MỞ ĐẦUChủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta; là người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa một nhà nước pháp quyền hoàn toàn mới. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hình ảnh Bác Hồ, lý tưởng vĩ đại, sự nghiệp cao cả, đạo đức sáng ngời của Người mãi mãi là tấm gương sáng chói và nguồn cổ vũ lớn lao để lớp lớp thế hệ Việt Nam học tập và noi theo.Nói về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Bác từ trần, điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã viết: Hơn 60 năm qua, từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Hồ Chủ tịch đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ.Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, Hồ Chủ tịch đã sớm đến với chủ nghĩa Mác Lênin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác Lênin ánh sáng soi đường cứu dân, cứu nước. Hồ Chủ tịch là người Việt Nam đầu tiên đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLênin vào hoàn cảnh nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Hồ Chủ tịch là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam và Mặt trận dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta.Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.Đó là cuộc đời chiến đấu bền bỉ, thực hiện cho được sự ham muốn tột bật của mình là đất nước được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.Đó là cuộc đời sáng chói, chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân tha thiết, chí công vô tư, lạc quan, khiêm tốn, giản dị. Bảy mươi chín mùa xuân của Người để lại biết bao bài học quý báu cho các thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Người, trong đó có những tác phẩm, những nguyên lý về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước đã được cuộc sống kiểm nghiệm và đã trở thành chân lý. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (được in trong tập 5 bộ Hồ Chí Minh toàn tập, từ trang 229 đến trang 306, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ấn hành năm 1995), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán “chủ nghĩa cá nhân” vì đó là một thứ “vi trùng rất độc” nó sinh ra các khuyết điểm nghiêm trọng như bệnh tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, ham địa vị, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ, bệnh “hữu danh vô thực”, kéo bè, kéo cánh, bệnh cận thị không biết nhìn xa trông rộng…. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục những sai lầm, khuyết điểm.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 Bối cảnh lịch sử ra đời, chủ đề tư tưởng và kết cấu của Tác phẩm 4
1.1 Bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm 4
1.2 Chủ đề tư tưởng và kết cấu của tác phẩm 4
Chương 2 Nội dung cơ bản của tác phẩm 5
2.1 Sửa đổi lối làm việc của Đảng - yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng 5
2.2 Vai trò của lý luận và tổ chức thực tiễn 6
2.3 Vấn đề bản chất và tư tưởng của Đảng cách mạng 7
2.4 Vấn đề đạo đức cách mạng 9
2.5 Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng 10
2.6 Phương thức lãnh đạo của Đảng 12
2.7 Phương pháp tuyên truyền, vận động quần chúng 15
Chương 3 Giá trị lý luận, thực tiễn của tác phẩm và vận dụng vào công tác xây dựng Đảng, Nhà nước ta hiện nay 16
3.1 Giá trị lý luận và thực tiễn 16
3.1.1 Giá trị lý luận 16
3.1.2 Giá trị thực tiễn 17
3.2 Vận dụng những tư tưởng của tác phẩm vào công tác xây dựng Đảng, Nhà nước ta hiện nay 17
3.2.1 Các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên phải tập trung quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay 17
Trang 23.2.2 Tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạtđộng của Nhà nước 213.2.3 Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ 223.2.4 Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương 24
KẾT LUẬN 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 3cổ vũ lớn lao để lớp lớp thế hệ Việt Nam học tập và noi theo.
Nói về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Bác từtrần, điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã viết: "Hơn 60 nămqua, từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Hồ Chủ tịch đã cống hiếntrọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thếgiới Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vôcùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ
Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, Hồ Chủ tịch đã sớm đến với chủnghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin ánh sáng soi đườngcứu dân, cứu nước Hồ Chủ tịch là người Việt Nam đầu tiên đã vận dụngsáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh nước ta, vạch đường chỉ lốicho cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên, từ thắng lợi này đến thắng lợikhác
Hồ Chủ tịch là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, làngười xây dựng nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam và Mặt trận dân tộcthống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dânViệt Nam Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng,toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nênnhững trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta
Trang 4Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch,người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta,nhân dân ta và non sông đất nước ta".
