LỜI NÓI ĐẦU Minh Hóa là một huyện biên giới miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Bình với gần 1/5 số dân là dân tộc thiểu số. Kể từ 01/07/1990, sau hơn 18 năm tái thành lập và thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình KTXH nói chung và bộ mặt nông thôn miền núi của huyện Minh Hóa đã có nhiều đổi thay, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên. Song hơn một nửa số hộ vẫn nằm trong tình trạng nghèo đói với tỷ lệ hộ nghèo là 69,05% vào năm 2005. Cuộc sống đồng bào còn nhiều khó khăn, trình độ sản xuất thấp kém, lạc hậu, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất. Nhiều nơi thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, CSHT sơ sài, giao thông đi lại khó khăn, nhiều vùng chưa có đường ô tô đến xã, chưa có trạm phủ sóng truyền hình, thông tin báo chí đến chậm. Nhìn chung, đồng bào dân tộc ĐBKK vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đói nghèo, chưa hoà nhập được với các dân tộc trong cộng đồng. Từ những điều trên càng khẳng định các chính sách CT phát triển KTXH các xã ĐBKK ra đời là đúng và đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào các xã ĐBKK hiện nay. CT 135 ra đời cũng nhằm mục đích như thế. CT 135 ra đời với những mục tiêu và nhiệm vụ sau 7 năm đầu giai đoạn I (1999 - 2005) và hơn 4 năm giai đoạn II (2006 - 2010) thực hiện đã đạt được một số kết quả ban đầu làm giảm bớt số hộ nghèo, đã nâng cao được mức thu nhập bình quân đầu người ở một số dân tộc, nâng cao một bước trách nhiệm của các cấp các ngành đối với đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đang gặp nhiều khó khăn. Trong CT 135, đầu tư phát triển CSHT là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với các xã ĐBKK ở huyện Minh Hóa. Qua một thời gian thực hiện, CSHT ở các xã này đã có những bước phát triển vượt bậc, nhưng cũng có những tồn tại hạn chế nhất định. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động đầu tư xây dựng CSHT đối với quá trình phát triển KTXH các xã ĐBKK, mặt khác lại là người con sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình, em luôn suy nghĩ phải tìm ra những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng CSHT cho quê hương. Do đó em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trong Chương trình 135 giai đoạn II tại huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình”. Nội dung cụ thể được trình bày và phân tích qua 3 nội dung chính sau: Chương I: Hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng của Chương trình 135. Chương II: Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng trong Chương trình 135 giai đoạn II của huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng trong Chương trình 135 giai đoạn II tại huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Mặc dù đã tham khảo rất nhiều tài liệu có giá trị cũng như sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô hướng dẫn nhưng cũng không tránh được những sai sót trong các vấn đề đưa ra. Em mong có sự đóng góp của các thầy cô để chuyên đề được chính xác và có tính khoa học hơn Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Bùi Đức Tuân đã giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề này!
Trang 1DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Biểu đồ 1: Tỷ trọng các loại đất theo mục đích sử dụng đến năm 2008………33
Biểu đồ 2: Tỷ trọng giá trị các ngành kinh tế trong tổng giá trị sản xuất……… 35
Biểu đồ 3: Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2005-2008 của huyện Minh Hóa……….40
Biểu đồ 4: Dự kiến tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất……… 61
Biểu đồ 5: Dự kiến cơ cấu kinh tế tới năm 2020… ……….62
Bảng 1: Cơ cấu vốn đầu tư theo loại công trình đầu tư từ năm 2006 – 2010 ở huyện Minh Hóa……… 43
Trang 2DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CN – TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp CSHT: cơ sở hạ tầng
CT: Chương trình
CTMTQG: Chương trình mục tiêu quốc gia
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBDT: Ủy ban Dân tộc
UBMTTQ: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND: Ủy ban nhân dân
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 6
CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 8
I HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG 8
1 Đầu tư cơ sở hạ tầng 8
1.1 Khái niệm 8
1.2 Nội dung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 9
1.3 Đặc điểm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 10
1.4 Vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển KTXH 12
2 Hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng 14
2.1 Khái niệm hiệu quả đầu tư 14
2.2 Nguyên tắc xác định hiệu quả đầu tư 15
2.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư 16
II ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II (2006-2010) 23
1 Giới thiệu Chương trình 135 giai đoạn II 23
1.1 Mục tiêu 23
1.2 Phạm vi và đối tượng Chương trình 24
1.3 Các hợp phần 24
1.4 Nguồn vốn 25
2 Hợp phần đầu tư cơ sở hạ tầng 25
2.1 Đối tượng công trình đầu tư 25
2.2 Chủ đầu tư 26
2.3 Ban quản lý dự án 27
III KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG 28 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II CỦA HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 32
I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN MINH HÓA 32
1 Giới thiệu chung về huyện Minh Hóa 32
1.1 Điều kiện tự nhiên 32
1.2 Tài nguyên thiên nhiên 33
1.3 Nguồn nhân lực 34
2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện 35
2.1 Thực trạng các ngành và lĩnh vực kinh tế 35
2.2 Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội 38
2.3 Thực trạng nghèo đói 40
II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 41
Trang 41 Thực trạng hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng 41
1.1 Tình hình tổ chức quản lý 41
1.2 Công tác triển khai thực hiện 41
1.3 Kết quả thực hiện khối lượng các hạng mục công trình 42
2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng 42
III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 44 1 Kết quả đầu tư 44
2 Hiệu quả đầu tư 46
3 Những tồn tại vướng mắc 52
3.1 Về cơ chế chính sách 52
3.2 Trong công tác tổ chức, triển khai của các cấp địa phương 52
3.3 Về xác định mục tiêu, cơ cấu đầu tư 53
3.4 Các bước chuẩn bị đầu tư chưa tốt 54
3.5 Năng lực và trình độ thi công của tư vấn và nhà thầu còn yếu 55
3.6 Quy chế dân chủ và công khai, minh bạch chưa được phát huy 55
3.7 Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, ngành chưa sâu sát 56
3.8 Công tác quản lý, khai thác sử dụng và duy tu, bảo dưỡng chưa có cơ chế thực hiện hiệu quả 57
3.9 Huy động sự đóng góp của nhân dân còn quá ít, mục tiêu việc làm chưa tạo được… 58
3.10 Lồng ghép các chương trình dự án khác còn bất cập 58
3.11 Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá chưa được xây dựng đầy đủ, có căn cứ khoa học và đáng tin cậy 59
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN III TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 60
I MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN MINH HÓA ĐẾN NĂM 2015 60
1 Mục tiêu chung 60
2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 60
II CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN III TẠI HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 64
1 Giải pháp cho Chương trình 135 giai đoạn III 64
1.1 Xác định đúng mục tiêu đầu tư, tập trung trọng điểm 64
1.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã ĐBKK 67
1.3 Thực hiện đồng bộ các giải pháp đối với nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao nhận thức cộng đồng 71
Trang 51.4 Phát huy tối đa nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư cho Chương trình 72
2 Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư 73
2.1 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tư tưởng cho cán bộ, nhân dân các xã ĐBKK 74
2.2 Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các cá nhân và đơn vị tham gia thực hiện Chương trình 75
2.3 Thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý và thực hiện Chương trình… 75
2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 76
2.5 Xây dựng hệ thống thông tin giám sát, đánh giá chính xác và lượng hóa hiệu quả hoạt động đầu tư của Chương trình 77
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 81
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Minh Hóa là một huyện biên giới miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh QuảngBình với gần 1/5 số dân là dân tộc thiểu số Kể từ 01/07/1990, sau hơn 18 năm táithành lập và thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình KTXH nói chung và bộ mặt nôngthôn miền núi của huyện Minh Hóa đã có nhiều đổi thay, đời sống đồng bào từng bướcđược nâng lên Song hơn một nửa số hộ vẫn nằm trong tình trạng nghèo đói với tỷ lệ
hộ nghèo là 69,05% vào năm 2005 Cuộc sống đồng bào còn nhiều khó khăn, trình độsản xuất thấp kém, lạc hậu, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất Nhiều nơi thiếu nước sinhhoạt trầm trọng, CSHT sơ sài, giao thông đi lại khó khăn, nhiều vùng chưa có đường ô
tô đến xã, chưa có trạm phủ sóng truyền hình, thông tin báo chí đến chậm Nhìn chung,đồng bào dân tộc ĐBKK vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đói nghèo, chưa hoà nhập đượcvới các dân tộc trong cộng đồng
Từ những điều trên càng khẳng định các chính sách CT phát triển KTXH các xãĐBKK ra đời là đúng và đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào các xã ĐBKK hiệnnay CT 135 ra đời cũng nhằm mục đích như thế CT 135 ra đời với những mục tiêu vànhiệm vụ sau 7 năm đầu giai đoạn I (1999 - 2005) và hơn 4 năm giai đoạn II (2006 - 2010)thực hiện đã đạt được một số kết quả ban đầu làm giảm bớt số hộ nghèo, đã nâng caođược mức thu nhập bình quân đầu người ở một số dân tộc, nâng cao một bước tráchnhiệm của các cấp các ngành đối với đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xađang gặp nhiều khó khăn
Trong CT 135, đầu tư phát triển CSHT là một trong những nhiệm vụ quan trọngnhất đối với các xã ĐBKK ở huyện Minh Hóa
Qua một thời gian thực hiện, CSHT ở các xã này đã có những bước phát triểnvượt bậc, nhưng cũng có những tồn tại hạn chế nhất định Xuất phát từ ý nghĩa và tầmquan trọng của hoạt động đầu tư xây dựng CSHT đối với quá trình phát triển KTXHcác xã ĐBKK, mặt khác lại là người con sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình, em luôn suynghĩ phải tìm ra những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng
Trang 7CSHT cho quê hương Do đó em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trong Chương trình 135 giai đoạn
II tại huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình”.
