LỜI CẢM ƠNTrong thời gian vừa qua, bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân cùngvới sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo Khoa Quản trị nguồn nhân lựctrường Đại học Lao động – Xã hội, tôi đ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được
sự hướng dẫn khoa học của Ths.Vũ Thị Ánh Tuyết 80 Các nội dungnghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất
kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ choviệc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau cóghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Ngoài ra, trong bài báo cáo còn sử dụng một số nhận xét, đánh giácũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có tríchdẫn và chú thích nguồn gốc
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm về nội dung bài báo cáo của mình Trường đại học Lao động – Xãhội không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ratrong quá trình thực hiện (nếu có)
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua, bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân cùngvới sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo Khoa Quản trị nguồn nhân lựctrường Đại học Lao động – Xã hội, tôi đã hoàn thành báo cáo thực tập củamình với đề tài: “ Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổphần Tiên Hưng” Để hoàn thành bài báo cáo này, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến giảng viên “Vũ Thị Ánh Tuyết 80”, người đã trực tiếphướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Quản trị nguồnnhân lực đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong thời gian tôi học tập,nghiên cứu tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn đến phòng Tổ chức Hành chính, cùng cáccán bộ trong Công ty Cổ phần Tiên Hưng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôitrong thời gian thực tập và nghiên cứu tại quý công ty
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô Khoa Quản trị nguồn nhânlực trường Đại học Lao động – Xã hội mạnh khỏe, công tác tốt Chúc Công
ty Cổ phần Tiên Hưng ngày càng phát triển hơn
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU.
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường đầy biến động, cạnh tranh ngày cànggay gắt khốc liệt nếu không biết làm mới mình thì doanh nghiệp không thể
1 sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
2 Sơ đồ 4.1 Quy trình tuyển chọn
3 Sơ đồ 4.2 Quy trình tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Tiên Hưng
1 Bảng 1.1 Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Tiên Hưng giai đoạn 2013 – 2016
2 Bảng1.2 Trình độ lao động của công ty giao đoạn 2013 – 2016
3 Bảng 2.1 Thông tin đội ngũ cán bộ chuyên trách quản tri nhân lực
4 Bảng 4.1 Nhu cầu nhân lực của Công ty Cổ phần Tiên Hưng
giai đoạn 2013 – 2016
5 Bảng 4.2 Cơ cấu lao động được tuyển từ các nguồn của công ty giai đoạn 2013 – 2016
6 Bảng 4.3 Bảng thống kê chi phí cho tuyển dụng nhân lực tại
công ty giai đoạn 2013 – 2016
7 Bảng 4.4 Số lượng hồ sơ tham gia dự tuyển tại công ty giai đoạn
2013 – 2016
8 Bảng 4.5 Kết quả tuyển dụng nhân lực của công ty giai đoạn
2013 – 2016
9 Bảng 4.6 Kết quả quá trình tuyển mộ
10 Bảng 4.7 Tỷ lệ hoàn thành công việc của ứng viên sau tuyển
dụng
Trang 5tồn tại Để có thể đứng vững và phát triển trong hoàn cảnh đó thì việc sửdụng hiệu quả các nguồn lực là một điều bắt buộc đối với doanh nghiệp.Trong số rất nhiều các nguồn lực như nguồn tài chính, trang thiết bị và máymóc, thông tin…nguồn nhân lực được xem là nguồn lực quan trọng nhất,quý báu nhất của mọi doanh nghiệp Tại sao như vậy? Bởi vì nguồn nhânlực là nguồn tài nguyên sống duy nhất có thể sử dụng và kiểm soát cácnguồn lực khác Các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất… sẽ trở thành vôdụng nếu không có bàn tay và trí tuệ của con người tác động vào Vì vậy,thành công của doanh nghiệp không thể tách rời yếu tố con người Đểdoanh nghiệp có đội ngũ nguồn nhân lực làm việc hiệu quả với năng suất,chất lượng cao thì phụ thuộc trước tiên ở yếu tố đầu vào đó là khâu tuyểndụng nhân lực Tuyển dụng được nhân sự tốt là bước khởi đầu và là nềntảng cho sự thành công của mỗi tổ chức, doanh nghiệp trong tương lai.
Là một công ty uy tín trong lĩnh vực may mặc, Công ty Cổ phầnTiên Hưng cũng đã chú trọng đến công tác tuyển dụng nhân lực nhằm thuhút, lựa chọn được người có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu côngviệc,từ đó góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tyhiệu quả hơn Tuy nhiên, trên thực tế công tác tuyển dụng nhân lực tạiCông ty vẫn chưa thực sự hiệu quả và gặp khá nhiều khó khăn
Xuất phát từ những kiến thức đã được học tại nhà trường về công táctuyển dụng nhân lực và tầm quan trọng của nó, trong thời gian thực tập tạiCông ty Cổ phần Tiên Hưng, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Tiên Hưng ”
Nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn tìm ra những giải pháp mớigiúp công ty hoàn thiện hơn trong công tác tuyển dụng nhân lực Đồngthời, quá trình nghiên cứu cũng là cơ hội để tôi hiểu sâu hơn về công táctuyển dụng nhân lực trong hoạt động quản trị nhân lực Qua đó, tôi cũngtích lũy thêm cho bản thân những kiến thức, kinh nghiệm trong tuyển dụng
để có thể thực hiện tốt hơn công việc trong tương lai của mình
Trang 6Công ty cổ phần Tiên Hưng (gọi tắt là “Công ty”) được thành lậptheo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000224 do Sở Kế hoạchđầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 17/5/2007 Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh thay đổi lần thứ nhất ngày 29/11/2007 Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh số 0900270351 thay đổi lần 2 ngày 16/12/2010, thay đổi lần 3ngày 04/12/2012 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp.
Công ty có tên quốc tế là:TIEN HUNG JOINT STOCK COMPANYTên viết tắt là : TIEN HUNG.JSC
Điện thoại : 0321872888
Trụ sở chính : Thị Trấn Vương, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Quá trình hình thành : Công ty cổ phần Tiên Hưng trước đây là xí
nghiệp May 7 thuộc Công ty cổ phần may Hưng Yên Được sự tạo điềukiện của Huyện uỷ, HĐND, Uỷ ban Nhân dân huyện Tiên Lữ năm 2001Công ty Cổ phần may Hưng Yên đã khởi công xây dựng xí nghiệp may số
7 tại thị trấn Vưong Huyện Tiên Lữ Ngày 28/1/2007 Đại hội đồng cổ đôngthường niên Công ty Cổ phần may Hưng Yên đã biểu quyết nhất trí tách xínghiệp may 7 thành Công ty Cổ phần Tiên Hưng
Vốn điều lệ đến thời điểm hiện tại là: 46.500.000.000 VNĐ
- Sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may các loại
- Dịch vụ đào tạo cắt và may công nghiệp ngắn hạn
- Xây dựng kinh doanh cho thuê nhà ở
- Giặt, in, cho thuê và sản xuất bao bì
- Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ
- Kinh doanh nhà hàng
- Kinh doanh nguyên phụ liệu hàng may mặc
- Về lao động: Công ty có 2.316 cán bộ quản lý và công nhân viên
- Về trang thiết bị: có khoảng 1.900 máy móc thiết bị hiện đại chủyếu ngoại nhập từ Nhật Bản Đồng thời công ty đã trang bị máy vi tính chohầu hết các phòng ban và sử dụng phần mềm cho phòng kế toán
- Về sản lượng: mỗi năm công ty sản xuất ra hơn 5 triệu sản phẩmcác loại
Trang 7+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, HoaKỳ
+ Thị trường trong nước: Công ty đã xây dựng được hệ thống đại lýrộng khắp trong toàn tỉnh, các tỉnh thành trong cả nước như Hà Nội, TPHCM
Hiện công ty có các sản phẩm chủ yếu là các loại quần áo như: áoJacket hai lớp, ba lớp, áo sơ mi nam, nữ, quần thể thao, quần âu, áo T-shirt
1.2 Tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Tiên Hưng.
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Tiên Hưng.
