Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động (như nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm...) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy có thể hiểu: - Vốn lưu động là lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động của doanh nghiệp. - Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được được thể hiện ở bộ phận tiền mặt, các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, các khoản phải thu và dự trữ tồn kho. Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển. Ngoài ra theo lí thuyết tài chính vốn lưu động còn được xác định bằng phần trội của tổng nguồn vốn dài hạn so với tổng tài sản cố định hay bằng phần chênh lệch của tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn.
Trang 1Chương I: Cơ Sở Lí Thuyết.
1.1 Vốn lưu động
1.1.1 Khái niệm:
Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn cần cócác đối tượng lao động Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động (nhưnguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm ) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và khônggiữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lầnvào giá trị sản phẩm Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vậtđược gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động củadoanh nghiệp Như vậy có thể hiểu:
- Vốn lưu động là lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao độngcủa doanh nghiệp
- Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trìnhkinh doanh Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được được thểhiện ở bộ phận tiền mặt, các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, các khoản phảithu và dự trữ tồn kho
Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinhdoanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễn ra liên tục vàthường xuyên lặp lại theo chu kỳ Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thànhmột vòng chu chuyển
Ngoài ra theo lí thuyết tài chính vốn lưu động còn được xác định bằng phần trội của tổngnguồn vốn dài hạn so với tổng tài sản cố định hay bằng phần chênh lệch của tài sản lưuđộng so với nợ ngắn hạn
1.1.2 Phân loại
- Căn cứ vào vai trò vốn lưu động được chia thành 3 loại:
+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ bao gồm giá trị của vật tư, nhiên liệu, phụ tùngthay thế, công cụ lao động
+ Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang, bán
Trang 2thành phẩm, chi phí chờ kết chuyển
+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm: giá trị của thành phẩm, vốn bằngtiền( kể cả vàng bạc đá quí ); các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quĩngắn hạn; các khoản phải thu
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của từng loại vốn trong trong từng khâucủa quá trình kinh doanh Từ đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh cơ cấu sao cho có hiệuquả sử dụng cao nhất
- Phân loại theo hình thái biểu hiện vốn lưu động chia làm 2 loại:
+ Vốn vật tư hàng hoá: gồm vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ laođộng, bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…Đối với loạivốn này cần xác định vốn dự trữ hợp lí để từ đó xác định nhu cầu vốn lưu động đảm bảocho quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục
+ Vốn bằng tiền bao gồm vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc đá quí ); các khoản đầu tưngắn hạn và các khoản ký cược, ký quĩ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán…
- Phân loại theo mối quan hệ sở hữu về vốn
Theo cách phân loại này vốn lưu động được phân thành vốn chủ sở hữu và vốn vay Cáchphân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ vốncủa bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ Từ đó có các quyết định trong việc huyđộng và quản lý, sử dụng vốn hợp lý hơn
- Phân loại theo nguồn hình thành
Xét về nguồn hình thành, vốn lưu động có thể hình thành từ các nguồn: vốn điều lệ, vốn
tự bổ sung, vốn liên doanh, liên kết, vốn đi vay
Cách phân loại này cho thấy cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanhnghiệp Mỗi một nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó Do đó doanh nghiệp cầnxem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm chi phí sử dụng vốn
- Căn cứ vào khả năng chuyển hoá thành tiền, vốn lưu động gồm:
+ Vốn bằng tiền
+ Khoản phải thu
Trang 3+ Hàng tồn kho
+ Vốn tài sản lưu động khác như tạm ứng, chi trả trước, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
1.1.1.3 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng.