Nội dung cụ thể được trình bày và phân tích qua 3 nội dung chính sau:
Chương I: Hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng của Chương trình 135.
Chương II: Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng trong Chương trình 135 giai đoạn
II của huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng trong Chương
trình 135 giai đoạn II tại huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình
Mặc dù đã tham khảo rất nhiều tài liệu có giá trị cũng như sự giúp đỡ tận tình củacác thầy cô hướng dẫn nhưng cũng không tránh được những sai sót trong các vấn đềđưa ra Em mong có sự đóng góp của các thầy cô để chuyên đề được chính xác và cótính khoa học hơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Bùi Đức Tuân đã giúp đỡ em hoànthành Chuyên đề này!
Trang 8CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135
I HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG
1 Đầu tư cơ sở hạ tầng
1.1 Khái niệm
1.1.1 Quan niệm về cơ sở hạ tầng
Theo nghĩa hẹp, CSHT được hiểu là tập hợp các ngành phi sản xuất thuộc lĩnhvực lưu thông, tức là bao gồm các công trình vật chất kỹ thuật phi sản xuất và các tổchức dịch vụ có chức năng đảm bảo những điều kiện chung cho sản xuất, phục vụnhững nhu cầu phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội Theo cách hiểu này, CSHTchỉ bao gồm các công trình giao thông, cấp thoát nước, cung ứng điện, hệ thống thôngtin liên lạc và các đơn vị đảm bảo duy trì các công trình này
Theo nghĩa rộng, CSHT được hiểu là tổng thể các công trình và nội dung hoạtđộng có chức năng đảm bảo những điều kiện “bên ngoài” cho khu vực sản xuất và sinhhoạt của dân cư CSHT là một phạm trù rộng gần nghĩa với “môi trường kinh tế ”, gồmcác phân hệ: phân hệ kỹ thuật (đường giao thông, cầu cảng, sân bay, năng lượng, bưuchính viễn thông ), phân hệ tài chính (hệ thống tài chính - tín dụng), phân hệ thiết chế(hệ thống quản lý nhà nước và luật pháp), phân hệ xã hội (giáo dục, y tế, khoa học kỹthuật ), cách hiểu này rõ ràng là rất rộng, bao hàm hầu như toàn bộ khu vực dịch vụ
1.1.2 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư phát triển CSHT trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tưphát triển Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng CSHTnhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nềnkinh tế Do vậy đầu tư phát triển CSHT là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triểnKTXH của nền kinh tế Đầu tư phát triển CSHT trong nền kinh tế quốc dân được thông
Trang 9qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá hay khôi phục CSHTcho nền kinh tế.
1.2 Nội dung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư phát triển CSHT bao gồm:
Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật (gọi tắt là hạ tầng kỹ thuật)
Đầu tư cơ cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm những bộ phận chủ yếu sau đây:
- Hệ thống giao thông
- Hệ thống cấp nước sạch và thoát nước thải
- Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
- Hệ thống lưới điện
- Hệ thống bưu chính viễn thông
- Các công viên cây xanh phục vụ vui chơi, giải trí và bảo vệ môi trường
- Hệ thống đảm bảo ánh sáng văn hoá và an toàn giao thông đô thị: chiếu sáng,đèn tín hiệu, biển báo giao thông
- Vận tải hành khách công cộng
Ngoài ra có quan điểm còn tính đến cả các lĩnh vực nhà ở, hệ thống kho tàng tậptrung, các công trình và tổ chức phục vụ công cộng như tang lễ, y tế, cơ sở xã hội,phòng chữa cháy, phòng chống lụt bão, động đất
Như vậy, trong cơ cấu khu vực hạ tầng kỹ thuật bao gồm hai mảng lớn: mảngthứ nhất là các công trình cơ sở vật chất có chức năng tạo điều kiện cho toàn bộ hoạtđộng KTXH như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, lưới điện, Đây là nhữngcông trình được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ hàng hoá công cộng và cóđặc điểm là chúng gắn liền với chức năng đảm bảo điều kiện cho sự hoạt động bìnhthường của vùng dân cư Mảng thứ hai của hạ tầng kỹ thuật đô thị là các thiết chế tổ
Trang 10chức có chức năng vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc cung ứng các sảnphẩm hàng hoá công cộng Đó là các tổ chức con người được thành lập và hoạt độngtheo thể chế hiện hành.
Việc phân biệt hai mảng hạ tầng kỹ thuật như trên có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.Đối với mảng thứ nhất là mảng các công trình hạ tầng kỹ thuật có tầm quan trọng đặcbiệt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, hiệu suất vốn thấp, khó tổ chức thu hồi vốn Nhà nước cótrách nhiệm đầu tư và có kế hoạch đầu tư thống nhất, còn đối với mảng thứ hai, tuỳvào cơ chế quản lý, trình độ quản lý mà có phương thức và hình thức tổ chức phù hợp
Đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội
Là đầu tư phát triển hệ thống công trình vật chất, đảm bảo cho việc nâng caotrình độ dân trí, văn hoá tinh thần của dân cư, đồng thời cũng là điều kiện chung choquá trình tái sản xuất sức lao động và nâng cao trình độ lao động của xã hội, hệ thốngnày bao gồm:
- Các cơ sở, thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoahọc, ứng dụng và triển khai công nghệ
- Các cơ sở y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội, nghỉ ngơi, tham quan du lịch,các công trình phục vụ cho các hoạt động văn hoá xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao
Đầu tư cơ sở hạ tầng môi trường
Là đầu tư phát triển hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn
và cải tạo môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của con người:
- Các công trình phòng chống thiên tai
- Các công trình bảo vệ đất đai, rừng, biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Hệ thống cung cấp, xử lý và tiêu thải nước sinh hoạt
- Hệ thống xử lý chất thải công nghiệp
1.3 Đặc điểm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư CSHT đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài
Trang 11Các công trình CSHT khi xây dựng thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng thờigian thu hồi vốn lại rất lâu, thường việc thu hồi vốn phải thực hiện gián tiếp thông quacác ngành kinh tế khác Do vậy khi tiến hành đầu tư vào lĩnh vực này cần phải tínhtoán vấn đề KTKT trong xây dựng và sử dụng các công trình đó Trong quá trình đầu
tư chúng ta phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý đồngthời có kế hoạch phân bổ nguồn lao động, vật tư thiết bị phù hợp đảm bảo cho côngtrình hoàn thành trong thời gian ngắn chống lãng phí nguồn lực Công tác thăm dò tàinguyên, xác định nhu cầu sử dụng CSHT là công việc thiết thực trong quá trình đầu tư,góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của công trình
Thời gian dài với nhiều biến động
Thời gian tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi thành quả của nó phát huytác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra
Có giá trị sử dụng lâu dài
Các thành quả của thành quả đầu tư CSHT có giá trị sử dụng lâu dài, có khi hàngtrăm, hàng nghìn năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình nổi tiếng thế giớinhư vườn Babylon ở Iraq, tượng nữ thần tự do ở Mỹ, kim tụ tháp cổ Ai cập, nhà thờ La
Mã ở Roma, vạn lý trường thành ở Trung Quốc, tháp Angcovat ở Campuchia, …
Cố định
Các thành quả của hoạt động đầu tư CSHT là các công trình xây dựng sẽ hoạtđộng ở ngay nơi mà nó đựơc tạo dựng cho nên các điều kiện về địa lý, địa hình có ảnhhưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư, cũng như việc phát huy kết quả đầu tư Vìvậy cần được bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốcphòng, phải phù hợp với kế hoạch, qui hoạch bố trí tại nơi có điều kiện thuận lợi, đểkhai thác lợi thế so sánh của vùng, quốc gia, đồng thời phải đảm bảo được sự phát triểncân đối của vùng lãnh thổ
Liên quan đến nhiều ngành
Hoạt động đầu tư xây dựng CSHT rất phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiềulĩnh vực Diễn ra không những ở phạm vi một địa phương mà còn nhiều địa phương
Trang 12với nhau Vì vậy khi tiến hành hoạt động này, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa cácngành, các cấp trong quản lý quá trình đầu tư, bên cạnh đó phải qui định rõ phạm vitrách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được tính tậptrung dân chủ trong quá trình thực hiện đầu tư.
