1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT TÌNH TÌNH NHIỄM MYCOPLASMA BOVIS TRÊN BÒ SỮA TẠI MỘT TỈNH PHÍA NAM

59 262 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 655,73 KB

Nội dung

Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012 ở một số cơ sở chăn nuôi với quy mô chăn nuôi khác nhau thuộc một tỉnh phía Nam với tổng số 207 mẫu huyết thanh của bò sữa

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH TÌNH NHIỄM MYCOPLASMA BOVIS

TRÊN BÒ SỮA TẠI MỘT TỈNH PHÍA NAM

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ MINH HẢI

Lớp: DH07TY Ngành: Thú Y Niên khóa: 2007 - 2012

Tháng 8/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

**************

NGUYỄN THỊ MINH HẢI

KHẢO SÁT TÌNH TÌNH NHIỄM MYCOPLASMA BOVIS

TRÊN BÒ SỮA TẠI MỘT TỈNH PHÍA NAM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn:

TS LÊ ANH PHỤNG

Tháng 8/2012

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hải

Tên luận văn: “Khảo sát tình hình nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa

tại một tỉnh phía Nam”

Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý

kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi

Thú Y

Ngày…….tháng…….năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

TS LÊ ANH PHỤNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Gởi đến Ba, Mẹ và gia đình

Con xin tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Ba, Mẹ và những người thân trong gia

đình đã nuôi dưỡng, dạy dỗ và hết lòng vì tương lai của con

Chân thành cảm ơn

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Bộ môn Vi Sinh Truyền Nhiễm

Cùng toàn thể quý Thầy, Cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình dạy dỗ,

truyền đạt kiến thức quý báu, kinh nghiệm thực tiễn cho tôi trong suốt quãng đời

sinh viên để làm hành trang vào đời

Chân thành biết ơn

Thầy TS Lê Anh Phụng, người thầy luôn tận tụy và nhiệt tình với sinh viên,

đã trực tiếp hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Chân thành cảm ơn

Ban Lãnh Đạo Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh

Ban Lãnh Đạo Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y

Tp.Hồ Chí Minh

Các Anh, Chị đang công tác tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị -

Chi Cục Thú Y Tp.Hồ Chí Minh

Đặc biệt xin gởi lời cảm ơn tới ThS Nguyễn Văn Dũng, ThS Huỳnh Thị

Thu Hương cùng toàn thể anh, chị kỹ thuật viên bộ môn Siêu Vi - Huyết Thanh đã

giúp đỡ và tạo mọi điều kiện làm việc tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực tập

tốt nghiệp

Cám ơn các bạn học cùng lớp Thú Y K.33, tất cả những người thân, người

bạn của tôi, đã luôn giúp đỡ, chia sẽ những khăn và động viên tôi trong suốt quá

trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Minh Hải

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài: “Khảo sát tình hình nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa tại một tỉnh

phía Nam” được tiến hành tại trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị thuộc Chi Cục Thú Y Tp.HCM

Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012 ở một số

cơ sở chăn nuôi với quy mô chăn nuôi khác nhau thuộc một tỉnh phía Nam với tổng

số 207 mẫu huyết thanh của bò sữa khỏe mạnh (không được tiêm phòng vaccine

Mycoplasma bovis) được khảo sát bằng phương pháp ELISA gián tiếp để phát hiện

sự hiện diện của kháng thể kháng Mycoplasma bovis

Kết quả nghiên cứu được ghi nhận như sau:

(1) Bò sữa khỏe mạnh ở một số cơ sở chăn nuôi tại một tỉnh phía Nam được

phát hiện có kháng thể kháng Mycoplasma bovis với tỷ lệ cao (84,06 %) cho thấy đã

nhiễm mầm bệnh

(2) Các yếu tố như khu vực khảo sát trong tỉnh, quy mô, lứa đẻ không ảnh

hưởng đến tỷ lệ nhiễm Mycoplasma bovis trên đàn bò sữa

(3) Mức độ nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa ở địa bàn khảo sát nhìn

chung đang ở mức nhiễm bệnh nhẹ

 

 

Trang 6

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa i

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ii

Lời cám ơn iii

Tóm tắt luận văn iv

Mục lục v

Danh sách các chữ viết tắt viii

Danh sách các bảng ix

Danh sách các hình x

Danh sách các sơ đồ và biểu đồ x

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Sơ lược về giống Mycoplasma 3

2.1.2 Đặc điểm hình thái 3

2.1.3 Đặc điểm cấu tạo 3

2.1.4 Đặc điểm sinh sản 4

2.1.5 Đặc điểm nuôi cấy 4

2.1.6 Sức đề kháng 5

2.1.7 Tính gây bệnh: 5

2.2 Bệnh do Mycoplasma bovis ở bò 7

2.2.1 Lịch sử phát hiện bệnh 7

2.2.2 Căn bệnh 7

2.2.3 Dịch tễ học 8

2.2.4 Triệu chứng và bệnh tích 11

Trang 7

2.2.5 Chẩn đoán 13

2.2.6 Điều trị 17

2.2.7 Các biện pháp quản lí và ngăn ngừa bệnh 18

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Thời gian và địa điểm 19

3.1.1 Thời gian 19

3.1.2 Địa điểm 19

3.2 Vật liệu 19

3.2.1 Mẫu xét nghiệm 19

3.2.2 Thiết bị và dụng cụ 19

3.2.3 Bộ kit dùng trong chẩn đoán 19

3.3 Nội dung nghiên cứu 20

3.4 Phương pháp nghiên cứu 20

3.4.1 Bố trí và cách lấy mẫu 20

3.4.2 Phương pháp phát hiện kháng thể kháng M bovis trong huyết thanh 21

3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính 25

3.5.1 Các chỉ tiêu theo dõi 25

3.5.2 Công thức tính 26

3.6 Xử lý số liệu 26

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

4.1 Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma bovis trên đàn bò sữa được khảo sát 27

4.2 Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa được khảo sát theo khu vực 30

4.3 Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa theo quy mô chăn nuôi 32