Đó là cuộc đời chiến đấu bền bỉ, thực hiện cho được sự ham muốntột bật của mình là đất nước được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàntoàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành
Đó là cuộc đời sáng chói, chí khí cách mạng kiên cường, tinh thầnđộc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân tha thiết, chí công vô
tư, lạc quan, khiêm tốn, giản dị
Bảy mươi chín mùa xuân của Người để lại biết bao bài học quý báucho các thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Người, trong đó có nhữngtác phẩm, những nguyên lý về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
đã được cuộc sống kiểm nghiệm và đã trở thành chân lý Trong tác phẩm
“Sửa đổi lối làm việc” (được in trong tập 5 bộ Hồ Chí Minh toàn tập, từ
trang 229 đến trang 306, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ấn hành năm 1995), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán “chủ nghĩa
cá nhân” vì đó là một thứ “vi trùng rất độc” nó sinh ra các khuyết điểm
nghiêm trọng như bệnh tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, ham địa vị, thiếu
kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ, bệnh “hữu danh vô thực”,
kéo bè, kéo cánh, bệnh cận thị không biết nhìn xa trông rộng… Đồngthời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra nguyên nhân và phương hướng khắcphục những sai lầm, khuyết điểm
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng(khoá XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay (số 12-NQ/
TW ngày 16/01/2012) đã chỉ rõ:
Trang 5"1 Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập vàrèn luyện Trải qua hơn 80 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, vượtqua muôn vàn khó khăn, thử thách, với bản lĩnh của một đảng cách mạngchân chính, dày dạn kinh nghiệm, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân,Đảng đã lãnh đạo, tổ chức và phát huy sức mạnh to lớn của toàn Đảng,toàn dân, toàn quân, giành được nhiều thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệpcách mạng.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc củaĐảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khoá đãban hành nhiều chủ trương, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.Trên cơ sở đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kếtquả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừngđược nâng cao; phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được đổi mới;vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững, niềm tin của nhân dân với Đảngđược củng cố; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởngthành và tiến bộ về nhiều mặt Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rènluyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụnhân dân, được nhân dân tin tưởng Thành tựu 25 năm đổi mới là thànhquả của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớncủa đội ngũ cán bộ, đảng viên
2 Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn cònkhông ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéodài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin củanhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối vớivai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ Nổi lên một số vấn
đề cấp bách sau đây:
Trang 6Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảngviên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sựphai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng,chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí,tuỳ tiện, vô nguyên tắc "
Việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo những chỉ dẫn chủ Chủ tịch Hồ
Chí Minh nêu trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” sẽ góp phần đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết làcán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiếnđấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối vớiĐảng
Với những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Giá trị lý luận và thực
tiễn của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
vận dụng vào công tác xây dựng Đảng, Nhà nước ta hiện nay" để
nghiên cứu, làm đề tài tiểu luận môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh và quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng và chính quyềnnhà nước