1.4 Vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển KTXH
Vai trò của đầu tư phát triển CSHT được thể hiện qua các mặt sau:
Quyết định sự tăng trưởng và phát triển nhanh của nền kinh tế nói chung
cũng như của các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi đầu
tư là yếu tố quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng Khi quy mô kinh tế đã lớn lên,
để kinh tế tăng trưởng 1% đòi hỏi vốn đầu tư chẳng những nhiều hơn về lượng tuyệtđối, mà còn phải lớn hơn về tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP
CSHT cung cấp các dịch vụ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các yếu tố đầuvào, đầu ra đảm bảo cho quy trình sản xuất và tái sản xuất của đất nước được tiến hànhmột cách thường xuyên liên tục với quy mô ngày càng mở rộng Vì thế đầu tư choCSHT sẽ là điều kiện hết sức căn bản để cho các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụcủa đất nước nhanh chóng đi vào hiện đại hoá, trên cơ sở đó làm tăng nhanh và liên tụcnăng suất lao động của từng ngành cũng như năng suất lao động của toàn xã hội, giúpcho nền kinh tế nước ta sớm hoà nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực vàtrên thế giới
Tạo ra sự thay đổi căn bản trong cơ cấu kinh tế
CSHT hiện đại là điều kiện cơ bản cho nhiều ngành nghề mới ra đời và pháttriển, đặc biệt trong hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ Sự phát triển của nôngthôn nước ta trong những năm gần đây là một minh chứng rõ ràng Trước đây ở nôngthôn, giao thông không phát triển, điện thiếu thốn, hệ thống thông tin liên lạc lạc hậu nên mọi hoạt động sản xuất ở nông thôn chậm phát triển Những năm gần đây, nhờ đầu
tư hiện đại hoá CSHT ở nông thôn sản xuất nông nghiệp được thay đổi một cách toàn
Trang 13diện, làm cho cơ cấu nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm Ngược lại tỷ trọng cácngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư CSHT có tác dụng giải quyết những mất cân đối vềphát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạngđói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chínhtrị của những vùng có khả năng phát triển nhanh, làm bàn đạp thúc đẩy những vùngkhác cùng phát triển
Như vậy chính sách đầu tư CSHT ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Do vậy các ngành, các địa phương trongnền kinh tế cần phải lập kế hoạch đầu tư dài hạn để phát triển ngành, vùng đảm bảo sựphát triển cân đối tổng thể, đồng thời có kế hoạch ngắn và trung hạn nhằm phát triểntừng bước và điều chỉnh sự phù hợp với mục tiêu đặt ra
Tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước
Nước ta có 7 vùng kinh tế lớn: Vùng trung du miền núi phía Bắc, Vùng đồngbằng sông Hồng, Khu Bốn cũ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Vùng đồng bằngNam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Những vùng có nhiều đô thị lớn, có CSHT tốtthì phát triển nhanh, còn những vùng núi cao, vùng sâu, CSHT lạc hậu thì chậm pháttriển làm mất cân đối cơ cấu nền kinh tế của cả nước Do đó muốn giảm sự phát triểnkhông đồng đều về KTXH giữa các vùng ở nước ta, đặc biệt ở vùng miền núi, vùngsâu, vùng xa thì chúng ta cần đầu tư cho CSHT Một hệ thống CSHT đồng bộ, hiện đại
sẽ tạo điều kiện cho các vùng này khai thác được tối đa tiềm năng và thế mạnh củamình, từ đó tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng đó Khi hệ thống CSHT pháttriển cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, cho việc giao lưu hàng hóa đilại giữa các vùng Các công trình CSHT vừa mang ý nghĩa kinh tế là môi trường chosản xuất phát triển, vừa mang ý nghĩa chính trị làm cho bộ mặt đô thị văn minh hơn,hiện đại hơn Là nhịp cầu nối liền tình đoàn kết giữa các dân tộc, các vùng trong nước
Tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài
Đất nước muốn đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề quan trọngtrước hết là cần phải có vốn Kinh tế nước ta còn chậm phát triển, NSNN còn rất hạn
Trang 14hẹp do đó việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài là rất cần thiết Trong những năm trở lạiđây có rất nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Phần lớn các dự án đó đượcđầu tư vào các thành phố lớn có CSHT tốt như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, ĐàNẵng Muốn thu hút thành công vốn đầu tư nước ngoài thì chúng ta cần phải tạo ramôi trường đầu tư trong đó CSHT là một nhân tố quan trọng Ở đây có mối quan hệ tácđộng qua lại, xây dựng và tạo ra CSHT tốt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sửdụng chính vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng hệ thống CSHT, tạo động lựccho các ngành sản xuất vật chất hoạt động có hiệu quả hơn.
Tạo điều kiện để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân từ đó
làm tăng nguồn tích luỹ cho nền kinh tế.
CSHT phát triển cho phép chúng ta tạo ra được nhiều cơ sở sản xuất vật chấtmới, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các khu vực góp phần giảiquyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời phân bổ nguồn lao động hợp lý.Hơn nữa, sự xuất hiện của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới với công nghệ kỹthuật cao nên sẽ hoạt động hiệu quả hơn mang lại nhiều lợi nhuận hơn, mang lại thunhập cao cho người lao động
2 Hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng
Dù cho hoạt động đầu tư CSHT có được tiến hành dưới hình thức nào và nguồnvốn đầu tư có được hình thành từ bất cứ đâu thì hiệu quả đầu tư là một vấn đề rất phứctạp bao gồm những nội dung kinh tế, tài chính, xã hội và những nội dung mang tínhtổng hợp
2.1 Khái niệm hiệu quả đầu tư
Hiệu quả của hoạt động đầu tư là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ sosánh giữa các kết quả đạt được các mục tiêu đặt ra của hoạt động đầu tư với các chi phí
bỏ ra để có kết quả đó
- Để đánh giá hoạt động đầu tư phải sử dụng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả
- Hoạt động đầu tư được xem là có hiệu quả khi trị số của chỉ tiêu đo lường hiệuquả thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả trên cơ sở sử dụng các định mức hiệu quả do chủ thể
Trang 15hiệu quả đặt ra Định mức hiệu quả biểu hiện bằng số của giới hạn có thể chấp nhậnđược của chủ thể hiệu quả.
2.2 Nguyên tắc xác định hiệu quả đầu tư
- Phải xuất phát từ mục tiêu của hoạt động đầu tư: vì mục tiêu là cơ sở để kiểmtra xem các kết quả đó có đạt được đúng mục tiêu đề ra không và từ mục tiêu xác địnhđược các chỉ tiêu đo lường hiệu quả, các chỉ tiêu này sẽ được sử dụng để đánh giá hiệuquả của hoạt động đầu tư
- Phải xác định được tiêu chuẩn hiệu quả để đánh giá hiệu quả đầu tư: vì không
có tiêu chuẩn hiệu quả thì không thể đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư Tiêu chuẩnhiệu quả được xem là thước đo việc thực hiện mục tiêu của hoạt động đầu tư phát triển
- Cần chú ý đến độ trễ của thời gian trong đầu tư khi đánh giá hiệu quả đầu tư:thời gian từ khi thực hiện đầu tư đến khi vốn đầu tư phát huy tác dụng thường kéo dài.Vốn chỉ phát huy tác dụng khi bước vào giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Trong thờigian xây dựng, thi công vốn bỏ ra vẫn chưa phát huy tác dụng, các kết quả của hoạtđộng đầu tư chưa được đưa vào vận hành, khai thác Tính đến độ trễ của thời gian đểbiết được kết quả do chính vốn đầu tư đó mang lại phát huy vào giai đoạn nào Bởi vậy
mà khi xem xét hiệu quả đầu tư, thường tính sự gia tăng về sản lượng, doanh thu… chodoanh nghiệp hay cho nền kinh tế Có vậy mới biết được vốn đầu tư đã tác động làmtăng thêm bao nhiêu sản lượng, doanh thu, và lấy phần tăng thêm đó so với vốn đầu tư
- Cần sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả đầu tư: trong quátrình đầu tư phát triển, các mục tiêu có thể thống nhất hoặc mâu thuẫn với nhau do đóphải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu để từ đó so sánh, lựa chọn phướng án đầu tưphối hợp các chỉ tiêu hiệu quả để có được phương án đầu tư hiệu quả nhất
- Khi đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phải đảm bảo tính khoa học và tínhthực tiễn Có nghĩa là khi đánh giá phải kết hợp phân tích định lượng với phân tíchđịnh tính; kết hợp giữa các chỉ tiêu phân tích hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.Bởi, có những lợi ích chúng ta lượng hóa được và cũng có những lợi ích chúng takhông thể lượng hóa được Dự án đầu tư không chỉ phát huy tác dụng trong một ngànhhay một địa phương mà còn có tác động lan tỏa tới các ngành, các địa phương khác do
Trang 16đó phải tính đến cả những hiệu quả gián tiếp mà dự án đầu tư mang lại Ngoài ra phảiđảm bảo tính thực tiễn, dựa trên những số liệu thực tế, đáng tin cậy khi đánh giá hiệuquả đầu tư, có như vậy việc đánh giá mới chính xác và đưa ra được những quyết địnhđúng trong đầu tư.