4.4 Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa theo lứa đẻ 34

4.5 Mức độ nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa dương tính 35

4.6 Mức độ nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa dương tính theo khu vực 37

4.7 Mức độ nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa dương tính theo quy mô 38

4.8 Mức độ nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa dương tính theo lứa đẻ 39

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40

Trang 8

5.1 Kết luận 40

5.2 Đề nghị 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC 47

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BAL: Bronchial alveolar lavage – Dịch rửa phế quản phế nang

CFU: Colony forming unit

DNA: Deoxyribonucleic acid

ELISA: Enzyme linked immunosorbent assay - Phản ứng hấp phụ miễn dịch gắn

enzyme HIPB: heart infusion peptone broth

IgA: Immunoglobulin A

IgG: Immunoglobulin G

IgM: Immunoglobulin M

IBA: Immunobinding assay

IHA: Indirect haemagglutination – Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp IHC: Immunohistochemistry - Kỹ thuật hóa mô miễn dịch

Kbp: kilo base pair

OD: Optical density - mật độ quang

PCR: Polymerase chain reaction

PPLO: Pleuro – pneumoniae – like – organism

SDS-PAGE: Sodium dodecyl sulphate – polyacrylamid gel electrophoresis Vsp: Variable surface protein

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

TRANG 

Bảng 2.1 Những loài Mycoplasma gây bệnh chủ yếu trên người và động vật 5 

Bảng 2.2 Lấy mẫu để chẩn đoán bệnh do Mycoplasma bovis 14 

Bảng 2.3 Các đặc tính sinh hóa của một số loài Mycoplasma gây bệnh trên bò 15 

Bảng 3.1 Bố trí lấy mẫu huyết thanh cho xét nghiệm 20 

Bảng 2.2 Phân bố vị trí mẫu huyết thanh và đối chứng trên vỉ 96 giếng 24 

Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa được khảo sát 27 

Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa theo khu vực 30 

Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa theo quy mô 32 

Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa theo lứa đẻ 34 

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Sơ đồ dạng vòng bộ gen Mycoplasma bovis 8  Hình 2.2 Khuẩn lạc của vi khuẩn Mycoplasma bovis 15

Hình 4.1 Đĩa 96 giếng thực hiện xét nghiệm ELISA gián tiếp 30

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 2.1 Cơ chế phản ứng ELISA tìm kháng thể kháng M.bovis 22 

Sơ đồ 2.2 Quy trình phát hiện kháng thể kháng M bovis bằng pp ELISA 23  Biểu đồ 4.1 Mức độ nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa dương tính 36  Biểu đồ 4.2 Mức độ nhiễm Mycoplasma bovis trên bò sữa dương tính khảo sát theo

Trang 12

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Cho đến nay, hơn 20 loài Mycoplasma thuộc lớp Mollicutes đã được phân

lập từ gia súc với các căn bệnh khác nhau Người ta thường cho rằng vi khuẩn

Mycoplasma đóng một vai trò phụ trong các bệnh truyền nhiễm, thường làm trầm

trọng thêm căn bệnh đã tồn tại từ trước đó, nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra

rằng Mycoplasma bovis có thể đóng vai trò chính Các hội nghị quốc tế đầu tiên về

mycoplasmosis trên bò, tổ chức tại Saskatoon (Canada) vào năm 2009, đánh dấu

một sự công nhận chính thức về tầm quan trọng của vi khuẩn Mycoplasma bovis

(Campbell, 2009)

Mycoplasma bovis được coi là một trong những loài gây bệnh quan trọng của

vi khuẩn Mycoplasma trên gia súc và là một trong những tác nhân chính gây bệnh

viêm khớp, viêm phổi và viêm vú ở bò (Pfützner và Sachse, 1996) Những dấu hiệu

lâm sàng liên quan tới Mycoplasma bovis thường mãn tính, giảm tăng trọng, kém

đáp ứng với điều trị kháng sinh và hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có vaccine để phòng

ngừa hiệu quả bệnh do Mycoplasma bovis dẫn đến thiệt hại kinh tế đáng kể cho

ngành chăn nuôi bò trên toàn thế giới (Nicholas và Ayling, 2003)

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về Mycoplasma bovis về tác động cũng như mức độ ảnh hưởng của Mycoplasma bovis đến nền chăn nuôi bò

sữa Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện nay hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào

về Mycoplasma bovis cũng như số liệu thống kê về tỉ lệ nhiễm trên bò sữa Do đó, việc điều tra tỷ lệ nhiễm Mycoplasma bovis trên đàn bò sữa để góp phần cho công

tác phòng chống bệnh là hết sức cần thiết

Xuất phát từ những thực tế trên và được sự đồng ý của bộ môn Vi Sinh – Truyền Nhiễm, khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường đại học Nông Lâm Tp.HCM, Trạm

Trang 13

Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị thuộc Chi Cục Thú Y thành phố Hồ Chí Minh

và dưới sự hướng dẫn của TS Lê Anh Phụng, Ths Huỳnh Thị Thu Hương, chúng

tôi tiến hành thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM

MYCOPLASMA BOVIS TRÊN BÒ SỮA TẠI MỘT TỈNH PHÍA NAM”

1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Đánh giá tỷ lệ nhiễm Mycoplasma bovis trên đàn bò sữa ở một số cơ sở chăn

nuôi tại một tỉnh phía Nam, nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác

phòng chống bệnh do Mycoplasma bovis trên bò sữa

1.2.2 Yêu cầu

Sử dụng bộ kit BIO - X Mycoplasma bovis với phương pháp ELISA gián tiếp

để phát hiện sự có mặt kháng thể kháng Mycoplasma bovis trong các mẫu huyết

thanh của bò sữa ở một số cơ sở chăn nuôi

Trang 14

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Sơ lược về giống Mycoplasma

Năm 1898, hai nhà khoa học Pháp là Norcard và Roux đã phát hiện ra loài vi sinh vật đặc biệt này trên những con bò bị bệnh viêm phổi màng phổi (Nocard và cộng sự, 1898; trích dẫn bởi Lê Anh Phụng, 1996) Về sau, người ta lại tìm thấy thêm nhiều loại vi sinh vật tương tự cũng gây viêm phổi và đặt tên là vi khuẩn PPLO (pleuro – pneumoniae – like – organism) Năm 1929, hai ông đã đề nghị đặt

tên vi khuẩn PPLO là Mycoplasma (trích dẫn Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên,

