MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tương tác là một trong các vấn đề được đặt ra đối với báo chí học và hoạt động báo chí hiện nay. Sự tác động qua lại giữa báo chí và công chúng không chỉ giúp báo chí thực hiện trọn vẹn hơn các chức năng, nhiệm vụ cung cấp thông tin cho độc giả mà còn tạo cơ hội cho công chúng tác động, nhận xét, đánh giá phản hồi trở lại, thể hiện vai trò giám sát đối với báo chí. Mối quan hệ qua lại giữa hai bên được ví như một sợi dây kết nối, khiến khoảng cách của tòa soạn với công chúng được rút ngắn, đồng thời mỗi thông tin mà báo chí đưa ra đều được nhận xét trên nhiều bình diện khác nhau và được đánh giá khách quan nhất. Sự tương tác giữa báo chí và công chúng giúp phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, là “hàn thử biểu” của dư luận xã hội trước các quyết sách của những người điều hành đất nước, hay nói rộng hơn công chúng là người kiểm chứng, đánh giá thông tin và phản bác những sai sót về những thông tin mà báo chí đăng tải. Đồng thời nó cũng chính là thước đo đánh giá chất lượng cũng như vị thế của một cơ quan báo chí trong nền báo chí của một quốc gia, một dân tộc. Ra đời từ thế kỷ XV đến nay, báo chí thực sự đã đạt tới sự phát triển bùng nổ và tạo ra sức cạnh tranh lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi tờ báo, cơ quan báo chí cần phải chinh phục công chúng của mình tốt hơn, mà muốn vậy phải hiểu được nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của công chúng. Tương tác xuất hiện như một nhu cầu của báo chí trong quá trình phát triển. Mặt khác, khi thông tin trên báo chí ngày càng đa dạng phong phú, mức độ chú ý của công chúng với báo chí ngày càng cao, nhu cầu liên hệ với báo chí để cung cấp thông tin hoặc bày tỏ ý kiến cũng bắt đầu xuất hiện. Nhu cầu này được thực hiện trên cơ sở sự phát triển của các hình thức thông tin liên lạc. Có thể thấy, tương tác xuất phát từ nhu cầu của cả hai bên: báo chí và công chúng. Với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng cùng với sự ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thì báo chí ngày càng có điều kiện tốt hơn để công chúng tiếp cận, theo dõi và nắm bắt thông tin. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tính tương tác trên báo chí ngày càng được nâng cao và củng cố. Tuy nhiên, bên cạnh đó, muốn phát huy được toàn bộ chức năng, vai trò của báo chí thì báo chí không thể hoạt động một chiều. Cũng như nguồn thông tin không thể đi một hướng, sự phản ánh, thắc mắc, góp ý của độc giả hay nói chung là sự tương tác đa chiều giữa tòa soạn với độc giả, độc giả với tòa soạn và độc giả với độc giả là điều vô cùng cần thiết để một kênh truyền hình, một trang báo mạng hay một tờ báo in đạt được những thành công và để lại thương hiệu trong lòng công chúng. Sự đóng góp của công chúng có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi tờ báo, và đôi khi sự đóng góp ấy lại trở thành một nguồn thông tin vô giá, là một kênh truyền tải khách quan, hữu hiệu và có thể lôi kéo thêm độc giả cho tờ báo. Đặc biệt, công chúng chính là người truyền hơi thở, tạo nên sức sống cho các diễn đàn trên báo chí, nhất là các chuyên mục “Bạn đọc viết”. Nhiều khi một tờ báo được khẳng định thương hiệu không chỉ bởi đội ngũ phóng viên năng động tài năng, chất lượng tin bài tốt, mà còn ở “mảnh đất” cho bạn đọc thể hiện các ý kiến cá nhân, quan điểm và bày tỏ tâm tư tình cảm của mình. Những ý kiến ấy thể hiện cái khách quan riêng biệt, nhiều ý kiến đa chiều, va chạm nhau đã tạo nên sự thu hút đối với độc giả. Tính tương tác không chỉ được thể hiện rõ trong đặc trưng của báo chí và nó càng rõ hơn trên một diễn đàn bạn đọc viết. Trên báo mạng điện tử, với sự tích hợp đa phương tiện và thừa hưởng những thành tựu của khoa học kỹ thuật, các diễn đàn bạn viết chính là một “mảnh đất vô hạn” để công chúng có thể bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Tầm quan trọng của công chúng đối với mảnh đất này vô cùng lớn, công chúng vừa là “người cày cuốc, gieo hạt và chăm sóc cây trồng” vừa là những người chủ thực sự của nó. Nói hình tượng như vậy để có thể thấy, công chúng là người làm chủ, duy trì sự tồn tại của các diễn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử nói chung và báo chí nói riêng. Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tính tương tác trên báo chí và đã đạt được nhiều thành tựu lớn, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về hoạt động tương tác của độc giả trên một chuyên mục cụ thể. Vì vậy, trước tầm quan trọng và mới mẻ của vấn đề, sinh viên xin chọn đề tài “Hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục “Tâm sự” trên báo điện tử VnExpress (khảo sát từ tháng 22014 đến tháng 22015)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với hy vọng làm góp phần làm cơ sở hiểu rõ hơn về hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục nổi tiếng của một tờ báo mạng hàng đầu Việt Nam, từ đó có thể làm cơ sở cho các công trính nghiên cưu lớn hơn sau này, không chỉ trong lĩnh vực báo chí mà còn có thể trong những lĩnh vực khác rộng lớn hơn.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG 7
1.1 Các khái niệm có liên quan 7
1.1.1 Báo mạng điện tử 7
1.1.2 Hoạt động tương tác 8
1.1.3 Công chúng báo mạng điện tử 13
1.1.4 Diễn đàn trên báo mạng điện tử và Diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử 14
1.2 Hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử 20
1.2.1 Đặc điểm của hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử 20
1.2.2 Các hình thức tương tác trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử 22
1.2.3 Vai trò hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử 29
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC CỦA ĐỘC GIẢ TRONG CHUYÊN MỤC “TÂM SỰ” TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS (TỪ THÁNG 2/2014 ĐẾN 2/2015) 35
2.1 Vài nét về chuyên mục “Tâm sự” trên tờ VnExpress 35
2.2 Khảo sát hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục “Tâm sự” của VnExpress 40
2.2.1 Bình luận (Comment) 41
2.2.2 Bình chọn (Like) 55
2.2.3 Chia sẻ (Share) 61
2.2.4 Gửi thư điện tử (email) 65
Trang 22.2.5 Đường dây nóng (Hotline) 69 2.3 Một số đánh giá về hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục Tâm sự trên báo VnExpress 71 2.3.1 Hiệu quả của hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục Tâm
sự trên báo VnExpress 71 2.3.2 Hạn chế của hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục Tâm sự trên báo VnExpress 73
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC CỦA ĐỘC GIẢ TRONG CHUYÊN MỤC “TÂM SỰ” TRÊN BÁO VNEXPRESS 77
3.1 Nâng cao tính tương tác trên giao diện trang web 77 3.2 Kiểm tra độc xác thực thông tin trong bài viết 79 3.3 Đầu tư nâng cấp về mặt kỹ thuật công nghệ, tích hợp đa phương tiện trong chuyên mục 80 3.4 Bồi dưỡng nâng cao trình độ phóng viên, biên tập viên tòa soạn và tăng cường vai trò của các chuyên gia tư vấn trong chuyên mục 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tương tác là một trong các vấn đề được đặt ra đối với báo chí học và hoạtđộng báo chí hiện nay Sự tác động qua lại giữa báo chí và công chúng không chỉgiúp báo chí thực hiện trọn vẹn hơn các chức năng, nhiệm vụ cung cấp thông tincho độc giả mà còn tạo cơ hội cho công chúng tác động, nhận xét, đánh giá phảnhồi trở lại, thể hiện vai trò giám sát đối với báo chí Mối quan hệ qua lại giữa haibên được ví như một sợi dây kết nối, khiến khoảng cách của tòa soạn với côngchúng được rút ngắn, đồng thời mỗi thông tin mà báo chí đưa ra đều được nhận xéttrên nhiều bình diện khác nhau và được đánh giá khách quan nhất Sự tương tácgiữa báo chí và công chúng giúp phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, là
“hàn thử biểu” của dư luận xã hội trước các quyết sách của những người điều hànhđất nước, hay nói rộng hơn công chúng là người kiểm chứng, đánh giá thông tin vàphản bác những sai sót về những thông tin mà báo chí đăng tải Đồng thời nó cũngchính là thước đo đánh giá chất lượng cũng như vị thế của một cơ quan báo chítrong nền báo chí của một quốc gia, một dân tộc
Ra đời từ thế kỷ XV đến nay, báo chí thực sự đã đạt tới sự phát triển bùng nổ
và tạo ra sức cạnh tranh lớn Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi tờ báo, cơ quan báochí cần phải chinh phục công chúng của mình tốt hơn, mà muốn vậy phải hiểu đượcnhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của công chúng Tương tác xuất hiện như mộtnhu cầu của báo chí trong quá trình phát triển Mặt khác, khi thông tin trên báo chíngày càng đa dạng phong phú, mức độ chú ý của công chúng với báo chí ngày càngcao, nhu cầu liên hệ với báo chí để cung cấp thông tin hoặc bày tỏ ý kiến cũng bắtđầu xuất hiện Nhu cầu này được thực hiện trên cơ sở sự phát triển của các hìnhthức thông tin liên lạc Có thể thấy, tương tác xuất phát từ nhu cầu của cả hai bên:báo chí và công chúng
Với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng cùngvới sự ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thì báo chí ngày càng có điều kiện tốthơn để công chúng tiếp cận, theo dõi và nắm bắt thông tin Điều này cũng đồng
Trang 4nghĩa với việc tính tương tác trên báo chí ngày càng được nâng cao và củng cố Tuynhiên, bên cạnh đó, muốn phát huy được toàn bộ chức năng, vai trò của báo chí thìbáo chí không thể hoạt động một chiều Cũng như nguồn thông tin không thể đi mộthướng, sự phản ánh, thắc mắc, góp ý của độc giả hay nói chung là sự tương tác đachiều giữa tòa soạn với độc giả, độc giả với tòa soạn và độc giả với độc giả là điều
vô cùng cần thiết để một kênh truyền hình, một trang báo mạng hay một tờ báo inđạt được những thành công và để lại thương hiệu trong lòng công chúng
Sự đóng góp của công chúng có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi tờ báo,
và đôi khi sự đóng góp ấy lại trở thành một nguồn thông tin vô giá, là một kênhtruyền tải khách quan, hữu hiệu và có thể lôi kéo thêm độc giả cho tờ báo Đặc biệt,công chúng chính là người truyền hơi thở, tạo nên sức sống cho các diễn đàn trênbáo chí, nhất là các chuyên mục “Bạn đọc viết” Nhiều khi một tờ báo được khẳngđịnh thương hiệu không chỉ bởi đội ngũ phóng viên năng động tài năng, chất lượngtin bài tốt, mà còn ở “mảnh đất” cho bạn đọc thể hiện các ý kiến cá nhân, quan điểm
và bày tỏ tâm tư tình cảm của mình Những ý kiến ấy thể hiện cái khách quan riêngbiệt, nhiều ý kiến đa chiều, va chạm nhau đã tạo nên sự thu hút đối với độc giả.Tính tương tác không chỉ được thể hiện rõ trong đặc trưng của báo chí và nó càng rõhơn trên một diễn đàn bạn đọc viết Trên báo mạng điện tử, với sự tích hợp đaphương tiện và thừa hưởng những thành tựu của khoa học kỹ thuật, các diễn đànbạn viết chính là một “mảnh đất vô hạn” để công chúng có thể bày tỏ quan điểm, ýkiến cá nhân về các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày Tầm quan trọng của côngchúng đối với mảnh đất này vô cùng lớn, công chúng vừa là “người cày cuốc, gieohạt và chăm sóc cây trồng” vừa là những người chủ thực sự của nó Nói hình tượngnhư vậy để có thể thấy, công chúng là người làm chủ, duy trì sự tồn tại của các diễnbạn đọc viết trên báo mạng điện tử nói chung và báo chí nói riêng
Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tính tương tác trên báo chí và
đã đạt được nhiều thành tựu lớn, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về hoạtđộng tương tác của độc giả trên một chuyên mục cụ thể Vì vậy, trước tầm quan
trọng và mới mẻ của vấn đề, sinh viên xin chọn đề tài “Hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục “Tâm sự” trên báo điện tử VnExpress (khảo sát từ
Trang 5tháng 2/2014 đến tháng 2/2015)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với hy vọng làm
góp phần làm cơ sở hiểu rõ hơn về hoạt động tương tác của độc giả trong chuyênmục nổi tiếng của một tờ báo mạng hàng đầu Việt Nam, từ đó có thể làm cơ sở chocác công trính nghiên cưu lớn hơn sau này, không chỉ trong lĩnh vực báo chí mà còn
có thể trong những lĩnh vực khác rộng lớn hơn
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Theo tôi tìm hiểu cũng có không ít đề tài bàn về tính tương tác trên báo chí nóichung và tính tương tác trên báo mạng điện tử nói riêng, hay những đề tài làm vềmột chuyên mục của một tờ báo cụ thể Đó là:
Bàn về tính tương tác của báo chí, luận văn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu
Huyền, ĐHKHXH&NH (2010), từng đề cập đến “Tính tương tác trong các chươngtrình phát thanh trực tiếp của Đài PT-TH Hà Nội” Tác giả phân tích một số chươngtrình phát thanh trực tiếp nổi bật có yếu tố tương tác của Đài PT-TH Hà Nội, từ đókhái quát về tính tương tác trong những chương trình này và nhấn mạnh hiệu quảcủa những chương trình phát thanh khi có sự tương tác Có thể nói, công trình đãcung cấp khung lý thuyết về tương tác báo chí, là tài liệu tham khảo cho các loạihình báo chí khác nhau
Bàn về tính tương tác trên báo mạng điện tử nói chung, luận văn của Thạc
sĩ của Nguyễn Hoàng Quỳnh Hương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2011), đãtập trung nghiên cứu “Tương tác giữa tòa soạn và công chúng báo mạng điện tử”.Nghiên cứu này đã trình bày một cách khá hệ thống các khái niệm về Báo mạngđiện tử và tính tương tác như là tính đặc trưng của loại hình này, đồng thời thựchiện nghiên cứu, khảo sát, phân tích hiệu quả tương tác giữa các tờ báo mạng điện
tử lớn của Việt Nam với công chúng và tổng kết những hình thức, công cụ tươngtác hiện đang sử dụng; đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy thế mạnh động thờikhắc phục những hạn chế khi vận dụng những hình thức công cụ tương tác trongbáo mạng điện tử
Bàn về nghiên cứu một chuyên mục cụ thể trên một tờ báo, đề tài khóa
luận tốt nghiệp “Chuyên mục Tâm sự trên báo điện tử VnExpress – Thực trạng vàgiải pháp” của sinh viên Nguyễn Hoàng Lan, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trang 6năm 2008 đã khái quát hóa được hệ thống nội dung hình thức cũng như chỉ ra đượcnhững ưu điểm và hạn chế còn thiếu sót của chuyên mục ăn khách nhất, trên mộttrong những tờ báo hàng đầu Việt Nam Có thể nói, công trình nghiên cứu này đãtrở thành cơ sở nghiên cứu cho sinh viên khi lựa chọn đề tài tốt nghiệp này.
