1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu luận truyền thông đại chúng thế giới hiện đại

21 652 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 498 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠICHÚNG............................................................................................................31.1. Khái niệm...................................................................................................31.2. Các phương tiện truyền thông đại chúng...................................................3CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚINHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ.....................................................................62.1. Quyền tiếp cận thông tin............................................................................82.2. Những thông tin hạn chế tiếp cận ở Việt Nam.........................................102.3. Hệ thống các cơ quan, tổ chức đảm bảo quyền tiếp cận thông tin...........112.4. Những hạn chế trong thực hiện quyền tiếp cận thông tin........................12CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TRUYỀNTHÔNG ĐẠI CHÚNG VỀ CHÍNH TRỊ.....................................................16KẾT LUẬN....................................................................................................18DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................19

Trang 1

TIỂU LUẬNMÔN: HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Đề tài:

TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ

CHÍNH TRỊ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Các phương tiện truyền thông đại chúng 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ 6

2.1 Quyền tiếp cận thông tin 8

2.2 Những thông tin hạn chế tiếp cận ở Việt Nam 10

2.3 Hệ thống các cơ quan, tổ chức đảm bảo quyền tiếp cận thông tin 11

2.4 Những hạn chế trong thực hiện quyền tiếp cận thông tin 12

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỀ CHÍNH TRỊ 16

KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

MỞ ĐẦU

Sự ra đời của ngành truyền thông là một trong những thành tựu vĩ đại củanhân loại Truyền thông đưa con người xích lại gần nhau hơn và giúp conngười phân định thế giới một cách có ý thức thành những mảng màu khácnhau thông qua việc cung cấp cho con người những thông tin cập nhật và rất

có giá trị Truyền thông cũng giúp cho con người tự làm mới nhận thức củamình và nếu thiếu vắng nó, chúng ta sẽ tự giam hãm mình trong những ốc đảo

về nhận thức Tóm lại, truyền thông đóng một vai trò thiết yếu trong việc xâydựng và xúc tiến nhận thức của con người về thế giới Với chính trị cũng vậy,truyền thông có ảnh hưởng vô cùng lớn Nó mang tính phản biện xã hội chonhân dân, đồng thời cũng là diễn đàn chính hệ thống chính trị xã hội đó Hãy tưởng tượng một thế giới không có sự lớn mạnh của ngành truyềnthông sẽ ra sao? Rõ ràng, những sự kiện khủng khiếp ấy sẽ chìm trong lãngquên một cách nhanh chóng và con người cũng sẽ không cảm thấy lo sợ từ nó.Tuy nhiên, giới truyền thông rất biết cách khai thác những biến động của thếgiới Điều này cũng chính là mục đích của truyền thông – làm nên cái màchúng ta thường gọi là Quyền lực của Truyền thông

Đến lượt mình, nó sẽ tạo ra một nguy cơ mới - nguy cơ nhận thức thếgiới bằng bóng, tức nhận thức thế giới qua thông tin và hình ảnh Nếu chúng

ta tiếp tục khai thác thông tin theo cách này thì truyền thông sẽ không làm conngười mạnh hơn, toàn diện hơn về nhận thức, mà còn tạo ra sự đứt gãy vànhiễu loạn về nhận thức thế giới Bản thân hệ thống chính trị cũng khó có thểđứng vững được khi thiếu vắng truyền thông Bởi truyền thông vừa là công cụvừa là vũ khí sắc bén để thực hiện các nội dung mà những người làm chính trịcần phải truyền tải, làm vừa lòng dân chúng, xoa dịu dân chúng và hướng dânchúng đi theo mình

Có thể nói rằng, tại những nơi mà ngành công nghiệp truyền thông đặtchân tới, thế giới được nhận thức hoàn toàn khác với những miền mà nó bỏ

Trang 4

sót - những miền đất thiếu thông tin về thế giới - con người vẫn nhận thức thếgiới một cách hoan hỉ và đơn giản Phải chăng khi những bài ca về nỗi đauthương được cất lên trong những nhà hát lớn sẽ có sức lan tỏa và lay động gấphàng nghìn lần khi nó được hát ở những nơi khác?