2001)

Theo Razin và ctv (1992), Mycoplasma thuộc lớp Mollicutes, vì Mycoplasma

không có thành tế bào, cơ thể được bao bọc bởi một màng nguyên sinh chất có 3

lớp Trong phân loại, việc thiếu thành tế bào được dùng để phân biệt Mycoplasma với các vi khuẩn khác Hiện nay, có 183 loài trong lớp Mollicute, trong đó có 105 loài thuộc giống Mycoplasma đã được báo cáo (Waites và ctv, 2003; trích dẫn bởi

Nguyễn Thị Phước Ninh, 2010)

2.1.2 Đặc điểm hình thái

Mycoplasma có kích thước từ 0,2 – 0,8 µm, không có thành tế bào vững chắc

như ở vi khuẩn, nên chúng rất dễ biến đổi hình dạng với nhiều hình thái khác nhau bao gồm hình cầu, hình ovan, hình sợi, hình xoắn hay hình sao và khó bắt màu với

các thuốc nhuộm thông thường Mycoplasma được coi là thuộc nhóm Gram âm và

muốn quan sát dưới kính hiển vi quang học người ta phải nhuộm bằng phương pháp nhuộm Giemsa (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001)

2.1.3 Đặc điểm cấu tạo

Mycoplasma được bao bởi lớp màng nguyên sinh chất dày 75 – 100 A0 Hai

đặc điểm khác biệt của Mycoplasma so với các loại vi khuẩn khác là kích thước bộ

gen và thành phần các bazơ của DNA Mycoplasma có bộ gen nhỏ nhất trong tất cả

Trang 15

các cơ thể sống tự do, với chiều dài khoảng từ 580 kbp đến 1380 kbp (kilo base pairs) và có ít hơn 300 gen Tỉ lệ thành phần guanine và cytosine trong DNA thấp,

từ 23 – 40% (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001)

2.1.4 Đặc điểm sinh sản

Mycoplasma không có khả năng sinh sản theo lối phân đôi như ở tế bào vi

khuẩn do không chứa mezosome, là cơ quan điều khiển việc tạo thành vách ngăn khi phân chia tế bào, mà bằng cách nẩy chồi hoặc phân cắt các đầu sợi thành các thể hình cầu mới (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001)

2.1.5 Đặc điểm nuôi cấy

Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2010), Mycoplasma hoàn toàn không có khả

năng tự tổng hợp axit béo hay chỉ có khả năng tổng hợp một phần do đó muốn phát triển chúng phải phụ thuộc vào sự cung cấp từ vật chủ hay môi trường nuôi cấy Vì

thế, nuôi cấy và phân lập Mycoplasma rất khó vì vi khuẩn đòi hỏi môi trường dinh

dưỡng khá cao (để có dinh dưỡng cho môi trường nuôi cấy, người ta dùng dịch chiết tim bò, peptone, chất chiết nấm men và huyết thanh với các chất bổ sung)

Vi khuẩn thường mọc chậm, dễ bị lấn át bởi các vi khuẩn khác và nấm Hầu

hết các Mycoplasma sống kị khí tùy nghi hoặc hiếu khí, cần bổ sung 5 – 10 % CO2, nhiệt độ thích hợp là 370C, pH 7 - 8 Để phân lập Mycoplasma có thể dùng các môi

trường canh chuyên biệt như: Friis, Hayflick, L’Ecuyer, Eaton, HIPB Canh thang sau nuôi cấy 48 – 96h cũng khó phân biệt vi khuẩn mọc hay không vì chúng không làm đục môi trường Ly tâm lấy canh thang nhuộm Giemsa có thể thấy sự đa hình thái của vi khuẩn Sau đó cấy qua môi trường thạch và ủ trong điều kiện không khí

có 5 – 10 % carbon dioxide (CO2) Khuẩn lạc có thể được nhìn thấy sau 2 – 6 ngày nuôi cấy với kích thước rất nhỏ (200 – 500 µm) Muốn quan sát được khuẩn lạc này phải dùng kính hiển vi hoặc kính lúp Khuẩn lạc hình tròn, đậm màu và gồ lên ở trung tâm, phần rìa mỏng dần (có dạng “trứng chiên”), các khuẩn lạc lấn sâu vào bề mặt thạch (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001)

Trang 16

2.1.6 Sức đề kháng

Mycoplasma rất mẫn cảm với tia tử ngoại, các chất sát trùng và sự khô hạn

do chúng không có lớp peptidoglycan ở thành tế bào để bảo vệ Ở nhiệt độ 45 –

550C hầu như chúng bị tiêu diệt trong vòng 15 phút, nhưng có thể tồn tại đến 17 ngày trong môi trường nước mưa ở nhiệt độ 2 – 70C (Tô Minh Châu và Trần Thị

Bích Liên, 2001) Trong phổi, Mycoplasma tồn tại 2 tháng ở nhiệt độ -250C, 9 – 11 ngày ở nhiệt độ 1 – 60C và chỉ 3 – 7 ngày ở nhiệt độ 17 – 250C Mycoplasma có khả

năng phát tán trong không khí với đường kính từ 3 – 3,5 km do đó lây lan bệnh từ trại này sang trại khác nhất là trong điều kiện thời tiết lạnh và không khí ẩm Do

thiếu vách tế bào nên Mycoplasma đề kháng lại với các loại kháng sinh tác động lên

thành tế bào nói chung (như sulfonamide, penicillin), nhưng có thể bị ức chế bởi các kháng sinh tác động lên quá trình sinh tổng hợp protein hay acid nucleic như chlortetracycline, tylosin, entamycin, erythyromycin…(Ross,1993)

2.1.7 Tính gây bệnh:

Khả năng gây bệnh của Mycoplasma phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể

vật chủ Khi các yếu tố bất lợi cho cơ thể như sự thay đổi thời tiết đột ngột, chuồng

trại kém vệ sinh, dinh dưỡng kém …Mycoplasma sẽ tăng độc lực tấn công vật chủ

gây bệnh (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2010)