Công ty Cổ phần Tiên Hưng là một doanh nghiệp Nhà nước có tưcách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 2503000224 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấpngày 17/5/2007, với chức năng, nhiệm vụ như sau:
+ Xây dựng và tổ chức các mục tiêu kế hoạch, nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh do Nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đãđăng ký, đảm bảo hoạt động đúng mục đích thành lập doanh nghiệp, đúngnhư quy định ở phạm vi kinh doanh
+ Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lýquá trình thực hiện sản xuất và phải tuân thủ nghiêm chỉnh các hợp đồngcông ty đã ký kết với các bạn hàng trong và ngoài nước
+ Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao năngsuất và chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất và kinh doanh nhằm nângcao sức cạnh tranh trên thị trường và mở rộng thị trường trong nước vànước ngoài
+ Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đảm bảo sản xuất kinh doanh
có lãi
+ Chịu sự kiểm tra và thanh tra của cơ quan Nhà nước, các tổ chức
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
+ Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường sinhthái, điều kiện làm việc an toàn của công nhân, phòng cháy, thực hiện theođúng tiêu chuẩn kỹ thuật công ty áp dụng và quy định có liên quan đếncông ty
+ Được chủ động giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợpđồng sản xuất kinh doanh Tổng giám đốc đại diện cho mọi quyền lợi vànghĩa vụ sản xuất của công ty trước pháp luật và cơ quan quản lý của Nhànước để mở rộng sản xuất của công ty theo quy chế và pháp luật hiện hành
Trang 8+ Tham gia các hoạt động triển lãm, quảng cáo sản phẩm, các hộithảo chuyên đề ở trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty, mở rộng các cửa hàng đại lý ở mỗi nơi để bánhàng và giới thiệu sản phẩm của công ty.
+ Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ tài chính
có tư cách pháp nhân kinh tế, có tài khoản tại ngân hàng, có dấu riêng
Công ty có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chế biến liên tụckiểu phức tạp Liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành vớihai hình thức sản xuất kinh doanh là gia công may mặc xuất khẩu và muanguyên liệu về sản xuất sản phẩm để bán
1.2.2 Sơ đồ cấu trúc bộ máy Công ty Cổ phần Tiên Hưng.
Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty.
Hội đồng quản trịBan tổng giám đốc
Phòng KếhoạchXuấtnhậpkhẩu
PhòngPhòng Kỹthuật
PhòngKCS
09 Xínghiệpmay
Trang 9Các phòng ban trong công ty phối kết hợp với nhau và chịu sựdám sát trực tiếp của tổng giám đốc, trong từng phòng ban sẽ có các trưởngphòng sẽ là người giám sát trực tiếp các công nhân viên trong phòng
Ban tổng giám đốc:
+ Tổng giám đốc: là người đứng đầu lãnh đạo, có quyền quyết địnhmọi việc, điều hành quản lý và chỉ đạo hoạt động của công ty theo đúng kếhoạch và yêu cầu sản xuất kinh doanh Là người chịu trách nhiệm trướcNhà nước, cán bộ công nhân viên, người lao động trong công ty về mọi mặtliên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị kế hoạch dài hạn trung hạn
và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
- Trực tiếp phụ trách các mảng công tác:
- Ký hợp đồng kinh tế
- Công tác tổ chức, công tác cán bộ
- Công tác tài chính kế toán
- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới thiết bị
Công tác an ninh
Chủ tịch Hội đồng kỷ luật
+ Phó tổng giám đốc: Thay mặt Tổng giám đốc Công ty điều hànhCông ty khi Tổng giám đốc đi vắng
Trực tiếp phụ trách các mảng công tác sau:
- Phụ trách điều hành sản xuất toàn Công ty
- Chủ tịch Hội đồng thi đua Công ty
- Phụ trách công tác an toàn lao động, vệ sinh Công nghiệp vàPhòng chống cháy nổ
- Phụ trách công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật
- Phụ trách công tác tuyển dụng, đào tạo nâng bậc hàng năm
- Quyết định trả đơn giá tiền lương sản phẩm
- Cân đối nhu cầu mua bán phụ tùng thay thế
Giám đốc điều hành 1.
Trực tiếp phụ trách các mảng công tác sau:
- Phụ trách công tác Kế hoạch xuất nhập khẩu
- Phụ trách công tác vật tư hệ thống kho
- Phụ trách công tác vận chuyển vận tải
- Cân đối nhu cầu mua bán văn phòng phẩm vật tư sản xuất
- Phụ trách công tác bán hàng tại Công ty
- Phụ trách Công tác đánh giá nhà máy
Trang 10 Giám đốc điều hành 2.
Trực tiếp phụ trách các mảng công tác sau:
- Phụ trách công tác quản lý kỹ thuật Công nghệ, cơ điện
- Phụ trách công tác quản lý chất lượng
- Phụ trách công tác định mức nguyên phụ liệu, định mức đơn giátiền lương
- Phụ trách công tác cữ cuốn, gá lắp
- Phụ trách bộ phận cắt
- Phụ trách công tác ISO 9001 - 2000
Phòng tổ chức hành chính.
Tham mưu giúp Ban tổng giám đốc những công việc sau :
+ Xây dựng nội quy, quy chế quản lý công ty
+ Kiện toàn bộ máy quản lý, tuyển dụng lao động
+ Giao tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách đến các bộ phậnkhách làm việc
+ Tổ chức và quản lý tốt nhà ăn, phục vụ bữa ăn ngon, đủ dinhdưỡng cho người lao động đúng tiêu chuẩn, thường xuyên kiểm tra giámsát
+ Tổ chức kiểm tra tổ bảo vệ, phòng cháy và bảo vệ an ninh trongcông ty
+ Theo dõi việc chấm công, bấm giờ để xây dựng đơn giá lươngtheo tiểu tác và cấp bậc lương chính, tính lương kịp thời, đúng chế độ nhànước, thanh toán các chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội cho công nhânviên
+ Tổ chức công tác y tế tại công ty chăm sóc sức khoẻ cho CBCNVtoàn công ty
+ Nghiên cứu xem xét làm các thủ tục cần thiết như: Quyết địnhtiếp nhận hợp đồng lao động, sổ lao động và bảo hiểm y tế trình giám đốcphê duyệt báo cáo cơ quan có thẩm quyền
+ Quản lý và nhắc nhở nhân viên phục vụ làm việc đúng giờ giấcchu đáo tận tình, nhất là đối với khách phải thể hiện văn minh lịch sự, hoànhã khi giao tiếp trực tiếp và trả lời điện thoại
Trang 11 Phòng kế toán.
Giúp Ban tổng giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán,thống kê của doanh nghiệp và các nhiệm vụ quyền hạn theo quy định củapháp luật cụ thể như sau:
+ Quản lý, theo dõi chặt chẽ chính xác vốn và nguồn vốn của Công
ty sử dụng tốt vốn của công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển,tham mưu giúp giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế
+ Tổ chức mở sổ sách phù hợp với mô hình kinh doanh sản xuấtcủa công ty, làm tốt công tác ghi chép ban đầu, định khoản chính xác vàhạch toán theo quy định của nhà nước Chứng từ nhập xuất vật tư hànghoá phải cập nhật sổ sách theo định kỳ (phối hợp với tổ kho để chuyểngiao chứng từ) Thanh toán quyết toán hợp đồng kinh tế trước khi thanhtoán tiền hàng cho mỗi hợp đồng kinh tế kết thúc
+ Phân tích hoạt động kinh tế ít nhất một năm một lần sau khi quyếttoán xong Quản lý chặt chẽ tiền mặt, khi xuất tiền chi phải có dự toán,được Ban tổng giám đốc duyệt chi mới được chi tiền khỏi quỹ
+ Có trách nhiệm kiểm tra chứng từ giả mạo, những chi phí khôngđúng chế độ và từ chối việc thanh toán những khoản chi phí không hợp lệtrước khi trình duyệt Lập các báo cáo thống kê, kế toán theo định kỳ
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu
Giúp Ban tổng giám đốc làm các công việc sau:
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý,từng đơn đặt hàng
+ Tham mưu giúp Ban tổng giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế.Đối với các hợp đồng kinh tế với nước ngoài phải làm các thủ tục đăng
ký với hải quan để tiếp nhận nguyên vật liệu và thủ tục xuất khẩu sảnphẩm theo chỉ định của khách hàng Kết thúc hợp đồng phải làm thanhtoán với hải quan nơi đăng ký mở tài khoản
+ Quản lý vật tư hàng hoá đều phải thông qua kho và có hoá đơnchứng từ xuất, nhập bất kể vật tư hàng hoá từ nguồn nào đến Nghiêmcấm việc xuất hàng ra khỏi kho không có chứng từ
+ Mỗi đơn hàng, mã hàng kết thúc đều phải quyết toán vật tư vàthanh lý hợp đồng đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàng giữa A và B.Quản lý kho thông qua thẻ kho, hàng hoá về phải kiểm kê ngay để biếtthiếu, thừa thông báo cho khách hàng biết để khách hàng chủ động xử lý.Theo dõi chặt chẽ nguyên vật liệu chính (vải) quản lý chặt chẽ lượng vảithiếu thừa để có kiến nghị với chủ hàng và quản lý vải tiết kiệm định mức
Trang 12của công ty Khi có lịch sản xuất, ngày nguyên liệu về, ngày sản xuấthàng phòng kế hoạch phải phối hợp với Phòng kỹ thuật, xưởng sản xuấtlên kế hoạch khẩn trương giao cho các tổ thực hiện và cung cấp định mức
để kỹ thuật giác mẫu duyệt Hải quan
Phòng kỹ thuật.
