1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận truyền thông đại chúng với vấn đề biến đổi khí hậu

26 646 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 41,9 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề toàn cầu chứ không còn của riêng một quốc gia nào. Biến đổi khí hậu đã trở thành một thuật ngữ quan trọng trong giới khoa học quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thậm chí cả trong quan hệ chính trị, kinh tế quốc tế. Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia dễ bị tổn thương và có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Theo Ủy ban liên chính phủ của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (IPCC), một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là các vùng đồng bằng đông dân cư ven biển châu Á, trong đó có Việt Nam, với khoảng 16 diện tích và 13 dân số bị ảnh hưởng. Biến đổi khí hậu đã thực sự làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán… ngày càng ác liệt. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và công bố đã cho thấy một bức tranh khá toàn cảnh về thực trạng biến đổi khí hậu cũng như tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam trong thế kỷ 21. Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Mục tiêu của Chương trình là đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành, địa phương…, tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Một trong những nhân tố góp phần vào sự thành công trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu và chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đó là công tác truyền thông. Vai trò của truyền thông được thể hiện trong việc nâng cao nhận thức và hành động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Với thế mạnh của việc thông tin phát đến nhóm công chúng lớn, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cũng như cảnh báo hậu quả từ biến đổi khí hậu cho công chúng. Ngoài ra, truyền thông còn có thể tạo dựng các diễn đàn thảo luận về giải pháp phù hợp ứng phó với biến đổi khí hậu đối với từng khu vực và cộng đồng cụ thể. Với chức năng đặc trưng là cung cấp thông tin, định hướng dư luận xã hội, báo chí nói riêng và truyền thông nói chung đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại. Sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của báo chí và truyền thông trên phạm vi toàn cầu trong những năm gần đây đã tạo ra cơ hội, thuận lợi to lớn cho con người trong việc tiếp cận, cập nhật một khối lượng thông tin khổng lồ về mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có những thông tin về biến đổi khí hậu. Nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là Internet, các thông tin nói chung, thông tin về biến đổi khí hậu nói riêng có thể được truyền thông nhanh chóng, đầy đủ, toàn diện và kịp thời hơn bao giờ hết đến công chúng. Nhằm làm rõ vai trò của truyền thông đại chúng đối với vấn đề biến đổi khí hậu, tác giả lựa chọn đề tài “Truyền thông đại chúng với vấn đề biến đổi khí hậu” để thực hiện tiểu luận học phần Truyền thông đại chúng thế giới đương đại. Tác giả mong rằng thông qua tiểu luận có thể làm sáng tỏ được mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng với vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, mang đến cho độc giả cái nhìn khái quát về vấn đề này, cũng như phần nào đó giải đáp cho những câu hỏi như: Truyền thông đại chúng có những tác động như thế nào tới vấn đề biến đổi khí hậu? Dưới những hình thức gì? Và đạt hiệu quả ra sao? Với thời lượng cũng như nội dung nghiên cứu còn hạn hẹp, tiểu luận chắc chắc không tránh khỏi những sai xót, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của quý thầy cô cũng như bạn đọc. Tác giả xin chân thành cảm ơn

Trang 1

MỞ ĐẦU

Biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề toàn cầu chứ không còn củariêng một quốc gia nào Biến đổi khí hậu đã trở thành một thuật ngữ quantrọng trong giới khoa học quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thậmchí cả trong quan hệ chính trị, kinh tế quốc tế Việt Nam được đánh giá làmột trong năm quốc gia dễ bị tổn thương và có nguy cơ chịu ảnh hưởngnặng nề nhất của biến đổi khí hậu Theo Ủy ban liên chính phủ của Liênhợp quốc về biến đổi khí hậu (IPCC), một trong những khu vực chịu ảnhhưởng nặng nề nhất chính là các vùng đồng bằng đông dân cư ven biểnchâu Á, trong đó có Việt Nam, với khoảng 1/6 diện tích và 1/3 dân số bịảnh hưởng Biến đổi khí hậu đã thực sự làm cho thiên tai, đặc biệt là bão,lũ, hạn hán… ngày càng ác liệt Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biểndâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và công bốđã cho thấy một bức tranh khá toàn cảnh về thực trạng biến đổi khí hậucũng như tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam trong thế kỷ 21

Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mụctiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Mục tiêu của Chương trình làđánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành,địa phương…, tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹnhững tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu tráiđất Một trong những nhân tố góp phần vào sự thành công trong việc thựchiện Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu và chiếnlược quốc gia về biến đổi khí hậu đó là công tác truyền thông Vai trò củatruyền thông được thể hiện trong việc nâng cao nhận thức và hành độngnhằm ứng phó với biến đổi khí hậu Với thế mạnh của việc thông tin phátđến nhóm công chúng lớn, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việcnâng cao nhận thức cũng như cảnh báo hậu quả từ biến đổi khí hậu chocông chúng Ngoài ra, truyền thông còn có thể tạo dựng các diễn đàn thảo

Trang 2

luận về giải pháp phù hợp ứng phó với biến đổi khí hậu đối với từng khuvực và cộng đồng cụ thể.

Với chức năng đặc trưng là cung cấp thông tin, định hướng dư luậnxã hội, báo chí nói riêng và truyền thông nói chung đã và đang tiếp tụckhẳng định vị thế quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại Sự phát triểncả về chiều rộng và chiều sâu của báo chí và truyền thông trên phạm vitoàn cầu trong những năm gần đây đã tạo ra cơ hội, thuận lợi to lớn cho conngười trong việc tiếp cận, cập nhật một khối lượng thông tin khổng lồ vềmọi mặt đời sống xã hội, trong đó có những thông tin về biến đổi khí hậu.Nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là Internet, các thôngtin nói chung, thông tin về biến đổi khí hậu nói riêng có thể được truyềnthông nhanh chóng, đầy đủ, toàn diện và kịp thời hơn bao giờ hết đến côngchúng

Nhằm làm rõ vai trò của truyền thông đại chúng đối với vấn đề biến

đổi khí hậu, tác giả lựa chọn đề tài “Truyền thông đại chúng với vấn đề biến đổi khí hậu” để thực hiện tiểu luận học phần Truyền thông đại chúng

thế giới đương đại Tác giả mong rằng thông qua tiểu luận có thể làm sáng

tỏ được mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng với vấn đề biến đổi khíhậu hiện nay, mang đến cho độc giả cái nhìn khái quát về vấn đề này, cũngnhư phần nào đó giải đáp cho những câu hỏi như: Truyền thông đại chúngcó những tác động như thế nào tới vấn đề biến đổi khí hậu? Dưới nhữnghình thức gì? Và đạt hiệu quả ra sao? Với thời lượng cũng như nội dungnghiên cứu còn hạn hẹp, tiểu luận chắc chắc không tránh khỏi những saixót, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của quý thầy cô cũng như bạnđọc Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

NỘI DUNG

I TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚI VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI

KHÍ HẬU 1.Bối cảnh chung về vấn đề biến đổi khi hậu

Biến đổi khí hậu, mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nướcbiển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trongthế kỷ XXI Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang giatăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bìnhtoàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của cácquốc gia trên thế giới Theo Báo cáo Phát triển con người năm 2007/2008của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thì người dân ở nhữngvùng nông thôn nghèo có nguy cơ bị tổn thương cao do biến đổi khí hậu;biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những tài nguyên trong hệ sinhthái mà họ phải dựa vào để gìn giữ sinh kế (như các cây trồng, thủy sản,nguyên liệu, nhiên liệu, v.v…) Hơn thế nữa, các thành tựu đạt được củaCác Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ cũng có thể bị huỷ hoại Ngay cảtầng lớp trung lưu tại các nền kinh tế mới nổi cũng có thể bị ảnh hưởngnghiêm trọng trong vài thập kỉ sắp tới do các tác động về kinh tế và xã hộicủa những thiên tai như lụt lội, hạn hán và bão xảy ra ngày càng nhiều vàvới mức độ ngày càng nghiêm trọng, và kéo theo đó là những ảnh hưởngđến sức khoẻ của con người Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệtđộ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7¬ độ C, mực nước biển đã dângkhoảng 20 cm Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽđến Việt Nam BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ,hạn hán ngày càng ác liệt Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Namcó thể tăng lên 3 độ C và mực nước biển có thể dâng 1 m vào năm 2100.Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu mực nước biển dâng 1 m, khoảng

