nguyên liệu và điều kiện sản xuất [7],[11]
Tùy theo mục tiêu và đối tượng tối ưu hóa có thể chọn mô hình thực nghiệm phù hợp
1.3.2 Phương pháp tối ưu hóa thông minh (phần mềm BCPharSoft OPT)
Ba công cụ mạng thần kinh, logic mờ và thuật toán di truyền được kết hợp hài hòa trong quá trình thiết lập mô hình nhân quả và tối ưu hóa:
Mạng thần kinh: thiết lập mô hình liên quan nhân quả, dự đoán quả (Y: độ hòa
tan ) từ nhân (X: lượng tá dược, điều kiện pha chế ) đã biết trước
- Thuật toán di truyền: tối ưu hóa dựa trên mô hình liên quan nhân quả đã được thiết
lập bởi mạng thần kinh
- Logic mờ: làm cho mạng thần kinh có hiệu quả hơn trong việc thiết lập mô hình
liên quan nhân quả đối với các dữ liệu phức tạp đồng thời giúp cho thuật toán di truyền được thuận lợi hơn trong tối ưu hóa
Tối ưu hóa thông minh là phương pháp có nhiều ưu điểm:
- Không giới hạn về số biến độc lập X1, X2, X3, Xk: đáp ứng yêu cầu thiết kế với nhiều biến về công thức và điều kiện pha chế
- Có thể tối ưu đồng thời nhiều biến phụ thuộc Y1, Y2, Y3, Yk: phù hợp với thực tế mỗi sản phẩm có rất nhiều tính chất
- Không phụ thuộc mô hình toán học mà dựa vào khả năng luyện mạng với sự lựa chọn nhiều thông số phù hợp
- Dự đoán chính xác quả (Y) từ nhân (X) biết trước dựa trên mô hình liên quan nhân quả đã được thiết lập
- Phù hợp với nhiều dữ liệu phức tạp, phi tuyến hay mô tả không dùng số, định tính, thiếu trị số…
- Áp dụng một cách dễ dàng nhờ các hàm tối ưu hóa trực quan [7],[13],[16]
Trang 341.4 SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC CỦA DẠNG THUỐC PHÓNG THÍCH KÉO DÀI
1.4.1 Sinh khả dụng
Sinh khả dụng là đặc tính của dạng thuốc chỉ tốc độ và mức độ hay tỷ lệ của thành phần có hoạt tính hoặc nhóm có hoạt tính được hấp thu vào tuần hoàn chung và sẵn sàng ở nơi tác động Đối với dược phẩm không nhằm hấp thu vào máu, sinh khả dụng được đo lường bằng các tiêu chí phản ánh tốc độ và mức độ mà thành phần có hoạt tính hoặc nhóm có hoạt tính sẳn sàng ở nơi tác động [15],[30]
Việc đánh giá sinh khả dụng thông thường dựa trên các thông số Cmax, Tmax, AUC
- Nồng độ tối đa (Cmax): vừa phản ánh mức độ hấp thu, vừa tốc độ hấp thu
- Thời gian đạt nồng độ tối đa (Tmax): phản ánh tốc độ hấp thu
- Diện tích dưới đường cong (AUC): phản ánh mức độ hấp thu
Các thông số này được xem như là các thông số chính biểu thị cho sinh khả dụng, thông qua đó biểu thị hiệu quả trị liệu của một chế phẩm, là cơ sở xác định tương đương sinh học trong so sánh lựa chọn chế phẩm thuốc
1.4.2 Tương đương sinh học
Hai chế phẩm là tương đương sinh học khi hai chế phẩm tương đương dược học hoặc thay thế dược học có sinh khả dụng không khác nhau có ý nghĩa thống kê Mức
độ khác biệt được chấp nhận là không quá 20%
Chế phẩm tương đương sinh học thì có thể được xem là có hiệu quả trị liệu tương đương nhau
Trường hợp mức độ hấp thu (AUC, Cmax) không khác nhau, sự khác nhau về tốc độ hấp thu (Tmax) do cố ý, được ghi trong nhãn, không quan trọng với việc đạt nồng độ trị liệu trong cơ thể trường hợp bệnh mạn tính và được xem không có ý nghĩa lâm sàng, vẫn được chấp nhận là tương đương sinh học [15]