Và rất nhiều các đề tài nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp của anh chịsinh viên trong các trường đào tạo về báo chí như Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
ĐHKHXH&NV Trong đó bao gồm, đề tài khóa luận tốt nghiệp “Phản hồi của công
chúng trên Báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” năm 2012 của Phùng Lan Nga,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền; “Xử lý phản hồi của công chúng trên báo
Giaoduc.net.vn” năm 2012 của Phạm Thị Lài, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; …
Mỗi đề tài nghiên cứu của các tác giả đều là những công trình có đóng gópkhông nhỏ, làm tài liệu tham khảo làm tiền đề cho các hoạt động nghiên cứu báochí Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu hoạt động tương tác củađộc giả trên một chuyên mục có tính chỉ dẫn cao nhờ có sự tham gia của nhiềungười với nhiều lời khuyên, chia sẻ, kinh nghiệm… của một tờ báo mạng nhưchuyên mục “Tâm sự” trên báo VnExpress Với phạm vi trong một khóa luận tốtnghiệp, kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế của sinh viên chưa nhiều, nên sinh viên
sẽ lựa chọn cách nghiên cứu sâu về một chuyên mục nhỏ nhưng vô cùng ăn khách
và có lượng độc giả truy cập của một tờ báo mạng Từ đó, có thể rút ra những kinhnghiệm cho bản thân trong việc xử lý phản hồi của độc giả cũng như giúp ích chocông việc sau này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về vai trò của độc giả trong hoạt động tương tácvới sản phẩm báo chí và cơ quan báo chí, khóa luận đi sâu vào tìm hiểu và phân tíchhoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục “Tâm sự”, nêu ra những hìnhthức tương tác, vai trò mà tương tác báo chí mang lại cho chuyên mục này cũng nhưnhững hạn chế gặp phải trong khi diễn ra các quá trình tương tác của độc giả Từ
đó, đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới phương thức, tăng cường hoạt độngtương tác của độc giả trong chuyên mục “Tâm sự” nói riêng và trên các tờ báomạng điện tử nói chung
Trang 7Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về phản hồi của công chúng, tính tương táccủa báo chí, sưu tầm nghiên cứu tài liệu để chọn lọc, hệ thống lại những khái niệm,thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tìm hiểu về tờ báo VnExpress để hìnhthành khung lý thuyết cho đề tài
- Khảo sát, phân tích, đánh giá hoạt động tương tác của độc giả trên chuyênmục “Tâm sự” của báo Vnexpress, thông qua tìm hiểu các hình thức tương tác, vàgiá trị mà hoạt động tương tác mang lại cho tòa soạn
- Đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức,tăng cường hoạt động tương tác trên chuyên mục “Tâm sự” nói riêng và tính tươngtác trên báo mạng điện tử nói chung
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận thực hiện tìm hiểu về hoạt động tương tác của độc giả trênchuyên mục “Tâm sự” của báo VnExpress Như đã nói ở trên, mặc dù ở Việt Nam
có trên 90 tờ báo mạng và trang tin điện tử chính thức được cấp phép, nhưng trongphạm vi một khóa luận tốt nghiệp cũng như năng lực của người nghiên cứu, sinhviên không thể đi sâu nghiên cứu, khảo sát được nhiều tờ báo mạng điện tử
Sinh viên chỉ chọn khảo sát trong phạm vi một chuyên mục “Tâm sự” củaVnExpress trong vòng một năm từ tháng 2/2014 đến tháng 2/2015, để có thời giantập trung nghiên cứu vấn đề một cách sâu sắc nhất
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận, sinh viên đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Nghiên cứ tài liệu nhằm hệ thống hóa lý luận và xử lý phản hồi của côngchúng làm cơ sở cho việc nghiên cứu, khảo sát vấn đề thực tế
- Khảo sát chuyên mục “Tâm sự” trên báo VnExpress về các hoạt động tươngtác của độc giả, từ đó đi sâu phân tích và đánh giá ưu và hạn chế của hoạt độngtương tác trên một chuyên mục nổi tiếng của một tờ báo hàng đầu Việt Nam
- Phỏng vấn sâu các nhà báo có kinh nghiệm về lĩnh vực này, nhất là trongviệc tiếp nhận phản hồi của độc giả, xử lý phản hồi cũng như khai thác thông tintrong khi xử lý phản hồi của độc giả
Trang 86 Kết cấu đề tài
Ngoài các phần mục lục, phụ luc, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3chương:
Chương 1: Những lý luận chung
Chương 2: Thực trạng hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục
“Tâm sự” trên báo điện tử VnExpress (từ tháng 2/2014 đến tháng 2/2015)
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hoạt động tương tác của độc giả trongchuyên mục “Tâm sự” trên báo VnExpress
Trang 9Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Các khái niệm có liên quan
1.1.1 Báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí mới nhất và tiên tiến nhất cho đến nay.Chính vì sự mới mẻ và tốc độ phát triển nhanh chóng của loại hình báo chí này nên
có rất nhiều cách gọi và định nghĩa xung quanh khái niệm Báo mạng điện tử Cho
đến nay, người ta đã đưa ra những tên gọi khác nhau như Báo mạng, Báo điện tử, Báo trực tuyến…
Trước đó, tại Điều 3, luật báo chí (Luật Báo chí được sửa đổi bổ sung năm
1989) quy định: “Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông
tin máy tính, bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” Tuy nhiên, định nghĩa này rất chung chung, có thể dẫn người đọc hiểu rằng
báo điện tử là bao gồm cả phát thanh, truyền hình, do có thời gian báo chí Việt Namtừng dùng tên gọi này để chỉ chung cho hai loại hình báo chí kia
Hay như tên gọi báo trực tuyến, báo mạng cũng chưa chuẩn xác do đó chỉ là
tên gọi dựa vào đặc trưng nổi trội nhất của loại hình này là lưu hành trên mạng.Nhìn chung những cách gọi này đều đáp ứng được tiêu chí là một tờ báo được lưuhành trên mạng internet nhưng điều này chỉ là điều kiện đủ chưa phải là điều kiện
cần thiết để gọi nó là một tờ Báo mạng điện tử
Định nghĩa về khái niệm này, PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lý
luận báo chí - NXB Lao Động, năm 2013, đã viết như sau: “Báo mạng điện tử tức
là báo điện tử tồn tại, phát triển và quảng bá trên Internet”.
Hay PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang cũng có một định nghĩa khá đầy đủ và
chính xác trong cuốn Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản (NXB Chính trị - Hành chính, năm 2011) như sau: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng
dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet” [T53].
Từ sự phân tích tất cả các cách gọi về loại hình báo mạng điện tử, và nhữngđịnh nghĩa mà 2 PGS đưa ra, chúng ta đã sơ bộ có những cái nhìn đầy đủ hơn về
Trang 10khái niệm này: báo mạng điện tử là loại hình báo chí có khả năng tích hợp được sứcmạnh của các loại hình báo chí truyền thống là báo in, phát thanh, truyền hình vàcủa Internet, được sinh ra từ sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ thông tin
và hoạt động nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, các máy tính nối mạng hay cácphần mềm ứng dụng… Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự xuất hiện của các tờ báo
mạng điện tử là sự ra đời của các trang tin điện tử Nhiều độc giả có sự nhầm lẫn
ban đầu giữa hai loại hình này Trong khi báo mạng điện tử và trang tin điện tử đềuhội tụ cả những yếu tố như phát hành dưới dạng một trang web và lưu hành trênmạng internet thì rất khó để phân biệt được chúng Một đặc điểm duy nhất để phânbiệt trang tin điện tử và báo mạng điện tử là một trang tin điện tử phải được cấpgiấy phép hoạt động của Bộ Thông tin và Truyền thông thì mới chính thức được gọi
là một tờ báo mạng điện tử
Từ những phân tích trên, tôi xin rút ra khái niệm báo mạng điện tử như sau:
“Báo mạng điện tử là loại hình báo chí tiến tiến nhất hiện nay, được phát hành dưới dạng một trang web, hoạt động dựa trên tính năng ưu việt của mạng Internet,
và phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép”.
1.1.2 Hoạt động tương tác
1.1.2.1 Tương tác là gì?
Trong cuốn Từ điển từ và ngữ Tiếng Việt do Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh
xuất bản năm 2000, tác giả, giáo sư, nhà giáo Nguyễn Lân định nghĩa về tính tương
tác như sau: “Tương tác là sự tác động qua lại, có ảnh hưởng lẫn nhau giữa các đối
tượng, người hoặc vật” [T.312].
Trong từ điển Anh – Việt của trường Đại học Oxford, xuất bản năm 2002,
định nghĩa “tương tác (Interactive) là sự qua lại giữa hai hay nhiều đối
tượng”[T.245]
Còn theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn Báo chí truyền
thông hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011 thì tương tác là “tác động qua lại lẫn nhau, quan hệ hai chiều của các sự vật và hiện tượng” [T.177].