40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như

Trang 4

hoàn toàn Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọngvà là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việcthực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đấtnước Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác độngmạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và anninh lương thực, sức khoẻ; các vùng đồng bằng và dải ven biển Nhận thức

rõ được điều đó, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Côngước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thưKyoto, và gần đây nhất, năm 2008 đã xây dựng Chương trình mục tiêuquốc gia về biến đổi khí hậu Đồng thời kêu gọi cộng đồng các nhà tài trợcùng với các bộ, ngành và địa phương triển khai nhiều dự án nghiên cứutình hình diễn biến và tác động của biến đổi khí hậu cũng như các biệnpháp ứng phó với vấn đề này

Hiện nay trên thế giới, tất cả các quốc gia, tổ chức phi chính phủtrong nước và quốc tế đều đang rất tích cực hoạt động nhằm nâng cao nhậnthức, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu cho các nhóm đối tượng khácnhau Điều 6 của Công ước Khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc(UNFCCC) kêu gọi các quốc gia tăng cường công tác đào tạo, giáo dục vànâng cao nhận thức và tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia và tiếp cận cácthông tin về biến đổi khí hậu Nghị định thư Kyoto cũng đề xuất các bênliên quan cùng nhau hợp tác cấp quốc gia và quốc tế nhằm xây dựng vàthực hiện các chương trình giáo dục đào tạo bao gồm tăng cường năng lựcquốc gia, đồng thời điều phối các hoạt động truyền thông nâng cao nhậnthức cộng đồng về biến đổi khí hậu Theo kết quả điều tra của UNFCCC,tại các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì các nhà quản

lý và hoạch định chính sách đã công nhận giáo dục về biến đổi khí hậu là

ưu tiên hàng đầu và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng đứng vị tríthứ hai

Trang 5

Các chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu chỉ có thể thành côngnếu như khuyến khích được sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồngvà doanh nghiệp Các chiến lược hay kế hoạch truyền thông đóng vai tròquan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa chính phủ với tổ chứcdân sự xã hội, khối doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và cộng đồng Cầncó sự minh bạch, rõ ràng trong quá trình lập kế hoạch, hoạch định cácchính sách về biến đổi khí hậu bởi vì biến đổi khí hậu là không chắc chắn,tầm nhìn dài hạn, mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị và xungđột giữa các quốc gia Các cá nhân và các nhóm cộng đồng cần chấp nhậnvà thực hiện hiệu quả các chính sách về biến đổi khí hậu của quốc gia Nhưvậy, có thể thấy, một chiến lược truyền thông có thể hỗ trợ chính phủ nhằmđạt được một số mục tiêu quan trọng như sau: Hỗ trợ cộng đồng tiếp cậncác chính sách giảm nhẹ: Không chỉ các cơ quan nhà nước chịu tráchnhiệm giảm phát thải khí nhà kính, mà các doanh nghiệp, cộng đồng và cánhân cần được khuyến khích tham gia thực hiện các chương trình, hoạtđộng giảm phát thải khí nhà kính Có thể thấy, truyền thông bằng cácphương pháp, hình thức và các kênh khác nhau sẽ hỗ trợ cộng đồng tiếpcận các chính sách mới, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướngtích cực với môi trường Thực hiện hiệu quả các chiến lược thích ứng: Điềuquan trọng là cộng đồng dân cư hiểu được những bản chất có thể dự đoánđược của biến đổi khí hậu và những tác động liên quan do biến đổi khí hậugây ra đến sự an toàn và sinh kế của họ (cũng như của thế hệ tương lai).Khả năng tiếp cận thông tin, đặc biệt thông qua các hoạt động nâng caonhận thức trọng tâm và các hoạt động truyền thông hai chiều, có thể giúpcho cộng đồng nhận thấy rằng họ cần quan tâm hơn đến những thay đổi củahệ thống khí hậu Họ cần biết rằng những hoạt động và những hành vi ứng