Kết cấu vốn lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa thành phần trongtổng số vốn lưu động của doanh nghiệp Các doanh nghiệp khác nhau thì có kết cấu vốnlưu động khác nhau Việc phân tích kết cấu vốn lưu động theo các cách thức phân loạikhác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những đặc điểm riêng về vốn lưu độngcủa doanh nghiệp Từ đó có được các biện pháp quản lý phù hợp
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động, có thể chia thành 3 nhóm chính:
- Các nhân tố về mặt dự trữ vật tư như khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp,khả năng cung cấp của thị trường, đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư
- Các nhân tố về mặt sản xuất như: đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanhnghiệp; mức độ phức tạp của sảm phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổchức và quản lý
- Các nhân tố về mặt thanh toán như phương thức thanh toán, thủ tục thanh toán, việcchấp nhận kỷ luật thanh toán…
1.1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyểnvốn lưu động của doanh nghiệp Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sửdụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển (sốvòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay vốn)
- Số lần luân chuyển vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong mộtthời kì nhất định, thường tính trong một năm, công thức tính:
Trang 4- Kỳ luân chuyển vốn phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động
- Hệ số thanh toán nhanh: ý nghĩa của hệ số này là mức độ trang trải của tài sản lưu độngđối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm Hệ số này ≥ 1 chứng tỏ
sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp
- Hệ số thanh toán tức thời: hệ số này thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của vốn lưuđộng thấp là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng, tuy nhiên quá cao lạibiểu hiện tình trạng quản trị vốn lưu động kém hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhànrỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi Cũng như rất nhiều chỉ số tài chính khác, hệ số thanhtoán tức thời lệ thuộc rất lớn vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, thời đoạn kinh doanh
và sách lược kinh doanh
1.2 Quản trị vốn lưu động
Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là quản trị về tiền mặt,các khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thườngxuyên và liên tục
Quản lý, sử dụng hợp lý tài sản lưu động cũng như vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đốivới việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp Mặc dù hầu hết các vụ phá sảntrong kinh doanh là hậu quả của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ do quản trị vốn lưuđộng tồi Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định
và kiểm soát tài sản lưu động là các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đếnthất bại cuối cùng của họ Việc quản lí tốt vốn lưu động phần nào thể hiện sự kinh doanhhiệu quả của doanh nghiệp ngoài ra có thể nhận thấy vốn lưu động thay đổi theo nhịp độ
=
Số vòng quay vốn lưu động
360
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh =
Hệ số thanh toán tức thời
Nợ ngắn hạn
=
Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Tài sản lưu động – hàng tồn kho
Tài sản lưu động
Trang 5sản xuất của từng chu kì kinh doanh, chính vì vậy vốn lưu động được coi là một chỉ báo
về khả năng thanh toán tại một thời điểm cũng như khả năng thanh toán trong tương lai,hơn thế nữa vốn lưu động cũng là cầu nối giữa cân bằng tài chính trong dài hạn và ngắnhạn của doanh nghiệp, vì vậy quản trị vốn lưu động hiệu quả đóng một vai trò quan trọngtrong chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp
- Tiền đang chuyển: Quá trình chuyển tiền cần có thời gian nhất định chờ làm thủ
tục nên tồn tại hình thức này Chẳng hạn doanh nghiệp đã làm thủ tục chuyển một
khoản tiền từ tài khoản thanh toán tại ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhậnđược giấy báo nợ hay bản sao kê của ngân hàng nên vẫn coi là tiền của doanh nghiệp
1.2.1.2 Sự cần thiết của quản trị tiền mặt
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi lưu trữ tiền mặt cũng nhằm đến các mục đích sau:
- Đảm bảo cho các giao dịch kinh doanh hằng ngày được diến ra thông suốt: mua sắmnguyên vật liệu, hàng hóa và thanh toán các chi phí cần thiết cho doanh nghiệp hoạt độngbình thường (trả lương công nhân, nộp thuế) Bởi nếu sử dụng một loại tài sản khác cóthanh khoản thấp có thể làm các chi phí giao dịch cao, mất nhiều thời gian hơn dối vớimột giao dịch kinh doanh thông thường Động cơ giữ tiền mặt này có thể coi là động cơkinh doanh
- Mục đích đầu cơ: doanh nghiệp lợi dụng các cơ hội tạm thời như sự sụt giá tức thời vềnguyên vật liệu, chiết khấuđể gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trang 6- Mục đích dự phòng: trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiền mặt có điểmluân chuyển không theo một quy luật nhât định nào Do vậy doanh nghiệp cần phải duy trìmột vùng đệm an toàn để thỏa mãn các nhu cầu tiền mặt bất ngờ
1.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị tiền mặt
Hoạt động thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hàng giờ Hơn nữavốn tiền mặt là một loại tài sản đặc biệt có khả năng thanh toán cao, dễ dàng chuyển hoásang các hình thức tài sản khác, vì vậy doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý, sử dụngvốn tiền mặt một cách chặt chẽ để tránh bị mất mát, lợi dụng Có thể nhận thấy quản trịtiền mặt chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như:
- Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt: nguyên tắc này cho phép công ty duy trì mức chi tiêu tiềnmặt trong nhiều giao dịch kinh doanh ở một mức thấp hơn, do đó có nhiều tiền hơn chohoạt động đầu tư bằng các phương pháp
+ Đẩy nhanh việc chuẩn bị và gửi hóa đơn bằng cách vi tính hóa hóa đơn, gửi kèmtheo hàng, gửi qua fax, yêu cầu thanh toán trước, cho phép ghi nợ trước
+ Đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ bằng cách
áp dụng chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ thanh toán trước hạn Quy trìnhnày có thể được thực hiện bằng cách thiết lập một hệ thống thanh toán tập trung qua ngânhàng Hệ thống này là một mạng lưới cho phép doanh nghiệp duy trì các khoản tiền gửicủa họ Đồng thời, các ngân hàng cũng mở các tài khoản chi tiêu cho doanh nghiệp nhằmthực hiện và duy trì khả năng thanh toán, chi trả của họ
- Giảm tốc độ chi tiêu cùng với chính sách tăng tốc độ thu hồi tiền mặt là hai khuynhhướng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quản trị tiền mặt Thay vì dùng tiền thanh toánsớm các hoá đơn mua hàng, nhà quản trị tài chính nên trì hoãn việc thanh toán, nên chitrong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự xói mòn vị thế tín dụngthấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh toán mang lại Có một số chiến thuật màcác doanh nghiệp có thể sử dụng để chậm thanh toán các hoá đơn mua hàng Hai chiếnthuật nổi tiếng thường được sử dụng là tận dụng sự chênh lệch thời gian của các khoản
Trang 7thu, chi, và chậm trả lương Những doanh nghiệp có cung cách quản trị tiền mặt hiệu quả
có thể sử dụng khoản tiền nhàn rỗi do sự chênh lệch thởi gian giữa hai nghiệp vụ thu, chitạo ra để đầu tư vào các loại tích tài sản có thanh khoản cao
- Lập dự toán ngân sách tiền mặt: cùng với việc thu hồi nhanh và giảm tốc độ chi tiêu tiềnmặt trong những giới hạn về vị thế tín dụng của doanh nghiệp đã hỗ trợ hiệu quả cho cácnhà quản trị tài chính trong việc thoả mãn các nhu cầu chi tiêu và đầu tư sinh lợi bằng tiềnmặt của công ty Bởi vậy các nhà quản trị cần hoạch định ngân sách tiền mặt để dự báonhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền mặt trong ngắn hạn, thường trong một thời kỳ, có thể làhàng tháng, tuần hay thậm chí hàng ngày Mục đích lập dự toán này để các nhà quản trị tàichính có khả năng tốt hơn về xác định nhu cầu tiền mặt tương lai, hoạch định để tài trợcho các nhu cầu tái sản xuất, thực hiện kiểm soát tiền mặt và khả năng thanh toán củadoanh nghiệp Việc này được thực hiện dựa trên tính xác thực của những dự báo về doanh
số bán và phụ thuộc rất nhiều vào một bảng kế hoạch ngân sách rõ ràng và chi tiết Từ đó
có thể dự kiến lịch trình sản xuất của doanh nghiệp, các khoản chi tiêu dự kiến trongnhững khoảng thời gian tương tự từ đó hoạch định ngân sách dự kiến cũng như dự báodoanh số bán và tình hình kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn cụ thể
1.2.1.4 Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng tiền mặt :
- Vòng quay tiền mặt là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp, nó phản ánh hiệu quả sử dụng và sự luân chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp Xéttrên phương diện lí thuyết thì đa phần vòng quay tiền mặt nhỏ tức thời gian quay vòngvốn của doanh nghiệp là nhỏ thì hiệu quả sử dụng và thu hồi tiền mặt của doanh nghiệp làcao Ngược lại, chỉ số này cao chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng với hiệu quả
sử dụng thấp Tuy nhiên trong một số trường hợp khác,như doanh nghiệp dùng tiền đểđầu tư cho các hoạt động tài chính khác có chỉ số sinh lời ước tính cao hơn khi cần tiềnmặt trong tay… thì nhận xét trên không hoàn toàn đúng
Trang 8Trong đó thì tiền mặt bình quân =( tiền mặt đầu kỳ + tiền mặt cuối kỳ) / 2
- Chu kỳ vòng quay tiền mặt:
1.2.2 Quản trị khoản phải thu.
1.2.2.1 Khoản phải thu: gồm có:
- Phải thu của khách hàng: Là tiền bán hàng hoá, dịch vụ chưa thu được, nhưng đã đượckhách hàng chấp nhận thanh toán và tính vào doanh thu bán hàng trong kỳ, kể cả trườnghợp cấp tín dụng thương mại ngắn và dài hạn
- Trả trước cho người bán: Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán
mà chưa nhận được sản phẩm tại thời điểm báo cáo Thường doanh nghiệp ứng trướctrong 2 trường hợp:
+ Cần ổn định nguồn nguyên vật liệu, hàng hoá
+ Doanh nghiệp đặt mua máy móc, thiết bị sản xuất kinh doanh Số tiền trả
trước để đảm bảo thực hiện hợp đồng của bên mua
- Phải thu nội bộ: Xét từ góc độ hạch toán kinh tế có 2 dạng doanh nghiệp là doanh
nghiệp độc lập và doanh nghiệp liên hợp gồm tổng công ty, tập đoàn, liên hiệp( gọi chung
là tổng công ty) Trừ các doanh nghiệp nhỏ, mỗi doanh nghiệp này đều có 2 bộ phận làđơn vị (hay doanh nghiệp) cấp trên và đơn vị( hay doanh nghiệp) cấp dưới Đơn vị cấpdưới còn gọi là đơn vị thành viên gồm các đơn vị trực thuộc hoặc phụ thuộc có tổ chức kếtoán riêng Đơn vị cấp trên và các đơn vị cấp dưới gọi là các đơn vị nội bộ trong doanhnghiệp độc lập, tổng công ty Các khoản phải thu nội bộ hình thành do cấp dưới có nghĩa
vụ nộp lên cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới hoặc do các đơn vị nội bộ đã thu