Trang 7Chương 1 Bối cảnh lịch sử ra đời, chủ đề tư tưởng và kết cấu của Tác phẩm 1.1 Bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm
Tác phẩm Sửa đổi lối làm việc được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vàhoàn thành vào tháng 10 năm 1947 Tình hình đất nước và công tác xâydựng Đảng lúc này có nhiều điểm mới, đặt ra nhiều yêu cầu mới
- Về tình hình đất nước, năm 1947 là năm đầu tiên toàn quốc khángchiến chống thực dân Pháp Các cơ quan của Đảng, Chính phủ, đoàn thểchuyển lên chiến khu, hoạt động trong điều kiện chiến tranh, phân tán.Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 vang dội đã có tác động tạoniềm tin chiến thắng, khích lệ, cỗ vũ tinh thần kháng chiến của quân vàdân cả nước, trên khắp các chiến trường và tạo điều kiện để củng cố tổchức đảng, chính quyền, đoàn thể
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta lúc đóđược tiến hành trong điều kiện tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình làchính Vì vậy, mọi cán bộ, đảng viên phải phát huy vai trò tiên phong,gương mẫu, nêu cao đạo đức cách mạng, dám chấp nhận hy sinh gian khổ,đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết; phải thựchành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, xa rời quần chúng, kiênquyết chống lại chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức
- Đảng ta, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trở thành Đảng cầmquyền Trong điều kiện đó, xây dựng Đảng phải ngang tầm với nhiệm vụ
Trang 8“kháng chiến, kiến quốc”, đặc biệt là công tác tư tưởng, tổ chức, có ýnghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Trong điều kiện cả nước có chiến tranh, Đảng chủ trương xây dựng
các “chi bộ tự động công tác” nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo
trong lãnh đạo của các cấp bộ Đảng Để có tài liệu cho cán bộ, đảng viênhọc tập, rèn luyện, tư dưỡng trên các mặt tư tưởng, đạo đức và phươngpháp làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh X.Y.Z đã viết tácphẩm Sửa đổi lối làm việc Đầu năm 1948, Nhà xuất bản Sự thật xuất bản,phát hành
1.2 Chủ đề tư tưởng và kết cấu của tác phẩm
- Tác phẩm đề cập đến các vấn đề quan trọng của công tác xây dựng,chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, tổ chức, phương thức, phương pháp lãnh đạo
và công tác quần chúng của Đảng trong điều kiện kháng chiến, kiến quốc
Chương 2 Nội dung cơ bản của tác phẩm
"Sửa đổi lối làm việc" là tác phẩm lý luận quan trọng về xây dựngĐảng, một tài liệu học tập rất bổ ích, thiết thực của cán bộ, đảng viên để
Trang 9tu dưỡng tư tưởng, đạo đức, rèn luyện phương pháp và phong cách côngtác Nội dung cơ bản của tác phẩm tập trung vào 07 vấn đề sau đây:
2.1 Sửa đổi lối làm việc của Đảng - yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng
- Trong tác phẩm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề cần thiết phảitiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng, tổ chức, phong cách,phương pháp công tác; xác định đó là nhiệm vụ thường xuyên, vừa lâudài, vừa cấp bách như là một quy luật tồn tại và phát triển của Đảng cáchmạng, nhất là khi Đảng đứng ra nhận sứ mệnh lớn lao đối với sự pháttriển của dân tộc
- Sửa đổi lối làm việc để Đảng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của
mình Người giải thích rõ: “Đảng ta hy sinh tranh đấu, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân, tranh lại thống nhất và độc lập Công việc đã có kết quả vẻ vang Nhưng, nếu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa”.
“Cán bộ và đảng viên làm việc không đúng, không khéo, thì còn nhiều khuyết điểm, Khuyết điểm nhiều thì thành tích ít Khuyết điểm ít thì thành tích nhiều Đó là lẽ tự nhiên.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, các cơ quan, cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình.
Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa, và giúp đồng chí mình sửa chữa Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công.
Trang 10Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta, thì cũng như giấu giếm bệnh tật trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mạng”.
- Sửa đổi lối làm việc để đẩy mạnh công tác, hiệu quả công việc, làm
cho Đảng lớn mạnh không ngừng; đồng thời, giúp cho mỗi cán bộ, đảngviên khắc phục những sai lầm, khuyết điểm
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sửa đổi lối làm việc để khắc phục ba
“hạng” khuyết điểm là:
+ Khuyết điểm về tư tưởng, tức là bệnh chủ quan mà nguyên nhânchính là kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông, không đem
lý luận thực hành trong cuộc sống
+ Khuyết điểm về sự quan hệ trong Đảng với ngoài Đảng, tức làbệnh hẹp hòi, ngăn trở Đảng thống nhất và đoàn kết, phá hoại sự đoàn kếttoàn dân
+ Khuyết điểm về cách nói và viết, tức là ba hoa
- Chủ tịch Hồ Chí Minh coi bệnh chủ quan, ích kỷ, hẹp hòi, cá nhân,bản vị, cục bộ…, mỗi chứng bệnh là một kẻ địch Mỗi kẻ địch bên trong
là bọn đồng minh của kẻ địch bên ngoài Địch bên ngoài không đáng sợ.Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra Vì vậy, taphải ra sức ngăn ngừa, đề phòng những kẻ địch đó, phải kiên quyết chữatrị bằng hết những căn bệnh đó Do vậy, sửa đổi lối làm việc là nhiệm vụchung của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên
2.2 Vai trò của lý luận và tổ chức thực tiễn
Trang 11Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấnmạnh vai trò của lý luận, của thực tiễn và quan hệ giữa lý luận với thực tiễn.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiểu lý luận là “đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sách thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành lý luận Rồi lại đem nó ra chứng minh với thực tế Đó là lý luận chân chính” Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định,
lý luận có vai trò rất to lớn, nó như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướngcho chúng ta trong công việc thực tế; không có lý luận thì lúng túng nhưnhắm mắt mà đi Người yêu cầu, cán bộ, đảng viên, phải nêu cao hiểu biết
cả về lý luận; “có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”….
- Lý luận phải liên hệ chặt chẽ với thực tiễn Người nói, “lý luận cốt
để áp dụng vào công việc thực tế Lý luận mà không áp dụng vào thực tế
là lý luận suông Dù xem được hàng ngàng hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách” Lý
luận và thực hành có quan hệ qua lại: Lý luận phải đem vào thực hành.Thực hành phải nhìn theo lý luận Lý luận cũng như cái tên (hoặc viênđạn) Thực hành cũng như cái đích để bắn Có tên mà không bắn, hoặcbắn lung tung cũng như không có tên
- Đánh giá cao vai trò của lý luận và thực hành, Chủ tịch Hồ ChíMinh đi đến kết luận: Mỗi cán bộ, đảng viên phải học lý luận, phải đem lýluận áp dụng vào công việc thực tế; phải gắng học, học thì phải hành; phảichữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông Bên cạnh học
lý luận, người cán bộ phải có ý thức tổng kết kinh nghiệm trong công tác.Phê bình và tổng kết kinh nghiệm công tác là quy luật tiến bộ trong sựnghiệp cách mạng
Trang 122.3 Vấn đề bản chất và tư tưởng của Đảng cách mạng
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản chất của Đảng thể hiện ở mụctiêu, lý tưởng và lợi ích mà nó đại diện Đối với Đảng ta, bản chất đóđược Người xác định rất rõ: Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thìĐảng không có lợi ích gì khác Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức nhândân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt,văn hoá, chính trị của nhân dân Vì toàn dân được giải phóng thì tức làĐảng được giải phóng
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra 12 điều thuộc về tư cách của một Đảngchân chính cách mạng, đồng thời yêu cầu Đảng phải làm đủ cả 12 điều:+ Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài Nó phải làmtròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bàosung sướng
+ Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùngvới thực hành phải luôn đi đôi với nhau
+ Khi đặt ra khẩu hiệu và chỉ thị, luôn luôn phải dựa vào điều kiện thiếtthực và kinh nghiệm cách mạng ở các nước, ở trong nước và ở địa phương.+ Phải luôn luôn do nơi quần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu
và chỉ thị đó có đúng hay không
+ Phải luôn luôn xem xét lại tất cả công tác của Đảng Mọi công táccủa Đảng luôn luôn phải đứng về phía quần chúng Phải đem tinh thầnyêu nước và cần, kiệm, liêm, chính mà dạy cán bộ, đảng viên và nhân dân
Trang 13+ Mỗi công việc của Đảng phải giữ nguyên tắc và phải liên hợp chặtchẽ với dân chúng Nếu không vậy, thì chẳng những không lãnh đạo đượcdân chúng mà cũng không học được dân chúng.