xử của mình, trên thực tế có thể gây ra những ảnh hưởng đến mức độ dễ bịtổn thương [trước những tác động của biến đổi khí hậu] của chính họ Tómlại, thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức và tăng cường khả năng

Trang 6

tiếp cận thông tin, cộng đồng không những sẽ tích cực hơn trong việc thamgia vào các quá trình ra quyết định và đồng thời có những đóng góp chocác nỗ lực thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu

2 Các nguyên tắc và phương pháp tiếp cận

Việc thực hiện các hoạt động truyền thông không chỉ giới hạn trongcông tác nâng cao nhận thức cộng đồng hay phổ biến thông tin Truyềnthông cần bao gồm các cách tiếp cận có sự tham gia nhằm tăng cường hiểubiết và đồng thuận về các biện pháp thích ứng và giảm thiểu tác động củabiến đổi khí hậu từ phía cộng đồng cũng như các bên liên quan

Chiến lược và các hoạt động truyền thông được xác định cần tuânthủ các nguyên tắc và phương pháp tiếp cận sau:

a) Chiến lược và các hoạt động truyền thông cần được xây dựng vàtriển khai cho tất cả các nhóm đối tượng có liên quan đến biến đổi khí hậunhư các nhà quản lý, hoạch định chính sách thuộc các cơ quan chính phủ ởcấp trung ương và cấp tỉnh (thuộc dự án); các tổ chức phi chính phủ, cácdoanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các cơ quan đào tạo và nghiên cứu, cácđoàn thể chính trị và xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng và cộng đồngcác nhà tài trợ

b) Quá trình xây dựng và thực hiện Chiến lược phải đảm bảo có sựtham gia của các bên tham gia trong dự án, đồng thời đảm bảo tính minhbạch, công khai, mọi đối tượng đều có thể tiếp cận các thông tin về biến đổikhí hậu

c) Các hoạt động của Chiến lược được thiết kế sao cho tận dụng các

cơ hội và kinh nghiệm truyền thông hiệu quả sẵn có, ví dụ như: sở thíchcủa một nhóm đối tượng đặc biệt, kiến thức bản địa, phong tục tập quán…

d) Cần có những nghiên cứu, đánh giá, điều tra nhằm tìm ra các đặcđiểm và nhu cầu của từng nhóm đối tượng khác nhau, từ đó lựa chọn cáckênh và tài liệu truyền thông phù hợp

Trang 7

e) Chiến lược cần nhấn mạnh rằng, phụ nữ cần có nhiều cơ hội hơntrong việc tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động của dự án

f) Cần có sự đóng góp ý kiến và tham gia của cộng đồng trong đốithoại về các vấn đề biến đổi khí hậu

g) Các hoạt động của Chiến lược cần đảm bảo tính bền vững và dễáp dụng, có thể triển khai tại các địa bàn khác nhau nếu có yêu cầu

h) Lồng ghép việc giám sát và đánh giá trong các hoạt động củaChiến lược nhằm đảm bảo tiến trình thời gian và sự thành công

i) Các thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu cần được truyền tảitới các bên tham gia một cách kịp thời và cụ thể

j) Các hoạt động truyền thông cần phù hợp với thời gian và ngânsách đã được Ban quản lý dự án thông qua và có sự liên kết chặt chẽ vớicác hoạt động khác của dự án cũng như tại các cơ quan triển khai (ViệnKhoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, VP Chương trình Mục tiêuQuốc gia Ứng phó với BĐKH - Cục KTTV&BĐKH, và Sở TNMT và SởNN&PTNT thuộc 3 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm của dự án)

