Nguyễn Thượng Hiền không những là một nhà cách mạng chân chính mà còn là một nhà văn yêu nước, một thi sĩ tài hoa nổi tiếng trong giới Nho sĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi khoa bảng, bản thân ông cũng từng đỗ đạt cao nhưng ông đã từ bỏ mọi quyền cao, chức trọng để dấn thân vào con đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Tên tuổi của ông gắn liền với các phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Đông du và Việt Nam Quang phục hội cùng với Phan Bội Châu. Khi thực dân Pháp biến nước ta thành xứ thuộc địa, điều này không những là thất bại về kinh tế và quân sự mà còn đánh dấu sự thất bại về hệ tư tưởng của người Việt đã không còn phù hợp với thời đại, cần phải có một ý thức hệ mới thay thế thì mới có thể giành lại được độc lập cho dân tộc. Chứng kiến cảnh đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, đời sống nhân dân lầm than, triều đình phong kiến lại nhu nhược, bảo thủ, Nguyễn Thượng Hiền đã có bước chuyển mới về tư tưởng và trong hành động. Qua từng giai đoạn, tư tưởng của ông bắt đầu từ sự phê phán bộ máy quan lại phong kiến, những quan niệm Nho giáo đã lỗi thời đến việc đưa ra những tư tưởng cải cách về chính trị, xã hội và giáo dục. Tư tưởng duy tân, đổi mới của ông cũng là điều trăn trở trong việc tìm ra lối thoát cho dân tộc thoát khỏi sự kìm kẹp của chế độ phong kiến và ách thống trị thực dân của các sĩ phu yêu nước, khi mà ý thức hệ phong kiến đã thất bại trước nhiệm vụ lịch sử. Bên cạnh đó, Nguyễn Thượng Hiền cũng nhận ra làn sóng văn hóa phương Tây có nhiều tư tưởng mới, tiến bộ có thể đưa đất nước ta thoát khỏi bế tắc. Ông đã chủ động tiếp nhận Tân thư, Tân văn từ Trung Quốc và Nhật Bản truyền sang, ông còn hưởng ứng phong trào Đông du của Phan Bội Châu bằng chính sự nghiệp hoạt động của mình tại các các nước có tư tưởng tiên tiến đó. Trong quá trình hoạt động cách mạng, với lòng yêu nước nhiệt thành và sự tiếp thu hệ tư tưởng mới, ông đã đưa ra những tư tưởng duy tân có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thời đại. Ông đã khơi dậy lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng mới, khuyến khích người dân làm giàu nhằm xây dựng tiềm lực đế chống thực dân Pháp, tiến hành giải phóng dân tộc. Có thể nói, những tư tưởng duy dân của ông nói riêng và sự chuyển biến tư tưởng của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX nói chung, có vai trò như là dấu gạch nối quan trọng cho sự truyền bá tư tưởng cách mạng vào Việt Nam giai đoạn sau này. Trong giai đoạn hiện nay,quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với nền kinh tế, văn hóa thế giới. Do vậy, vấn đề đổi mới tư duy là vô cùng cần thiết, nhất là về tư duy kinh tế, giáo dục. Những bài học về tư tưởng duy tân của Nguyễn Thượng Hiền và các Nho sĩ đương thời đã đóng góp cơ sở lý luận quan trọng cho công cuộc đổi mới hiện nay, ta cần có sự đánh giá chính xác về những giá trị tư tưởng của ông. Từ những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Tư tưởng duy tân của Nguyễn Thượng Hiền” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần hệ thống hóa và làm đầy đủ thêm những hiểu biết về nguồn gốc, nội dung và giá trị tư tưởng duy tân của Nguyễn Thượng Hiền trong dòng chảy lịch sử tư tưởng dân tộc.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
-LÊ THỊ
TƯ TƯỞNG DUY TÂN CỦA NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -LÊ THỊ
TƯ TƯỞNG DUY TÂN CỦA NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60220301
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Triết học "Tư tưởng duy tân của nguyễn Thượng Hiền" là công trình nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của bản
thân tôi Các tài liệu, số liệu trong luận văn được trích dẫn rõ nguồn tài liệu
Học viên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Trần Thị Hạnh, giảng viên khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn của mình
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1.Lý do chọn đề tài 3
2 Tình hình nghiên cứu 4
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp mới của đề tài 7
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 8
8 Kết cấu luận văn 8
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG DUY TÂN CỦA NGUYỄN THƯỢNG HIỀN 9
1.1.Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 9
1.1.1 Tình hình thế giới 9
1.1.2 Tình hình kinh tế- chính trị- xã hội Việt Nam 10
1.2 Tiền đề tư tưởng 17
1.2.1 Chủ nghĩa yêu nước truyền thống 17
1.2.2 Tư tưởng cải cách, duy tântrong và ngoài nước 18
1.3 Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thượng Hiền 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG DUY TÂN CỦA NGUYỄN THƯỢNG HIỀN 24
2.1 Phê phán thực trạng xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 24
2.1.1 Phê phán sự lỗi thời của Nho giáo 24
2.1.2 Phê phán xã hội phong kiến thuộc địa 34
2.2 Nội dung tư tưởng duy tân về chính trị, xã hội, giáo dục 42
2.2.1 Tư tưởng duy tân về chính trị 43
2.2.2 Tư tưởng duy tân về xã hội 53
Trang 62.2.3 Tư tưởng duy tân về giáo dục 59
2.3 Giá trị và hạn chế tư tưởng duy tân của Nguyễn Thượng Hiền 67
2.3.1 Giá trị 67
2.3.2 Hạn chế 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 7MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Nguyễn Thượng Hiền không những là một nhà cách mạng chân chính
mà còn là một nhà văn yêu nước, một thi sĩ tài hoa nổi tiếng trong giới Nho sĩcuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Sinh trưởng trong một gia đình dòng dõikhoa bảng, bản thân ông cũng từng đỗ đạt cao nhưng ông đã từ bỏ mọi quyềncao, chức trọng để dấn thân vào con đường hoạt động cứu nước, cứu dân Têntuổi của ông gắn liền với các phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, phong tràoĐông du và Việt Nam Quang phục hội cùng với Phan Bội Châu Khi thực dânPháp biến nước ta thành xứ thuộc địa, điều này không những là thất bại vềkinh tế và quân sự mà còn đánh dấu sự thất bại về hệ tư tưởng của người Việt
đã không còn phù hợp với thời đại, cần phải có một ý thức hệ mới thay thế thìmới có thể giành lại được độc lập cho dân tộc Chứng kiến cảnh đất nước rơivào tay thực dân Pháp, đời sống nhân dân lầm than, triều đình phong kiến lạinhu nhược, bảo thủ, Nguyễn Thượng Hiền đã có bước chuyển mới về tưtưởng và trong hành động Qua từng giai đoạn, tư tưởng của ông bắt đầu từ sựphê phán bộ máy quan lại phong kiến, những quan niệm Nho giáo đã lỗi thờiđến việc đưa ra những tư tưởng cải cách về chính trị, xã hội và giáo dục Tưtưởng duy tân, đổi mới của ông cũng là điều trăn trở trong việc tìm ra lối thoátcho dân tộc thoát khỏi sự kìm kẹp của chế độ phong kiến và ách thống trị thựcdân của các sĩ phu yêu nước, khi mà ý thức hệ phong kiến đã thất bại trướcnhiệm vụ lịch sử Bên cạnh đó, Nguyễn Thượng Hiền cũng nhận ra làn sóngvăn hóa phương Tây có nhiều tư tưởng mới, tiến bộ có thể đưa đất nước tathoát khỏi bế tắc Ông đã chủ động tiếp nhận Tân thư, Tân văn từ Trung Quốc
và Nhật Bản truyền sang, ông còn hưởng ứng phong trào Đông du của PhanBội Châu bằng chính sự nghiệp hoạt động của mình tại các các nước có tưtưởng tiên tiến đó Trong quá trình hoạt động cách mạng, với lòng yêu nước
Trang 8nhiệt thành và sự tiếp thu hệ tư tưởng mới, ông đã đưa ra những tư tưởng duytân có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với thời đại Ông đã khơi dậy lòng yêunước, truyền bá tư tưởng mới, khuyến khích người dân làm giàu nhằm xâydựng tiềm lực đế chống thực dân Pháp, tiến hành giải phóng dân tộc Có thểnói, những tư tưởng duy dân của ông nói riêng và sự chuyển biến tư tưởngcủa các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX nói chung, có vai trò như là dấu gạchnối quan trọng cho sự truyền bá tư tưởng cách mạng vào Việt Nam giai đoạnsau này.
Trong giai đoạn hiện nay,quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ,nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với nền kinh tế, văn hóa thế giới
Do vậy, vấn đề đổi mới tư duy là vô cùng cần thiết, nhất là về tư duy kinh tế,giáo dục Những bài học về tư tưởng duy tân của Nguyễn Thượng Hiền vàcác Nho sĩ đương thời đã đóng góp cơ sở lý luận quan trọng cho công cuộcđổi mới hiện nay, ta cần có sự đánh giá chính xác về những giá trị tư tưởng
của ông Từ những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Tư tưởng duy tân của Nguyễn Thượng Hiền” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình với
mong muốn góp phần hệ thống hóa và làm đầy đủ thêm những hiểu biết vềnguồn gốc, nội dung và giá trị tư tưởng duy tân của Nguyễn Thượng Hiềntrong dòng chảy lịch sử tư tưởng dân tộc
2 Tình hình nghiên cứu
*Về tác phẩm thơ văn của Nguyễn Thượng Hiền
Nguyễn Thượng Hiền là một nhà văn hóa lớn của dân tộc, do vậy ôngviết rất nhiều thơ văn để phản ánh thực trạng xã hội cũng như cổ vũ tinh thầnyêu nước Thơ văn của ông từ trước đã được xuất bản một số ở Nhật Bản vàTrung Quốc; một số được phổ biến trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
Trang 9và một số được người đương thời chép tay hiện được lưu trữ tại Thư việnViện Nghiên cứu Hán Nôm – Hà Nội.