2.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư
2.3.1 Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư
2.3.1.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Đó là tổng số tiền đã chi để tiến hành hoạt động của các công cuộc đầu tư baogồm: chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhà cửa cấu trúc hạ tầng, mua sắmthiết bị máy móc để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo quyđịnh của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt
2.3.1.2 Tài sản cố định huy động tăng thêm
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xâydựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hoá, hoặc tiến hànhcác hoạt động dịch vụ cho xã hội được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trìnhxây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng có thể đưa vào hoạt độngđược ngay
Giá trị các tài sản được huy động được tính theo công thức sau:
F = Ivo – CTrong đó:
Ivo là vốn đầu tư đã thực hiện của các đối tượng, hạng mục công trình đã đượchuy động
C là các chi phí không làm gia tăng tài sản cố định
2.3.1.3 Năng lực sản xuất và sản lượng sản phẩm tăng thêm
Trang 17Năng lực sản xuất tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của các tài sản
cố định đã được huy động, sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạtđộng dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư
Sản lượng sản phẩm, dịch vụ là sản lượng các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của
dự án được làm ra trong kỳ Chỉ tiêu này đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường vàmức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của sản phẩm, dịch vụ của dự án
2.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư
2.3.2.1 Đánh giá hiệu quả KTXH chương trình, dự án đầu tư
Đánh giá hiệu quả KTXH của CTMTQG và của từng dự án là một trong những
nội dung cần thiết của CT để đảm bảo tính thiết thực của các CT và dự án nhưng là mộtvấn đề hết sức phức tạp, nhất là đánh giá hiệu quả về mặt xã hội Hiện nay, việc đánhgiá hiệu quả vẫn dừng ở mức độ đánh giá định tính nhiều hơn là định lượng Về đánhgiá định lượng chỉ tập trung vào kết quả số lượng so với chỉ tiêu đặt ra, chưa đánh giá
cụ thể về chất lượng bằng các chỉ số cụ thể
Trước hết xuất phát từ thước đo KTXH là vấn đề trừu tượng, không thể lượnghóa một cách chính xác Hoạt động KTXH có đối tượng ảnh hưởng rất rộng, gồm cácmối quan hệ trực tiếp, gián tiếp hết sức đa dạng, phong phú, tác động qua lại nhiềuchiều Các CT hoạt động cùng hướng đến một đối tượng là một tổ chức, cá thể hoặc cảcộng đồng, nhưng tác động trên các phương diện khác nhau nên ảnh hưởng lên đốitượng cũng mang tính tổng hợp, khó phân tách được ảnh hưởng của từng mặt hoạtđộng Chưa có cơ chế phản hồi và thu thập thông tin phản hồi đầy đủ từ các bên liênquan Mặt khác, việc thu thập các thông tin này đòi hỏi quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, kỹlưỡng với kỹ năng, phương pháp phân tích khoa học và chi phí tốn kém Trong khichưa có cơ chế nào bắt buộc phải thu thập thông tin để phân tích đánh giá các mặt hoạtđộng KTXH trước khi thực hiện các CT Nhìn cụ thể vào CT 135, CT có đối tượng làdân cư khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, cùng là đối tượng của các CT mục tiêukhác như xóa đói giảm nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, bảo vệ và phát triểnrừng, CT kiên cố hóa trường lớp học,… Mỗi kết quả của sự phát triển trên một mặt nào
đó đều có phần đóng góp nhất định của các CT hoạt động ở các lĩnh vực khác Từ thực
Trang 18tế này, việc đánh giá hiệu quả riêng rẽ của từng CT là không chính xác Tuy nhiên, vẫn
có những phương pháp phân tích, đánh giá tương đối xác thực mức độ tác động củatừng mặt hoạt động, loại trừ các yếu tố ảnh hưởng khác Đây là vấn đề mới đối vớithực tiễn quản lý KTXH ở nước ta, mức độ áp dụng còn rất hạn chế
Bên cạnh các vấn đề mang tính kỹ thuật của sự đánh giá thì một nguyên nhânkhác khá cơ bản của hiện tượng này là cơ chế quản lý kinh tế còn mang nặng tính baocấp, chưa được đặt trên sự đánh giá chi phí - lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế một cáchkhách quan và công bằng, thông qua thước đo giá cả - tiền tệ, mức độ thỏa mãn của cácđối tượng tham gia các quan hệ KTXH, hoặc một thước đo nào đó Các cơ quan quản
lý (nhất là quản lý nhà nước) chưa có một quan niệm nhất quán về hiệu quả KTXHđược xác định trên cơ sở so sánh hiệu quả và chi phí với cùng một thước đo Đối vớicác vùng nông thôn, miền núi thì tư tưởng cấp phát, xin cho còn rất nặng nề Chínhquyền và cộng đồng người dân còn trông chờ một cách thụ động vào các nguồn lực bênngoài, chưa xác định được chi phí cơ hội của những CT, dự án đầu tư không đúng chỗ,không mang lại hiệu quả tối ưu Tương tự, ở các cơ quan cấp trên thì mức độ đánh giásai lệch còn lớn hơn Một khoản đầu tư bao giờ cũng mang lại kết quả và thay đổi nhấtđịnh, thường được đánh giá là hiệu quả của khoản đầu tư Kết quả hoạt động đầu tưđược thể hiện bằng hiện vật hoặc sự thay đổi được tạo ra, mà không căn cứ vào hiệuquả tác động cuối cùng của khoản đầu tư đó Để đánh giá đầy đủ, chính xác về hiệuquả đầu tư thì không chỉ tính toán đến giai đoạn hoàn thành quá trình đầu tư mà phảiđược tính trong cả giai đoạn sử dụng kết quả đầu tư đó, trên cơ sở so sánh chi phí sửdụng, vận hành và lợi ích thu được, tính theo một mặt bằng thước đo
Để đánh giá hiệu quả KTXH, cần có phương pháp tiếp cận theo tổng thể, đi sâuphân tích, thống kê, đo lường tác động của từng mặt hoạt động nhưng khi tổng hợpđánh giá phải đặt trong mối liên hệ mật thiết, hữu cơ với các mặt động khác Việc đánhgiá chi phí - lợi ích, nguồn lực bỏ ra cần xét trên quan điểm chủ thể là xã hội, trong mộtthời gian đủ dài và tính đến chi phí cơ hội của các bên liên quan, trong phạm vi xã hội.Đồng thời cần tính đến các giá trị phi vật thể, văn hóa, tinh thần mà tác động của mỗihoạt động đầu tư mang lại
2.3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư
Trang 19Lợi ích KTXH của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền KTXH thu được
so với đóng góp mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư Những lợiích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư với việc thực hiện các mục tiêuchung của xã hội, của nền kinh tế Những sự đóng góp này có thể được xét mang tínhchất định tính hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng Chi phí mà xã hội phải bỏ
ra của dự án bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động
mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng các công việc khác trong tương lai
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả KTXH của dự án đầu tư xem xét ở tầm vĩ mô:
- Giá trị gia tăng ròng ký hiệu là NVA
Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả KTXH của dự án đầu tư NVA là mứcchênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào (đầu vào chỉ tính chi phí vật chất khôngtính chi phí về lao động)
NVA = O – (MI + Iv)Trong đó:
O: Giá trị đầu ra
MI: Chi phí thường xuyên
Iv :Vốn đầu tư ban đầu
- Chỉ tiêu lao động có việc làm của dự án: Được tính bằng số lao động trực tiếptrong dự án cộng với số lao động tăng thêm của các dự án có liên quan trừ đi số laođộng bị mất tại các dự án
- Mức tiết kiệm ngoại tệ: để tính chỉ tiêu này chúng ta phải tính được các khoảnthu chi ngoại tệ của dự án và các dự án liên đới, cùng với số ngoại tệ tiết kiệm được dosản xuất thay thế hàng xuất khẩu, sau đó quy đồng tiền về cùng mặt bằng thời gian đểtính được số ngoại tệ do tiết kiệm từ dự án
- Chỉ tiêu giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (những người có vốn hưởng lợitức, những người làm công ăn lương, Nhà nước thu thuế ) Chỉ tiêu này phản ánh cáctác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư hoặc các vùng lãnh thổ Để xác định
Trang 20chỉ tiêu này, trước hết phải xác định được nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ được phânphối giá trị tăng thêm của dự án, tiếp đến xác định được phần giá trị tăng thêm do dự
án tạo ra mà nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ thu được Cuối cùng tính chỉ tiêu tỷ lệgia tăng của mỗi nhóm dân cư hoặc mỗi vùng lãnh thổ thu được trong tổng giá trị giatăng ở năm hoạt động bình thường của dự án, so sánh tỷ lệ của các nhóm dân cư hoặcvùng lãnh thổ với nhau sẽ thấy được tình hình phân phối giá trị gia tăng do dự án tạo
ra giữa các nhóm dân cư hoặc các vùng lãnh thổ trong nước
- Các chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế: Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khảnăng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế ngoài ra còn
có thể đánh giá những tác động khác của dự án như ảnh hưởng tới môi trường, đến kếtcấu hạ tầng
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả KTXH ở tầm vi mô:
- Mức đóng góp cho ngân sách
- Mức tiết kiệm ngoại tệ
- Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án
- Mức tăng năng suất lao động của người lao động làm việc trong dự án
- Mức nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ quản lý của cán bộ
2.3.2.3 Giám sát và đánh giá lợi ích sau dự án
Giám sát và đánh giá lợi ích của dự án (BME - Benefit Monitoring andEvaluation) là một chuỗi các hoạt động nhằm phát huy những tác động có lợi của vốnđầu tư cũng như để rút ra các bài học kinh nghiệm cho hoạt động đầu tư trong tươnglai BME bao gồm ba hoạt động chính là: thu thập và phân tích thông tin gốc, giám sátlợi ích của dự án, đánh giá lợi ích của dự án sau khi đã hoàn thành
Thu thập và phân tích thông tin gốc
Thông tin gốc là các số liệu và phân tích về các đặc điểm KTXH và thể chế củanhững cá nhân và nhóm người chịu ảnh hưởng của dự án Thông tin gốc luôn muốn chỉtình trạng trước khi có sự can thiệp, và chúng được thu thập trước khi vốn đầu tư được
Trang 21phê chuẩn hoặc ngay trong những giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện dự án.Thông tin gốc sẽ cung cấp các thông tin để giúp các nhà lập kế hoạch và thực hiện dự