1.4.3 Phương pháp xác định sinh khả dụng và tương đương sinh học của thuốc
Sự lựa chọn phương pháp tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, khả năng phân tích thuốc trong dịch sinh học, đặc tính dược lực của thuốc, đường sử dụng và bản chất dạng thuốc… Có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp đo nồng độ thuốc trong huyết tương
Trang 35- Phương pháp đo lượng thuốc bài tiết trong nước tiểu (hoặc trong dịch bài tiết khác)
- Phương pháp đo phản ứng dược lực cấp
- Phương pháp quan sát lâm sàng
- Phương pháp đo sự phóng thích thuốc in vitro [15]
1.4.4 Đánh giá tương đương độ hòa tan
Việc thử nghiệm tương đương bằng phương pháp đo độ hòa tan đã được quy định trong một số dược điển các nước (Việt Nam, Anh, Mỹ…)
Với mục đích xác định tương đương độ hòa tan được thực hiện ở ba môi trường pH 1,2; pH 4,5 và pH 6,8 cho cả dạng thuốc thử và thuốc đối chiếu với cỡ mẫu n = 12 Đánh giá tương đương độ hòa tan thông qua hệ số tương đồng f2 cho bởi công thức:
Trong đó: f2 là hệ số tương đồng, n là số thời điểm lấy mẫu, R t là độ hòa tan trung
bình (%) của thuốc đối chiếu và T t là độ hòa tan trung bình (%) của thuốc thử tại thời điểm t
Điều kiện sử dụng công thức tính hệ số tương đồng f2:
- Không lấy quá 1 giá trị có độ hòa tan trên 85% cho mỗi thuốc để tính hệ số f2 cho
cả viên nghiên cứu và viên đối chiếu
- Sử dụng giá trị trung bình để tính toán, do vậy độ lệch chuẩn tương đối giữa các giá trị độ hòa tan tại mỗi thời điểm phải nhỏ hơn 10%, trừ điểm đầu tiên cho phép 20%
- Giá trị f2 từ 50 đến 100 cho thấy thuốc thử và thuốc đối chiếu tương tự về độ hòa tan Nếu ở môi trường thử nghiệm nhất định, hai thuốc có độ hòa tan trên 85% sau
15 phút thử nghiệm thì kết luận hai thuốc có biểu đồ hòa tan tương tự mà không cần tính f2 [46],[65],[86],[88]
Thử nghiệm tương đương độ hòa tan được chấp nhận dùng để thay thế thử nghiệm
in vivo của các dạng bào chế trong một số trường hợp:
- Các dạng thuốc rắn phân liều được miễn thử tương đương in vivo theo hệ thống
phân loại sinh dược
- Những dạng bào chế đã thiết lập được mối quan hệ in vitro và in vivo
Trang 36- Các thuốc có nhiều hàm lượng được miễn thử in vivo ở nồng độ thấp
- Có thay đổi nhỏ về công thức hoặc điều kiện sản xuất sau khi thuốc đã được phê duyệt lưu hành [15],[46],[65]
1.4.5 Nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học bằng phương pháp đo
nồng độ thuốc trong huyết tương
Đạo đức trong thử nghiệm y sinh học
Thử nghiệm tuân thủ theo các quy định về đạo đức trong thử nghiệm y sinh học tại Việt Nam và quốc tế, tuân thủ luật pháp Việt Nam, các quy định thực hành thử nghiệm lâm sàng tốt và các chính sách của công ty tài trợ cho thử nghiệm
Nghiên cứu phải được sự chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trước khi tiến hành thử nghiệm Nghiên cứu viên phải chịu trách nhiệm về việc đệ trình lên Hội đồng Đạo đức, lưu giữ tất cả các tài liệu và biên bản góp ý của Hội đồng Đạo đức Người tình nguyện (NTN) được phổ biến thông tin về thuốc nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, các quy định phải tuân thủ và ký vào bản “Chấp thuận tình nguyện tham gia nghiên cứu” theo mẫu đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học phê duyệt [2]