hộ chi hộ cho nhau hoặc giữa các đơn vị cấp dưới với nhau về bán hàng nội bộ Các khoảnphải thu nội bộ thường là: Đơn vị cấp dưới phải thu về số lỗ hoạt động sản xuất kinhdoanh đã được cấp trên chấp nhận cấp bù, phải thu bổ sung các quỹ từ cấp trên( ở đơn vịphụ thuộc như viện nghiên cứu), đơn vị cấp trên phải thu của các đơn vị cấp dưới để lập
Chu kỳ vòng quay tiền mặt
Tiền mặtTiền bán hàng trung bình một ngày
=
Trang 9các quỹ là quỹ quản lý của cấp trên( chỉ có ở cấp trên và được tính vào chi phí của doanhnghiệp cấp dưới), quỹ phát triển kinh doanh dự trữ, khen thưởng, phúc lợi, thu một phầnlãi kinh doanh và thu hồi vốn kinh doanh đã giao
- Các khoản phải thu khác như: các khoản phải thu về bồi thường vật chất đã có quyếtđịnh bồi thường, các khoản phải thu về lãi đầu tư tài chính
- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi: là khoản dự kiến bị tổn thất của các khoản
phải thu sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo do con nợ không có khả năng thanh toán.Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh có những khoản thu mà người nợ khó có khảnăng trả do bị thiệt hại lớn về tài sản Các khoản tiền nợ của những người này gọi là cáckhoản phải thu khó đòi Để đề phòng những tổn thất do các khoản phải thu khó đòi có thểxảy ra gây đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ hạch toán tiếp theo và tạo điều kiệncho việc bảo toàn vốn thì cuối niên độ kế toán doanh nghiệp phải dự kiến số nợ có khảnăng khó đòi, tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán Số tính trướcnày được gọi là dự phòng các khoản phải thu khó đòi Việc lập dự phòng nhằm phản ánhđúng giá trị thực tế thuần tuý các khoản phải thu của doanh nghiệp để đưa ra một hìnhảnh trung thực về tài sản của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài sản
Giá trị của các khoản phải thu được xác định trên báo cáo tổng kết tài sản là giá trị toàn
bộ các khoản phải thu sau khi đã trừ đi dự phòng phải thu khó đòi tại thời điểm báo cáo
Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợphải thu khó đòi như là đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần nhưng vẫn không có kết quả Nếusau đó, việc đòi nợ kéo dài trong nhiều năm mà vẫn không thu được thì doanh nghiệp xoá
nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán và chuyển ra theo dõi riêng ngoài bảng dưới dạng nợkhó đòi đã xử lý và ghi giảm vốn kinh doanh Nhưng nếu thu được thì ghi vào kết quảkinh doanh trong kỳ
1.2.2.2 Nhân tố ảnh hưởng tới quy mô khoản phải thu
- Khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán chịu cho khách hàng: Như trong chínhsách bán hàng để khuyến khích người mua mua hàng bằng phương thức bán chịu( giaohàng trước, trả tiền sau) có thể làm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản
Trang 10nợ phải thu của khách hàng( chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủiro ) Đổi lại doanh nghiệp cũng có thể tăng thêm được lợi nhuận nhờ mở rộng số lượngsản phẩm tiêu thụ
- Sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: Đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chấtthời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn, cầnkhuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn
- Giới hạn của lượng vốn phải thu hồi: Nếu lượng vốn phải thu quá lớn thì không thể tiếptục bán chịu vì sẽ làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp
- Thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp Đối với các doanhnghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có đặc điểm sử dụng lâu bềnthì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các doanh nghiệp ít vốn, sản phẩm dễ hư hao,mất phẩm chất, khó bảo quản
Để đánh giá mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu sản phẩm hàng hoá, dịch vụdoanh nghiệp có thể xem xét trên các khía cạnh: mức độ uy tín của khách hàng, khả năngtrả nợ của khách hàng, tình trạng tài chính tổng quát của doanh nghiệp; giá trị của tài sảndùng để bảo đảm tín dụng Nói chung đối với mỗi chính sách bán chịu doanh nghiệp cầnđánh giá kỹ theo các thông số chủ yếu sau đây:
+ Số lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ dự kiến tiêu thụ được
+ Giá bán sản phẩm, hàng hoá dịch vụ
+ Các chi phí phát sinh thêm do việc tăng các khoản nợ
+ Các khoản chiết khấu chấp nhận
+ Thời gian thu hồi nợ bình quân đối với các khoản nợ
Dự đoán số nợ phải thu ở khách hàng Số nợ phải thu ở khách hàng được xác định bằng
tỷ lệ giữa doanh thu tiêu thụ dự kiến và số vòng quay tiền bán chịu cho khách hàng
Để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế việc
phát sinh các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, doanh nghiệp cần coi trọng các
biện pháp chủ yếu sau đây:
Trang 11● Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp
và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn
● Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán: lựa chọn kháchhàng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơnhàng, bán nợ (factoring)
● Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng Khi bán chịu chokhách hàng phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết
● Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn thanhtoán theo hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng như lãi suất quá hạn củangân hàng
● Phân loại các khoản nợ quá hạn; tìm nguyên nhân của từng khoản nợ (kháchquan, chủ quan) để có biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ; thoả ước xử lý nợ; xoámột phần nợ cho khách hàng hoặc yêu cầu Toà án kinh tế giải quyết theo thủ tục phá sảndoanh nghiệp