Bảng 2.1 Những loài Mycoplasma gây bệnh chủ yếu trên người và động vật

Người Mycoplasma pneumoniae Viêm phổi tiên phát không

điển hình

Người Mycoplasma hominis Viêm vòi trứng, viêm

khung chậu ở phụ nữ có thai, có thể gây sảy thai

Người Ureaplasma urealyticum Viêm niệu đạo

Người Mycoplasma genitalium Viêm đường sinh dục

Trâu, bò M mycoides ssp Mycoides Viêm phổi – màng phổi

Trang 17

Trâu, bò M bovis Viêm vú , viêm phổi, viêm

khớp, rối loạn sinh dục và sảy thai

Trâu, bò M californicum Viêm vú

Trâu, bò M canadense Viêm vú

Trâu, bò M arginini Viêm vú

Trâu, bò M bovigenitalium Viêm âm đạo, viêm khớp,

viêm vú, viêm túi tinh

Trâu, bò M dispar Viêm phổi (bê)

Dê, cừu M agalactiae Chứng mất sữa truyền

nhiễm

Dê, cừu M conjunctivae Viêm giác kết mạc

Dê, cừu M capricolum Viêm đa khớp, viêm vú,

viêm phổi

Dê M ovipneumoniae Viêm phổi

Ngựa M felis Viêm màng phổi

Heo M hyopneumoniae Viêm phổi

Heo M hyorhinis Viêm khớp, viêm phổi Heo M hyosynoviae Viêm khớp

Gà, gà tây M gallisepticum Viêm đường hô hấp mãn

tính (gà), viêm xoang truyền nhiễm (gà tây)

Gà, gà tây M iowae Chết phôi, giảm tỉ lệ nở,

viêm túi khí dạng nhẹ, viêm khớp

Gà, gà tây M synoviae Viêm màng hoạt dịch, gây

nên viêm khớp truyền nhiễm

Gà tây M meleagridis Viêm túi khí, tỉ lệ nở thấp

Trang 18

2.2 Bệnh do Mycoplasma bovis ở bò

2.2.1 Lịch sử phát hiện bệnh

Mycoplasma bovis lần đầu tiên được phân lập vào năm 1961 tại Mỹ trong

một trường hợp viêm vú nghiêm trọng trên bò (Hale và ctv, 1962) Đầu tiên, vi

khuẩn được lấy tên là Mycoplasma bovimastitidis sau đó là Mycoplasma agalactiae subsp bovis vì những hình ảnh lâm sàng cũng như đặc tính sinh hóa tương tự như chứng mất sữa truyền nhiễm trên dê, cừu gây ra bởi M agalactie Cả M bovis và

M agalactie đều không lên men glucose cũng không thủy phân arginine, thay vào

đó chúng sử dụng axit hữu cơ, lactate và pyruvate là nguồn năng lượng cho sự tăng trưởng (Miles và ctv, 1988) Trên lâm sàng, chúng đều gây viêm vú, viêm khớp, viêm phổi, viêm giác kết mạc Sau này, khi nghiên cứu kĩ về các ribosome 16S

RNA, vi khuẩn được nâng lên xếp hạng loài và được đặt tên là Mycoplasma bovis

như hiện nay (Askaa và Erno, 1976)

2.2.2 Căn bệnh

Theo bảng phân loại của Bergeys (1995) (trích dẫn bởi Razin và ctv, 1998)

thì Mycoplasma bovis được phân loại như sau:

Giống như tất cả các Mollicutes, M bovis đa hình thái, nhỏ và thiếu thành tế

bào, tỉ lệ thành phần guanine và cytosine trong DNA từ 27,8 – 32,9 % (Hermann,

1992) Kích thước bộ gen của M bovis ước tính 961 ± 18,9 kbp.Ước tính bộ gen có

827 gen để mã hóa khung đọc mở (Wise và ctv, 2008; trích dẫn bởi Nicholas và ctv, 2009)

Trang 19

Hình 2.1 Sơ đồ dạng vòng bộ gen Mycoplasma bovis

(http://www.plosone.org/article/info%3Adoi%2F10.1371%2Fjournal.pone.002099)

Sức đề kháng

Mycoplasma thường được coi là rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường

khác nhau như nhiệt độ cao, sự khô hạn…Mặc dù vậy, M bovis có thể tồn tại ở 40C gần 2 tháng trong bọt biển và sữa, trong 20 ngày trên gỗ và hơn 2 tuần trong môi

trường nước Ở nhiệt độ cao hơn thì tỉ lệ M bovis sống sót giảm đáng kể Tại 200C,

khả năng M bovis sống sót giảm xuống còn 1 – 2 tuần và ở 370C tồn tại trong vòng

1 tuần Mặc khác, trong tinh dịch đông lạnh bị nhiễm M.bovis vẫn còn tiếp tục lây nhiễm trong nhiều năm (Pfützner, 1984) M bovis nhạy cảm với các chất khử trùng

thông thường như formalin, axit peracetic, iodofores…(trích dẫn bởi Nicholas và Ayling, 2003)

2.2.3 Dịch tễ học

2.2.3.1 Phân bố bệnh

Trong những thập kỉ qua, Mycoplasma bovis đã lây lan sang nhiều nước

thông qua vận chuyển mua bán (gia súc và tinh dịch): Israel vào năm 1964, Tây Ban Nha vào năm 1967, Australia vào năm 1970, Pháp vào năm 1974, Anh vào năm

1975, Tiệp Khắc vào năm 1975, Đức vào năm 1977, Đan Mạch vào năm 1981, Thụy Sĩ vào năm 1983, Ma-rốc vào năm 1988, Hàn Quốc vào năm 1989, Brazil vào năm 1989, Bắc Ireland vào năm 1993, Cộng hòa Ireland vào năm 1994 và Chile vào năm 2000 Hiện nay, nhiễm trùng xảy ra ở hầu hết các nước châu Âu và đã được báo cáo trên toàn thế giới (trích dẫn bởi Nicholas và Ayling, 2003)