Năm 1959, nhóm soạn giả Lê Thước, Hà Văn Đại, Vũ Đình Liên đã
tuyển chọn và biên soạn cuốn “Thơ văn Nguyễn Thượng Hiền”, do Nhà xuất
bản Văn học- Hà Nội xuất bản
Kỷ niệm 80 năm ngày mất của Nguyễn Thượng Hiền, tác giả Chương
Thâu đã biên soạn cuốn “Nguyễn Thượng Hiền- Tuyển tập Thơ văn” do Trung tâm
Văn hóa Ngôn ngữ Đông tây và Nhà xuất bản Lao Động xuất bản, năm 2004
Trong lĩnh vực văn học, tên tuổi cũng như tác phẩm của ông được đưavào tổng tập Văn học, tuyển tập Văn học đo các tác giả: Phan Cự Đệ, TrầnĐình Hượu, Lê Chí Viễn, Đinh Gia Khánh biên soạn
*Nghiên cứu về tư tưởng của Nguyễn Thượng Hiền
Tư tưởng của Nguyễn Thượng Hiền đã được một số nhà nghiên cứubàn đến:
Giáo sư Trần Văn Giàu với bộ sách: “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám- Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội, năm 1997
Cuốn sách “Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong
30 năm đầu thế kỷ XX” của Tiến sĩ Trần Thị Hạnh, do nhà xuất bản Chính trị
quốc gia xuất bản năm 2012
Hai cuốn sách đã có những phân tích về tư tưởng Việt Nam giai đoạncuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX của tầng lớp trí thức Việt Nam, trong đó cóNguyễn Thượng Hiền Tuy nhiên do hai tác phẩm đều mang tính chất kháiquát về cả một giai đoạn khá dài trong lịch sử, do vậy sự phân tích về tư
Trang 10tưởng của Nguyễn Thượng Hiền chưa mang tính chi tiết và sâu sắc Sự phântích của hai tác giả về tư tưởng của ông chỉ dừng lại ở việc nêu lên một số tưtưởng nổi bật chứ không phải là khái quát toàn bộ tư tưởng của ông.
Đề tài luận văn Thạc sĩ Triết học “Nhân sinh quan Nguyễn Thượng Hiền” do học viên Phạm Thị Quỳnh nghiên cứu năm 2002 Luận văn đã nêu
lên nhân sinh quan của Nguyễn Thượng Hiền qua từng giai đoạn hoạt độngcách mạng, từ khi ông đỗ đạt ra làm quan đến lúc ông hoạt động và mất tạiTrung Quốc Tuy nhiên đề tài luận văn mới chỉ nêu lên những quan điểm,cách nhìn của ông đối với thời cuộc mà chưa có sự phân tích sâu sắc vềnguyên nhân hình thành và những bước phát triển tư tưởng mang tính đổi mớicủa ông
Tác giả Phạm Thị Quỳnh cũng có bài viết trên Tạp chí Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương năm 2012 với bài viết “Tư tưởng canh tân của Nguyễn Thượng Hiền” Bài biết đã nêu lên được khuynh hướng duy tân trong tư
tưởng của Nguyễn Thượng Hiền, đặc biệt là sự cần thiết đổi mới trong tư duyđặt trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ Nhưng do giới hạn về dung lượng nênbài viết của tác giả mới chỉ làm rõ sự đổi mới về tư duy của ông một cách khángắn gọn, khái quát Tác giả chưa phân tích một cách rõ ràng và có hệ thống
tư tưởng duy tân của ông về các lĩnh vực quan trọng khác như về chính trị, xãhội và giáo dục
Nhìn tổng quát lại, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Thượng Hiền
đã tập trung làm rõ được tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp và một số tư tưởng cáchmạng của ông Tuy nhiên tập trung nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng duytân của Nguyễn Thượng Hiền về chính trị, xã hội, giáo dục một cách có hệthống thì chưa có công trình nào thực hiện Do vậy, dưới góc độ lịch sử tư
Trang 11tưởng Việt Nam, chúng tôi mong muốn góp phần làm rõ bước chuyển cũngnhư nội dung tư tưởng duy tân của Nguyễn Thượng Hiền
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: làm rõ nội dung tư tưởng duy tân của NguyễnThượng Hiền và đưa ra những đánh giá về tư tưởng của ông
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Phân tích tiền đề hình thành tư tưởng duy tân của Nguyễn Thượng Hiền.+ Phân tích nội dung tư tưởng duy tân của Nguyễn Thượng Hiền
+ Nhận xét và đánh giá những giá trị tích cực và hạn chế trong tư tưởng củaNguyễn Thượng Hiền
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tư tưởng duy tân của Nguyễn Thượng Hiền
- Phạm vi nghiên cứu: tác phẩm thơ văn của Nguyễn Thượng Hiền
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên lý luận của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam về con người, xãhội, chính trị, giáo dục
Mác Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tíchMác tổng hợp, lịch sử- logic, so sánh
tích-6 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài làm sáng tỏ bước chuyển trong tư duy của Nguyễn Thượng Hiền,đồng thời luận văn phân tích các tư tưởng duy tân về chính trị, xã hội, giáo dụccủa ông
Trang 127 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần phân tích những điều kiện, tiền đề hìnhthành tư tưởng duy tân của Nguyễn Thượng Hiền và làm rõ nội dung tư tưởngduy tân đó của ông; đồng thời góp thêm một công trình nghiên cứu chuyênsâu về tư tưởng của Nguyễn Thượng Hiền
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo chonhững ai nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIXđầu thế kỷ XX
8 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănbao gồm 2 chương và 6 tiết
Trang 13CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG
DUY TÂN CỦA NGUYỄN THƯỢNG HIỀN 1.1.Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1.1.1 Tình hình thế giới
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự docạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền hay chủ nghĩa đế quốc,tiêu biểu là các nước Anh, Đức, Pháp, Mỹ Các nước đế quốc tăng cường xâmlược các nước Châu Á, Châu Phi và Mỹ La tinh làm thuộc địa nhằm bànhtrướng thế lực và đáp ứng những yêu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc Sựxâm lược và bóc lột thực dân làm cho nhân dân các thuộc địa rất khổ cực.Mâu thuẫn giữa các đế quốc với các dân tộc thuộc địa và mâu thuẫn giữa các
đế quốc với nhau ngày càng gay gắt Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc lên tớiđỉnh điểm là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914- 1918) đã làm cácnước tư bản suy yếu, do đó, các chính sách áp bức, bóc lột đối với các nướcthuộc địa ngày càng tàn bạo
Các nước phương Đông như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và ViệtNam từ trước tới nay vẫn tôn sùng Nho giáo và xây dựng lên đến đỉnh caocủa chế độ quân chủ trung ương tập quyền chuyên chế, trước tình hình mớicác nước bắt đầu rơi vào thế bế tắc, khủng hoảng về con đường phát triển saocho ngang bằng với thời đại Sự xâm lược của đế quốc phương Tây đã làmphá vỡ mô hình kinh tế truyền thống, làm thay đổi cơ cấu giai tầng trong xãhội Bên cạnh đó, sự xâm lược này cũng dần tạo ra sự chuyển biến trong xãhội phương Đông, đó là mầm mống của phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa, mầm mống của một cơ cấu xã hội mới, kiến trúc thượng tầng mới
Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng vô
sản đầu tiên trên thế giới, mở ra một thời đại mới: thời đại cách mạng chống
Trang 14đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc cho các nước thuộc địa trên thế giới Saucách mạng Tháng Mười Nga thành công, nhà nước xã hội chủ nghĩa đượcthành lập- đó là chính quyền Xô Viết Nga Tuy chỉ tồn tại trong hơn 70 năm,nhưng mô hình xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu đã đóng góp nhiềuthành tựu vào nền văn minh nhân loại, góp phần đưa thế giới thoát khỏi thảmcảnh phát xít và cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
Tình hình thế giới có nhiều bước chuyển về kinh tế, chính trị, xã hội đã tácđộng mạnh mẽ đến sự chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam, làm cho
cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Việt Nam có những đặc điểm mới
1.1.2 Tình hình kinh tế- chính trị- xã hội Việt Nam
* Sự xuất hiện thể chế chính trị mới ở Việt Nam
Nửa cuối thế kỷ XIX, Pháp đã là một nước đế quốc hùng mạnh với hệthống thuộc địa rộng lớn đứng thứ hai thế giới sau nước Anh Năm 1858, thựcdân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để xâm lược Việt Nam Trải qua 15 năm
từ 1883 đến 1896 để “bình định”, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập bộ máythống trị thực dân và tiến hành chương trình khai thác thuộc địa, nhằm cướp đoạttài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.Mục đích tối cao của thực dân Pháp là biến Đông Dương thành thuộc địa khaikhẩn trọng yếu, nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất cho tư bản chính quốc
Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam từ một nước độc lập và thống nhất đã trởthành thuộc địa của thực dân, tên nước ta đã bị mất trên bản đồ thế giới “Chia
để trị” là chính sách lớn của thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương Thựcdân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương bao gồm các thành phần: Bắc Kỳ,Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Campuchia Nước ta bị chia thành ba kỳ với cácchế độ chính trị khác nhau: Bắc Kỳ và Trung Kỳ vẫn giữ chính quyền phongkiến bù nhìn nhưng dưới sự bảo hộ của Pháp; Nam Kỳ, Lào và Campuchia là
Trang 15đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm quyền Thực dân Pháp đã xóa tên nước
ta, Lào và Campuchia khỏi bản đồ thế giới, đứng đầu Liên bang Đông Dương
là Toàn quyền, thay mặt chính phủ Pháp cai trị toàn Đông Dương, biến vuaquan nước ta thành bù nhìn và làm tay sai cho chúng Triều đình Huế vẫn còn
đó nhưng không có quyền hành gì ngoài việc vâng lệnh thực dân Pháp, cungcấp lính tráng để đàn áp nhân dân Triều đình phong kiến chính là cái danhnghĩa để Pháp tiến hành tiêu diệt các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Vị vuanào không tuân theo chúng (Vua Thành Thái, Vua Duy Tân) thì bị đi đàyphương xa “Sự tồn tại của triều đình Huế biểu hiện một cuộc đồng minh giữathực dân và các lực lượng phong kiến chống phong trào giải phóng dân tộc,chống mọi sự tiến bộ dân chủ” [13; 20]
Sau hai cuộc khai thác thuộc địa với phương châm “lấy chiến tranh đểnuôi chiến tranh”, thực dân Pháp càng thể hiện sự bóc lột tàn bạo đối với nhândân ta, chúng làm nền kinh tế nước ta trở nên què quặt, mất cân đối, là nềnkinh tế thuộc địa, phụ thuộc lớn vào tư bản chính quốc Ban đầu chủ trươngcủa thực dân Pháp là lợi dụng giai cấp địa chủ và tay sai người Việt để cai trị.Nhưng sau khi đã xây dựng và củng cố được quyền lực của mình, thực dânPháp tìm cách gạt bỏ vai trò của triều đình phong kiến, lôi kéo giới thượnglưu về phe chúng nhằm chống lại nhân dân ta, làm cho tình hình chính trị và
sự phân hóa xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt
*Sự thay đổi về cơ cấu xã hội
Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, tính chất xã hội Việt Nam đã thayđổi Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa, nửa phongkiến Nền kinh tế Việt Nam chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậuthời phong kiến sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Tuy nền kinh tế có bướcphát triển nhưng lại mất cân đối làm cho cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội
Trang 16có sự phân hóa không rõ ràng Bắt đầu từ giai đoạn này, xã hội Việt Nam xuấthiện một bộ phận mới là giai cấp tư sản, tiểu tư sản và giai cấp công nhâncũng bắt đầu manh nha hình thành Kết cấu xã hội cũng có sự thay đổi, nếunhư trong thời kỳ phong kiến kết cấu xã hội theo tứ dân: sĩ, nông, công,thương thì trong thời kỳ phong kiến- nửa thuộc địa sự phân chia giai cấp dựatheo quyền lợi kinh tế và quan hệ dựa trên kiến trúc thượng tầng phương Tây.