án yên tâm rằng sự can thiệp thông qua dự án đầu tư đã đáp ứng đúng nhu cầu và mongmuốn của những người mà sự can thiệp này dự định muốn giúp đỡ và tạo ra một căn cứ
để cho phép những người làm công tác đánh giá sau này đánh giá được ảnh hưởng của
sự can thiệp Để đánh giá đầy đủ ảnh hưởng của dự án, điều tra gốc nên được lặp lại ítnhất là hai lần - một lần ngay sau khi hoàn thành dự án và một lần nữa khi dự kiến tất
cả các lợi ích của dự án đều đã thành hiện thực Cuộc điều tra lần thứ hai đặc biệt quantrọng đối với dự án, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và CSHT là những lĩnh vực màthời gian phát sinh lợi ích diễn ra khá dài
Giám sát lợi ích
- Việc cung cấp các dịch vụ cho người nhận
Việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho đối tượng nhận dịch vụ dự kiến phảiđược xác minh rõ ràng, trước khi tiến hành đánh giá lợi ích dự án, vì đây là điều kiệntiền đề để đạt được lợi ích dự án Chỉ khi nào đã có những bằng chứng cho thấy nhữngdịch vụ mà dự án tạo ra đã đến được với người nhận dự kiến, thì khi đó mới tiến hànhcác khía cạnh tiếp theo của hoạt động giám sát lợi ích Còn nếu một bộ phận lớn trongđối tượng thụ hưởng mục tiêu đó thực chất chưa được nhận dịch vụ mà dự án tạo ra, thìcần tìm hiểu xem nguyên nhân gì đã gây ra tình trạng đó Tìm hiểu nguyên nhân phải
đi tới việc đề ra những hành động cần thiết để tăng thêm số người thụ hưởng các dịch
vụ mà dự án tạo ra
- Việc sử dụng dịch vụ của người nhận
Phần lớn các dự án cung cấp dịch vụ cho người nhận đều vì những mục đích nhấtđịnh, và việc đạt được lợi ích đó cũng được đánh giá trên giả định rằng, chúng sẽ được
Trang 22đã định Đôi khi, người nhận có thể không được hướng dẫn thỏa đáng về việc sử dụng
và bảo dưỡng hợp lý các phương tiện mà dự án đã cung cấp Khi đó, có thể cần tổ chức
và đào tạo các nhóm chuyên vận hành và bảo dưỡng các phương tiện được bàn giao
- Hiệu ứng do các dịch vụ tạo ra
Tuy lợi ích cuối cùng của dự án sẽ được phản ánh qua việc thu nhập của ngườidân tăng lên, hoặc có những cải thiện rõ ràng về chất lượng cuộc sống của họ, nhưngnhững tác động đó chỉ thực sự diễn ra nếu các dịch vụ mà dự án tạo ra có "hiệu ứng"trực tiếp đến những ai sử dụng chúng Thí dụ, hiệu ứng trực tiếp của dịch vụ thủy nông
mà các dự án tưới tiêu mang lại là khả năng thâm canh tăng vụ và tăng sản lượng nôngsản sản xuất ra Giám sát lợi ích dự án sẽ cho ta thông tin về việc, liệu các dịch vụ của
dự án có tạo ra hiệu ứng trực tiếp như đã mô tả ở trên hay không
Đánh giá lợi ích
Đánh giá là quá trình xác định một cách hệ thống tính hiệu quả, tác dụng và ảnhhưởng của một dự án hay CT theo các mục tiêu ban đầu đề ra Mục đích của việc đánhgiá là để cải tiến các hoạt động đang diễn ra và giúp nâng cao năng lực quản lý việc lập
kế hoạch, lập CT và ra quyết định, dựa trên những kinh nghiệm đã đúc kết được
Việc đánh giá dự án sẽ được tiến hành theo ba giai đoạn như sau:
- Đánh giá giữa kỳ: Bao gồm việc đánh giá tiến độ thực hiện dự án, tính phùhợp, hiệu quả và tác dụng của dự án Nó cũng bao gồm việc tổng kết lại những kết quảtiềm năng và ảnh hưởng của dự án Việc tổng kết như vậy nên được tiến hành vào giaiđoạn giữa quá trình thực hiện dự án
- Đánh giá kết thúc: Đánh giá kết thúc được tiến hành ngay sau khi dự án hoànthành - thường là trong vòng 1 năm kể từ sau khi kết thúc dự án Tình hình lợi ích tạithời điểm kết thúc dự án cần phải được đánh giá cẩn thận, nhất là với những dự án cógiai đoạn triển khai dài và nếu cần thì sẽ đề xuất các giải pháp khắc phục để giúp dự ánphát huy được lợi ích tối đa
- Đánh giá kiểm chứng: Đánh giá kiểm chứng được tiến hành một vài năm saukhi hoàn thành dự án, khi mà tất cả lợi ích của dự án đều đã được phát huy đầy đủ
Trang 23Mục đích của đánh giá kết thúc và đánh giá kiểm chứng gồm 2 phần: đánh giá cácthành tựu trong số kết quả chung thu được về các mặt hiệu quả, đầu ra và ảnh hưởngcủa dự án; và rút ra các bài học quan trọng cho công tác kế hoạch hóa trong tương laithông qua việc cải tiến công tác xây dựng, thẩm định và thực hiện dự án.
II ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II (2006-2010)
1 Giới thiệu Chương trình 135 giai đoạn II
1.1 Mục tiêu
1.1.1 Mục tiêu tổng quát
Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản ĐBKK một cách bền vững,giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước
Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèoxuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTgngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ
1.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Về phát triển sản xuất: nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mớicho đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng caothu nhập, giảm nghèo bền vững
Phấn đấu trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5triệu đồng/ năm vào năm 2010
- Về phát triển CSHT: các xã có đủ CSHT thiết yếu phù hợp quy hoạch dân cư
và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triểnsản xuất, tăng thu nhập
- Các chỉ tiêu cụ thể: phấn đấu trên 80% xã có đường giao thông cho xe cơ giới(từ xe máy trở lên) từ trung tâm xã đến tất cả thôn, bản; trên 80% xã có công trình thủy
Trang 24lợi nhỏ bảo đảm năng lực phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích đất trồng lúa nước;100% xã có đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết; 80% số thôn,bản có điện ở cụm dân cư; giải quyết và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộngđồng; 100% xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn.
- Về nâng cao đời sống văn hóa, xã hội cho nhân dân ở các xã ĐBKK Phấn đấutrên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên 80% số hộ được sử dụngđiện sinh hoạt; kiểm soát, ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm; tăng tỷ lệ hộ có hố xíhợp vệ sinh lên trên 50%; trên 95% số học sinh tiểu học; 75% học sinh THCS trong độtuổi đến trường; trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ phápluật miễn phí
- Về phát triển nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyênmôn nghiệp vụ, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao kiến thứcquản lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, côngchức cấp xã và trưởng thôn, bản Nâng cao năng lực của cộng đồng, tạo điều kiện cộngđồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về đầu tư và các hoạt độngkhác trên địa bàn
1.2 Phạm vi và đối tượng Chương trình
CT thực hiện ở tất cả các tỉnh miền núi, vùng cao; vùng đồng bào dân tộc thiểu
số ở các tỉnh Nam Bộ Đối tượng của CT bao gồm: các xã ĐBKK; các xã biên giới, antoàn khu; thôn, buôn, làng, bản, xóm, ấp…(gọi tắt là thôn, bản) ĐBKK ở các xã khuvực II
Từ năm 2006, xét đưa vào diện đầu tư CT đối với các xã chưa hoàn thành mụctiêu CT 135; xét bổ sung đối với các xã ĐBKK và thôn, bản ĐBKK ở các xã khu vực IItheo quy định tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ pháttriển và đưa vào diện đầu tư từ năm 2007
1.3 Các hợp phần
Có 4 hợp phần:
Trang 25- Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sảnxuất của đồng bào các dân tộc.
- Phát triển CSHT thiết yếu ở các xã, thôn, bản ĐBKK
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh
tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng
- Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý
để nâng cao nhận thức pháp luật
1.4 Nguồn vốn
- NSTW hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện mục tiêu quy định tại khoản 2Điều 1 của Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg và được bố trí trong dự toán NSNN hàngnăm của địa phương
- NSĐP hàng năm
- Huy động đóng góp tự nguyện bằng nhiều hình thức của các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức quốc tế; tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
2 Hợp phần đầu tư cơ sở hạ tầng
2.1 Đối tượng công trình đầu tư
2.1.1 Công trình đầu tư tại xã
- Công trình giao thông từ xã đến thôn bản, liên thôn bản Không sử dụngnguồn vốn của CT 135 để đầu tư đường ô tô đến trung tâm xã
- Công trình thủy lợi nhỏ phục vụ trong phạm vi xã hoặc liên thôn bản
- Công trình điện từ xã đến thôn bản Không sử dụng vốn đầu tư của CT 135 đểđầu tư xây dựng công trình điện đến trung tâm xã
- Xây dựng mới, nâng cấp trường, lớp học tại trung tâm xã, đồng bộ cả điện,nước sinh hoạt, trang bị bàn ghế học tập, công trình phục vụ cho học sinh bán trú, nhà
ở giáo viên; xây dựng lớp tiểu học, lớp mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên, công trìnhphụ tại thôn bản nơi cần thiết
Trang 26- Xây dựng mới, nâng cấp trạm y tế xã đồng bộ cả công trình phụ trợ điện, nướcsinh hoạt, mua sắm trang thiết bị thiết yếu theo chuẩn hóa cơ sở y tế cấp xã.
- Chợ: Chỉ hỗ trợ đầu tư công trình nhà lồng chợ và san tạo mặt bằng ban đầudưới 5000 m2
- Nhà sinh hoạt cộng đồng tại thôn bản có từ 50 hộ trở lên
- Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung
2.1.2 Công trình đầu tư tại thôn, bản thuộc xã khu vực II
- Công trình giao thông từ thôn, bản đến trung tâm xã;
- Công trình thủy lợi nhỏ: xây dựng cống, đập, trạm bơm, kênh mương và côngtrình trên kênh mương trong phạm vi thôn bản… công trình thủy lợi khác có mức vốndưới 500 triệu đồng
- Công trình điện từ xã đến thôn bản
- Xây dựng lớp tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên, cả trang bị bàn ghế,điện, nước sinh hoạt
- Nhà sinh hoạt cộng đồng tại thôn bản có từ 50 hộ trở lên
- Công trình cấp nước sạch tập trung
2.2 Chủ đầu tư
Tùy theo quy mô, tính chất công trình, UBND tỉnh quyết định huyện hoặc xãlàm chủ đầu tư Công trình do huyện quản lý thì UBND huyện làm chủ dầu tư, do xãquản lý thì UBND xã làm chủ đầu tư những công trình hạ tầng có quy mô nhỏ, kỹ thuậtđơn giản như:
- Đường giao thông đến thôn bản thi công bằng phương pháp thủ công
- Công trình thủy lợi: chủ yếu là đào, đắp kênh mương
- Lớp tiểu học, lớp mẫu giáo, mầm non thôn bản
- Nhà sinh hoạt cộng đồng
Trang 27- Công trình cấp nước sinh hoạt cho thôn bản.