Thuốc nghiên cứu và thuốc đối chiếu
Thuốc đối chiếu: thông thường được lựa chọn là thuốc của nhà phát minh (thuốc gốc), nếu thuốc gốc không có, một thuốc tương tự có thể được dùng thay thế cho thuốc gốc trên nguyên tắc thuốc được lựa chọn phải là chế phẩm đã được cấp phép lưu hành và có thể còn tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia, khu vực
Thuốc nghiên cứu hay thuốc thử là thuốc cần đánh giá sinh khả dụng Thuốc nghiên cứu dùng trong đánh giá sinh khả dụng phải được sản xuất tuân thủ các quy định của GMP, nên tương đương về tốc độ hòa tan với thuốc đối chiếu
Cả hai thuốc dùng trong thử nghiệm phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, hàm lượng không nên khác nhau quá 5% Số lô sản xuất và hạn dùng của cả hai thuốc nên được ghi nhận [2],[15]
Cần tiến hành khảo sát tương đương dược học giữa thuốc nghiên cứu và thuốc đối chiếu trước khi tiến hành đánh giá sinh khả dụng Các chỉ tiêu cần khảo sát như cảm quan của thuốc, định tính, độ phóng thích hoạt chất (độ hòa tan), định lượng
Trang 37Mô hình thử nghiệm
Chọn mô hình thử nghiệm là một vấn đề quan trọng khi lập kế hoạch nghiên cứu xác định sinh khả dụng Sự lựa chọn mô hình tùy thuộc vào nhiều yếu tố như số công thức cần so sánh, đặc tính về phân bố của dược chất, mục tiêu nghiên cứu, sự biến thiên giữa các cá thể và trong cùng cá thể, sự kéo dài thời gian nghiên cứu cho phép, chi phí khi thêm đối tượng so với chi phí khi thêm thời kỳ, tỷ lệ bỏ cuộc… Các mô hình nghiên cứu thông dụng là:
- Mô hình nghiên cứu chéo, hai trình tự, hai giai đoạn, cân bằng, đơn liều, đói, ngẫu nhiên: gồm 2 giai đoạn thử nghiệm, NTN được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm, uống thuốc một liều duy nhất cho mỗi giai đoạn thử nghiệm Nhóm thứ nhất dùng thuốc đối chiếu và thuốc thử trong giai đoạn 1 và 2, trong khi nhóm thứ hai dùng thuốc theo trình tự ngược lại Giữa giai đoạn 1 và 2 là giai đoạn nghỉ Giai đoạn nghỉ phải đủ dài để thuốc ở giai đoạn 1 được thải trừ hoàn toàn khỏi cơ thể nhằm loại trừ hiệu quả do sự tồn dư từ giai đoạn trước lên kết quả của giai đoạn kế tiếp Thời gian nghỉ đủ để thuốc được thải trừ phải ít nhất bằng 5t1/2
- Mô hình nghiên cứu song song có thể tiến hành trong các thử nghiệm cho những chất có thời gian bán thải rất dài, hoặc các nghiên cứu lặp lại cho các chất có khuynh hướng biến thiên cao
Thông thường nghiên cứu đơn liều là đủ, ngoại trừ các nghiên cứu cần đạt trạng thái cân bằng Ngoài ra, trong trường hợp thuốc phóng thích kéo dài và những hệ phân phối thuốc qua da, ngoài thử nghiệm liều đơn cần phải có nghiên cứu đạt trạng thái cân bằng đa liều [2],[15]
Đối tượng tham gia nghiên cứu
NTN trưởng thành và khỏe mạnh, có độ tuổi từ 18-50 tuổi, cân nặng trong khoảng được chấp nhận của chỉ số thể trọng (BMI, Body Mass Index) lý tưởng từ 10-15%, cùng giới hoặc khác giới tính, nếu là nữ phải được xác định là không mang thai
NTN nên ưu tiên là người không nghiện rượu, không nghiện thuốc lá, không sử dụng các chất gây nghiện