Trong thời kỳ này, xã hội Việt Nam có một số giai cấp cơ bản như sau:
Giai cấp địa chủ phong kiến: Đây là giai cấp vốn có từ lâu trong lịch
sử Giai cấp địa chủ bị phân hóa thành hai bộ phận: thứ nhất, một bộ phận trởthành tay sai, hậu thuẫn của thực dân Pháp Bộ phận này do được sự bảo hộcủa thực dân nên rất mực trung thành, họ xa rời dân chúng, giúp chính quyềnthực dân cai trị chặt chẽ xã hội và ra sức bóc lột nhân dân Bộ phận thứ hai lànhững gia đình địa chủ phong kiến nhỏ nhưng có tinh thần dân tộc, lòng cămthù giặc, họ ủng hộ và tham gia các phong trào nổi dậy chống thực dân Pháphoặc chống cả triều đình phong kiến bù nhìn Bộ phận thứ hai này vẫn là địachủ nhưng lòng yêu nước trong họ chưa hề tan biến, thậm chí một số kháđông các địa chủ này vẫn giữ truyền thống yêu nước tốt đẹp đến mãi đời concháu họ
Giai cấp nông dân: Là giai cấp chiếm 90% dân số, là đối tượng bóc lột
của thực dân và phong kiến Họ bị tư bản và địa chủ thẳng tay cướp đoạtruộng đất để tập trung làm đồn điền, chính sự tập trung ruộng đất đã tạo ra sựphân hóa giai cấp ở nông thôn ngày càng sâu sắc Số bần nông không đất haykhông đủ đất cày chiếm đa số nông dân Thêm vào đó, sưu cao thuế nặng làmcho nông dân bị ly tán, một số người dân bị bần cùng hóa và ra thành phốkiếm sống Những cuộc đấu tranh của nông dân ở nhiều vùng miền đã nổ ra
Trang 17mạnh mẽ, tuy thất bại nhưng vẫn thể hiện tinh thần phản kháng quyết liệt đốivới chính quyền nửa thực dân, nửa phong kiến.
Giai cấp công nhân: Đây là giai cấp mới xuất hiện với lực lượng còn
rất mỏng Xuất thân của họ từ nhiều thành phần khác nhau nhưng chủ yếu từnông dân bị bần cùng hóa và không còn tư liệu sản xuất là ruộng đất trongtay Một bộ phận công nhân khác có trình độ không chuyên nghiệp, họ chỉ làcông nhân thời vụ, họ tranh thủ lúc nông nhàn để ra thành phố làm thuê kiếmsống, bộ phận này vẫn gắn bó chặt chẽ với nông thôn Đến trước Chiến tranhthế giới lần thứ nhất, số lượng công nhân tăng lên khoảng 10 vạn người, họtập trung ở một số thành phố lớn như Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh,Vinh, Sài Gòn hình thành nên một giai cấp mới Do chương trình khai thácthuộc địa của thực dân Pháp là bóc lột nhân công rẻ mạt nên công nhân ViệtNam thời kỳ này chủ yếu là lao động chân tay, họ không được tiếp xúc vớiphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thực thụ, tức là không được tiếp cậnvới máy móc hiện đại, không có trình độ văn hóa, không có bất cứ quyền tự
do nào Chính sự bóc lột trực tiếp một cách tàn nhẫn đó đã hun đúc tinh thầnyêu nước, tinh thần đấu tranh và sớm giác ngộ ý thức giai cấp Họ trở thànhmột bộ phận quan trọng trong quá trình tiếp biến tư tưởng ở Việt Nam
Giai cấp tư sản: Sự cai trị của thực dân Pháp mang theo nền kinh tế tư
bản đã sản sinh ra một bộ phận các nhà thầu khoán, những nhà làm đại lý chogiới tư bản và những nhà kinh doanh thương nghiệp Bộ phận này hoạt độngsản xuất và kinh doanh trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp và nôngnghiệp Giai cấp tư sản hầu như không có tiền đề kinh tế từ trước, họ phải bắtđầu đi lên từ con số không nên phải trải qua một quá trình tích lũy vốn, kinhnghiệm sản xuất, kinh doanh Vì vậy, khác với tư sản phương Tây, họ ra đờisau giai cấp vô sản bản xứ Cơ sở kinh tế của họ còn nhỏ yếu cho nên luôn bịchèn ép và cản trở từ phía thực dân, do vậy họ đã thành lập các đoàn, hội
Trang 18nhằm bảo vệ lợi ích của mình về kinh tế và chính trị Trên lĩnh vực văn hóa tưtưởng, giai cấp tư sản cũng là lực lượng truyền bá những tư tưởng mới và cóảnh hưởng tương đối rộng cho đến sau này.
Trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp tồn tại hàng vạn công chức làm
công để phục vụ cho chính quyền thực dân Tầng lớp tiểu tư sản ra đời gồm
các nhà tiểu công nghệ, tiểu thương và những người làm công trong các sởcông hay tư, những người làm nghề tự do, học sinh Tuy tầng lớp này cócuộc sống vật chất khá hơn nông dân và công nhân nhưng họ vẫn bị chèn éprất nhiều từ phía thực dân Pháp về chính trị và chuyên môn nghề nghiệp
Tư sản, tiểu tư sản và vô sản bản xứ tuy là hai tầng lớp đối lập nhaunhưng đều có chung bi kịch là dân của một nước thuộc địa: công nhân lương
ít ỏi, luôn bị đe dọa mất việc làm; tư sản vốn ít, lại bị tư sản phương Tây chèn
ép, có nhiều khả năng bị phá sản Do vậy, giữa hai tầng lớp này vẫn luôn tồntại những chí hướng chung là tinh thần dân tộc, chứ không mâu thuẫn, đốikháng gay gắt như tư sản và vô sản phương Tây
Tầng lớp trí thức: Tầng lớp trí thức giai đoạn này bắt đầu có sự phân
hóa về tư tưởng và hành động giữa bộ phận các nhà Nho thủ cựu và trí thứcNho học theo xu hướng duy tân Trí thức Tây học là những thầy giáo, bác sĩ,nhà văn, luật sư được đào tạo theo khoa học phương Tây Đội ngũ trí thứcnày ngày càng chiếm số lượng đông đảo và là bộ phận năng động trong quátrình hội nhập tư tưởng tiến bộ vào Việt Nam đầu thế kỷ XX Ở tầng lớp này
có sự thay đổi thế giới quan, chính trị quan tích cực, góp phần lớn vào thànhquả cách mạng và phát triển văn hóa dân tộc Bên cạnh bộ phận trí thức cótinh thần yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh cách mạng thì còn những bộphận trí thức bảo thủ, làm tay sai cho chính quyền thực dân; hay lại có những
bộ phận “lánh đời, ở ẩn” trước vận mệnh của đất nước
Trang 19Các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX có sự phân hóa không ngừng về tính chất và quy mô, phá vỡ kết cấu
xã hội cũ để tạo thành kết cấu xã hội mới Giữa các giai cấp, tầng lớp tồn tạinhững mâu thuẫn đan xen, phức tạp nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhữngyếu tố tích cực cho cuộc cách mạng, duy tân
*Sự thay đổi về giáo dục, văn hóa
Chính sách giáo dục của thực dân Pháp bao gồm hai mục đích chính:đào tạo đội ngũ thông dịch viên và đội ngũ phục vụ trong bộ máy chính quyềnthực dân; bước đầu truyền bá chữ Pháp và chữ quốc ngữ trong toàn dân
Ban đầu, thực dân Pháp chủ trương xóa bỏ triệt để nền giáo dục Nhohọc nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt của người Việt Sau đó, Toànquyền Đông Dương Paul Beau đã phải tiến hành nhiều đợt cải cách giáo dụccho phù hợp với tình hình nước bản xứ Năm 1906, thực dân Pháp ra Nghị
định thành lập Hội đồng cải cách giáo dục toàn liên bang và Nha học chính Đông Dương Chương trình cải cách giáo dục mới đã thiết lập một hệ thống
trường đa cấp từ bậc tiểuhọc đến bậc đại học, đào tạo đa ngành và bình đẳngnam nữ Hệ thống giáo dục mới được xác lập bao gồm các trường Pháp- Việt,trường dạy chữ Hán và trường chuyên nghiệp Hệ thống trường Pháp- Việtdạy bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp, chia thành hai bậc tiểu học và trung học.Trường chữ Hán tuy được duy trì nhưng có nhiều sự thay đổi về cơ cấu, đượcchia thành ba bậc: ấu học, tiểu học, trung học, bậc trung học thường được họcnhiều hơn chữ Pháp và chữ quốc ngữ Toàn quyền Paul Beau đã rất khônkhéo khi không đột ngột loại trừ Nho giáo mà chấp nhận sự tồn tại song songcủa Nho học và Tây học Bên cạnh đó, vào đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp cònthành lập các trường chuyên nghiệp và thành lập Đại học Đông Dương Đây
là một bước cải cách táo bạo vừa nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ bộ máy cai
Trang 20trị phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân, vừa nhằm thỏamãn một bước nhu cầu học tập của thanh thiếu niên Việt Nam.
