1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm

198 225 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 2,63 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ chức biết học hỏi (TCBHH) (learning organization) mặc dù là khái niệm mới được đề cập đến từ những năm cuối thế kỉ XX nhưng đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới. Các nghiên cứu về TCBHH đi sâu vào nhiều lĩnh vực cụ thể như: tầm quan trọng của TCBHH, đặc điểm của TCBHH, cách thức xây dựng một tổ chức thành TCBHH… Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng, xây dựng tổ chức thành TCBHH là một yêu cầu tất yếu bởi trong bối cảnh hiện nay, “tất cả các tổ chức thuộc mọi loại hình đều phải học tập không chỉ để tồn tại mà còn để phát triển mạnh mẽ” (Michael Pearn, 1994) [95]. Đặc biệt trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, khả năng học tập của tổ chức sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững: “Khả năng của tổ chức trong việc học hỏi và cải tiến nhanh hơn các đối thủ khác có thể là lợi thể cạnh tranh bền vững duy nhất trong thế giới kinh doanh thế kỉ XXI” (Deane, 1997) [70]. Có thể thấy, xây dựng TCBHH có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho một tổ chức có thể tồn tại, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trường học là một loại hình tổ chức đặc thù thực hiện chức năng giáo dục và đào tạo con người đáp ứng mục tiêu của xã hội. Với tính chất của một tổ chức hành chính – sư phạm, các nhà trường (NT) cũng cần trở thành những TCBHH bởi “có bằng chứng chỉ ra rằng, khi trường học được chú ý như là một TCBHH, người học sẽ thành công” (Moloi, 2010) [97]. Khi NT là một tổ chức biết học hỏi, NT sẽ có chiến lược phát triển rõ ràng, có sự gắn kết chặt chẽ với cộng đồng, liên tục đổi mới về mặt tổ chức, quản lý cũng như hoạt động dạy học và giáo dục để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. TCBHH tạo ra cho các NT một môi trường học tập hợp tác, chia sẻ và đối thoại cởi mở để phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của NT. Chính vì vậy, các NT, trong đó có các trường Đại học Sư phạm (ĐHSP), được khuyến nghị cần phải trở thành TCBHH. Trường ĐHSP là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia. Vai trò, sứ mệnh của các trường ĐHSP luôn gắn liền với định hướng phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân trong từng giai đoạn cụ thể. Hiện nay, giáo dục Việt Nam hiện nay đang tiến hành những đổi mới mạnh mẽ và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW): “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [2]. Với vai trò và sứ mệnh của mình, các trường ĐHSP phải là những tổ chức dẫn đầu trong việc học tập để phục vụ cho việc đào tạo đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại. Đồng thời, các trường ĐHSP phải luôn đổi mới mạnh mẽ, không ngừng nâng cao chất lượng để khẳng định vai trò tiên phong trong việc dẫn dắt sự phát triển của hệ thống giáo dục nước nhà. Trên thực tế, thế kỉ XXI là thế kỉ của hội nhập, khoa học và công nghệ với sự cạnh tranh diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và trên phạm vi toàn cầu. Hội nhập và toàn cầu hóa không dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà còn tác động trực tiếp đến giáo dục, các trường ĐHSP đứng trước yêu cầu phải đào tạo ra những giáo viên có thể làm việc trong môi trường toàn cầu, tham gia giảng dạy ở các cơ sở giáo dục của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới; đồng