Chẳng những không nâng cao được dân chúng, mà cũng không biết ýkiến của dân chúng
+ Mỗi công việc của Đảng phải giữ vững tính cách mạng của nó, lạiphải khéo dùng những cách thức thi hành cho hoạt bát
Nếu không vậy thì không biết nắm vững các cách thức tranh đấu vàcác cách thức tổ chức, không biết liên hợp lợi ích ngày thường và lợi íchlâu dài của dân chúng
+ Đảng không che dấu những khuyết điểm của mình, không sợ phêbình Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ,
và để dạy bảo cán bộ và đảng viên
+ Đảng phải chọn những người rất trung thành và rất hăng hái, đoànkết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo
+ Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hoá ra ngoài
+ Đảng phải giữ kỷ luật nghiêm từ trên xuống dưới
Kỷ luật này là tư tưởng phải nhất trí, hành động phải nhất trí
Kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đốivới Đảng
+ Đảng phải luôn luôn xét lại các nghị quyết và những chỉ thị củamình đã thi hành thế nào Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị
Trang 14đó sẽ hoá ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đốivới Đảng.
Trong kết luận, Người viết:
“Muốn cho Đảng được vững bềnMười hai điều đó chớ quên điều nào”
Đảng phải liên hệ mật thiết với quần chúng, giữ kỷ luật nghiêm từtrên xuống dưới, thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình, không
che giấu khuyết điểm của mình Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một Đảng
mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
2.4 Vấn đề đạo đức cách mạng
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập
đến đạo đức cách mạng trên nhiều khía cạnh, tổng quát và toàn diện
- Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ vị trí, vai trò của đạo đứccách mạng đối với Đảng nói chung và với từng cán bộ, đảng viên nói riêng
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Sự nghiệp cách mạng vẻ vang, cao cả,
to tát, khó khăn đòi hỏi người cách mạng phải có các phẩm chất tương ứng về
đạo đức và đạo đức đó phải trở thành “cái căn bản” của mỗi người.
Trang 15- Về nội dung, đạo đức cách mạng bao gồm năm tính tốt: Nhân,Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm
+ Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồngbào Vì thế mà cương quyết chống lại những người, những việc có hại đếnĐảng, đến nhân dân Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người,hưởng hạnh phúc sau thiên hạ Vì thế mà không ham giàu sang, không ecực khổ, không sợ uy quyền
+ Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không
có việc gì phải giấu Đảng Ngoài lợi ích của Đảng không có lợi ích riêngphải lo toan Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩnthận Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói Không sợ người ta phêbình mình, mà phê bình người khác cũng luôn đúng đắn
+ Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trongsạch, sáng suốt Dễ hiểu lý luận Dễ tìm phương hướng Biết xem người.Biết xem việc Vì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại choĐảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian
+ Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm Thấy khuyếtđiểm có gan sửa chữa Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng Có ganchống lại những sự vinh hoa, phú quý, không chính đáng Nếu cần, thì cógan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè,nhút nhát
+ Liêm là không tham địa vị Không tham tiền tài Không tham sungsướng Không ham người tân bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại,không bao giờ hủ hoá
Trang 16Những tính tốt này của đạo đức cách mạng đậm đà bản sắc truyềnthống dân tộc, từ đạo đức Nho giáo, được Người thừa kế, phát triển, thayđổi trật tự, vị trí Nội dung của từng chuẩn mực đã được Chủ tịch Hồ ChíMinh giải thích theo một tinh thần hoàn toàn mới, mang tính cách mạng.
Về đặc trưng của đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳngđịnh, với năm tính tốt đó, đạo đức cách mạng khác với đạo đức cũ, nó
“không phải là đạo đức thủ cựu Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”.