Năm 1919, kỳ thi Hương cuối cùng được tổ chức ở Trung Kỳ, đánh dấu
sự sụp đổ hoàn toàn của nền giáo dục Nho học ở nước ta, lớp thanh niên trẻtuổi nhận thấy sự ưu việt của nền học thuật phương Tây nên không còn mặn
mà với Nho học Người Việt xa rời chữ Hán và dần coi tiếng Pháp là ngônngữ phổ biến
Giáo dục có nhiều thay đổi cả về tổ chức và nội dung đào tạo đã tạo ranhững bước phát triển mới cho nền giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XX Hệthống các cấp học từng bước được kiện toàn và mang xu hướng tiến bộ hơn,trình độ của trí thức được nâng cao và toàn diện Chính nền giáo dục này đãtạo nên một tầng lớp trí thức Tây học, tuy chiếm số lượng nhỏ nhưng đóng vaitrò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa dân tộc Việt nam Tuy nhiên bêncạnh đó, tình trạng thất học vẫn là phổ biến vì có sự phân biệt, đối xử giữangười Pháp và người Việt
Về lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, sự giao thoa giữa hai luồng tư tưởngĐông- Tây, giữa những yếu tố truyền thống và yếu tố ngoại lai càng được thểhiện rõ trong giai đoạn này Thông qua các trào lưu tư tưởng, các thành tựukhoa học- kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật được truyền qua sách báo phương Tâyvào Việt Nam Tiếp nhận được những tư tưởng mới, nhiều trí thức đã dùngbáo chí làm công cụ đấu tranh, thể hiện quan điểm chính trị của mình Bêncạnh đó, các trí thức còn thành lập các đại lý hoặc cơ sở sản xuất, mua bán vàtrao đổi các tài liệu có tư tưởng yêu nước, tiến bộ, phán ánh được nguyệnvọng tự do, dân chủ và được đông đảo mọi người hưởng ứng Nhiều nhà Nho
đã có cái nhìn tích cực hơn về văn minh phương Tây, không phủ nhận gay gắt
Trang 21mà coi đó là tấm gương để ta học tập và noi theo, có như vậy mới tiến hànhđược công cuộc cứu nước.
Những đặc điểm về kinh tế, xã hội, văn hóa của thế giới và Việt Nam
đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ giai đoạn cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Thượng Hiền
1.2 Tiền đề tư tưởng
1.2.1 Chủ nghĩa yêu nước truyền thống
Chủ nghĩa yêu nước là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt lịch sử dựng nước vàgiữ nước, xây dựng nền văn hiến lâu đời của người Việt Trong quá trình pháttriển của tư tưởng Việt Nam, các hệ tư tưởng ngoại lai đều phải qua “lăngkính” của chủ nghĩa yêu nước thì mới có thể xâm nhập và tồn tại được Giáo
sư Trần Văn Giàu đã khẳng định rằng, chủ nghĩa yêu nước đóng vai trò tiêuchuẩn để soi chiếu tính hợp lý của các hệ tư tưởng và hoạt động thực tiễn.Ông viết: “Ở Việt Nam, truyền thống lịch sử của dân tộc, ý thức phổ biến củanhân dân là đánh giá mọi việc lớn nhỏ từ nhân vật đến biến cố, từ tác phẩm đến
ý thức tư tưởng đều chiếu theo tiêu chuẩn quang minh chính đại của chủ nghĩayêu nước Chủ nghĩa yêu nước là hòn đá thử vàng chính của tất cả” [12; 534]
Chủ nghĩa yêu nước đã đi sâu vào trong tâm thức của mỗi người conđất Việt Nguyễn Thượng Hiền cũng vậy, ông có nền tảng tư tưởng vững chắc
là tư tưởng yêu nước truyền thống, ông là người học rộng tài cao mà cũnggiàu lòng yêu nước thương dân Những tư tưởng, quan điểm duy tân của ôngđều xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống mà ông được rèn luyệntrong một gia đình khoa bảng yêu nước Thêm vào đó, lúc trưởng thành,chứng kiến cảnh đất nước rơi vào tay thực dân, nhân dân cực khổ vì bị bóc lộttrăm bề, ông đã thẳng thắn phê phán chế độ phong kiến bảo thủ và chế độthực dân tàn ác
Trang 22Nguyễn Thượng Hiền sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoabảng và từng đỗ đạt cao dưới chế độ phong kiến nhưng ông đã dũng cảmthoát ra khỏi hệ thống quan liêu phong kiến đó để chứng tỏ nhân cách trí thức
và tấm lòng yêu nước của mình Ông không chịu khuất phục làm quan dướitriều đình bù nhìn mà đã thoát ly ra khỏi địa vị và nhân cách của kẻ sĩ truyềnthống, ông vạch rõ nhiệm vụ và phương hướng mới để cứu đời, cứu nước
1.2.2 Tư tưởng cải cách, duy tân trong và ngoài nước
* Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX
Cuối thế kỷ XIX, các Nho sĩ bắt đầu được tiếp xúc ít nhiều với vănminh phương Tây, đó là các nhà canh tân: Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn TrườngTộ Họ được tiếp xúc với những tư tưởng mới trực tiếp hoặc gián tiếp thôngqua ảnh hưởng của phương Tây vào Trung Quốc Các nhà tư tưởng đã tíchcực đề xuất lên vua Tự Đức nhiều đề nghị canh tân đất nước Tuy các ôngkhông được học kiến thức một cách có hệ thống từ kho tàng tri thức phươngTây nhưng những tư tưởng canh tân của họ đã đi vào những vấn đề cơ bảncủa đất nước cần giải quyết Tư tưởng canh tân của các ông bàn đến các vấn
đề trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX
Trong lĩnh vực kinh tế: các nhà canh tân đã cố gắng biểu đạt tuy duy
kinh tế mới của họ thông qua các điều trần, các tờ biểu dâng Vua, đề nghịtriều đình bãi bỏ chính sách “bế quan tỏa cảng”, từ bỏ tư tưởng “trọng nông,
ức thương” Họ cho rằng đất nước phải mở cửa để giao lưu, học hỏi những kinhnghiệm khoa học –kỹ thuật từ bên ngoài; không chỉ phát triển nông nghiệp màcòn phải đầu tư cho thươngnghiệp, các ngành khai khoáng, hàng hải Tư tưởngcanh tân về kinh tế của các ông đã phá bỏ lối mòn tư tưởng giai cấp của chế độphong kiến, mở đường có tư tưởng duy tân về kinh tế sau này
Trang 23Trong lĩnh vực chính trị: trong lĩnh vực này các nhà canh tân chưa có
chủ trương đổi mới căn bản thể chế chính trị, họ chỉ mới đề xuất cải cách theohướng tinh giản bộ máy hành chính, tuyển chọn quan lại dựa vào năng lực
Họ đưa ra và phân tích cho triều đình phong kiến thấy cục diện chính trị trênthế giới, những mâu thuẫn giữa các nước tư bản và khuyên triều đình nhàNguyễn nên thực hiện đường lối đối ngoại với nhiều quốc gia, tránh thái độbất “vọng ngoại”, có như vậy mới hy vọng giành đọc độc lập, tự chủ
Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục: các nhà canh tân nhận thấy sự lạc
hậu của phương Đông so với phương Tây, họ nhận ra thực trạng này cónguyên nhân từ sự bảo thủ, độc tôn văn hóa, giáo dục Các Nho sĩ nhưNguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch luôn đề cao và giữ gìn văn hóa truyềnthống dân tộc, nhưng cũng ủng hộ việc tiếp thu văn hóa, văn minh phươngTây Các ông cũng đề xuất những tư tưởng canh tân về giáo dục theo hướngthực học, chú ý đến giáo dục khoa học- kỹ thuật, học để thực dụng
Trong lĩnh vực quân sự: Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ có tư
tưởng “chủ hòa” với thực dân Pháp nhưng không “chủ hàng” Các ôngkhuyên triều đình nên cải tổ quân đội, ưu ái binh lính, biên soạn binh pháp,đào tạo sĩ quan, mua sắm các thiết bị quân sự, xây dựng phòng tuyến để đềphòng sự mở rộng xâm lược của thực dân Pháp
Tư tưởng canh tân của các Nho sĩ cuối thế kỷ XIX đã thể hiện được tưduy đổi mới, tiếp thu những tư tưởng mới của phương Tây với mong muốn làcứu nước thoát khỏi ách thống trị thực dân Tư tưởng của các nhà canh tânđều xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, nhưng thực chất trong tư tưởngcòn chứa đựng nhiều mâu thuẫn Các ông vẫn chưa nhận thức đúng bản chấtxâm lược của chủ nghĩa thực dân là cướp nước, đàn áp và bóc lột nhân dân ta;các ông cũng chưa nhận ra được vai trò sức mạnh của nhân dân trong các đề
Trang 24nghị cải cách của mình Và trên thực tế, tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX rơivào thất bại Tuy nhiên, những tư tưởng đổi mới này bước đầu tạo ra tiền đề
tư tưởng quan trong cho các nhà duy tân đầu thế kỷ XX, trong đó có NguyễnThượng Hiền