thời có thể cạnh tranh được với những giáo viên được đào tạo tại các trường ĐHSP ở các quốc gia khác ngay trên chính đất nước mình. Điều này đặt ra cho các trường ĐHSP những thách thức rất lớn về nâng cao chất lượng đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học để có thể từng bước hội nhập. Xây dựng TCBHH ở các trường ĐHSP cần nền tảng vô cùng quan trọng là nền văn hóa tổ chức mạnh và tích cực của mỗi NT. Trong đó các giá trị văn hóa cần thiết nhất là hợp tác, chia sẻ, đổi mới, sáng tạo, tôn trọng và học hỏi. Tuy nhiên, các giá trị nói trên vẫn chưa thực sự nổi bật trong văn hóa NT sư phạm hiện nay. Xây dựng TCBHH do đó là định hướng quan trọng để củng cố, hoàn thiện văn hóa tổ chức ở các trường ĐHSP trong bối cảnh hội nhập và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo. Như vậy, xây dựng TCBHH là yêu cầu tất yếu đối với các trường ĐHSP cả về lý luận và thực tiễn để có thể nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, tăng cường năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng tổ chức biết học hỏi ở các trường đại học sư phạm”.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT XÂY DỰNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2018 ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục biểu đồ ix Danh mục hình x MỞ ĐẦU Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Nghiên cứu văn hóa tổ chức văn hóa tổ chức trường đại học 1.1.2 Nghiên cứu tổ chức biết học hỏi 1.1.3 Nghiên cứu tổ chức biết học hỏi nhà trường 12 1.1.4 Những nghiên cứu xây dựng tổ chức biết học hỏi nhà trường 13 1.1.5 Nghiên cứu xây dựng tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm 15 1.1.6 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 16 1.2 Lý luận tổ chức biết học hỏi 17 1.2.1 Khái niệm tổ chức biết học hỏi 17 1.2.2 Mô hình tổ chức biết học hỏi 20 1.3 Lý luận tổ chức biết học hỏi trƣờng đại học sƣ phạm 27 1.3.1 Tổ chức biết học hỏi nhà trường 27 1.3.2 Tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm 29 1.4 Một số vấn đề lý luận xây dựng tổ chức biết học hỏi trƣờng đại học sƣ phạm 46 1.4.1 Khái niệm xây dựng tổ chức biết học hỏi 46 1.4.2 Chủ thể xây dựng tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm 47 1.4.3 Nội dung xây dựng tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm 48 iii 1.4.4 Con đường xây dựng tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm 52 1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng tổ chức biết học hỏi trƣờng đại học sƣ phạm 56 1.6 Mô hình nghiên cứu luận án 58 Kết luận chƣơng 59 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM 61 2.1 Khái quát địa bàn khảo sát 61 2.1.1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 61 2.1.2 Trường Đại học Sư phạm Huế 61 2.1.3 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 62 2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng xây dựng tổ chức biết học học trƣờng Đại học Sƣ phạm 63 2.2.1 Mục đích khảo sát 63 2.2.2 Chọn mẫu điều tra mô tả mẫu 63 2.2.3 Nội dung khảo sát 63 2.2.4 Phương pháp quy trình nghiên cứu thực trạng 64 2.3 Thực trạng biểu tổ chức biết học hỏi trƣờng đại học sƣ phạm 68 2.3.1 Thực trạng biểu tổ chức biết học hỏi cấp độ cá nhân 68 2.3.2 Thực trạng biểu đặc điểm tổ chức biết học hỏi cấp độ nhóm 72 2.3.3 Thực trạng biểu đặc điểm tổ chức biết học hỏi cấp độ hệ thống 74 2.3.4 Đánh giá chung mức độ biểu tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm 82 2.3.5 Tương quan đặc điểm tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm 84 2.4 Thực trạng xây dựng tổ chức biết học hỏi trƣờng đại học sƣ phạm 85 iv 2.4.1 Thực trạng tác động tới việc học tập cấp độ cá nhân 85 2.4.2 Thực trạng tác động tới việc học tập cấp độ nhóm 88 2.4.3 Thực trạng tác động tới việc học tập cấp độ hệ thống 89 2.4.4 Đánh giá chung việc xây dựng tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm 92 2.4.5 Tương quan việc thực đường xây dựng tổ chức biết học hỏi với đặc điểm tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm 95 2.5 Thực trạng yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng tổ chức biết học hỏi trƣờng đại học sƣ phạm 97 2.6 Đánh giá chung xây dựng tổ chức biết học hỏi trƣờng đại học sƣ phạm 103 2.6.1 Mặt mạnh 104 2.6.2 Mặt hạn chế 105 2.6.3 Nguyên nhân thực trạng 105 Kết luận chƣơng 107 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM 109 3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 109 3.2.1 Xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi đảm bảo tính hệ thống, tồn diện 109 3.2.2 Xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi gắn với thực sinh động nhà trường 109 3.2.3 Xây dựng tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo 110 3.2 Các biện pháp đề xuất 110 3.2.1 Khuyến khích tham gia cán bộ, giảng viên bên liên quan vào trình xây dựng tầm nhìn nhà trường khoa 110 3.2.2 Mở rộng tăng cường hợp tác với đối tác bên để thúc đẩy phát triển nhà trường, khoa 115 v 3.2.3 Xây dựng hệ thống tài nguyên tri thức mở với tham gia tất cán bộ, giảng viên 119 3.2.4 Xây dựng mơi trường học thuật cởi mở, khuyến khích đổi mới, sáng tạo 124 3.2.5 Bố trí khơng gian, thời gian điều kiện sở vật chất để tăng cường hoạt động hợp tác cán bộ, giảng viên 127 3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi mối quan hệ biện pháp 130 3.3.1 Kết khảo nghiệm mức độ cần thiết biện pháp đề xuất 130 3.3.2 Kết khảo nghiệm mức độ khả thi biện pháp đề xuất 131 3.3.3 Mức độ cần thiết mức độ khả thi biện pháp đề xuất theo cấp quản lý 132 3.3.4 Mối quan hệ biện pháp đề xuất 134 3.4 Nghiên cứu trƣờng hợp (case study) 135 3.4.1 Mục đích tổ chức nghiên cứu 135 3.4.2 Các phương pháp nghiên cứu 135 3.4.3 Giới thiệu Khoa Giáo dục đặc biệt - Trường ĐHSP Hà Nội 136 3.4.4 Thực trạng biểu tổ chức biết học hỏi xây dựng tổ chức biết học hỏi Khoa Giáo dục đặc biệt 137 3.4.5 Biện pháp để tăng cường hợp tác với đối tác bên để nắm bắt hội cho phát triển khoa 140 Kết luận chƣơng 146 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 148 DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC .1PL vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB Cán ĐH Đại học ĐHSP Đại học sư phạm GV Giảng viên NT Nhà trường SV Sinh viên TCBHH Tổ chức biết học hỏi vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Độ tin cậy thang đo (Reliability Statistics) 65 Bảng 2.2 Độ tin cậy thang đo xây dựng TCBHH (Reliability Statistics) 66 Bảng 2.3 Đánh giá CB, GV biểu học tập, phát triển chuyên môn nghiệp vụ 69 Bảng 2.4 Đánh giá CB, GV chủ động, tích cực đổi mới, sáng tạo 71 Bảng 2.5 Đánh giá CB, GV hợp tác giảng dạy nghiên cứu 73 Bảng 2.6 Đánh giá GV hoạt động sáng tạo quản lý tri thức NT 75 Bảng 2.7 Đánh giá CB, GV tầm nhìn NT 77 Bảng 2.8 Đánh giá GV biểu gắn kết trường sư phạm với trường phổ thông xã hội 79 Bảng 2.9 Đánh giá GV quyền tự chủ việc phát huy vai trò CB, GV 81 Bảng 2.10 Tổng hợp mức độ biểu TCBHH trường ĐHSP 82 Bảng 2.11 Phân tích tương quan đặc điểm TCBHH trường ĐHSP 84 Bảng 