- Công trình khác có mức vốn đầu tư dưới 300 triệu đồng
- Công trình xây dựng tại thôn bản ĐBKK thuộc xã KV II
Những công trình ngoài quy định trên do huyện làm chủ đầu tư Trong quá trìnhđiều hành, tùy theo quy mô và tính chất của từng công trình cụ thể và điều kiện nănglực của đội ngũ cán bộ xã, UBND huyện có thể phân cấp cho xã làm chủ đầu tư nhữngcông trình có tính chất, quy mô lớn hơn mức quy định trên
- Xã là chủ đầu tư: sử dụng Ban quản lý dự án chung của xã để thực hiện, Banquản lý dự án của xã có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại KBNN huyện và sửdụng con dấu của xã để giao dịch
2.3.2 Nhiệm vụ của ban quản lý dự án
- Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và cáccông việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình;
- Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chứcthẩm định, phê duyệt theo quy định;
- Lập hồ sơ mời thầu (nếu có), tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Đàm phán, ký hợp đồng với các nhà thầu theo ủy quyền của chủ đầu tư;
Trang 28- Thực hiện nhiệm vụ giám sát khi có đủ năng lực và phối hợp ban giám sát xãgiám sát thi công xây dựng công trình, báo cáo tiến độ;
- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết;
- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinhmôi trường của công trình xây dựng;
- Nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Lập báo cáo kết quả thực hiện, vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi
dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ đầu tư ủy quyền và chịu trách nhiệmtrước Chủ đầu tư
Trong các nhiệm vụ trên, nếu Ban quản lý dự án chưa có đủ năng lực thực hiệnthì phải thuê tư vấn; trường hợp không có tư vấn theo yêu cầu, UBND huyện cử cán bộ
có năng lực đáp ứng giúp ban quản lý dự án thực hiện
III KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG
Hiện nay trên địa bàn huyện có các CT, dự án đang thực hiện trên nhiều lĩnhvực khác nhau, kinh phí từ nhiều nguồn vốn, bao gồm: CT 135 giai đoạn I, hỗ trợ đồngbào dân tộc thiểu số nghèo, hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định 134, CT kiên cố hóatrường lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn II, Dự án trung tâm cụm xã, Dự ánđịnh canh định cư theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg, Vốn các xã biên giới theoQuyết định 160/2007/QĐ-TTg, các CTMTQG về các lĩnh vực Giáo dục đào tạo, dân số
Kế hoạch hóa gia đình, CT hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyệnnghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP,… Nhìn chung, các CT, dự án đã góp phầncải thiện đáng kể tình hình KTXH ở huyện Minh Hóa; đặc biệt đã hỗ trợ đầu tư làmmới và nâng cấp nhiều công trình giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, mạnglưới điện sinh hoạt, nguồn nước sạch, nước tự chảy cho nhiều xã trên địa bàn huyện;góp phần cải thiện việc tiếp cận của người dân đối với tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúcđẩy trao đổi, lưu thông hàng hóa; thông qua việc tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộkhoa học kỹ thuật giúp người dân từng bước chuyển đổi nhận thức về sản xuất kinh
Trang 29doanh trong thời kỳ mới, tiếp thu và từng bước áp dụng giống cây trồng, vật nuôi cónăng suất cao hơn, thúc đẩy sản xuất phát triển…Mặc dù vậy, các CT, dự án vẫn cònnhiều tồn tại thiếu sót trong quá trình tổ chức thực hiện, sau đây là những tồn tại thiếusót liên quan đến lĩnh vực đầu tư CSHT, chủ yếu là của CT 135 giai đoạn I, có thể rút
ra làm bài học kinh nghiệm cho CT 135 giai đoạn II:
xã còn nặng về hình thức, ít có kiến nghị đề xuất ngoài việc đề nghị tăng vốn, kéo dàithời gian thực hiện CT
Phân cấp chưa mạnh, công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, phần nhiều những sai phạm được phát hiện do nhân dân và các cơ quan giám sát
Phân cấp chưa mạnh, chưa rõ ràng, không dứt khoát, muốn giữ quyền phân bổvốn, ngại phân cấp, ngại công khai, giảm ảnh hưởng vai trò của UBND xã và biến cấp
xã trở thành thụ động trong quá trình thực hiện CT Phần lớn kinh phí của các dự ánphần lớn vẫn do cấp huyện và tỉnh kiểm soát, trong khi trách nhiệm thực hiện lại nằm ởcấp xã Công tác thanh tra kiểm tra chưa mạnh, phần nhiều những sai phạm được pháthiện do nhân dân và các cơ quan giám sát thực hiện Việc giám sát đánh giá hiệu quả
CT chưa có những quy định về tiêu chuẩn, chỉ số cụ thể, còn nặng về thống kê sốlượng công trình, chưa đánh giá cụ thể về hiệu quả sử dụng, đánh giá còn nặng về hoàđồng với các CT lồng ghép khác, chưa tách bạch riêng những hoạt động của CT
2 Thực hiện Chương trình
Trang 30 Quản lý các nguồn vốn đầu tư tuy chưa có sai sót lớn nhưng vẫn còn biểu hiện tồn tại, hạn chế
Hiện nay có nhiều CT, dự án cùng đầu tư trên địa bàn xã CT 135, nhưng chưa
có một cơ chế nào để quản lý thống nhất, chưa một địa phương nào tổng hợp đầy đủđược các nguồn vốn này, vì vậy rất khó đánh giá hiệu quả tổng hợp sử dụng các nguồnvốn và mức độ thất thoát vốn lồng ghép ngoài số vốn của CT 135
Công tác khảo sát thiết kế
Nhiều công trình khảo sát bình đồ và địa chất làm sơ sài, tài liệu thiếu trungthực nên móng nhà đặt trên đất đắp không được xử lý gây hiện tượng nứt móng Ví dụnhư năm 2003 đoàn kiểm tra tỉnh ủy kiểm tra thực tế phát hiện hạng mục nhà thiết bịcủa công trình Trường tiểu học Ba Nương phần trần của phòng hội đồng bị rạn nứt dàikhoảng 5m; Hạng mục giếng nước của công trình Trường tiểu học Phú Nhiêu –Thượng Hóa đơn vị thi công đào 2 vị trí nhưng đều trúng đá ngầm nên chưa có nướccho học sinh sử dụng Một số trường hợp tính toán sai các điều kiện, các yếu tố tácđộng nên công trình trải qua một mùa mưa đã bị hư hỏng Mặc dầu qua kiểm tra, thanhtra đã phát hiện những sai sót của cơ quan tư vấn thiết kế dẫn đến lãng phí thất thoáttiền của Nhà nước nhưng không có cơ quan tư vấn nào phải bồi hoàn vì trách nhiệmtheo hợp đồng thiếu chặt chẽ, bên A “đuối sức” không kiên quyết xử lý
Quản lý chất lượng công trình, nghiệm thu thanh toán ở một số nơi còn tồn tại yếu kém
Tồn tại đáng nói nhất là công tác quản lý chất lượng công trình từ khâu khảo sát,thẩm định, thi công và cuối cùng là giám sát nghiệm thu Mặc dù hàng năm UBND tỉnhđều có chỉ thị chấn chỉnh công tác xây dựng cơ bản, Ban Chỉ đạo CT 135 tỉnh tổ chứcnhiều cuộc họp rút kinh nghiệm, tìm biện pháp khắc phục
Qua kết quả thanh, kiểm tra các công trình thi công trong 2 năm đầu CT 135giai đoạn I (1999-2000) đã phát hiện một số công trình có sai sót qua các bước, trong
đó sai sót chính là công tác thiết kế và giám sát nghiệm thu Hầu hết các công trình saisót ở khâu thiết kế - dự toán, thẩm định, thi công, giám sát và nghiệm thu công trình
Trang 31 Công tác quyết toán công trình còn chậm, chế độ báo cáo còn yếu
Tính đến cuối năm kế hoạch 2003 có 45 công trình CSHT thuộc CT 135 đãhoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng số công trình đã duyệt quyết toán là rất ít
Cụ thể: Trong 2 năm 1999-2000 cơ quan thường trực CT mới phê duyệt được 5 côngtrình trên tổng số 9 công trình Từ năm 2001 đến 2003 đã phân cấp cho Phòng Tàichính huyện thẩm định, Chủ tịch UBND huyện duyệt nhưng đến cuối năm 2003 trong
số 45 công trình hoàn thành mới có chưa đến 6 công trình được phê duyệt và chưa cóđơn vị nào gửi hồ sơ để tổng hợp báo cáo cấp trên
Về thực hiện chế độ báo cáo đa số các chủ đầu tư báo cáo chậm, nhiều Banquản lý báo cáo thiếu chính xác, sai mẫu quy định gây khó khăn và chậm trễ, bị độngcho công tác tổng hợp báo cáo cấp trên
Công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình sau khi nghiệm thu chưa được quan tâm thực hiện
Nhiều công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng đến nay chủ sở hữu vẫnchưa đưa ra quy chế quản lý sử dụng khai thác công trình Do đó một số công trình đãbiểu hiện xuống cấp nhanh chóng như chợ Y Leng, Trường THCS Kim Hóa,…
3 Huy động và phân bổ nguồn lực
Ngoài NSNN đã huy động được nhiều nguồn lực song chưa xứng đáng với tầm vóc của CT, nhất là chưa huy động được nguồn lực có tiềm năng lớn của các tổ chức quốc tế tham gia, nhân dân tham gia còn hạn chế