*Tư tưởng cải cách, duy tân ở Trung Quốc và Nhật Bản
Nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có sự chuyển biến tư tưởng hơn sovới thời kỳ trước, họ xa lánh chốn quan trường và tập hợp với nhau thành cáchội, thành các tổ chức văn hóa- xã hội, đa dạng hơn về các hình thức hoạtđộng Các nhà duy tân tư tưởng đã chủ động tìm hiểu, tiếp thu các tư tưởng,trào lưu cải cách, duy tân từ Trung Quốc và Nhật Bản Trước hết, họ hàohứng tìm đọc các Tân thư, Tân văn từ Nhật Bản và Trung Quốc truyền vào.Tân thư, Tân văn là những cuốn sách chứa đựng những tư tưởng mới, có sựkhác biệt hoàn toàn với những tri thức trong kinh sách Nho giáo Đó là nhữngcuốn sách như “Dân ước luận” (Khế ước xã hội) của J.J Rútxô, “Vạn pháptinh lý” (Tinh thần pháp luật) của Môngtétxkiơ Ngoài ra, tư tưởng duy tân
ở Trung Quốc của Khang Hữu Vi với những cuốn sách: Khổng Tử cải chếkhảo, Đại Đồng thư ; của Lương Khải Siêu: Tân dân thuyết, Trung Quốchồn, Ẩm băng thất văn tập, Mậu Tuất chính biến ký Các nhà duy tân Trungquốc đã nhận ra được những hạn chế của tư tưởng Nho giáo trong bối cảnhnhà Mãn Thanh trước sự văn minh vượt trội của phương Tây Phong trào duytân ở Nhật Bản với đại biểu tiêu biểu là Fukazawa Yukichi, ông viết cuốn
“Văn minh khái lược luận”, “Khuyến học” đã thể hiện được những tưtưởng duy tân toàn diện cả về kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa Cuộc cảicách Minh Trị đã đạt được thành tựu to lớn mà nhờ đó nước Nhật giữ vữngđược chủ quyền và còn trở thành một quốc gia tư bản vô cùng phát triển
Trang 25Tân thư và tân văn được Nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX chủ động tiếpthu bởi trong nó chứa đựng những tư tưởng có thể giải quyết được những vấn
đề nóng bỏng của đất nước Trong các học thuyết được Tân thư truyền tải vàonước ta có tư tưởng dân chủ của các nhà Khai sáng Pháp và Thuyết tiến hóaluận có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của các nhà duy tân Việt Nam Tưtưởng dân chủ có liên quan đến tư tưởng phản phong; thuyết tiến hóa luận, màtiêu biểu là thuyết Cạnh tranh sinh tồn có liên quan đến nhiệm vụ phản đế Dovậy, đọc Tân thư Tân văn, các Nho sĩ say sưa bản về tư tưởng duy tân, họctập các nhà duy tân Trung Quốc và Nhật Bản để thực hiện con đường cứunước Đặc biệt, trong mắt các nhà duy tân, nước Nhật được coi là tấm gương,
là ánh sáng soi rọi con đường cải cách của họ, họ tìm cách sang Nhật Bản vàTrung Quốc để đàm đạo và học hỏi kinh nghiệm
Như vậy, Nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX đã tự thân vận động, chủđộng tiếp nhận những tư tưởng mới từ bên ngoài truyền vào Họ đã vượt quađược những hạn chế về ý thức hệ và đường lối của những người đi trước, xáclập đường lối cứu nước mới trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tư tưởng dân chủ
tư sản sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam
1.3 Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thượng Hiền
Nguyễn Thượng Hiền tên tự là Đỉnh Nam, Đỉnh Thần; tên hiệu là MaiSơn, sinh vào giờ Mùi ngày 17 tháng 7 năm Mậu Thìn, tức ngày 3 tháng 9năm 1868 Ông sinh ra tại làng Liên Bạt, tổng Xã Cầu, phủ Ứng Hòa, HàĐông (nay là xã Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Nội)
Nguyễn Thượng Hiền xuất thân từ gia đình khoa bảng, từ nhỏ đã nổitiếng với tư chất thông minh Năm 1884, khi 16 tuổi, ông đỗ cử nhân khoa thiHương ở Thanh Hóa Năm Ất Dậu (1885), khi 18 tuổi, triều đình mở khoa thiHội vào đầu tháng 3 Âm lịch, Nguyễn Thượng Hiền đỗ đầu là Đình Nguyên
Trang 26Tam Giáp, nhưng chưa kịp xướng tên thì xảy ra cuộc chính biến, kinh thànhHuế thất thủ, ông phải về ở ẩn tại núi Nưa, Thanh Hóa.
Đến kỳ thi Đình năm 1892, Nguyễn Thượng Hiền đậu Hoàng Giáp khiông mới 25 tuổi Ông được bổ làm Toản tu Quốc Sử quán, thăng đốc học ởNinh Bình rồi chuyển sang Nam Định Trong thời gian ở Huế, ông tiếp nhậnđược tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Lộ Trạch và đọc nhiều Tân thư của TrungQuốc Ông kết giao với nhiều sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan ChuTrinh, Huỳnh Thúc Kháng Năm 1907, ông giả làm thầy thuốc ở Hà Nội rồi tìmđường sang Trung Quốc, bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng tại nước ngoài
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp với tư cách là kẻthắng trận, ngày càng hung hãn, chúng thẳng tay đàn áp đẫm máu các phongtrào đấu tranh của nhân dân ta Cơ sở Việt Nam Quang phục hội gần như tan
rã, nhiều nahf yêu nước ở Việt Nam bị bắt và giết Năm 1914, Phan Bội Châu
bị bắt ở Thượng Hải và giải về nước làm cho tinh thần và thể xác của NguyễnThượng Hiền bị suy sụp Ông xuống tóc đi tu tại chùa Thường Tích Quangtrên núi Cô Sơn, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang và ông mất tại đây vào ngày 28tháng 12 năm 1925 Theo di chúc, thi hài ông được hỏa táng và tro rải xuốngsông Tiền Đường
Nguyễn Thượng Hiền để lại một số tác phẩm thơ văn bằng chữ Hán vàchữ Nôm Thơ của ông chủ yếu là những tâm sự của mình về thời cuộc và lên
án chính sách của người Pháp nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, kêu gọinhân dân đứng lên chống Pháp Bên cạnh đó, những tư tưởng mới, duy tân vềchính trị, kinh tế- xã hội, giáo dục cũng được thể hiện qua thơ văn của ông
Thơ văn của Nguyễn Thượng Hiền bao gồm:
- Nam chi tập
- Viễn hải quy Hồng
Trang 27- Hát Đông thư dị
- Tạp thái
Toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thượng Hiền đã thể hiệnmột tư tưởng yêu nước sâu sắc, một ý chí quyết tâm tìm ra con đường mớigiải phóng dân tộc và thể hiện sự khát khao vươn tới những ý tưởng cao đẹp
Tiểu kết chương 1
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới nói chung và Việt Namnói riêng đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng của Nguyễn Thượng Hiền.Sinh thời là một nhà Nho nhưng Nho giáo lại thất thế trước thời đại, ông phải
đi tìm một con đường khác để cứu nước, cứu dân Là một con người có tấmlòng yêu nước nồng nàn, ông kế thừa những tư tưởng của chủ nghĩa yêu nướctruyền thống được nhân dân ta đúc kết từ ngàn đời nay để hun đúc hơn nữatình cảm và chí quyết tâm cứu nước của mình Thêm vào đó, những tư tưởngcủa các bậc tiền bối thuộc dòng canh tân cuối thế kỷ XIX như NguyễnTrường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch đã có sức ảnh hưởng rất nhiều đến những tưtưởng của Nguyễn Thượng Hiền sau này Đặc biệt hơn cả là những tư tưởngmới đến từ Tân văn và Tân thư đã mang lại luồng sinh khí mới cho NguyễnThượng Hiền Ông chủ động, hào hứng tiếp nhận Tân văn, Tân thư, coi đó làánh sáng mới cho con đường giải phóng dân tộc Cuộc đời hoạt động cáchmạng của ông trải qua nhiều bước thăng trầm, gian khổ nhưng bằng tấm longnhiệt thành vì nước, bằng chí quyết tâm ông đã từ bỏ con đường công danhkhoa cử để dấn thân vào con đường cứu nước Qua chặng đường hoạt độngcách mạng của mình, Nguyễn Thượng Hiền đã để lại nhiều tác phẩm thơ vănthể hiện tinh thần yêu nước Bên cạnh những tác phẩm kêu gọi mọi ngườiđứng lên đấu tranh thì những hoạt động thực tiễn của ông cũng mang ý nghĩa
to lớn thể hiện ý chí quyết tâm cứu nước của một Nho sĩ duy tân giai đoạnđầu thế kỷ XX
Trang 28CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG DUY TÂN
CỦA NGUYỄN THƯỢNG HIỀN 2.1 Phê phán thực trạng xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Phong trào vũ trang kháng chiến Cần Vương đã tan rồi thì các sĩ phu,các nhà cách mạng mang trong mình tinh thần yêu nước nồng nàn tất phải tậptrung suy nghĩ về nguyên nhân mất nước để từ đó mới suy ra con đường cứunước Trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, các tư tưởng đáng kể ở Việt Nam đềuxoay quanh vấn đề cấp bách: nguyên nhân mất nước và con đường cứu nước