Trong cuộc sống, tính năng tương tác đóng một vai trò rất quan trọng đối với
sự phát triển của sự vật hiện tượng nói chung và xã hội con người nói riêng Một xã
Trang 11hội sẽ không thể vận động nếu không có sự tương tác qua lại giữa các sự vật hiệntượng Ví thử như trong một chuỗi các sinh vật thì mỗi loài sẽ là một mắt xích quantrọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến loài còn lại, một loài sẽ vừa là thức ăn của loàinày nhưng cũng là kẻ thù của loài khác Hay ngay trong cuộc sống của con người,một cá nhân không thể tồn tại nếu không chịu hòa đồng và tiếp xúc với mọi người.
Đã có rất nhiều ví dụ về những em bé được sói nuôi, động vật nuôi sẽ kêu tiếngđộng vật, đi bằng 4 chân Khi không được sống trong cuộc sống xã hội loài người,tất nhiên em bé đó không thể có những hành vi cử chỉ, và đặc biệt là ngôn ngữ củaloài người Sự tương tác giữa con người với nhau không hề có từ lúc sinh ra cho đếnlúc lớn lên, điều đó làm cho cá thể đó vô cùng khó khăn, thậm chí là chết khi quaytrở lại sống trong xã hội con người
Từ những ví dụ trên đây, có thể rút ra rằng “tương tác là sự tác động qua lại lẫn nhau của hai hay nhiều chủ thể, nhằm tạo sự liên kết và hướng đến một kết quả tốt hơn trong sự vận động phát triển của tự nhiên và xã hội”.
1.1.2.2 Hoạt động tương tác trên báo chí
Từ khái niệm tính tương tác, ta có thể suy ra khái niệm tính tương tác trên báo chí là sự tác động, ảnh hưởng qua lại hai chiều giữa chủ thể với khách thể báo chí, cụ thể là giữa tòa soạn, người đưa tin với người tiếp nhận thông tin.
Tương tác có vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông nói chung vàhoạt động báo chí nói riêng Tương tác là trở thành đặc trưng nổi bật khi báo chíthay đổi diện mạo, độc giả được tôn vinh và là hạt nhân của hoạt động báo chí Độcgiả không chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà còn là người đánh giá, nhậnxét chất lượng thông tin Ngoài ra, họ còn tham gia vào các quá trình cung cấpthông tin nhờ các công cụ tương tác, vì thế khoảng cách giữa nhà báo, tờ báo và bạnđọc được rút ngắn Suy cho cùng, sự tham gia của công chúng chính là động lựcthúc đẩy phát triển và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông
Dù rằng hoạt động tương tác trên báo chí nói chung được chia làm hai hình
thức: người tiếp nhận thông tin là nguồn tin và người tiếp nhận thông tin đóng vai trò là người bình luận đánh giá thông tin, và mỗi hình thức đều có những tác
vai trò to lớn đối với công tác sản xuất tin bài của một tòa soạn Nhưng đối với mỗi
Trang 12loại hình báo chí, hoạt động tương tác lại có những đặc trưng riêng biệt, đặc biệt là
về các hình thức tương tác và tốc độ tương tác
Đối với báo in – loại hình báo chí truyền thống và lâu đời nhất, hoạt độngtương tác vẫn còn rất chậm và nhiều hạn chế Với tính chất của báo in là tính thời sựkhông cao, bị giới hạn bởi số trang và khổ báo nên không có điều kiện đăng tải toàn
bộ phản hồi của độc giả lên trang báo… nên hoạt động tương tác cũng không thể pháthuy được nhiều ưu điểm vượt trội của nó Từ quá trình phản ánh thông tin từ độc giả,phóng viên tòa soạn thu thập thông tin, viết bài, biên tập cho đến khi lên trang là cảmột quá trình thực sự dài Hơn nữa, báo in có “khoảng đất quá chật hẹp” nên độc giảkhông thể bình luận ý kiến trực tiếp dưới mỗi bài viết như trên báo mạng điện tử Nếuđộc giả muốn gửi ý kiến phản hồi đến tòa soạn phải thông qua đường dây nóng, quahòm thư góp ý, qua email… sau đó các biên tập viên sẽ đọc và đính chính lại thôngtin trên số sau của báo Tuy nhiên, hoạt động này nhiều khi cũng bị các tòa soạn bỏqua vì tính chất “bút sa gà chết” và ngại cải chính xin lỗi Những hạn chế của báo in
về thời gian và cách thức liên hệ là những yếu tố rất lớn ảnh hưởng đến hoạt độngtương tác của độc giả với tòa soạn Dù vậy, hiện nay cùng với sự phát triển củainternet, công cụ liên hệ giữa tòa soạn và công chúng đã được nâng cao, điều này đãgóp phần cho hoạt động tương tác phát huy được vai trò của nó
Phát thanh ra đời sau báo in một thời gian dài và cũng được coi là loại hìnhbáo chí truyền thống Đối với phát thanh, hoạt động tương tác cũng được coi trọng
và có nhiều cơ hội để phát huy vai trò hơn so với báo in Độc giả có thể gửi thư thắcmắc hay góp ý đến nhà đài, sau đó biên tập viên sẽ lựa chọn những bức thư để phát
trên chương trình như Điểm thư thính giả, Hòm thư góp ý… Một sự tiến bộ rõ rệt
giữa phát thanh và báo in là hoạt động tương tác trên phát thanh có thể được trựctiếp giữa độc giả và chương trình do phát thanh không giới hạn về không gian và
cách thức liên hệ Không khó để bắt gặp các chương trình như 60 phút bạn và tôi,
Giờ cao điểm trên kênh VOV Giao thông, Quà tặng âm nhạc, Góc kết bạn Voice Friend, Cửa sổ tình yêu… Độc giả có thể gọi điện trực tiếp đến số máy tổng đài của
chương trình để thông báo về lộ trình đường đi cũng như tình hình giao thông tại
các điểm nút quan trọng của Hà Nội (chương trình Giờ cao điểm của VOV Giao
Trang 13thông), hay gọi điện để được lựa chọn kết nối ngẫu nhiên, trò chuyện với biên tập
viên và bày tỏ yêu cầu của mình (trong chương trình Quà tặng âm nhạc) Bên cạnh
những ưu điểm đã có của hoạt động tương tác trên phát thanh, ta cũng phải thừanhận rằng hoạt động này cũng gặp phải những hạn chế khi không thể phát huy đượctrọn vẹn vai trò do khuôn khổ quy định về thời gian phát sóng của chương trình, haykhông thể kết nối và giải đáp được các yêu cầu thắc mắc của độc giả một cáchnhanh chóng và đầy đủ nhất
Đối với truyền hình, độc giả có thể tham gia vào các chương trình truyềnhình bằng cách gọi điện và đặt câu hỏi trực tiếp đến chương trình và nghe các
chuyên gia tư vấn giải đáp Hay tham gia trực tiếp vào các sân chơi như Đuổi hình
Bắt chữ, Đấu trường 100, Ai là Triệu phú (VTV3)… Ở các chương trình như trên,
khán giả không chỉ được bày tỏ quan điểm, bình luận mà còn được tham gia với tưcách là người chơi, người hỗ trợ nội dung chương trình Ngoài ra, hoạt động tươngtác của độc giả cũng được nâng cao hơn khi có hệ thống gửi tin nhắn đến tổng đài,
bình chọn cho các thí sinh tham gia Viet Nam Got Talent, Viet Nam Idol, The Voice
Kid… và sự ra đời của các kênh truyền hình tương tác cao như iTV, M4Me… tồn
tại bằng chính yêu cầu của khán giả xem truyền hình Các kênh truyền hình kiềunày ngày càng được phát triển do nó tăng cường tính chủ động của khán giả thay vìngồi chờ đến thời gian chương trình yêu thích, hay buộc lòng phải xem gì, nghe gìtheo sự sắp xếp của nhà đài
Ngoài sự tương tác truyền hình đang nở rộ gần đây, trên sóng truyền hìnhvẫn không thể thiếu đi những chương trình truyền hình truyền thống thể hiện sự
tương tác giữa người xem và truyền hình Đó là những chương trình như Với khán
giả VTV3 (VTV3), Hộp thư truyền hình (VTV1), Thư và trả lời thư bạn xem truyền hình (Truyền hình Hà Nội)… Thông qua các chương trình này, các Đài sẽ trả lời
thắc mắc của người xem về vấn đề họ quan tâm như về chương trình từ nội dung,giờ phát sóng hay những thông tin bên lề Tuy nhiên do bị giới hạn về thời lượngphát sóng nên nhiều khi các chương trình không thể trả lời hết thư của độc giả, vìthế mà tốc độ tương tác cũng bị giảm đi đáng kể
Trang 14*Đối với báo mạng điện tử
Ra đời muộn nhất nhưng đồng hành với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật,báo mạng điện tử có cơ hội để phát huy tối đa năng lực tương tác Hoạt động tươngtác trên báo mạng điện tử không chỉ nhanh chóng, trực tiếp và truyền tải được nhiềuthông tin mà còn trở thành một nhân tố quan trọng đối với sự tồn tại của một tòasoạn Nhiều cơ quan báo chí đang điều hành một tờ báo mạng điện tử đã lấy hoạtđộng tương tác để “đo” sự phát triển và những thành tựu đạt được của đội ngũphóng viên, biên tập viên cũng như của cả tòa soạn nói chung
Bàn về hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử, điều đầu tiên ai cũngnhận thấy đó là khả năng nhanh nhạy, từ khâu lấy ý kiến phản hồi, xử lý phản hồicho đến đăng tải phản hồi vô cùng nhanh chóng và trực tiếp, thông qua hệ thốngCMS duyệt tin bài, phản hồi của mỗi tòa soạn báo mạng điện tử Điều này, hoàntoàn không có ở báo in, phát thanh hay truyền hình Quan trọng hơn, hoạt độngtương tác trên báo mạng điện tử vô cùng phong phú về hình thức và truyền tải đượcnhiều nội dung thông tin, bởi báo mạng điện tử có một đặc trưng nổi bật là nhanhchóng, thời gian và không gian không giới hạn Mọi ý kiến của độc giả gửi về tòasoạn sẽ nhanh chóng được xem xét, và được phản hồi ngay lập tức bằng hệ thônggửi email tự động Trong các ý kiến độc giả cung cấp, nếu đó là các vụ việc gâytranh cãi trong xã hội, tòa soạn sẽ cử phóng viên đi điều tra và viết bài phản ánh,nếu đó là các thắc mắc liên quan đến tác nghiệp, nội dung thông tin đăng tải sẽ cócâu trả lời và sự đính chính phù hợp…Đặc biệt, đối với các ý kiến phản hồi dướimỗi bài viết, các biên tập viên sẽ căn cứ vào văn phong để điều chỉnh, cắt cúp chophù hợp nhưng vẫn đảm bảo nội dung trước khi đăng tải lên trang Một bài viếtkhông giới hạn đăng tải các ý kiến phản hồi, có thể lên đến hàng nghìn bình luận màkhông lo ngại về “khoảng đất” dành cho việc đóng góp ý kiến của độc giả Việcđăng tải những ý kiến bình luận vô tình kéo chân độc giả lại bài viết nhiều lần nữa
để xem phản hồi của mình và các độc giả khác
Sự phát triển vượt bậc của mạng internet đã đưa báo mạng đến với côngchúng nhanh nhất có thể, chính điều này cũng góp phần quan trọng thúc đẩy hoạtđộng tương tác phát triển liên tục, trở thành hoạt động chính mà mỗi tờ báo đều
Trang 15hướng đến Xét về các hình thức tương tác trên báo mạng điện tử, ta cũng phải thừanhận rằng nó rất phong phú và đa dạng, internet góp một phần, quan trọng hơn làcác mạng xã hội phát triển đóng góp rất lớn trong việc xây dựng sự phong phú khi
tương tác trên báo mạng điện tử Gửi email, gọi điện qua Đường dây nóng, liên hệ qua mục Liên hệ tòa soạn, chia sẻ lên mạng xã hội như Facebook, Twiiter,
Intargram… Những hình thức tương tác mới mẻ này trên báo mạng điện tử không
thể được thực hiện trên báo in, phát thanh hay truyền hình
1.1.3 Công chúng báo mạng điện tử
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng và Trung
tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, “Công chúng là đông đảo người đọc, người
xem trong quan hệ với tác giả” [T.114]
Trong tài liệu “Tăng cường lãnh đạo quản lý báo chí điện tử, Internet yêu cầu bứcxúc đang ra hiện nay”, của Vụ báo chí Ban tư tưởng văn hóa thông tin tháng 8/2002:
“Công chúng nói chung có thể được hiểu là những người tiếp nhận hoặc được sản
phẩm báo chí tác động hoặc hướng vào để tác động” [T.95] Đây là một thực tế phức
tạp gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp và giai cấp xã hội khác nhau
Như vậy từ đó, ta có thể hiểu “công chúng báo mạng điện tử là những người
tiếp nhận và sử dụng thông tin của báo mạng điện tử”.