Trang 20

2.2.3.2 Động vật cảm thụ bệnh

Trâu và bò là hai loài động vật cảm thụ mạnh với bệnh Bệnh gây ra do

Mycoplasma bovis thường tác động trên mọi lứa tuổi Tuổi khởi phát bệnh lâm sàng

ở bê thường là từ 2 – 6 tuần tuổi (Stipkovits và ctv, 2000) nhưng đã được báo cáo sớm nhất là 4 ngày tuổi (Stipkovits và ctv, 1993)

2.2.3.3 Chất chứa mầm bệnh

Vi khuẩn Mycoplasma bovis tồn tại trong những con mang trùng từ vài tháng

đến nhiều năm mà không có triệu chứng lâm sàng (Pfutzner và ctv, 1990) Cả con

mang trùng và con mắc bệnh đều bài thải vi khuẩn M bovis theo dịch tiết ở mũi,

sữa,nước mắt, tinh dịch và dịch tiết âm đạo (Pfutzner và Sachse, 1996)

2.2.3.4 Đường xâm nhập và phương thức truyền lây

Đường xâm nhập chủ yếu là qua đường hô hấp, tuyến vú và đường sinh dục Một vài con bò nhiễm bệnh trong đàn sau vài cơn ho sẽ bài xuất mầm bệnh qua các hạt chất tiết lơ lửng trong không khí, bò khỏe mạnh sẽ mắc bệnh khi hít phải với biểu hiện chảy nước mũi trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh và 7

ngày sau có thể phân lập được Mycoplasma bovis trong các mẫu phết mũi

(Stipkovits và ctv, 2000)

Quá trình vắt sữa không đảm bảo vệ sinh thông qua máy vắt sữa, khăn lau, bàn tay người vắt sữa đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền lây

Mycoplasma bovis Chỉ với một số lượng nhỏ vi khuẩn là đủ để gây ra sự lây nhiễm

các kênh núm vú dẫn đến viêm vú (Bennett và Jasper, 1980) Sau đó các con khác trong đàn nhanh chóng bị nhiễm trong quá trình vắt sữa nếu vắt sữa chung giữa

những con bò bị nhiễm Mycoplasma bovis với những con khỏe mạnh Bò bị viêm

vú bởi Mycoplasma bovis chứa một số lượng lớn vi khuẩn trong sữa từ 105 - 108

CFU /ml Những con bê sơ sinh bú sữa từ những con bò cái bị nhiễm Mycoplasma

bovis cũng làm tăng sự lây lan trong đàn (Pfützner và Sachse, 1996)

Cả đường sinh dục đực và cái đều có thể bị nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với những con mang trùng khác trong đàn, đặc biệt là từ thụ tinh nhân tạo với tinh dịch

bị nhiễm Mycoplasma bovis là nguồn lây nhiễm chính ở bò cái và do đó, có thể gây nhiễm cho bào thai từ tử cung bị nhiễm Mycoplasma bovis (Pfützner và Sachse,

1996)

Trang 21

2.2.3.5 Cơ chế sinh bệnh

Sự bám dính của vi khuẩn Mycoplasma bovis lên tế bào chủ là yếu tố quan trọng trong cơ chế sinh bệnh Khả năng bám dính của vi khuẩn Mycoplasma bovis được biết đến thông qua các biến thể protein bề mặt (Vsp) và các protein khác

(pMB67 và p26) (Thomas và ctv, 2003; trích dẫn bởi Maunsell, 2007)

Vi khuẩn Mycoplasma bovis có ít nhất 13 gen Vsp liên quan đến sự biến đổi

kháng nguyên, có khả năng thay đổi nhanh chóng cấu trúc kháng nguyên bằng cách

“hiện” hoặc “ẩn” các lipoprotein bề mặt (Vsp kí hiệu từ A đến O) và có khả năng

thay đổi kích thước thông qua sự sắp xếp lại DNA, đảo ngược trình tự và tái tổ hợp

Sự thay đổi kích thước và khả năng “hiện” hoặc “ẩn” các lipoprotein bề mặt của các

Vsp cho phép Mycoplasma bovis trốn tránh các đáp ứng miễn dịch của vật chủ,

ngăn cản thực bào, giúp sống sót trong cuộc tấn công của hệ thống miễn dịch (Lysnansky và ctv, 1999)

Mycoplasma bovis xâm nhập vào biểu mô khí quản, phế quản và nhân lên ở

đó Sau đó, xuyên qua biểu mô hô hấp vào không gian nội bào, cho phép

Mycoplasma bovis tồn tại trong thời gian dài, né tránh hệ thống miễn dịch trong

bệnh nhiễm trùng mãn tính (Rodriguez và ctv, 1996) Nhiễm trùng Mycoplasma

bovis gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của globulin miễn dịch IgM và IgG trong

huyết thanh và IgA trong dịch tiết mũi và dịch phổi (Caswell và ctv, 2010) Theo Vanden Bush và Rosenbusch (2004), IgM được phát hiện sau 7 ngày, đạt đỉnh cao tối đa sau 14 ngày và kéo dài đến 63 ngày sau nhiễm trùng

Mycoplasma bovis cũng có thể xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn Nhiễm

trùng huyết có thể dẫn đến viêm khớp Tại thời điểm này, tác nhân gây bệnh có thể được phân lập từ các cơ quan khác nhau, chẳng hạn như gan, thận, v v (Thomas và ctv, 1986)

Đối với tuyến vú, từ 4 đến 6 ngày sau khi nhiễm, tại mô kẽ sẽ có sự tập trung của các bạch cầu trung tính, đại thực bào, tế bào lympho, bạch cầu ái toan và các tế bào khác, dẫn đến phản ứng tiết mủ từ ngày thứ 10 đến 14 (Van der Molen và Grootgenhuis, 1979) Các ống dẫn sữa sau đó có thể bị rối loạn, trong một số trường hợp có thể bị xơ hóa (Jasper, 1987)

Trang 22

2.2.4 Triệu chứng và bệnh tích

Mycoplasma bovis là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng trên bò

