1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT HUY TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC PHAN BỘI CHÂU TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY

111 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Phan Bội Châu (1867 1940) và tư tưởng yêu nước của ông có vị trí, vai trò quan trọng trong khẳng định giá trị, ý nghĩa và phát triển chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ mới; là sự hội tụ, kết tinh, phản ánh khát vọng hòa bình, tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất, dám đứng lên đánh đuổi quân xâm lược; bảo vệ tổ tiên, giống nòi, núi sông, bờ cõi Việt Nam trước họa ngoại bang xâm lược đất nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tên tuổi, thân thế, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng yêu nước và những cống hiến to lớn của Phan Bội Châu đối với dân tộc Việt Nam còn sống mãi; không chỉ ghi trong sử sách mà còn khắc sâu trong tâm thức của hàng triệu người dân Việt Nam yêu nước, được gìn giữ, lưu truyền qua các thế hệ. Phan Bội Châu là tấm gương sáng để các thế hệ con cháu học tập, trau dồi ý chí phấn đấu vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu đã được tiếp thu, kế thừa và phát triển trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nghiên cứu, học tập và phát huy tư tưởng yêu nước của các thế hệ đi trước đối với học sinh, sinh viên, thanh niên hiện nay có tầm quan trọng đặc biệt khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào cộng đồng quốc tế. Mục tiêu khẳng định độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trước những biến động khó lường của thế giới hiện đại đã đặt ra những thách thức trong việc nâng cao ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy vai trò chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt với giới trẻ những chủ nhân tương lai, gánh vác trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới. Để làm chủ tương lai, giới trẻ không thể không kế thừa, phát huy tinh thần yêu nước, đồng thời, liên tục sáng tạo, hoàn thiện chủ nghĩa yêu nước của dân tộc để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho những bước phát triển của đất nước. Phan Bội Châu là một nhà yêu nước đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời để tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân Pháp. Sự nghiệp cách mạng của ông để lại những bài học quý báu cho đời sau về mục tiêu, lý tưởng sống vì nước, vì dân. Việc phát huy tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu trong giáo dục, bồi dưỡng giới trẻ hiện nay lớp người sinh ra và trưởng thành trong thời bình, là việc làm hết sức cần thiết để giúp họ nhận thức đầy đủ, sâu sắc giá trị của hòa bình, độc lập, tự do, nhờ đó mà biết nâng niu, quý trọng, gìn giữ nền độc lập dân tộc, thành quả cách mạng mà các thế hệ người Việt Nam bằng máu xương của mình xây đắp nên. Giáo dục nhằm phát huy tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu cho giới trẻ cũng là thông điệp để nhắc nhở họ không được quên quá khứ hào hùng và đau thương, thấm đẫm máu và nước mắt, góp phần khắc phục những biểu hiện coi thường lịch sử, ngại học tập, nghiên cứu môn Lịch sử, lãng quên quá khứ hào hùng của dân tộc, chạy theo “mốt mới”, sùng bái tư tưởng, lối sống thiếu lành mạnh du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Đây là cơ sở khoa học giúp giới trẻ tự tin, vững vàng trong cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, phủ nhận lịch sử dân tộc; phủ nhận giá trị tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu và các bậc tiền bối. Qua đó, ý thức rõ ràng về sự cần thiết phát huy vai trò, trách nhiệm công dân trong sự nghiêp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu, nắm vững tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu là hành trang cần thiết để giới trẻ tự tin lập thân, lập nghiệp, vào đời; tôi rèn ý chí, bản lĩnh chính trị để thắng không kiêu, bại không nản, có năng lượng dồi dào, có ý chí tiếp bước ông cha, xây dựng non sông đất Việt ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu chứa đựng nhiều nội dung phong phú, đặc sắc, thể hiện xu hướng cải cách, phát triển của xã hội, rất cần chọn lọc để vận dụng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy không thành công trong việc cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc nhưng tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu đã ảnh hưởng tích cực đến xã hội Việt Nam đương thời, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu cho cách mạng Việt Nam, cho thế hệ trẻ thời đại Hồ Chí Minh. Nghiên cứu chuyên sâu tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu không chỉ đem lại sự nhìn nhận, đánh giá sâu sắc hơn về những cống hiến của ông đối với lịch sử phát triển đất nước, văn hóa, con người Việt Nam, mà hơn thế nữa, việc kế thừa, phát huy tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu nói riêng, tư tưởng yêu nước truyền thống dân tộc nói chung góp phần gìn giữ truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc, nâng cao ý thức, nhận thức về vai trò, trách nhiệm của công dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu còn được giữ gìn, phát huy, tức là dân tộc Việt Nam còn tồn tại và phát triển. Tư tưởng yêu nước là hồn thiêng dân tộc, đồng thời là động lực chủ yếu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Phát huy tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu trong giới trẻ hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Việt Nam học.

Ngày đăng: 03/07/2018, 15:27

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    Chương 1 ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC PHAN BỘI CHÂU

    1.1. Điều kiện khách quan tác động đến sự hình thành tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu

    1.1.1. Tác động của tình hình thế giới và khu vực đến Việt Nam

    1.1.1.1. Quá trình thực dân hóa phương Đông của chủ nghĩa đế quốc Âu - Mỹ

    1.1.1.2. Phản ứng của các nước châu Á trước sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân

    1.1.2. Tác động của bối cảnh lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đến sự hình thành tư tưởng yêu nước Phan Bội Châu

    1.1.2.1. Tình hình chính trị của Việt Nam

    1.1.2.2. Tình hình kinh tế Việt Nam

    1.1.2.3. Tình hình xã hội Việt Nam

    1.1.2.4. Tình hình văn hóa Việt Nam

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w