Công chúng báo mạng điện tử có những đặc trưng riêng như: Là người cótrình độ về công nghệ, có điều kiện sử dụng các phương tiện kỹ thuật để tiếp thuthông tin, khả năng nhận biết thông tin và nhu cầu tìm hiểu thông tin cao
Tác giả Hà Thu Hương đã chia công chúng Báo mạng điện tử thành 4 nhóm [8]:
Nhóm thứ nhất: Nhóm công chúng không thường xuyên Đây là những người
không có chủ đích tìm kiếm thông tin, nhưng do họ vô tình kích vào các đường linkthông tin trên một số trang mạng xã hội khác, thường thì nhóm công chúng này chỉvào một lần rồi thôi Một số khác nếu cảm thấy thông tin họ có được phù hợp vớinhu cầu của họ, họ sẽ quay trở lại tìm kiếm thông tin trên tờ báo mạng đó
Nhóm thứ hai: Nhóm công chúng thường xuyên Họ vào các trang tin trưc
tuyến tìm kiếm thông tin cho công việc của họ Tuy nhiên, họ vẫn chỉ là nhữngngười sử dụng chứ không phải công chúng thực sự của Báo mạng điện tử
Trang 16Nhóm thứ ba: Nhóm công chúng gắn bó mật thiết hơn với Báo mạng điện tử.
Đó là những người được coi là thành viên chính thức của Báo mạng điện tử, có thểtham gia vào các diễn đàn trên tờ báo với bí danh và địa chỉ hòm thư rõ ràng để cácthành viên khác có thể nhận ra họ
Nhóm thứ tư: Nhóm công chúng đến với Báo mạng điện tử không phải vì
mục đích công việc hay chia sẻ thông tin mà chỉ đơn thuần là giải trí Họ thường bịlôi kéo bằng các tin giật gân về những vụ bê bối, những nhân vật nổi tiếng… Tuynhiên, họ được đánh giá và khá chung thủy đối với Báo mạng điện tử
Có thể thấy, báo chí tác động đến độc giả là nhằm thực hiện đầy đủ các chứcnăng thông tin, giáo dục, định hướng của mình Ngược lại, công chúng cũng tìmđến báo chí để tìm kiếm thông tin, giải trí… Đây là mối quan hệ hai chiều, tác độngqua lại lẫn nhau Nó có tác dụng vô cùng to lớn đối với cả hai bên, có thể nói đây làmột mối quan hệ “win – win” (đôi bên cùng có lợi)
Không chỉ với Báo mạng điện tử, công chúng của báo chí nói chung đóng vaitrò hết sức quan trọng Đó là chất liệu, là động lực và là nguồn cảm hứng sáng tạocủa báo chí Họ chính là người tiếp nhận các sản phẩm báo chí, đồng thời là đốitượng của báo chí (Viết cho ai? Viết để làm gì?), vừa là người đánh giá, phán xétcuối cùng các tác phẩm báo chí
1.1.4 Diễn đàn trên báo mạng điện tử và Diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử
1.1.4.1 Diễn đàn trên báo mạng điện tử
Trong Từ điển Hán Việt giản yếu của Đào Duy Anh, NXB Văn hóa – Thông
tin, 2005 có cắt nghĩa rõ ràng về khái niệm diễn đàn như sau: “Diễn” nghĩa là
“trình bày, phát triển rộng ra”, “đàn” nghĩa là “nơi được xây dựng cao” “Diễn đàn là nơi để diễn thuyết và trình bày” [T.198]
Trong khi đó, Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng –
Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng năm 2001 lại định nghĩa khái niệm “Diễn
đàn là nơi nhiều người có thể phát biểu ý kiến một cách công khai rộng rãi” [T.213].
Diễn đàn trên báo chí là điều kiện quan trọng để phát huy quyền làm chủ củanhân dân Đến với các diễn đàn, công chúng có thể bày tỏ trực tiếp quan điểm, ýkiến của mình về một vấn đề trong xã hội Sau sự ra đời của diễn đàn trên báo in,
Trang 17Diễn đàn trên báo mạng điện tử
phát thanh và truyền hình thì sự có mặt của diễn đàn trên loại hình báo chí thứ tư:báo mạng điện tử là điều tất yếu của sự phát triển Tuy nhiên, xuất hiện và phát triểnnhưng vẫn còn rất nhiều người mơ hồ về khái niệm này, thậm chí có những người
đã tham gia các diễn đàn trên báo mạng điện tử vẫn không phân biệt được thể loạinày với các diễn đàn (forum) trên các trang mạng xã hội, trang thông tin riêng biệt.Diễn đàn trên báo mạng điện tử có sự điều hành, quản lý giám sát của tòa soạn,thông tin chính xác khách quan, phản hối được kiểm duyệt rõ ràng, thể hiện trình độnăng lực của độc giả Trong khi đó, diễn đàn trên các trang mạng lại hoạt động mộtcách lộn xộn, do một cá nhân hay nhiều cá nhân điều hành nên mang hơi hướng cánhân, kiểm duyệt thông tin phản hồi không chặt chẽ, thậm chí còn có những bìnhluận khiếm nhã Chính từ sự khác nhau đó, nắm rõ được các khái niệm về diễn đàntrên báo mạng điện tử là một điều vô cùng cần thiết
Bàn về diễn đàn trên báo mạng điện tử, PGS TS Nguyễn Thị Trường
Giang trong cuốn Tổ chức Diễn đàn trên Báo mạng điện tử đã đưa ra một định
nghĩa chính xác cho thể loại này trên loại hình báo chí tiên tiến nhất hiện nay Theo
PGS, “Diễn đàn trên báo mạng điện tử là chuyên trang, chuyên mục dành riêng cho
công chúng công khai phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề nào đó” [T.12].
Từ những khái niệm về diễn đàn, cũng như tìm hiểu về diễn đàn trên báo
mạng điện tử, tôi xin đưa ra khái niệm như sau: “Diễn đàn báo mạng điện tử là một hình thức thảo luận, được tổ chức trên báo mạng điện tử, nơi để công chúng công khai phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm, thái độ, tình cảm cá nhân về các vấn đề diễn ra trong cuộc sống”.
1.1.4.2 Diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang đã chia diễn đàn trên báo mạng điện tử
thành hai loại: Diễn đàn trực tuyến trực tiếp và Diễn đàn trực tuyến không trực tiếp Trong diễn đàn trực tuyến trực tiếp bao gồm các hình thức diễn đàn là: Giao lưu
trực tuyến, Bàn tròn trực tuyến, Đối thoại trực tuyến và Tọa đàm trực tuyến Trong
khi đó, diễn đàn trực tuyến không trực tiếp gồm 2 hình thức sau: Diễn đàn bạn đọc
viết và Chuyên mục diễn đàn.
15
Trang 18Sơ đồ hóa hệ thống diễn đàn trên báo mạng điện tử theo quan điểm
của PGS TS Nguyễn Thị Trường Giang
PGS cũng đưa ra khái niệm khá chi tiết về diễn đàn bạn đọc viết trên báo
mạng điện tử,“Diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử là hình thức diễn đàn
trong đó bạn đọc là người khởi xướng, đặt vấn đề thảo luận, muốn thông qua báo chí để mở rộng cuộc thảo luận và cũng chính họ sẽ “chèo lái” cuộc thảo luận đó đi đến đích” [12, T.82] Đây là mảnh đất dành riêng cho bạn đọc, thể hiện rõ ràng sự
làm chủ thông tin của bạn đọc Trong hình thức Diễn đàn bạn đọc viết, nhà báođóng vai trò là người biên tập nhằm loại bỏ những lỗi về câu chữ, chính tả… hoặcnhững bài viết không phù hợp với tôn chỉ, mục đích của tờ báo
Diễn đàn bạn đọc viết là hình thức diễn đàn hình thành sớm và ổn định nhấttrên báo mạng điện tử Có thể nói, loại hình này manh nha từ những forum trên cáctrang mạng, từ hình thức này các tòa soạn đã khai thác những ưu điểm và loại bỏnhững hạn chế của loại hình này để đưa nó trở thành một trong những chuyên mục
chủ chốt của tờ báo Diễn đàn bạn đọc viết thường xuất hiện dưới các tên gọi Bạn đọc
viết, Bạn đọc làm báo, Bạn đọc… Hiện nay, diễn đàn bạn đọc viết đã trở thành một
chuyên mục không thể thiếu trên báo mạng điện tử Đối với mỗi tờ báo, hình thức
Trang 19diễn đàn bạn đọc viết có thể mang nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều là nơi đăng tảinhững tâm tư, nguyện vọng, những nhận xét, đánh giá, những kiến nghị, phản ánhcủa công chúng về mọi vấn đề của đời sống mà họ quan tâm Ví dụ như Dân Trí,Tiền Phong Online có diễn đàn “Bạn đọc”, Hà Nội mới Online có diễn đàn “Nhịp cầubạn đọc”, Thanh niên Online có diễn đàn “Tôi viết”, VnExpress có “Tâm sự”…
Những bài viết của độc giả trong chuyên mục này có nội dung rất đa dạng vàphong phú Đó là tất cả các vấn đề xã hội được độc giả quan tâm đều được nêu ra,
từ tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng; những quyết định gâytranh cãi mới được ban hành, phê phán những hiện tượng tiêu cực, trái pháp luật, tới
ca ngợi cuộc sống, biểu dương những gương người tốt, việc tốt, chia sẻ những cảnhngộ éo le, khiếu nại, tâm sự những điều oan khuất… hoặc là những chia sẻ đồngcảm giữa những con người cùng cảnh ngộ Những vấn đề đó đều gần gũi với cuộcsống hàng ngày của độc giả, có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc không trực tiếp tới họnhưng họ cảm thấy có trách nhiệm phải trao đổi chia sẻ với công luận
- Ưu điểm:
Diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử là hình thức diễn đàn chiếm lợithế về khả năng thông tin nhanh, không lo thiếu “đất” nên độc giả tương đối bộc lộquan điểm của mình Đây là hình thức diễn đàn có số lượng thành viên tham giađông đảo, thể hiện được tính chủ động trong việc tiếp nhận thông tin của độc giả.Giờ đây họ không đơn thuần là những tiếp nhận thông tin mà còn là người đưa racác thông tin mà họ thắc mắc, quan tâm Với hình thức này, quyền tự do báo chí, tự
do ngôn luận, thảo luận ý kiến của công dân được coi trọng và phát huy cao độ.Đồng thời hình thức này cũng mang một ý nghĩa giáo dục lớn bởi chính bạn đọc làngười viết, người biểu dương, người phê phán và họ sử dụng diễn đàn để thực hiệnquyền dân chủ của mình
Hình thức này chính là nơi phản ánh dư luận, phản ánh những trăn trở, suynghĩ, những vấn đề mà công chúng thực sự quan tâm, do đó nó thực sự là tấmgương phản chiếu những mảnh đời muôn mặt trong cuộc sống của người dân, mỗingười dân có thể tự tìm mình trong bài viết của mỗi người khác Những tin bàitrong hình thức diễn đàn này thường phản ánh về những sự kiện, sự việc, con người
Trang 20cụ thể nên đã gây được ấn tượng, sự chú ý của người đọc và có khả năng lan tỏalớn Điều này thu hút được một số lượng ngày càng nhiều những người tham gia vàmang một ý nghĩa giáo dục cao Mặt khác, những ý kiến đó cũng chính là nhữnggiải pháp, những kiến nghị hay mà bạn đọc tham gia đóng góp cho các cơ quan nhànước trong các vấn đề liên quan đến dân sinh, xã hội