Trong xã hội hiện đại, truyền thông đại chúng có vai trò rất quan trọngđối với đời sống xã hội Quá trình truyền thông đại chúng không chỉ đơn giản

là quá trình truyền tin mà thông qua các hoạt động của nó, hệ thống chân lý,giá trị, chuẩn mực xã hội được xây dựng và duy trì Dư luận xã hội là sự thểhiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, củanhân dân nói chung về các hiện tượng đại diện cho lợi ích xã hội cấp báchtrên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại Đối với dư luận xã hội, truyềnthông đại chúng cú vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thểhiện Do đó, đặc điểm của truyền thông là mang tính chính trị sâu sắc Trongphạm vi tiểu luận này, tôi chỉ nêu sơ lược một số vấn đề về ảnh hưởng củatruyền thông đại chúng với hệ thống chính trị, mà chủ yếu là chính trị trongnước Do thời gian nghiên cứu hạn chế, thiếu thốn về nguồn tài liệu nên Tiểuluận sẽ còn rất nhiều thiếu sót, mong các thầy cô thông cảm

Trang 5

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

1.1 Khái niệm

Truyền thông đại chúng là những phương pháp truyền thông chuyển tảithông điệp đến những nhóm đông người Có nhiều phương tiện truyền thôngđại chúng (PTTTĐC) khác nhau, phổ biến nhất là Phát thanh, Truyền hình,Báo chí và nay có thêm internet

Truyền thông đại chúng là những phương pháp truyền thông chuyển tảithông điệp đến những nhóm đông người nhằm thay đổi nhận thức dẫn tới điềuchỉnh hành vi cho hợp lý Có nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khácnhau như sách, điện ảnh, pa nô, áp phích và phổ biến nhất là báo chí với cácloại hình như báo viết, Phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử

Theo đó, truyền thông đại chúng là một quá trình lịch sử, chịu tác độngcủa bối cảnh lịch sử như các cuộc vận động chính trị - xã hội, các cuộc cáchmạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, kinh tế, sự giao lưu toàn cầu và sựbành trướng về quy mô của các tiến trình kinh tế, chính trị, xã hội, môitrường…

1.2 Các phương tiện truyền thông đại chúng

Phát thanh

Phát thanh có đông đảo người theo dõi hơn bất cứ một loại hình truyềnthông đại chúng nào khác Máy thu thanh là phương tiện rẻ tiền giúp đem lạivừa những thông tin cần thiết vừa sự giải trí cho nhiều người kể cả nhữngngười không biết chữ Các thông báo phát đi có thể cùng một lúc tới đượchàng triệu thính giả và có thể nhắc lại nhiều lần với chi phí thấp Cũng nhưtruyền hình và báo chí, phát thanh có nhược điểm là chỉ thông tin được mộtchiều do đó có thể gây hiểu lầm Tuy nhiên, nhược điểm này có thể khắc phụcđược một phần bằng cách tổ chức những nhóm người thường xuyên tập trung

Trang 6

nghe các chương trình phát thanh rồi cùng nhau thảo luận với sự giúp đỡ củamột hướng dẫn viên đã được huấn luyện.