Giúp Ban tổng giám đốc thực hiện việc quản lý kỹ thuật trong côngty
+ Nghiên cứu sáng tạo mẫu chào hàng
+ Sao chép mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng
+ May mẫu đối hướng dẫn công nhân may ngay trên truyền và giảitruyền, xây dựng quy trình công nghệ hợp lý
+ Tổ chức kỹ thuật tiền phương giải truyền, kiểm tra chất lượngtrên truyền Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho từng mã hàng
+ Nghiên cứu định mức tiêu hao nguyên vật liệu, lao động cho từngsản phẩm và công đoạn, giúp cho việc khảo sát và tính lương chính xác.Lựa chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật nòng cốt cho công ty
+ Mỗi mã hàng về kho trước khi sản xuất, phải lên ngay bảng phốicho kho, nhà cắt và phòng kế hoạch, yêu cầu phòng kế hoạch xem xét,nếu mẫu giác với Hải quan phải thay đổi thì giác mẫu ngay để kết thúcviệc giác mẫu và chuyển sang mã hàng khác ứng yêu cầu của sản xuất
Phòng KCS.
+ Phòng KCS có chức năng tham mưu, giúp cho Ban Tổng giámđốc quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO9001
+ Kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu cắt, ép bán thành phẩmđến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất phải đáp ứng được tiêu chuẩn
kỹ thuật đã quy định cũng như mong muốn của khách hàng Duy trì vàđảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả
+ Kiểm tra, kiểm soát môi trường trong công ty và đảm bảo yêu cầucủa hệ thống ISO 14001
1.2.3 Cơ chế hoạt động của Công ty.
Cơ chế hoạt động của công ty Cổ phần Tiên Hưng được quy địnhtại: Điều 3, chương 2 những quy định chung, theo điều lệ công ty
Công ty hoạt động trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, dân chủ, kếthợp hài hòa vì lợi ích chung của toàn công ty Bên cạnh đó, công ty còn đề
ra nguyên tắc hoạt động dựa theo mối liên hệ sâu sắc đảm bảo phối hợphoạt động
Trang 13Cơ chế phối hợp giữa dựa trên nguyên tắc kịp thời, hiểu quả nhằm phát huy sức mạnh và hiệu quả trong các hoạt động của Công ty Căn cứ
vào chức năng, nhiểm vụ của từng phòng, đã được Giám đốc quy định để thực hiện nhiệm vụ phối hợp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động
chuyên môn của các bộ phận liên quan Trong quá trình phối hợp thực hiện công việc phải được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo thông tin nội bộ và tuân thủ đúng nội quy, quy chế của Công ty
Cơ chế ra quyết định: của công ty được thực hiện theo cấp từ trên xuống Các vấn đề trong công ty đều được Giám đốc quyết định Những
vấn đề nhỏ liên quan đến các phòng chức năng thì trưởng phòng có thể ra quyết định trực tiếp hoặc xin ý kiến từ phó giám đốc
Cơ chế báo cáo: của công ty được thực hiện theo cấp độ từ dưới lên Nhân viên thực hiện tình hình báo cáo với trưởng phòng, các trưởng
phòng sẽ báo cáo lên các phó Giám đốc và các phó giám đốc sẽ trực tiếp
báo cáo lên Giám đốc
1.3 Nguồn nhân lực của tổ chức.
1.3.1 Số lượng.
Lao động là yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinhdoanh có hiệu quả và là yếu tố đầu vào cho mỗi quá trình sản xuất kinhdoanh Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Công ty có:
420 lao động phân bổ trong bốn phân xưởng sản xuất và bốn phòng bannghiệp vụ Nhưng những năm gần đây Công ty Cổ phần Tiên Hưng đã cómột đội ngũ lao động mạnh cả về số lượng và chất lượng: Tổng số cán bộcông nhân viên trong toàn Công ty đến năm 2016 lên tới 2316 người
Bảng 1.1 : Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Tiên Hưng giai
Tỷ lệ(%)
SốLĐ
Tỷ lệ(%)
SốLĐ
Tỷ lệ(%)
SốLĐ
Tỷ lệ(%)
Tổng số lao động 1520 100 1700 100 1963 100 2316 100
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )Như vậy, qua biểu trên ta thấy số lượng lao động tăng qua các năm
do yêu cầu của sản xuất kinh doanh Cơ cấu lao động của Công ty hợp lý
Trang 14hơn Công ty luôn phải quan tâm nhiều đến sức khoẻ người lao động nữ dolao động nữ chiếm đa số trong tổng số lao động của Công ty Tuy nhiên,đây là một doanh nghiệp sản xuất nên con số này cũng có thể chấp nhậnđược Xét về giới tính, do đặc thù công việc công ty là một công ty maymặc nên số lao động nữ luôn cao hơm gấp nhiều lần so với lao động nam
Hiện nay, Công ty có 9 xí nghiệp may xuất khẩu chính Công ty xâydựng được mạng lưới quan hệ bạn hàng rất tốt Kết quả doanh thu mà Công
Tỷ lệ(%)
Số
LĐ
Tỷ lệ(%)
Số
LĐ
Tỷ lệ(%)
SốLĐ
Tỷ lệ(%)Đại học và trên
đại học
156 10,26 180 10,59 190 9,68 211 9,11Cao đẳng 260 17,11 289 17,0 301 15,33 356 15,37Trung cấp 476 31,32 505 29,7 547 27,87 561 24,22
Trang 15Với độ ngũ công nhân viên có kinh nghiệm, đầy sáng tạo và ham họchỏi, cùng với đó công ty liên tục đầu tư vào việc tuyển dụng người có nănglực, đào tạo và huấn luyện nhân viên để có thể vượt qua những thử tháchtrong tương lai Sau nhiều năm hoạt động, công ty đã áp dụng và đổi mới
hệ thống đào tạo toàn diện để phù hợp với nhu cầu của thị trường kinhdoanh hiện nay và nhằm giúp nhân viên phát triển hết năng lực của mình.Công ty cung cấp những khóa học bồi dưỡng, đào tạo thêm kiến thứcthường xuyên, ngoài ra còn có các khóa đào tạo kỹ năng cần thiết cho vị tríhiện tại và tương lai cho công nhân viên trong toàn công ty
Trang 16CHƯƠNG 2.
TỔ CHỨC BỘ MÁY CHUYÊN TRÁCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIÊN HƯNG.2.1 Tổ chức bộ máy chuyên trách quản trị nhân lực.
2.1.1 Tên gọi, chức năng của bộ máy chuyên trách quản trị nhân lực.
Tên gọi.
Công ty Cổ phần Tiên Hưng không có một bộ phận chuyên tráchquản trị nhân lực cụ thể, mà được đặt trong phòng tổ chức hành chính củacông ty
Chức năng, nhiệm vụ chính của bộ phận chuyên trách quản trị nhân lực.
Tham mưu giúp Ban tổng giám đốc :
+ Xây dựng nội quy, quy chế quản lý công ty
+ Kiện toàn bộ máy quản lý, tuyển dụng lao động
+ Giao tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách đến các bộ phậnkhách làm việc
+ Tổ chức và quản lý tốt nhà ăn, phục vụ bữa ăn ngon, đủ dinhdưỡng cho người lao động đúng tiêu chuẩn, thường xuyên kiểm tra giámsát
+ Tổ chức kiểm tra tổ bảo vệ, phòng cháy và bảo vệ an ninh trongcông ty
+ Theo dõi việc chấm công, bấm giờ để xây dựng đơn giá lươngtheo tiểu tác và cấp bậc lương chính, tính lương kịp thời, đúng chế độ nhànước, thanh toán các chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội cho công nhânviên
+ Tổ chức công tác y tế tại công ty chăm sóc sức khoẻ cho CBCNVtoàn công ty
+ Nghiên cứu xem xét làm các thủ tục cần thiết như: Quyết địnhtiếp nhận hợp đồng lao động, sổ lao động và bảo hiểm y tế trình giám đốcphê
duyệt báo cáo cơ quan có thẩm quyền
+ Quản lý và nhắc nhở nhân viên phục vụ làm việc đúng giờ giấcchu đáo tận tình, nhất là đối với khách phải thể hiện văn minh lịch sự, hoànhã khi giao tiếp trực tiếp và trả lời điện thoại
2.1.2 Công việc chuyên trách nhân sự.
Công ty có đầy đủ cụ thể các vị trí công việc:
Trang 17- Chuyên viên tiền lương
- Chuyên viên đào tạo
- Chuyên viên tuyển dụng
- Chuyên viên về bảo hiểm
- Chuyên viên về an toàn, vệ sinh lao động
- Đội ngũ nhân viên y tế và chuyên gia dinh dưỡng
Cụ thể, những việc phải làm:
- Lập kế hoạch chi tiết bổ sung, bố chí nhân lực cho từng đơn vịchức năng, xây dựng nội quy, quy chế hoạt dộng, nội quy lao động, tuyểndụng, đào tạo bồi dưỡng tay nghề, đảm bảo mọi chế dộ chính sách
- Tổ chức công tác đối nội đối ngoại, mua sắm các trang thiết bị,văn phòng phẩm, điều hành sinh hoạt thông tin, quan tâm đời sống cán bộcông nhân viên toàn công ty, quản lý hồ sơ tài liệu
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Quản lý duy trì và khuyến khích nguồn nhân lực
- Thiết kê và đưa ra các mục tiêu về nguồn nhân lực trong một kếhoạch kinh doanh tổng thể
- Chỉ rõ sự đóng góp của công tác quản trị nhan sự đối với các mụctiêu của doanh nghiệp
- Nhận ra các vấn đề về quản lý có thể xuất hiện khi nâng cao hiệuquả quản trị nhân sự
- Thiết kế, gợi ý và thực hiện các chính sách lao động để nâng caonăng suất lao động thõa mãn yêu cầu công việc đem lại lợi nhuận cao
- giúp cán bộ quản lý chức năng khác nhân thức được trách nhiệmcủa họ trong việc quản trị nhân sự trong chính bộ phận của mình
- Thiết kế ra các thủ tục cần thiết cho công tác tuyển dụng, lựa chọn,
sử dụng và đề bạt, phát triển và trả lương cho nhân viên trong tổ chức Đảmbảo rằng các thủ tục này cũng được dử dụng trong đánh giá kết quả côngviệc
- Quản lý về an toàn lao động, về sinh lao động, chế độ dinh dưỡng
và sức khỏe cho người lao động, nhằm đảm bảo tinh thần và năng suất làmviệc cao nhất cho người lao động
2.1.3 Mối quan hệ công việc trong bộ máy chuyên trách quản trị nhân lực.
Bộ phận chuyên trách công tác quản trị nhân lực gồm 2 mảng: hànhchính và nhân sự thuộc phòng Tổ chức Hành chính Nhưng chủ yếu là bênNhân sự chịu trách nhiệm những vấn đề có liên quan đến đội ngũ cán bộ
Trang 18của doanh nghiệp như cân đối lực lượng với nhu cầu kinh doanh; lập kếhoạch và xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng và đánhgiá hiệu quả công tác của cán bộ; xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luậtnhằm đảm bảo kích thích người lao động.
2.2 Tổ chức nhân sự trong bộ máy chuyên trách quản trị nhân lực.
2.2.1 Thông tin đội ngũ cán bộ chuyên trách quản trị nhân lực Bảng 2.1: Thông tin đội ngũ cán bộ chuyên trách quản trị nhân lưc.
Thâmniên côngtác
học
Quản trịnhân lực
12 năm
học
Quản trịnhân lực
10 năm
đẳng
Quản trịnhân lực
20 năm
6 Nguyễn Thùy Dương Nữ 29 Đại
học
Quản trịnhân lực
8 năm
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Ngoài ra cùng tham gia vào công tác quản trị nhân lực còn có một số
bộ phận khác như trưởng phòng các phòng chức năng, quản đốc phânxưởng, các tổ trưởng tổ sản xuất phối hợp với phòng tổ chức hành chính đểcông tác quản trị nhân lực của công ty đạt hiệu quả
Với số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty khá lớn, lực lượngcông nhân tại các xưởng sản xuất đông và được các chủ quản, tổ trưởngquản lí trực tiếp, với số lượng cán bộ đảm nhiệm công tác quản lí nhân sự ởtrình độ đại học và cao đẳng có khá nhiều năm kinh nghiệm nên có thể đảmđương được khá tốt công việc trong công tác quản lí nhân sự
Trang 192.2.2 Bố trí nhân sự và phân công công việc cụ thể trong bộ máy chuyên trách.
Trưởng phòng nhân sự
Bùi Huy Chấn – trưởng phòng nhân sự, được phân công :
- Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực định
- Tổ chức và thực hiện công tác hành chính theo chức năng nhiệm
vụ và theo yêu cầu của Ban giám đốc
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát việc thực hiện về an ninhtrật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao độngvà phòng chống cháy nổ
- Tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng chiến lược bộ máy tổchức; các vấn đề thuộc hành chính nhân sự; công tác đào tạo tuyển dụng;các phương án lương bổng, khen thưởng phúc lợi
- Quản lý, đô đốc các công tác liên quan đến an toàn, vệ sinh laođộng
Nguyễn Văn Hiện – nhân viên tiền lương.
- Tiếp nhận các đơn khiếu nại, giải quyết các khiếu nại của cá bộcông nhân viên
- Họp bàn xử phạt các cá nhân có nhiều khuyết điểm, vi phạm nộiquy, quy chế công ty
- Hoàn thiện bảng lương hàng tháng cho công nhân viên
- Theo dõi lương nhân viên, có kế hoạch tăng lương, thưởng theohiệu quả làm việc, thâm niên
- Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động
Nhân viên: Nguyễn Văn Thập – nhân viên phụ trách tuyển dụng
và bảo hiểm xã hội
Quản lý công tác tuyển dụng công ty theo các thủ tục tuyển dụngnhư:
Trang 20- Lập thông báo tuyển dụng, liên hệ các trung tâm việc làm để thôngbáo tuyển dụng
- Nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, trả hồ sơ không đạt, lập danh sáchtrình lên cấp trên
- Lên danh sách phỏng vấn , thông báo ứng viên phỏng vấn,…
- Thực hiện các chế độ và quản lý việc đóng bảo hiểm xã hội chocông nhân viên
Nhân viên: Lương Thị Huyên – nhân viên tổng hợp công
- Theo dõi ngày công của nhân viên, tổng hợp lại ngày công, sốngày nghỉ, số lần đi muộn, đi muộn bao lâu
- Theo dõi lương nhân viên, có kế hoạch tăng lương, thưởng theohiệu quả làm việc, thâm niên
- Chi trả lương cho nhân viên đúng ngày
- Đón tiếp khách: công tác tiếp khách hàng và đối tác của công ty
- Đánh giá hiệu quả làm việc dựa trên báo cáo của các quản lý
Nhân viên: Ngô Thị An – nhân viên văn thư, lưu trữ
- Thực hiện công tác văn phòng, lưu trữ, đưa, gửi công văn, lưu trữ
hồ sơ tài liệu quy chế của công ty, quản lý và sử dụng con dấu theo quy chếcủa nhà nước
- Lưu trữ hồ sơ của các ứng viên dự tuyển
- Thống kê số lượng nhân viên trong công ty
Nhân viên: Nguyễn Thùy Dương – nhân viên đào tạo
- Tổ chức đào tạo nhân sự công ty bao gồm cả nhân viên đang làmviệc và nhân viên mới định kỳ theo tháng, quý năm bằng các chương trìnhđào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo hành chính nhân sự tại công ty hoặc cho
đi học ở trung tâm khác
- Bổ sung thêm các khóa học nghiệp vụ đào tạo quản trị nhân
sự khác nhau để nâng cao hiệu quả công việc Ngoài ra, có thêm cácchương trình giao lưu, hoạt động chia sẻ kinh nghiệm xử lý công việcphòng giữa các cơ quan doanh nghiệp với nhau
Trang 21CHƯƠNG 3.
NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TIÊN HƯNG.
3.1 Quan điểm, chủ trương, chính sách quản trị nhân lực tại công ty cổ phần Tiên Hưng.
Với quan niệm rằng: “ khách hàng và đội ngũ nhân viên luôn cần
được chân trọng bởi con người chính là nhân tố quan trọng, cốt lõi, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp và cộng đồng xã hội “ Do vậy,
ban lãnh đạo công ty luôn chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực trongcông ty, đẩy mạnh sát sao các chính sách nhân sự nhằm nâng cao hiệu quảquản lý con người, từ đó nâng cao chất lượng sản xuất công ty
- Quan điểm của lãnh đạo công ty là luôn muốn mang lại những gìtốt đẹp nhất dành cho nhân viên của mình : chính sách ưu đãi, thu lao, bảohiểm y tế, các khoản phúc lợi khác dành cho nhân viên để tạo ra sự gắn kếtgiữa lãnh đạo cấp cao và nhân viên, mục đích còn để giữ chân và thu hútnhân tài đến công ty, chính vì vậy, lãnh đạop công ty luôn muốn làm tốtcông tác quản trị nhân lực trong tổ chức cũng như là làm tốt để công ty hoạtđộng được lâu dài hơn
- Tạo ra tính chuyên nghiệp và sự gắn bó giữa người nhân viên vàhọc viện
- Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khinhân viên thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu,hoặc khi nhân viên nhận công việc mới
- Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể
áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong học viện
- Đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người laođộng Được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thíchnhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được nhiều thành tích tốt hơn,muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn có nhiều cơhội thăng tiến hơn
- Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong côngviệc của họ, đó cũng chính là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người laođộng trong công việc
- Trong công ty, lãnh đạo luôn có quan điểm rằng chính sách nhân sự
định hướng sử dụng và khuyến khích lao động đang làm việc cho tổ chức,nguồn tuyển mộ chủ yếu tập chung vào nguồn từ bên trong
Trang 223.2 Tổ chức, triển khai các hoạt động quản trị nhân lực
Tổ chức triển khai các hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công tyrất đa dạng:
Hoạch định nhân lực
Đến đầu tháng 1 năm 2016, do nhu cầu thị trường ngày càngcao và đặc biệt là nhu cầu lao động có nghề, cũng nhu những chính sáchthông thoáng của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cùngvới định hướng phát triển của mình, Công ty đã đưa ra một chiến lược mới
từ nay cho đến năm 2020 đó là chiến lược xuất khẩu tới các nước như Châu
Âu, Singapore, Hồng Kông… Với định hướng này, Công ty đã lên kếhoạch tuyển dụng thêm một số vị trí như:
- Quản trị dự án: 2 người
- Trưởng nhóm: 3 người
- Phiên dịch: 3 người
- Cán bộ kiểm thử: 3 người
- Chuyên viên marketing: 5 người
Các vị trí trên đều yêu cầu các ứng viên có trình độ từ Đại học trởlên, kỹ năng làm việc tốt và có khả năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh
Tuyển dụng
Công ty Cổ phần Tiên Hưng là công ty có quy mô khá lớn Vì vậyCông ty rất chú trọng đến công tác tuyển dụng vì đó là tài sản quan trọngnhất để phát triển công ty vững mạnh
Tổng Giám đốc điều hành cùng với bộ phận nhân sự của công ty đãđẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về thương hiệu và sự uy tín củacông ty, thông qua các hoạt động như là tham gia các ngày hội việc làm tạicác trường Đại học, Cao đẳng có thế mạnh về các ngành nghề Bên cạnh
đó, tổ chức các buổi tham quan giới thiệu về công ty với các bạn sinh viêntại các trường Đại học, Cao đẳng…
Trong năm 2016 vừa qua, Công ty đã tổ chức hơn 20 kế hoạch tuyểndụng, nhận được 1768 hồ sơ xin việc, phỏng vấn 289 người, số người đượcnhận vào làm việc là 101 người Đến cuối năm 2016, số người đạt tiêuchuẩn năng lực làm việc là 100%
Trang 231 Hợp tác với các trung tâm ngoại ngữ thực hiện đào tạo full-timetrong 5 tháng về tiếng anh.
2 Tổ chức thi kiểm tra cuối kỳ
3 Đăng ký thi chứng chỉ tiếng anh cho các học viên
4 Tổ chức phỏng vấn trực tiếp giữa khách hàng nước ngoài với cácbạn Kỹ sư cầu nối
Kết quả đạt được cuối năm 2016 đó là Công ty đã đào tạo được 12người, trong đó 2 bạn được sang nước ngoài làm việc và 3 bạn làm kỹ sưcầu nối tại Việt Nam
Trang 24CHƯƠNG 4.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIÊN HƯNG.
4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần Tiên Hưng.
4.1.1 Một số khái niệm cơ bản.
Nhân lực
Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm chocon người hoạt động Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự pháttriển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điềukiện tham gia vào quá trình lao động – con người có sức lao động Nhânlực bao gồm cả thể lực, chí lực và năng lực phẩm chất.[3]
Tuyển dụng nhân lực
Theo nghĩa hẹp: Tuyển dụng là quá trình thu hút những người xinviệc có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bêntrong tổ chức Đồng thời, là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khíacạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được nhữngngười phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hútđược.[4]
Theo nghĩa rộng: Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút, lựachọn và sử dụng người lao động Như vậy, có thể hiểu quá trình tuyển dụngbắt đầu từ khi thu hút ứng viên đến khi chấm dứt hợp đồng lao động.[4]
Tuyển dụng nhân lực bao gồm hai giai đoạn là tuyển mộ và tuyểnchọn nhân lực
Tuyển mộ nhân lực
Là quá trình tìm kiếm, thu hút những lao động có trình độ từ tronglực lượng lao động xã hội và lực lượng từ chính bên trong tổ chức, độngviên họ tham gia vào quá trình tuyển dụng.[7]
Tuyển chọn nhân lực
Là quá trình đánh giá các ứng cử viên theo các khía cạnh, tiêu chuẩncủa công việc để tìm ra người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong sốnhững người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ Cơ sở của tuyểnchọn là các yêu cầu của công việc đã được để ra trong bản mô tả công việc
và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc.[7]
Định hướng nhân viên mới
Hoạt động định hướng (hay còn gọi là hội nhập nhân viên) đối vớiứng viên được tuyển vào làm việc, là chương trình nhằm giúp người lao
Trang 25động mới làm quen với công việc nhanh chóng và bắt đầu công việc mớimột cách hiệu quả.[7]