Số lượng người tình nguyện càng lớn thì hiệu lực thống kê càng cao, kết quả càng chính xác, tuy nhiên do chi phí tốn kém nên số lượng NTN thường ở mức tối thiểu
Trang 38Theo khuyến cáo CPMP (Committee for Proprietary Medicinal Products) tối thiểu là
12, thường là 24, tuy nhiên theo quy định của FDA có thể từ 18-36
Tất cả những NTN tham gia vào trong nghiên cứu phải ký vào đơn tình nguyện tham gia thử nghiệm y sinh học sau khi đã được nghe và đọc những giải thích rõ ràng
về ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu, loại thuốc, liều lượng, thời điểm uống thuốc, thời điểm lấy máu, lượng máu mỗi lần lấy cũng như những tình huống bất lợi
có thể xảy ra trong quá trình nghiên cứu, những nguyên tắc cần tuân thủ trước, trong
và sau giai đoạn nghiên cứu
NTN được thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để khẳng định
có chức năng bình thường về thần kinh, tim, gan, thận, phổi và máu
Tiêu chuẩn loại bỏ
Kết quả khám, xét nghiệm không đạt trong giới hạn bình thường đáng kể
Bị bệnh nặng 08 tuần trước khi tham gia uống thuốc nghiên cứu
Mới tình nguyện hiến máu hoặc mới tham gia các đề tài thử thuốc trong vòng 2 tháng trước khi uống thuốc nghiên cứu
Không tự nguyện tham gia nghiên cứu
Không tuân theo nội dung quy định cho NTN
Đối tượng rút khỏi nghiên cứu
NTN được quyền tự ý rút khỏi nghiên cứu bất kỳ lúc nào, bất cứ lý do gì mà không cần phải biện hộ cho quyết định của mình, không bị khiển trách và cũng sẽ được theo dõi kiểm tra sức khỏe như những NTN khác Khi đã rút khỏi nghiên cứu thì NTN không được tham gia lại trong nghiên cứu này
Lý do rút khỏi nghiên cứu bao gồm: không đồng ý tham gia, phản ứng bất lợi, vi phạm quy định, không liên lạc được
Nghiên cứu viên phải ghi đầy đủ thông tin vào hồ sơ NTN, kể cả lý do và ngày rút khỏi nghiên cứu, rồi ký tên, ghi ngày tháng [2],[15]
Điều kiện, quản lý người tình nguyện
Không dùng thuốc kê đơn trong vòng hai tuần và thuốc thông thường trong vòng một tuần
Trang 39Trong nghiên cứu tình trạng đói, đơn liều: NTN phải không ăn trong ít nhất 10 giờ, dùng thuốc với 240 ml nước, 4 giờ sau được ăn sáng với suất ăn tiêu chuẩn
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn với thuốc, phải không ăn trong ít nhất 10 giờ, dùng suất ăn sáng có nhiều lipid theo tiêu chuẩn trong ít hơn 30 phút và uống thuốc đúng 30 phút kể từ khi ăn
Có thể uống nước theo nhu cầu nhưng không được uống trong vòng 1 giờ trước và sau khi dùng thuốc, không được uống cà phê, cồn, thức uống có xanthin…
Các bữa ăn trong ngày phải giống nhau, theo tiêu chuẩn
Mọi sinh hoạt, vận động được quản lý để tránh ảnh hưởng tạo sự khác biệt trong hòa tan và hấp thu thuốc [15]
Lấy mẫu máu
Tiến hành lấy mẫu máu và xử lý mẫu theo quy trình quy định ở những thời điểm trước và sau khi uống thuốc Số lượng mẫu phải đủ để xác định các thông số sinh khả dụng Việc lấy mẫu kéo dài trong những khoảng thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào
t1/2, với nghiên cứu đơn liều số lần lấy mẫu ít nhất là 3t1/2 [2]
Phương pháp xử lý mẫu thuốc trong huyết tương
Các mẫu dịch sinh học thường có nồng độ dược chất rất thấp và chứa một tỷ lệ lớn các protein, các chất nội sinh làm cản trở khả năng phát hiện và định lượng dược chất