Trong những năm qua việc huy động sự tham gia đóng góp của người dân trênđịa bàn hưởng lợi quá ít ỏi, rất nhiều địa phương không huy động được một ngày côngnào để xây dựng công trình, mặc dầu có nhiều công việc người lao động bình thường
có thể tham gia được như đào đất đá, vận chuyển vật liệu
Phân bổ nguồn lực chưa xuất phát từ điều kiện khó khăn của thực tế, nặng về bình quân Cơ cấu đầu tư chưa phù hợp
Cơ cấu đầu tư còn nặng về giao thông, trường học, chưa chú ý cân đối cho cáclĩnh vực thậm chí cần phải ưu tiên đầu tư cho phát triển sản xuất hoặc lưu thông như
Trang 32thủy lợi, khai hoang, chợ… Xét quy mô từng xã về dân số và mức độ khó khăn thì giữacác xã rất chênh lệch nhau Song trong 5 năm vừa qua việc bố trí vốn hầu như mứcbình quân ngang nhau, chưa thực sự ưu tiên cho các xã ĐBKK hơn Bởi vậy có tìnhtrạng đến nay nhiều xã công trình hạ tầng đạt yêu cầu cao trong lúc nhiều xã lại thiếutrầm trọng
Việc lồng ghép các CT, dự án khác còn nhiều bất cập, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của nguồn lực.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II CỦA HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH
I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN MINH HÓA
1 Giới thiệu chung về huyện Minh Hóa
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Minh Hoá là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Bình, vào toạ độ:
170 28’30” đến 180 02’13” vĩ độ Bắc; 105o 06’25” đến 1060 20’30” kinh độ đông PhíaTây Bắc và Đông Bắc giáp huyện Tuyên Hoá, phía Nam tiếp giáp huyện Bố Trạch,phía Tây giáp Bua - La - Pha và Nhòm - Na - Lạt của tỉnh Khăm Muộn - nước Cộnghoà dân chủ nhân dân Lào
Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính (15 xã và 1 thị trấn), trong đó 12 xã hiệnđang thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010), gồm các xã: Hồng Hoá;Yên Hoá; Xuân Hoá; Trung Hoá; Thượng Hoá; Hoá Sơn; Hoá Hợp; Hoá Tiến; HoáPhúc; Hoá Thanh; Trọng Hoá; Dân Hoá Bốn xã vùng biên giới với CHDCND Lào làDân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn và Thượng Hóa Ngoài thị trấn Quy Đạt là trung tâmhuyện lỵ, các xã Trung Hóa, Hoá Tiến được xem là trung tâm cụm xã, nằm ở phía TâyNam và Tây Bắc trung tâm huyện
Huyện có hệ thống giao thông quốc gia xuyên suốt: là đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á, đường quốc lộ 12A Huyện có cửa khẩu Quốc tế Cha Lo với nước bạn
Trang 33Lào - vùng Đông Bắc Thái Lan đây là điều kiện thuận lợi cho việc quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
1.1.2 Địa hình
Địa hình của huyện Minh Hoá tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi những dãy núi
và các con suối đã tạo ra địa hình không bằng phẳng, phần lớn là núi có độ cao trungbình từ 500-1000 m, nghiêng dần từ Tây sang Đông Phía Tây Nam bị chia cắt bởi núi
đá vôi và sông suối thuộc dãy núi Kẻ Bàng, phần còn lại chủ yếu là núi đất Trung tâmhuyện có hai thung lũng hẹp nằm kéo dài giữa các dãy núi đá vôi và núi đất Địa bàndân cư phân bổ chủ yếu ven đường quốc lộ
Địa hình đồi dốc và chia cắt bởi hệ thống các dãy núi đá vôi, sông suối tạo ra
sự cách trở và gây trở ngại lớn cho đại bộ phận dân cư ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu
số trong việc tiếp cận, giao lưu với các địa phương khác trong và ngoài huyện.
1.1.3 Khí hậu thời tiết
Huyện Minh Hoá nằm trong khu vực khí hậu duyên hải miền Trung, là vùng cókhí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23-250C, vào mùa hèkhí hậu rất nóng và khô, nhiệt độ trung bình trên 260C, tháng nóng nhất là tháng 6 vàtháng 7, nhiệt độ trung bình hai tháng này lên tới 290C-390C
Nhìn chung địa bàn huyện Minh Hoá có nền nhiệt lượng cao, lượng mưa dồi dào, tuy nhiên do khí hậu thất thường của khu vực khô và nóng, mưa phân bố không đều nên không thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển KTXH nói chung.
1.2 Tài nguyên thiên nhiên
1.2.1 Tài nguyên đất
Biểu đồ 1- Tỷ trọng các loại đất theo mục đích sử dụng đến năm 2008 1
1Báo cáo quy hoạch phát triển KTXH của huyện Minh Hoá đến năm 2015,2020
Trang 34Lâm nghiệp 83%
Sản xuất NN 5%
Đất chưa sử dụng 10%
Đất phi nông nghiệp 2%
Trong tổng diện tích đất tự nhiên 141.270,94 ha, đất nông nghiệp chiếm123.353,46 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 6.429,64 ha, còn đại bộ phận
là đất lâm nghiệp với 116.874,69 ha; đất phi nông nghiệp có 3.305,69 ha và đất chưa sửdụng là 14.611,79 ha, trong đó đất có khả năng đưa vào sử dụng là 13.604,59 ha
1.2.2 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của huyện Minh Hoá có những hạn chế nhất định và phụthuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu thời tiết hàng năm Nước mặt phụ thuộc vào lượngmưa tự nhiên, một phần được lấy từ các con sông suối Ngoài ra, còn có các hồ đập nhỏkhác phục vụ cho sinh hoạt và tưới tiêu của nhân dân Nước ngầm thường sâu và dễ bịcạn vào mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của nhân dân
Trang 35- Than đá: Mỏ than Ba Nương, trữ lượng ước tính 5-10 vạn tấn, chất lượng tốt.
Do vỉa than chỉ là một lớp kẹp mỏng trong đá trầm tích cổ nên chỉ có thể khai thác thủ công để phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng, làm chất đốt.
- Đá vôi: Có trữ lượng lớn, diện tích núi đá vôi trên 12.000 ha, do chưa được
thăm dò nghiên cứu về chất lượng cụ thể Hiện nay chỉ khai thác làm vật liệu xây dựng
- Phốt phorit: Có trữ lượng nhỏ trong các hang động, ước tính 1,5-2 vạn tấn, có thể dùng sản xuất phân bón.
1.3 Nguồn nhân lực
Tính đến cuối năm 2008 dân số toàn huyện là 47.217 người với 10.343 hộ giađình Mật độ dân số bình quân chung toàn huyện là 33 người/km2 , thấp nhất trong 7huyện và thành phố trong toàn tỉnh Quảng Bình và chỉ bằng 30% mật độ dân số bìnhquân của cả tỉnh Có sự chênh lệch lớn về dân số và mật độ dân số giữa các xã, thị trấntrên địa bàn huyện Trên địa bàn huyện Minh Hóa hiện có 11 tộc người thuộc 4 nhómdân tộc chủ yếu, bao gồm: Kinh, Bru- Vân Kiều, Chứt và dân tộc khác Trong tổng số80.8% đồng bào dân tộc Kinh thì có 80% là nhóm người Nguồn có tiếng nói riêng,phong tục tập quán riêng Toàn huyện có 9.059 người dân tộc thiểu số, chiếm 19,2%
tổng dân số, đồng bào chủ yếu sống ở các xã vùng cao biên giới giáp Lào
Số người trong độ tuổi lao động năm 2008 là 25.856, chiếm 54,75% trong tổngdân số Lực lượng lao động chủ yếu tham gia vào sản xuất nông, lâm nghiệp (chiếm80% số lượng lao động ) Trình độ chuyên môn của cán bộ trong các cơ quan, đơn vịcòn hạn chế nhiều, đặc biệt là cấp xã Cấp huyện có 72 công chức, tỷ lệ tốt nghiệp đạihọc chiếm gần 80%, cấp xã có 133 công chức nhưng tỷ lệ tốt nghiệp đại học chỉ chiếm6%, tốt nghiệp cao đẳng 10%, tốt nghiệp trung cấp chiếm 80% còn lại chỉ qua sơ cấp
Trang 362 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện
2.1 Thực trạng các ngành và lĩnh vực kinh tế
2.1.1 Quy mô, nhịp độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Biểu đồ 2: Tỷ trọng giá trị các ngành kinh tế trong tổng giá trị sản xuất 1
Các ngành phát triển kinh tế ở mức thấp, tổng giá trị sản xuất nhỏ, chưa tươngxứng với tiềm năng Tổng giá trị sản xuất năm 2005 là 81.400 triệu đồng Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư, tăng tỷ trọng CN-TTCN vàTM-DV Tỷ trọng các ngành nông - lâm - thủy sản, TM-DV, CN - TTCN trong tổnggiá trị sản xuất năm 2008 tương ứng là 40,68%, 33,72% và 25,6% Tổng sản lượnglương thực năm 2008 đạt 9.483,71 tấn, tăng 20,32% so với năm 2007 và tăng 28,1% sovới năm 2005 TNBQ đầu người đạt 3,6 triệu đồng/người/năm, chỉ đạt 72% so với kếhoạch đặt ra, tăng 14,28% so với năm 2007
2.1.2 Sản xuất nông nghiệp
Trong những năm qua nông nghiệp có bước phát triển khá ổn định góp phầnquan trọng trong việc phát triển kinh tế của huyện cũng như giải quyết vấn đề lao động,việc làm và là ngành kinh tế chủ yếu đảm bảo cho đời sống đại bộ phận dân cư trên địa
1Báo cáo quy hoạch phát triển KTXH của huyện Minh Hoá đến năm 2015,2020
Trang 37bàn huyện Tuy nhiên với đặc trưng là huyện miền núi có một số đặc điểm về vị trí địa
lý, khí hậu và xã hội không thuận lợi nên việc sản xuất nông nghiệp của huyện còn gặpnhiều khó khăn Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản năm 2008 đạt 52,205 triệu đồng( giá CĐ năm 1994 ), tăng 11,26% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 40,68% trong tổnggiá trị sản xuất