- Hạn chế:
Mặc dù vậy, hình thức diễn đàn này cũng có những hạn chế riêng của nó.Mỗi diễn đàn bạn đọc viết đều khoanh vùng các chủ đề ý kiến của độc giả như: tưvấn - Tâm lý thì tập trung chủ yếu là tình cảm của con người, những cảm xúc cầnchia sẻ đồng cảm hay những thắc mắc khó gỡ trong cuộc sống hôn nhân, gia đình,tình làng nghĩa xóm… Góc nhìn thì lại là các ý kiến, quan điểm của bạn đọc về mộtvấn đề nóng hổi trong cuộc sống, những quyết định chính sách được nhà nước banhành… Thường thì những diễn đàn bạn đọc viết sẽ không thể đánh đồng những chủ
đề này lại với nhau, điều đó sẽ khiến cho diễn đàn trở nên “lởm chởm”, va vấp, biêntập viên khó kiểm soát, quản lý và độc giả khó tiếp nhận thông tin
Những hạn chế gặp phải trong diễn đàn bạn đọc viết thường nảy sinh trongcác trường hợp như học thức và trình độ hiểu biết của các độc giả khác nhau nêndẫn đến chất lượng các bài viết khác nhau, không đồng đều Đối với một vấn đề,cách nhìn nhận của mỗi người là khác nhau, dẫn đến cách hiểu và thể hiện quanđiểm cũng khác nhau Chính vì vậy khi bày tỏ ý kiến về một sự việc nào đó trongcuộc sống, có thể có ý kiến nhận được sự quan tâm ủng hộ của các độc giả khácnhưng có những ý kiến chỉ gặp phải sự khích bác, chê bai, thậm chí là “không aithèm đọc” Hay bàn về khả năng của độc giả, đối với những người viết có cảm xúc,giỏi viết thì những bài viết tâm sự của họ vừa đủ dài, văn phong lưu loát và hàmchứa những tình cảm chân thật Tuy nhiên, những độc giả không có nhiều kiến thức
để viết sẽ lâm vào thế bí từ, bài viết cụt lủn, biên tập viên sẽ mất nhiều công chỉnhsửa và tính chân thật của cảm xúc trong bài viết sẽ giảm đi đáng kể, làm ảnh hưởngđến hoạt động tương tác của độc giả trên các bài viết đó Vì vậy, trên diễn đàn bạnđọc viết, trình độ và khả năng của các độc giả cũng góp một phần quan trọng đến sựthành công của diễn đàn
Trang 21Chưa dừng lại ở đó, một hạn chế khác phải kể đến là động cơ đưa tin củamỗi độc giả là khác nhau nên chủ đề cũng khác nhau Nhiều khi nó chỉ gói gọntrong cá nhân một độc giả đó nhưng có lúc nó cũng bao trùm lên toàn bộ ý kiếnchung ủng hộ hay phản đối một vấn đề nào đó Ví dụ như đối với vấn đề khen chêtrong hành động của “một giáo sư có tuổi hôn má một cô hoa hậu” Một độc giả cóthể bày tỏ ý kiến đồng tình, chấp nhận hành động đó và đưa ra được những lý dobảo vệ quan điểm của mình, trong khi hàng nghìn người khác phản đối Và đó chỉ là
ý kiến riêng mang tính chất cá nhân của người viết, gói gọn trong phạm vi củangười viết trên diễn đàn
Ngoài ra, nhiều độc giả sẽ lợi dụng tính tự do trên diễn đàn bạn đọc viết đểgửi những bài viết có chủ đề cực đoan, thể hiện sự tự do quá trớn hay lợi dụng diễnđàn để trục lợi Trong trường hợp này, biên tập viên đóng vai trò rất lớn, không chỉ
là người kiểm soát hoạt động của diễn đàn mà còn là người phát hiện, loại bỏ nhữngbài viết tiêu cực, thậm chí thanh lọc những thành viên chuyên bình luận khiếm nhã,phá rối quyền lợi của các thành viên khác trong diễn đàn Với diễn đàn bạn đọc viết,biên tập viên khó kiểm soát được tính chính xác, độ tin cậy của thông tin Chính vìthế, khi đưa những bài viết của độc giả, nhiều tòa soạn thường có thêm lời phi lộ
“Bài viết của độc giả trong chuyên mục này không nhất thiết trùng với quan điểm của tòa soạn”.
Vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong diễn đàn còn nhiều điều phải bàn tới Đôi khibạn đọc quá lạm dụng quyền tự do dân chủ của mình nên trong quá trình viết đã sửdụng không ít những từ ngữ thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng người khác Đặc biệt, hìnhthức này mắc rất nhiều lỗi văn bản (sai lỗi chính tả, sử dụng văn nói, dùng câu thiếuchủ vị, lạm dụng khẩu ngữ, làm dụng từ nước ngoài ) Những lỗi trên thường gặp ởnhiều ở diễn đàn bạn đọc hơn là các bài thuộc các chuyên mục khác Trên thực tế,những lỗi trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có thao tác nhập dữ liệu và phôngkiến thức của bạn đọc Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng thông tincủa bạn đọc mà còn làm giảm sút lòng tin, uy tín của tờ báo trong lòng bạn đọc
Trang 221.2 Hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử.
1.2.1 Đặc điểm của hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử có những đặc trưng riêng như: Tính tức thời, khả năng đaphương tiện, khả năng siêu liên kết, khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin và đặcbiệt có tính tương tác cao Những đặc trưng này có mối liên kết với nhau, tác độngđến nhau và các đặc trưng khác sẽ quyết định một phần bản chất của đặc trưng cònlại Tương tự, các đặc trưng như tính tức thời, khả năng đa phương tiện, khả năngsiêu liên kết, khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin một phần sẽ chi phối và ảnhhưởng đến tính tương tác của báo mạng điện tử Hay nói sát hơn, các đặc trưng đó
sẽ ảnh hưởng đến các đặc điểm trong hoạt động tương tác của độc giả trên các diễnđàn báo mạng điện tử
Từ quá trình nghiên cứu và khảo sát, đề tài luận văn xin được đưa ra một sốđặc điểm về hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên báomạng điện tử
Thứ nhất, hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử diễn ra rất nhanh chóng và liên tục Với đặc trưng nổi bật của
báo mạng điện tử là tính nhanh nhạy nên ít nhiều diễn đàn bạn đọc viết trên loạihình báo chí này cũng ảnh hưởng rất lớn từ đặc trưng này So sánh hoạt động tươngtác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử với các loại hìnhbáo chí như báo in, phát thanh, truyền hình ta có thể rất rõ điều này Nếu như trênbáo in, phát thanh, truyền hình các độc giả muốn tương tác với tòa soạn buộc lòngphải gọi điện, gửi thư điện tử thậm chí là có độc giả vẫn gửi thư tay đến tòa soạn đểphản ánh ý kiến của mình Khoảng thời gian để tiếp nhận ý kiến, duyệt ý kiến vàđính chính lại thông tin thông qua ý kiến của độc giả cũng như đăng tải các ý kiến
đó là rất lâu dài Trong khi đó, chỉ với một phương tiện cá nhân là máy tính hayđiện thoại, công chúng hoàn toàn có thể gửi bài viết, ý kiến của mình về một vấn đềmình quan tâm mà không cần sự hướng dẫn nào của tòa soạn Chính vì vậy, hoạtđộng tương tác giữa độc giả và tòa soạn trong các diễn đàn bạn đọc viết trên báomạng điện tử được diễn ra thường xuyên, liên tục
Trang 23So sánh cụ thể trên các diễn đàn bạn đọc viết của báo in như “Ý kiến bạn đọc” (trang 3 hoặc trang 5 của báo Nhân Dân) “Chúng tôi lên tiếng” (trang 6 báo Lao Động), “Điều tra theo đơn thư bạn đọc”, (trang 8 báo Pháp Luật)… với các diễn đàn bạn đọc viết như “Nhịp cầu bạn đọc” của Hà Nội mới Online, “Tôi viết” của Thanh
niên Online sẽ thấy tốc độ của hoạt động tương tác của độc giả hoàn toàn khác nhau.Tính nhanh nhạy của báo mạng điện tử cũng như khả năng thần kỳ của internet đãquyết định rất lớn đến đặc điểm này của hoạt động tương tác độc giả Nói chung, hồi
âm đối với ý kiến của độc giả đối với diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tửnhanh hơn rất nhiều so với thể loại này trên các loại hình báo chí khác
Thứ hai, hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử rất phong phú Sự phong phú thể hiện trong cả nội dung và hình
thức Về nội dung, hoạt động tương tác của độc giả phụ thuộc vào sự phong phútrong các chủ đề mà diễn đàn đưa ra, tất nhiên ý kiến của độc giả có thể là tích cựckhen, ca ngợi, hay tiêu cực như chê bai, lên án hay trung lập ở giữa Đối với chuyênmục Tâm sự trên báo VnExpress thì sự phong phú của nội dung trong hoạt động
tương tác thể hiện rất rõ Ví dụ trong một bài viết “Thủ đoạn ngoại tình công sở
tinh vi của vợ tôi” đã nhận được đến 929 lượt bình luận, có rất nhiều màu sắc trong
các bình luận của độc giả, có người cảm thấy thương cho nhân vật, ca ngợi anh làngười đàn ông chịu đựng và bao dung, có người lại một mực lên án chị vợ, thậm chírất nhiều người khuyên nhân vật nên bỏ vợ càng sớm càng tốt Đây chỉ là trongphạm vi một bài viết đã thấy sự phong phú trong nội dung hoạt động tương tác củađộc giả, chưa kể đến trong cả chuyên mục, dàn trải ở nhiều chủ đề, nhiều mối quan
hệ khác Về hình thức, hoạt động tương tác của độc giả có rất nhiều cách: gửi thưđiện tử, đường dây nóng, gửi ý kiến bình luận (Comment), bình chọn (Like), chia sẻ(Share)… Chính vì sự phong phú này, không chỉ độc giả với tòa soạn mà bản thâncác độc giả rất dễ dàng trao đổi thông tin với nhau
Thứ ba, hoạt động tương tác của công chúng trên diễn đàn bạn đọc viết không bị giới hạn về thời gian và không gian Cùng với việc cung cấp thông tin và
các phản hồi liên tục từ phía công chúng, diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện
tử có thể trong cùng một lúc vừa cập nhật liên tục, nhanh chóng, trực tiếp và không
Trang 24giới hạn về không gian; vừa tiếp nhận, lưu trữ và đăng tải một khối lượng thông tinphản hồi vô cùng lớn từ công chúng của mình Chính vì điều đó nên phản hồi củacông chúng trên diễn đàn báo mạng điện tử nói chung và diễn đàn bạn đọc viết trênbáo mạng điện tử nói riêng rất phong phú, đa dạng về dung lượng và kéo dài vô thờihạn Công chúng có thể để lại ý kiến của mình sau khi bài báo được phát hành đượcvài giây, họ cũng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin từ các phản hồi trước và thoảimái trao đổi với các thành viên khác khi đang tham gia góp ý cho diễn đàn.