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn trong tư thếphải chống lại quân xâm lược phương Bắc, nhưng với tinh thần đoàn kết cùngvới những chiến lược phù hợp, ta đã chiến thắng kẻ thù mạnh hơn ta rất nhiềulần Nhưng nay, đối diện với ta là kẻ thù đến từ phương Tây với súng ống, đạibác, với kỹ thuật văn minh tiên tiến và với dã tâm vô cùng thâm độc Phongtrào Cần Vương thất bại chứng tỏ ý thức hệ cũ- ý thức hệ phong kiến đãkhông thể gánh trên vai trách nhiệm cứu nước Trong những năm giao thời,hai luồng tư tưởng Đông- Tây không ngừng bài trừ và kết hợp lẫn nhau,những tư tưởng cũ, lạc hậu đã không ngừng bị phê phán để thay vào đó lànhững tư tưởng tiến bộ hơn.“Phê phán trở thành một hiện tượng trong sinhhoạt tư tưởng, sinh hoạt xã hội của trí thức yêu nước bấy giờ Họ phê phán trêntinh thần yêu nước, trách nhiệm với sự hưng vong của đất nước, của nền vănhiến dân tộc, phê phán là sự khởi đầu cho sự sáng tạo và phát triển” [16; 82]
2.1.1 Phê phán sự lỗi thời của Nho giáo
Nho sĩ đầu thế kỷ XX đã nhận thấy sự bế tắc của dân trí nước ta là ởchỗ: văn minh phương Đông có tính chất luôn luôn “tĩnh” trong khi văn minhphương Tây lại luôn luôn “động” Văn minh tĩnh tại là nguồn gốc của dân trí
bế tắc Tuy nó không hoàn toàn đúng mà chỉ đúng từng phần thôi, đúng với
Trang 29thời kỳ đình trệ của văn minh phương Đông, thì nhận định này cũng đã thực
sự góp phần làm cơ sở lý luận để đấu tranh chống tinh thần thủ cựu, hoài cổcủa Nho giáo chính thống Giáo sư Trần Văn Giàu đã có phân tích về sự tĩnhtại của văn minh phương Đông và sự vận động của văn minh phương Tây:
“Đông phương cũng như Tây phương đều đã qua mấy thế kỷ “giấc ngủphong kiến triền miên”, chứ không riêng gì Đông phương Giấc ngủ đó củaĐông phương dài hơn, Đông phương vào phong kiến sớm mà ra phong kiếntrễ Từ thời dã man mà đi đến phong kiến thì văn minh Đông hay Tây đều cótiến bộ rất dài, đều là “động” cả Những người, những thuyền phương Tâyphương sang Đông phương hồi thế kỷ XV, XVI, đều đã nhận xét rằng, trênnhiều phương diện cơ bản, văn minh Đông phương cao hơn văn minh Tâyphương Nhưng đến thế kỷ XVIII, XIX thì rõ ràng văn minh Tây phương đãcao hơn rồi Ấy là nhờ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản; Tây phương tiếnnhanh, “động” dữ, cờn Đông phương thì xem như là giẫm chân một chỗ Sựthật quả có như vậy: người ta đi tới mà mình giẫm chân hay tiến chậm nhưrùa là mình tụt lại đằng sau, trở thành yếu hơn, dễ dàng bị đánh bại họ mạnh,
họ thắng vì văn minh của họ “động”; ta yếu, ta thua vì văn minh của ta “tĩnh”
Đó là tư tưởng của sĩ phu khi tìm hiểu nguyên nhân vì sao ta mất nước, vì saodân trí ta thấp hèn, vì sao ta từ chủ hóa ra nô” [13; 41]
Tư tưởng phương Đông cứ “tĩnh” mãi trong một thời gian quá dài màkhông chịu vận động, do vậy, tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế- chínhtrị- xã hội cứ mãi chìm đắm trong những lý luận cũ mòn, khuôn phép Những
lý luận giáo điều đó chỉ phát huy tác dụng trong xã hội phong kiến cũ mà naythế giới đã chuyển mình Cổ súy cho văn minh “tĩnh” là nguyên nhân dẫn đếntình trạng dân trí trì trệ, bế tắc và dẫn đến nguyên nhân của việc đất nước rơivào tay thực dân xâm lược
Trang 30Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời đầu công nguyên và giữ một vị tríquan trọng trong xã hội Việt Nam Nho giáo trải qua quá trình phát triển lâudài gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các nhà nước phongkiến của nước ta Các tư tưởng của Nho giáo nhằm đề cao uy quyền tuyệt đốicủa nhà vua, xây dựng hệ thống quan liêu chặt chẽ từ trung ương xuống địaphương Sự phát triển của triều đình phong kiến đã đưa Nho giáo lên vị tríđộc tôn, thống trịxã hội Việt Nam qua hầu hết các thời kỳ, đặc biệt từ thế kỷ
XV đến đầu thế kỷ XX Với vị trí thống trị như vậy, Nho giáo giành toànquyền trong việc chi phối nền giáo dục, tuyển chọn quan lại cho bộ máy nhànước phong kiến Nho sĩ dù xuất thân từ tầng lớp bình dân hay quý tộc đều làsản phẩm của nền giáo dục Nho học, trí thức dù ở trình độ nào thì cũng đượchọc những triết lý của Nho giáo Trải qua mấy nghìn năm tồn tại và phát triển,tưởng chừng Nho giáo sẽ vẫn giữ vị trí độc tôn, nhưng trước hoàn cảnh mớicùng với những hệ tư tưởng mới, Nho giáo đã không giúp trí thức giải quyếtđược nhiệm vụ thời đại của mình
Triều đình nhà Nguyễn thế kỷ XIX ra sức củng cố vương triều theo chế
độ quân chủ trung ương tập quyền chuyên chế theo mô hình Mãn Thanh Dovậy, nhà Nguyễn cố gắng chấn hưng Nho học bằng cách chấn chỉnh lại nềngiáo dục, soạn lại kinh sách theo cả tư tưởng Tống Nho, Hán Nho, ĐườngNho, Minh- Thanh Nho, trong đó khuynh hướng Hán Nho và Tống Nho làquan trọng nhất Các vị Vua của triều Nguyễn chủ trương tuyệt đối hóa chế
độ quân chủ chuyên chế, cổ vũ cho tư tưởng “giềng mối chính thống” Về cơbản, trong quá trình tồn tại của triều Nguyễn, các kỳ thi vẫn được tổ chức đềuđặn, Nho học vẫn được củng cố và tạo điều kiện phát triển
Tuy nhiên, ngay khi Nho giáo giữ vai trò độc tôn trong hệ thống chínhtrị- tư tưởng, đồng thời Nho sĩ giữ vị trí cao nhất trong hàng tứ dân “sĩ- nông-công – thương” thì tư tưởng của Nho sĩ cũng gặp phải những hạn chế, mâu
Trang 31thuẫn như: họ tin vào mệnh trời, số phận do vậy hạn chế tư tưởng tìm hiểu vàcải tạo thế giới, cuộc sống theo hướng tích cực và phát triển hơn như nhữngtrí thức phương Tây Hơn nữa, Nho sĩ một khi đã làm quan thì đã bước rakhỏi hàng ngũ tứ dân và bước lên một vị trí mới trong mô hình vua- quan-dân; cho nên, họ hoàn toàn phải trung với vua, cùng với vua cai trị nhân dân.Trong quá trình làm quan, nhiều Nho sĩ đã không giữ được phẩm chất đạođức lý tưởng như sách thánh hiền của Nho giáo từng dậy Trong lịch sử ViệtNam có nhiều Nho sĩ đã từ bỏ chốn quan trường hoặc đỗ đạt nhưng không ralàm quan để bảo vệ nhân cách lý tưởng của mình.
Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, Nho giáo bước vào giaiđoạn khủng hoảng và đi tới suy vong trên vũ đài tư tưởng Chủ nghĩa yêunước truyền thống nếu vẫn đề cao Nho giáo thì phải giải quyết ba vấn đề tưtưởng lớn nhưng lại hoàn toàn khác lạ so với lịch sử Đó là cuộc đấu tranh tưtưởng giữa “chính đạo và tà giáo”, giữa “duy tân và thủ cựu”, giữa “chủ chiếnhay chủ hòa” Nếu Nho sĩ giải quyết được ba vấn đề lớn này thì mới có thểchứng minh được cho sự tiếp tục tồn tại hợp lý của Nho giáo đối với giảiquyết các vấn đề xã hội, bằng không thì cần phải thay thế Nho sĩ dưới triềuNguyễn đã không giải quyết đúng đắn, hợp thời ba vấn đề này trong thời đạimới, do vậy càng làm cho Nho giáo bất lực trước nhiệm vụ lịch sử dân tộc.Các tư tưởng như “mệnh trời”, “trọng vương khinh bá, nội hạ ngoại di”,
“trọng nông ức thương” đã không còn phù hợp với thời đại mới Năm 1919,thực dân Pháp đã quyết định bãi bỏ nền giáo dục- khoa cử Nho học, khiến choNho học dần bị lãng quên Tuy nhiên trong dân gian, việc học chữ Hán vànhững tư tưởng đúng đắn của Nho giáo vẫn được nhân dân giữ gìn Những tưtưởng đúng đắn, phù hợp được người dân giữ gìn, phát triển thì phải bảo vệ;còn những tư tưởng lạc hậu, bị đào thải thì đó là cái cần phải bị phê phán Bởi
Trang 32đó chính là khả năng tiếp biến của lịch sử tư tưởng Việt Nam thông qua lăngkính của chủ nghĩa yêu nước truyền thống.