2.1.3 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Nhìn chung CN-TTCN trên địa bàn huyện đang ở mức sơ khai, tuy có địnhhướng thị trường nhưng chủ yếu mang tính tự phát mà không có định hướng cụ thể,thiếu tính bền vững Hiện trên địa bàn huyện có 454 cơ sở sản xuất, 03 công ty TNHH
và 2 hợp tác xã sử dụng 759 lao động Hầu hết các cơ sở sản xuất ở quy mô hộ kinhdoanh cá thể, sản phẩm làm ra chủ yếu bằng thủ công hoặc các công nghệ lạc hậu, chủcác cơ sở còn hạn chế nhiều về các kỹ năng thị trường, tổ chức điều hành sản xuất, dovậy sản phẩm chưa có tính cạnh tranh và chưa đáp ứng được nhu cầu nội huyện cũng
như chưa tạo được cơ hội thâm nhập thị trường bên ngoài
2.1.4 Thương mại, dịch vụ
Các hoạt động TM-DV được mở rộng, nhiều cơ sở kinh doanh mới được thànhlập, hệ thống chợ đưa vào sử dụng và phát huy có hiệu quả Đặc biệt Trung tâm thươngmại cửa khẩu quốc tế Cha Lo đi vào hoạt động là đầu mối quan trọng cho việc giao lưuhàng hóa với các nước bạn Lào, Thái Lan
Dịch vụ tài chính, ngân hàng: hai ngân hàng chủ đạo trên địa bàn là Ngân hàngChính sách xã hội và Ngân hàng NN&PT nông thôn trong những năm gần đây đã bámsát các mục tiêu phát triển KTXH của huyện để đầu tư vốn, giúp dân xây dựng các môhình phát triển chăn nuôi, trồng trọt và mở rộng dịch vụ, tạo việc làm cho người laođộng Tuy vậy, hiệu quả sử dụng vốn vay của các đối tượng vay vốn còn thấp, tỷ lệ nợquá hạn có chiều hướng gia tăng
2.1.5 Hệ thống kết cấu hạ tầng
Giao thông: Trên địa bàn huyện có tuyến đường Xuyên Á chiều dài 80 km;
tuyến đường Hồ Chí Minh chiều dài 60 km đi qua huyện, đây là các tuyến đường huyết
Trang 38mạch của huyện, là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương phát triển kinh tế Hệthống giao thông nông thôn toàn huyện có 120 km, đến nay mới bê tông hoá được hơn
40 km, còn lại là đường đất
Thủy lợi: Hệ thống thuỷ lợi đến nay đã có 37 công trình đập thuỷ lợi và
36.151m kênh mương tưới tiêu cho 503,5 ha ruộng, đã bê tông hoá được 25.013m kênhmương, các hồ đập được xây dựng kiên cố Nhưng phần lớn các hồ đập đã xây dựng từlâu nên đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tướitiêu phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của nhân dân
Nguồn nước cung cấp cho sản xuất còn thiếu, các công trình thuỷ lợi nhỏ, chủyếu là các đập, hồ chứa lượng nước phụ thuộc vào lượng mưa trong năm Hệ thốngkênh mương chưa đáp ứng được yêu cầu, phần lớn là mương đất nên không đảm bảonước tưới vào mùa khô Nhiều CT, dự án đã đầu tư xây dựng đáp ứng một phần nướcsinh hoạt phục vụ đời sống nhân dân Nhưng do công tác bảo vệ không tốt nên nhiềucông trình nước tự chảy không phát huy được hiệu quả
Hệ thống lưới điện: Mạng lưới điện quốc gia đã được kéo về tất cả các xã
nhưng số hộ được dùng điện sinh hoạt mới đạt 89%, còn khoảng 12% số hộ đến nayvẫn chưa được dùng điện sinh hoạt, do ở quá xa đường dây hạ thế, chưa có điều kiện
để kéo điện, tập trung vào các bản của 2 xã Dân Hoá và Trọng Hoá
Bưu chính viễn thông: Được phát triển rộng, đến nay đã có 16/16 xã, thị trấn
có điểm bưu điện văn hoá xã, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc củanhân dân
Truyền thanh - truyền hình: hiện đã có 93% số hộ trên toàn huyện xem được
các truyền hình Các chương trình phát thanh, truyền hình từng bước được nâng cấp,tăng thời lượng phát sóng, chất lượng bài viết cho công tác tuyên truyền đã được chútrọng đáng kể
Trang 392.2 Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội
2.2.1 Giáo dục đào tạo
Tất cả các xã, thị trấn trên toàn huyện đã có trường tiểu học và trường mẫugiáo, phần lớn đã được xây dựng kiên cố đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học Tuy vậy,
số lượng lớp học vẫn chưa đủ ở một số xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng dân tộcthiểu số còn một số lớp học tạm bợ bằng tranh, tre, nứa, lá Mạng lưới trường lớp ở cácngành học, cấp học được mở rộng và phát triển cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tậpcủa nhân dân; xóa được xã trắng về giáo dục mầm non, tiểu học; chất lượng học tậphàng năm đều tăng Đã có sự điều chỉnh, sắp xếp mạng lưới trường, lớp giáo dục tiểuhọc và THCS tương đối hợp lý Hiện trên địa bàn huyện có 1 trường THPT và 2 trườngTHCS và THPT Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm, đến naymới chỉ có 2 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia Tại nhiều thôn, bản cơ sở vậtchất của đa số các trường học còn nhiều thiếu thốn Mạng lưới trường, lớp của cấp họcmầm non phát triển chưa đồng bộ Hầu hết nhà công vụ cho giáo viên đều tạm bợ
2.2.2 Y tế - Dân số - Gia đình và trẻ em
Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều tiến bộ Mạng lưới Y tế từng bướcđầu tư xây dựng, CSHT phục vụ cho việc khám chữa bệnh ngày càng được quan tâmhơn Đến nay huyện đã có một bệnh viện đa khoa, một phòng khám khu vực trực thuộcbệnh viện đa khoa huyện, 15 trạm y tế xã được xây dựng kiên cố, nhưng chỉ có 4/16 xãđạt chuẩn quốc gia về y tế
2.2.3 Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao
Trong những năm gần đây, đời sống văn hoá ở cơ sở ngày càng được cải thiện,nâng cao rõ rệt Các thiết chế văn hoá và cơ sở vật chất như: nhà văn hoá, thư viện,phòng đọc sách, báo, hệ thống loa truyền thanh, sân bãi tập luyện thể dục thể thao vàcác cơ sở vật chất khác cũng được quan tâm xây dựng Có 13/16 xã, thị trấn xây dựngthiết chế văn hoá đồng bộ như sân chơi, bãi tập, công trình TDTT, dụng cụ tập luyệnthi đấu ở các xã, thị trấn bước đầu đã quy hoạch và đầu tư xây dựng Các cấp chínhquyền đã quan tâm chú trọng tới việc giành quỹ đất về lĩnh vực hoạt động TDTT Đến
Trang 40nay có 16/16 xã, thị trấn đã quy hoạch đất giành cho các hoạt động TDTT theo Chỉ thị274/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2.2.4 Thực trạng các đồng bào dân tộc thiểu số
Ngoài 80% đồng bào mang dân tộc kinh thuộc nhóm người Nguồn có tiếng nói
và phong tục tập quán riêng, tính đến tháng 6/2008 có 1.821 hộ đồng bào dân tộc thiểu
số với tổng số nhân khẩu là 9.059 (chiếm 19,2% tổng dân số toàn huyện), hiện đangsinh sống ở 12 xã và thi trấn Người dân tộc thiểu số ở huyện Minh Hoá thuộc 3 nhómdân tộc: Bru-Vân Kiều, Chứt, dân tộc khác và bao gồm 10 tộc người Các xã vùng caothuộc tuyến biên giới: Dân Hoá, Trọng Hoá, Thượng Hoá và Hoá Sơn là nơi tập trungđồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống rải rác ở 43 bản với 1.540 hộ , 7.954 nhân khẩuchiếm 87,8% người dân tộc trên toàn huyện Số người trong độ tuổi lao động có 4.076người chiếm 45% dân số toàn vùng Toàn vùng 4 xã biên giới có diện tích tự nhiên là88.995 ha chiếm 63,1% tổng diện tích toàn huyện
Huyện có 01 trường dân tộc nội trú, 4 xã vùng dân tộc thiểu số tập trung có cấphọc mầm non, cấp tiểu học, cấp THCS Tổng số học sinh là 2.275 em Cơ sở vật chấttrường lớp học ngày càng được cải thiện, hiện tại có 31 phòng học kiên cố, 26 phònghọc tạm Tuy nhiên một số bản vùng sâu, vùng xa vẫn chưa có điểm trường; các xã đều
có trạm y tế trong đó trạm y tế xã Dân Hoá được xây dựng theo tiêu chuẩn của ngànhquy định với 12 phòng chức năng còn lại 03 trạm y tế khác được xây 18 phòng cấp 4toàn bộ có 24 giường bệnh Trang thiết bị dụng cụ y tế còn thiếu thốn, trình độ chuyênmôn của đội ngũ cán bộ y tế còn nhiều hạn chế đặc biệt đội ngũ y tá tại các bản vùngsâu, vùng biên giới Toàn vùng lắp đặt 06 trạm phát lại, 03 trạm truyền thanh khôngdây, tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt khoảng 45% và phát thanh trên 60%
Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và UBMTTQ Việt Namcác cấp đã đặc biệt quan tâm giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số trên nhiều mặt và đã cóbước tiến bộ đáng kể, bộ mặt bản làng đã có nhiều đổi thay, nhất là hệ thống CSHTthiết yếu (điện, đường, trường, trạm) cơ bản đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt của đại
bộ phận đồng bào Tuy vậy vẫn chưa đủ sức tháo gở những khó khăn về đời sống vậtchất, tinh thần đang diễn ra hết sức gay gắt đối với đồng bào Tỷ lệ hộ nghèo đồng bàodân tộc thiểu số còn rất cao, chiếm 85%