2.12 Thực trạng tác động tới việc học tập cấp độ cá nhân chủ thể quản lý cấp khoa 86 Bảng 2.13 Thực trạng tác động tới việc học tập cấp độ cá nhân chủ thể quản lý cấp trường 87 Bảng 2.14 Thực trạng tác động tới việc học tập cấp độ nhóm chủ thể quản lý khoa 88 Bảng 2.15 Thực trạng tác động tới việc học tập cấp độ nhóm chủ thể quản lý cấp trường 89 viii Bảng 2.16 Thực trạng tác động tới việc học tập cấp độ hệ thống của chủ thể quản lý cấp khoa 90 Bảng 2.17 Thực trạng tác động tới việc học tập cấp độ hệ thống chủ thể quản lý cấp trường 91 Bảng 2.18 So sánh thực trạng xây dựng tổ chức biết học hỏi trường ĐHSP cấp khoa 92 Bảng 2.19 So sánh thực trạng xây dựng TCBHH trường ĐHSP chủ thể quản lý cấp trường 94 Bảng 2.20 Tương quan xây dựng TCBHH với biểu TCBHH cấp độ cá nhân 95 Bảng 2.21 Tương quan xây dựng TCBHH với biểu TCBHH cấp độ nhóm 96 Bảng 2.22 Tương quan xây dựng TCBHH với biểu TCBHH cấp độ hệ thống 96 Bảng 2.23 Các yếu tố cản trở xây dựng TCBHH 99 Bảng 3.1 Tổng hợp kết khảo nghiệm mức độ cần thiết biện pháp đề xuất (n=40) 130 Bảng 3.2 Tổng hợp kết khảo nghiệm mức độ khả thi biện pháp đề xuất (n=40) 131 Bảng 3.3 Kiểm định giá trị trung bình nhân tố biểu TCBHH khoa Giáo dục Đặc biệt Trường ĐHSP Hà Nội 138 Bảng 3.4 Kiểm định giá trị trung bình đường xây dựng TCBHH khoa Giáo dục Đặc biệt khoa khác Trường ĐHSP HN 139 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Đánh giá CB, GV việc học tập, phát triển chuyên môn nghiệp vụ 70 Biểu đồ 2.2: Đánh giá CB, GV đổi mới, sáng tạo 72 Biểu đồ 2.3: Đánh giá GV hợp tác giảng dạy nghiên cứu 74 Biểu đồ 2.4: Đánh giá CB,GV hoạt động sáng tạo quản lý tri thức NT 76 Biểu đồ 2.5: Đánh giá CB,GV tầm nhìn NT 77 Biểu đồ 2.6: Đánh giá GV biểu gắn kết trường sư phạm với NT phổ thông xã hội 79 Biểu đồ 2.7: Đánh giá GV quyền tự chủ việc phát huy vai trò CB, GV 81 Biểu đồ 2.8: Biểu TCBHH trường ĐHSP 83 Biểu đồ 2.9: Biện pháp xây dựng TCBHH cấp khoa trường ĐHSP 93 Biểu đồ 2.10: Biện pháp xây dựng TCBHH cấp trường trường ĐHSP 94 Biểu đồ 3.1: Tương quan mức độ cần thiết mức độ khả thi biện pháp đề xuất chủ thể quản lý cấp khoa 132 Biểu đồ 3.2: Tương quan mức độ cần thiết mức độ khả thi biện pháp đề xuất chủ thể quản lý cấp trường 133 x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mơ hình hệ thống TCBHH 23 Hình 1.2: Mơ hình nghiên cứu 59 Hình 2.1: Quy trình xử lý liệu 64 Hình 2.2: Các nhân tố thang đo biểu TCBHH trường ĐHSP 66 Hình 2.3: Các nhân tố thang đo biện pháp xây dựng TCBHH trường ĐHSP 67 Hình 3.1: Các mức độ phát triển tầm nhìn trường ĐHSP 112 Hình 3.2: Các mức độ hợp tác trường ĐHSP 117 Hình 3.3: Các mức độ hệ thống nắm bắt chia sẻ kiến thức trường ĐHSP 120 Hình 3.4: Mối quan hệ biện pháp xây dựng TCBHH trường ĐHSP 134 ... xây dựng tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm) ; Chương (Thực trạng xây dựng tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm) ; Chương (Biện pháp xây dựng tổ chức biết học hỏi trường đại học sư. .. xây dựng tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm 47 1.4.3 Nội dung xây dựng tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm 48 iii 1.4.4 Con đường xây dựng tổ chức biết học hỏi trường. .. đường xây dựng tổ chức biết học hỏi với đặc điểm tổ chức biết học hỏi trường đại học sư phạm 95 2.5 Thực trạng yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng tổ chức biết học hỏi trƣờng đại học sƣ phạm

Ngày đăng: 02/08/2018, 16:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w