Hơn nữa, do không bị sức ép về thời gian, không gian (như phát thanh, haytruyền hình) nên thông tin được cung cấp từ công chúng thường sâu sắc hơn và bàiviết, ý kiến được trình bày mạch lạc, rõ ràng, do họ có thời gian suy nghĩ và hìnhthành ý tưởng Chất lượng trong hoạt động tương tác của công chúng trên diễn đànbạn đọc viết chính vì thế mà cũng tăng cao Với việc thường xuyên nhận được phảnhồi và tương tác từ độc giả, tòa soạn cũng sẽ thu hút được một lượng công chúngmới có trình độ, trí thức cao, sẽ đánh giá các vấn đề mà một độc giả nào đưa ratrước đó Hay nói cách khác, hoạt động tương tác của độc giả là một trong nhữngyếu tố quyết định đến sự thành công và “đắt khách” của diễn đàn
1.2.2 Các hình thức tương tác trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử
Diễn đàn bạn đọc viết là một phần của báo mạng điện tử nên nhìn chung cáchình thức tương tác trên diễn đàn bạn đọc viết cũng gần giống với hình thức tươngtác trên báo mạng điện tử Điểm qua một vài chuyên mục, chuyên trang của diễnđàn bạn đọc viết trên một số tờ báo mạng điện tử, ta có thể thấy các hình thức tương
tác giữa độc giả và tòa soạn chủ yếu là thông qua Thư điện tử (Email), qua lượt
Bình chọn (Like), qua chia sẻ (Share), qua hệ thống “Liên hệ tòa soạn” trên giao
diện trang chủ, qua đường dây nóng hay bình luận, gửi phản hồi trực tiếp (Coment)
dưới mỗi bài viết trong diễn đàn
1.2.2.1 Bình chọn (Like)
Đây là công cụ có khởi nguồn từ mạng xã hội Nó là một trong những tính năngđặc biệt và thể hiện đặc tính lan toả của mạng xã hội Thời gian gần đây, công cụ nàyđược báo mạng điện tử đưa vào và tận dụng bởi hình thức này thuận tiện cho hoạt
Trang 25động tương tác của độc giả So với công cụ “comment” thì “like” là thao tác nhanhnhất để độc giả bày tỏ sự quan tâm, yêu thích, hưởng ứng, đồng quan điểm đối vớibài viết Bên cạnh đó, like là một bước đệm giúp bài báo vượt ra ngoài biên giới củamột tờ báo, lôi kéo được sự quan tâm của nhiều người dùng trong mạng xã hội Tức
là, khi độc giả có tài khoản trên mạng xã hội bấm “like” thì nội dung bài báo sẽ hiểnthị trên “profile” (trang cá nhân) mạng xã hội Và đồng thời, cùng lúc đó “newfeed”hiển thị hoạt động “like” bài báo và bạn bè trên mạng xã hội của độc giả đó sẽ biếtđến nó rồi cứ thế, bài viết được lan truyền Nhờ đó, bài viết trên báo mạng sẽ cónhiều lượt xem hơn, đẩy số lượng độc giả… Từ hình thức bình chọn này, mới xuấthiện tình trạng “câu like, câu view” trên một số tờ báo mạng hiện nay
Hộp thoại xuất hiện sau khi thao tác like của độc giả được thực hiện với bài viết
trên diễn đàn chuyên mục Tâm sự của VnExpress 1.2.2.2 Chia sẻ (Share)
Cũng giống như hình thức bình chọn (like) ở trên, chia sẻ (share) cũng cókhởi nguồn từ các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter… và có chứcnăng hiển thị nội dung bài báo trên profile và newfeed khi người dùng mạng xã hộikích hoạt công cụ này trên các trang báo mạng điện tử Tuy nhiên, giữa “like” và
“share” có có sự khác biệt về cách hiển thị bài báo Đối với nút Like, chỉ cần clickchuột một lần là bài báo sẽ được chia sẻ và hiển thị ngay trên profile dưới hình thứcvắt tắt nhất là tít bài Khi độc giả bấm share thì một cửa sổ mở ra cho phép độc giảthêm bình luận vào bài viết được chia sẻ Bài viết được “share” sẽ hiển thị với một
Trang 26file đính kèm và một đoạn trích nội dung Rõ ràng khi bài viết được độc giả chia sẻ
sẽ hiển thị bắt mắt hơn và thể hiện sự quan tâm của độc giả nhiều hơn là nút Like
Thông qua công cụ share, độc giả có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến, nhậnxét, phản hồi về bài báo trong một môi trường ngoài báó chí - môi trường mạng xãhội Với một lượng người dùng khổng lồ (Facebook có 1,15 tỷ người dùng, theo sốliệu thống kê của Facebook tháng 8/2014, Twitter có 500 triệu người dùng tính đếntháng 6/2012 theo số liệu thống kê của Twitter), mạng xã hội ngày càng trở thành
“miền đất trù phú” để báo chí gieo mầm thông tin, giúp lan toả các bài viết và nốiliền sự tương tác của tờ báo với độc giả, tờ báo với hàng trăm triệu thành viên mạng
xã hội với bài báo Tính năng “share” góp phần làm tăng tính đối thoại của độc giảđối với bài báo nói riêng và tờ báo nói chung
Hộp thoại xuất hiện khi độc giả chia sẻ bài viết trên chuyên mục tâm sự
của báo VnExpress
Báo chí là một kênh truyền thông thông rộng lớn của một quốc gia, việctuyên truyền thông tin, quảng bá hình ảnh hay đưa tin về một vấn đề nào đó đếnđược tay người đọc, người xem là mục đích được đặt lên hàng đầu Sự ra đời củamạng xã hội là một “phép lạ kỳ diệu” giúp báo chí thực hiện tốt hơn chức năng củamình Mạng xã hội cũng là một cộng đồng người, một cộng đồng dân chúng, có thể
là “cuộc sống ảo” nhưng các chức năng truyền tải thông tin lại được thực hiện tối đanhất có thể, nhiều khi lại thu được hiệu quả cao hơn rất nhiều so với công tác tuyêntruyền trong cuộc sống thật Hoạt động tương tác của độc giả đã bao trùm cả nhữngtiện ích to lớn của mạng xã hội Việc share một diễn đàn hay, một bài viết đúng lên
Trang 27trang cá nhân của độc giả có tác dụng rất lớn, nhiều độc giả sẽ biết đến, nhiều ngườitiếp cận, nhiều người bình luận góp ý, nhiều luồng ý kiến va chạm… đó chẳng phải
là mục tiêu nhắm đến của một diễn đàn bạn đọc viết Càng có nhiều người tham gia,càng có nhiều ý kiến thì diễn đàn càng thành công
1.2.2.3 Bình luận (Comment)
Bạn đọc có thể tương tác với tờ báo cũng như các độc giả có cùng mối quantâm với mình thông qua công cụ comment (ý kiến phản hồi) dưới mỗi bài viết Báomạng điện tử có tính ưu việt khác hoàn toàn so với các loại hình báo chí khác là ởhình thức tương tác trực tiếp, không giới hạn này Đối với mỗi bài viết trong diễnđàn, sau khi công chúng xem xét bài viết, ý kiến của người viết trong diễn đàn, họ
sẽ gửi các ý kiến phản hồi tới tòa soạn thông qua box phản hồi (Comment) ở dướimỗi bài viết Hình thức này không giới hạn các ý kiến, nó cũng đảm bảo sự riêng tưcho cá nhân độc giả khi bày tỏ ý kiến Sau khi viết rõ thông tin vào các ô yêu cầunhư email, họ tên, ý kiến và nhập mã bảo mật, độc giả đã gửi ý kiên của mình đếntòa soạn Tòa soạn sẽ duyệt và trích đăng các phản hồi của độc giả từ hệ thống CMScủa mỗi tờ báo
Thời gian gần đây, nhiều tờ báo mạng đã bổ sung chức năng trả lời (reply)cho các bình luận (comment) Lúc này, các thảo luận của độc giả sẽ được chiatheo dạng nhánh cây Theo đó, các comment được tổ chức khoa học, dễ dàng đểtheo dõi đồng thời cho phép nhóm các bình luận theo từng chủ điểm gọn gàng,tránh làm loãng chủ đề chung Chức năng này, về cơ bản, kích thích sự tương tácgiữa độc giả với độc giả, làm nảy nở những cuộc trò chuyện,giúp cuộc thảo luận
có chiều sâu hơn
Trang 28Hộp phản hồi trên báo Thanh niên Online
1.2.2.4 Gửi thư điện tử (Email)
Hoạt động tương tác của công chúng trong diễn đàn bạn đọc viết được thực
hiện thông qua hình thức gửi thư điện tử (Email) Đối với mỗi tòa soạn điện tự đều
có thông tin liên hệ bao gồm địa chỉ tòa soạn, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử ởdưới mỗi chân trang chủ Hình thức gửi thư điện tử là hình thứ tương tác đầu tiên vàphổ biến trên báo mạng điện tử Bởi bên cạnh những phản hồi, thắc mắc, độc giảcòn có thể gửi thư để góp ý nhằm nâng cao chất lượng nội dung của và hình thứccủa tờ báo Qua đó, tòa soạn không chỉ hiểu được tâm tư, tình cảm mà còn thu thập
và phân loại được đối tượng độc giả Những ý kiến được gửi về địa chỉ thư điện tửcủa tòa soạn sẽ được đăng trên các diễn đàn bạn đọc viết ở các chuyên mục như
“Bạn đọc viết”, “Ý kiến bạn đọc” hay “Hộp thư bạn đọc”.
Trang 29Hộp thông báo của tòa soạn trên chuyên mục Tâm sự của VnExpress có ghi rõ
địa chỉ email để độc giả có thể liên hệ
Chỉ thực hiện các thao tác đơn giản là viết một bức thư gửi về địa chỉ số,không cần tới các bưu điện, độc giả đã có thể kết nối với tòa soạn và chờ hồi âm.Mặc dù các thao tác nhanh gọn và không tốn kém nhưng hình thức tương tác nàycũng có một số hạn chế của nó như: tòa soạn có thể sẽ không hồi âm, hoặc hồi âmchậm thư của độc giả, thậm chí nhiều khi không sờ đến thư của độc giả
1.2.2.5 Liên hệ tòa soạn
Bên cạnh đó, để tương tác với chuyên mục diễn đàn bạn đọc viết, độc giả có
thể liên hệ trực tiếp đối với tòa soạn thông qua mục “Liên hệ tòa soạn” Hình
thức tương tác này tương đương với gửi thư điện tử nhưng nó được bố trí thành mộtmục riêng biệt trên tờ báo, độc giả có thể dễ dàng nhìn thấy và gửi ý kiến liên hệ vớitòa soạn Bất kỳ tờ báo điện tử nào cũng có mục “Liên hệ tòa soạn”, trong đó nhữngthông tin như email cá nhân, họ tên, bạn đọc cần điền đầy đủ Hàng ngày, mỗi tòasoạn có thể nhận được hàng trăm thư các loại từ bạn đọc Để nhanh chóng thôngbáo cho bạn đọc biết tòa soạn đã nhận được thư, mỗi tờ báo mạng đều có hệ thốngtrả lời thư tự động Cứ mỗi khi nhận được ý kiến, hệ thống trả lời tự động của tòasoạn sẽ có thông báo nhận được thư thành công
Trang 30Mục Liên hệ tòa soạn của báo VnEpress
1.2.2.6 Đường dây nóng
Ngoài ra, độc giả có thể tương tác trên diễn dàn bạn đọc viết thông qua hình
thức Liên hệ trực tiếp với tòa soạn qua đường dây nóng Hình thức này nhanh gọn,
tương tác trực tiếp được với tòa soạn nhưng thường sử dụng để góp ý với tòa soạn
về chất lượng nội dung thông tin, hình thức trên diễn đàn, hay góp ý cách trích đăngbình luận của độc giả, hay phản ánh một hiện tượng, vụ việc nào đó trong xã hội…
Nó thường ít, thậm chí không được sử dụng trên diễn đàn bạn đọc viết để gửi ý kiến
về một vấn đề trong xã hội, bày tỏ quan điểm, phân tích các chủ trương hay gửi tâm
sự, tâm tư Bởi do những nguyên nhân như: trong quá trình tiếp nhận thông tin từphóng viên tòa soạn với độc giả, phóng viên sẽ không thể chủ động nhớ hết những ýkiến của độc giả đóng góp vào diễn đàn, phóng viên không thể tỉ mẩn ghi chép tâm
sự của độc giả để gõ lại và đăng trong chuyên mục Mặt khác, bản thân độc giả nếumuốn gửi ý kiến, tâm sự thì sẽ chọn hình thức tương tác khác kín đáo hơn, dễ bộc lộcảm xúc hơn
Trang 31Đường dây nóng trên tờ Thanh Niên Online
1.2.3 Vai trò hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử
1.2.3.1 Hoạt động tương tác của độc giả nuôi sống diễn đàn bạn đọc viết, giúp tòa soạn duy trì và thu hút lượng công chúng đông đảo và ổn định.