Truyền hình

Truyền hình là phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng có nhiềukhán giả do giá máy thu hình giảm và khả năng phủ sóng ngày càng rộng Kếthợp hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng truyền đạt các nội dunggây ấn tượng, mang tính thuyết phục cao mà phát thanh hoặc tài liệu in ấnkhông thể làm được với hiệu quả như vậy Tuy nhiên dù đã giảm giámáy thu hình vẫn đắt hơn máy thu thanh gấp nhiều lần, và chi phí thực hiệnchương trình truyền hình cũng cao hơn phát thanh rất nhiều Phát sóng củaĐài truyền hình cũng không đi xa được như phát thanh nên chủ yếu chỉ đếnđược những người dân sống gần thành thị

Báo in và các ấn phẩm in

Hiện nay có khá nhiều tờ báo được xuất bản ở nước ta Báo và tạp chítiếp cận được nhiều đối tượng khác nhau như công nhân-viên chức, sinh viênhọc sinh, nhân dân lao động kể cả các đối tượng chủ chốt như lãnh đạo cácban ngành, các vị lãnh đạo tôn giáo là những người giữ vai trò quan trọngtrong việc ủng hộ, triển khai và thực hiện các chương trình sức khỏe

Bên cạnh báo chí, các ấn phẩm trên giấy như sách, sách nhỏ, bướm (tờrơi), bích chương, hoặc trên các chất liệu khác như giấy keo, áo thun, miếnglót ly, đồng hồ, pa-nô v.v… cũng có một tác dụng đáng kể đặc biệt là tạo sựquan tâm và nâng cao nhận thức nếu được sản xuất và sử dụng đúng cách

Internet

Internet với sự giao lưu thông tin toàn thế giới đang ngày càng đượcnhiều người sử dụng Ưu điểm nổi bật của nó đó là thông tin trên internet cóthể được cập nhật rất nhanh và truy tìm dễ dàng Với khả năng lưu trữ thôngtin lâu dài nó đóng luôn vai trò như là một thư viện Đặc biệt khả năng hồibáo nhanh chóng trên internet hiện đang được khai thác để giúp thông tincung cấp được chính xác và phù hợp hơn với nhu cầu người đọc

Trang 7

Tuy nhiên internet cũng có một số khuyết điểm Bên cạnh các thông tinchính xác, cập nhật của các tổ chức có uy tín, ngày càng xuất hiện nhiềunhững thông tin sai lệch trên những trang web nhiều khi có tên gọi và vẻngoài rất chuyên nghiệp Một khuyết điểm nữa đó là nó đòi hỏi người sử dụngphải có một số kỹ năng nhất định (sử dụng máy vi tính, kỹ năng tìm kiếmthông tin ) làn hạn chế khả năng truyền thông của internet.

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VỚI

NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ

Truyền thông đại chúng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự phát triển

xã hội ngày nay Nó tác động vào ý thức xã hội để hình thành và củng cố một

hệ thống tư tưởng chính trị lãnh đạo đối với xã hội; liên kết các thành viêntrong xã hội thành một khối đoàn kết, một chỉnh thể trên cơ sở lập trường,thái độ chính trị chung Truyền thông đại chúng còn thực hiện chức năng giámsát và quản lý xã hội, theo dõi, phát hiện, phản ánh kịp thời những vấn đề,mâu thuẫn mới nảy sinh, góp phần ổn định chính trị, xã hội Với vị trí, vai tròquan trọng như vậy, việc tập trung phát triển, hoàn thiện cơ sở lý luận, đào tạonhân lực cho ngành truyền thông đại chúng là việc làm cần thiết hiện nay Báochí, với chức năng là giáo dục tư tưởng, tuyên truyền, cổ động, quản lý giántiếp và giám sát xã hội… thông qua các phương tiện truyền thông đại chúngđưa thông tin, là cơ sở để hình thành và thể hiện dư luận xã hội Và chính dưluận xã hội, được ví như một “phương tiện cưỡng chế” sẽ đóng góp tích cựcvào công cuộc xây dựng và phát triển xã hội Điều này đã được minh chứngrất nhiều trên các trang báo trong thời gian qua Trong quá trình quản lý xãhội Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có hiệntượng tham nhũng Hiện tượng tham nhũng đã làm giảm hiệu lực quản lý, làmgiảm uy tín của Đảng, của Nhà nước, niềm tin của nhân dân vào bộ máy côngquyền bị suy giảm