Bệnh lâm sàng liên quan tới Mycoplasma bovis thường bao gồm: viêm phổi

(Pfützner và Sachse, 1996), viêm vú (Byrne và ctv, 2000), viêm khớp (Stipkovits và ctv, 1993), rối loạn sinh dục và sảy thai (Byrne và ctv, 1999; Ruhnke, 1994) Ngoài

ra, Mycoplasma bovis còn có các biểu hiện lâm sàng khác ít phổ biến hơn như viêm

kết mạc (Kirby và Nicholas, 1996), viêm tai giữa (Walz và ctv, 1997), rối loạn thần kinh, viêm màng não mủ (Stipkovits và ctv, 1993)

Bệnh do Mycoplasma bovis gây ra thường mãn tính, suy nhược, giảm tăng

trọng, đáp ứng kém với điều trị kháng sinh, giảm khả năng sinh sản, tăng tuổi đẻ lứa đầu tiên, và giảm sản xuất sữa (Donovan và ctv, 1998) do đó gây tổn thất kinh tế một cách đáng kể Đặc biệt, bệnh diễn biến phức tạp và gây thiệt hại nhiều hơn khi

có sự tạp nhiễm với các vi sinh vật khác, với điều kiện chăn nuôi không tốt, tình trạng quản lí không hợp lí (trích dẫn Nicholas và ctv, 2003)

2.2.4.1 Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp do Mycoplasma bovis gây ra thường dẫn đến sốt (> 400C), chán

ăn, ho liên tục, chảy nước mũi, hô hấp gia tăng, đồng thời các trường hợp viêm tai giữa và viêm khớp có thể xảy ra Bê bị viêm phổi mãn tính thường khó thở và còi cọc (Caswell và ctv, 2010) Bệnh được phát hiện sớm nhất vào 5 ngày tuổi và trên 90% ở 4 tuần tuổi, với tỉ lệ tử vong khoảng 10 % trong số những con bị nhiễm (Stipkovits và ctv, 2000)

Tổn thương phổi đặc trưng cho nhiễm trùng do Mycoplasma bovis bao gồm

tăng tế bào lympho quanh phế quản cùng với sự tiết dịch của các bạch cầu trung tính và đại thực bào gây dịch viêm phế quản phổi, và sự tập trung của các ổ hoại tử quanh các tế bào viêm nhiễm trong phổi Bên cạnh đó, còn cho thấy viêm tiểu phế

quản hóa mủ Viêm phổi do Mycoplasma bovis gây ra ảnh hưởng lên đến 30% bề mặt phổi Kháng nguyên Mycoplasma bovis chủ yếu được phát hiện tại vùng ngoại

biên của điểm hoại tử, trong dịch tiết hoại tử (Lopez và ctv, 1986)

Trang 23

2.2.4.2 Chứng viêm vú

Trong đàn gia súc bị nhiễm Mycoplasma bovis thường ảnh hưởng đến 20%

đàn bò sữa trong giai đoạn cho con bú, thậm chí bò cạn sữa có thể phát triển bệnh Tùy thuộc vào liều nhiễm trùng, thời gian ủ bệnh thường từ 2 – 6 ngày Các triệu

chứng chính của viêm vú do Mycoplasma bovis bao gồm: sốt có thể có hoặc không

có, sản lượng sữa giảm nhanh trong vòng 3 – 5 ngày, thay đổi tính đồng nhất trong sữa với điển hình là sự kết vón sữa gây ra bởi kết tủa của các mảng fibrin trong sữa, nhiễm trùng nhanh chóng lây lan sang các bầu vú khác gây sưng mà không gây đau đớn, không có đáp ứng với bất kì điều trị kháng sinh nào (Pfutzner và Sachse, 1996) Vì vậy mà sau 2 tuần hầu hết các trường hợp đều dẫn đến mất sữa, mất khả năng phục hồi ở chu kì tiết sữa sau đó Đây chính là điểm đặc trưng của viêm vú do

Mycoplasma bovis (Stipkovits và ctv, 2000)

Bệnh tích chủ yếu là các vùng thùy vú là bị teo nhỏ lại, số lượng các tế bào soma trong sữa cao ( > 106/ml), một số lượng lớn bạch cầu trung tính được tìm thấy trong phế nang với sự xuất hiện của các bạch cầu trung tính, tế bào lympho và đại thực bào tại vùng bị ảnh hưởng (Jasper, 1987)

2.2.4.3 Chứng viêm khớp

Giống như viêm vú, giai đoạn ủ bệnh khoảng 2 – 6 ngày và phụ thuộc vào

mức độ phơi nhiễm Mycoplasma bovis trong đàn Sự lưu hành của viêm khớp bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ mắc viêm vú và viêm phổi do Mycoplasma bovis Trong trường

hợp không có các biện pháp chống viêm vú hoặc viêm phổi hiệu quả thì tỉ lệ mắc chứng viêm khớp có thể đạt từ 20 % tới 50 % trong đàn (Pfützner, 1990) Viêm khớp thường xuất hiện sau khi bò bị viêm phổi hoặc viêm vú với các triệu chứng chính sau: khớp bị ảnh hưởng đau và sưng lên, có thể dẫn đến què cấp tính do viêm

đa khớp, chủ yếu liên quan với viêm phổi nặng (hội chứng viêm phổi – viêm khớp),

có thể sốt trong giai đoạn cấp tính, nhiệt độ trực tràng tăng lên 410C, giảm ăn, suy nhược Tình trạng này thường phát sinh trong vòng 2 – 3 tuần (Stipkovits và ctv, 1993)

Trang 24

Theo báo cáo của Ryan và cộng sự (1983), quan sát thấy mòn sụn, viêm màng hoạt dịch, viêm bao gân với sự xâm nhập của tế bào lympho, đại thực bào và bạch cầu trung tính gây tắc nghẽn, sung huyết (trích dẫn bởi Boothby và ctv, 1983)

2.2.4.4 Các bệnh lâm sàng khác liên quan đến Mycoplasma bovis

Viêm giác kết mạc

Mycoplasma bovis có thể được phân lập từ kết mạc của bò bị nhiễm bệnh

trong đàn Triệu chứng lâm sàng bao gồm chảy dịch mủ ở mắt, mí mắt nặng và sưng kết mạc, phù nề và viêm loét giác mạc Hầu hết các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện trong vòng 2 tuần rồi hết nhưng ở một số con có thể để lại sẹo giác mạc (Kirby và Nicholas, năm 1996) Các trường hợp viêm giác kết mạc thường xảy ra theo sau viêm phổi và viêm khớp (Boothby và ctv, 1983)