4.1.2 Vai trò của công tác tuyển dụng nhân lực.
Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, tuyển dụng nhân lực có hiệu quả sẽ cung cấp cho doanhnghiệp một đội ngũ lao động lành nghề, sang tạo, bổ sung nguồn nhân lựcphù hợp với yêu cầu của công việc Từ đó, nó góp phần làm tăng năng suấtlao động, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp
Thứ hai, tuyển dụng tốt giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mụctiêu kinh doanh hiệu quả nhất, bởi vì tuyển dụng tốt tức là tìm ra ngườithực hiện công việc có năng lực, phẩm chất để hoàn thành công việc đượcgiao Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển dội ngũ, đáp ứng yêucầu hoạt động kinh doanh trong điều kiện toàn cầu hóa
Thứ ba, chất lượng của đội ngũ nhân sự tạo ra năng lực cạnh tranhbền vững cho doanh nghiệp, tuyển dụng nhân sự tốt góp phần quan trọngvào việc tạo ra “ đầu vào” của nguồn nhân lực, nó quyết định đến chấtlượng, năng lực, trình độ các bộ nhân viên, đáp ứng đòi hỏi nhân sự củadoanh nghiệp
Thứ tư, làm tốt công tác tuyển dụng nhân lực góp phần giảm gánhnặng chi phí kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực khácnhư tài chính, cơ sở vặt chất…
Thứ năm, tuyển dụng nhân lực còn ảnh hưởng đến các hoạt độngkhác của công tác quản trị nhân lực như: bố trí sắp xếp nhân lực, thù lao laođộng, quan hệ lao động…
Như vậy, tuyển dụng nhân lực có tầm quan trọng rất lớn đối vớidoanh nghiệp, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanhnghiệp Có thể nói đây chính là quá trình quan trọng quyết định đến sựthành công của doanh nghiệp Nếu một doanh nghiệp tuyển dụng một nhânviên không đủ năng lực cần thiết, những sản phẩm cá nhân theo đúng yêucầu công việc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến hiệu quảhoạt động quản trị và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó dẫnđến tình trạng không ổn định về mặt tổ chức, thậm chí là nguồn gốc gâymất đoàn kết, chia rẽ nội bộ gây xáo trộn trong doanh nghiệp, lãng phí chiphí kinh doanh…
Trang 26 Đối với người lao động.
Quá trình tuyển dụng nhân lực được tiến hành một cách khoa học
và hiệu quả sẽ là cơ hội giúp người lao động lựa chọn được công việc phùhợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân
Quá trình tuyển dụng cũng tạo điều kiện cho người lao động hiểusâu sắc hơn về ngành nghề, chuyên môn được đào tạo để từ đó có nhữngđịnh hướng tự đào tạo phù hợp
Giúp cho người lao động trong doanh nghiệp hiểu rõ hơn về triết
lý, quan điểm của nhà quản trị, từ đó sẽ định hướng họ theo những hướngđó
Đối với xã hội
Tuyển dụng nhân lực góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế xãhội, giúp cân bằng cung – cầu nhân lực
Tuyển dụng nhân lực góp phần vào quá trình điều tiết nguồn nhânlực trong các ngành nghề kinh tế khác nhau, các địa phương khác nhau
Ngoài ra, tuyển dụng nhân lực còn góp phần giảm tình trạngthấtnghiệp, nâng cao đời sống nhân dân, giảm tệ nạn xã hội
4.1.3 Nguyên tắc tuyển dụng.
Nguyên tắc tuyển dụng là những yêu cầu cơ bản, có tính chất bắtbuộc đối với nhà tuyển dụng khi tiến hành tuyển dụng bao gồm các nguyêntắc sau:
Tuyển dụng nhân lực theo yêu cầu thực tiễn
Tuyển dụng phải xuất phát và bắt nguồn từ nhu cầu bổ sung themnhân lực vào các vị trí còn trống sau khi đã thực hiện các biện pháp bù đắpnhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu
Tuyển dụng khách quan, dân chủ, công bằng
Việc đánh giá các ứng viên phải dựa trên các tiêu chí thống nhấtngay từ ban đầu Nhà tuyển dụng phải đưa ra các ý kiến khách quan, khôngđưa các yếu tố chủ quan của cá nhân, đồng nghiệp vài trong quá trình đánhgiá ứng viên
Công tác tuyển dụng diễn ra công khai, minh bạch
Các thông tin về tuyển dụng như số lượng, yêu cầu, vị trí tuyển dụngphải rõ ràng và phải công khai Mọi người đều có quyền tiếp cận thông tinnhư nhau, đều được tạo điều kiện làm việc, thăng tiến như nhau
Quá trình tuyển dụng phải phù hợp
Tuyển dụng phải phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị
mà tổ chức theo đuổi, phù hợp với khả năng tài chính của tổ chức trong
Trang 27tuyển mộ, tuyển chọn và sử dụng ứng viên Ngoài ra tuyển dụng nhân lựccũng phải phù hợp với các yếu tố như văn hóa, chính sách nhân lực
Các bộ tuyển dụng cần phải linh hoạt trong quá trình tuyển dụngnhân lực
Việc xác định nguồn, kênh tuyển dụng không nên cứng nhắc, sửdụng chi phí và phương pháp đánh giá ứng viên linh hoạt
4.1.4 Nội dung công tác tuyển dụng.
4.1.4.1 Phân định trách nhiệm các bên trong công tác tuyển dụng.
Cán bộ quản lý cấp cao:
Thực hiện phê duyệt nhu cầu tuyển dụng nhân lực của công ty, tiếnhành cân nhắc, xem xét, ra quyết định thực hiện tuyển dụng nhân lực, phânđịnh trách nhiệm các bộ phận khi thực hiện công tác tuyển dụng
Quản lý trực tiếp các bộ phận, phòng ban
Tiến hành lập kế hoạch nhân sự theo tình hình nhân lực của phòngmình, và bản kế hoạch nhân sự để đưa lên ban quản lý để đảm bảo công tyluôn giữ thế chủ động về nhân sự, tránh tình trạng thừa thiếu nhân sự gâyảnh hưởng trực tiếp đến công việc của tổ chức Hợp tác và trực tiếp thamgia một số vòng sàng lọc các ứng viên, tiếp nhận, hội nhập nhân viên mớivào bộ phận mình
Bộ phận chuyên trách làm công tác tuyển dụng
Tiến hành tổng hợp và xác lập nhu cầu tuyển dụng của các phòngban trong công ty, xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực, lên kế hoạch,quy trình tuyển dụng cụ thể: thời gian, địa điểm, nguồn tuyển dụng,phương pháp tuyển dụng…
Triển khai thực hiện công tác tuyển dụng theo như kế hoạch tuyểndụng đã được phê duyệt, thực hiện các thủ tục tiếp nhận nhân viên mới(soạn thảo hợp đồng lao động…)
Hội đồng tuyển dụng:
Hội đồng tuyển dụng sẽ tham gia trực tiếp phỏng vấn ứng viên, đánhgiá và lựa chọn ứng viên phù hợp với yêu cầu, vị trí công việc và mục tiêucủa công ty Với việc phân chia chức năng nhiệm vụ cụ thể giữa các bộphận trong công tác tuyển dụng nhân lực như vậy sẽ giúp cho công ty tạo rađược sự giám sát chéo lẫn nhau giữa các bộ phận đảm bảo cho công táctuyển dụng nhân sự diễn ra công khai, minh bạch Đồng thời việc phân chianhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ phận sẽ hạn chế việc chồng chéo, lấnsang phần việc của nhau trong quá trình tuyển dụng
Trang 284.1.4.2 Quy trình tuyển dụng.
Muốn làm tốt công tác tuyển dụng nhân sự thì trước hết phải có mộtquy trình tuyển dụng khoa học và hợp lý Mỗi doanh nghiệp có thể xâydựng cho mình một quy trình tuyển dụng riêng tuỳ thuộc vào đặc điểm củatừng loại công việc Thông thường, quy trình tuyển dụng nhân sự trongdoanh nghiệp được thực hiện thông qua các bước
Xác định nhu cầu tuyển dụng.
Nhu cầu tuyển dụng của tổ chức xuất phát từ yêu cầu của Giám đốc,
đề xuất của phòng Tổ chức - Hành chính và yêu cầu tuyển dụng của các bộphận chức năng Để xác định được đúng nhu cầu tuyển dụng trước tiên tổchức phải tiến hành phân tích công việc Phân tích công việc cung cấp cácthông tin cần thiết về yêu cầu, đặc điểm của công việc, là cơ sở cho việcxây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc Phân tích côngviệc cung cấp cho nhà quản trị bản tóm tắt về nhiệm vụ, trách nhiệm củacông việc nào đó trong mối tương quan với công việc khác Từ đó giúp nhàquản trị trả lời các câu hỏi sau:
- Công việc cần tuyển lao động là công việc lâu dài hay tạm thời ?