1.2.2.3 Các chỉ số theo dõi khoản phải thu.
- Kỳ thu tiền bình quân: về nguyên tắc thì càng thấp càng tồt tuy nhiên phải căn cứ vàophương thức thanh toán, chiến lược kinh doanh,tình hình cạnh tranh trong thời điểm haythời kỳ cụ thể
- Vòng quay khoản phải thu: càng cao( tức số ngày thu tiền càng ngắn) chứng tỏ tình hìnhquản lí và thu nợ tốt, doanh nghiệp có khách hàng quen thuộc, ổn định và uy tín, thanhtoán đúng hạn Tuy nhiên, hệ số này quá cao thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắccủa doanh nghiệp, gần như bán hàng thu bằng tiền mặt, khó cạnh tranh, mở rộng thịtrường
Kỳ thu tiền bình quân
Doanh thu bán chịu bình quân một ngày trong kỳ
=
Các khoản phải thu
Doanh thu bán chịu
Trang 12Trong đó các khoản phải thu bình quân =( khoản phải thu đầu kỳ + cuối kỳ) /2
Từ đó có: số ngày thu tiền = 360 / số vòng quay khoản phải thu
1.2.3 Quản trị hàng tồn kho.
Hầu hết các doanh nghiệp đều có hàng tồn kho bởi vì tất cả các công đoạn mua, sản xuất
và bán không diễn ra vào cùng một thời điểm Mặt khác, cần có hàng tồn kho để duy trìkhả năng hoạt động thông suốt của dây chuyền sản xuất và các hoạt động phân phối, ngănchặn những bất trắc trong sản xuất, vì vậy quản trị hàng tồn kho là một việc làm rất quantrọng
1.2.3.1 Hàng tồn kho và các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho, dự trữ.
- Hàng tồn kho: tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu
giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này Trong các doanh nghiệp tài sản tồn kho dự trữthường ở 3 dạng:
+ Hàng tồn kho nằm trong qúa trình dự trữ (chuẩn bị) sản xuất, gồm:
● Hàng mua đang đi trên đường là hàng hoá doanh nghiệp đã thanh toán hoặc đãchấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho
● Nguyên vật liệu tồn kho (đã nhập kho)
● Dụng cụ trong kho: loại tài sản không thể dùng đến đâu mua sắm đến đó màphải luôn có một số lượng dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục
+ Hàng tồn kho đang trong quá trình trực tiếp sản xuất: Tồn tại dưới dạng chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang hay còn gọi là bán thành phẩm Có loại tài sản này là
do quy trình công nghệ sản xuất không thể cho ra thành phẩm ngay được Chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang không chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu được sử dụng vàosản xuất kinh doanh mà còn bao gồm cả chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuấtchung (chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình chế tạo sản phẩm
Số vòng quay khoản phải thu
Các khoản phải thu bình quân
=
Trang 13như chi phí nhân viên phân xưởng, khấu hao tài sản cố định của phân xưởng )
Đối với mức tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, các nhân tố ảnh hưởnggồm:
● Đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sảnphẩm
● Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm
● Trình độ tổ chức quá trình sản xuất của doanh nghiệp
+ Hàng tồn kho nằm trong quá trình dự trữ tiêu thụ, gồm:
● Thành phẩm tồn kho là thành phẩm do doanh nghiệp chế tạo còn chưa tiêu thụ.Loại tài sản này chỉ có ở doanh nghiệp sản xuất Giá trị thành phẩm tồn kho được đánhgiá theo giá thành công xưởng, bao gồm các loại chi phí chi phí sản xuất kinh doanh dởdang chuyển vào thành phẩm
● Hàng hoá tồn kho là hàng hóa còn tồn trong kho hàng, quầy bán hàng ở cácdoanh nghiệp thương mại Giá trị hàng hoá tồn kho tính theo giá thực tế
● Hàng gửi đi bán là thành phẩm, hàng hoá đang gửi đi bán dưới dạng ký gửi, đại
lý hoặc dịch vụ đã hoàn thành nhưng chưa được chấp nhận thanh toán Những tài sản nàyvẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nên chưa được tính vào doanh thu bán hàngtrong kỳ hay chưa được tính vào các khoản phải thu trong kỳ
Các hàng tồn kho này phụ thuộc vào các yếu tố như:
○ Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanhnghiệp Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp thường bao gồm 3 loại: dự trữthường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ (đối với các doanh nghiệp sản xuất có tínhchất thời vụ)
○ Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường
○ Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa đơn vị cung ứng nguyên vật liệuvới doanh nghiệp
○ Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp
○ Giá cả của các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu được cung ứng
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là khoản giảm giá nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng
Trang 14hoá tồn kho dự kiến sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo Chủ yếu xảy ra đối với thànhphẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán Khi thấy hàng tồn kho bị giảm giá liên tục cần lậpngay dự phòng giảm giá Trong doanh nghiệp có 3 loại tài sản có khả năng bị giảm giá trịthực tế so với giá trị ghi trên sổ sách nên cần phải lập dự phòng, đó là dự phòng phải thukhó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng giảm giá đầu tư tài chính Ý nghĩacủa việc lập dự phòng giảm giá giống như dự phòng phải thu khó đòi.