Trong những năm qua, chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm chốngtham nhũng Chủ trương đó nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảoquần chúng nhân dân Thực tế, các chủ trương, đường lối chỉ có thể đi vàocuộc sống nếu chủ trương, đường lối đó phù hợp với tâm tư và nguyện vọngcủa đa số quần chúng nhân dân Nghiên cứu dư luận xã hội về hiện tượngtham nhũng một cách nghiêm túc sẽ cung cấp những thông tin khách quan,chân thực, sát hợp về quan điểm, thái độ, nguyện vọng của những nhóm xã

Trang 9

hội lớn Trong tình hình đó, truyền thông đại chúng đóng một vai trò quantrọng trong quá trình hình thành và thể hiện dư luận xã hội.

Tạo môi trường thông tin minh bạch và phát huy vai trò của các phươngtiện truyền thông đại chúng được xem như là một trong những giải pháp quantrọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay ở Việt Nam

Bản thân dư luận xã hội là tập hợp các quan điểm, nhận xét, đánh giámang tính chủ quan của nhiều người về một sự việc, sự kiện nhưng nó lại làmột hiện tượng xã hội tồn tại một cách khách quan Sự can thiệp chủ quanvào một hiện tượng khách quan sẽ là luôn mang tính áp đặt Bởi vậy phát huyvai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong cuộc đấu tranhchống tham nhũng hiện nay không nên hiểu theo nghĩa can thiệp, áp đặt từphía chính quyền, Nhà nước nhằm điều chỉnh dư luận xã hội theo ý muốn củamình mà nên hiểu rằng thông qua các bài báo, bài phóng sự, chuyên mục,chuyên đề, các phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp những thông tin,phản ánh trung thực khách quan các vụ án tham nhũng đã và đang được điềutra, đồng thời dành phần phù hợp đăng tải các ý kiến phản hồi của côngchúng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và thể hiện dư luận xã hộiMặc dù, trong xã hội có nhiều các nhóm xã hội lớn khác nhau với nhữngnhu cầu, lợi ích khác nhau nhưng rõ ràng rằng hiện tượng tham nhũng là mộthiện tượng thu hút được sự quan tâm của đa số quần chúng nhân dân bởi nóliên quan tới lợi ích trực tiếp của nhân dân Những đồng tiền bị thất thoát dotham nhũng chính là những đồng tiền đóng góp của nhân dân từ nhiều nguồnkhác nhau Nhân dân nhận thức sâu sắc lợi ích của họ đang bị ảnh hưởngnghiêm trọng bởi tham nhũng Việc điều tra và phát hiện sai phạm tại PMU18được xem là "liều thuốc thử nghiệm" cho việc vận hành bộ máy chống thamnhũng tại Việt Nam từ trung ương tới cơ sở

Con đường vận động từ ý kiến cá nhân thành ý kiến của nhóm để hìnhthành nên dư luận xã hội là một quá trình biện chứng Con đường hình thành

dư luận xã hội diễn ra liên tục và chứa đầy các yếu tố tự phát nhưng là một

Trang 10

quá trình có tính quy luật Mặc dù sự phát triển của dư luận xã hội được xácđịnh bởi các quy luật khách quan, song trong một xã hội phát triển có địnhhướng thì quá trình hình thành dư luận xã hội theo con đường tự phát tất yếucần tới sự điều khiển của hoạt động quản lý và tổ chức xã hội Để hoạt độngnày đạt hiệu quả cần thường xuyên quan tâm tới lợi ích của các tầng lớp dân