2.5 Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu
ra một cách có hệ thống các quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ
- Người xác định rất rõ: cán bộ là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ và
nhân dân, “cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định cán bộ giữ một vai trò đặc biệt
quan trọng Người viết: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ cách mạng phải hội đủcác tiêu chuẩn: Đức và tài, phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, phong cách, phương pháp công tác tốt, trong đó phẩm chất đạođức phải là yếu tố hàng đầu, là gốc, là nền tảng
Trang 17- Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng; là một vấn đề rất trọng
yếu, rất cần kíp Thực chất công tác cán bộ là “nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu Phải coi trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra một cách rất chi tiết, cụ thể, dễ hìnhdung, dễ thực hiện của công tác cán bộ, đó là:
+ Huấn luyện cán bộ: Rất cần thiết; huấn luyện cán bộ toàn diện, nhưhuấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, nghề nghiệp theo phương châm làmviệc gì học việc ấy; huấn luyện chính trị, gồm cả thời sự và chính sách;huấn luyện văn hoá, khoa học, kỹ thuật; huấn luyện lý luận
+ Dạy cán bộ và dùng cán bộ: Phải biết rõ cán bộ; cất nhắc cán bộcho đúng; phải khéo dùng cán bộ; phải phân phối cán bộ cho đúng; phảigiúp cán bộ cho đúng; phải giữ cán bộ
+ Lựa chọn cán bộ: Phải căn cứ vào các tiêu chuẩn cụ thể, như lòngtrung thành, hăng hái; sâu sát, gần gũi, gắn bó với nhân dân, phải hiểudân, thương yêu dân; có gan phụ trách, giải quyết vấn đề; có ý thức tổchức, kỷ luật Về lựa chọn cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
“Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong lúc đấu tranh.
Những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng Luôn luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng Như thế, thì dân chúng mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ đó là người lãnh đạo của họ.
Trang 18Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề, trong những hoàn cảnh khó khăn Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải là người lãnh đạo Người lãnh đạo đúng đắn cần phải: khi thất bại không hoang mang, khi thắng lợi không kêu ngạo Khi thi hành các nghị quyết kiên quyết, gan góc không sợ khó khăn.
Những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật.
Đó là những khuôn khổ để lựa chọn cán bộ, chúng ta phải theo cho đúng”.
+ Bồi dưỡng cán bộ: Phải làm tốt các nội dung như có chỉ đạo, tậptrung; bồi dưỡng để nâng cao, thạo nghề, thạo việc; bồi dưỡng phải cókiểm tra, đánh giá; bồi dưỡng kết hợp giữa xây dựng và cải tạo, nhất là tưtưởng; sẵn sàng giúp đỡ cán bộ
+ Thực hiện chính sách đối với cán bộ: Bao gồm các nội dung nhưhiểu biết cán bộ; khéo dùng cán bộ; cất nhắc cán bộ; thương yêu cán bộ;phê bình cán bộ
2.6 Phương thức lãnh đạo của Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng thuật ngữ “cách lãnh đạo”; từ đó đồng nghĩa với thuật ngữ “phương thức, phương pháp” lãnh đạo mà
chúng ta dùng hiện nay Người cho rằng, muốn giữ vững vai trò lãnh đạo,tập hợp quần chúng thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Đảngcầm quyền phải có cách lãnh đạo đúng, thích hợp
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo đúng nghĩa là:
Trang 19+ Phải giải quyết mọi vấn đề một cách cho đúng Mà muốn thế thìnhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng Vì dân chúng chính lànhững người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.
+ Phải tổ chức sự thi hành cho đúng Mà muốn vậy, không có dânchúng giúp thì không xong
+ Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải
có quần chúng giúp mới được
Những người lãnh đạo chỉ trông thấy một mặt của công việc, của sựthay đổi của mọi người: trông từ trên xuống Vì vậy sự trông thấy có hạn.Trái lại, dân chúng trông thấy công việc, sự thay đổi của mọi người,một mặt khác: họ trông thấy từ dưới lên Nên sự trông thấy cũng có hạn
Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề cho đúng, ắt phải họp kinh nghiệm
cả hai bên lại
Muốn như thế, người lãnh đạo ắt phải có mối liên hệ chặt chẽ giữamình với dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó màĐảng thắng lợi
Vì vậy, cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng,cũng như đứng lơ lững giữa trời, nhất định thất bại
- Về phương thức lãnh đạo, Người lưu ý kết hợp chặt chẽ giữa cácmặt: liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng; liên hợp lãnh đạo vớiquần chúng Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Bất kỳ việc gì, nếu không có chính sách chung, kêu gọi chung không thể động viên khắp quần chúng.