Chỉ tiêu hàng tồn kho là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại hàng tồn kho dự trữcho quá trình sản xuất kinh doanh, sau khi đã trừ dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại thờiđiểm báo cáo
1.2.3.2 Quản trị chi phí hàng tồn kho
Để dự trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp phải tốn kém chi phí Các chi phí liên quan đếnviệc dự trữ tồn kho là: chi phí tồn trữ, chi phí đặt hàng, chi phí cơ hội, các chi phí khác
- Chi phí tồn trữ: chi phí tồn trữ là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hoá haynhững chi phí biến đổi tăng, giảm cùng với hàng tồn kho Tức là những chi phí tăng giảmphụ thuộc vào lượng hàng tồn kho nhiều hay ít Bao gồm:
+ Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí bốc xếp hàng hoá, chi phí bảo hiểm hàng tồnkho, chi phí hao hụt mất mát, mất giá trị do bị hư hỏng và chi phí bảo quản hàng hoá
+ Chi phí tài chính bao gồm: chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay cho nguồn kinh phívay mượn để mua hàng dự trữ, chi phí về thuế, khấu hao
- Chi phí đặt hàng: bao gồm chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng như: chi phígiấy tờ, chi phí vận chuyển, chi phí nhận hàng Chi phí này thường ổn định, khối lượnghàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần đặt hàng tăng nên tổng chi phí đặt hàng cao vàngược lại
- Chi phí cơ hội: nếu một doanh nghiệp không thực hiện được đơn đặt hàng khi có nhucầu, công ty sẽ bị đình đốn sản xuất và có thể không kịp giao hàng cho khách hàng Sựthiệt hại do để lỡ cơ hội này được coi là chi phí cơ hội
- Chi phí khác: các chi phí khác được quan tâm trong quản trị tồn kho là các chi phí thành
Trang 15lập kho( chi phí lắt đăt thiết bị kho và các chi phí hoạt động), chi phí tiền lương trả nhânviên làm thêm giờ, chi phí huấn luyện…
Hàng hoá tồn kho được coi là một trong những tài sản quan trọng nhất đối với nhiều công
ty Nó cũng là một trong những tài sản đắt tiền nhất, trong nhiều công ty có chiếm tới40% tổng kinh phí đầu tư
1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho
- Vòng quay hàng tồn kho: diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hoá, nói lên chất lượng vàchủng loại hàng hoá kinh doanh phù hợp trên thị trường Hệ số này càng cao ( số ngàycho một vòng càng ngắn) càng tốt, tuy nhiên với số vòng quá cao sẽ thể hiện sự trục trặctrong khâu cung cấp, hàng hoá dự trữ không kịp cung ứng cho khách hàng, gây mất uy tíncủa doanh nghiệp
- Số ngày luân chuyển hàng tồn kho = 360 / vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho
Doanh thu thuần
Trang 16Chương II Technoimport vàthực trạng quản trị vốn lưu động tại
- Tên công ty: Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật
- Tên giao dịch: The Vietnam National Complete Equipment and Technics Import- ExportCorporation
- Loại hình doanh nghiệp: công ty Nhà nước
- Địa chỉ: 16- 18 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
- Quyết định thành lập công ty Nhà nước số: 105TM/TCCB ngày 22/02/1995 của Bộ Trưởng Thương Mại
- Giấy ĐKKD số : 0106000662 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 01/ 06/ 2006
- Người đại diện: ông Vũ Chu Hiền chức vụ: Tổng giám đốc
- Vốn điều lệ: 18.851.000.000 đồng Việt Nam
- Ngành nghề kinh doanh chính:
+ Tư vấn và dịch vụ hợp đồng xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật
+ Xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng
và hàng tiêu dùng: mặt hàng kinh doanh cụ thể theo điều lệ bộ đã duyệt
+ Kinh doanh thiết bị toàn bộ và kỹ thuật các loại công trình, máy móc, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất, khoáng sản, sản phẩm hoá hoc, nông sản, cao su, sản phẩm bằng cao su, tơ tằm, sợi, nông sản, lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ
+ Kinh doanh nguyên liệu phục vụ nuôi trồng thuỷ sản
+ Xuất khẩu than, kinh doanh trang thiết bị y tế
+ Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng trong và ngoài nước
+ Xuất khẩu lao động( trong đó tổ chức đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng nghề nghiệp cho người lao động đi nước ngoài)
Trang 17+ Đại lí làm thủ tục hải quan
+ Tư vấn dịch vụ du học tự túc
2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển.
Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật( Technoimport) được thành lập ngày 28/01/1959, trực thuộc Bộ Ngoại Thương trước đây nay là Bộ Thương Mại Thời kì 1959-
1989 công ty Technoimport là doanh nghiệp Nhà nước duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ nhập khẩu các công trình thiết bị toàn bộ cho tất cả các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh và quốc phòng.Công việc chủ yếu của công ty là tổ chức ký kết hợp đồng và tiếp nhận sự giúp đỡ, viện trợ về trang thiết bị kỹ thuật của các nước xã hội chủ nghĩa theo các Hiệp định thương mại hoặc vay nợ hoặc viện trợ chứ hầu như không có hoạt động xuất khẩu Các hiệp định này đã quy định rõ số vốn cụ thể cấp cho từng công trình cũng như quy định công ty đứng ra nhận xuất nhập khẩu của cả hai bên Chính vì vậy bạn hàng của công ty trong thời kì này hoàn toàn do Nhà nước quy định Công ty không có quỳên lựa chọn Những bạn hàng lúc này là các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu của các nước Đông Âu và phần lớn là của Liên Xô cũ Mối quan hệvói các nước Tây Âu và Bắc Âu rất hạn chế
Từ năm 1989 đến nay, trong sự chuyển hướng chung của nền kinh tế, công ty
Technoimport đã đi vào hạch toán và hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường với chức năng nhiệm vụ mở rộng hơn và đa dạng hơn Do các yếu tố kinh tế khách quan buộcNhà nước phải có những thay đổi trong chính sách kinh tế để thực hiện mục tiêu chiến lược là hội nhập kinh tế toàn khu vực và trên toàn thế giới, đi kèm với nó là chủ trương
mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp cho các cơ sở sản xuất thuộc thành phần kinh tế Sự độc quyền ngoại thương như trước đây không còn nữa Tình hình này đãđặt Công ty đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn, trong đó phải kể đến sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường mà Công ty chưa từng gặp phải trong 30 năm trước
đó.Nhận biết rõ được điều này nên công ty đã đặt ra chiến lược cụ thể là chuyển từ đơn vị chuyên kinh doanh nhập khẩu sang kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp lấy thiết bị toàn
bộ và thiết bị kỹ thuật làm mặt hàng chủ lực Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh thêm một
Trang 18số mặt hàng mới để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh như các loại thiết bị lẻ, nguyên liệu sản xuất và cả hàng tiêu dùng.
Hiện nay là đơn vị chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, với đội ngũ cán bộ năng động, được đào tạo có hệ thống và nhiều kinh nghiệm, công ty Technoimport đã và đang phục vụ có hiệu quả nhiều khách hàng trong và ngoài nước trênlĩnh vực thương mại và đầu tư theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi
Công ty Technoimport có quan hệ hợp đồng thương mại với hàng trăm công ty, tập đoàn
và nhà sản xuất ở 68 quốc gia trên khắp các châu lục Tính đến nay đã có hàng trăm còng trình thiết bị toàn bộ do Technoimport nhập khẩu đã và đang hoạt động có hiệu quả phục
vụ cho việc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng
Với những thành tích đóng góp đáng kể trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, công ty Technoimport đã được Nhà nước trao tặng thưởng Huân chương lao động hạng
ba năm 1963, Huân chương lao động hạng nhì năm 1984 và hai lần được nhận Huân chương lao động hạng nhất năm 1989 và 1997 Ngoài ra công ty Technoimport được chính phủ tặng cờ thi đua “ là đơn vị dẫn đầu ngành Thương mại” liên tục trong những năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, cờ thi đua của Bộ Thương Mại về thành tích 10 năm đổi mới, bằng khen của tổng cục an ninh, bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
2.1.2 Hoạt động kinh doanh chính của công ty.
2.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh
- Xuất khẩu:
+ Máy móc thiết bị
+ Khoáng sản
+ Lâm sản được nhà nước cho phép
+ Than đá, rau quả, hàng thủ công mỹ nghê, vật liệu xây dựng, hàng công nghiệp tiêu dùng
+ Cao su, sản phẩm bằng cao su và chứa cao su
+ Nông sản và nông sản chế biến
+ Tơ tằm, sợi các loại
Trang 19- Nhập khẩu:
+ Thiết bị toàn bộ
+ Dây chuyền công nghệ
+ Máy móc, thiết bị lẻ, phương tiện vận tải
+ Thiết bị y tế, thiết bị thí nghiệm
+ Vật nuôi trồng thuỷ sản
+ Sản phẩm hoá, phân bón
+ Vật liệu xây dựng
2.1.2.2.Phương thức kinh doanh.