Vì vậy, mẫu cần phải được chiết tách, xử lý để loại bỏ tạp chất và làm giàu mẫu trước khi tiến hành phân tích nhằm tăng độ nhạy của thiết bị và phương pháp phân tích Có
3 kỹ thuật cơ bản để xử lý mẫu như tủa protein, chiết lỏng - lỏng và chiết pha rắn
- Kỹ thuật tủa protein: các tác nhân gây tủa protein được sử dụng để loại đi phần lớn
lượng protein có trong mẫu huyết tương trước khi phân tích Một số tác nhân gây tủa protein như: thêm một số dung môi hữu cơ (acetonitril, methanol) làm giảm hằng số điện môi của dung dịch, thêm acid mạnh (acid percloric, acid tricloroacetic) để làm thay đổi pH của dung dịch, thêm muối (amoni sulfat, natri clorid) hoặc các ion kim loại (Cu2+, Zn2+, Fe2+) để làm thay đổi lực ion, đun nóng mẫu làm biến tính protein, lọc và siêu lọc
- Kỹ thuật chiết lỏng - lỏng: là chuyển chất phân tích từ nền mẫu huyết tương (pha
nước) sang dung môi hữu cơ không hòa tan với nước, đồng thời tách được chất
Trang 40phân tích ra khỏi các tạp có trong nền mẫu Dung môi hữu cơ được chọn phải có khả năng hòa tan chất phân tích nhưng hòa tan ít tạp chất và dễ bay hơi dung môi khi cô, còn chất cần phân tích trong mẫu huyết tương cần chuyển sang dạng trung tính trước khi chiết để tăng khả năng hòa tan Các dung môi thường được chọn là diethyl ether, cloroform, dicloromethan… Các dung môi này có thể dùng riêng rẽ hay trộn lẫn vào nhau theo tỷ lệ thích hợp tùy từng chất phân tích Chiết chất phân tích bằng cách lắc, ly tâm, hút lớp dung môi với thể tích xác định, đem cô thu cắn, hòa tan cắn trong pha động để tiêm sắc ký
- Kỹ thuật chiết pha rắn (SPE): dựa trên nguyên tắc của kỹ thuật tách sắc ký có sự khác nhau về ái lực của chất phân tích và các tạp chất với pha tĩnh là chất rắn và pha động là chất lỏng Quá trình gồm 4 bước: hoạt hóa cột bằng các dung môi hoặc dung dịch đệm thích hợp, mẫu được hòa tan trong dung môi và cho qua cột, dùng dung môi hoặc dung dịch đệm cho qua cột để loại tạp, dùng dung môi thích hợp để đẩy chất phân tích ra khỏi cột [1]
Phương pháp định lượng hoạt chất trong dịch sinh học
Mẫu dịch sinh học thường có nồng độ dược chất thấp, nền mẫu dịch sinh học rất phức tạp nên các phương pháp phân tích sắc ký có độ nhạy cao hay được ứng dụng để định lượng dược chất trong nền mẫu Tùy thuộc vào nồng độ, đặc tính lý hóa và khả năng hấp thụ UV-Vis… của chất phân tích mà lựa chọn phương pháp định lượng phù hợp Trong đó, phương pháp săc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt phương pháp sắc ký lỏng ghép nối khối phổ (LC-MS/MS) với độ nhạy và độ đặc hiệu cao được sử dụng với những nền mẫu sinh học có nồng độ dược chất thấp
1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ METOPROLOL SUCCINAT, AMLODIPIN BESILAT
1.5.1 Quy trình định lƣợng đồng thời metoprolol succinat và amlodipin besilat trong chế phẩm
Năm 2008, Chitlange SS và cộng sự đã định lượng đồng thời metoprolol succinat
và amlodipin besilat trong chế phẩm bằng phương pháp HPLC đầu dò PDA với điều kiện sắc ký như sau: cột sắc ký Kromasil C18 (250 × 4,6 mm; 5 µm), pha động đệm