Viêm tai giữa và rối loạn thần kinh

Dấu hiệu lâm sàng của viêm tai giữa được quan sát bao gồm sốt, chán ăn, bơ phờ, đau tai, cụp tai ở một bên hoặc hai bên, tê liệt thần kinh mặt, mất điều hòa, nghiêng đầu để cọ xát tai và thậm chí rối loạn chức năng thần kinh với biểu hiện co giật thường thấy ở bê từ 2 – 18 tuần tuổi (Walz và ctv, 1997) Một hoặc cả hai màng nhĩ có thể bị ảnh hưởng Trong một số trường hợp vỡ màng nhĩ thì quan sát cho thấy có mủ chảy ra từ ống tai (Francoz và ctv, 2004)

Ngoài ra, Mycoplasma bovis gây ra viêm tai giữa ở bê thường xảy ra đồng

thời với viêm phổi Viêm màng não có thể xảy ra do biến chứng của viêm tai giữa,

và là nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh (Francoz và ctv, 2004)

Rối loạn sinh sản

Nhiễm trùng Mycoplasma bovis có thể gây ra rối loạn sinh sản Ở bò cái bao

gồm viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, giảm tỉ lệ thụ thai và sảy thai Ở bò đực gồm viêm túi tinh, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn (Byrne, 1999)

2.2.5 Chẩn đoán

2.2.5.1 Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma bovis thường gây ra ở các cơ quan khác nhau

như cơ quan hô hấp, khớp (phần lớn xuất hiện ở bê), bầu vú và đường sinh dục (chủ yếu phổ biến ở bò sữa trưởng thành) Tuy nhiên, dấu hiệu lâm sàng và bệnh lý

Trang 25

không phải lúc nào cũng đặc trưng cho Mycoplasma bovis, do đó chỉ có chẩn đoán

ở phòng thí nghiệm mới có thể chẩn đoán chính xác

2.2.5.2 Chẩn đoán ở phòng thí nghiệm

(1) Lấy mẫu

Cách lựa chọn mẫu để chẩn đoán bệnh do Mycoplasma bovis phụ thuộc vào

các dấu hiệu lâm sàng quan sát được trình bày trong Bảng 2.2 Mẫu phết nước mắt,

dịch mũi, dịch khớp, dịch tiết âm hộ hoặc tinh dịch cần tránh để bị khô, do đó nên

được cấy vào trong môi trường vận chuyển thích hợp (như canh Medium-B chứa

phenol red and glucose) ngay sau khi thu thập mẫu nhằm bảo vệ Mycoplasma bovis

và đề phòng sự nhân lên của các vi khuẩn khác Mẫu được bảo quản ở 40C đồng

thời nhanh chóng vận chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm (Erno và Stipkovits,

1973)

Bảng 2.2 Lấy mẫu để chẩn đoán bệnh do Mycoplasma bovis

Mẫu phết dịch mũi/BAL/vùng phổi ảnh hưởng

Sữa Dịch

khớp

Mẫu phết nước mắt

Tinh dịch, dịch tiết

(trích dẫn bởi Robin Nicholas và ctv, 2009)

(2) Nuôi cấy và phân lập

Mycoplasma bovis phát triển tốt trên môi trường nuôi cấy thích hợp như

Hayflick hoặc Medium-B, với thành phần cơ bản bao gồm môi trường dinh dưỡng

cao (heart infusion), huyết thanh ngựa (nhằm cung cấp cholesterol và acid béo để

Trang 26

tổng hợp màng tế bào), chất chiết từ nấm men (giàu acid amin đóng vai trò là một

yếu tố sinh trưởng), glucose và pyruvate, ampicillin (ức chế sự phát triển của vi

khuẩn gram dương), thalium acetate và amphotericin-B (ức chế vi khuẩn gram âm

và nấm) Khuẩn lạc có hình “trứng chiên” điển hình sau 72 - 96h nuôi cấy Đặc

điểm sinh hóa để nhận biết phân biệt Mycoplasma bovis với các loài Mycoplasma

khác là dựa trên phản ứng lipase và phản ứng tạo màu đỏ của khuẩn lạc (Erno và

Stipkovits, 1973)

Hình 2.2 Khuẩn lạc của vi khuẩn Mycoplasma bovis (50×)

Theo Erno và Stipkovits (1973), các phản ứng sinh hóa của Mycoplasma

bovis để phân biệt với một số loài Mycoplasma khác gây bệnh trên trâu, bò được

trình bày qua Bảng 2.3

Bảng 2.3 Các đặc tính sinh hóa của một số loài Mycoplasma gây bệnh trên bò

Hiếu khí

Kỵ khí

Trang 27

2.2.5.3 Xét nghiệm tìm kháng thể chống lại Mycoplasma bovis

Kháng thể chống Mycoplasma bovis có thể được phát hiện trong vòng 2 tuần

sau khi nhiễm và duy trì trong vài tháng, do đó có thể phát hiện kháng thể chống lại

Mycoplasma bovis bằng các phương pháp huyết thanh học khác nhau, bao gồm:

Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp (IHA-Indirect haemagglutination

test): kĩ thuật này dùng để phát hiện sự hiện diện của kháng thể kháng Mycoplasma

bovis trong huyết thanh và dịch khớp Tuy nhiên, độ tin cậy của kĩ thuật này không

cao do độ nhạy thấp (Gagea và ctv, 2006)

Kĩ thuật ELISA gián tiếp (enzyme-linked immunosorbent assay) là kĩ thuật

được sử dụng phổ biến nhằm phát hiện kháng thể kháng Mycoplasma bovis với độ

nhạy và độ đặc hiệu cao bằng kháng thể đơn dòng đặc hiệu (Nicholas and Ayling, 2003) Phương pháp tiến hành như sau: đầu tiên, gắn kháng nguyên cần tìm lên giá thể (đĩa 96 giếng) Sau khi ủ và rửa đĩa thì cho kháng thể sơ cấp đặc hiệu vào đĩa Kháng thể này sẽ bắt cặp với kháng nguyên Tiếp tục, cho kháng thể thứ cấp có gắn enzyme vào đĩa Sự kết hợp giữa kháng thể thứ cấp và kháng thể sơ cấp diễn ra Và được xác định nhờ vào phản ứng tạo màu của cơ chất với enzyme gắn trên kháng thể thứ cấp Cuối cùng, kết quả được đo bằng máy đo màu