3 Đối tượng của chiến lược

Đối tượng của Chiến lược truyền thông được xác định dựa trên sơ đồtổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu từcấp trung ương đến địa phương Với mỗi nhóm bên liên quan cần tiến hànhxác định các nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn cụ thể liên quan đến biếnđổi khí hậu và/hoặc truyền thông Vị trí của từng nhóm đối tượng và cácđộng lực tham gia của họ cũng được xác định, cùng với vai trò và cơ chếtham gia trong việc triển khai thực hiện Chiến lược truyền thông, các chủđề trọng tâm cần truyền thông, các kênh, công cụ và tài liệu truyền thôngphù hợp Đối tượng của Chiến lược truyền thông được chia thành các nhómnhư sau:

a Chính quyền và cơ quan quản lý các cấp

Trang 8

Đây là các cơ quan, đơn vị và cá nhân được Thủ tướng chính phủ chỉđạo tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thực hiện, giám sát hay điềuphối Chương trình mục tiêu quốc gia Nhóm đối tượng này phải chịu tráchnhiệm quản lý nhà nước các công việc hàng ngày có liên quan đến biến đổikhí hậu (ví dụ như tài nguyên nước, thủy điện, giao thông thủy, nuôi trồngvà đánh bắt thủy sản, sản xuất nông nghiệp…) Đồng thời, nhóm này cónhiệm vụ lồng ghép các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậuvà giảm phát thải khí nhà kính trong các chương trình và kế hoạch pháttriển của ngành mình

b Khối doanh nghiệp nhà nước và tư nhân

Hiện nay, trách nhiệm xã hội dân sự của khối doanh nghiệp đangđược Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ Rấtnhiều doanh nghiệp đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động pháttriển cộng đồng, bảo vệ và cải thiện môi trường Trong bối cảnh biến đổikhí hậu, khối doanh nghiệp bao gồm cả nhà nước và tư nhân cần thiết thamgia vào các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu và cần được ưu tiêncung cấp kịp thời các thông tin liên quan đến vấn đề này, các kịch bản vàbiện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

c Các tổ chức chính trị - xã hội

Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựuchiến binh, Đoàn Thanh niên từ trung ương, tỉnh, huyện, xã và thôn lànhóm đối tượng có mạng lưới thành viên hoạt động rộng khắp trên phạm vicả nước, đồng thời chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năngthực hiện các hoạt động vận động cộng đồng trong nhiều lĩnh vực khácnhau của xã hội, ví dụ như dân số, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường,nước sạch và vệ sinh nông thôn, chất lượng nước, tài nguyên nước và biếnđối khí hậu Tuỳ theo chức năng của mình, các tổ chức xã hội phải chủđộng tham gia vào các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt làlĩnh vực thông tin, giáo dục và truyền thông; hỗ trợ và huy động cộng

Trang 9

đồng, hộ gia đình tham gia tích cực xây dựng, vận hành và quản lý cáccông trình ứng phó với biến đổi khí hậu, nhân rộng và phổ biến kinhnghiệm các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu Các tổ chức chính trị xãhội vừa được xem là đối tượng cần được truyền thông về biến đổi khí hậu,vừa được xem là công cụ truyền thông của Chiến lược này, khi thành viêncủa các tổ chức này tham gia mạng lưới báo cáo viên và cộng tác viên cơsở về biến đổi khí hậu Vì vậy, Chiến lược đảm bảo sẽ cung cấp các thôngtin, kiến thức cơ bản, các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu, các hoạtđộng giảm phát thải khí nhà kính cũng như tăng cường năng lực truyềnthông về vấn đề này tới cộng đồng cho nhóm đối tượng này

d Các tổ chức dân sự xã hội

Tổ chức xã hội dân sự là các tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuậntrong nước và quốc tế, các hội, mạng lưới, câu lạc bộ đóng trên địa bàn cáctỉnh thành Việt Nam, tập trung vào các thành phố lớn Nhóm đối tượng nàyrất quan tâm theo dõi những thông tin mới liên quan đến khung thể chế hayđịnh hướng, chiến lược phát triển, kế hoạch hành động của các cơ quanquản lý của Chính phủ Ngược lại, các cơ quan quản lý của Chính phủ sẽtiếp nhận những thông tin, số liệu từ nghiên cứu tại hiện trường của các tổchức dân sự xã hội để làm cơ sở tham chiếu xây dựng văn bản chính sáchpháp luật Một số tổ chức dân sự xã hội có lĩnh vực hoạt động liên quanđến biến đổi khí hậu hay giảm phát thải khi nhà kính như:

e Các cơ quan nghiên cứu và đào tạo

Các cơ quan nghiên cứu và đào tạo rất cần được cung cấp đầy đủ cácthông tin cập nhật liên quan đến biến đổi khí hậu phục vụ công tác giảngdạy và các hoạt động nghiên cứu của mình

f Các cơ quan truyền thông

Các cơ quan truyền thông đại chúng vừa là nhóm đối tượng cần đượcđào tạo, nâng cao nhận thức về BĐKH; vừa là đối tác quan trọng trong việcthực hiện các hoạt động truyền thông của chiến lược Các cơ quan truyền

Trang 10

thông đại chúng hiện đang quan tâm nhiều đến chủ đề biến đổi khí hậu ỞViệt Nam, chỉ trong thời gian ngắn, đã có rất nhiều bài viết, phim tài liệu,phóng sự, chuyên đề về biến đổi khí hậu được đăng tải, phát sóng và xâydựng trên nhiều tờ báo, tạp chí, chương trình phát thanh, truyền hình, cấptrung ương và địa phương Tuy nhiên, thông tin về biến đổi khí hậy mà cácphóng viên, nhà báo có được và đưa tin còn tương đối chung chung, chưacó nhiều luận chứng khoa học cũng như các bài học, kinh nghiêm vànghiên cứu thực tiễn Như vậy, có thể nói, các cơ quan truyền thông đạichúng vẫn còn thiếu thông tin về biến đổi khí hậy để cung cấp cho khán giảvà độc giả Để các cơ quan truyền thông đại chúng có thể cung cấp cácthông tin cập nhật nhất và chính xác nhất tới người xem và người nghe, các

cơ quan quản lý chức năng cần tạo điều kiện và cơ hội để đội ngũ phóngviên, nhà báo được tiếp cận, tập huấn đầy đủ các thông tin, kịch bản, cáckết quả điều tra nghiên cứu, văn bản chính sách pháp luật, các tài liệuhướng dẫn, các mô hình ứng phó với về biến đổi khí hậu Các cơ quantruyền thông đại chúng ở Việt Nam có trụ sở và văn phòng đại diện tại hầuhết các tỉnh thành trong cả nước Vì vậy, việc khuyến khích đội ngũ phóngviên, nhà báo tham gia vào các hoạt động truyền thông về biến đổi khí hậutrong phạm vi dự án là tương đối thuận lợi

g Cộng đồng dân cư

Cộng đồng dân cư, đặc biệt là các cộng đồng nghèo sinh sống tạivùng duyên hải, vùng núi là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất từ cácảnh hưởng của biến đổi khí hậu Cuộc sống hàng ngày của cộng đồng dân

cư dù ở thành thị hay nông thôn, miền núi hay ven biển thì đều phụ thuộcchặt chẽ tới thiên nhiên, trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất Trong bốicảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, cuộc sống của người dân bị đe dọanghiêm trọng từ sức khỏe, đến chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp bởi cáchiện tượng bất thường của thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, mưa bão, hay docác hiện tượng bất thường của thiên nhiên đem lại dịch bệnh cho người và