- Công việc đó đòi hỏi các kiến thức chuyên sâu và đặc biệt nào ?
- Có cần thiết phải tuyển thêm người để thực hiện công việc đókhông? Nếu có thì người được tuyển dụng có kiêm thêm công việc nàonữa?
- Chức trách, nhiệm vụ và quan hệ với tổ chức như thế nào?
- Những tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn, sức khỏe, kinhnghiệm…của công việc mới đó là gì?
Sau khi trả lời chính xác các câu hỏi này doanh nghiệp có thể xácđịnh bước thực hiện tối ưu là tuyển dụng hay áp dụng các phương phápkhác cho phù hợp với từng thời điểm, thời cơ kinh doanh của doanhnghiệp
Xác định kế hoạch tuyển dụng.
Lập kế hoạch tuyển dụng.
Việc lập kế hoạch tuyển dụng rõ ràng, chi tiết là khâu rất quan trọnggiúp công tác tuyển dụng của tổ chức đi đúng hướng, tiết kiệm được thờigian và chi phí Nội dung chính của bản kế hoạch tuyển dụng như sau:
- Xác định đúng số lượng và chất lượng lao động cần tuyển
- Xác định nguồn tuyển và phương pháp tuyển
Trang 29Để tuyển mộ được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các
vị trí còn thiếu, tổ chức sẽ cân nhắc, lựa chọn từ nguồn nào, phương phápnào tùy vào ưu, nhược điểm của các nguồn tuyển mộ
- Xác định nơi tuyển và thời gian tuyển mộ
Nơi tuyển là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình tuyển Vàtùy thuộc vào chất lượng lao động cần tuyển, các nhà tuyển dụng sẽ chọnđịa điểm phù hợp Ngoài ra, tổ chức cần xác định rõ ràng, cụ thể về thờigian cho quá trình tuyển dụng để nhà tuyển dụng chủ động hơn trong côngtác tuyển dụng, đáp ứng kịp yêu cầu sản xuất
- Tiến hành thành lập Hội đồng tuyển dụng
Nguồn và phương pháp tuyển dụng.
Nguồn và phương pháp tuyển mộ bên trong tổ chức
- Đối tượng tuyển dụng.
Đối tượng tuyển dụng bên trong tổ chức chủ yếu gồm cán bộ,công nhân, viên chức đã và đang làm việc trong tổ chức
Hai, thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên trong
tổ chức Qua kênh thông tin này chúng ta có thể phát hiện những người cónăng lực phù hợp với nhu cầu của công việc một cách phù hợp và nhanhchóng
Ba, thu hút căn cứ vào các thông tin trong “ danh mục các kỹ năng”,
mà các tổ chức thường lập về từng cá nhân người lao động và lưu trong hồ
sơ nhân sự Trong bảng này thường bao gồm các thông tin như: các kýnăng hiện có, trình độ giáo dục và đòa tạo, quá trình làm việc đã trải qua,kinh nghiệm nghề nghiệp và các yếu tố liên quan khác đến phẩm chất cánhân người lao động mà công việc đang cần
Nguồn và phương pháp tuyển mộ bên ngoài tổ chức
- Đối tượng tuyển dụng
Đối với tuyển dụng bên ngoài tổ chức bao gồm những người trong
độ tuổi lao động và không thuộc trong tổ chức
- Phương pháp tuyển mộ
Trang 30Đối với nguồn bên ngoài, tổ chức có thể áp dụng một số phươngpháp tuyển dụng sau:
Một, thu hút thông qua sự giới thiệu của các cán bộ công nhân viêntrong tổ chức với các mối quan hệ bên ngoài của họ
Hai, niêm yết tại các khu công nghiệp , bảng tin ở nơi công cộng.Hình thức này chủ yếu áp dụng hiệu quả đối với việc tuyển dụng lao độngphổ thông
Ba, thu hút thông qua việc đăng quảng cáo trên các phương tiệnthông tin đại chúng: Hình thức này được áp dụng khi số lượng tuyển dụnglớn và trong thời gian ngắn Đây cũng là cách mà các doanh nghiệp ápdụng để đồng thời quảng cáo cho đơn vị mình Khi áp dụng hình thức này,
tổ chức cần lưu ý tới các vấn đề như: lựa chọn kênh quảng cáo, thời điểm,tần suất quảng cáo, nội dung và hình thức quảng cáo cho phù hợp
Bốn, thu hút các ứng viên thông qua các hội chợ việc làm Đây làmột phương pháp mới đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng Phươngpháp này cho phép các ứng viên và nhiều nhà tuyển dụng tiếp xúc trực tiếpvới nhau không thông qua môi giới, mở rộng khả năng lựa chọn và quy môcũng lớn hơn, có những căn cứ xác đáng hơn đề đi tới những quyết địnhđúng đắn từ cả hai phía
Năm, liên hệ trực tiếp với các cơ sở đào tạo như các trường đại họccao đẳng, trung học dạy nghề để tìm những ứng viên Hình thức nàythường được áp dụng khi tổ chức cần tuyển đội ngũ nhân lực trẻ được đàotạo bài bản nhưng không cần kinh nghiệm
Sáu, tiếp nhận sinh viên thực tập: Trong quá trình nhận sinh viên vàothực tập thì doanh nghiệp có thể giao việc cho họ Nếu sinh viên đó có khảnăng làm việc tốt thì doanh nghiệp có thể tuyển dụng vào làm việc tại công
ty Như vậy, doanh nghiệp vừa tiết kiệm được thời gian tìm kiếm mà lại cóthời gian để tìm hiểu năng lực của họ
Ngoài ra, đối với các vị trí nhân lực mang tính thời vụ, công việc đơngiản và muốn tiết kiệm chi phí thì doanh nghiệp có thể áp dụng hình thứcphát tờ rơi để
tuyển mộ được nhiều người lao động
Dự trù kinh phí và nguồn lực.
Trong các bước của xác định kế hoạch tuyển dụng, mỗi doanhnghiệp cần phải dự trù được nguồn kinh phí phù hợp để tổ chức tuyểndụng, nguồn kinh phí đó cần phù hợp với khả năng tài chính, quy mô vàthời gian tổ chức tuyển dụng của doanh nghiệp
Trang 31Về nguồn lực, doanh nghiệp cũng cần phải bố trí một bộ phậnchuyên trách cụ thể, rõ ràng, đủ năng lực và chuyên môn để thực hiện quátrình tuyển dụng sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Thực hiện kế hoạch tuyển dụng.
Thông báo tuyển dụng.
Mục đích của bước này nhằm thu hút được nhiều nhất ứng viên từcác nguồn khác nhau giúp cho việc lựa chọn thuận lợi và đạt kết quả mongmuốn Để đạt được mục tiêu này cần tiến hành ba bước: thiết kế thông báo,xác định đích cần thông tin, khai thông báo thông tin tuyển dụng Thiết kếnội dung và hình thức thông báo là bước quan trọng để đảm bảo thu hút sựquan tâm của các ứng viên Trong nội dung thông báo cần cung cấp mộtcách đầy đủ, rõ ràng và chi tiết các thông tin sau:
- Quảng cáo về công ty, công việc để người xin việc hiểu rõ hơn về
uy tín, tính hấp dẫn trong công việc
- Các chức năng, trách nhiêm, nhiệm vụ chính trong công việc đểngười xin việc có thể hình dung được công việc mà họ dự định xin tuyển
- Quyền lợi nếu ứng viên được tuyển như lương bổng, cơ hội đượcđào tạo, thăng tiến, môi trường làm việc…
- Các hướng dẫn về thủ tục hành chính, hồ sơ, cách thức liên hệ vớicông ty…
Thông báo nên ngắn gọn nhưng rõ ràng, chi tiết và đầy đủ nhữngthông tin cơ bản cho ứng viên như yêu cầu về trình độ, kiến thức, phẩmchất và đặc điểm cá nhân…
Ngoài ra, tổ chức cần phải lựa chọn kỹ lưỡng những cán bộ tuyển
mộ, vì họ là những người đại diện cho tổ chức, những ứng viên luôn coi họ
là hình mẫu Để thu hút, tìm kiếm được nhiều ứng viên thì tổ chức phải lựachọn những cán bộ có đủ phẩm chất, đạo đức, am hiểu công việc chuyênmôn, có những kỹ năng tuyển dụng cần thiết…
Tiến hành tuyển chọn.