Việc duy trì chuyên mục diễn đàn bạn đọc viết trên một trang báo sẽ giúp tờbáo có một lượng độc giả ổn định Khi những ý kiến nhận định hay, bình luận, thắcmắc được đưa lên trang báo cho tất cả mọi người đọc được, nhận được sự chia sẻcủa đông đảo công chúng sẽ kích thích tâm lý của độc giả, tiếp tục tham gia diễnđàn vào những lần sau.Và chắc chắn thói quan truy cập vào diễn đàn sẽ được hìnhhành với nhóm độc giả này, khiến trang báo trở nên gần gũi, thân thiết
Đối với bất kỳ trang báo nào, sự quan tâm của công chúng chính là nguồnsống, là mục đích hướng đến của tòa soạn, đặc biệt đối với các diễn đàn bạn đọcviết trên báo mạng điện tử thì hoạt động tương tác của độc giả là hoạt động khôngthể thiếu để nuôi sống diễn đàn Diễn đàn không thể tồn tại nếu không có các độcgiả trao đổi ý kiến, tương tác với nhau Khi hoạt động tương tác của độc giả giảm
Trang 32dần, cũng là lúc diễn đàn thiếu đi các ý kiến, thiếu đi người chăm sóc và vun trồngthêm các bài viết, điều đó cũng đồng nghĩa đến một lúc nào đó diễn đàn sẽ phảingừng hoạt động Công chúng là người tiếp nhận các sản phẩm báo chí, sự tranhluận “truyền tay” giữa công chúng sẽ làm hiệu quả của các tác phẩm này tăng lêntheo cấp số nhân Bởi vậy, trên các diễn đàn bạn đọc viết, nơi tập trung số lượngđộc giả lớn, “phản ứng dây chuyền” này diễn ra với tốc độ càng lớn Hiện nay,những tờ báo mạng điện tử lớn và có uy tín đều là những tờ báo có các diễn đàn bạnđọc viết phát triển mạnh Mục đích của các tờ báo khi tổ chức các diễn đàn nóichung và diễn đàn bạn đọc viết nói riêng một phần là thu hút độc giả đến với báomình và từ đó hình thành thói quen cho họ khi nhấp chuột vào địa chỉ của báo Thuhút số lượng độc giả lớn cũng có nghĩa là thu hút thêm lượng truy cập, thêm quảngcáo, nghĩa là tăng doanh thu cho báo… Bên cạnh đó, việc tổ chức các diễn đàn bạnđọc viết có các hoạt động tương tác cao và chất lượng cũng sẽ làm tăng uy tín và độtin cậy cho tờ báo
1.2.3.2 Hoạt động tương tác của độc giả trên diễn đàn bạn đọc viết giúp củng
cố thêm mối quan hệ mật thiết giữa độc giả với tờ báo, độc giả với độc giả.
Nếu các diễn đàn có vai trò là cầu nối giữa công chúng với công chúng, giữacông chúng với tòa soạn thì hoạt động tương tác của độc giả trên diễn đàn đó lạigiúp củng cố thêm mối quan hệ mật thiết đó Đối với báo mạng điện tử nói chung,diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử nói riêng, cùng lúc tiếp nhận thông tin,công chúng có thể đóng góp ý kiến, nhận xét, bình luận với tờ báo thông qua nhiềuhình thức khác nhau như box phản hồi, email… Ý kiến đó được chuyển tới tòa soạnmột cách nhanh và chính xác nhất Diễn đàn trên báo mạng điện tử tiếp nhận vàđăng tải nhanh chóng nhiều ý kiến phản hổi đã giúp công chúng thấy mình được tôntrọng Điều này là sợ dây bền chặt thắt chặt hơn mối quan hệ giữa tòa soạn và côngchúng Bên cạnh bình luận, đánh giá về các vấn đề được phản ảnh, công chúng cònnhận xét, phản hồi về chất lượng nội dung và hình thức của tờ báo Kênh thông tinnày có vai trò quan trọng giúp tờ báo cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động Đồngthời, từ những ý kiến đó, tòa soạn có thêm thông tin, hiểu được mức độ, lĩnh vựcquan tâm của công chúng để ngày càng tiến gần, phục vụ tốt hơn nhu cầu của họ
Trang 33Không chỉ làm thắt chặt thêm mối quan hệ giữa công chúng với tờ báo, cáchoạt động tương tác còn làm sâu sắc thêm liên kết giữa các độc giả với nhau Trêncác diễn đàn bạn đọc viết đăng tải nhiều tâm sự, suy nghĩ của công chúng về cácvấn đề trong cuộc sống, những bài viết này sau đó sẽ được các độc giả khác đọc vàchia sẻ ý kiến phản hồi của mình ở dưới mỗi bài báo Có ý kiến đồng tình, có ý kiếnphản đối, hay đơn thuần chỉ là những lời chia sẻ kinh nghiệm của bạn đọc về vấn đề
mà người viết nêu ra nhưng nhìn chung những diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạngđiện tử đã làm được những điều mà báo in, phát thanh hay truyền hình bình thườnggặp khó khăn trong việc thực hiện, đó là tạo ra mối tương tác giữa hàng ngàn độcgiả xa lạ, mang công chúng đến gần với nhau hơn Chỉ cần có một chiếc máy tínhhay bất kỳ thiết bị điện tử nào có thể nối mạng và hỗ trợ lướt web, người đọc tại bất
kỳ nơi đâu hoàn toàn có thể chủ động tương tác với nhau, chủ động trao đổi và chia
sẻ quan điểm với nhau về cùng một vấn đề, vào cùng một thời điểm
1.2.3.3 Hoạt động tương tác giúp ngày càng nâng cao thêm vai trò của độc giả đối với diễn đàn, đối với tờ báo
Nếu như trước đây, vai trò của độc giả còn bị hạn chế, đơn thuần chỉ ở mứctiếp nhận thông tin thì nay, với sự ra đời của báo mạng điện tử cùng với hỗ trợ đắclực từ mạng Internet thì vai trò của độc giả ngày càng được nâng cao, nhất là đốivới một diễn đàn bạn đọc viết trên loại hình báo chí mới nhất này Khi nhấn mạnhhoạt động tương tác của độc giả là không thể thiếu trên diễn đàn báo mạng điện tử,thì ta có thể hiểu độc giả chính là người làm chủ thông tin, tổ chức diễn đàn để thuhút các độc giả khác cùng tham gia thảo luận và mổ xẻ vấn đề hoặc đưa ra nhữnglời khuyên, tư vấn
Trong những vai trò của độc giả, đầu tiên phải nói đến độc giả như mộtnguồn cung cấp thông tin mới dành cho phóng viên, nhà báo của tòa soạn báomạng Trước đây, để có được thông tin kịp thời phục vụ nhu cầu cập nhật tin tứccủa độc giả, giống như tòa soạn báo in, các tòa soạn báo mạng đã thiết lập một tổphóng viên và cộng tác viên túc trực, rải rác trên khắp địa bàn cả nước, nhưng ngàynay nhờ tính tương tác cao trên báo mạng điện tử mà những nhiệm vụ săn lùng tintức đã được chia sẻ bớt sang cho chính những độc giả của báo Hơn nữa, những
Trang 34thông tin mà độc giả đem lại từ những chia sẻ đóng góp ở các diễn đàn bạn đọc viếtcũng là nguồn cung cấp dồi dào, phong phú cho đội ngũ phóng viên, biên tập viêncủa tòa soạn để có thể viết thành bài Hoặc từ những chủ đề mà độc giả tranh luậnsôi nổi, những vấn đề mà độc giả cần lời giải đáp, phóng viên hoàn toàn có thể dựavào đó viết một bài cung cấp thêm thông tin, giải đáp thắc mắc của độc giả.
Ngoài đóng góp về mặt thông tin trên các diễn đàn bạn đọc viết, thông quahoạt động tương tác, độc giả có thể gửi ý kiến đóng góp, nhận xét của mình về nộidung hình thức, cách thức tổ chức của tờ báo mạng Những ý kiến này sẽ được tòasoạn tiếp thu để từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp với nguyện vọng của công chúng.Lúc này độc giả sẽ đóng vai trò như những trợ lý của tòa soạn Ví dụ, khi nhận thấymột bài báo được đăng lên nhưng do nhiều nguyên nhân mà có những tình tiết thực
sự chưa đúng với sự thật khách quan, bạn đọc có thể liên hệ với tòa soạn để thôngbáo lỗi sai và sau đó, tòa soạn sẽ đính chính lại bài báo Hơn nữa, nếu thấy tòa soạnđang thiếu thông tin về một vấn đề nào đó, độc giả có thể góp ý, gợi ý về các khíacạnh mới của vấn đề để tòa soạn triển khai thêm sao cho hợp lý
1.2.3.4 Hoạt động tương tác của độc giả giúp hình thành dư luận xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin, làm cho thông tin có chiều sâu, đa dạng và toàn diện hơn
Với những ưu thế vượt trội của mình như: tốc độ cập nhật và tính tương táccao, khả năng truyền tải và lưu trữ thông tin không giới hạn, tính đa phương tiện…báo mạng điện tử nói chung và diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử nóiriêng thực sự là “mảnh đất màu mỡ” của công chúng vì nó đáp ứng tối đa nhu cầuthông tin đa dạng của nhiều đối tượng Hoạt động tương tác của công chúng trêndiễn đàn bạn đọc viết chính vì thế cũng có những vai trò quan trọng đối với mộtdiễn đàn, một tờ báo Nó không chỉ đáp ứng được nhu cầu thông tin của độc giả màcòn giúp độc giả hiểu sâu hơn, rõ ràng hơn về thông tin họ đang thắc mắc do cónhiều luồng ý kiến va chạm cùng mổ xẻ vấn đề Nhờ tính cập nhật nhanh và khônggiới hạn không gian, diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử có thể thu nhận vàcung cấp tối đa lượng thông tin mà công chúng muốn chia sẻ trên diễn đàn, dù đó lànhững vấn đề nhỏ, trong ngõ ngách của cuộc sống đến chủ đề lớn liên quan đến lợiích dân sinh của nhiều người Đồng thời khi các độc giả tương tác với tòa soạn, hay
Trang 35tương tác với nhau, thông tin trên diễn đàn sẽ trở nên phong phú về lượng và đadạng, sâu sắc, toàn diện nhờ được nhìn nhận, đánh giá, phân tích và lý giải từ nhiềuquan điểm khác nhau.
Một điều dễ thấy là nếu công chúng cần cung cấp thông tin, cần trợ giúphoặc tư vấn về một vấn đề nào đó đều có thể bày tỏ lên diễn đàn bạn đọc viết trênmỗi tờ báo Ngay lập tức, họ có thể nhận được trợ giúp từ tòa soạn hay từ các độcgiả khác Tác dụng lớn nhất của hoạt động tương tác của độc giả trên diễn đàn bạnđọc viết trên báo mạng điện tử là khi một độc giả phản ánh một vấn đề trong xã hội,không chỉ một người nghe, một người xem mà là hàng triệu độc giả khác của tờ báo
sẽ đóng góp ý kiến làm cho vấn đề đó sáng tỏ hơn Diễn đàn bạn đọc viết vô tình trởthành trung gian giữa cá nhân với báo chí, cá nhân với toàn xã hội Nó vừa là công
cụ truyền bá, vừa là một sản phẩm của dư luận xã hội Diễn đàn bạn đọc viết trênbáo mạng điện tử cho các cá nhân biết người khác đang nghĩ gì và từ đó, kích thíchmối quan tâm của những nhóm công chúng khác nhau và củng cố thái độ cá nhân vềmột vấn đề nhất định, góp phần hình thành dư luận xã hội
Tóm lại, hoạt động tương tác của độc giả trên báo mạng điện tử nói chung
và trên diễn đàn bạn đọc viết nói riêng, bằng nhiều cách trực tiếp hay gián tiếp đã xóa bỏ đi hình ảnh nhóm công chúng chỉ tiếp nhận thông tin từ báo chí một cách thụ động Thay vào đó, nó giúp tăng cường vai trò của độc giả, biến họ không chỉ trở thành những nguồn cung cấp thông tin quý báu cho phóng viên, biên tập viên của tờ báo mạng điện tử mà còn phần nào đảm nhiệm vai trò những người trợ lý, cố vấn chuyên môn của tờ báo Điều này không chỉ làm phong phú thêm số lượng tin bài, gia tăng chất lượng mà còn phần nào thắt chặt mối quan hệ giữa độc giả và tòa soạn báo.