Sự thất bại của phong trào Cần Vương đánh dấu sự thất bại của ngườiViệt trước sự áp chế của thực dân Pháp, Nho sĩ duy tân lúc bây giờ cho rằngphải đánh giá lại những vấn đề của quá khứ và hiện tại của Việt Nam Điểmxuất phát cho sự phân tích, đánh giá, phê phán là những tư tưởng, mô hìnhchính trị, tổ chức chính trị xã hội theo lý luận Nho giáo Bằng tinh thần dân tộc,
ý thức cộng đồng và tấm lòng yêu nước thiết tha, các Nho sĩ duy tân đã phê phánnhững bảo thủ, lạc hậu trong tư tưởng Nho giáo một cách thẳng thắn
Nguyễn Thượng Hiền sinh ra trong một gia đình khoa bảng với truyềnthống Nho học là tư tưởng chủ đạo Nhưng thời thế đã thay đổi, thực dânPháp xâm lược nước ta, chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa và
áp đặt chế độ bảo hộ làm cho xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc Thểchế chính trị ở Việt Nam không còn là chế độ quân chủ chuyên chế với quyềnlực tối cao thuộc về vua và hoàng tộc, mà chuyển sang chế độ nửa phong kiếnnửa thuộc địa với sự xuất hiện của những tư tưởng mới và phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa Do vậy, nền chính trị, văn hóa, tư tưởng Nho giáo đãthể hiện sự lỗi thời, tầng lớp trí thức tinh hoa ngày càng lạc hậu, Nho sĩ khôngcùng một hệ tư tưởng mới với thực dân nên không hiểu hết dã tâm của chúng.Thực trạng này kìm hãm sự phát triển của xã hội, đồng thời cũng không thểtìm ra được con đường đưa dân tộc thoát khỏi ách xâm lược của thực dân
Nguyễn Thượng Hiền trưởng thành trong thời buổi loạn lạc, những lýtưởng cao đẹp của một nhà nho mà ông được học trong sách Thánh hiền bỗngchốc “hoang mang” trước thực tại Lúc còn thiếu thời ông vẫn chăm chỉ đènsách và qua nhiều lần thi cử, đỗ đạt cao, nhưng chứng kiến cảnh nước mất nhàtan, triều đình phong kiến bất lực trước kẻ thù xâm lược, ông đã khảng khái từ
Trang 33chối làm quan và lui về ở ẩn, tìm con đường mới cứu nước cho dân tộc Quantrọng nhất, ông nhận ra được sự lạc hậu của tư tưởng Nho giáo là không cònphù hợp với tình hình hiện tại, thẳng thắn phê phán những khuyết điểm củaNho giáo về chính trị, lối khoa cử đã quá lỗi thời.
Trong bài thơ “Kinh đô cũ”, Nguyễn Thượng Hiền đã phải cay đắngthốt lên trước thực trạng lỗi thời của Nho giáo:
“Trời xanh còn loạn lạc,Đất đỏ vẫn thuế sưu
Đạo trời bị khuất vì giặc giã,Đời ta chăm nghiên bút hóa ngu" [19; 73]
Theo tư tưởng chính thống Nho giáo, “Đạo trời” hay thuyết Thiênmệnh là tư tưởng căn cốt, quyết định tới sự thành- bại của người quân tử và
sự thịnh- suy của một triều đại Do vậy, tuân theo mệnh trời, hợp với ý trời làviệc làm vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người Nếu theo thuyết Thiênmệnh, con người dễ dàng yên phận với thực tại, không dám đấu tranh đòiquyền lợi; thuyết Thiên mệnh làm thui chột khả năng sáng tạo, không dámchủ động học hỏi những cái mới dù nó là tiến bộ Tuy nhiên, trong tình hìnhmới “Đạo trời” đã không thể giải quyết được những biến động mạnh mẽ củathời cuộc mà còn cản trở con đường cứu nước của những con người yêu nướcchân chính Nguyễn Thượng Hiền nhận ra rằng, “Đạo trời” nay đã “khuất”rồi, nếu cứ cố gắng đi theo thì sẽ rơi vào bế tắc, nhiệm vụ lịch sử đặt ra khôngthể giải quyết được Cần phải có sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động, vậnmệnh của bản thân và đất nước không thể trông chờ vào mệnh trời mà phải tựmình đứng lên giải quyết
Trang 34Các Nho sĩ duy tân cùng thời với Nguyễn Thượng Hiền cũng lên tiếngphê phán thuyết Thiên Mệnh: “Ngày nay chỉ riêng cái thuyết mệnh trời cũng
đủ làm cản ý chí cạnh tranh của quốc dân ta ( ) Cho nên, nước yếu thìkhông quy trách nhiệm cho chính sự tồi tệ, quốc dân bất tài, mà lại nói đếnvận số không phải do con người quyết định Lụt lội, hạn hán thì không trách
cứ là không có kế hoạch tiêu nước kịp thời, không phòng ngừa đói kém, màlại nói thiên tai không phải do con người gây nên Dịch bệnh lan tràn thì lạinói con người sống chết là do số mệnh, đề phòng cũng vô ích cũng làm mộtnghề, kẻ thành người bại, cũng lại nói là họ gặp may, ta gặp rủi Than ôi! Sailại có những cách nói tự hại mình đến thế? Sức người không làm được mà lại
đổ tội cho trời, trời có nhận tội đâu” [65; 62- 63]
Sự đảo lộn trong thế giới quan Nho giáo về thuyết Mệnh trời của cácNho sĩ đầu thế kỷ XX nói chung và Nguyễn Thượng Hiền nói riêng thể hiệnđầu tiên ở hành động ly khai với triều đình phong kiến, tích cực phản đối chủtrương cầu hòa của nhà Nguyễn Việc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thựcdân Pháp đã làm thay đổi mạnh mẽ tư tưởng trung quân, tôn quân tuyệt đối,thần phục mệnh trời trong giáo lý Khổng – Mạnh mà các Nho sĩ đã được răndạy từ lúc mới học chữ Thánh hiền Triều đình nhà Nguyễn đã không còn
“quân minh, thần trung” nữa, thế giới quan Nho giáo đã không còn phù hợpvới tình hình mới của đất nước Nguyễn Thượng Hiền nhận ra được sự bế tắctrong tư tưởng Thiên mệnh nên đã lựa chọn đặt chủ nghĩa yêu nước bên ngoài
“trung quân”, ông không thuận theo mệnh trời khi nó thể hiện ở phán quyếtcủa vua mà cố gắng đi tìm một đường hướng mới cho vận mệnh của dân tộc
Sự giáo điều của Nho giáo còn thể hiện ở tư tưởng: trọng vương khinh
bá, trọng sĩ khinh thương Tư tưởng này đề cao cái đạo của Nho giáo mà xemnhẹ cái khoa học kỹ thuật của phương Tây; đề lên cao cái cương thường, lễgiáo phong kiến mà xem nhẹ việc làm kinh tế, coi thường công thương Theo
Trang 35Nho giáo, nói “nghĩa” là vương còn nói “lợi” là bá Tư tưởng này đã ăn sâuvào trong ý thức hệ của người Việt bởi nước ta mang đặc điểm của nền kinh
tế tiểu nông nhỏ hẹp, tự cấp tự túc do vậy nghề nông là nghề nuôi sống xã hộicòn nghề cao quý nhất là đi học làm thầy, làm quan; thương nhân và thươngnghiệp ít được quan tâm, thậm chí còn bị xã hội coi thường Tầng lớp thốngtrị cho rằng thương nhân là kẻ “xảo trá, hám lợi”, đạo đức và cách hành xửkhắc hẳn với người quân tử vốn trọng nghĩa, khinh lợi, khác với người nôngdân chất phác, thật thà Tư tưởng “khinh thương” đó đã dẫn đến hậu quả là sựbất bình đẳng trong xã hội, sự mất cân đối của nền kinh tế Nền kinh tế “trọngnông ức thương”, tiểu nông gia trưởng đã bộc lộ rõ những hạn chế, lạc hậutrong thời kỳ kinh tế tư bản chủ nghĩa đang xâm lấn ngày càng mạnh vàonước ta
Nền kinh tế lạc hậu, thua kém hơn rất nhiều so với nước ngoài lànguyên nhân dẫn đến hệ quả mất nước Nguyễn Thượng Hiền cùng các Nho
sĩ tiến bộ đương thời đã tạo ra cuộc vận động mở mang dân trí bằng cáchchống lại tư tưởng trọng vương khinh bá, trọng sĩ khinh thương Ông hô hàothực nghiệp, hô hào công thượng, lập đoàn thể, góp vốn, lập hội buôn; chorằng sinh lợi là làm việc nghĩa cho đất nước, cho nhân dân:
“Các hội đã gây nên đoàn thể,Lợi nước mình không để ai tranhNgoại dương xem cũng giật mìnhKhen: ai khéo vẽ thông minh cho người” [19;400- 401].Nguyễn Thượng Hiền nhận thấy trong thời buổi nhiễu nhương, đi họcrồi ra làm quan thì đó là đi vào trong đường nô lệ, bởi làm quan chính là làmtay sai cho thực dân, là làm hại nước nhà Do vậy, ông khuyên mọi người nênlập hội buôn bán, mở mang công thương, đó cũng chính là con đường mở
Trang 36mang dân trí, đổi mới đất nước, là tương lai mới của dân tộc Việt Nam Bảnthân Nguyễn Thượng Hiền là một nhà khoa bảng, sinh ra trong gia đình quanlại nhưng ông lại lên tiếng phản đối những tư tưởng của Nho giáo, lên tiếngủng hộ cho công thương, hiệp đoàn Ông hô hào đi buôn, lập hội buôn vớimột tinh thần yêu nước thực sự trong sạch, không vì lợi ích cá nhân mà đặttrên hết là vì lợi ích nước nhà.
Nhược điểm của Nho giáo trong thời kỳ mới còn thể hiện ở việc nó làmhạn chế sự sáng tạo, kìm hãm sự đột phá trong tư duy Bởi lẽ, các nhà nho từtrước tới nay chỉ chủ yếu học thuộc lòng sách Khổng- Mạnh khuyên răn vềđạo đức, chính trị- xã hội, thơ phú mà cực hạn chế những tri thức về khoa học
kỹ thuật.Lý luận Nho giáo cho rằng tất cả trí tuệ khôn ngoan của loài người đãđược thu gọn trong Tứ thư Ngũ kinh rồi, chỉ cần ngồi ở nhà học thuộc lòng tất
cả kinh truyện còn thông đạt hơn là đi ra thế giới bên ngoài Ngay từ cuối thế
kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, các Nho sĩ đã cực lực phản đối việc bỏ hết thì giờvào một việc học thuộc lòng lời nói cổ nhân, vào một cái học đẽo gọt văn biềnngẫu chẳng có ích lợi gì cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nó còn giamlỏng tâm trí con người mãi ở chỗ lạc hậu, bế tắc Lối học kiểu cũ này cànglàm dân trí giậm chân tại chỗ, thậm chí còn thụt lùi sâu hơn so với thờiđại.Muốn mở mang trí khôn cho dân thì cần phải vượt qua những tư tưởng thủcựu đó
Thời kỳ Nguyễn Thượng Hiền được nhà canh tân Nguyễn Lộ Trạchtruyền cho Tân thư, Tân Văn, được tiếp xúc với những sĩ phu yêu nước, ông
đã đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng của mình bằng việc tự đốt những tập
thơ, sách đã làm trước đó Ông viết bài thơ “Tự phần thi cảo hữu cảm xúc”
(Tự đốt tập thơ, cảm xúc làm ra bài này):
Trang 37“Ham danh mài gọt nghĩ hoài công,Say ném chùm thơ gửi lửa hồng.