Mục đích của tuyển chọn là tuyển được người lao động có kiếnthức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của chức danh côngviệc cần tuyển, có khả năng hòa nhập nhanh với công việc và thực hiện tốtnhiệm vụ được giao
Trên thực tế tùy vào đặc thù của tuyển chọn và đặc thù của côngviệc cần tuyển dụng mà doanh nghiệp có thiết kế quy trình tuyển chọnriêng cho linh hoạt và phù hợp với công ty mình…
Dưới đây là quy trình tuyển chọn điển hình của các doanh nghiệp:
Trang 32Sơ đồ 4.1: Quy trình tuyển chọn.
(Nguồn: TS Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị nhân sự, Nhà xuất
bản Lao động - Xã hội, Hà Nội)
Cụ thể mỗi bước:
Bước 1: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Bước này nhằm kiểm tra sự phù hợp về các tiêu chuẩn của các ứngviên tham gia tuyển dụng đồng thời loại bỏ những ứng viên không đủ hoặckhông phù hợp để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp và cả ứng viên Tất
cả mọi hồ sơ xin việc phải ghi vào sổ xin việc, có phân loại để tiện cho việc
sử dụng sau này
Việc nghiên cứu và xử lý hồ sơ nhằm loại bỏ các ứng viên khôngđáp ứng các yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp Khâu này đặc biệt quantrọng khi doanh nghiệp có số lượng lớn ứng viên dự tuyển
Nghiên cứu hồ sơ của các ứng viên được bắt đầu bằng việc nghiêncứu lý lịch, hồ sơ cá nhân và đơn xin việc, so sánh với bản tiêu chuẩn côngviệc của ứng viên đến thời điểm tuyển dụng Bộ phận phụ trách nhân sựchuẩn bị báo cáo phân tích và đánh giá từng ứng viên dựa trên kết quả điều
Bước 1: Tiếp nhận và xử lý hồ sơBước 2 Thi trắc nghiệmBước 3 Phỏng vấnBước 4 Khám sức khỏe
Bước 5 Phỏng vấn bởi nhà quản lý
trực tiếpBước 6 Thẩm định lại thông tinBước 7 Tham quan công việcBước 8 Ra quyết định tuyển dụng
Trang 33tra và nghiên cứu hồ sơ Sau đó sẽ quyết định danh sách các ứng viên thamgia thi trắc nghiệm.
Bước 2: Trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn
Áp dụng hình thức trắc nghiệm nhằm chọn được các ứng viên xuấtsắc nhất Các bài trắc nghiệm, sát hạch thường được sử dụng để đánh giáứng viên về các kiến thức cơ bản, khả năng thực hành Một số hình thứctrắc nghiệm cũng có thể được sử dụng để đánh giá ứng viên về một số khảnăng đặc biệt như trí nhớ, mức độ khéo léo của bàn tay, khả năng thể lực,kiến thức, đặc điểm cá nhân, sở thích và thái độ đối với các hành vi khác
Bước 3: Phỏng vấn
Phỏng vấn là cơ hội cho cả doanh nghiệp và ứng viên tìm hiểu thêm
về nhau, và qua đó người phỏng vấn sẽ kiểm tra trực tiếp ứng viên thực tế
có đủ kiến thức, trình độ so với yêu cầu công việc không, đồng thời đánhgiá trực tiếp diện mạo, vóc dáng, khả năng ứng xử của ứng viên Khi phỏngvấn cần quan sát các phản ứng của ứng viên với những câu hỏi và khả nănggiao tiếp cá nhân, khả năng diễn đạt, ứng viên có thể hiểu biết hơn vềdoanh nghiệp và vị trí công việc Người phỏng vấn trước khi phỏng vấncần nghiên cứu kỹ lý lịch của các ứng viên, trên cơ sở đó phát hiện các
“dấu hiệu” cần lưu ý và dự kiến trước được nội dung cần phỏng vấn
Người phỏng vấn mong muốn càng nắm được càng nhiều thông tincàng tốt về kiến thức, trình độ, kỹ năng và các năng lực ứng viên, đánh giáliệu ứng viên có những đặc điểm, cá tính cần thiết để đảm nhận tốt vị trícần tuyển hay không và đánh giá tổng thể về con người ứng viên, xác địnhnguyện vọng nghề nghiệp, mục tiêu và khả năng phát triển của các ứngviên
Người phỏng vấn cần xác định rõ những mong muốn và đòi hỏi đốivới các ứng viên dựa trên vị thế công việc mà họ sẽ được tuyển vào Cho
dù ở vị trí nào trong doanh nghiệp, tất cả các nhân viên phải quan hệ tốt vớiđồng nghiệp, cung cấp các thông tin và giải thích rõ ràng…
Những ứng viên dự tuyển vào các vị trí cấp cao và chuyên viên phải
xử lý tốt các tình huống và thể hiện được các kỹ năng giao tiếp truyền đạttốt Người phỏng vấn tìm hiểu cách giao tiếp tốt của ứng viên thông quaánh mắt, các câu trả lời hợp lý và hoàn chỉnh
Trong quá trình phỏng vấn cần chú ý các điểm sau:
- Nội dung của từng cuộc phỏng vấn cần được hoạch định trướcnhưng cũng phải chủ động thay đổi nội dung cuộc phỏng vấn theo các câutrả lời của ứng viên
Trang 34- Phải ghi lại các “ ghi chú ” cần thiết về từng ứng viên.
- Không đặt các câu hỏi buộc các ứng viên chỉ có thể trả lời “ có ” hoặc
“ không ”
- Phải chú ý lắng nghe, tỏ ra tôn trọng các ứng viên trong một khôngkhí tin cậy, thân mật và cởi mở
- Tạo ra các cơ hội cho các ứng viên tranh luận hỏi lại mình
Người phụ trách tuyển dụng có thể sử dụng hồ sơ của ứng viên vàmột số câu hỏi chuẩn bị trước để tìm hiểu về năng lực, thái độ, ưu nhượcđiểm của các ứng viên và nên sử dụng một bộ câu hỏi thống nhất để dễdàng so sánh các ứng viên khác nhau Câu hỏi nên tập trung vào các yêucầu chính của các vị trí tuyển dụng, văn hóa và các giá trị cơ bản của doanhnghiệp
Nhà tuyển dụng cần nhớ rằng chìa khóa của sự thành công củaphỏng vấn là ở chỗ phải tạo điều kiện cho ứng viên nói một cách trung thực
về bản thân, về công việc quá khứ của họ Việc chú ý lắng nghe với mộtniềm thông cảm, hiểu biết,các câu hỏi được đặt ra hợp lý và đúng lúc củanhà tuyển dụng góp phần đạt được kết quả mong đợi Đặc biệt khi phỏngvấn tuyển dụng nhà quản trị cần đưa ra tình huống kiểm tra khả năng tưduy sáng tạo của ứng viên giúp cho đánh giá ứng viên một cách khách quan
và tìm được đúng người
Tùy điều kiện của từng doanh nghiệp và phong cách của nhà tuyểndụng có thể áp dụng một số loại phỏng vấn sau: Phỏng vấn theo mẫu,phỏng vấn theo tình huống, phỏng vấn theo mục tiêu, phỏng vấn căngthẳng…
Kết thúc cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần có những đánh giángay theo tiêu chí nhất định để tìm ra những ứng viên xuất sắc
Bước 4: Khám sức khỏe và đánh giá thể lực các ứng viên
Kiểm tra sức khỏe là một phần của tiến trình tuyển chọn trong nhiều
tổ chức Thông tin từ bước này có thể dùng cho một số mục đích sau:
Một, loại các ứng viên không đủ khả năng để thực hiện những chứcnăng mà công việc yêu cầu
Hai, sắp xếp ứng viên phù hợp với công việc
Ba, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm lây lan cho nhân viên khác vàkhách hàn nếu ứng viên có bệnh
Bốn, đưa ra các tài liệu về bệnh tật và tổn thương trước đó nhằmngăn chặn việc gian lận bảo hiểm
Bước 5: Phỏng vấn bởi người quản lý trực tiếp