Ưu điểm: Kháng thể gắn enzyme có thể sử dụng cho nhiều loại kháng nguyên nên tiện lợi và kinh tế hơn

Nhược điểm: Độ đặc hiệu của từng kháng huyết thanh là khác nhau, điều này dẫn đến kết quả khác nhau giữa các thí nghiệm và do đó cần phải thử nghiệm với nhiều kháng huyết thanh khác nhau để kết quả có thể tin tưởng được (Nguyễn Minh Nam, 2010)

2.2.5.4 Xét nghiệm tìm Mycoplasma bovis

Kỹ thuật PCR (Polymerase chain reaction): Kỹ thuật này thường dùng để

phát hiện trực tiếp vi khuẩn Mycoplasma bovis trong mẫu sữa bò bị viêm vú, mẫu

phết dịch mũi hoặc dịch khớp với độ nhạy và chính xác cao, cho kết quả chẩn đoán

Trang 28

trong vòng 12h (Pfützner và Sachse, 1996) Do đó đòi hỏi trang thiết bị tốt và kỹ thuật viên lành nghề, tránh tạp nhiễm trong quá trình thực hiện

Kĩ thuật điện di SDS-PAGE và Western blot: Sau khi phân tách protein

kháng nguyên Mycoplasma bovis bằng kĩ thuật điện di SDS-PAGE thì protein tổng

số được chuyển lên màng nylon hoặc nitrocellulose và cố định ở đó để lai với kháng thể thứ nhất đặc hiệu và tiếp đến là kháng thể thứ hai có đánh dấu enzyme (alkaline phosphatase…) thì phức hợp này sẽ được liên kết với cơ chất để tạo màu nhằm phát hiện sự có mặt protein kháng nguyên tương ứng của nó (Boothby và ctv, 1983) Theo Rosengarten và ctv (1994) đã phát hiện được 12 chủng kháng nguyên

Mycoplasma bovis khác nhau

Kĩ thuật hóa mô miễn dịch (IHC – Immunohistochemistry): là kĩ thuật kết

hợp phản ứng miễn dịch và hóa học (miễn dịch huỳnh quang) để làm hiện rõ các

kháng nguyên Mycoplasma bovis hiện diện trong mô phổi bị tổn thương Nguyên

tắc kĩ thuật như sau: cho kháng thể đặc hiệu lên mô, nếu trong mô có kháng nguyên

sẽ có phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể Sau đó cho gắn với một chất phát huỳnh quang và quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang để quan sát được phức hợp này (Rodriguez và ctv, 1996)

Kĩ thuật immunobinding assay (IBA): là kĩ thuật sử dụng kháng thể đa

dòng để phát hiện sự có mặt của Mycoplasma bovis trong sữa và đường sinh dục (Flores-Gutiérrez và ctv, 2009)

2.3 Điều trị

Mặc dù Pfützner (1990) cảnh báo rằng các bệnh do M bovis đề kháng với

thuốc kháng sinh, tuy nhiên đôi khi vẫn còn được sử dụng nhằm làm giảm nhiễm khuẩn thứ cấp Kháng sinh được sử dụng để điều trị bao gồm oxytetracyclines, tylosin, erythromycin, lincomycin, tilmicosin, spectinomycin, fluoroquinolones (Nicholas và Ayling, 2003)

Một số thành công đối với M bovis gây viêm phổi và viêm khớp ở bê đã

được báo cáo bởi Stipkovits và ctv (2001) bằng cách sử dụng valnemulin được thêm vào sữa từ 4 ngày tuổi trong 3 tuần cho thấy có ít dấu hiệu bệnh lâm sàng

Trang 29

Hai yếu tố quan trọng nhất trong điều trị viêm phổi do Mycoplasma bovis là

phát hiện sớm và điều trị kéo dài Currin (2007) khuyến cáo mức độ điều trị của kháng sinh liên tục trong 10-14 ngày, vì nếu không thì có đến 30 – 70 % bê tái phát, gây tổn thương phổi, và yêu cầu điều trị kéo dài Việc sử dụng kháng sinh dự phòng nói chung là không mong muốn, nhưng có thể việc sử dụng là hợp lý khi bê được

đưa đến khu vực có bò đang bị nhiễm Mycoplasma bovis (trích dẫn bởi Nicholas và

ctv, 2009)

Theo Montgomery (2008) khuyến cáo điều trị bê khi bệnh lâm sàng biểu hiện khoảng 20 % trong đàn nhằm tiết kiệm thời gian và làm chậm truyền lây các tác nhân gây bệnh cũng như giảm tổn thương phổi ở bê ủ bệnh Tuy nhiên, một khi

bị nhiễm bệnh, đặc biệt là trên đàn bò sữa nhiều tuổi, Mycoplasma bovis trở nên vô

cùng khó khăn để loại bỏ (trích dẫn bởi Nicholas và ctv, 2009)

2.4 Các biện pháp quản lí và ngăn ngừa bệnh

Hiện nay vẫn chưa có một loại vaccine nào có thể phòng bệnh do M bovis

hiệu quả trên đàn bò Do đó cần phải chú ý cải thiện các điều kiện chăn nuôi chăn nuôi như giảm mật độ nuôi, cải thiện thông gió, tách các nhóm tuổi khác nhau, áp dụng biện pháp “cùng vào, cùng ra” để ngăn chặn sự lây nhiễm

Bệnh viêm vú do M bovis ít phản ứng với thuốc kháng sinh, và do đó tốt

nhất là cách ly, tiêu hủy bò cái mang trùng và cải thiện điều kiện vệ sinh để ngăn chặn lây truyền từ bò cái nhiễm bệnh với bò cái không nhiễm (Pfützner, 1990)

Ngày đăng: 22/07/2018, 01:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w