cư, các nhóm xã hội Việc khắc phục những khác biệt, trước hết là những khácbiệt về lợi ích kinh tế, nhằm hướng tới mục tiêu chung, vì sự tiến bộ chungcủa xã hội sẽ làm cho hoạt động điều khiển dư luận xã hội có kết quả Địnhhướng dư luận xã hội được hình thành thuận lợi khi có sự nhất quán trong chủtrương, chính sách và quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện Sự hình thành dưluận xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng có mối liên hệngược Nghĩa là các phương tiện này không chỉ tạo nên dư luận xã hội mà đếnlượt nó, dư luận xã hội cũng sẽ tác động ngược trở lại tới hoạt động củatruyền thông đại chúng Phản hồi là dòng chảy của thông tin từ nguồn tin đếnnơi nhận và ngược lại Dòng phản hồi chỉ hình thành khi người nhận giải mãđược thông tin và người cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin củangười nhận Phản hồi là yếu tố quan trọng nhất của quy trình truyền thông.Nếu chúng ta xem thang đo về phản hồi là một chỉ báo cho hiệu quảhoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng thì có thể khẳng định,trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, hoạt động của các phươngtiện truyền thông đại chúng rất có hiệu quả trong việc hình thành và thể hiện

dư luận xã hội

2.1 Quyền tiếp cận thông tin

Quyền tiếp cận thông tin hay quyền được thông tin là quyền cơ bản củacon người Trong lịch sử, khái niệm quyền được thông tin xuất hiện trongThời kỳ Ánh sáng (TK 18) ở một vài quốc gia như Thụy Điển, Pháp Quyềntiếp cận thông tin trở thành mối quan tâm trên phạm vi quốc tế sau khi Liênhợp quốc (LHQ) ra đời Ngay trong phiên họp thứ nhất, Đại hội đồng LHQ đã

thông qua Nghị quyết số 59, quy định: “tự do thông tin là quyền con người

Trang 11

cơ bản và là nền tảng của tất cả các tự do khác…” sau đó, quyền tiếp cận

thông tin cũng được đề cập trong “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”năm 1948 và “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” năm 1966 Đến nay, các nước trên thế giới cho dù có khác nhau về thể chế chính trị,trình độ phát triển kinh tế hay sự khác biệt về văn hoá nhưng trong pháp luậtquốc gia đều có quy định về quyền tiếp cận thông tin của công dân Tính đếnnay trên thế giới đã có trên 80 quốc gia ban hành các bộ luật riêng để bảo đảmquyền tiếp cận thông tin công như: Canađa ban hành năm 1983, Hunggarinăm 1992, Vương quốc Anh năm 2000, Nam Phi năm 2000, Mỹ năm 1966,Liên bang Nga năm 2006, Thái Lan năm 1997, Hàn Quốc năm 1998, NhậtBản năm 2004 và Ấn Độ năm 2005, Trung Quốc năm 2007 Nhìn chung, hầuhết các luật tiếp cận thông tin (có thể khác nhau về tên gọi) trên thế giới đềukhẳng định rằng: mọi công dân đều có quyền tiếp cận thông tin, có quyền yêucầu các cơ quan công quyền cung cấp thông tin mà không có nghĩa vụ giảithích lý do với điều kiện những thông tin này là thông tin chính thức và khôngnằm trong những ngoại trừ Có thể nói: các đạo luật về tiếp cận thông tin trênthế giới đều nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, từ đó thúcđẩy sự trong sạch, minh bạch về việc công khai thông tin trong các cơ quancông quyền

Quyền tiếp cận thông tin hay quyền được thông tin ở nước ta đã được thểhiện trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Cương lĩnhxây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thông qua đại hội VIInăm 1991 khẳng định: bảo đảm quyền được thông tin của công dân Thể chế

hoá đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 1992 quy định rõ: “Công dân có

quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin…” Cụ thể

hoá quy định của Hiến pháp nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành có cácquy định về quyền được thông tin và trách nhiệm của các cơ quan nhà nướctrong việc cung cấp thông tin do cơ quan nhà nước đang nắm giữ như: LuậtBáo chí; Pháp lệnh về Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Ban hành văn bản quy

Ngày đăng: 29/06/2018, 17:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w