Ngàn thuở chắc chi ai mắc hợm, Trăm năm riêng để nhọc trong lòng
Xem lân tây đã lo gìn đạo,Nhìn báo Nam sơn liệu giấu lòng.” [19; 132]
Thực trạng mất nước đau lòng, nhân dân lầm than đã làm NguyễnThượng Hiền “tỉnh mộng”, quyết tâm từ quan, từ giã cuộc sống thanh nhàn ẩndật để bước vào con đường hoạt động cách mạng Ông đã thể hiện sự bừngtỉnh trong ý chí của mình khi viết:
“Ở chốn cửa vàng, tiếng kèn thổi suốt ngày đêm Giấc mộng hoa mai chợt tỉnh muốn đi đầu quân”[59; 78].Việc Nguyễn Thượng Hiền quyết định dấn thân vào con đường cứunước, cứu dân đã chứng tỏ ông đã tự phá vỡ sự cô tịch khép kín của bản thân.Điều này cũng thể hiện là một sự mới mẻ đương thời, cũng như với chính bảnthân ông là một nhà nho nệ cổ
Xuất thân là Nho sĩ, nhưng Nguyễn Thượng Hiền đã thẳng thắn bày tỏ
sự phê phán của mình đối với Nho giáo lỗi thời Chính sự phê phán này đãlàm nổi bật lên tư tưởng duy tân của ông Ông không cam chịu những tưtưởng sẵn có và coi đó là đúng mà nhận ra trong hoàn cảnh mới cần bổ sungnhững tư tưởng mới tiến bộ hơn thì mới có thể mở ra con đường cứu nướccho đất nước Phê phán nhưng không đả kích, phủ nhận mà phê phán nhằmchỉ ra nguyên nhân sâu xa sự thất bại của Nho giáo trước sự xuất hiện củanhững tư tưởng mới phương Tây Nhiệm vụ lịch sử của các Nho sĩ trong giaiđoạn này là như vậy
Trang 382.1.2 Phê phán xã hội phong kiến thuộc địa
*Phê phán những tệ hại của xã hội phong kiến
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam chịu cảnh “một cổhai cùm”, chịu sự đàn áp và bóc lột nặng nề từ cả hai thế lực thực dân vàphong kiến Chứng kiến hoàn cảnh đất nước như vậy, Nguyễn Thượng Hiềnvới tư cách là một nhà trí sĩ yêu nước không thể ngoảnh mặt làm ngơ trướctình cảnh đó Ông đã dùng ngòi bút sắc sảo của mình thể hiện sự phê phán sâusắc đối với xã hội phong kiến thuộc địa
Thứ nhất, Nguyễn Thượng Hiền phê phán những tệ hại của xã hộiphong kiến Triều đình phong kiến đã đầu hàng thực dân Pháp và thực chấtchỉ là chính quyền bù nhìn, tay sai dưới sự sắp xếp của thực dân Ông chỉthẳng ra rằng triều đình phong kiến còn tồn tại là phương tiện để đàn áp vàbóc lột nhân dân chứ thật ra không có một chút quyền tự quyết gì Còn vuachỉ là “hư vị”, “đồ chơi” của thực dân, bởi chúng ta đã mất nước NguyễnThượng Hiền đau xót khi viết những dòng tâm sự với người bạn Trung Quốctrong “Giọt lệ bể dâu”: “Chúng giữ lấy làm vì để hiệu lệnh cho nhân dântrong nước mà thôi Chúng giết người hiền lành thì bảo là vâng mệnh triềuđình, chúng thêm thuế khóa thì bảo là vâng dụ hoàng thượng Ông hư vị ấychẳng qua chỉ để cho chúng làm đồ chơi thì sung sướng gì mà làm một ôngvua mất nước” [19; 223]
Vua quan triều đình phong kiến chỉ khư khư giữ lấy Nho học mà bấtlực trước vận mệnh đất nước Trong thời kỳ này, ông đã đặt tư tưởng ái quốclên trên trung quân, do vậy ông đã không ngần ngại phê phán thẳng thắn vuaquan triều đình bù nhìn, chế độ chính trị lạc hậu Ông chỉ thẳng nguyên nhânmất nước từ chính dân tộc mình, đúng theo tinh thần “tiên trách kỷ, hậu tráchnhân” Nguyên nhân mất nước là do chính quyền hẹp hòi, ngu ngốc và bảo
Trang 39thủ trong khi điều kiện thế giới đã có nhiều đổi thay, khi mà “sóng cạnh tranh lailáng khắp hoàn cầu”, sự xâm lược của ngoại bang là điều không thể tránh khỏi:
“Từ năm mươi năm gần đây, ngọn sóng châu Âu tràn sang phươngĐông, cuộc thể đều biến đổi Người cầm quyền trong nước lúc bấy giờ ngungốc và hẹp hòi, chuyên giữ cái chủ nghĩa đóng cửa, không biết ngoại giaoquốc tế là cái gì, lại không biết trước lo mở trí thức cho quốc dân Cho nênngười da trắng được nhân chỗ hở, trước lấy truyền giáo để dòm dỏ hư thựccủa nước chúng tôi, rồi đến lấy thông thương để chẹn cửa ngõ của nước chúngtôi, sau thì lấy chiến tranh và hòa ước để cướp nước chúng tôi” [19; 211]
Có thể nói Nguyễn Thượng Hiền là một người rất thức thời, ông nhận
ra rằng tư tưởng Nho giáo phong kiến đã không còn phù hợp để cứu nướctrong khi đó nhà cầm quyền lại thủ cựu Bao nhiêu năm lịch sử chống giặcngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhưng chúng ta chỉ phải đối diện với một kẻthù duy nhất là triều đình phong kiến Trung Quốc Do cùng một hệ tư tưởngvới Trung Quốc là lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo trong cai trị đất nước,cho nên ta mới có thể đứng lên từ chỗ thoát khỏi ách đô hộ hàng nghìn nămđến những cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc Nhưng trong tình hình hiệntại, văn minh của phương Tây đã vượt xa hơn rất nhiều trong khi phươngĐông vẫn thủ cựu với Nho học Chúng ta phải đối diện với một thực tế khác
so với lịch sử: thực dân Pháp với hệ tư tưởng phương Tây tiên tiến, khác lạ.Nếu triều đình nhà Nguyễn cứ dùng cách cũ để đương đầu với thực dân Phápthì không thể nào chống lại được bởi hệ tư tưởng đã không còn ngang bằngvới thời đại Hơn nữa triều đình phong kiến lại còn bảo thủ không chịu mởcửa, mở mang tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại cho toàn dân thì việc bị thựcdân cướp nước là điều không thể tránh khỏi.Nguyễn Thượng Hiền đã phântích ngọn nguồn nguyên nhân đất nước rơi vào tay thực dân Pháp trước hết từtrong chính bản thân dân tộc ta: lạc hậu do chính sách đóng cửa, bảo thủ
Trang 40Cùng thời với Nguyễn Thượng Hiền, khi chỉ ra nguyên nhân mất nước,Phan Chu Trinh còn mạnh mẽ chỉ trích chế độ quân chủ chuyên chế Lời lẽđanh thép của ông đánh thẳng vào sự nhu nhược của vua Nguyễn và tầng lớpquan lại của triều đình phong kiến: “Một nước bao nhiêu triệu dân mà chỉgiao phó quyền chính cho một ông vua thì chẳng phải là ngu xuẩn lắm ư? Gặpđược ông vua thông minh còn e chưa lo hết bổn phận thay, huống là gặp phảianh vua u mê làm ròng những sự độc ác, cấm dân có ăn học không được loviệc nước, thì dân khốn khổ biết bao, và còn ai dám ra gánh vác Một nhàkhông ai lo chủ trương, một nước không ai lo chủ trương thì nhà nước ấy làmsao mà không tan, không mất được” [61; 785].
Khi nước ta đã là thuộc địa của Pháp, tình cảnh trong nước trở nên rốiren, vua quan thực chất chỉ còn là bù nhìn dưới quyền kiểm soát của thực dân,nhân dân lầm than đói khổ.Trong bài “Thư gửi đồng bào trên đường xuấtdương”, ông đau lòng trước thực trạng đất nước mà viết nên rằng: “Than ôi!Ngoảnh đầu lại, mở mắt ngẩng nhìn lên, tôi thấy mùi hôi tanh tràn khắp, khí
âm u ùn bốc từ bốn phía Tôi khóc cho núi sông vì bụi mà che kín, chồn cáomúa reo! Tôi khóc miếu đền xã tắc, nơi góc bể chân trời, mịt mù hoang vắng!Tôi khóc vì vua ta, liên miên lao khổ, không biết ngỏ cùng ai! Tôi khóc chodân ta, tan tác điêu tàn, phải bỏ mình nơi xứ lạ! Tôi khóc các vị nho sĩ, mặttrắng thân hèn, không biết hổ thẹn! Tôi khóchàng quan chức, sống say mèm,chết trong ảo mộng, không biết phẫn uất vì điều nhục! Tôi khóc vì các hàngthân sĩ nói chung ” [19; 296]
Hay trong “Bài thơ đưa đồng bào”, Nguyễn Thượng Hiền có viết đoạnthơ nêu lên thực trạng vua quan thờ ơ trước tình cảnh đất nước:
“Nay ta khóc tấm lòng thảm thiết,Khóc những người khí tiết phen này