Trang 20Song, nếu người lãnh đạo chỉ làm chung, làm khắp cả một lúc, mà không trực tiếp nhằm một nơi nào đó, thực hành cho kỳ được, rồi lấy kinh nghiệm nơi đó mà chỉ đạo những nới khác, thì không thể biết chính sách của mình đúng hay sai Cũng không thể làm cho nội dung của chính sách
đó đầy đủ, thiết thực.
Thí dụ: việc chỉnh đốn Đảng Ngoài những kế hoạch chung về việc
đó, mỗi cơ quan hoặc mỗi bộ đội phải chọn vài ba bộ phận trong cơ quan hay bộ đội mình, nghiên cứu rõ ràng và xem xét kỹ lưỡng sự phát triển (công việc chỉnh đốn Đảng) trong bộ phận đó.
Đồng thời, trong vài ba bộ phận đó, người lãnh đạo lại chọn năn, ba người cán bộ kiểu mẫu, nghiên cứu kỹ càng lịch sử của họ, kinh nghiệm,
tư tưởng, tính nết của họ, sự học tập và công tác của họ.
Người lãnh đạo phải tự mình chỉ đạo những người phụ trách trong
bộ phận đó, giúp họ giải quyết những vấn đề thực tế, để rút kinh nghiệm”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ:
“Bất kỳ sự việc gì, người lãnh đạo phải có một số người hăng hái trung kiên cho sự lãnh đạo Nhóm trung kiên này phải mật thiết liên hợp với quần chúng, công việc mới thành.
Nếu chỉ có sự hăng hái của nhóm trung kiên, mà không liên hợp với
sự hăng hái của quần chúng, nhóm trung kiên sẽ phải chạy suốt ngày mà không kết quả mấy.
Nếu chỉ có sự hăng hái của quần chúng mà không có sự hăng hái của nhóm trung kiên để tổ chức và dìu dắt, thì sự hăng hái của quần chúng sẽ không bền và không thể tiến tới.
Trang 21Bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa, và hạng kém Mà trong ba hạng người
đó, hạng vừa vừa, hạng ở giữa, nhiều hơn hết, hạng hăng hái và hạng kém đều ít hơn.
Vì vậy, người lãnh đạo phải dùng hạng hăng hái làm trung kiên cho
sự lãnh đạo, do trung kiên đó mà nâng hạng vừa vừa và kéo hạng kém tiến lên.
Nhóm trung kiên đó phải do công tác và tranh đấu trong đám quần chúng mà nảy nở ra, chứ không phải tự ngoài quần chúng, xa cách quần chúng mà có được.
Mỗi cuộc đấu tranh thường có ba giai đoạn, ba bước: bước đầu, bước giữa và bước cuối cùng Nhóm trung kiên lãnh đạo trong mỗi cuộc tranh đấu, không có thể mà cũng không y nguyên như cũ Trong mỗi giai đoạn, cần phải luôn luôn cất nhắc những người hăng hái trong giai đoạn
đó, để thay thế cho những người cũ bị đào thải hoặc vì tài không xứng chức, hoặc hủ hoá.
Những nơi công việc không chạy đều vì không có nhóm lãnh đạo mật thiết liên hợp với quần chúng Thí dụ: trong một trường học, nếu không
có một nhóm thầy giáo, chức viên và học sinh hăng hái nhất trong trường, từ vài người đến vài mươi người, đoàn kết thành nhóm trung kiên lãnh đạo, thì công việc của trường đó nhất định uể oải.
Vì vậy, bất kỳ cơ quan nào, bộ đội nào, cũng cần phải lựa chọn một nhóm người hăng hái, trung thành, có năng lực, giữ kỷ luật, đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo”.