- Xuất nhập khẩu uỷ thác:
Đây là hình thức xuất nhập khẩu trong đó Công ty đóng vai trò làm trung gian để tiến hành các nghiệp vụ xuất nhập các mặt hàng theo yêu cầu của các chủ đầu tư trong và ngoài nước- những tổ chức, doanh nghiệp không có đủ khả năng, điều kiện cũng như kinhnghiệm để thực hiện công việc này.Trong hình thức này, Công ty không cần phải sử dụng vốn của mình và được hưởng một khoản gọi là phí uỷ thác ( thường từ 0.5%- 1% trị giá hợp đồng)
Đây là hoạt động kinh doanh mang tính chất truyền thống của Công ty , Công ty
Technoimport đã ra đời và hoạt động với ngành chuyên doanh và được Nhà nước giao nhiệm vụ là đơn vị duy nhất được phép xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết bị toàn bộ và
kỹ thuật, với bề dày kinh nghiệm Công ty đã được các Bộ, Ngành, các Công ty y trong nước tin cậy uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng truyền thống của Công ty , trong suốt quá trình phát triển của mình Technoimport đã nhập khẩu uỷ thác hàng trăm công trình thiết bị toàn bộ phục vụ nhu cầu phát triển của các ngành sản xuất trong nước Hiện nay,
do nhu cầu phát triển của thị trường trong nước, Technoimport đã tiến hành mở rộng loại hình dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác, tăng cường quan hệ với các khách hàng trong và ngoài nước với mục tiêu nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, hợp tác hai bên cùng có lợi
- Xuất nhập khẩu trực tiếp:
Trang 20Hiện nay xu hướng xuất nhập khẩu trực tiếp trong các doanh nghiệp đang tăng lên nhưng
ở Technoimport thì nó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất nhập khẩu Tuy nhiên, căn cứ nhu cầu của thị trường Công ty Technoimport tiến hành xuất nhập khẩu trực tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của các khách hàng trong nước và ngoài nước, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các đơn vị Hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp ra đời và bắt nguồn từ nhu cầu thị trường trong nước trong những năm gần đây Công
ty sẵn có quan hệ khách hàng nước ngoài từ nhiều năm nên có thế nhập khẩu các mặt hàng có chất lượng, giá nhập khẩu thấp để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại thị trường trong nước Đồng thời, công ty tiến hành mua bán hàng hoá trong nước xuất khẩu cho các đối tượng nước ngoài để nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước Do mặt hàng chủ đạo của Công ty lại là thiết bị toàn bộ nên hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp cũng phần nào còn là một vấn đề khó khăn và mạo hiểm đối với Công ty khi nó đòi hỏi một lượng vốn lớn mà thời gian lại dài trong khi vốn kinh doanh của Công
ty là có hạn Tuy vậy, xuất nhập khẩu trực tiếp lại là hình thức kinh doanh mang lại hiệu quả cao vì lợi nhuận thường cao hơn phí uỷ thác rất nhiều, đồng thời Công ty còn chủ động được về nguồn hàng và bạn hàng trong kinh doanh
Trong thời gian gần đây, Công ty đã xây dựng một số ngành hàng chủ đạo đáp ứng nhu cầu của thị trường và hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp đã và đang trở thành lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho các đơn vị trong Công ty
- Tư vấn thương mại:
Đây là lĩnh vực phát triển theo những công trình xây dựng cơ bản nhập khẩu thiết bị toàn
bộ có giá trị lớn theo yêu cầu chung của thị trường, chủ đầu tư không thể tự thực hiện các công việc liên quan đến nhập khẩu, xây lắp thiết bị toàn bộ để đi vào sản xuất,
Technoimport dựa vào bề dày truyền thống và kinh nghiệm thực tiễn tư vấn, hỗ trợ chủ đầu tư trong việc triển khai xây dựng các công trình trên Trong những năm gần đây hàng loạt các công trình thiết bị toàn bộ trên cả nước đã được Technoimport tư vấn nhập khẩu
đã và đang đi vào hoạt động với hiệu quả cao, các chi phí chủ đầu tư bỏ ra không đáng kể.Ngay cả khi chủ đầu tư có điều kiện nhập khẩu thiết bị toàn bộ thì vai trò của
Technoimport cũng đã đóng góp mức độ đáng kể Trong cơ chế hiện nay, với loại hình Công ty kinh doanh thương mại như Technoimport việc mở rộng các ngành kinh doanh