Trang 11

gia súc Tuy nhiên, không phải ai trong cộng đồng cũng có những hiểu biếtvề biến đổi khí hậu, những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và các tácđộng của nó Nếu như nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu đượcnâng cao, nếu như con người có những hành vi ứng xử thân thiện với môitrường nước, nếu như cộng đồng có được những kỹ năng cơ bản xử lý cácvấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu trong cuộc sống hàng ngày thì gánhnặng trách nhiệm quản lý tài nguyên thiên nhiên sẽ không còn là của riêngnhững nhà quản lý nữa mà sẽ được san sẻ trong cả cộng đồng Học sinh,một phần của cộng đồng, được xem là cầu nối, là mắt xích quan trọng trongchuỗi quan hệ gia đình-nhà trường-xã hội Ở lứa tuổi 11-14, các em có đủhiểu biết để nhận thức những vấn đề liên quan cũng như đủ khả năng đểtruyền đạt lại các thông tin thu nhận được tới người khác Do vậy, nếu nhưtổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của học sinh vềbiến đổi khí hậu thì phạm vi ảnh hưởng của công tác truyền thông này sẽđược mở rộng tới phụ huynh học sinh và các cộng đồng xung quanh Chiếnlược Truyền thông đảm bảo cộng đồng dân cư (trong đó có học sinh) tạicác tỉnh dự án sẽ được cung cấp kiến thức, thông tin cơ bản về biến đổi khíhậu, từ đó nâng cao nhận thức, hình thành ý thức, có thái độ và hành vi ứng

xử thân thiện với môi trường thiên nhiên Các hình thức truyền thông chocộng đồng có thể là các cuộc thi tìm hiểu, mô hình trình diễn, các câu lạcbộ, tổ tự quản hay các hoạt động mang tính phong trào

h Tư vấn và tài trợ quốc tế

Cộng đồng các nhà tài trợ là những đối tác quan trọng của nhiều cơquan chính phủ và có vai trò ảnh hưởng không nhỏ trong định hướng pháttriển của các ngành cũng như của đất nước Trong những năm trở lại đây,biến đổi khí hậu được xem là trọng điểm của các nhà tài trợ tại Việt Nam,nhiều chương trình hợp tác song phương, các khoản cho vay, viện trợkhông hoàn lại được tập trung để tăng cường năng lực, thể chế, quản lý,xây dựng các kịch bản và biện pháp ứng phó với vấn đề này Việc xem xét

Trang 12

cộng đồng các nhà tài trợ cho biến đổi khí hậu tại Việt Nam là một trongnhững nhóm đối tượng của Chiến lược Truyền thông này là hết sức cầnthiết Hội nghị hàng năm các nhà tài trợ cho Chính phủ Việt Nam sẽ đóngvai trò là cơ quan tư vấn, giúp Ban Chỉ đạo quốc gia Chương trình huyđộng và điều phối viện trợ quốc tế cho các hoạt động có liên quan đếnChương trình Chiến lược sẽ đảm bảo cộng đồng các nhà tài trợ được cungcấp đầy đủ thông tin (chính sách, phương pháp, kỹ thuật…) của dự án quacác kênh thông tin như trang web của dự án, các báo cáo của dự án hayviệc tham dự các hội thảo do dự án tổ chức

4 Kênh và thông điệp truyền thông

a Kênh truyền thông

Trên thế giới hiện có rất nhiều sáng kiến nhằm nâng cao nhận thức,giáo dục cộng đồng về biến đổi khí hậu, giúp họ thay đổi hành vi vàkhuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong các diễn đàn, đối thoạinhằm chuẩn bị và ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu trongtương lai Việc nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của các nhómcộng đồng là cả một quá trình lâu dài và có sự phối hợp nhiều phương phápvà hình thức truyền thông khác nhau

Hiện có 2 phương pháp truyền thông phổ biến đó là: Phương pháptruyền thông trực tiếp được thực hiện trực diện giữa người với người Đốitượng của truyền thông trực tiếp có thể là một hay một nhóm người Ví dụ:Tổ chức các buổi nói chuyện về môi trường và sức khỏe con người (thôngqua họp thôn, họp Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, nói chuyện tại trường họcv.v.); Thảo luận nhóm; Đến thăm hộ gia đình; Truyền thông với cá nhân;Sinh hoạt câu lạc bộ; Làm mẫu thực hành; Tư vấn v.v Với phương pháptruyền thông này, người truyền thông có thể biết được kiến thức, thái độ vàthực hành của đối tượng như thế nào Nhờ vậy có thể điều chỉnh nội dung,cách truyền đạt hoặc có biện pháp tác động thích hợp với từng đối tượng đểthay đổi hành vi Hay người truyền thông có thể nhận được thông tin phản

Trang 13

hồi từ đối tượng do đó hiểu được tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh, khó khăncủa đối tượng và dễ dàng đánh giá được hiệu quả truyền thông Tuy nhiên,truyền thông trực tiếp chỉ tiếp cận đến một nhóm đối tượng hạn chế, vì vậykhó có đủ nhân lực làm công tác truyền thông Người truyền thông phải cókiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng với nhu cầu của mọi người dân vàhiệu quả truyền thông phụ thuộc vào khả năng của truyền thông viên.

Phương pháp truyền thông gián tiếp được thực hiện qua các phươngtiện thông tin đại chúng như vô tuyến, đài phát thanh, loa truyền thanh,báo, tạp chí, bản tin v.v và các loại tài liệu truyền thông như áp phích, tờrơi, tờ gấp v.v Ưu điểm của phương pháp này là nội dung truyền thôngmang tính thống nhất, tin cậy và có thể phát đi phát lại nhiều lần, có khảnăng truyền tin nhanh, đến được nhiều người và nhiều nhóm đối tượngcùng một lúc, tạo ra được dư luận và môi trường xã hội thuận lợi cho việcthay đổi thái độ và hành vi của đối tượng Tuy nhiên, điểm hạn chế củaphương pháp này là chỉ có khả năng cung cấp kiến thức - nếu chỉ thực hiệnriêng truyền thông gián tiếp sẽ khó làm thay đổi hành vi của đối tượng, khóthu được thông tin phản hồi do đó khó đánh giá được hiệu quả truyềnthông, đòi hỏi phải có những phương tiện, trang thiết bị phục vụ quá trìnhtruyền và nhận tin như đài phát thanh, vô tuyến, đài thu thanh… Sự phânchia thành 2 phương pháp truyền thông trực tiếp và gián tiếp chỉ là tươngđối Đôi khi 2 phương pháp này có sự đan xen lẫn nhau Ví dụ: trong cácbuổi thảo luận nhóm, nói chuyện với cộng đồng, vẫn kết hợp phát các tàiliệu truyền thông hoặc trong các buổi tọa đàm trên truyền hình vẫn có cácđường dây nóng để có thể giao lưu trực tiếp với khán giả…Vì vậy, phốihợp cả 2 phương pháp là cách tốt nhất và hiệu quả nhất

Kênh truyền thông phải đảm bảo được lựa chọn đáp ứng đúng nhucầu, sở thích, mong muốn của từng nhóm đối tượng khác nhau Mỗi kênhtruyền thông đều có những điểm mạnh, điểm yếu nhất định, và nếu nhưđược áp dụng đúng nhóm đối tượng, đúng thời điểm thì sẽ đạt được hiệu

Ngày đăng: 31/07/2018, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w