Trang 36Tiểu kết chương 1
Từ xưa đến nay, tính tương tác luôn là điều kiện thiết yếu cho sự phát triểncủa sự vật, hiện tượng nói chug và xã hội loài người nói riêng Trong môi trườngtruyền thông đại chúng cũng vậy, nó đóng vai trò to lớn tỏng sự tồn tại và phát triểncủa một cơ quan báo chí, làm cầu nối giữa tòa soạn và độc giả, giữa độc giả với độcgiả, góp phần tăng cường hiệu quả của hoạt động truyền thông
Nắm bắt được ưu điểm này, các loại hình báo chí truyền thống (báo in, phátthanh và truyền hình) ngay từ khi ra đời đa xchú trọng tới việc xây dựng đẩy mạnhhoạt động tương tác của độc giả Báo mạng điện tử ra đời muộn nhất nhưng lại hội
tụ được rất nhiều thành tựu của côn nghệ kỹ thuật và có sự hậu thuẫn lớn lao từInternet Nhờ đó, báo mạng điện tử đã khắc phục được những hạn chế trong hoạtđộng tương tác của độc giả trên những loại hình báo chí truyền thống Với báomạng điện tử, sự tương tác không vòn bị bó hẹp trong khuôn khổ giữa độc giả vàtòa soạn, mà còn mở rộng giữa độc giả với độc giả, một điều không dễ gặp với cácloại hình báo chí còn lại
Nói không quá nếu từ khi báo mạng điện tử ra đời, hoạt động tương tác củađộc giả được đẩy lên một tầm cao mới, góp phần không nhỏ vào việc thắt chặt mốiquan hệ công chúng tòa soạnvà quan trọng hơn là mở rộng vai trò của độc giả, đưa
họ từ nhóm công chúng tiếp nhận thông tin theo hướng thụ động thành nhữngnguồn cung cấp thông tin, đánh giá, nhận xét và bình phẩm nội dung thông tin
Trang 37Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC CỦA ĐỘC GIẢ TRONG CHUYÊN MỤC “TÂM SỰ” TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS
(TỪ THÁNG 2/2014 ĐẾN 2/2015)
2.1 Vài nét về chuyên mục “Tâm sự” trên tờ VnExpress
Nếu như VnExpress được biết đến là tờ báo mạng điện tử có lượng độc giảlớn hàng đầu ở Việt Nam thì chuyên mục Tâm sự của tờ báo này lại được độc giảcoi trọng vì là nơi chia sẻ những tâm tư tình cảm, nơi giao lưu kết nối những tâmhồn đồng điệu Sự ra đời của VnExpress có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo lậpthương hiệu cũng như uy tín của Tâm sự Có thể nói, sự ra đời của chuyên mục Tâm
sự gắn liền với sự ra đời và phát triển của báo điện tử VnExpress Ngay từ khi cònđang chập chững những bước đi đầu tiên, phải giành lấy từng độc giả với năng lựccủa mình, nhà báo Thang Đức Thắng đã quan tâm đến chuyên mục Tâm sự Lấy ýtưởng từ báo Phụ nữ Việt Nam, ban đầu chuyên mục Tâm sự chỉ đăng lại những bài
từ báo Phụ nữ và lấy ý kiến phản hồi từ độc giả gửi về Tuy nhiên, có một điều bấtngờ nằm ngoài dự kiến của bạn đọc là tòa soạn nhận được rất nhiều ý kiến của bạnđọc gửi về Từ một chuyên mục con nằm trong “Bạn đọc viết”, đến năm 2007, khi
đã trở thành một chuyên mục “hot”, ban biên tập quyết định tách Tâm sự thành mộtchuyên mục đứng độc lập
Giao diện trang chủ chuyên mục Tâm sự trên báo VnExpress ngày 12-5-2015
Trang 38Chuyên mục Tâm sự đứng ở gần cuối trang chủ của Vnexpress, chuyên mụcTâm sự đã nhường chỗ cho những thông tin nóng hổi về xã hội, kinh tế, văn hóa…nhưng đồng thời Tâm sự cũng mong muốn là nơi độc giả dừng chân trút hết mọitâm tư, những băn khoăn trong cuộc sống Mỗi một “tâm sự” của bạn đọc sẽ là mộtchủ đề cho những độc giả gần xa gỡ rối, tư vấn, hơn nữa, Tâm sự lại là một diễnđàn bạn đọc viết, chính bạn đọc là người nuôi sống chuyên mục, là người đưa ra cácbài viết, điều hòa các chủ đề trong diễn đàn nên theo VnExpress, chỉ cần một ngườiphụ trách chuyên mục là đủ Đã có rất nhiều nhà báo gắn bó với chuyên mục Tâm
sự, trong đó lâu nhất là nhà báo Như Trang, tiếp đó là chị Lan Hương và hiện tại làchị Bích Thục đã được giao phụ trách Tâm sự
Trong thời gian đầu, quy trình thực hiện các bài viết trong chuyên mục Tâm sựcũng giống như trong các ban xã hội, kinh tế, văn hóa…Mỗi bài viết của độc giả khilên trang cũng phải qua lần lượt các khâu: Biên tập viên duyệt bài của độc giả gửi
về, tiếp đến trưởng ban kiểm tra, rồi đến thư ký tòa soạn, thư ký tòa soạn xem xétrồi gửi cho Tổng biên tập Tổng biên tập sẽ là người duyệt cuối cùng quyết địnhxem bài có được đăng hay không Tuy nhiên, chu trình sau đó đã được rút ngắn lại,người phụ trách chuyên mục sau khi biên tập có thể trích đăng bài lên trang
*Vai trò của chuyên mục “Tâm sự” trên báo VnExpress
- “Tâm sự”là cầu nối giữa công chúng với tòa soạn, công chúng với công chúng
Đối với mỗi tờ báo, công chúng là thành phần rất quan trọng Tờ báo nào cũngphải hướng đến công chúng vì họ chính là đối tượng phục vụ của tờ báo Trongcuộc chạy đua thông tin, tờ báo chiếm được niềm tin của công chúng thì tờ báo đó
sẽ chiến thắng Và VnExpress cũng như chuyên mục Tâm sự đã lấy được lòng củađộc giả Đây chính là một bước thành công nổi bật của chuyên mục, bởi người ViệtNam nói riêng và người phương Đông nói chung không có thói quen bộc lộ cảmxúc riêng tư, thầm kín cho mọi người thảo luận hay bàn tán, mổ xẻ Nhưng trongmục Tâm sự, ta lại thấy độc giả thoải mái bày tỏ những khúc mắc tình yêu đôi lứa,chuyện gia đình, chuyện ngoại tình, chuyện mẹ chồng- nàng dâu… Độc giả đã coinhững mảnh đất của Tâm sự như những trang nhật ký sống để giải tỏa nỗi lòng,không biết san sẻ cùng ai Lúc này, Tâm sự như một người bạn thực sự, tri kỷ, bạn
Trang 39đọc gần xa như những chuyên gia gỡ rối, đưa ra những lời khuyên tư vấn Có thểnói, thông qua chuyên mục Tâm sự, nhiều nàng dâu không biết đối xử với mẹ chồng
ra sao cho thỏa đáng đã tìm được hướng đi cho mình, tìm được cho mình cách giảiquyết các sự việc; một người vợ quanh năm đối mặt với đòn roi của chồng đã tìmđược sự giải thoát nhờ những lời khuyên chân thành từ bạn bè gần xa; những người
vợ, người chồng ngày đêm đau khổ với việc đối phương ngoại tình đã có cách xử lývới cuộc hôn nhân không hạnh phúc… Nhiều khi, chính ta cũng phải thừa nhậnrằng, có những điều mà ta không biết san sẻ cùng ai thân thuộc, nhưng sẻ chia vớinhững người ngoài cuộc ở phương trời xa lạ, ta sẽ thấy nhẹ lòng hơn, sẽ tìm chomình một tiếng nói chung dù chỉ là qua… mạng Và không ai khác, chính những tờbáo mạng, chính những chuyên mục diễn đàn bạn đọc viết như Tâm sự, là nơi đãgiúp những kết nối của chúng ta tìm đến nhau, để cùng sẻ chia, tư vấn và để cuộcđời này bớt đi sự cô quạnh hay đau khổ trong mỗi tâm hồn
Bên cạnh đó, không chỉ mang những công chúng gần với tờ báo mà Tâm sựcòn mang công chúng lại gần với nhau Có thể nói, Tâm sự đã trở thành mảnh đấtcủa nhiều chuyên gia gỡ rối Họ không được đào tạo qua trường lớp, nhưng đượcđào tạo qua cuộc đời của chính mình, qua những va vấp, qua những đau thương vàkhổ ải Những lời khuyên chân thành của mỗi bạn đọc đôi khi có những tác dụng tolớn, không chỉ khiến người trong cuộc bình tĩnh hơn, có cách giải quyết câu chuyện
mà đôi khi những lời khuyên ấy thậm chí còn “có thể khiến các trung tâm tư vấnmất việc làm” như chị Như Trang – nhà báo từng phụ trách chuyên mục từng trả lờitrong một cuộc phỏng vấn về Tâm sự Không phải bất cứ đâu, những người đọc đều
có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm về vấn đề của một bạn đọc khác, nhưng trênTâm sự, từ những câu chuyện buồn, chuyện vui, chuyện đau khổ, mỗi bài viết chia
sẻ của một người sẽ nhận được hàng trăm, có khi lên đến hàng nghìn bình luận,comment để giúp gỡ rối, bày tỏ quan điểm, hướng đi cho người trong cuộc đang rốibời Từ những trang viết trên Tâm sự, không chỉ người viết nhận được sự cảm thôngchia sẻ, mà nhiều lúc chính những người đưa ra lời khuyên, bình luận dưới bài viếtcũng cảm thấy ấm lòng hơn vì chí ít mình cũng đã thể hiện được quan điểm, đã giúp
đỡ được những tâm hồn éo le trong cuộc sống
Trang 40- Là diễn đàn bạn đọc viết phục vụ nhu cầu chia sẻ tâm tư, tình cảm của công chúng
Đúng như tên gọi “Tâm sự”, chuyên mục ăn khách nhất của VnExpress thực
sự là điểm dừng chân nghỉ ngơi của độc giả, nhường chỗ cho các thông tin nóng hổi
về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục lên trên đầu Khác với các diễn đànbạn đọc viết khác, chuyên mục Tâm sự chỉ dành riêng cho chia sẻ những khúc mắctrong cuộc sống, những tình huống khó xử lý trong gia đình, mối quan hệ vợ chồng,cha mẹ - con cái, mẹ chồng – nàng dâu, tình làng nghĩa xóm, chuyện ngoại tình,chuyện đánh ghen… Có thể nói hình tượng hóa như thế này, trên các chuyên mụcdiễn đàn bạn đọc viết khác đó là “phần cứng”, còn trên tâm sự là “phần mềm” thuộc
về tinh thần, về cảm xúc, về các mối quan hệ cần giải quyết dựa vào những chia sẻ,góp ý gỡ rối của người khác “Tâm sự” là một diễn đàn bạn đọc viết chuyên biệt vềcác vấn đề tình cảm, xoay quanh những câu chuyện khúc mắc trong các gia đình, vềtình yêu đôi lứa, về các vấn đề cần chia sẻ khi đối mặt với xã hội Thực sự đến vớiTâm sự hầu hết là những tâm hồn đang trống trải và cần sự nâng đỡ, cần tìm ra lối
đi bao giờ hết
Đọc Tâm sự, chính là đọc những câu chuyện, những tình huống thật mà bạnđọc đang muốn chia sẻ cùng chuyên mục, cùng với công chúng gần xa Đó sẽ làmột câu chuyện buồn về cuộc sống gia đình đang đến bên bờ vực thẳm, khi ngườichồng mải mê bồ bịch, ngoại tình bên ngoài, bỏ bê vợ và con cái, thậm chí cònthẳng tay viết đơn ly hôn, bất chấp dư luận xã hội để đến bên người tình; là tâm sựcủa một người phụ nữ một nách 3 đứa con thơ vất vả, chịu khó nhưng vẫn phải nếmchịu những trận đòn roi của người chồng bạo hành, mà không dám hé nửa lời; là cáibăn khoăn day dứt khi không biết lựa chọn cuộc sống ở thành phố hay về quê lậpnghiệp… Bước vào chuyên mục Tâm sự, là hàng ngàn bài viết về cảm xúc của độcgiả, có khi là rối bời, có khi là hạnh phúc, là vui sướng nhưng cũng có khi là nhữngdòng bút buồn đến bóp nghẹt con tim… Không phải ở đâu người ta cũng dễ dàngbày tỏ tâm trạng của mình đến vậy, nhưng đến với Tâm sự, độc giả đã có thể thoảimái bộc lộ lòng mình, chuyên mục này như “một cuốn nhật ký nhiều người biết màlại không ai hay biết” Độc giả có thể an tâm chia sẻ câu chuyện mà không cần phải
lo lắng người khác biết về thông tin cá nhân của mình, bởi mạng internet là rộng