A. PHẦN MỞ ĐẦU Với sự ra đời của Chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội đã từ lý thuyết không tưởng trở thành một lý luận khoa học. Qúa trình thâm nhập lý luận khoa học đó vào đời sống thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực : từ một nước đền nhiều nước và trở thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh trên thế giới ở thế kỷ XX với những thành tựu vĩ đại, in đậm dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Nhưng sau đó do sự “ tự diễn biến “, tự thoái hóa về mặt đạo đức của một bộ phân cán bộ Đảng viên mà điển hình là Goocbachop cùng với sự chống phá mạnh mẽ của các thế lực thù địch bên ngoài đã dẫn đến sự sụp đổ của các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu,đó là bài học sâu sắc để các nước Xã hội chủ nghĩa còn lại hiện nay phải rút kinh nghiệm. Mặc dù vậy, bản chất tốt đẹp của chế độ chủ nghĩa xã hội thì vẫn còn được ghi nhận và có nhiều triển vọng trong tương lai. B. PHẦN NỘI DUNG I. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Marx: (góc độ lý luận) Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin: Chủ nghĩa xã hội là: Là tổng hợp các tư tưởng phản ảnh các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột giữa giai cấp bị áp bức, bóc lột và giai cấp bóc lột đang là giai cấp thống trị. Là tổng hợp các tư tưởng phản ảnh những ước mơ, nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của con người mà trước hết là những người lao động nghèo khổ về một xã hội tương lai tốt đẹp không có áp bức bóc lột. Là tổng hợp những (phương pháp, cách thức, con đường) giải pháp khả thi để đi đến xã hội mong muốn đó. II. Chủ nghĩa xã hội hiện thực 1. Cách mạng tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ vào ngày mùng 7 tháng 11 năm 1917 dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich mà đứng đầu là Lênin đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được thắng lơi rực rỡ, xây dựng nhà nước chính quyền Xô Viết đầu tiên trên thế giới.Cách mạng tháng Mười Nga là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các dân tộc bị áp bức, đánh đổ giai cấp tư sản và địa chủ phong kiến, lập nên chính quyền của những người lao động, xây dựng xã hội mới không còn chế độ người bóc lột người. Sau cách mạng tháng Mười chủ nghĩa xã hội từ học thuyết lý luận đã trở thành hiện thực thực tiễn đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa. Chiều hướng phát triển chủ yếu, trục chuyển động xuyên suốt của lịch sử từ sau cách mạng tháng Mười Nga là đấu tranh xóa bỏ trật tự tư bản chủ nghĩa và xây dựng chế độ xã họi chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới.